1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NÔM BÌNH DÂN QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM CÓ NGUỒN GỐC TỪ VĂN HỌC DÂN GIAN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

128 2,4K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 268,13 KB

Nội dung

Trên cơ sở nghiên cứu năm tác phẩm thuộc nhóm truyện Nôm bình dân có nguồn gốc từtruyện cổ, chúng tôi mong muốn làm rõ bản chất thể loại của nhóm truyện này,đồng thời chỉ ra điểm giống v

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

- -BÙI THỊ TUYẾT MAI

ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NÔM BÌNH DÂN QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM CÓ NGUỒN GỐC

TỪ VĂN HỌC DÂN GIAN

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 60.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:

TS NGUYỄN THỊ NƯƠNG

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Bằng tấm lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn cô giáo

TS Nguyễn Thị Nương, người đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn em trong suốt

quá trình nghiên cứu khoa học và thực hiện đề tài

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Ngữ văn, thầy cô giáo tổ

bộ môn Văn học Việt Nam trung đại – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tận tìnhgiảng dạy cho em nguồn tri thức quý giá trong suốt quá trình học tập và nghiên cứutại trường Xin chân thành cảm ơn phòng sau Đại học, Thư viện trường, Thư việnKhoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ và cungcấp tài liệu cho em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Em xin gửi lời tri ân tới gia đình, người thân và bạn bè đã luôn khích lệ,động viên, giúp đỡ em trong thời gian học tập và thực hiện luận văn này

Hà Nội, tháng 6 năm 2015.

Học viên

Bùi Thị Tuyết Mai

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

4 Mục đích nghiên cứu 10

5 Phương pháp nghiên cứu 10

6 Đóng góp của luận văn 11

7 Cấu trúc luận văn 11

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT MỐI QUAN HỆ GIỮA TRUYỆN NÔM 12

BÌNH DÂN VÀ VĂN HỌC DÂN GIAN 12

1.1 Khái quát về thể loại truyện Nôm 12

1.1.1 Khái niệm truyện Nôm 12

1.1.2 Vấn đề phân loại truyện Nôm 12

1.2 Truyện Nôm bình dân 13

1.2.1 Tìm hiểu khái niệm 13

1.2.2 Đặc điểm cơ bản của truyện Nôm bình dân 14

1.2.2.1 Đặc điểm nội dung 14

1.2.2.2 Đặc điểm nghệ thuật 15

1.3 Giới thiệu một số quan niệm về mối quan hệ giữa truyện Nôm bình dân và văn học dân gian 16

1.4 Giới thiệu tình hình văn bản và tóm tắt cốt truyện 5 tác phẩm: chàng Chuối, Thạch Sanh, Tấm Cám, Từ Thức, Tống Trân – Cúc Hoa 19

1.4.1 Chàng Chuối 19

1.4.2 Thạch Sanh 21

1.4.3 Tấm Cám 23

1.4.4 Từ Thức 24

1.4.5 Tống Trân – Cúc Hoa 25

Tiểu kết 27

CHƯƠNG 2: TRUYỆN NÔM BÌNH DÂN IN ĐẬM DẤU ẤN CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN 29

Trang 4

2.1 Dấu ấn dân gian trong truyện Nôm bình dân nhìn từ phương diện nội dung .30

2.1.1 Tình yêu – Hôn nhân – Quyền sống của con người 30

2.1.2 Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên 35

2.1.3 Mối quan hệ giữa con người và con người 39

2.1.4 Mối quan hệ giữa con người và văn hóa 42

2.2 Dấu ấn dân gian trong truyện Nôm bình dân nhìn từ phương diện nghệ thuật.45 2.2.1 Bảo lưu mô hình kết cấu cốt truyện truyện cổ 45

2.2.1.1 Kết cấu theo trình tự thời gian 45

2.2.1.2 Kết thúc có hậu 46

2.2.2 Sử dụng motip của văn học dân gian 47

2.2.3 Sử dụng yếu tố thần kì – yếu tố ngẫu nhiên 49

2.2.4 Bảo lưu hệ thống nhân vật 51

2.2.5 Thể loại và ngôn ngữ 54

2.2.5.1 Thơ lục bát – thể thơ dân tộc 54

2.2.5.2 Sử dụng ngôn ngữ bình dân 58

Tiểu kết 61

CHƯƠNG 3: TRUYỆN NÔM BÌNH DÂN MANG ĐẶC ĐIỂM VĂN HỌC VIẾT 63 3.1 Đặc điểm văn học viết của truyện Nôm bình dân nhìn từ phương diện nội dung 63

3.1.1 Mở rộng phạm vi phản ánh hiện thực 63

3.1.2 Đổi mới quan niệm sáng tác văn học 68

3.1.3 Đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người 70

3.2 Đặc điểm văn học viết của truyện Nôm bình dân nhìn từ phương diện nghệ thuật 73

3.2.1 Phát triển cốt truyện 73

3.2.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật 77

3.2.2.1 Miêu tả ngoại hình 77

3.2.2.2 Miêu tả hành động 79

3.2.2.3 Miêu tả ngôn ngữ 80

3.2.2.4 Miêu tả diễn biến nội tâm 85

3.2.3 Thể loại và ngôn ngữ 89

3.2.3.1 Bổ sung và góp phần hoàn thiện thể thơ lục bát 89

Trang 5

3.2.3.2 Sử dụng ngôn ngữ bác học 93

3.2.4 Yếu tố phi cốt truyện 96

3.2.4.1 Lời giới thiệu, bàn luận của nhân vật khác 96

3.2.4.2 Lời giới thiệu, bàn luận của nhân vật người kể chuyện 98

Tiểu kết 100

KẾT LUẬN 101

TÀI LIỆU THAM KHẢO 104 PHỤ LỤC

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết là vấn đề lớn của nềnvăn học dân tộc Trước bối cảnh hội nhập và phát triển mạnh mẽ của xã hội hiện đạingày nay, tìm về cội nguồn văn hóa dân gian, giá trị truyền thống dân tộc để hiểuhơn những giá trị hiện tại là xu thế đáng được quan tâm Là một lĩnh vực đặc biệtcủa văn hóa, văn học viết trực tiếp kế thừa và phát triển trên cơ sở những thành tựucủa văn học dân gian Văn học dân gian là cái nôi thơ ca của nền văn học dân tộc sơkhai, là ngọn nguồn của văn học nghệ thuật ngôn từ, nuôi dưỡng nền văn học viếtngay từ khi mới hình thành Những ngày đầu tiên mới ra đời, văn học viết đượcngười mẹ văn học dân gian nâng đỡ những bước đi đầu tiên Sau này, khi đã trưởngthành và có bước phát triển mới những đứa con văn học vẫn mang trong mình dángdấp và hơi thở của mẹ Nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn họcviết cung cấp cho chúng ta cơ sở khoa học cần thiết khi nghiên cứu văn học, đồngthời tôn vinh những giá trị bền vững của văn học truyền thống trong xã hội hiện đại

1.2 Là một thể loại văn học viết – Truyện Nôm có vị trí quan trọng góp phầnlàm nên giá trị của văn học Việt Nam nói chung và văn học trung đại nói riêng Cólịch sử tồn tại trong khoảng bốn thế kỉ và đạt thành tựu rực rỡ nhất ở thế kỉ XVIII,

từ khi hình thành đến khi tạm biệt văn đàn truyện Nôm đã hoàn thành sứ mệnh lịch

sử của mình Chứng kiến một thời đại xã hội phong kiến Việt Nam suy vi, suy tàn,sụp đổ truyện Nôm phản ánh trọn vẹn tâm tư tình cảm của nhân dân Đó là nhữngước mơ và khát vọng đầy tính nhân văn về cuộc đời và số phận con người Ra đờitrong bối cảnh thời đại như vậy, truyện Nôm được đánh giá là đứa con được cả hai

bà mẹ văn học dân gian và văn học viết nuôi dưỡng Nghiên cứu truyện Nôm chính

là nghiên cứu một minh chứng tiêu biểu cho mối quan hệ giữa văn học dân gian vàvăn học viết Việt Nam

Cùng với truyện Nôm bác học, truyện Nôm bình dân làm giàu thêm di sảnvăn hóa tinh thần của người Việt Truyện Nôm bình dân được đánh giá là bộ phậnvăn học quan trọng có mối quan hệ hữu cơ với văn học dân gian Những tác phẩmthuộc nhóm truyện này rất gần với truyện cổ dân gian, được đánh giá là chiếc cầunối cho sự phát triển, trưởng thành từ văn học dân gian đến văn học viết Một mặt

Trang 7

kế thừa và phát huy những giá trị văn học dân gian trên nhiều phương diện, mặtkhác nhóm truyện này khẳng định vị trí không thể xóa bỏ trên tiến trình phát triểncủa nền văn học viết dân tộc Nghiên cứu nhóm truyện Nôm bình dân có nội dungcốt truyện từ văn học dân gian, chỉ ra những đặc điểm về bản chất thể loại truyệnNôm là việc chúng ta nên làm Với dụng ý lựa chọn đối tượng nghiên cứu là các tácphẩm truyện Nôm bình dân có nguồn gốc cốt truyện từ truyện cổ dân gian, chúngtôi mong muốn đóng góp một tiếng nói vào vấn đề hiện nay vẫn còn nhiều tranhluận, đó là: Truyện Nôm bình dân có phải là văn học dân gian hay không? Hay nó làchiếc cầu nối giữa văn học dân gian và văn học viết?

1.3 Các truyện cổ dân gian : Thạch Sanh, Tấm Cám, Sơn Tinh – Thủy Tinh,

Từ Thức, Dã sử quan trạng Gầu là những tác phẩm hết sức quen thuộc với bạn đọc.

Với kết cấu ngắn gọn, đơn giản, ngôn ngữ văn xuôi rành mạch, nội dung truyệnxoay quanh những vấn đề cơ bản của cuộc sống, các tác phẩm văn học dân gian dễ

nhớ, dễ thuộc Đến thể loại truyện Nôm, kế thừa nội dung cốt truyện từ các tác

phẩm truyện cổ đã cho ra đời những tác phẩm mang hơi thở mới Bảo lưu nội dung

cốt truyện cũ, vẫn là những cái tên quen thuộc: Thạch Sanh, Tấm Cám, Từ Thức hay

có biến đổi đôi chút các thành tố trong cách gọi tên như: chàng Chuối, Tống Trân – Cúc Hoa… nhưng ý thức làm truyện của các tác giả văn học viết trong các tác phẩm

truyện Nôm đã hình thành, ở một số tác phẩm đã biểu hiện rõ nét Trên hai phươngdiện nội dung và nghệ thuật, nghệ sĩ trung đại thể hiện những vượt thoát quan trọng

từ thể loại truyện cổ của văn học dân gian sang truyện Nôm của văn học viết Trên

cơ sở nghiên cứu năm tác phẩm thuộc nhóm truyện Nôm bình dân có nguồn gốc từtruyện cổ, chúng tôi mong muốn làm rõ bản chất thể loại của nhóm truyện này,đồng thời chỉ ra điểm giống và khác nhau cơ bản mang tính chất giao thời giữa vănhọc dân gian và văn học viết Đây là nhiệm vụ quan trọng góp phần tạo có sở khoahọc bền vững cho việc tìm hiểu những vấn đề của thể loại truyện Nôm mà hiện naycòn nhiều bỏ ngỏ

2 Lịch sử vấn đề

2.1 Khái quát lịch sử nghiên cứu truyện Nôm

Truyện Nôm là thể loại văn học lớn nhận được nhiều sự quan tâm của giớinghiên cứu văn học Để có cái nhìn khái quát về lịch sử nghiên cứu thể loại trước khi

Trang 8

tập trung vào lịch sử nghiên cứu mối quan hệ giữa truyện Nôm bình dân và văn họcdân gian, chúng tôi sơ lược lịch sử nghiên cứu truyện Nôm, gồm ba giai đoạn sau:

Trước năm 1945, đánh giá truyện Nôm: “Truyện là tiểu thuyết bằng văn vần”, Dương Quảng Hàm viết Việt Nam văn học sử yếu (1941) Đây là một chuyên

luận khảo cứu văn học, lịch sử nước Nam có giá trị lớn đã đánh giá truyện Nôm vớivai trò là một thể loại tự sự viết bằng thể thơ lục bát dân tộc

Năm 1942, tiếp nối phương thức khảo cứu văn học và lịch sử của Dương Quảng

Hàm, Nguyễn Đổng Chi viết công trình Việt Nam cổ văn học sử Tác giả đã khái quát

đặc điểm của nhiều thể loại văn học trong đó có thể loại truyện Nôm và đưa ra nhiều

nhận xét về thể loại văn học này Đào Duy Anh trong Khảo luận về Kim – Vân – Kiều (1943) đã so sánh hai tác phẩm Kim Vân Kiều truyện và Truyện Kiều, chỉ ra sự sáng

tạo của tác giả Nguyễn Du và sự độc đáo của thể loại truyện Nôm

Sau năm 1945 đến 1954, truyện Nôm đón nhận sự quan tâm chú ý của nhiều

tác giả, các chuyên luận chủ yếu tập trung vào các tác phẩm truyện Nôm cụ thể, tiêu

biểu là chuyên luận Nguyễn Du và Truyện Kiều (1951) của Nguyễn Khoa Bách; Thử tìm ý nghĩa giá trị “Nhị Độ Mai” của Vân Tân Truyện Kiều (Nguyễn Du) -

đỉnh cao của thể loại truyện Nôm vẫn là đối tượng tập trung sự quan tâm tìm hiểunhiều nhất của các tác giả

Từ năm 1954 đến nay, truyện Nôm nhận được sự quan tâm nghiên cứu toàndiện về mặt lí luận, với hàng loạt các bài viết về các tác phẩm cụ thể và những côngtrình nghiên cứu chuyên sâu có chất lượng

Viết về các tác phẩm cụ thể có: Khảo luận về “Truyện Thạch Sanh”, của Hoa Bằng, tập san Nghiên cứu Văn Sử Địa, số 16 – 1956; Xung quanh cuốn “Nhị độ mai”, của Trương Chính, Tập san Nghiên cứu Văn Sử Địa, số 20 – 1956; “Phạm Tải – Ngọc Hoa”, một truyện Nôm khuyết danh có giá trị của Lê Hoài Nam, Nghiên cứu Văn học, số 8, 1960; Nguyễn Cảnh và “Truyện Phương Hoa”, của Ninh Viết Giao, Nghiên cứu Văn học, số 11 – 1961; Một nghi án văn học chung quanh

“Truyện Phan Trần”, của Tiên Đàm Nguyễn Tường Phượng, …

Viết về vấn đề chung có: Truyện Nôm khuyết danh, một hiện tượng đặc biệt của văn học Việt Nam, Bùi Văn Nguyên, Nghiên cứu Văn học, số 7 – 1960; Nhân vật phụ nữ qua một số truyện Nôm, Đặng Thanh Lê, Tạp chí Văn học, số 2+3- 1968;

Trang 9

Những vấn đề xã hội trong truyện Nôm bình dân, Nguyễn Lộc, Tạp chí Văn học, số

4 – 1969; Mối quan hệ giữa truyện Nôm và văn học dân gian, Vũ Tố Hảo, Tạp chí Văn học, số 4 – 1980;…

Các công trình văn học sử có phần viết về truyện Nôm của Lê Hoài Nam và

Lê Trí Viễn trong Lịch sử văn học Việt Nam, tập III (Hà Nội,1965), Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực (1977) của Lê Đình Kỵ Nguyễn Lộc trong Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX, tập II (Hà Nội, 1978), …Ngoài ra truyện

Nôm còn được viết trong các sách, giáo trình văn học dân gian như: của Đinh Gia

Khánh trong Văn học dân gian, tập I (Hà Nội, 1972), của Cao Huy Đỉnh trong Tìm hiểu tiến trình Văn học dân gian Việt Nam (Hà Nội, 1974), của Đỗ Bình Trị trong Nghiên cứu tiến trình lịch sử của Văn học dân gian Việt Nam (Hà Nội, 1978)…

Càng về sau số lượng công trình nghiên cứu truyện Nôm ngày càng dày đặc, đặcbiệt trong khoảng 40 năm trở lại đây, nhiều tác giả dành nhiều công sức khảo cứu

và nghiên cứu tác phẩm truyện Nôm như:

Đặng Thanh Lê với chuyên luận Truyện Kiều và thể loại truyện Nôm (1979), Kiều Thu Hoạch với hai chuyên luận Truyện Nôm nguồn gốc và bản chất thể loại (1992), Truyện Nôm bình dân của người Việt – Lịch sử hình thành và bản chất thể loại (1996); Trần Đình Sử khẳng định bản chất thể loại của truyện Nôm qua hai công trình Mấy vấn đề thi pháp văn học Việt Nam trung đại (1999) và Thi pháp Truyện Kiều (2003); Đinh Thị Khang có nhiều bài nghiên cứu trên tạp chí văn học như: Kết cấu truyện Nôm, Tạp chí văn học số 9, 2002; Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện Nôm, Tạp chí văn học dân gian số 8, 2003; Nguyễn Thị Nhàn có cách tiếp cận chuyên sâu về phương diện kết cấu cốt truyện trong cuốn Thi pháp cốt truyện – Truyện thơ Nôm và Truyện Kiều (2009)…

Như vậy, qua quá trình sơ lược lịch sử nghiên cứu truyện Nôm có thể thấytruyện Nôm được đề cập trong nhiều công trình nghiên cứu từ trước năm 1945 đếnnay Trong đó vấn đề bản chất thể loại, phân loại truyện Nôm, kết cấu cốt truyện…

là những vấn đề gây được sự quan tâm, chú ý nhiều nhất Bản chất thể loại củatruyện Nôm đặc biệt là nhóm truyện Nôm bình dân vẫn là vấn đề hiện nay cònnhiều tranh luận

Trang 10

2.2 Lịch sử nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học dân gian và truyện Nôm bình dân

Xoay quanh vấn đề bản chất thể loại nhóm truyện Nôm bình dân, mối quan

hệ giữa văn học dân gian và nhóm truyện này đến nay vẫn còn làm day dứt nhiềunhà nghiên cứu văn học Sau quá trình tìm hiểu và khái quát tài liệu nghiên cứu,chúng tôi nhận thấy những câu hỏi băn khoăn về vấn đề bản chất thể loại đến nayvẫn chưa có lời giải đáp thỏa đáng, rất nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra quan điểmcủa mình :

Bùi Văn Nguyên trong bài Truyện Nôm khuyết danh, một hiện tượng đặc biệt của văn học Việt Nam, tập san Nghiên cứu văn học, số 7 – 1960, sau khi khẳng

định truyện Nôm khuyết danh là một hiện tượng phổ biến trong văn học ở nước tacũng như nhiều nước lớn trên thế giới, tác giả nhận xét truyện Nôm khuyết danhchiếm một vị trí quan trọng, là một loại hình đặc biệt của văn học Việt Nam Nógồm những truyện bằng thơ ca, có tác dụng truyền miệng rất lớn Bùi Văn Nguyêncho rằng “nó gần với văn học dân gian, mà không phải là văn học dân gian”

Lê Hoài Nam trong Lịch sử văn học Việt Nam (1965) khi trình bày “Một số vấn đề chung của truyện Nôm khuyết danh” phát hiện ra tính tập thể, tính truyền

miệng trong quá trình sáng tác và lưu truyền loại truyện này Tác giả cho rằng chính

những tính chất đó “đã làm cho truyện Nôm gần các bộ phận khác của văn học truyền miệng” [47, 213] Tuy nhiên Lê Hoài Nam chưa có những khẳng định cụ thể

về bản chất thể loại của nhóm truyện Nôm bình dân

Năm 1972, Đinh Gia Khánh trong công trình “Văn học dân gian” đánh giá:

“Truyện Nôm nói chung là thể loại bắc cầu giữa văn học dân gian và văn học bác học Có những truyện gọi là truyện Nôm bình dân gần với văn học dân gian hơn.

Có những truyện thì ở vào khoảng trung gian Lại có nhiều truyện thì gần với văn học bác học hơn hoặc hoàn toàn có tính chất là tác phẩm văn học bác học Nhưng dầu là thuộc loại nào đi nữa thì truyện Nôm cũng không thể coi là thuộc văn học dân gian được.”[27, 272].

Năm 1974, Cao Huy Đỉnh trong Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam, đã nêu đặc điểm của thể loại truyện Nôm Ông cho rằng truyện Nôm “về cơ bản bảo lưu khuôn dạng của truyện cổ tích Bao gồm lai lịch nhân vật, những thử

Trang 11

thách ngày càng khó khăn, những phấn đấu chống lại thế lực tàn ác của thiên nhiên

xã hội, thắng lợi tất yếu, kết thúc có hậu Tuy nhiên truyện Nôm là một hiện tượng khác với cổ tích do có xu hướng tiểu thuyết hoá dân gian” [13, 23] Tác giả này

đánh giá truyện Nôm “là chiếc cầu nối giữa hai dòng dân gian và bác học trongnhững thế kỉ cận đại.”

Cùng ý kiến với Cao Huy Đỉnh, Đỗ Bình Trị trong công trình Nghiên cứu tiến trình lịch sử của văn học dân gian Việt Nam (1978) nêu quan điểm: “Truyện Nôm nói chung là sản phẩm tự nhiên nhất của sự gặp gỡ, của sự giao thoa của hai xu thế lịch

sử, hai quá trình cơ bản trong lịch sử phát triển của văn học Việt Nam – quá trình các nhà thơ tìm tòi con đường dân tộc hóa hình thức văn học và quá trình quần chúng nhân dân không ngừng tạo ra thứ văn riêng của mình và khi làm việc này họ đã không loại bỏ phương thức thu hút, chiếm lĩnh, cải tạo văn học viết.” [63, 123]

Nguyễn Lộc nhận định: “Có thể nói truyện Nôm bình dân là cái cầu nối liền văn học dân gian với truyện Nôm bác học” [39, 283] và cho rằng những sáng tác truyện Nôm trong“một chừng mực nào giống như cách sáng tác của truyện cổ tích.” [39, 283]

Năm 1979, trong Truyện Kiều và thể loại Truyện Nôm Đặng Thanh Lê cũng nêu quan điểm, coi truyện Nôm là thể loại tiểu thuyết cổ điển Việt Nam “Truyện Nôm thể hiện một loại truyện – tiểu thuyết quốc ngữ đối lập với quan niệm chính thống của nho gia là văn sĩ tải đạo [35, 12] Đặng Thanh Lê nghiêng hẳn về quan

điểm truyện Nôm thuộc văn học viết Tuy nhiên tác giả mới chỉ xem xét truyện

Nôm nói chung chứ chưa nhận xét riêng về truyện Nôm bình dân.

Vũ Tố Hảo trong Tạp chí văn học số 4, (1980) có bài viết: Mối quan hệ của truyện Nôm bình dân và văn học dân gian đã khẳng định một thực tế, hiện nay chưa

có một nhà nghiên cứu nào khẳng định dứt khoát truyện Nôm bình dân là văn họcdân gian Vũ Tố Hảo đã tiến hành so sánh các bình diện như : Tính truyền miệng,tính tập thể, tính dị bản, tính diễn xướng, nhận thấy rằng truyện Nôm bình dânmang đầy đủ tính chất văn học dân gian Vũ Tố Hảo có xu hướng đưa nó về với địahạt của văn học dân gian

Cùng quan điểm với Vũ Tố Hảo, trong công trình Truyện Nôm - lịch sử hình thành và bản chất thể loại (1993), Kiều Thu Hoạch cũng nhận thấy ở truyện Nôm

Trang 12

bình dân bản chất của sáng tác dân gian và đặt lại vấn đề: “Truyện Nôm bình dân

có đầy đủ phẩm chất của văn học dân gian như tính tập thể, tính truyện miệng mà truyện Nôm bình dân chưa phải là văn học dân gian?” [19, 51] Kiều Thu Hoạch cho rằng: “Truyện Nôm bình dân về căn bản vẫn là sáng tác Folklo chứ không phải

là sáng tác văn học theo những qui phạm điển nhã Truyện Nôm bình dân dẫu có sáng tạo cũng không nằm ngoài mấy biện pháp cải biên, chỉnh lí, hoặc lắp ghép các tình tiết, các môtip sẵn có trong kho tàng truyện cổ dân gian”.[19,195]

Trần Đình Sử trong công trình Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam (1999) đánh giá: “Thời trung đại là thời các quốc gia phương Đông như Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên hình thành toàn bộ di sản văn hóa thành văn của mình”… Văn học dân gian là nền tảng hình thành các thể loại tự sự lớn ở Trung Quốc, là cơ sở hình thành các tập văn xuôi chữ Hán trong văn học Việt Nam, các truyện Nôm và thơ ca của các tác giả” [56, 394]… Tác giả cho rằng truyện Nôm là

một hiện tượng khác với cổ tích do có xu hướng tiểu thuyết hóa truyện kể dân gian

chứ không phải“thực chất chỉ là truyện cổ tích diễn lại bằng thơ 6 – 8 mà thôi”.

“các môtip dân gian, yếu tố thần kì, kết thúc có hậu, kết thúc trùng điệp, cả những diễn đạt trong phong cách lời văn cũng có thể chỉ là phong cách dân gian của sáng tác hoặc phong cách tư duy của một thời đại Các dị bản khác nhau của một tác phẩm cũng chưa đủ để chứng minh rằng cội nguồn và bản chất dân gian của văn bản ấy, bởi qui luật sáng tác của văn học viết trung đại là cho phép người sao chép

tự do thêm bớt, sửa chữa, rút ngắn một tác phẩm đã có, làm cho người sao chép trở thành đồng tác giả của tác phẩm và dĩ nhiên tác phẩm có nhiều dị bản.” [56, 396]

Đinh Thị Khang, Nguyễn Thị Nhàn là hai tác giả có cùng quan điểm với TrầnĐình Sử và nghiên cứu sâu vào vấn đề kết cấu cốt truyện

Đinh Thị Khang nhận định kết cấu cốt truyện của truyện Nôm về cơ bản vẫn

có ba phần Gặp gỡ - Tai biến – Đoàn tụ, ở một số truyện Nôm có thêm phần giớithiệu nhân vật Truyện Nôm nói giống kết cấu truyện cổ tích có chăng là ở phần đầugiới thiệu lai lịch, song lời giới thiệu lai lịch nhân vật đâu chỉ có ở truyện cổ tích

Có thể bắt gặp những đoạn lời đó trong hàng loạt các tác phẩm khác trong văn học

trung đại (Lĩnh nam chích quái, Nam ông Mộng lục, Thánh Tông di thảo, Truyền kì

Trang 13

mạn lục, Truyền kì tân phả…) Bao gồm cả những tác phẩm ghi chép dân gian và

các tác phẩm mang tính chất sáng tác

Nguyễn Thị Nhàn trong Thi pháp cốt truyện truyện thơ Nôm và truyện Kiều

(2009) mặc dù chú trọng chương II, III phân loại kết cấu truyện Nôm, nhưng qua

chương I: “Tổng quan về truyện thơ Nôm” Nguyễn Thị Nhàn cũng chỉ rõ cơ sở phân loại truyện Nôm: “Đề tài và nguồn gốc cốt truyện truyện Nôm cũng khá phong phú, chúng khai thác từ các nguồn khác nhau: từ nguồn văn học dân gian, từ tiên thoại, phật thoại, từ văn học chữ Hán của Việt Nam, từ văn học Trung Hoa, từ hiện thực cuộc sống.”.[50, 51]

* Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu:

Về mối quan hệ giữa truyện Nôm bình dân và văn học dân gian các nhànghiên cứu chia thành ba quan điểm:

Quan điểm thứ nhất, các tác giả có xu hướng muốn đưa truyện Nôm bình dân

về địa hạt của văn học dân gian, tiêu biểu là ý kiến của Vũ Tố Hảo, Kiều Thu Hoạch…

Một quan điểm khác cho rằng truyện Nôm là một thể loại của văn học viết,tiêu biểu là ý kiến của Đặng Thanh Lê, Bùi Văn nguyên, Trần Đình Sử, Đinh ThịKhang, Nguyễn Thị Nhàn…

Quan điểm thứ ba là quan điểm trung gian, các tác giả cho rằng truyện Nôm

là chiếc cầu nối giữa văn học dân gian và văn học bác học tiêu biểu là ý kiến của LêHoài Nam, Cao Huy Đỉnh, Đỗ Bình Trị, Nguyễn Lộc, Đinh Gia Khánh…

Dù ý kiến của các tác giả chưa hoàn toàn thống nhất song về căn bản đều gặpnhau ở việc khẳng định các phương diện như: đề tài, chủ đề, cốt truyện của dângian, yếu tố thần kì, các môtip, tích cũ, ngôn ngữ, thể loại…sử dụng nhiều trongtruyện Nôm Với một dung lượng mới, các tác giả truyện Nôm sáng tạo lời đối thoạidài cho nhân vật, các yếu tố phi cốt truyện, phong phú về nội dung và hiện thựcphản ánh… Truyện Nôm nói chung và nhóm truyện Nôm bình dân nói riêng đãchứng tỏ được vai trò, vị trí của một thể loại văn học mới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu mà chúng tôi lựa chọn bao gồm các truyện Nôm:

+ Chàng Chuối truyện, Tam hữu tư thư cục – Hà Nội xuất bản.

Trang 14

+ Tấm Cám, Nhà in Vĩnh Thịnh, Hà Nội xuất bản.

+ Khảo luận truyện Thạch Sanh, Hoa Bằng (1957), Nxb Văn – Sử - Địa, Hà Nội + Từ Thức (1963), Nxb Văn học Hà Nội.

+ Tống Trân – Cúc Hoa, Quảng Thịnh Đường (1919), Viện sử học.

Chúng tôi sử dụng đồng thời một số bản dịch khác làm tài liệu tham khảo và

cuốn Kho tàng truyện Nôm khuyết danh (tập 1, 2) Bùi Văn Vượng và nhiều người khác

sưu tầm, tuyển chọn và khảo thích, Nxb Văn học Hà Nội để phân tích và đối chiếu

Chúng tôi lựa chọn đối tượng nghiên cứu dựa trên các tiêu chí sau:

Thứ nhất, năm tác phẩm đều thuộc nhóm truyện Nôm bình dân

Thứ hai, năm tác phẩm đều có nguồn gốc cốt truyện từ truyện cổ dân gian.Thứ ba, chúng tôi ưu tiên các tác phẩm có nguồn gốc cốt truyện từ văn học

dân gian được sử dụng giảng dạy trong nhà trường như : Thạch Sanh có nguồn gốc

từ truyện cổ tích Thạch Sanh, chàng Chuối phát triển từ truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh trong sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 6; Tấm cám có nguồn gốc từ truyện

cổ tích cùng tên trong chương trình Ngữ Văn lớp 10 Với ba tiêu chí cụ thể nhưtrên, chúng tôi lựa chọn ra những tác phẩm thuộc nhóm truyện gây nhiều tranh luận

nhất, gần nhất với văn học dân gian để làm đối tượng nghiên cứu đề tài: Đặc điểm nhóm truyện Nôm bình dân qua một số tác phẩm có nguồn gốc từ văn học dân gian.

là các văn bản truyện Nôm cụ thể, chúng tôi còn sử dụng các tác phẩm truyện cổdân gian là văn bản đối chiếu, so sánh, phục vụ cho việc nghiên cứu liên văn bản

Tìm hiểu và nghiên cứu bản chất thể loại nhóm truyện Nôm bình dân, chúngtôi mong muốn giúp người đọc có cái nhìn khái quát về diện mạo, quá trình hìnhthành và phát triển Luận văn sẽ khái quát thành các đơn vị tri thức phục vụ choquá trình học tập, nghiên cứu nhóm truyện Nôm bình dân nói riêng và thể loạitruyện Nôm nói chung

Trang 15

4 Mục đích nghiên cứu

Kế thừa kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả và kết quả thu được từ việc

thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp “Dấu ấn dân gian trong truyện thơ Nôm chàng Chuối (2013), chúng tôi mạnh dạn thực hiện đề tài luận văn Thạc sĩ : “Đặc điểm truyện Nôm bình dân qua một số các tác phẩm có nguồn gốc từ văn học dân gian”

với mong muốn:

Luận văn tiếp tục góp phần làm rõ bản chất thể loại của nhóm truyện Nômbình dân – phân tích được mối quan hệ giữa văn học dân gian và truyện Nôm bìnhdân, vấn đề mà hiện nay vẫn còn nhiều tranh luận

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện thành công luận văn, chúng tôi sử dụng những phương pháp sau:

5.1 Phương pháp phân tích, tổng hợp: Trên cơ sở lựa chọn năm truyện

Nôm bình dân, chúng tôi tiến hành phân tích các tác phẩm trên hai phượng diện nội

dung và nghệ thuật, làm rõ bản chất thể loại của nhóm truyện Nôm bình dân Sau

khi phân tích, chúng tôi tiến hành tống hợp kết quả để đánh giá và nhận xét cụ thểtrên từng phương diện

5.2 Phương pháp thống kê, phân loại: Chúng tôi sử dụng phương pháp

vào việc khảo sát, lập bảng thống kê các nội dung sau: Bảng thành ngữ, bảng điểntích, điển cố, bảng thống kê từ Hán việt, từ cổ và bảng Motip… Những bảng thống

kê giúp chúng tôi đánh giá từ cụ thể đến khái quát những đặc điểm của nhóm truyệnNôm bình dân, phân loại tác phẩm theo nội dung và trình độ nghệ thuật một cáchkhoa học

5.3 Phương pháp so sánh – đối chiếu: Chúng tôi so sánh, đối chiếu các tác

phẩm truyện Nôm bình dân với các tác phẩm truyện cổ dân gian để tìm ra nét tươngđồng trong sự kế thừa và đổi mới trong quá trình phát triển của thể loại văn họcsáng tác, lưu trữ bằng chữ viết

5.4 Phương pháp loại hình: Áp dụng những kiến thức lí luận về đặc trưng

thể loại, về nội dung đề tài, chủ đề các phương diện cốt truyện, nhân vật, ngônngữ…Chúng tôi chỉ ra dấu ấn văn học dân gian và những đặc điểm mới của văn họcthành văn trong các tác phẩm truyện Nôm bình dân

Trang 16

5.5 Phương pháp liên văn bản: Sử dụng văn bản truyện cổ thuộc văn học

dân gian là đối tượng đối chiếu so sánh trong quá trình phân tích các tác phẩmtruyện Nôm Đồng thời sử dụng những tri thức khoa học về nghiên cứu văn học dângian phục vụ quá trình phân tích, tìm hiểu thể loại truyện Nôm

6 Đóng góp của luận văn

Tiếp thu thành quả nghiên cứu của người đi trước, phát triển theo hướngnghiên cứu tác phẩm cụ thể, kết hợp kết quả nghiên cứu thu được từ khóa luận tốtnghiệp, chúng tôi mong muốn đề tài này sẽ góp phần làm rõ bản chất thể loại củanhóm truyện Nôm bình dân Luận văn hoàn thiện sẽ có những đóng góp cụ thể sau:

Thứ nhất, làm rõ dấu ấn dân gian trong sáng tác thuộc nhóm truyện Nôm

bình dân qua năm tác phẩm cụ thể: Chàng Chuối, Thạch Sanh, Tấm Cám, Từ Thức, Tống Trân – Cúc Hoa trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật.

Thứ hai, chỉ ra đặc điểm văn học viết của nhóm truyện Nôm bình dân trênhai phương diện nội dung và nghệ thuật

Qua quá trình tìm hiểu, phân tích, đánh giá tác phẩm luận văn chỉ ra nhữngđặc điểm kế thừa văn học dân gian và những đặc điểm văn học viết của nhómtruyện Nôm bình dân Từ đó, luận văn góp phần làm rõ bản chất thể loại của truyệnNôm bình dân Chúng tôi hi vọng, luận văn sẽ là một tài liệu có ích, bổ sung tư liệucho việc tìm hiểu và nghiên cứu thể loại truyện Nôm, bản chất thể loại của nhómtruyện Nôm bình dân

7 Cấu trúc luận văn

Ngoài phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, cấu trúc luận văn gồm 3phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận

Phần nội dung triển khai thành ba chương:

Chương 1: Khái quát mối quan hệ giữa truyện Nôm bình dân và văn học dân gianChương 2: Truyện Nôm bình dân in đậm dấu ấn của văn học dân gian

Chương 3: Truyện Nôm bình dân mang đặc điểm văn học viết

Trang 17

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT MỐI QUAN HỆ GIỮA TRUYỆN NÔM

BÌNH DÂN VÀ VĂN HỌC DÂN GIAN 1.1 Khái quát về thể loại truyện Nôm

1.1.1 Khái niệm truyện Nôm

Thuật ngữ truyện Nôm lâu nay được giới nghiên cứu đưa ra khá nhiều cách

định danh Ngoài tên gọi ngắn gọn là truyện Nôm còn có cách gọi khác như: Truyện thơ Nôm, Truyện thơ, Truyện dài….tuy có khác nhau về số lượng thành tố trong tên gọi song các nhà nghiên cứu đều giữ lại truyện là thành tố chung Nghĩa là các tác giả nhấn

mạnh vào phương thức tự sự Dưới hình thức thơ ca, truyện Nôm được hiểu là tất cảnhững sáng tác tự sự trong văn học trung đại được viết chủ yếu bằng chữ Nôm

Truyện Nôm là loại hình tác phẩm tự sự, phản ánh cuộc sống xã hội thông qua sự trình bày, miêu tả có tính chất hoàn chỉnh vận mệnh, tính cách nhân vật bằng một cốt truyện với hệ thống biến cố, sự kiện.[47, 112]

Truyện Nôm là thể loại đặc biệt của văn học trung đại, được tạo nên nhờ sựkết hợp nhuần nhuyễn giữa văn học nói và văn học viết, giữa chất dân gian và chấtbác học Trải qua nhiều thế kỉ, đến nay truyện Nôm vẫn không ngừng khẳng địnhđược vị thế của mình trên dòng chảy văn học trung đại nói riêng và bản đồ văn họcdân tộc Việt Nam nói chung Truyện Nôm trở thành đối tượng khảo sát, tìm hiểucủa hàng trăm công trình nghiên cứu Các nhà nghiên cứu quan tâm và đánh giátruyện Nôm là hiện tượng văn học khá phức tạp từ quá trình hình thành, phát triểnđến phương thức lưu hành và đặc biệt là vấn đề bản chất thể loại

1.1.2 Vấn đề phân loại truyện Nôm

Hiện nay, phân loại truyện Nôm dựa trên nhiều tiêu chí, căn cứ vào thực tếnghiên cứu, chúng tôi nhận thấy có hai cách phân loại cơ bản sau :

Thứ nhất, dựa vào tiêu chí có tên hoặc không có tên tác giả ghi trên văn bản,

truyện Nôm chia thành hai loại: truyện Nôm hữu danh và truyện Nôm khuyết danh

(truyện Nôm vô danh) Thuật ngữ này được sử dụng nhiều trong những năm của thậpniên 60, chủ yếu ở giai đoạn nghiên cứu ban đầu, tiêu biểu cho cách phân loại này là: BùiVăn Nguyên, Lê Hoài Nam….Cách phân loại này có ưu điểm phân chia truyện Nômthành hai nhóm truyện phù hợp với đặc điểm tồn tại của văn bản trong thực tiễn Tuy

nhiên, nó có hạn chế nhất định Cách phân chia khuyết danh và hữu danh nghiêng về

Trang 18

hình thức thuần túy mang tính võ đoán, thiếu chính xác, ý nghĩa khoa học chưa thực sự

rõ ràng Nhiều tác phẩm từng được coi là khuyết danh như: Quan Âm Thị Kính, Phương Hoa…đã tìm được tác giả sau một thời gian hoặc có khả năng dự đoán về tác giả.

Thứ hai, căn cứ vào số lượng tác phẩm đã được phiên âm giới thiệu và trình

độ nội dung, nghệ thuật trong từng tác phẩm, các tác giả có khuynh hướng phân loại

truyện Nôm thành hai nhóm: truyện Nôm bình dân và truyện Nôm bác học Một

nhóm có tính chất quần chúng nhiều hơn, một nhóm lại gần với văn học bác họchơn Các tác giả đồng tình với cách phân loại này gồm: Dương Quảng Hàm,Nguyễn Lộc, Trần Đình Sử, Cao Huy Đỉnh, Kiều Thu Hoạch…Ngoài ra còn cócách phân loại cụ thể hơn, lấy tiêu chí là nguồn gốc đề tài chia thành các nhóm

truyện có nguồn gốc: Từ nguồn văn học dân gian; từ tiên thoại, phật thoại; từ văn

học chữ Hán của Việt Nam; từ văn học Trung Hoa; từ hiện thực cuộc sống

Như vậy, vấn đề phân loại truyện Nôm hiện nay vẫn chưa có một kết luận

cuối cùng Việc phân chia thành truyện Nôm khuyết danh, truyện Nôm hữu danh

hay truyện Nôm bình dân và truyện Nôm bác học cũng chỉ mang tính chất tươngđối Cả hai cách phân loại đều có những ưu điểm và hạn chế riêng, do vậy khôngnên tuyệt đối hóa một cách phân loại nào

1.2 Truyện Nôm bình dân

1.2.1 Tìm hiểu khái niệm

Đỗ Đức Hiểu trong Lược thảo văn học sử Việt Nam (1957), Bùi văn Nguyên trong “Truyện Nôm khuyết danh một hiện tượng đặc biệt” (Số 7,1960) chủ yếu sử

dụng thuật ngữ truyện Nôm khuyết danh và hữu danh để phân biệt hai nhóm truyệnNôm Tuy nhiên, sau đó Lê Hoài Nam đã sử dụng tiêu chí “tính quần chúng” đểphân biệt thành hai nhóm “truyện có tính chất quần chúng nhiều” và “truyện có tínhchất quần chúng ít”

Thuật ngữ truyện Nôm bình dân được sử dụng sớm nhất có lẽ từ Dương Quảng

Hàm, trong sách Việt Nam văn học sử yếu (1941) Ông đã đưa ra đánh giá coi truyện Nôm là tiểu thuyết viết bằng văn vần Các truyện Nôm của ta viết theo hai thể: 1 Lục bát, 2 Biến thể lục bát Ông cho rằng thể lục bát biến thể thường được dùng để viết các truyện có tính chất bình dân như Quan Thế Âm, Phạm Công – Cúc Hoa, Lý công… Tuy nhiên tác giả chưa có những kiến giải cặn kẽ cho thuật ngữ này.

Trang 19

Trong giáo trình “Văn học dân gian” (1972), Đinh Gia Khánh viết: “Truyện Nôm nói chung là loại tác phẩm bắc cầu giữa văn học dân gian và văn học bác học Có những truyện gọi là truyện Nôm bình dân thì gần gũi với văn học dân gian hơn Có những truyện thì vào khoảng trung gian [29, 272].

Nguyễn Lộc trong công trình “Văn học Việt nam nửa cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX” (1978) đã sử dụng thuật ngữ truyện Nôm bình dân như một thuật ngữ khoa học chính thống Ông viết: “Thực tế kho tàng truyện Nôm của ta tồn tại song song hai loại truyện cần được nghiên cứu như hai chủng loại của một thể thống nhất Một loại là truyện Nôm kiểu Phạm Tải - Ngọc Hoa, Tống Trân – Cúc Hoa, Phương Hoa, Lý Công, Hoàng Trừu…Một loại là những truyện Nôm kiểu Truyện Kiều, Hoa Tiên, Sơ Kính Tân Trang, Phan Trần, Nhị Độ Mai, Truyện Tây Sương…loại trước có thể gọi là truyện Nôm bình dân, loại dưới có thể gọi là truyện Nôm bác học.”

Truyện Nôm bình dân là những truyện hầu hết khuyết danh và thường viết dựa theo truyện cổ dân gian, viết bằng thơ lục bát Tác giả của nó là những tri thức bình dân, tư tưởng gần gũi với nhân dân.”[14, 372]

1.2.2 Đặc điểm cơ bản của truyện Nôm bình dân

1.2.2.1 Đặc điểm nội dung

Truyện Nôm bình dân có nội dung phong phú, đa dạng xoay quanh số phậncon người trong cuộc sống

Chủ đề tình yêu, hôn nhân và quyền sống hạnh phúc của con người chiếm tỉ

lệ cao trong truyện Nôm bình dân Khát vọng hạnh phúc lứa đôi và sự thắng lợi củatình yêu tự do vượt ra khỏi khuôn khổ đạo đức chính thống Khát vọng công límạnh mẽ thúc đẩy quá trình đấu tranh bảo vệ hạnh phúc, bảo vệ phẩm chất, giá trịcon người…Truyện Nôm bình dân quan tâm lí giải số phận nhân vật Những chàngtrai, cô gái tự do gặp gỡ, trải qua nhiều trở ngại, luôn được các lực lượng trung giangiúp đỡ, cuối cùng được hưởng cuộc sống hạnh phúc Truyện Nôm bình dân thểhiện ước mơ về quyền sống của con người, đó là giá trị nhân văn cao cả mà thể loại

tự sự bằng thơ đem lại

Hiện thực xã hội trong truyện Nôm phức tạp hơn so với các thể loại văn họcdân gian Con người truyện Nôm đứng trước nhiều vấn đề xã hội liên quan trực tiếp

Trang 20

đến quyền sống Đặc biệt giai đoạn thế kỉ XVIII- nửa đấu thế kỉ XIX, khi phongtrào đấu tranh giai cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra sôi nổi mạnh mẽ, tưtưởng nhân văn phát triển đã tác động trực tiếp đến quan điểm thẩm mĩ của nhữngtác giả truyện Nôm Điều này đã đem đến một nét mới trong khuynh hướng nhậnthức về vấn đề con người, xã hội và cuộc sống Nhân vật trong truyện Nôm có khátvọng được giải phóng mạnh mẽ Ảnh hưởng quan niệm truyền thống của nhân dân,độc giả truyện Nôm bình dân luôn đón nhận từ thể loại này một kết thúc có hậu.

Trên hành trình đi tìm lời giải về mối quan hệ giữa truyện Nôm bình dân vàvăn học dân gian, các tác phẩm trở nên “quen” mà “ lạ” “Quen” bởi ta đã từng gặp

nó trong thể loại truyện cổ dân gian, “lạ” bởi khả năng sáng tạo đem đến một sứcsống mới, một hơi thở mới cho thể loại Truyện Nôm bình dân in đậm dấu ấn củadân gian là điều không thể phủ nhận, giống như người con giống cha mẹ sinh thành

ra mình, đồng thời nó thể hiện những đặc điểm mới của văn học viết, nét tiến bộtích cực của thể loại tự sự bằng thơ

Nhân vật trong truyện Nôm bình dân là kiểu nhân vật loại hình Hệ thốngnhân vật khá phong phú bao gồm: nhân vật chính diện, nhân vật phản diện, nhân vậttrung gian Nhân vật trong truyện Nôm bình dân là nhân vật được xây dựng theokhuôn mẫu định sẵn Nhân vật chú trọng miêu tả hành động, bộc lộ, hoàn thiện tínhcách qua ngôn ngữ và ở một số tác phẩm bắt đầu chú ý miêu tả thế giới nội tâmnhân vật

Về ngôn ngữ, sự ra đời của truyện Nôm gắn liền với hình thức diễn Nôm,diễn ca Thể thơ lục bát được lựa chọn là phương tiện diễn đạt chính Truyện Nômbình dân góp phần bổ sung và hoàn thiện chức năng của thể thơ lục bát, ngôn ngữ

Trang 21

phong phú có sự kết hợp giữa phong cách bình dân và phong cách bác học.

Truyện Nôm bình dân gần gũi với quần chúng nhân dân, là hiện tượng vănhọc đặc biệt có ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần của nhân dân nhiều thế kỉ.Vìvậy, nhóm truyện này đến nay vẫn luôn là đối tượng hấp dẫn của nhiều công trìnhnghiên cứu

1.3 Giới thiệu một số quan niệm về mối quan hệ giữa truyện Nôm bình dân và văn học dân gian

Truyện Nôm bình dân và văn học dân gian có mối quan hệ gắn bó, mật thiết.Văn học dân gian cung cấp cho truyện Nôm bình dân nguồn đề tài, chủ đề phongphú, cung cấp phương tiện, cách thức diễn đạt Văn học dân gian có ảnh hưởng lớn

tới sự hình thành và phát triển của thể loại truyện Nôm Kế thừa và phát huy những

thế mạnh của văn học dân gian, truyện Nôm bình dân ngày càng hoàn chỉnh nộidung và nghệ thuật Truyện Nôm bình dân in đậm dấu ấn dân gian, có thể lí giải đặcđiểm này với những lí do sau:

Thứ nhất, mối quan hệ giữa truyện Nôm bình dân và văn học dân gian nằmtrong mối quan hệ tổng thể giữa văn học dân gian và nhiều thể loại văn học viết củanền văn học trung đại Ngoài thể loại truyện Nôm các thể loại văn học như: ThơNôm Đường luật, Truyện truyền kì, Hát nói… cũng tiếp nhận ảnh hưởng của vănhóa, văn học dân gian Đây là mối quan hệ mang tính qui luật của văn học dân tộc

Thứ hai, mối quan hệ giữa truyện Nôm bình dân và văn học dân gian khẳngđịnh sự vận động tích cực, liên tục không đứt đoạn của các thể loại trong văn học trungđại Truyện Nôm nói chung và truyện Nôm bình dân nói riêng đánh dấu bước chuyểnmình quan trọng từ văn học dân gian truyền miệng sang nền văn học thành văn sángtác và lưu giữ bằng chữ viết Truyện Nôm là gạch nối giữa văn học dân gian và vănhọc viết Đánh giá đúng vai trò, vị trí và bản chất thể loại của truyện Nôm tạo điều kiệncho chúng ta nghiên cứu các tác phẩm theo định hướng khách quan, khoa học

Khi tiến hành nghiên cứu tác phẩm truyện Nôm bình dân cụ thể cần đặt nó trongmối tương quan với các thể loại văn học dân gian, đặc trưng của văn hóa dân gian.Cách soi chiếu này tạo ra hiệu quả nghiên cứu khách quan về Sự kế thừa và phát triểncủa thể loại truyện Nôm đánh dấu sự khác biệt về bản chất giữa sáng tác văn học đơnthuần để kể, để ngâm và văn học sáng tác còn để đọc, lưu hành bằng văn bản

Trang 22

Bàn về mối quan hệ giữa văn học dân gian và truyện Nôm bình dân, chúngtôi nhận thấy hiện nay có ba quan điểm chính Trong đó, có hai quan điểm mangtính tranh luận, còn một quan điểm còn lại mang tính chất trung gian, coi truyệnNôm là chiếc cầu nối giữa văn học dân gian và văn học viết.

Quan điểm thứ nhất, các tác giả cho rằng truyện Nôm bình dân mang đầy đủnhững đặc điểm của văn chương truyền miệng, là con đẻ của nhân dân lao động nêntrả nó về với địa hạt của văn học dân gian Tiểu biểu cho quan điểm này là: KiềuThu Hoạch, Vũ Tố Hảo…

Quan điểm thứ hai, các tác giả cho rằng cho rằng truyện Nôm bình dân làmột thể loại văn học viết, mang dấu ấn văn học dân gian do nó có nguồn gốc xuấtthân từ văn học dân gian Tiêu biểu cho quan điểm này là: Đặng Thanh Lê, Bùi VănNguyên, Trần Đình Sử, Đinh Thị khang, Nguyễn Thị Nhàn…

Đánh giá khái quát, chúng ta nhận thấy hai quan điểm này khác nhau, tuynhiên nó lại xuất phát trên cơ sở những đặc điểm chung về mặt thể loại TruyệnNôm nói chung và truyện Nôm bình dân nói nói riêng có nguồn gốc đề tài, chủ đề

đa dạng, phong phú Một trong những nguồn gốc quan trọng của thể loại này chính

là lấy đề tài, chủ đề từ văn học dân gian Do vậy, truyện Nôm bình dân in đậm dấu

ấn của văn học dân gian là điều tất yếu Tùy thuộc nội dung từng tác phẩm và khảnăng sáng tạo của tác giả mà đặc điểm văn học viết và dấu ấn dân gian ở mỗi tácphẩm có mức độ đậm nhạt khác nhau

Trong phạm vi một luận văn, chúng tôi không có tham vọng kiến giải hết tất

cả những quan điểm về mối quan hệ giữa truyện Nôm bình dân và văn học dân gian,

mà chỉ phân tích và kiến giải hai quan điểm tiêu biểu:

Quan điểm thứ nhất, coi truyện Nôm bình dân là văn học dân gian của Kiều

Thu Hoạch Kiều Thu Hoạch cho rằng truyện Nôm chủ yếu được tìm hiểu trong cáccông trình văn học sử Khuynh hướng chung chủ yếu của người viết văn học sử coitruyện Nôm là những tác phẩm văn học viết, đặt nó vào trong giai đoạn lịch sử nhấtđịnh để xem xét, đánh giá cùng với tác giả, tác phẩm thời kì đó Kiều Thu Hoạch cho

rằng, cách làm này là bỏ tất cả truyện Nôm vào trong cùng “một rọ”, việc chỉ xem

truyện Nôm như một đối tượng nghiên cứu văn học mà không coi nó là đối tượng củaFolkore học cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến những nhận định và nhữngluận điểm có phần thiếu khách quan, không đúng với bản chất thể loại

Trang 23

Kiều Thu Hoạch cho biết “Tình trạng đó tất yếu dẫn đến hệ quả lưỡng phân khá phức tạp, đó là chưa một tác giả nào thừa nhận truyện Nôm là sáng tác văn học dân gian, song cũng chưa tác giả nào phủ nhận những đặc điểm văn học dân gian của truyện Nôm” Kiều Thu Hoạch nhận định, văn học dân gian gồm hai bộ phận lớn:

“Văn học dân gian truyền miệng không ghi chép và bộ phận văn học dân gian được ghi chép lại thành văn bản Truyện Nôm thuộc bộ phận thứ hai” Truyện Nôm sáng tác

để kể chứ không phải để viết Tác giả đã đưa truyện Nôm bình dân sang hẳn địa hạt

của văn học dân gian, là đối tượng của Flklore học trong suốt quá trình nghiên cứu

Quan điểm thứ hai khác với quan điểm của Kiều Thu Hoạch, Trần Đình Sử

trong công trình “Thi pháp văn học trung đại” khẳng định truyện thơ Nôm là một

thể loại văn học viết Ông cho rằng so với truyện dân gian cần thấy rõ cái khác, cáimới của truyện Nôm chứ không nên chỉ nhìn thấy cái giống Theo Trần Đình Sửviệc chuyển truyện Nôm bình dân sang hẳn địa hạt của văn học dân gian như quan

điểm của Kiều Thu Hoạch còn là “vấn đề phải xem xét” Truyện Nôm là sản phẩm

sáng tạo kết hợp cốt truyện có sẵn và khả năng tự sự của thơ lục bát Nó sáng tác để

kể nhưng cũng để xem Có nhu cầu xem mới có nhu cầu khắc bán Ý thức văn họcviết thể hiện rõ qua từ ngữ trong tác phẩm Hơn nữa truyện thơ là một thể loại vănhọc mới, không đơn giản chỉ là đem truyện cổ tích kể lại bằng thơ lục bát mà là

sáng tác thành một dung lượng mới Theo Trần Đình Sử: “Một số ý kiến cho rằng truyện Nôm về cơ bản vẫn bảo lưu khuôn dạng truyện cổ tích thậm chí một truyện Nôm là một truyện cổ tích không hơn không kém chỉ diễn đạt lại bằng thơ 6-8 mà thôi Phần “bảo lưu” là có thật vì đó là cơ sở dân gian của truyện Nôm Nhưng như vậy thì tại sao không kể truyện cổ tích bằng miệng mà phải diễn đạt lại thành 6-8? Nếu sáng tác truyện Nôm để kể là chính, lấy kể làm tiêu chí xác định thể loại và tính chất dân gian thì tại sao từ kể miệng lại có nhu cầu kể viết bằng văn vần dài hơi, một lối kể rắc rối, phức tạp, dễ dàng bộc lộ chỗ yếu kém, vụng về trong hành văn mà hẳn người bình dân cũng thấy là vụng? Vấn đề là hình thức “viết” phải đem lại cái gì mới cho cảm nhận và thưởng thức.” [56,395].Về bản chất Trần Đình

Sử cho rằng truyện Nôm là một thể loại văn học viết trung đại “Các motip truyện dân gian, yếu tố thần kì, kết thúc có hậu, kết cấu trùng điệp và cả công thức diễn đạt trong lời văn cũng có thể chỉ là phong cách dân gian của sáng tác hoặc phong cách tư duy của một thời đại Các dị bản khác nhau của cùng một tác phẩm cũng

Trang 24

chưa đủ để chứng minh rằng cội nguồn và bản chất dân gian của văn bản ấy, bởi qui luật sáng tác của văn học viết thời trung đại là cho phép người chép tự do thêm bớt, sửa chữa rút ngắn, kéo dài một tác phẩm đã có, làm cho người sao chép trở thành đồng tác giả của tác phẩm và dĩ nhiên tác phẩm có nhiều dị bản.[56, 396]

Như vậy, với hai góc nhìn Kiều Thu Hoạch, Trần Đình Sử đã đưa ra hai quanđiểm khác nhau Đây là hai tác giả tiêu biểu có quan điểm rõ ràng về bản chất thểloại của truyện Nôm còn một số các nhà nghiên cứu khác có nhận định mang tính

lưỡng phân, coi truyện Nôm bình dân là chiếc cầu nối giữa văn học dân gian và văn

học viết Cuộc tranh luận xoay quanh vấn đề này hiện nay chưa đến hồi kết

Không phủ nhận quan điểm nào, chúng tôi có quan điểm truyện Nôm nói

chung và truyện Nôm bình dân nói riêng là thể loại văn học viết, nó có tính chất bắc

cầu giữa văn học dân gian và văn học thành văn Khả năng kế thừa các thành tựu

của văn học dân gian vào trong sáng tác truyện Nôm đã chi phối tính chất giao thoa,

cầu nối của thể loại Đặc biệt, trong hai nhóm truyện Nôm bình dân và truyện Nômbác học thì truyện Nôm bình dân gần hơn với quần chúng nhân dân

Nhằm làm rõ bản chất thể loại của truyện Nôm bình dân, đóng góp một tiếng nóiquan trọng vào vấn đề đang còn nhiều tranh luận trên, chúng tôi nghiên cứu bản chất thểloại nhóm truyện Nôm bình dân qua năm tác phẩm có nguồn gốc từ văn học dân gian

gồm: chàng Chuối, Thạch Sanh, Tấm Cám, Từ Thức, Tống Trân – Cúc Hoa Phân tích

và kiến giải thông qua tác phẩm cụ thể, trong phạm vi của một luận văn, chúng tôi đánhgiá bản chất thể loại trên cả hai góc nhìn từ văn học dân gian và từ tư cách của một thểloại văn học mới, qua đó làm rõ quan điểm: Truyện Nôm bình dân là thể loại văn họcviết, có tính chất bắc cầu giữa văn học dân gian và văn học bác học Chúng tôi hi vọnghướng nghiên cứu tác phẩm cụ thể sẽ đưa ra những đáng giá khoa học xác đáng

1.4 Giới thiệu tình hình văn bản và tóm tắt cốt truyện 5 tác phẩm: chàng Chuối, Thạch Sanh, Tấm Cám, Từ Thức, Tống Trân – Cúc Hoa

Trang 25

+ Chàng Chuối (1929), Kim Huệ dịch.

+ Chàng Chuối truyện, Tam hữu tu thư cục – Hà Nội xuất bản.

*Nội dung tóm tắt: Hùng Vương tuổi cao nhưng chưa có người trao quyền, đi

săn bắn tình cờ gặp tiên nữ Tiên nữ được đưa về kinh Chẳng bao lâu nhà vua cóhoàng tử nối ngôi Ít lâu sau sinh thêm một con gái đặt tên là Mị Nương Tới tuổixuân thì, có hai chàng Sơn Tinh và Thủy Tinh đều muốn lấy Mị Nương làm vợ, vuacha giao hẹn, chàng nào đem đồ sính lễ đến trước sẽ được kén làm con rể Hôm sau,Sơn Tinh nhanh chân hơn nên cưới được Mị Nương và đưa vợ về non Tản ThủyTinh đến chậm nổi giận kéo quân giao chiến cùng Sơn Tinh Thủy Tinh yếu thếphải hồi binh, đóng quân tại cửa Hát giang, Thủy Tinh gặp một thôn nữ tuổi vừa đôibảy nhan sắc dịu dàng, chàng cảm mến rồi xe duyên Cùng lúc đó Sơn Tinh kéođến, Thủy Tinh lui quân Trước khi giã biệt vợ, chàng căn dặn nàng hãy gắng sinhcon và nuôi dưỡng, sau đó Thủy Tinh trở về sông nước Người phụ nữ đến kì sinh

ra một con cá chuối, có chữ vương trên đầu Nàng chăm sóc và yêu thương con Batháng sau, Chuối trút lốt thành một trang nam tử mặc long cổn, đai cân rạng vẻ, đầuđội mũ triều thiên, tự xưng với mẹ về dòng dõi thủy tộc của mình

Quan họ Lý sinh ba con gái xinh đẹp Tình cờ gặp gỡ, chàng Chuối tương tư

cô út Chàng xin mẹ đi cầu hôn tiểu thư họ Lý cho mình Người mẹ sợ nhân duyênkhông thành vì chênh lệch gia cảnh Chàng Chuối năn nỉ, mẹ chàng tới của họ Lý giãibày tâm nguyện con trai Tướng công truyền ba con gái ra hỏi ý họ Hai cô chị khước

từ, cô em út Lý Dung ưng thuận Để có tiền của lo hôn lễ, chàng Chuối về thủy phủ

và được cha chu cấp cho nhiều của cải Đám cưới của họ linh đình Họ sống với nhauhạnh phúc Đêm đến chàng Chuối trút lốt cá, ban ngày sợ lộ thân phận lại bước chânvào chậu nước Nhân ngày hội Vu Lan nàng út và chàng Chuối trút lốt đi chơi Hai côchị thấy người tuấn tú bèn buông lời cợt ghẹo Họ đem câu chuyện chàng Chuối đểkhoe với Lý Dung Cô em nói cho hai người biết đó chính là chồng mình, họ khôngtin Lý Dung hẹn hai người đến nhà nàng Hai cô chị chứng kiến em rể trút lốt cá trởthành nam nhi bên cạnh em út Họ sửng sốt và sinh lòng ghen tỵ

Tướng công tâu lên nhà vua câu chuyện thật của con rể Chàng Chuối được vuagọi về triều, phong cho làm đại tướng cầm quân đi dẹp giặc Ở nhà hai cô chị mưu toancướp chồng của em Họ rủ Lý Dung đi tắm ghềnh sâu rồi đẩy nàng xuống nước Lý

Trang 26

Dung được cứu thoát và được đón xuống thủy cung Chàng Chuối thắng giặc trở vềthăm vua cha nơi thủy phủ, vợ chồng chàng gặp nhau và chàng hiểu rõ tâm địa hai

cô chị Chàng Chuối giấu vợ vào một chiếc hòm đưa về trần gian Đông đủ cả nhàhai cô chị mừng rỡ mở hòm quà ấy, cô út bước ra chào hai chị Kẻ xấu bẽ mặt rủnhau trốn lên ngàn rồi bị thiên lôi trừng phạt

Vợ chồng chàng Chuối sau đó được ban phước lộc Chàng được sắc phong thái

tử, Lý Dung được phong cung phi Họ hạnh phúc bên nhau trọn đời

1.4.2 Thạch Sanh

* Tình hình văn bản: Văn bản truyện Thạch Sanh hiện còn có ba bản đáng

chú ý, đó là:

A Thạch Sanh tân truyện, nguyên văn bằng chữ Nôm, khắc in năm Duy

Tân, Nhâm tý (1912) ký hiệu Thư viện Hán Nôm AB.221

B Thạch Sanh truyện, do Xuân Lan phiên âm ra quốc ngữ, từ bản chữ Nôm

trên, nhà in Văn Minh, Hà Nội – Hải Phòng, in lần thứ hai, năm 1916

C Thạch Sanh – Lý Thông, do Đặng Lễ Nghi theo “Bổn cũ diện chánh”,

Đinh Thái Sơn xuất bản, Sài Gòn 1907

Bản B là bản phổ biến ở miền Bắc, còn bản C là bản phổ biến miền Namtrước đây Cả hai bản đều giống nhau về cốt truyện, nhân vật, tình tiết, nhưng ngôn

ngữ văn chương thì khác hẳn nhau Truyện Nôm Thạch Sanh gồm 1821 câu lục bát.

*Nội dung tóm tắt:

Vợ chồng Thạch Nghĩa ở quận Cao Bình làm nghề đốn củi đốn than, Hai ông

bà già nhưng chưa có con nối dõi Ngọc Hoàng thương tình cho thái tử xuống đầuthai Khi Thạch Sanh ra đời thì cha mất, lên bảy tuổi thì mẹ cũng qua đời Từ đó,Thạch Sanh sống côi cút bên gốc đa làm nghề cũ của bố để tự nuôi thân Năm 13tuổi, Thạch Sanh được tiên ông Lý Tĩnh xuống trần truyền dạy phép thuật

Tên lái rượu là Lý Thông đi qua gốc đa, thấy Thạch Sanh liền ngỏ lời kếtnghĩa anh em Thạch Sanh về sống cùng với mẹ con Lý Thông Trong vùng có mộtcon chằn tinh hoành hành dữ dội, hằng năm theo lệ phải nộp cho nó một chàng traitrẻ thì dân mới được yên Năm ấy đến lượt Lý Thông phải đi nộp mình tại miếuchằn tinh Lý Thông đánh lừa Thạch Sanh đi thay Khi tới miếu Thạch Sanh gặpchằn tinh, hai bên giở pháp thuật đánh nhau, cuối cùng Thạch Sanh giết được chằn

Trang 27

tinh, thu được cung tên bằng vàng và chặt đầu chằn tinh mang về… Lý Thông trôngthấy đầu chằn tinh, liền nghĩ ngay ra kế cướp công Hắn bảo Thạch Sanh đã giết vậtbáu của vua nuôi, Thạch Sanh hoảng sợ phải bỏ chốn vào rừng Lý Thông vào triềudâng công và được phong làm đô đốc.

Công chúa Quỳnh Nga bỗng bị đại bàng tinh bắt đi mất Thạch Sanh chợt thấychim quắp cô gái liền bắn nó bị thương nhưng nó vẫn bay thoát Chàng dò theo vếtmáu đến tận hang đại bàng Nhà vua mất con gái, sắc cho Lý Thông đi tìm, hứa sẽ gảcông chúa và nhường ngôi Lý Thông lập mưu mở hội thi hát để dò tin, gặp lại ThạchSanh Nghe Lý Thông, Thạch Sanh bằng lòng đi cứu công chúa Đến cửa hang LýThông thả dây cho Thạch Sanh leo xuống Thạch Sanh đưa thuốc mê cho công chúa

để lừa mãng xà vương – cũng tức là đại bàng tinh uống, chàng đưa nàng ra dây đểquân lính kéo lên khỏi hang Sau đó Lý Thông sai quân lính đưa công chúa về triều,còn mình hắn ở lại vần đá lấp cửa hang Mãng xà vương tỉnh cơn mê, đánh nhau vớiThạch Sanh, bị chàng giết chết và phá tan cung điện dưới hang Hoàng tử con vuathủy tề bị mãng xà vương bắt giam cũng được cứu thoát, mời chàng về thăm thủycung Vua thủy tề ban thưởng vàng bạc châu báu, Thạch Sanh đều không nhận theolời dặn của hoàng tử chàng chỉ xin một cây đàn thần rồi trở về quê cũ

Lý Thông lại được ban thưởng rất hậu, lại được nhà vua hứa gả công chúacho Nhưng công chúa đã hóa câm Bấy giờ tàn hồn của chằn tinh và đại bàng tinhgặp nhau, bàn kế báo thù Thạch Sanh Chúng vào kho lấy trộm vàng bạc, đem giấubên chỗ Thạch Sanh ngủ, rồi cố tình để cho quân lính trông thấy Thạch Sanh bị bắt,

bị Lý Thông giam vào ngục để tìm cách giết Ở trong ngục Thạch Sanh gửi tiếnglòng trong tiếng đàn thần Tiếng đàn lọt vào tai công chúa Quỳnh Nga, làm nàng hếtcâm Sau khi hỏi chuyện công chúa, nhà vua liền gả nàng cho Thạch Sanh và giaocho chàng trị tội Lý Thông Thạch Sanh khoan dung cho Lý Thông về quê Lúc điđến giữa đường Lý Thông bị thiên lôi đánh chết và hóa kiếp thành con bọ hung Lúcnày, thế tử 18 nước chư hầu vì ghen tức Thạch Sanh lấy được công chúa, kéo nhau

về vây đánh Thạch Sanh ung dung đem đàn ra gẩy Tiếng đàn phân trần lẽ thiệthơn, phải trái, khuyên nhủ điều nhân nghĩa, Vua tôi các nước chư hầu đành quihàng, xin lương ăn để rút binh về Thạch Sanh chỉ ban cho một niêu cơm nhỏ màbinh lính 18 nước ăn mãi không hết Nhà vua tuyên bố nhường ngôi báu cho Thạch

Trang 28

Sanh Từ đấy, Thạch sanh cùng công chúa Quỳnh Nga được sống yên vui trongcảnh đất nước thanh bình.

1.4.3 Tấm Cám

Tình hình văn bản: Truyện Nôm Tấm – Cám hiện nay có khá nhiều bản in

khác nhau, có thể kể tên một số những văn bản tiêu biểu sau:

+ Câu chuyện cái Tấm cái Cám (Tấm – Cám)

+Truyện Tấm Cám, Lệ Thiều, Hoa Ngọc Lan xuất bản, 1958.

+ Truyện Tấm Cám (?), Nhà in Vĩnh Thịnh, Hà Nội xuất bản…

kể hết sự tình Bụt bảo lấy con cá bống còn sót trong giỏ về nuôi dưới giếng, mỗikhi cho ăn thì gọi theo cách của Bụt dạy Tấm về làm theo lời Bụt dạy Mẹ Cámsinh nghi sai Cám đi rình Biết được sự thật, mẹ Cám bảo Tấm đi chăn trâu nơi xa,

ở nhà mẹ con Cám bắt cá bống giết thịt Về nhà thấy không còn cá bống, Tấm lạikhóc Bụt hiện lên, Tấm kể lại đầu đuôi Bụt bảo lấy xương cá bống bỏ vào bốn cái

lọ rồi đem chôn dưới bốn chân giường Tấm nằm Tấm nghe lời Bụt dạy nhưngkhông tìm thấy Một con gà bỗng cất tiếng xin nắm thóc và hứa tìm xương giúpTấm Ít lâu sau, nhà vua mở hội Hai mẹ con Cám cũng đi dự Tấm muốn đi dự hộinhưng bị mẹ Cám trộn một đấu gạo với một đấu thóc bắt ở nhà nhặt cho xong Bụtgọi một đàn chim sẻ xuống nhặt thóc cho Tấm, bảo Tấm đào bốn cái lọ ngày trướcchôn ở dưới bốn chân giường lên Tấm đào lên thấy bốn cái lọ chứa đầy quần áođẹp, một đôi hài thêu kim tuyến và một con ngựa đầy đủ yên cương Tấm thay quần

áo rồi cưỡi ngựa đi Lúc qua cầu, Tấm vô ý làm rơi mất một chiếc hài xuống nước,đoàn hộ tống nhà vua đi dự hội nhặt được chiếc hài ấy Vua ngắm chiếc hài rồi ra

Trang 29

lệnh: "Hễ đàn bà con gái nào dự hội ướm vừa chiếc hài này thì vua sẽ cưới làm vợ."

Không ai thử vừa chiếc hài, duy nhất chỉ có Tấm Tấm nghiễm nhiên trở thànhhoàng hậu

Ngày giỗ cha, Tấm về ăn giỗ Dì ghẻ bảo Tấm trèo cây cau, hái cau cúng cha,

ở dưới dì ghẻ lấy dao chặt cây làm Tấm té mà chết Cám lấy quần áo Tấm mặc rồivào cung thay Tấm Tấm chết biến thành chim vàng anh, bay vào hoàng cung Vuasuốt ngày quấn quýt với chim vàng anh, khiến Cám tức tối về mách mẹ Mẹ Cám bảoCám bắt chim đem cho mèo ăn, chôn lông chim ngoài vườn Nơi đó mọc lên mộtcây xoan đào, xum xuê tươi tốt Vua thấy đẹp nên sai người mắc võng vào cây hóngmát Mỗi khi nằm dưới bóng cây vua lại thấy hình ảnh Tấm hiện ra, nên rất quý cây.Cám được mẹ xui chặt cây xoan đào lấy gỗ đóng khung cửi Lúc ngồi dệt vải, Cámnghe khung cửi kêu, Cám hốt hoảng và nói với dì ghẻ Nghe lời mẹ Cám đốt khungcửi rồi đổ tro bên đường xa cung vua Từ đống tro ấy mọc lên một cây thị, chỉ có duynhất một trái Một bà bán hàng nước đi qua tức thì quả thị rụng ngay vào bị, bà lãođem về nhà Từ đó, ngày nào đi chợ về bà cũng thấy nhà cửa ngăn nắp, cơm nước sẵnsàng Ngạc nhiên, một hôm bà lão giả vờ đi chợ rồi quay lại rình xem Bà thấy một côgái xinh đẹp từ quả thị bước ra, nấu cơm, sửa soạn nhà cửa Bà vội chạy vào nhặt cái

vỏ thị, xé vụn Từ đó hai người sống với nhau như mẹ con

Một hôm, nhà vua đi ngang ghé hàng nước của bà Bà lão rót nước mời vua

ăn trầu Thấy miếng trầu têm cánh phượng giống hệt trầu Tấm têm cho vua ngàyxưa, nhà vua hỏi bà lão ai đã têm trầu Bà lão gọi Tấm ra Vua nhận ra vợ mình, đónTấm trở về cung, hai người sống hạnh phúc như xưa Cám thấy Tấm vẫn còn sốnglại trắng đẹp hơn xưa nên Cám băn khoăn nên hỏi Tấm Tấm bày cho Cám tắm vớinước sôi thì sẽ đẹp Cám đổ một bồn nước sôi rồi tắm sau đó chết ngay tức khắc.Tấm sai người chặt xác của Cám làm 8 khúc, lấy thịt làm cỗ mắm rồi gửi cho dì ghẻ

ăn Ăn hết hũ mắm mẹ cám nhận ra là thịt của Cám Quá đau khổ, bà ta hoá điênchạy ra khỏi nhà và bị sét đánh chết

1.4.4 Từ Thức

* Tình hình văn bản: truyện Nôm Từ Thức hiện nay còn ba bản in chính thức sau: + Bản A – Từ Thức tân truyện (chữ Nôm), Lạc Thiên Đường.

Trang 30

+ Bản B – Từ Thức tân truyện, do Quan Văn Đường in tái bản, in năm 1912,

Duy tân nhâm tý, kí hiệu AB

+ Bản C – Từ Thức truyện (chữ quốc ngữ), xuất bản lần hai (1919), Nguyễn

Ngọc Xuân phiên âm, nhà in Văn Minh, Hải Phòng – Hà Nội

Được một năm Từ Thức nhớ nhà, thường làm thơ để tả nỗi niềm tâm sự.Trông ra bể thấy thuyền buôn đi về phương nam, chàng càng tha thiết làng quê, mớixin về thăm nhà Ngụy Thục và Giáng hương đều ngậm ngùi, thương Từ còn nặnglòng trần tục Họ đành xếp cho chàng về, sắm một cỗ xe, gửi một phong thư lụa Từ

về đến nhà thì quê hương đã đổi khác Một năm ở tiên giới bằng trăm năm dướitrần Chàng Từ ân hận mong muốn trở lại cung tiên Ngụy phu nhân hiểu được nỗilòng của con gái mà tình cảnh của chàng rể nên đã cho Từ Thức và Giáng Hươngđược đoàn viên Từ Thức được đón trở về núi Phù Lai sống hạnh phúc bên tiên nữGiáng Hương

1.4.5 Tống Trân – Cúc Hoa

* Tính hình văn bản: văn bản truyện Tống Trân từ trước đến nay đã được

công bố nhiều lần Hiện còn có các bản sau đây:

a Chữ Nôm:

Trang 31

1 Tống Trân tân truyện, Quảng Thịnh Đường, Duy Tân thứ 8 (Tức năm

1914, ký hiệu TVKH: AB 217)

2 Tống Trân tân truyện, Thư viện sử học, kí hiệu HV 352, không còn tên nhà

tàng bản (vì bị rách), nhưng còn ghi năm xuất bản: Khải Định Kỉ Mùi tức năm 1919

3 Tống Trân Tân truyện, Thư viện sử học, kí hiệu HV 304 Bản này rách

mấy tờ đầu, không rõ nơi và năm xuất bản

b, Chữ quốc ngữ:

Các bản quốc ngữ có khá nhiều, chú ý đến ba bản sau:

4 Tống Trân Cúc Hoa diễn ca, Phúc Chi xuất bản, không đề năm tháng, kí

hiệu TVKH, Q.8417

5 Tống Trân, phổ thông, Hà Nội 1957 Bản này do nguyễn Việt Hoài hiệu

đính và chú thích Lời mở đầu đã nói rõ là đã sưu tầm nhiều quyển, chọn lấy mộtbản tương đối đúng nhất Song lại không nói nhiều quyển là những quyển nào

6 Tống Trân: Phổ Thông, Hà Nội xuất bản lần thứ hai năm 1960 Bản này

do Hoa Bằng hiệu đính Hoa Bằng chưa rõ là ông dự theo bản Nôm do QuảngThịnh Đường xuất bản năm Kỷ Mùi 1919 (tức bản HV 352 nói trên)

Căn cứ vào các bản nói trên, hiện nay người ta sử dụng các bản đánh số:

- Bản A: Bản AB 217 (Quảng Thịnh Đường 1914), Thư viện Trung Ương

- Bản B: Bản HV 352 (Quảng Thịnh Đường 1919), Viện sử học

- Bản C: bản quốc ngữ (Phúc Chi – Ký hiệu Q 80417)

Văn bản được sử dụng chính thức là hai bản B,C Còn bản A là bản ra đờisớm nhất đến nay còn lại

*Nội dung tóm tắt:

Quan Trạng Gầu tên thật là Tống Trân, người làng An Cầu, tục là làng Gầu,huyện Phù Hoa, châu Đằng Hải (tức tỉnh Hưng Yên ngày nay) Năm lên sáu tuổi thìTống Trân mồ côi cha Còn mẹ thì già yếu, nhà nghèo, gặp năm đói kém, Tống Trânphải dắt mẹ đi ăn mày Tuy hoàn cảnh cực khổ như vậy, nhưng Tống Trân khônglúc nào rời quyển sách trên tay

Một hôm đến nhà trưởng giả (Lý trưởng) ở làng Phù Oanh cùng huyện để xin

ăn, chàng được con gái trưởng giả tên gọi là Cúc Hoa thương tình đem cơm cho hai

mẹ con ăn lại cho cả tiền gạo và hẹn ước sẽ kết duyên cùng chàng Sau đó trưởng

Trang 32

giả biết chuyện, cho rằng con gái xúc phạm đến danh giáo của gia đình, bèn gả choCúc Hoa cho Tống Trân rồi đuổi đi luôn.

Từ đó Cúc Hoa và hai mẹ con Tống Trân về sống ở làng Gầu Sẵn có tưtrang và tiền bạc mang theo, nàng dựng nếp nhà tranh, làm nghề may dệt để nuôi

mẹ chồng và chu cấp cho chồng ăn học Thấm thoát, thời gian chẳng bao lâu TốngTrân thi đỗ trạng nguyên Bấy giờ công chúa vua Trần là nàng Quế Hoa ép quan tânkhoa Tống Trân lấy mình không được, liền xui vua cha bắt Tống Trân đi sứ mườiđông ở nên nước Tần Khi ấy con vua Nguyên được phong Tần Vương, cai quảnvùng Vân Quý, muốn gả công chua Bạch Hoa cho chàng Tống Trân lúc đầu từ chối

là đã có vợ ở nhà

Trong lúc Tống Trân đi sứ thì Cúc Hoa ở nhà bị Trưởng giả ép gả cho ĐìnhTrưởng (Chánh Tổng) và phao tin là Tống Trân đã chết cho nàng phải nghe theo.Song Cúc Hoa một mực chối từ Nàng đã bị đánh đập dã man, mẹ chồng nàng bịgiam vào chuồng trâu Đến đêm Cúc Hoa chốn lên núi Tại đây nàng được sơn quângiúp đỡ mang thư nàng sang nước Tần cho Tống Trân, rồi lại mang thư của TốngTrân về cho nàng Tống Trân trở về giả vờ là người ăn mày để xem xét tình hình.Theo kế của chồng Cúc Hoa vờ thuận tình lấy Đình Trưởng Giữa lúc tiệc cưới linhđình thì Tống Trân đem quân lính đến Chàng giả làm ăn mày để dò xét tình hình,rồi sau đó đem quân xông vào đám tiệc để xử tội hai tên Trưởng Giả và ĐìnhTrưởng Từ đó Tống Trân cùng Cúc Hoa và mẹ già được đoàn tụ Ít lâu sau, côngchúa Bạch Hoa bên nhà Tần cũng theo sang làm vợ thứ Tống Trân Cả nhà sum họpvui vẻ, hạnh phúc

Trang 33

Truyện Nôm bình dân có mối quan hệ mật thiết với văn học dân gian Mốiquan hệ này khẳng định sự vận động tích cực, liên tục không đứt đoạn của các thểloại văn học trung đại Truyện Nôm nói chung và truyện Nôm bình dân nói riêng làdấu gạch nối quan trọng giữa văn học dân gian truyền miệng sang văn học viếtthành văn.

Xung quanh vấn đề mối quan hệ giữa truyện Nôm bình dân và văn học dângian có ba quan điểm chính Thứ nhất, quan điểm có xu hướng muốn đưa truyệnNôm bình dân trở về địa hạt của văn học dân gian, tiêu biểu là ý kiến của Kiều ThuHoạch, Vũ Tố Hảo Thứ hai, quan điểm khẳng định truyện Nôm bình dân là thể loạivăn học viết, tiểu biểu là ý kiến của Đặng Thanh Lê, Bùi Văn Nguyên, Trần ĐìnhSử…Thứ ba, quan điểm trung gian cho rằng truyện Nôm bình dân có tính chất bắccầu giữ văn học dân gian và văn học viết, tiểu biểu là ý kiến của Lê Hoài Nam, ĐỗBình Trị, Nguyễn Lộc…

Lựa chọn năm tác phẩm truyện Nôm bình dân có nguồn gốc từ văn học dân

gian bao gồm: Chàng Chuối, Thạch Sanh, Tấm Cám, Từ Thức, Tống Trân – Cúc Hoa để phân tích, chúng tôi mong muốn góp một tiếng nói vào vấn đề mối quan hệ

giữa truyện Nôm bình dân và văn học dân gian Qua đó, chúng tôi đưa ra quan điểmcủa mình: Truyện Nôm bình dân là thể loại văn học viết, mang tính chất bắc cầugiữa văn học dân gian và văn học viết Việt Nam

Trang 34

CHƯƠNG 2: TRUYỆN NÔM BÌNH DÂN IN ĐẬM DẤU ẤN CỦA VĂN HỌC

DÂN GIAN

Truyện Nôm hình thành và phát triển trong khoảng bốn thế kỉ, đạt thành tựurực rỡ thế kỉ XVIII, những giá trị mà thể loại đạt được vượt ra khỏi thời đại nó rađời Truyện Nôm được đánh giá là dấu gạch nối quan trọng giữa văn học dân gian

và văn học viết Có một thời quan niệm chính thống của các triều đại phong kiến đãcoi truyện Nôm là truyện lặt vặt, dung tục, đáng khinh miệt Đó là đánh giá thiênlệch của giai cấp thống trị đối với truyện Nôm Mặc cho triều đình phong kiến cấmđoán, tịch thu tiêu hủy, truyện Nôm vẫn tồn tại và có sức lôi cuốn đặc biệt với quầnchúng nhân dân Nó là một minh chứng thách thức những quan điểm đạo đức phongkiến sai lệch, khiên cưỡng Truyện Nôm được người bình dân yêu quí bởi gắn vớichuyện đời, chuyện người và những điều bình dị trong cuộc sống Hiện thực trongtruyện Nôm hiện lên gần gũi, thân thuộc khiến bạn đọc của nhiều thế kỉ thấy bóngdáng số phận của mình trong những trang sách Họ thấy mình được sống, được yêuthương, đấu tranh bảo vệ hạnh phúc, không ngừng mơ ước và tâm tưởng về mộttương lai tốt đẹp

Những tác phẩm truyện Nôm đầu tiên ra đời đánh dấu sức mạnh của mộthình thức văn tự, điều kiện lưu truyền tốt hơn so với văn học dân gian Tư tưởngnhân văn thời đại cho phép con người hướng tới những tư tưởng tiến bộ, họ mạnhdạn viết những điều mình muốn và những điều mình không muốn Truyện Nôm làmột thể loại đậm chất xã hội Với những ưu thế của thể loại, bước đầu các tác giảtruyện Nôm nhanh chóng tiếp thu và phát triển những đề tài, chủ đề truyền thốngcủa văn học dân gian Điều này đã tạo ra một hiện tượng đặc biệt, những tác phẩmtruyện Nôm bình dân ra đời vừa mang vóc dáng của văn học viết vừa mang hơi thởcủa văn học dân gian, là những đứa con chung được cả hai bà mẹ văn học dân gian

và văn học viết nuôi dưỡng

“Một nghệ thuật, một phương tiện, một thủ pháp không thể tự nó có giá trị Muốn đánh giá chúng phải gắn với tác phẩm cụ thể”.[10,12] Xuất phát từ quan điểm này, chúng tôi sử dụng chàng Chuối, Thạch Sanh, Tấm Cám, Từ Thức, Tống Trân – Cúc Hoa để nghiên cứu nội dung và nghệ thuật tạo nên giá trị cho những tác

phẩm truyện Nôm bình dân

Trang 35

2.1 Dấu ấn dân gian trong truyện Nôm bình dân nhìn từ phương diện nội dung

2.1.1 Tình yêu – Hôn nhân – Quyền sống của con người

Tình yêu, hôn nhân và quyền sống của con người là chủ đề quen thuộc củavăn chương Đặc biệt đối với các thể loại văn học dân gian như: ca dao, tục ngữ, hò,vè…thì sự hiện diện của nó càng phổ biến Chúng ta không khó để bắt gặp nhữngbài ca dao nói về tình yêu đôi lứa, những câu hát dân gian về tình cảm nam nữ,những câu hò, điệu lí chan chứa duyên tình:

“Sáng trăng dải chiếu hai hàng Bên anh đọc sách, bên nàng quay tơ”

“Đôi ta như con một nhà Như áo một móc, như hoa một chùm Đôi ta như nước trong chum Nước cạn mặc nước ta đùm lấy nhau”

(Ca dao)

Trong các bài ca giao duyên, phông nền của các cuộc gặp gỡ là thiên nhiên,khung cảnh lao động, là công việc hằng ngày của người dân: một đêm trăng tátnước, một buổi trưa be bờ, một buổi cắt cỏ… Tình yêu được nảy nở trong lao động

và cũng thăng hoa trong lao động Đó là nét đặc trưng trong bài ca tình yêu củangười lao động:

“Trời mưa cho ướt lá cau Đôi ta be bé rủ nhau đi bừa Trời mưa cho ướt lá dừa Đôi ta be bé đi bừa đồng trong.”

(Ca dao)

Tiếp nối đề tài, chủ đề tình yêu từ văn học dân gian, kết hợp với khả năng tự

sự dài của thơ lục bát, truyện Nôm bình dân xây dựng những câu chuyện cảm động,giàu tình người về tấm lòng thủy chung son sắc giữa các chàng trai, cô gái Trải quanhiều khó khăn, khi sum họp lúc biệt li, từ gian khổ đến lúc vinh hoa họ luôn sátcánh bên nhau, đồng lòng chiến đấu với thế lực cái ác, cái xấu, sự bạo tàn của giaicấp thống trị Tình yêu trong truyện Nôm nói chung và truyện Nôm bình dân nói

Trang 36

riêng là bản tình ca đầy màu sắc về thế giới tình cảm của con người Từ “anh” và

“em”, “chàng” và “nàng” trong ca dao, dân ca đến truyện Nôm họ trở thành nhữngcặp đôi trai tài, gái sắc: chàng Chuối tài ba và nàng Lý Dung xinh đẹp; cô Tấm thảohiền và đức vua hiểu thế thái nhân tình; chàng Thạch Sanh dũng cảm và nàng côngchúa bênh vực lẽ phải; chàng Từ Thức tốt bụng và tiên nữ Giáng Hương yêu kiều;chàng Tống Trân tài giỏi và nàng Cúc Hoa hiếu thuận…dù được miêu tả ít haynhiều, mỗi câu chuyện về tình yêu luôn để lại trong lòng bạn đọc những rung cảmriêng Mỗi tác phẩm có một nội dung và mỗi cách thể hiện khác nhau Có tác phẩmdụng công trong việc miêu tả hành trình vượt thử thách để đến với tình yêu của các

chàng trai, cô gái như: Chàng Chuối, Tống Trân – Cúc Hoa… cũng có tác phẩm xây dựng tình yêu là một món quà dành cho tấm lòng tốt, nhân hậu, vị tha như Thạch Sanh, Tấm Cám, Từ Thức Đó là biểu hiện của ước mơ, khát vọng tình yêu tự do và

quyền sống hạnh phúc của người bình dân

Tình yêu trong truyện Nôm bình dân biểu hiện rất đa dạng và phong phú.Quan niệm tình yêu phải đi đến hôn nhân là quan niệm đúng đắn, lành mạnh củavăn học dân gian được truyện Nôm bình dân kế thừa trọn vẹn Tình yêu trong

truyện Nôm được biểu hiện dưới nhiều dạng thức và nội dung khác nhau Chàng Chuối là câu chuyện tình yêu cảm động giàu lòng nhân ái, giàu đức hi sinh Mối

tình trong truyền thuyết trở thành phông nền cho một chuyện tình mới ra đời Tìnhyêu giữa chàng Chuối và Lý Dung thể hiện khát vọng tự do và quyền sống hạnhphúc Đây là kiểu nội dung phổ biến với motip nhân vật dị nhân đội lốt lấy cô gái

tốt bụng làm vợ trong các truyện cổ dân gian như : Sọ Dừa, lấy vợ Cóc, lấy chồng Dê… Hai nhân vật đến với nhau bằng tình cảm chân thành, không màng danh lợi,

không chê nghèo khó Nhân vật chàng trai đội lốt một con vật tạo thành thử tháchquan trọng để tình yêu vượt qua những mặc cảm ngoại hình Tình yêu không bị chiphối bởi vẻ đẹp hình thức Hai nhân vật chính đối mặt với mặc cảm và sự kì thị củangười xung quanh Song, động lực giúp họ vượt qua những khó khăn trong tình yêu

là sự đồng tình, hậu thuẫn của một người mẹ hết mực thương yêu con (mẹ chàngChuối) và một người cha tôn trọng tình yêu của con gái (cha Lý Dung) Đây chính

là một biểu hiện của tư tưởng tiến bộ trong thể loại truyện Nôm nói chung và nhómtruyện Nôm bình dân nói riêng Ra đời trong giai đoạn tư tưởng nhân văn phát triển

Trang 37

mạnh mẽ, tình yêu tự do, hạnh phúc gia đình trong truyện Nôm bình dân được xâydựng trên cơ sở tình cảm tự nguyện Quá trình đấu tranh, bảo vệ tình yêu và hạnhphúc được xây dựng thành một cuộc hành trình có bắt đầu, phát triển và có hồi kết.

Tình yêu là dư vị ngọt ngào của cuộc sống, người lao động có những ước mơgiản dị, trong sáng về hạnh phúc:

“Yêu nhau chẳng lấy được nhau Con lợn bỏ đói, buồng cau bỏ già Bao giờ xum họp một nhà Con lợn lại béo, cau già lại tươi.”

(Ca dao)

Để thực hiện được những ước mơ về tình yêu và hạnh phúc, các nhân vậttrong truyện Nôm bình dân phải vượt qua những ràng buộc của lễ giáo phong kiến.Tống Trân - Cúc Hoa là tình yêu chiến thắng quan niệm đạo đức thủ cựu, lạc hậu,phân biệt giai cấp và địa vị xã hội Đề cao tình yêu thương, lòng chung thủy là quanniệm đúng đắn, đáng quí của người bình dân Trải qua nhiều khó khăn, thử thách, bịcác thế lực phong kiến chà đạp, các nhân vật truyện Nôm vẫn giữ nhân cách tốtđẹp : nữ giữ trọn phẩm giá hiếu thảo với mẹ chồng, nam tài năng cốt cách chungthủy với vợ Tình nghĩa vợ chồng keo sơn, thắm thiết trở thành nội dung chínhtrong nhiều tác phẩm Truyện Nôm quan tâm đến số phận con người, đặc biệt làngười phụ nữ Cúc Hoa được tác giả xây dựng là một người hết lòng vì gia đình, có

đầy đủ đức tính tốt đẹp của một người phụ nữ truyền thống Công – Dung – Ngôn – Hạnh:

“Lấy chồng cơm tấm vải dầy, Sống thời chăn gối, thác rày thủy chung”.

(Tống Trân- Cúc Hoa)

Tình yêu dành cho Tống Trân trở thành động lực giúp Cúc Hoa vượt quanhững khó khăn, đối mặt với sự độc ác của những kẻ cầm quyền Nhân vật Cúc Hoatrở thành biểu tượng cho tấm lòng thủy chung và khát vọng bảo vệ hạnh phúc lứađôi của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội xưa Trở thành trạng nguyên, TốngTrân hai lần khước từ thành ý kết duyên với công chúa của hai nước Việt – Tần, giữtrọn tình nghĩa phu thê với người vợ nơi quê nhà, không bị vật chất và danh vọng

Trang 38

làm mất đi phẩm chất tốt đẹp của một người quân tử Tống Trân chống lại các thếlực phong kiến cầm quyền, dùng tài năng và trí tuệ của mình vượt ra khỏi vòngkiềm tỏa áp đặt của xã hội phong kiến, thực hiện mong ước được trở về đoàn viênbên mẹ và vợ.

Truyện Nôm Thạch Sanh là bản tình ca đẹp, ca ngợi tình yêu đôi lứa trong sáng, thủy chung Một chàng nông dân cùng khổ, “Mình trần khố có một manh” lại

sánh đôi với một nàng công chúa ngọc ngà, do nàng chủ động việc hôn nhân và giữvững mối tình son sắt qua thử thách Đó là một tình yêu lí tưởng, thật cao đẹp vàcũng thật lãng mạn trong khuôn khổ của lễ giáo phong kiến

Tình yêu trong truyện Nôm bình dân được các tác giả xây dựng là món quàdành cho những con người có tấm lòng tốt Cuộc hôn nhân giữa cô Tấm và nhà vua

là một một món quà dành cho cô Tấm Họ đến với nhau ngẫu nhiên nhưng cũngbằng tình yêu thương và sự quí trọng Bị giết hại trong oan ức, Tấm trải qua nhiềulần hóa kiếp: chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị Dù có Cám là ngườithay thế, nhưng cô Tấm dịu hiền vẫn luôn là niềm day dứt, khắc khoải thương nhớtrong trái tim của nhà vua Bởi vậy, khi gặp miếng trầu têm cánh phượng nơi quánnước, nhà vua không khỏi nhớ đến người xưa:

“Trầu têm cánh phượng tay nào, Gọn xinh như thể tay trầu Tấm xưa.

Tưởng cố nhân lòng vua đau đớn,”

(Tấm Cám)

Mặc dù không chú trọng miêu tả hành trình đến với tình yêu của họ, chỉ vắntắt cuộc tình duyên trong đôi dòng lục bát, song dư âm về hạnh phúc trong tình yêu

và hôn nhân của truyện Nôm Tấm Cám khá rõ nét và giàu cảm xúc.

Truyện Nôm Từ Thức là thế giới của tình yêu và những con người tha thiết

yêu đương Tình yêu đến với Từ Thức là một món quà tặng cho tấm lòng quí trọngcon người Từ Thức không mảy may do dự trút bỏ cái áo huyện quan của mình đểchuộc lỗi cho cô gái trẻ, bởi bản thân viên quan này có suy nghĩ rất tiến bộ, hợp tìnhhợp lẽ:

“Vẻ chi một đóa mẫu đơn, Màu hồng chưa dễ trọng hơn má hồng.”

Trang 39

(Từ Thức)

Tình yêu của Từ thức và Giáng Hương bắt đầu từ tấm lòng coi trọng cái đẹp.Hoa là biểu tượng của cái đẹp nhưng con người vẫn là một bông hoa đáng trân trọnghơn tất cả Việc giải cứu cho Giáng Hương với Từ Thức không đơn thuần là giải cứumột người con gái mà còn là giải phóng cái đẹp khỏi những giông tố, phũ phàng:

“Lần tơ tay gỡ mối sầu

Đỡ hoa trận gió, nâng trâu bóng dầm”

(Từ Thức)

Tình yêu như một định mệnh, họ gặp gỡ ngẫu nhiên trong hoàn cảnh éo lenhưng cũng là thời điểm bắt đầu cho một mối duyên tình Giã biệt những lễ nghiphiền phức, Từ Thức và Giáng Hương gặp gỡ rồi yêu nhau như một mối duyên kì

ngộ Không hẹn gặp lại, không biết tên họ, giã biệt nhau trong tình thế “ ai hề biết ai” Ca ngợi tình yêu tự do, tự nguyện gắn bó tác giả truyện Nôm Từ Thức đã đưa

bạn đọc đến với thế giới của tình yêu Thế giới mà mà dù Từ Thức, Giáng Hương

có kiệm lời thì ta vẫn thấy họ nói với nhau rất nhiều Họ nói với nhau bằng ánh mắt,đôi ba câu ngắn gọn nhưng ý nhị đủ để đôi bên hiểu và khắc trọn hai chữ đồng tâm.Sau một năm nên duyên vợ chồng vì nhớ quê nhà Từ Thức mong muốn trở về quêhương Lúc bấy giờ, ta mới thấy Giáng Hương khóc lóc, năn nỉ:

“Nàng nghe lăn khóc vật mình Than ôi! Ai nỡ cắt tình ! mấy ôi.”

(Từ Thức)

Tiếng khóc và nỗi buồn của nàng, ta đã từng nghe đâu đó trong dân gian Đó

là tiếng vợ khóc chồng, tiếng con khóc cha …tiếng khóc của sự chia li và buồn tủitrong ca dao, dân ca khi vợ chồng xa cách:

“Cái cò lặn lội bờ sông Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non Nàng về nuôi cái cùng con Cho anh đi trẩy nước non Cao Bằng.”

(Ca dao)

Giáng Hương rất kiệm lời, nàng chỉ nói khi cần để giữ gìn hạnh phúc.Truyện ca ngợi tình yêu, xây dựng hình tượng những con người khát khao yêu

Trang 40

đương, tha thiết theo tiếng gọi của trái tim Một tiên, một trần họ yêu thương và tìnhyêu không vơi cạn cho đến hết cuộc đời.

Tự do trong tình yêu và hôn nhân là một trong những quyền quan trọng củacon người Trong xã hội phong kiến để thực hiện được quyền tự do trong tình yêu làđiều khó khăn, bởi sự ràng buộc của những khuôn khổ đạo đức, lễ giáo Trải quanhiều thử thách, truyện Nôm tạo điều kiện cho nhân vật thực hiện được ước mơ vàkhát vọng tự do trong tình yêu, hôn nhân Biểu hiện qua sự kiện đoàn tụ của các tácphẩm, Tống Trân sống hạnh phúc bên Cúc Hoa và Bạch Hoa, Thạch Sanh kết duyêncùng công chúa, chàng Chuối hạnh phúc bên Lý Dung… Tình yêu tự do chiếnthắng những rào cản của lễ giáo khắc nghiệt, đơm hoa kết trái trên mảnh đất củatinh thần nhân văn cao cả Mỗi nhân vật có quyền lựa chọn cho mình ý trung nhân,

có trách nhiệm với lựa chọn và hạnh phúc của bản thân

Kế thừa và phát triển đề tài, chủ đề tình yêu – Hôn nhân - Quyền sống hạnhphúc của con người từ văn học dân gian, truyện Nôm bình dân không ngừng khẳngđịnh những giá trị nhân văn mà chủ đề này mang lại Tình yêu tự do vượt ra khỏi lễgiáo phong kiến và hành trình biến tình yêu trở thành một món quà của cuộc sống lànhững mục đích tốt đẹp mà thể loại tự sự bằng thơ đã làm được Kết thúc tác phẩm,các nhân vật chính được hưởng hạnh phúc trọn vẹn bên người mình yêu thương

Ở mọi thời đại quyền tự do trong tình yêu và hạnh phúc trong cuộc sống luônđược bảo vệ và gìn giữ Truyện Nôm làm nổi bật lên giá trị của tình yêu, hạnh phúchôn nhân giữa cuộc sống bộn bề với những bon chen, toan tính, tốt xấu nhập nhèm

Tư tưởng tiến bộ này không chỉ đúng và có ý nghĩa trong thời đại truyện Nôm màluôn đúng với mọi thời đại Kế thừa và phát triển đề tài, chủ đề của văn học dân

gian, các tác phẩm Chàng Chuối, Thạch Sanh, Tấm Cám, Từ Thức, Tống Trân – Cúc Hoa đã viết nên những câu chuyện đậm chất tình người, thấm thía giá trị nhân

đạo Truyện Nôm bình dân đang tiến gần hơn tới những giá trị tốt đẹp trên hànhtrình chinh phục trái tim người đọc Mỗi tác phẩm đem đến một câu chuyện tìnhđẹp như những mảnh ghép tạo nên thế giới tình cảm nhiều màu sắc của con người.Phương thức tự sự bằng thơ tạo được thế mạnh ưu việt trong truyền tải nội dungkhiến chủ đề này trở thành điểm sáng cho nội dung cốt truyện

2.1.2 Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên

Ngày đăng: 10/04/2016, 14:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
21. Kiều Thu Hoạch (1998), “Vai trò của truyện kể dân gian đối với sự hình thành các thể loại tự sự trong văn học Việt Nam”. (In trong sách Văn hóa dân gian những lĩnh vực nghiên cứu), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của truyện kể dân gian đối với sự hình thànhcác thể loại tự sự trong văn học Việt Nam”. (In trong sách "Văn hóa dân giannhững lĩnh vực nghiên cứu
Tác giả: Kiều Thu Hoạch
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1998
22. Kiều Thu Hoạch (2007), Truyện Nôm lịch sử phát triển và thi pháp thể loại, Nxb Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện Nôm lịch sử phát triển và thi pháp thể loại
Tác giả: Kiều Thu Hoạch
Nhà XB: Nxb Giáo Dục
Năm: 2007
23. Nguyễn Thị Huế (1999), Nhân vật xấu xí mà tài ba trong truyện cổ tích Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân vật xấu xí mà tài ba trong truyện cổ tích ViệtNam
Tác giả: Nguyễn Thị Huế
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1999
24. Đinh Thị Khang (1992), Ngôn ngữ nhân vật trong truyện Nôm, luận án tiến sĩ khoa học Ngữ văn, chuyên ngành văn học dân gian, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, H, 1992,179tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ nhân vật trong truyện Nôm
Tác giả: Đinh Thị Khang
Năm: 1992
25. Đinh Thị Khang (2002), Kết cấu truyện Nôm, Tạp chí văn học, (số 9) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết cấu truyện Nôm, Tạp chí văn học
Tác giả: Đinh Thị Khang
Năm: 2002
26. Đinh Thị Khang (2003), “Quan niệm về con người trong truyện Nôm”, Tạp chí văn học, (số 8) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan niệm về con người trong truyện Nôm”, "Tạp chívăn học
Tác giả: Đinh Thị Khang
Năm: 2003
27. Đinh Gia Khánh (chủ biên), Bùi Duy Tân, Mai Cao Chương (1979), Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII (Tập 1,2), Nxb Đại học và chuyên nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn họcViệt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII
Tác giả: Đinh Gia Khánh (chủ biên), Bùi Duy Tân, Mai Cao Chương
Nhà XB: Nxb Đại học và chuyên nghiệp
Năm: 1979
28. Đinh Gia Khánh, “Thế giới của truyện Nôm”, Nxb Văn Hóa, H, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Thế giới của truyện Nôm”
Nhà XB: Nxb Văn Hóa
29. Đinh Gia Khánh (chủ biên), Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn (1998), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn họcdân gian Việt Nam
Tác giả: Đinh Gia Khánh (chủ biên), Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
30. Vũ Ngọc Khánh khảo thích và giới thiệu, “Truyện Từ Thức”, Nxb Văn học Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Truyện Từ Thức”
Nhà XB: Nxb Văn học Hà Nội
31. Nguyễn Xuân Kính (chủ biên), Tổng tập văn học dân gian người Việt (tập 12) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng tập văn học dân gian người Việt

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w