Sự ra đời của những công trình nghiên cứu tiêu biểu nhưThạch Sanh và kiểu truyện dũng sĩ trong truyện cổ tích Việt Nam và Đông Nam Á của Nguyễn Bích Hà, Kiểu truyện nhân vật xấu xí mà tà
Trang 1Lời cảm ơn!
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc thầy giáo, TS Nguyễn Việt Hùng đã
luôn tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thựchiện đề tài
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Ngữ văn, trường Đạihọc Sư phạm Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô trong bộ môn Văn học dân gian
đã giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập và nghiêncứu tại trường
Tôi xin cảm ơn Sở GD & ĐT Phú Thọ, BGH trường THPT Thạch Kiệt
đã tạo điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu hoàn thành luận văn
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp, gia đình vàngười thân đã luôn động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tiến hành đề tài
Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn
Lê Thị Thu Thảo
Trang 2MỤC LỤC
A PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 3
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 8
4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 8
5 Phương pháp nghiên cứu 9
6 Cấu trúc luận văn 9
B PHẦN NỘI DUNG 10
CHƯƠNG I GIỚI THUYẾT KHÁI NIỆM VÀ KHẢO SÁT TƯ LIỆU 10
1.1 Giới thuyết khái niệm 10
1.1.1 Mô típ và mô típ truyện cổ tích 10
1.1.2 Truyện cổ tích là hệ thống các mô típ 17
1.1.3 Diễn hóa mô típ trong truyện cổ tích 19
1.1.3.1 Khái niệm diễn hóa 19
1.1.3.2 Nguyên nhân của sự diễn hóa mô típ 21
1.2 Cơ sở thực tiễn 22
1.2.1 Sự chuyển đổi từ chế độ mẫu hệ tới gia đình phụ quyền 23
1.2.2 Sự chuyển đổi từ công xã nguyên thủy tới xã hội phong kiến 26
1.3 Khảo sát tư liệu 28
Tiểu kết chương I 31
CHƯƠNG II NỘI DUNG MÔ TÍP KÉN RỂ TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH MỘT SỐ DÂN TỘC THIỂU SỐ PHÍA BẮC 32
2.1 Diễn hóa mô típ kén rể từ văn hóa dân gian và các thể loại tiền cổ tích tới truyện cổ tích thần kì 32
2.1.1 Biến đổi các dạng thức kén rể 32
2.1.1.1 Từ kén rể rắn tới kén rể diệt rắn 32
2.1.1.2 Từ “nàng chim kén rể” tới kén rể diệt chim ác 40
2.1.1.3 Từ kén rể kép tới kén rể đơn 45
Trang 32.1.2 Biến đổi các đối tượng kén rể 53
2.1.3 Sự biến đổi đối tượng tham gia kén rể 58
2.1.3.1 Nhân vật chàng trai 58
2.1.3.2 Nhân vật người mẹ 65
2.2 Diễn hóa mô típ kén rể từ truyện cổ tích thần kì tới truyện cổ tích sinh hoạt 66
2.2.1 Biến đổi các dạng thức kén rể 67
2.2.1.1 Từ kén rể khỏe, rể đẹp tới kén rể thông minh, trí tuệ 67
2.2.1.2 Từ kén rể vật chất tới kén rể làm ăn 72
2.2.2 Sự biến đổi các đối tượng kén rể 76
2.2.3 Biến đổi các đối tượng tham gia kén rể 78
2.3 Thử thách sau hôn nhân 81
Tiểu kết chương II 83
CHƯƠNG III MỐI QUAN HỆ GIỮA MÔ TÍP KÉN RỂ VỚI CỐT TRUYỆN 85
3.1 Mô típ kén rể đóng vai trò nòng cốt trong cốt truyện cổ tích 85
3.2 Mô típ kén rể đóng vai trò phụ trợ trong cốt truyện cổ tích 89
3.2.1 Mối quan hệ giữa mô típ kén rể và mô típ ban thưởng 89
3.2.1.1 Phần thưởng chính 91
3.2.1.2 Nhân vật thực hiện chức năng ban thưởng 95
3.2.2 Mối quan hệ giữa mô típ kén rể với mô típ trừng phạt 100
3.2.2.1 Hình thức trừng phạt 101
3.2.2.2 Nhân vật thực hiện chức năng trừng phạt 102
Tiểu kết chương III 105
C PHẦN KẾT LUẬN 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO 108
PHỤ LỤC
Trang 4A PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Truyện cổ tích là một bộ phận quan trọng của loại hình tự sự dângian, phản ánh bước ngoặt lớn trong tiến trình lịch sử xã hội, khi con ngườichuyển mình từ chế độ chiếm hữu nô lệ sang nhà nước phong kiến, với nhữnglối sống mới, quan hệ mới, làm thay đổi suy nghĩ, nhận thức, cũng như đòihỏi, khát vọng của họ Trong các hình thái xã hội mà văn học dân gian phảnánh, truyện cổ tích nằm ở giai đoạn quan trọng đặc biệt, với những đổi thaylớn lao về giai cấp, xã hội, gia đình Đây là thời kì con người phải sống giữanhững bàng hoàng trước nhiều biến cố tác động sâu sắc đến cuộc đời, số phậncủa họ, nhưng cũng đồng thời đem đến cho họ những nấc thang mới trên conđường nhận thức, ứng xử với tự nhiên, xã hội Vì lẽ đó, truyện cổ tích của mỗidân tộc đều là những kho tàng đồ sộ, ghi lại mọi mặt về văn hóa, phong tục,lịch sử, chính trị, cũng như các quan niệm về đạo đức, nhân sinh và các cách
lí giải thế giới tự nhiên, xã hội qua từng thời kì nhận thức của con người Vớinội dung phản ánh sâu rộng như vậy, truyện cổ tích còn rất nhiều góc khuấtchưa được khám phá, dù đã có hàng ngàn công trình nghiên cứu khác nhau về
Trang 5đã vận dụng những lý luận về mô típ vào nghiên cứu, tìm hiểu truyện cổ tích.Đây là một trong những thành quả lớn của việc kế thừa và ứng dụng các thànhtựu khoa học về văn học dân gian trên thế giới để nghiên cứu kho tàng văn họcdân gian nước nhà Sự ra đời của những công trình nghiên cứu tiêu biểu như
Thạch Sanh và kiểu truyện dũng sĩ trong truyện cổ tích Việt Nam và Đông Nam
Á của Nguyễn Bích Hà, Kiểu truyện nhân vật xấu xí mà tài ba, Tìm hiểu mô típ cây trong truyện họ Hồng Bàng, Một vài mô típ trong hệ thống truyện kể về cội nguồn dân tộc Việt Nam và Đông Nam Á, Mô típ tiếng hát trong truyện kể dân gian Việt Nam của Nguyễn Thị Huế, Nhân vật dũng sĩ diệt đại bàng cứu người đẹp trong một số truyện cổ Đông Nam Á của Cao Huy Đỉnh, Tìm hiểu những vấn đề của truyện cổ tích qua truyện Tấm Cám của Đinh Gia Khánh… đã mở ra
nhiều hướng đi mới trong việc nghiên cứu truyện cổ tích trong hệ thống mô típ.Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều mô típ truyện cổ tích tiềm ẩn, chưa được nghiêncứu một cách chặt chẽ và hệ thống Vì vậy, việc nghiên cứu truyện cổ tích trong
hệ thống mô típ hiện nay vẫn đang là hướng đi quan trọng để soi sáng thế giới cổtích cả về nội dung lẫn thi pháp
1.3 Kén rể là mô típ phổ biến ở truyện cổ tích trên khắp các vùng miềnđất nước, đặc biệt là các dân tộc phía Bắc Đây được xem như một trong những
mô típ quan trọng, chứa đựng rất nhiều nội dung, nghệ thuật, tư tưởng, cũng nhưnhững nét văn hóa, phong tục, đời sống xã hội mà truyện cổ tích phản ánh Do
có sự đan xen giữa các mô típ, nên mô típ kén rể đã được nhắc đến ít nhiều trongcác công trình nghiên cứu về truyện cổ tích cũng như các thể loại văn học dângian khác Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống và
toàn diện về Mô típ kén rể trong truyện cổ tích của một số dân tộc thiểu số phía Bắc, nên cần thiết phải nghiên cứu nó dưới dạng cụ thể hóa.
Trang 62 Lịch sử vấn đề
Từ thế kỷ XIX , một trường phái nghiên cứu folklore ảnh hưởng sâurộng đến các nhà nghiên cứu văn học dân gian trên thế giới đã ra đời là trườngphái Phần Lan với phương pháp địa lí lịch sử Các nhà nghiên cứu theophương pháp này đã tiến hành sưu tầm các dị bản truyện cổ tích, lập bảng tracứu rồi tiến hành so sánh để tìm ra nơi phát tích và con đường lan truyền của
nó Stith Thompson – tác giả chịu ảnh hưởng từ trường phái Phần Lan, làngười đã có công mở rộng bảng tra cứu típ truyện Từ đó, hướng nghiên cứutheo típ được khởi xướng
Tiếp đó, Thompson đặt vấn đề lập bảng tra cứu mô típ, để nói về việccần thiết phải biên soạn một bộ từ điển truyện dân gian không phải ở cấp độcốt truyện, mà ở cấp độ chi tiết (mô típ) Từ đây, các nhà nghiên cứu đã nhận
ra rằng, sự tương đồng ở cấp độ câu chuyện phức hợp hoàn chỉnh khôngthường xuyên bằng sự tương đồng trên cấp độ chi tiết Những thành tố đơngiản này (mô típ) có thể lập thành cơ sở cho sự sắp xếp hệ thống văn họctruyền thống Vì vậy, Thompson đã xâu chuỗi những mô típ xuyên suốt cácthể loại và lập ra bảng tra cứu mô típ Bảng tra cứu của Thompson đã làm dấylên phong trào nghiên cứu truyện dân gian theo hướng mô típ ở trường Đạihọc India những năm 1940 - 1950 Sau đó, hướng nghiên cứu này lan rộng ratoàn thế giới, được bổ sung và đổi mới liên tục theo thời gian
2.1 Ở Việt Nam, việc nghiên cứu truyện kể dân gian theo mô típ đượcbắt đầu từ nửa cuối thế kỉ XX Lê Chí Quế, Nguyễn Tấn Đắc, Nguyễn ThịHiền là những tác giả có công giới thiệu phương pháp này với giới nghiên cứuViệt Nam Năm 1994, Lê Chí Quế có bài giới thiệu về phương pháp này
trên tạp chí Văn học số 5, với nhan đề Trường phái văn học Phần Lan những nguyên tắc ứng dụng và khả năng lí luận Năm 1996, Nguyễn Thị Hiền trên tạp chí Văn hóa - số 2 đã đăng bài viết Nghiên cứu truyện cổ dân gian
Trang 7-Việt Nam theo bảng mục lục tra cứu típ và mô típ truyện cổ tích dân gian của Antti Aarne và Stith Thompson Trong bài viết này, tác giả đã giới thiệu khá
kỹ lưỡng về Bảng tra cứu mô típ, đồng thời ứng dụng phương pháp này để
xác định các mô típ trong truyện cổ tích Tấm Cám Năm 2001, Kiều Thu Hoạch trên tạp chí Văn hóa dân gian – số 4 đã có hai bài viết là: Sơ bộ tìm hiểu kiểu truyện Tấm Cám ở Trung Quốc và So sánh típ truyện Trầu cau ở Trung Quốc và típ truyện cùng loại ở Việt Nam và Cam puchia, bàn về tục ăn trầu và văn hóa quyển trầu cau Đông Nam Á Qua hai bài viết này, tác giả đã
bước đầu đưa ra những quan niệm về mô típ cổ tích
Đặc biệt, vào năm 2001, nhà nghiên cứu Nguyễn Tấn Đắc đã phát hành
cuốn Truyện kể dân gian đọc bằng type và motif - một tuyển tập chuyên sâu
các bài nghiên cứu truyện kể dân gian Việt Nam và Đông Nam Á theo hướng
mô típ Trong đó, tác giả đã có bài viết công phu giới thiệu Bảng mục lục tra
cứu A-T và một chuyên khảo về truyện Tấm Cám, ứng dụng theo phương
pháp Phần Lan
Các công trình nghiên cứu trên đã cung cấp cho chúng tôi những vấn đề
lí luận và phương pháp luận quan trọng khi tìm hiểu đề tài Mô típ kén rể trong truyện cổ tích một số dân tộc thiểu số phía Bắc Việt Nam.
2.2 Về mối quan hệ giữa mô típ và cốt truyện cũng như sự biến đổicủa nó, đã có một số công trình nghiên cứu cụ thể đề cập đến vấn đề này, như:
Đinh Gia Khánh với cuốn Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề của truyện cổ tích qua truyện Tấm Cám (1968) Trong công trình này, tác giả đã nhắc tới
hình tượng chiếc giày, xuất hiện trong hầu hết các bản kể khác nhau thuộc
kiểu truyện Tấm Cám trên toàn thế giới dưới vai trò mô típ cốt lõi đầu tiên, từ
đó thâm nhập các đặc điểm sinh hoạt xã hội của từng thời kỳ như mối quan hệ
mẹ ghẻ con chồng, sự tranh công nảy sinh do bất bình đẳng trong quan hệ sảnxuất, hay chi tiết trả thù ở cuối truyện với chủ đề đấu tranh xã hội có liên quan
Trang 8đến mâu thuẫn giai cấp để cuối cùng phát triển thành kiểu truyện về ngườicon riêng trong kho tàng văn học dân gian thế giới.
Nguyễn Thị Bích Hà trong cuốn Thạch Sanh và kiểu truyện dũng sĩ trong truyện cổ Việt Nam và Đông Nam Á đã đưa ra định nghĩa, quan niệm về
sự diễn hóa mô típ trong truyện cổ tích Đây là cơ sở quý báu cho chúng tôikhi tiến hành đề tài này Cũng trong cuốn sách của mình, tác giả đã phân tích
sự diễn hóa của các mô típ trong truyện Thạch Sanh như: mô típ sự ra đờithần kì, mô típ dũng sĩ diệt rắn, mô típ dũng sĩ diệt đại bàng, mô típ xuốngthủy cung, mô típ chiến tranh giữa những người cầu hôn, mô típ kết hôn vàlên ngôi Vì Thạch Sanh cũng là truyện cổ tích nằm trong hệ thống mô típ kén
rể, nên những mô típ trên đều có mối quan hệ chặt chẽ với mô típ này Do đó,việc phân tích sự diễn hóa của các mô típ trong truyện Thạch Sanh đã gópphần làm sáng tỏ nhiều vấn đề chúng tôi cần nghiên cứu trong đề tài này
Ngoài hai công trình trên, còn có thể kể đến những công trình nghiên
cứu văn học dân gian theo hướng mô típ ở Việt Nam như: Người anh hùng làng Gióng của Cao Huy Đỉnh, Về cái chết của mẹ con dì ghẻ của Chu Xuân Diên, Đọc lại truyện Tấm Cám của Nguyễn Tấn Đắc, hay Khảo sát cấu trúc
và ý nghĩa một số típ truyện kể dân gian Tày ở vùng Đông Bắc Việt Nam của
Vũ Anh Tuấn
Trong bài Về cái chết của mẹ con Cám trên tạp chí Văn hóa dân gian
-số 2, Chu Xuân Diên đã đi sâu nghiên cứu một -số mô típ trong truyện Tấm Cám và lí giải nguồn gốc các mô típ ấy từ việc tìm hiểu vốn văn hóa c ổ của
Việt Nam và thế giới Cũng ở bài viết này, tác giả đã khẳng định sự biến đổicủa các mô típ theo thời gian do các nguyên nhân xã hội lịch sử
Nguyễn Thị Huế là một trong những tác giả có nhiều công trình líluận và ứng dụng chuyên sâu từ lí thuyết về mô típ Đầu tiên, phải kể tới cuốn
Từ điển type truyện dân gian Việt Nam do bà chủ biên Trong cuốn từ điển
Trang 9này, tác giả đã sưu tầm công phu hệ thống truyện cổ dân gian Việt Nam, sắpxếp chúng theo vần A-T Ngoài ra, tác giả cũng phân chia các mô típ truyệnkén rể như “kén rể biết một nghề” , “kén rể hay chữ”, “kén rể thông minh”,
“kén rể hiền”… Như vậy, từ cuốn từ điển này, tác giả đã giúp chúng tôi địnhhình kết cấu mô típ kén rể như một thành tố chính có thể phát triển thành kiểutruyện kén rể hay chỉ là thành tố phụ trợ
Tiếp đó, trong chuyên luận Nhân vật xấu xí mà tài ba trong truyện cổ tích Việt Nam, Nguyễn Thị Huế đã đưa ra một sơ đồ cấu tạo chung cho kiểu
truyện nhân vật xấu xí dựa trên sự diễn biến của cốt truyện có liên quan trựctiếp đến hình tượng nhân vật Theo tác giả, hình tượng nhân vật phát triển theo
một kết cấu chung là: Nguồn gốc nhân vật => Hình thức nhân vật => Sự thử thách đối với nhân vật => Tài năng của nhân vật => Nhân vật kết hôn => Tai họa và kẻ gây tai họa => Sự trợ giúp => Kết quả nhân vật đạt được Ứng với
các giai đoạn đó là sự xâu chuỗi các mô típ đóng vai trò đậm nhạt khác nhautrong kết cấu cốt truyện Để xác định được một truyện cổ tích bất kỳ nào đó cóthuộc kiểu truyện nhân vật xấu xí mà tài ba hay không, cần dựa vào sự xuấthiện của 8 mô típ: (1) Mô típ sinh nở thần kỳ, (2) Mô típ người mang lốt, (3)
Mô típ thử thách, (4) Mô típ tài năng, (5) Mô típ kết hôn, (6) Mô típ tai họa, (7)
Mô típ vật phù trợ, (8) Mô típ đoàn viên Đồng thời, tác giả còn đưa ra rấtnhiều biến đổi về hình thức của các mô típ khi chúng xuất hiện trong những cốttruyện khác nhau Và ở mỗi hình thức chuyển hóa đó, nội dung của các mô típhay hành động chức năng của nhân vật không thay đổi
2.3 Cũng có thể kể tới các bài viết, chuyên luận nghiên cứu cụ thể về
mô típ cổ tích, như: Nguyễn Thị Huế với Tìm hiểu mô típ cây trong truyện
họ Hồng Bàng (tạp chí Văn học - số 6) và Mô típ tiếng hát trong truyện kể dân gian Việt Nam” (tạp chí Văn hóa - 1991); Nguyễn Tấn Đắc với Mô típ cái duy nhất (tạp chí Nghiên cứu Văn học - số 2); Vũ Ngọc Hưng với Mô típ
Trang 10trừng phạt trong truyện cổ tích Việt Nam và thế giới (luận văn thạc sĩ - 2012);
La Mai Thi Gia với Mô típ trong nghiên cứu truyện dân gian - lí thuyết và ứng dụng: trường hợp mô típ tái sinh (luận án tiến sĩ - 2014)… Những
chuyên luận này cung cấp cho chúng tôi các quan điểm, lý thuyết về mô típtrong truyện cổ tích, để chuẩn bị cơ sở lí luận vững chắc khi tìm hiểu mô típkén rể
Nhà nghiên cứu Vũ Anh Tuấn với luận án phó tiến sĩ Khảo sát cấu trúc
và ý nghĩa một số típ truyện kể dân gian ở vùng đông bắc Việt Nam (1991) đã
khảo cứu kĩ lưỡng một số mô típ truyện dân gian tiêu biểu của các dân tộcthiểu số phía Bắc trong một số nhóm mẫu kể truyện Tày như: “nhóm mẫu kể
về hình tượng người khổng lồ”, “nhóm mẫu kể về người thần kì sáng tạo nghệthuật dân tộc”, “nhóm mẫu kể về người đổi phận vào cây cỏ tự nhiên”, “nhómmẫu kể về địa danh”, “nhóm mẫu kể về động vật, cỏ cây” Trong đó, phầnviết về “nhóm mẫu kể về người thần kì đội lốt” và “nhóm mẫu kể về hìnhtượng người con riêng” đã cung cấp cho chúng tôi nhiều kiến thức khi viếtluận văn này
2.4 Các chuyên luận, bài viết về chủ đề hôn nhân, thách cưới trong truyện
cổ tích sau đây được xem là có nhiều liên hệ với luận văn của chúng tôi
Hoàng Thị Thanh Trong với đề tài Kiểu truyện ngắn về đề tài hôn nhân
“giàu nghèo” trong kho tàng truyện cổ tích thần kì các dân tộc Việt Nam (luận
văn thạc sĩ – 2012) đã giúp chúng tôi tìm hiểu bước đầu về mô típ kén rể thôngqua việc phân tích đề tài hôn nhân “giàu nghèo” trong truyện cổ tích Việt Nam.Bởi đa số các cuộc kén rể diễn ra trong truyện cổ tích cũng chính là hôn nhân
Trang 11chặt chẽ với nhau Công trình này đã giúp chúng tôi bước đầu tìm hiểu mộtphần nhỏ về sự biến đổi của mô típ kén rể từ các thể loại tiền cổ tích và nhữnggiá trị phản ánh của mô típ này.
Qua các công trình nghiên cứu trên, có thể thấy, nghiên cứu về các môtíp truyện cổ tích nói chung và tìm hiểu về mô típ kén rể nói riêng không mới.Song, việc đặt vấn đề “mô típ kén rể” như một đề tài độc lập và tìm hiểu mộtcách chặt chẽ, đầy đủ, có hệ thống, cũng như xem xét sự biến đổi, mối quan
hệ của nó với các mô típ khác đến nay vẫn chưa có Vì vậy, chúng tôi xin mạn
phép “đan giỏ giữa đường”, tìm hiểu chuyên sâu về Mô típ kén rể trong truyện cổ tích một số dân tộc thiểu số phía Bắc dưới vai trò một công trình
độc lập, có hệ thống
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Kén rể là mô típ lớn, với rất nhiều bình diện nội dung, nghệ thuật khácnhau, xuyên suốt qua nhiều thể loại Tuy nhiên, ở luận văn này, chúng tôi chỉtập trung tìm hiểu nội dung và kết cấu, sự biến đổi của mô típ kén rể từ cácthể loại tiền cổ tích tới cổ tích thần kì và cổ tích sinh hoạt Bên cạnh đó,chúng tôi cũng bước đầu tìm hiểu mô típ kén rể trong mối quan hệ với các môtíp khác cũng như vai trò của nó trong cốt truyện cổ tích
Hệ thống truyện cổ tích của các dân tộc thiểu số phía Bắc rất lớn, đếnnay vẫn chưa hoàn toàn được thu thập một cách đầy đủ Do sự hạn chế về thờigian và điều kiện khảo sát, chúng tôi xin được giới hạn phạm vi nghiên cứucủa đề tài trong khuôn khổ một số truyện cổ tích thần kì và truyện cổ tích sinhhoạt ở một số dân tộc thiểu số phía Bắc (tiêu biểu là dân tộc H’Mông, Dao,Thái, Tày, Nùng, Giáy, Pu Péo )
4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu mô típ kén rể trong truyện cổ tích một
số dân tộc thiểu số phía Bắc để khẳng định vị trí của mô típ này trong hệ
Trang 12thống các mô típ truyện cổ tích Việt Nam, đồng thời chỉ ra vai trò của nótrong cốt truyện cổ tích, cũng như mối quan hệ qua lại với các mô típ khác.Ngoài ra, chúng tôi cũng muốn lí giải sự hình thành, biến đổi và ý nghĩa của
mô típ kén rể dưới góc nhìn văn hóa, tín ngưỡng
Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, chúng tôi đặt ra các nhiệm vụnghiên cứu sau:
- Khảo sát, thống kê, phân loại để mô tả sự hiện diện của mô típ kén rểtrong truyện cổ tích một số dân tộc thiểu số phía Bắc
- Tìm hiểu các lý thuyết về mô típ và quan niệm về diễn hóa mô típ
- Tìm hiểu sự hình thành, phát triển của mô típ kén rể dưới góc nhìnlịch sử văn hóa để thấy được quá trình biến đổi của nó từ văn hóa, tín ngưỡngdân gian và các thể loại tiền cổ tích tới cổ tích thần kì và cổ tích sinh hoạt
- Khám phá mối quan hệ qua lại giữa mô típ kén rể với các mô típ khác
và cốt truyện
5 Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành đề tài, chúng tôi thực hiện các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp nghiên cứu loại hình
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành
6 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, cấu trúc luậnvăn gồm 3 chương cụ thể như sau:
Chương I Giới thuyết khái niệm và khảo sát tư liệu
Chương II Nội dung mô típ kén rể trong truyện cổ tích một số dân tộc
thiểu số phía Bắc
Trang 13Chương III Mối quan hệ giữa mô típ kén rể với cốt truyện
Trang 14B PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I GIỚI THUYẾT KHÁI NIỆM VÀ KHẢO SÁT TƯ LIỆU 1.1 Giới thuyết khái niệm
1.1.1 Mô típ và mô típ truyện cổ tích
Nghiên cứu truyện kể dân gian nói chung và truyện cổ tích nói riêng từ
hệ thống mô típ là xu hướng cơ bản từng được ưa chuộng trong ngành nghiêncứu văn học dân gian thế giới Đây cũng là phương pháp quan trọng giúp tìmhiểu và mô tả cặn kẽ nguồn gốc lịch sử của truyện cổ tích Muốn nghiên cứutruyện cổ tích trong hệ thống mô típ, trước hết cần tìm hiểu các định nghĩa vàquan niệm về mô típ để xây dựng được khung xương cơ sở lí luận vững chắc
J.Bêđiê được xem là người đầu tiên nhận ra “trong truyện cổ tích tồn tạimột mối quan hệ nào đó giữa những đại lượng bất biến và những đại lượngkhả biến của nó” [59, 11] Đại lượng bất biến ở đây ngày nay được chúng tahiểu chính là mô típ Từ phát hiện đầu tiên của J.Bêđiê, chúng tôi hiểu rằng,
mô típ có tính chất cố định, bất biến
B.N.Puchilốp khi nghiên cứu văn học dân gian theo phương pháp sosánh – lịch sử đã “rất chú ý đến tính lặp lại và coi nó như một đặc tính nổi bậtcủa văn học dân gian” [17, 7] Theo ông, “tính lặp lại được biểu hiện khá đậmtrong truyện cổ tích, làm thành các kiểu truyện Nó vượt ra ngoài biên giớicác quốc gia, mang nhiều yếu tố tương đồng ngay ở các dân tộc khác rất xanhau” [17, 7]
A.N.Vêxêlốpxki là một trong những thế hệ học giả đầu tiên để tâm tớivấn đề mô típ trong việc nghiên cứu truyện cổ tích Từ những năm cuối thế kỉXIX, ông đã sớm nhận ra “đề tài chỉ là một phức thể của những mô típ Môtíp có thể kết hợp vào những đề tài khác nhau… Mô típ lớn lên thành đề tài”[46, 32], và khẳng định rằng “với chúng ta, nảy sinh sự cần thiết không phải
Trang 15nghiên cứu theo đề tài mà trước hết theo mô típ” [46, 32] Từ đó, Vêxêlốpxki
đã đưa ra định nghĩa ban đầu về mô típ: “Tôi hiểu mô típ như một công thứcquan trọng được lặp lại nhiều lần Mô típ như là đơn vị trần thuật đơn giảnnhất bằng hình tượng, giải quyết những vấn đề khác nhau mà đời sống đặt ra”[6, 313] Đây được xem như một trong những định nghĩa kinh điển với giớinghiên cứu văn học nói chung và cổ tích học nói riêng Từ định nghĩa này, Vũ
Ngọc Hưng trong đề tài Mô típ trừng phạt trong truyện cổ tích Việt Nam và truyện cổ tích thế giới đã chỉ ra: “Mô típ là các đơn vị cố định, có tính bền
vững, được sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần và là một hiện tượng phổ biếntrong văn học nghệ thuật” [29, 16] Chúng tôi bổ sung thêm cho quan niệmcủa Vũ Ngọc Hưng rằng, mô típ không chỉ có tính bền vững, mà luôn vậnđộng trong hành chức, bởi đặc tính của tác phẩm nghệ thuật là có tính kế thừa
và tính sáng tạo Các tác phẩm nghệ thuật trong một hệ thống/nền nghệ thuật
có thể bị biến đổi ít nhiều trong quá trình lưu hành từ đời này sang đời khác.Nghiên cứu lịch sử mô típ không chỉ dừng ở việc tìm ra nguồn gốc, mà cònphải nghiên cứu cả quá trình biến đổi, chuyển hóa từ thời đại, cốt truyện nàysang thời đại, cốt truyện khác Đây cũng là hướng đi quan trọng của thi pháphọc lịch sử, nhằm tiếp cận truyện kể dân gian trên bình diện biến đổi lịch sử.Ngoài ra, bản thân một mô típ khi di chuyển từ cốt truyện này sang cốt truyệnkhác cũng có sự biến đổi về vị trí, chức năng
Về mô típ trong nghệ thuật nói chung, tác giả Thompson cho rằng: “môtíp có một phạm vi thể hiện rất rộng, nó xuất hiện trong tất cả các loại hìnhnghệ thuật… Trong nghệ thuật điêu khắc, hội họa có một hình mẫu của hìnhkhối hay đường nét thường lặp đi lặp lại hoặc kết hợp với hình mẫu khác theomột kiểu cách riêng biệt nào đó Trong âm nhạc và bài hát dân gian cũng cónhững khuôn nhạc giống nhau thường trở lại luôn Trong nghệ thuật dân giannói chung, mô típ chính là hình mẫu thường được lặp đi lặp lại trong trong tác
Trang 16phẩm như một dấu ấn độc đáo” [29, 16] Từ định nghĩa chung về mô típ trongnghệ thuật của Thompson, Vũ Ngọc Hưng tiếp tục giải thích khái quát về môtíp: “Mô típ là yếu tố riêng biệt, độc đáo, có ý nghĩa và được sử dụng lặp lạinhiều lần để tạo ấn tượng nghệ thuật trong các tác phẩm khác nhau” [29, 17].
Bổ sung cho giải thích của Vũ Ngọc Hưng, chúng tôi nhận thấy, mô típ được
sử dụng lặp lại nhiều lần không chỉ để tạo ấn tượng nghệ thuật, mà còn thểhiện tư duy nghệ thuật, thế giới quan, nhân sinh quan của người sáng tác, cóthể ở mức tự giác hoặc không tự giác
Về mô típ trong truyện kể, theo Tăng Kim Ngân, giới khoa học đã đồngtình với định nghĩa của Thompson: “Mô típ là cái gì đó có thể hơi đặc biệt,độc đáo Nó phải làm cho người ta nhớ và lặp đi lặp lại trong các dị bản Bảnthân mô típ có thể là mẩu kể ngắn và đơn giản như là một sự việc chủ đề gâyấn tượng ưa thích cho người nghe” [40, 66] Như vậy có thể thấy, hầu hết cácnhận định đều thống nhất ở tính độc đáo của mô típ, bởi nó phải độc đáo, thuhút, thú vị thì mới được lặp đi lặp lại, mang thông điệp, không nhàm chán
V.IA.Propp trong công trình nghiên cứu về hình thái học truyện cổ tíchsau khi phân tích các ví dụ đã chỉ ra: “Trong những thí dụ đã dẫn trên đây là
có những hằng số và biến số Những tên gọi thay đổi và cùng với các tên gọi
là những thuộc tính của những nhân vật hành động, những hành động của họkhông thay đổi, hay chức năng của họ không thay đổi Do đó ta kết luận rằngtruyện cổ tích thường gắn những hành động như nhau cho những nhân vậtkhác nhau Điều này cho phép ta có thể nghiên cứu truyện cổ tích dựa theonhững chức năng của những nhân vật hoạt động” [46, 40] Từ đây, chúng tôihiểu, mô típ là hằng số, tức là đại lượng cố định, bất biến, còn nội dung truyện
cổ tích (gồm tên gọi, đề tài, chủ đề, chủng loại nhân vật, hành động nhânvật…) là biến số, có thể thay đổi theo từng tác phẩm riêng lẻ
Cũng trong công trình nghiên cứu của mình, Propp đã chỉ ra: “Nhân vật
Trang 17truyện cổ tích dù có đa dạng đến đâu đi chăng nữa cũng thường làm nhưnhau Biện pháp thực hiện chức năng có thể thay đổi, nó là một biến số.Những chức năng với tính cách chức năng là một đại lượng bất biến” [46, 41].Tức là thế giới nhân vật trong một hệ thống mô típ truyện cổ tích có thể rất đadạng, phong phú về chủng loại, nhưng lại thường hành động theo các chứcnăng giống nhau Các chức năng đó được xem là mô típ Từ đó, chúng tôinhận thấy sự chi phối mạnh mẽ của mô típ tới hành động nhân vật và cốttruyện Chức năng, kiểu hành động của một nhân vật truyện cổ tích này có thểchuyển sang những nhân vật ở các truyện cổ tích khác nếu chúng cùng nằmtrong một mô típ, bất kể là cổ tích thần kì hay cổ tích sinh hoạt Và số đề tài,cốt truyện, chủng loại nhân vật dù có đa dạng tới đâu cũng chỉ nằm trong hệthống các mô típ nhất định của truyện cổ tích mà thôi
Về mô típ trong tiếng Việt, trước hết, cần chiết tự trên bình diện ngônngữ, trong đó, mô là mô hình, típ là khuôn, dạng, mẫu Như vậy, mô típ cótính chất khuôn mẫu, bao quát, tổng thể
Theo Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn
Khắc Phi, mô típ trong Hán Việt là mẫu đề (do người Trung Quốc phiên âm
từ motif trong tiếng Pháp), có thể trở thành các từ khuôn, dạng hoặc kiểutrong tiếng Việt để chỉ “những thành tố, những bộ phận lớn hoặc nhỏ đượchình thành bền vững, ổn định và được sử dụng nhiều lần trong các tác phẩmvăn học nghệ thuật” [19, 136] Từ khái niệm này, Vũ Ngọc Hưng đã nhậnđịnh: “Mô típ là yếu tố không thể chia tách ra được, bản thân nó, bền vững,
ổn định và xuất hiện có tính chất lặp đi lặp lại trong văn học nghệ thuật” [29,17] Theo chúng tôi, mô típ không hẳn là đơn nhất và không thể phân chiađược Một mô típ lớn có thể bao hàm một số mô típ nhỏ hơn và như thế chúngvẫn có thể chia tách Nhưng khi chia tách thành các thành tố nhỏ hơn (mô típnhỏ hơn) thì ý nghĩa mô típ ban đầu không còn nguyên vẹn
Trang 18Trong Từ điển văn học, Chu Xuân Diên đã định nghĩa mô típ như sau:
“Thuật ngữ phiên âm tiếng Pháp (từ motif) đôi khi dịch sang tiếng Việt làmẫu đề dùng để chỉ những yếu tố đơn giản nhất có ý nghĩa trong cấu tạo đềtài, cốt truyện của tác phẩm nghệ thuật” [56, 117] Qua định nghĩa này, VũNgọc Hưng đã chỉ ra “mô típ là những yếu tố đơn giản, là thành phần thamgia vào cấu tạo đề tài và có vị trí rất quan trọng trong quá trình tổ chức cốttruyện của tác phẩm nghệ thuật” [29, 17]
Theo Từ điển văn học (1983), thuật ngữ mô típ có hai cách dùng: “1 –
Coi mô típ là hạt nhân của cốt truyện, là cái công thức từ đó cốt truyện đượctriển khai 2 – Mô típ là yếu tố hợp thành cốt truyện” [17, 23] Từ đây, chúngtôi cũng nhận thấy, mô típ là thành tố thuộc kết cấu tác phẩm văn học, tạo racốt truyện, tổ chức sự vận động của cốt truyện và có vai trò xác định nội dungcốt truyện Nói cách khác, mô típ là những sự kiện (chi tiết/biến cố) cấu thànhnên cốt truyện, còn cốt truyện cổ tích là sơ đồ liên kết các mô típ lại với nhautheo những quy luật nhất định Đây cũng là phương tiện cơ bản để người sángtác tạo nên tác phẩm Với tư cách là phương tiện biểu hiện ý nghĩa trực thuộckết cấu, mô típ ra đời cùng một lúc với ý đồ nghệ thuật của tác phẩm văn học,được cụ thể hóa cùng với sự phát triển hình tượng Tức là mô típ phải hìnhthành trước khi tác giả (dân gian) bắt tay vào sáng tác tác phẩm (truyện cổtích), nó phản ánh tư duy, quan niệm của người sáng tác và quá trình vậnđộng của tư duy ấy Cũng từ việc áp dụng lí thuyết về cấu trúc tác phẩm vănhọc vào tìm hiểu mô típ, chúng tôi quan niệm rằng một mô típ bao giờ cũng
có kết cấu 3 tầng: tầng ngôn từ, tầng hình tượng và tầng ý nghĩa hàm ẩn
Theo Nguyễn Tấn Đắc, “trong ngôn ngữ thông thường, mô típ chỉ lànhững nét khác biệt hoặc những nét nổi bật Từ mô típ thường được sử dụngtrong văn học nghệ thuật, âm nhạc, thuật ngữ tạo hình và hoa văn trang trí”[29, 18] Như vậy, có thể hiểu, mô típ trong ngôn ngữ đời thường và mô típ
Trang 19trong nghệ thuật có sự khác nhau Nếu mô típ trong đời thường chỉ là nhữngnét khác biệt thì trong văn học, nghệ thuật, mô típ là đơn vị cấu thành hìnhtượng, chứa đựng nhiều tầng nội dung, ý nghĩa, tư tưởng khác nhau Đi sâu hơnvào mô típ trong truyện kể dân gian, tác giả cho rằng: “Thông thường, người taxem mô típ là phần nhỏ nào đó không thể chia tách, có ít nhiều khác lạ và được
sử dụng lặp đi lặp lại Đồng thời, mô típ được hiểu là những phần tử vừa mangtính đặc trưng, vừa mang tính bền vững của truyện kể dân gian… Trong truyện
cổ tích, mô típ là những khái niệm hết sức đơn giản, thường gặp trong truyện
kể truyền thống Đó có thể là những tạo vật khác thường như thần tiên, phùthủy, yêu tinh, mụ dì ghẻ ác nghiệt, hay đó là thế giới kì diệu mà loài vật thiêng
có phép ma thuật và luôn có hiệu lực…” [29, 18]
Như vậy, có rất nhiều khái niệm, định nghĩa, quan niệm về mô típ,nhưng tựu chung lại, có mấy vấn đề như sau:
- Mô típ là những khuôn, dạng, mẫu hoặc kiểu hành động, chức năngnhân vật trong truyện cổ tích Nó có tính bền vững, lặp đi lặp lại qua nhiều tácphẩm, không chỉ để tạo ấn tượng nghệ thuật, mà còn thể hiện tư duy nghệthuật, thế giới quan, nhân sinh quan của người sáng tác Mô típ được hiểu lànhững hằng số, đối lập với nó là biến số gồm tên gọi, đề tài, chủng loại nhânvật, hành động nhân vật… Các truyện cổ tích hay nhân vật nằm trong một hệthống mô típ thường phải tuân theo những khuôn mẫu mà mô típ đưa ra Tuy
có tính bền vững, cố định, nhưng mô típ vẫn luôn vận động trong hoạt độnghành chức của nó
- Mô típ là yếu tố quan trọng thuộc kết cấu tác phẩm truyện cổ tích,hình thành trước khi tác giả dân gian bắt tay vào sáng tác Nó chính là sự kiện(chi tiết/biến cố) cấu thành nên cốt truyện, phản ánh tư duy, quan niệm củangười sáng tác và quá trình vận động của tư duy ấy
- Mô típ mang tính kí hiệu Tức là trong mỗi mô típ có mối quan hệ
Trang 20chặt chẽ không thể tách rời như hai mặt của một tờ giấy giữa cái biểu đạt vàcái được biểu đạt Nói cách khác, mô típ trong văn học bao giờ cũng có kếtcấu 3 tầng: tầng ngôn từ, tầng hình tượng và tầng ý nghĩa hàm ẩn.
- Mô típ có tính độc đáo, đặc trưng, khiến người đọc dễ ấn tượng về nó
- Mô típ tham gia vào quá trình tổ chức cốt truyện cổ tích
- Mô típ thường có tính chung và tính riêng Tính chung là nhữngkhuôn mẫu áp dụng cho toàn hệ thống mô típ, còn tính riêng là những nét độcđáo, đặc trưng riêng ở từng tác phẩm cụ thể Ở đây, mô típ có thể biến đổitrong quá trình di chuyển từ cốt truyện này sang cốt truyện khác trong nhiềutác phẩm khác nhau
Từ các khái niệm, quan niệm về mô típ trên, để phục vụ đề tài nghiêncứu, chúng tôi xin đưa ra định nghĩa riêng về mô típ như sau:
Mô típ là mô hình các tình tiết, hành động, chức năng có tính đặc trưng, quy luật phổ biến được lặp đi lặp lại trong các tác phẩm truyện cổ tích nhằm phản ánh đời sống, xã hội và thể hiện tư duy nghệ thuật, nhân sinh quan, thế giới quan của tác giả dân gian Mô típ đóng vai trò quan trọng trong việc cấu trúc tác phẩm, mang tính bền vững nhưng cũng luôn vận động, biến đổi.Các mô típ trong một tác phẩm luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Điều kiện để trở thành một mô típ là:
- Phải có tính đa dạng về nội dung Tức là đa dạng về đề tài, nhân vật,hành động, không gian, thời gian Sự đa dạng về nội dung này cũng là sựchuyển hóa mô típ, theo cách nói của Propp, gồm: chuyển hóa thành cái đốilập và chuyển hóa bằng cách thay thế (yếu tố tín ngưỡng, yếu tố tôn giáo, yếu
tố văn học, yếu tố cổ hơn, yếu tố sinh hoạt) Ví dụ, yếu tố “con rồng” trong
mô típ Con rồng bắt cóc con gái nhà vua có thể chuyển hóa thành con rắn,
yêu tinh, con quỷ, mụ phù thủy… Yếu tố “nhà vua” có thể chuyển hóa thànhphú ông, viên quan, lão nông, nhà thương gia… Yếu tố “bắt cóc” có thểchuyển hóa thành hành hạ, đòi nộp mạng, gây tai nạn, cưỡng hôn…
Trang 21- Phải có tính lặp lại về chức năng Tức là các chức năng, kiểu hànhđộng của nhân vật có tính khuôn mẫu, lặp đi lặp lại như đã nói ở trên Chẳng
hạn, trong mô típ Con rồng bắt cóc con gái nhà vua bên trên, các yếu tố về
tên gọi nhân vật, hành động có thể thay đổi, nhưng vẫn phải tuân theo đúngchức năng, kiểu hành động của mô típ Nhân vật con rồng (con rắn, yêu tinh,phù thủy) bắt buộc phải thực hiện chức năng gây hại (là bắt cóc, cưỡng hôn,đòi nộp mạng) chứ không thể chuyển thành chức năng ban thưởng, trợ giúpcho con gái nhà vua (phú ông, viên quan, lão nông) được
1.1.2 Truyện cổ tích là hệ thống các mô típ
Không một mô típ nào có thể tự thân làm nên truyện cổ tích mà không
có sự kết nối với các mô típ khác Trong một truyện cổ tích bao giờ cũng phải
có sự hiện diện của nhiều mô típ liên kết với nhau, vì “xét về bản chất thì cốttruyện cổ tích là một chỉnh thể thống nhất toàn vẹn mà trong đó các mô típphải liên kết chặt chẽ với nhau theo một quy tắc nhất định để tạo thành mộtcốt truyện” [29, 19] Tức là mỗi mô típ chỉ đóng vai trò như một sự kiện (chitiết, biến cố) trong cốt truyện, trong đó sẽ có một hoặc một số mô típ đóng vai
trò biến cố trung tâm làm thay đổi cốt truyện Ví dụ, trong truyện Chàng rể cóc có nhiều mô típ như mô típ hiếm muộn, mô típ sinh nở thần kì, mô típ
người đội lốt vật, mô típ thử lòng… nhưng mô típ kén rể vẫn là mô típ chínhlàm thay đổi cốt truyện và quy tụ những mô típ khác, khiến cốt truyện phảixoay quanh nó
Nguyễn Thị Bích Hà trong Thạch Sanh và kiểu truyện dũng sĩ trong truyện cổ tích Việt Nam và Đông Nam Á đã chỉ ra 10 mô típ trong truyện
Thạch Sanh gồm: mô típ sự ra đời thần kì; mô típ dũng sĩ diệt rắn ác; mô típdũng sĩ diệt đại bàng; mô típ đi xuống thủy cung; mô típ người câm; mô típtiếng đàn thần kì; mô típ chiến tranh giữa những người cầu hôn; mô típ niêucơm thần kì; mô típ kết hôn và lên ngôi Từ đó, tác giả cũng chỉ rõ rằng, 10
Trang 22mô típ này có sự liên kết chặt chẽ với nhau Tất nhiên, 10 mô típ mà tác giảđưa ra vẫn chưa phải tất cả những mô típ có mặt trong truyện Thạch Sanh.Ngoài ra vẫn có những mô típ khác như: mô típ ban thường; mô típ trừngphạt; mô típ thử thách; mô típ mồ côi; mô típ hiếm muộn; mô típ kén rể…
Vũ Ngọc Hưng trong Mô típ trừng phạt trong truyện cổ tích Việt Nam
và truyện cổ tích thế giới cũng chỉ ra một số mô típ trong truyện cổ tích Tấm Cám như: mô típ ban thưởng (chức năng ban thưởng); mô típ tái sinh (chức
năng tái sinh); mô típ trừng phạt (chức năng trừng phạt), mô típ về cácphương tiện thần kì (chức năng trợ giúp, ban thưởng); mô típ mẹ ăn thịt con(chức năng trừng phạt); mô típ làm mắm (chức năng trừng phạt)… Tác giảcũng nhấn mạnh, “các mô típ này đều thực hiện một chức năng cụ thể thôngqua hành động cổ tích mà nhân vật thực hiện và cuối cùng hướng tới một kếtthúc có hậu” [29, 19]
V.IA.Propp trong công trình nghiên cứu về hình thái học truyện cổ tích
đã chỉ ra sơ đồ 31 chức năng của nhân vật cổ tích (cũng được hiểu là mô típ)với sự liên kết chặt chẽ của các chức năng với nhau Qua đó, chúng tôi rút rarằng, bất cứ truyện cổ tích nào cũng là một hệ thống sơ đồ của các mô típ nhấtđịnh trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau, mô típ này chi phối mô típ kia vàngược lại
Tuy vẫn có thể chia tách được, nhưng mô típ vẫn được xem là đơn vịnhỏ, không thể tự thân làm nên một câu chuyện cổ tích Trong quá trình thamgia vào cốt truyện, nó vẫn phải liên kết với các sự kiện, mô típ khác để tạonên một chỉnh thể thống nhất Tức là các mô típ trong truyện phải liên kết vớinhau theo những quy luật nhất định để cùng hướng tới một kết thúc chung Ví
dụ, trong truyện Chàng Lùn, nếu mô típ kén rể không liên kết với các mô típ
khác như dũng sĩ cứu người đẹp, ban thưởng, trừng phạt thì cốt truyện sẽ pháttriển theo những hướng khác và không đi tới kết thúc như vậy nữa
Trang 23Từ những nhận định trên, chúng tôi kết luận rằng, mỗi một truyện cổtích là một hệ thống các mô típ nằm trong một sơ đồ, có mối quan hệ chặt chẽvới nhau theo những quy luật nhất định để cùng tạo nên một chỉnh thể thốngnhất, xây dựng nên hình tượng và đi tới kết thúc chung cho toàn tác phẩm,nhằm thể hiện tư tưởng nội dung, nghệ thuật mà tác giả gửi gắm
Đồng thời, chúng tôi cũng nhận ra, mỗi một mô típ lại bao hàm một hệthống truyện cổ tích nhất định Ví dụ, mô típ kén rể là một hệ thống các truyện
cổ tích có yếu tố kén rể Hệ thống này có thể lên tới hàng chục, hàng trăm,thậm chí hàng ngàn truyện cổ tích, tùy theo giới hạn, phân vùng phạm vi Cáctruyện cổ tích ở mô típ này có thể đồng thời nằm trong hệ thống của những
mô típ khác Ví dụ, các truyện cổ tích chứa mô típ kén rể như Bảy chị em, Chàng Lùn, Cái gậy thần, Cái ná chin rãnh, Chàng Ếch, Chàng rể Khỉ, Chàng Rùa, Cóc Trời… vẫn nằm trong hệ thống của các mô típ khác như mô
típ như mô típ người kì dị, mô típ người đội lốt vật, mô típ thách cưới, mô típban thưởng, mô típ trừng phạt, mô típ hóa thân… Nhưng chúng vẫn có đầy đủnhững đặc điểm chung, tức là sự lặp đi lặp lại mang tính khuôn mẫu về chứcnăng, kiểu hành động của mô típ kén rể Điều này cũng cho thấy sự ảnhhưởng, tác động qua lại lẫn nhau giữa các mô típ
Vì vậy, cần thiết phải tìm hiểu mối quan hệ giữa mô típ kén rể với cốttruyện và các mô típ khác trong luận văn này
1.1.3 Diễn hóa mô típ trong truyện cổ tích
1.1.3.1 Khái niệm diễn hóa
Diễn hóa hay còn gọi là sự biến đổi, di chuyển mô típ không phải kháiniệm và hướng nghiên cứu mới Các nhà nhân loại học Anh từ thế kỉ XIX đãbắt đầu với giả thuyết về khả năng tự sản sinh cốt truyện để tìm kiếm nguồngốc mô típ truyện kể dân gian từ hiện thực đời sống, lịch sử xã hội Đếntrường phái thi pháp học lịch sử, với người sáng lập là Vêxêlốpxki, đã hướng
Trang 24tới nghiên cứu lịch sử mô típ không chỉ từ nguồn gốc nảy sinh mà còn ở cảquá trình biến đối, chuyển hóa của nó từ thời đại, xã hội này sang thời đại, xãhội khác, thậm chí là từ cốt truyện này sang cốt truyện khác
Tiếp nối Vêxêlốpxki, V.IA.Propp, một trong những nhà nghiên cứu vănhọc dân gian nổi tiếng nhất cũng quan tâm đến việc khảo sát nguồn gốc và sựbiến đổi lịch sử của của các hiện tượng folklore, vì theo ông “nghiên cứunguồn gốc xét về yêu cầu và bản chất luôn mang tính lịch sử, nhưng nó khôngphải là nghiên cứu lịch sử Nghiên cứu nguồn gốc có nhiệm vụ nghiên cứuquá trình phát sinh của các hiện tượng còn lịch sử thì nghiên cứu sự phát triểncủa chúng” [46, 20]
Nhà nghiên cứu người Nga Puchilốp với quan niệm về tính sản sinhcủa mô típ lại cho rằng khả năng biến đổi, di chuyển vốn đã nằm sẵn trong
mô típ vì nó luôn sản sinh ra những ý nghĩa, sắc thái mới
Như vậy, các nhà nghiên cứu thuộc trường phái thi pháp học lịch sửđều thống nhất rằng mô típ truyện kể dân gian luôn có sự biến đổi đa dạngtheo lịch sử xã hội Vì vậy, phải nghiên cứu sự di chuyển, thay đổi của lịch sử
mô típ trong truyện kể dân gian cùng với việc nghiên cứu nguồn gốc lịch sử
xã hội của nó Trong đó, nghiên cứu nguồn gốc là bước đầu tiên, còn nghiêncứu sự biến đổi, chuyển hóa trong lịch sử là bước thứ hai, rất cần thiết Đây làbước quan trọng để nhìn ra được mối liên hệ của mô típ truyện với môitrường lịch sử - xã hội, văn hóa – phong tục, nơi mà nó nảy sinh, phát triển vàchuyển hóa, biến đổi Đồng thời, nghiên cứu những biến đổi đa dạng của môtíp trong sự phát triển lịch sử, xã hội cũng giúp nhận diện được mẫu gốc(original) đầu tiên mà nó biểu đạt nghĩa
Có nhiều quan niệm về sự diễn hóa của mô típ, tuy nhiên, trong luậnvăn này, chúng tôi đi theo khái niệm của Nguyễn Thị Bích Hà: “Diễn hóa môtíp là sự tồn tại, vận động và biến hóa của từng mô típ trong từng thời kì, thời
Trang 25đại lịch sử của từng dân tộc, từng vùng miền cũng như trong toàn bộ lịch sửcủa dân tộc, khu vực và toàn thế giới” [15, 33] Theo tác giả, “trước khi trởthành mô típ, nó đã có một quá trình vận động Sau khi trở thành mô típ nócòn tiếp tục vận động Nói cách khác, nó còn biến hóa, phát triển thêm, biếnđổi đi, và cũng có thể biến mất hẳn” [15, 33].
Từ định nghĩa trên, chúng tôi nhận thấy 2 điều kiện để có sư diễn hóacủa mô típ là:
- Mô típ phải có quá trình phát triển, vận động theo lịch sử Tức là phải
có thời gian để mô típ đi vào hành chức, đó có thể là một khoảng thời gian rấtdài, trải qua nhiều thời đại khác nhau
- Mô típ phải có sự biến đổi trong quá trình vận động, phát triển củachính nó
1.1.3.2 Nguyên nhân của sự diễn hóa mô típ
Có 5 nguyên nhân dẫn tới sự diễn hóa, biến đổi của các mô típ trongtruyện cổ tích nói riêng và văn học dân gian nói chung như sau:
- Thứ nhất, “sự vận động lịch sử xã hội đã dẫn theo sự diễn hóa các môtíp” [15, 33] Vì mô típ truyện nói riêng và văn học nghệ thuật nói chung làhình thái ý thức xã hội, kiến trúc thượng tầng của những thời đại nhất định,nên nó phải tuân theo và phản ánh cơ sở hạ tầng, tồn tại xã hội Bất cứ sự thayđổi nào của cơ sở hạ tầng trong từng thời đại cũng dẫn tới sự vận động, biếnđổi của văn học nghệ thuật, kéo theo sự diễn hóa mô típ
- Thứ hai, văn học dân gian luôn có xu hướng “đương đại hóa tácphẩm” [15, 34] để phản ánh kịp thời từng giai đoạn, thích hợp với nhu cầutiếp nhận của con người qua các thời kì Đây cũng là cách thức sinh tồn củavăn học dân gian, khi không có văn bản lưu trữ Vì vậy, “sự ra đời, biến đổi,mất đi của các mô típ là chuyện đương nhiên, có tính quy luật” [15, 34]
- Thứ ba, “diễn hóa hay sự vận động và phát triển luôn là cuộc đấu
Trang 26tranh lâu dài giữa cái cũ và cái mới, giữa khuynh hướng bảo thủ và khuynhhướng cách tân, giữa tư tưởng và hình thức nghệ thuật đã trở nên già cỗi, lạchậu với những nguyên tắc nhận thức đời sống, những tư tưởng và hình thứcnghệ thuật mới mẻ, tiên tiến” [15, 35] Một mô típ muốn tồn tại và sinhtrưởng trong đời sống văn học nghệ thuật thì cần phải thay đổi, loại bỏ nhữngyếu tố cũ, dung nạp các nhân tố mới để thích nghi với sự phát triển của xã hội,của tư duy, nhận thức con người.
- Thứ tư, “điều quan trọng quyết định sự diễn hóa mô típ là sự thay đổinhững nguyên tắc nhận thức con người và thế giới” [15, 34] Khi xã hội pháttriển thì nhận thức của con người cũng được nâng cao, dẫn tới những thay đổitrong cách phản ánh hiện thực vào văn học, khiến mô típ phải biến đổi chophù hợp hơn
- Thứ năm, “sự giao lưu văn hóa cũng góp phần vào quá trình diễn hóacác mô típ… văn học dân gian với những đặc trưng cơ bản như tính tập thể, tínhtruyền miệng, tính dị bản… đã là một hệ thống mở, bật đèn xanh để mô típ luôn
có điều kiện có thể diễn hóa Dị bản là hệ quả của tính tập thể, tính truyền miệngcủa văn học dân gian” [15, 37] Sự giao lưu văn hóa là điều kiện để mô típtruyện của dân tộc này có thể di chuyển sang truyện cổ tích của dân tộc khác
Tóm lại, “diễn hóa mô típ là hiện tượng có thực, diễn ra liên tục như làmột sự phản ứng tự nhiên và tự thân dưới sự tác động phức tạp của lịch sử xãhội và các hình thái ý thức xã hội” [15, 40] Việc tìm ra 5 nguyên nhân diễnhóa mô típ như trên có ý nghĩa rất lớn trong quá trình tìm hiểu mô típ kén rểtrong truyện cổ tích một số dân tộc thiểu số phía Bắc
1.2 Cơ sở thực tiễn
Trong phần này, chúng tôi sẽ trình bày các cơ sở văn hóa, xã hội, lịch
sử hình thành nên mô típ kén rể trong truyện cổ tích
Trang 271.2.1 Sự chuyển đổi từ chế độ mẫu hệ tới gia đình phụ quyền
Trước tiên, cần xem xét cơ sở xuất hiện mô típ kén rể từ hình thức quầnhôn ở chế độ mẫu hệ Bất kì dân tộc nào trên thế giới cũng trải qua chế độ này
ở thời kì đầu của giai đoạn công xã nguyên thủy (thời đại đồ đá cũ hậu kì) vớixuất phát điểm là hình thức quần hôn Thậm chí, có một số dân tộc nhỏ vẫntồn tại chế độ mẫu hệ đến tận ngày nay Không nên nhầm lẫn giữa mẫu hệ vàmẫu quyền Chế độ mẫu quyền (matriarchy) là một dạng hình thái xã hội,trong đó người phụ nữ lớn tuổi nhất (người mẹ, người bà) đứng đầu một giatộc, gia đình Việc cai quản gia đình, nắm giữ kinh tế, quyết định mọi việc vàcác mối liên hệ hậu duệ được xác định thông qua vài trò của phụ nữ Trongkhi đó, chế độ mẫu hệ (martrilineality) chỉ đơn giản là hệ thống dòng tộc màthế hệ con cái, hậu duệ được tính theo họ mẹ Đối lập với nó là chế độ phụ hệnhư ngày nay Ở phía Bắc Việt Nam, chế độ mẫu hệ tồn tại ở một số dân tộcthiểu số vùng cao thuộc khu vực Tây Bắc
Tìm hiểu về nguồn gốc của chế độ mẫu hệ, Moócgan đã “đi ngược vềtrạng thái nguyên thủy, trong đó, quan hệ tình dục hỗn tạp và thịnh hành trongnội bộ bộ lạc khiến cho mọi người đàn bà đều thuộc về mọi người đàn ông,cũng như mọi người đàn ông đều thuộc về mọi người đàn bà” [36, 16] Trongtrạng thái nguyên thủy này, chế độ hôn nhân là “hôn nhân chung, tức là tìnhtrạng trong đó những người chồng sống theo chế độ nhiều vợ, và vợ của họcũng đồng thời sống theo chế độ nhiều chồng Vì vậy, con cái chung đều làchung của hai bên; tình trạng này càng về sau càng thu hẹp cho đến lúc rốtcuộc chỉ còn lại một đôi vợ chồng như hiện nay” [36, 15]
Bacôphen trong cuốn Mẫu quyền đã nêu ra 4 luận điềm sau: “(1) Loài
người thoạt tiên sống trong những quan hệ tình dục hỗn tạp mà tác giả gọibằng một từ không thỏa đáng là chế độ hetaia; (2) Những quan hệ như thế làmcho không thể nào biết được chắc chắn ai là cha đẻ, nên dòng máu chỉ có thể
Trang 28tính theo nữ hệ - theo mẫu hệ - và ở tất cả các dân tộc thời cổ thì lúc đầu tìnhhình đều là như thế; (3) Vì vậy, những người đàn bà, với tư cách là nhữngngười mẹ, tức là người duy nhất chắc chắn đã sinh thế hệ trẻ, đã được tônkính và tôn trọng cao độ Theo quan niệm của Ba-cô-phen, sự tôn kính vàkính trọng đó đã đạt đến mức trở thành sự thống trị hoàn toàn của nữ giới; (4)Bước chuyển sang chế độ hôn nhân cá thể - tức là chế độ trong đó người đàn
bà chỉ thuộc về một người đàn ông – đã vi phạm một điều răn tôn giáo củathời cổ, một sự vi phạm ắt phải bị trừng phạt, hoặc nếu muốn được tha thứ thìngười đàn bà phải chuộc tội bằng cách hiến thân cho người khác trong thờigian nhất định” [36, 16] Như vậy, theo các tác giả trên, nguồn gốc của chế độmẫu hệ chính là quần hôn - hình thức hôn nhân đầu tiên, có mặt sớm nhấttrong lịch sử loài người Ở hình thức quần hôn, “từng nhóm đàn ông và từng
nhóm đàn bà đều là sở hữu của nhau” [36, 17] Vì vậy, đứa trẻ sinh ra chỉ biết
mẹ mà không thể biết rõ bố là ai, nên dòng dõi chỉ có thể xác định dựa theobên mẹ Ở thời kì này, do lối sống bầy đàn tập trung quanh những người mẹ(giống như lối sống của một đàn sư tử), nên con người chưa có khái niệm vềngười cha Ngoài ra, do đặc trưng của hình thái kinh tế khi ấy, nam giớithường đảm nhiệm công việc săn bắn, kiếm thức ăn, còn phụ nữ chủ yếu háilượm, may vá, làm nghề nông, đảm nhiệm các công việc gia đình nên đượccoi trọng hơn, giữ vai trò chủ đạo trong sản xuất, đời sống
Nhưng “gia đình là một yếu tố năng động, nó không bao giờ đứngnguyên một chỗ, mà chuyển từ hình thức thấp lên một hình thức cao, khi một
xã hội phát triển từ một giai đoạn thấp lên một giai đoạn cao” [36, 15], nêncác hình thức gia đình cũng thay đổi và phát triển theo từng thời kì lịch sử.Nếu như giai đoạn đầu tiên có sự kết hôn nội tộc, thì giai đoạn sau, khi công
xã thị tộc phát triển, đã bắt đầu cấm lấy người cùng bộ tộc mà phải kết hônngoài bộ tộc, còn gọi là kết hôn ngoại tộc Cùng với việc cấm kết hôn nội tộc,
Trang 29hình thức quần hôn dần bị thay thế bởi các gia đình cặp đôi Nhưng, trong giaiđoạn này, chế độ mẫu hệ vẫn tồn tại hoặc ít nhiều vẫn còn ảnh hưởng, quyềnlực, nên khi thực hiện kết hôn ngoại tộc, người nam phải sang cư trú ở bộ tộc,gia đình người nữ Vì vậy, bộ tộc, gia đình người nữ có quyền đặt ra điều kiệnvới người nam trước khi cho phép anh ta bước vào bộ tộc, gia đình mình Cácđiều kiện này ban đầu thường liên quan đến sức lao động như phải có sứckhỏe, biết săn bắn, lao động sản xuất… Đôi khi, họ đòi hỏi cả về ngoại hình,bởi ngoại hình đẹp đẽ, to cao thì sẽ có nhiều sức khỏe để lao động Chính điềunày là một trong những cơ sở đầu tiên hình thành nên mô típ kén rể trongtruyện cổ tích cũng như các thể loại tiền cổ tích Những dấu tích hôn nhân nàyvẫn tồn tại trong tục ở rể tại một số dân tộc thiểu số như Ê-đê, Ba Na, GiaRai, Dao, Cơ Ho, Sán Chỉ ngày nay Trong tục ngữ cũng có đề cập đến việckén rể như: “Lấy du xem tông, lấy cháu nhòm họ”; “Lấy vợ xem tông, lấychồng xem giống”; “Mua thịt thì chọn miếng mông, lấy chồng thì chọn contông nhà nòi”.
Từ lúc hình thành kết hôn cặp đôi, người ta đã có thể xác định quan hệhuyết thống, hậu duệ của đứa trẻ theo vai người cha Vì vậy, cùng với sự pháttriển của xã hội, chế độ mẫu hệ dần bị thay thế bởi gia đình phụ quyền Từ sựthay đổi sâu sắc này, người nam không phải ở rể nữa, mà ngược lại, người nữ
sẽ về bộ tộc, gia đình người nam sinh sống Như đã biết, trong một bộ tộc haymột gia đình, người nữ luôn là một trong những sức lao động chính, đặc biệt
ở vai trò sinh nở, nuôi dưỡng các thế hệ sau Lúc này, bộ tộc, gia đình người
nữ sẽ mất đi một sức lao động, sinh nở, còn bộ tộc, gia đình người nam lạinhận được chính sức lao động, sinh nở đó Bởi thế, phía bộ tộc, gia đìnhngười nam phải bù lại một lượng của cải, vật chất cho bộ tộc, gia đình người
nữ Đây chính là cơ sở hình thành các điều kiện thách cưới, một trong nhữngnhân tố quan trọng của mô típ kén rể trong truyện cổ tích Giờ đây, bộ tộc, gia
Trang 30đình người nữ có quyền lựa chọn người nam nào có nhiều của cải, vật chấthơn, từ đó mà hình thành mô típ kén rể Mô típ này vốn đã xuất hiện ngay từtruyền thuyết, ở những bản kể về việc vua Hùng kén rể bằng cách ra các điềukiện thách cưới của cải, vật chất trong Sơn Tinh, Thủy Tinh Ngày nay, tụcthách cưới vẫn tồn tại như một nghi thức kết hôn ở nhiều dân tộc trên đấtnước ta, đặc biệt là người Kinh Theo đó, nhà trai sẽ mang lễ vật gồm trầucau, chè thuốc, có khi là xôi gà đến nhà gái để chính thức bàn chuyện cướixin Nhà gái sẽ được đưa ra yêu cầu để thách cưới (trong xã hội cũ được thì lễnày được gọi là lễ “ngã giá” người con gái Thông thường, nhà gái sẽ tháchmột đôi bông tai vàng, một chiếc nhẫn, cùng chǎn, chiếu, hòm, xiểng, quần áocho cô dâu, ít ruộng vườn cho đôi vợ chồng mới và gạo thịt, rượu, trầu cau,trà, thuốc lá, cùng các thực phẩm khác để làm cỗ cưới
1.2.2 Sự chuyển đổi từ công xã nguyên thủy tới xã hội phong kiến
Thời kì công xã nguyên thủy kết thúc cũng là lúc xã hội bắt đầu phânchia giai cấp, tan rã lối sống bộ tộc, chỉ còn lại hình thức gia đình hoặc dòng
họ, nên cá nhân con người bị kiểm soát chặt chẽ hơn
Trong bất cứ xã hội phân chia giai cấp nào cũng có sự phân biệt đẳngcấp Có thể thấy rõ nhất điều này qua việc phân biệt khắc nghiệt 4 đẳng cấp ở
Ấn Độ (gồm 1: đẳng cấp tăng lữ Bàlamôn; 2: đẳng cấp vương công, quý tộc;3: đẳng cấp của những người thợ thủ công, thương nhân; 4: đẳng cấp củanhững kẻ nông dân, nô lệ), người khác đẳng cấp không được phép kết hôn vớinhau Một trong những sản phẩm nổi bật của thái độ phân biệt đẳng cấp nàychính là quan niệm “môn đăng hộ đối” Những gia đình quyền quý, giàu sang
có con gái đến tuổi cập kê bao giờ cũng muốn kết thân cùng thông gia ngangđẳng cấp với mình Do đó, họ sẽ đặt ra các điều kiện kén rể để tìm đượcchàng rể xứng đáng nhất, đồng thời cũng để loại bỏ những chàng trai khôngcùng đẳng cấp với họ Vì vậy, kén rể vừa để tìm rể, lại vừa để ngăn chặnnhững cuộc hôn nhân không môn đăng hộ đối
Trang 31Trong xã hội phong kiến, đàn ông được phép “năm thê bảy thiếp”.Những người đàn ông giàu có, quyền thế có thể lấy từ vài ba tới hàng chục
vợ Vì được phép lấy nhiều vợ, nên những người đàn ông này không nhấtthiết phải quan trọng “môn đăng hộ đối”, mà chỉ cần có nhiều vợ trẻ, vợ đẹp
để thỏa mãn bản thân Mặt khác, do sự phân biệt đẳng cấp gắt gao nên nhiều
cô gái trẻ hoặc gia đình của họ sẵn sàng gả con đi làm thê thiếp để thay đổicuộc sống, thay đổi đẳng cấp Bởi vậy, cơ hội tìm vợ và kết hôn trở nên ít ỏi,khó khăn hơn với các chàng trai thuộc giai cấp dưới Rất nhiều chàng trai vìkhông đáp ứng được yêu cầu kén rể (chủ yếu về vật chất) nên đã không thểkết hôn được với người con gái mình yêu, và cũng rất nhiều đôi uyên ươngphải chia lìa vì sự khác biệt đẳng cấp
Ngoài ra, ở xã hội phong kiến Việt Nam, Nho giáo có ảnh hưởng rấtmạnh đến tư tưởng, lối sống của con người Nội dung chủ chốt của Nho giáo
là chữ “Nhân”, trong đó có nhắc tới quan niệm “Hiếu đễ là gốc của nhân”, màtheo Hữu Tử nói: “Quân tử cốt ở gốc, gốc đứng vững thì sinh ra đạo, hiếu đễ
là gốc của nhân” Thực chất, đây là một quan điểm chính trị để bình xã tắc.Bởi lấy “Hiếu” làm gốc cho “Nhân” cũng là lấy tôn tộc làm cơ sở cho xã hộivới mục đích ngăn cản xu hướng phạm thượng, tác loạn Ở Khổng Tử, chữ
“Hiếu” còn được phổ biến hơn chữ “Nhân”, với cách nghĩ: nếu dân hiểu
“Hiếu” thì xã tắc ít tác loạn Trong chữ “Hiếu”, Nho giáo chủ trương mọi việcphải theo ý cha mẹ, con cái phải phục tùng cha mẹ một cách tuyệt đối Cha
mẹ có sai, con cái cũng chỉ được phép can ngăn nhẹ nhàng, nếu không canđược thì phải chấp nhận kính cẩn mà nghe theo, không được phép oán trách,phản đối Con cái phải thực hiện ý muốn của cha mẹ ngay cả khi họ đã chết
Từ chính trị, chữ “Hiếu” đã tác động mạnh mẽ với gia đình phong kiến ViệtNam, làm nảy sinh quan niệm “cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy” Với quan niệmnày, cha mẹ muốn con cái lấy ai thì con cái buộc phải nghe theo, không được
Trang 32phản đối Trong những gia đình quyền quý, hoặc thậm chí ở cả gia đình bìnhdân, các bậc cha mẹ thường không quan tâm đến ý kiến của con cái, màthường dựng vợ, gả chồng theo ý muốn của riêng họ, để đạt được nhiều lợiích nhất Cha mẹ thường tự đặt ra các điều kiện kén rể để tìm được chàng rểvừa ý nhất, người con gái không có quyền quyết định Cha mẹ bảo con gái lấy
ai thì cô ta buộc phải chấp nhận, bất kể đã yêu người khác hay chưa Có thểthấy rõ điều này trong nhiều truyện cổ tích Việt Nam, nhân vật nữ hầu nhưkhông có vai trò trong cuộc kén rể, chủ yếu là người cha của cô ta Bởi vậymới xảy ra những bi kịch, khi đôi lứa không đến được với nhau, hay nhữngchàng trai giai cấp dưới không thể với tới những cô gái mình thích do khôngthực hiện, đáp ứng được điều kiện kén rể
Từ đây, mô típ kén rể trong truyện cổ tích ra đời với ba mục đích Thứnhất, để phản ánh hiện thực xã hội, mô tả những bất công trong cuộc sống conngười, bi kịch trong tình yêu đôi lứa khi xã hội phân chia giai cấp (ở đây làbất công cho những chàng trai nghèo) Thứ hai, để giải quyết những xung đột,mâu thuẫn giữa các giai cấp, giữa người nghèo – người giàu (qua mâu thuẫngiữa chàng trai và bố cô gái)… Thứ ba, để bênh vực, bảo vệ, động viên nhữngchàng trai nghèo khó, bất hạnh ở giai cấp dưới, vốn là những nạn nhân của xãhội, bị đẩy vào bi kịch trước những thay đổi lớn lao của đời sống, đồng thờithể hiện ước mơ, nguyện vọng của họ (với các kết thúc có hậu dành chochàng trai sau khi tham gia kén rể)
1.3 Khảo sát tư liệu
Trước khi khảo sát tư liệu, chúng tôi xin xác định các tiêu chí để mô típkén rể xuất hiện trong truyện cổ tích Theo đó, một truyện cổ tích được coi làchứa đựng mô típ kén rể phải có đầy đủ 3 tiêu chí sau:
- Đối tượng kén rể: Đối tượng kén rể ở đây nhất thiết phải là bố hoặc mẹ
cô gái Nếu chỉ xuất hiện duy nhất cô gái thì đó là mô típ kén chồng chứ không
Trang 33phải mô típ kén rể Nhờ tiêu chí này, chúng tôi đã loại được rất nhiều truyện cổtích dễ bị nhầm lẫn với mô típ kén rể, nhưng thực chất là mô típ kén chồng.
- Điều kiện kén rể: Không nên nhầm lẫn giữa điều kiện kén rể và điềukiện thách cưới ở mô típ thách cưới Vì điều kiện thách cưới chỉ bó hẹp trongcác yêu cầu vật chất, còn điều kiện kén rể được mở rộng hơn, có thể về ngoạihình, sức khỏe, trí thông minh, lòng dũng cảm, sự khéo léo và các tài năngkhác của chàng trai Có trường hợp, cô gái mang thai và đẻ con, bố mẹ cô tagọi các chàng trai đến xem ai là cha đứa bé, đó cũng là điều kiện kén rể
- Đối tượng tham gia kén rể: Nhân vật chàng trai chắc chắn phải lànhân vật chính và có tham gia vào cuộc kén rể
Tiếp theo, cần xác định phạm vi của các dân tộc thiểu số phía Bắc Vềphạm vi phân vùng phía Bắc, chúng tôi khảo sát các dân tộc thiểu số sinhsống ở Đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi Bắc Bộ Ngoài ra, chúngtôi cũng mở rộng thêm các dân tộc ở vùng Thanh Hóa, vì xét thấy mảnh đấtnày có nhiều nét tương đồng về văn hóa – xã hội, lịch sử - cội nguồn với cácdân tộc phía Bắc
Sau khi áp dụng các tiêu chí trên vào khảo sát các tư liệu, chúng tôi cóđược những kết quả sau:
STT Dân tộc Số lượng truyện Phần trăm (%)
Trang 34Nếu tính tổng số truyện kén rể ở các dân tộc thiểu số phía Bắc trong tất
cả các tài liệu, chúng tôi khảo sát được 38/530 truyện, chiếm 6,9% Con sốnày tuy không nhiều, nhưng cũng đủ để khẳng định sự tồn tại của mô típ kén
rể trong truyện cổ tích các dân tộc thiểu số phía Bắc Việt Nam
Sau khi khảo sát và thống kê số liệu, chúng tôi có được bảng khảo sát ở
- Mô típ kén rể đa số xuất hiện ở truyện cổ tích thần kì (89,4%), truyện
cổ tích sinh hoạt chiếm rất ít (10,6%)
- Các điều kiện và mục đích kén rể rất đa dạng, phong phú Tuy nhiên,chủ yếu vẫn là các điều kiện về vật chất (23,6%) và sức khỏe (26,3%) Điềukiện về ngoại hình chiếm rất ít (7,8%) Các điều kiện về trí thông minh chủyếu xuất hiện ở truyện cổ tích sinh hoạt và trong truyện cổ tích sinh hoạt cũngchủ yếu là điều kiện này, không có các điều kiện về sức khỏe, vật chất hayphép thuật Các điều kiện khác chiếm 31,5%
- Người kén rể thường thuộc giai cấp trên (71,05%) và người tham giakén rể thường thuộc giai cấp dưới (28,95%)
Bảng khảo sát ở Phụ lục 1 có ý nghĩa lớn trong quá trình nghiên cứu
mô típ kén rể ở các chương sau
Ngoài ra, trong quá trình kháo sát 530 truyện có được, chúng tôi tìm thấy
4 truyện cổ tích của người Kinh xuất hiện mô típ kén rể là Lấy chồng Dê, Sọ Dừa, Thạch Sanh, Cây tre trăm đốt Ở các truyện này, mô típ kén rể không có sự
khác biệt, và cũng không phản ánh nhiều dấu ấn trong phong tục hôn nhân, cướihỏi, thể hiện nhiều tầng nội dung như truyện cổ tích các dân tộc thiểu số
Trang 35kẽ về mô típ và tổng kết lại thành định nghĩa riêng của mình để phục vụ quátrình nghiên cứu đề tài Từ đó, chúng tôi khẳng định việc nghiên cứu các môtíp truyện tuy không phải hướng đi mới, nhưng quan trọng và cần thiết hàngđầu để xây dựng hệ thống lí luận vững chắc, hiện đại cho ngành văn học dângian nói chung và cổ tích học nói riêng ở Việt Nam
Về cơ sở thực tiễn, chúng tôi đã tìm hiểu nguồn gốc tồn tại xã hội hìnhthành nên mô típ kén rể trong truyện cổ tích, từ chế độ mẫu hệ, hình thứcquần hôn thời kì nguyên thủy tới gia đình phụ quyền trong xã hội phong kiến,với những quan niệm, luật lệ, phong tục hà khắc về hôn nhân, gia đình Vìvậy, mô típ kén rể trong truyện cổ tích ra đời như một điều tất yếu để phảnánh hiện thực xã hội và lí giải những bất công, mâu thuẫn đó với những đặctrưng diễn hóa riêng có
Từ hai cơ sở trên, chúng tôi khẳng định, việc nghiên cứu mô típ kén rể trong truyện cổ tích của một số dân tộc thiểu số phía Bắc Việt Nam tuy có sự
kế thừa từ những công trình nghiên cứu trước đó, nhưng xét đến cùng vẫn làmột đề tài mới, mang tính khoa học và thực tiễn
Ngoài ra, chúng tôi cũng tiến hành khảo sát các tư liệu có trong tay, từ đólập bảng kháo sát, thống kê để phác thảo bước đầu đề cương cho toàn luận văn
Trang 36CHƯƠNG II NỘI DUNG MÔ TÍP KÉN RỂ TRONG TRUYỆN CỔ
TÍCH MỘT SỐ DÂN TỘC THIỂU SỐ PHÍA BẮC 2.1 Diễn hóa mô típ kén rể từ văn hóa dân gian và các thể loại tiền cổ tích tới truyện cổ tích thần kì
2.1.1 Biến đổi các dạng thức kén rể
2.1.1.1 Từ kén rể rắn tới kén rể diệt rắn
Theo Trần Ngọc Thêm trong Cơ sở văn hóa Việt Nam, có hai loại hình
văn hóa là văn hóa gốc du mục và văn hóa gốc nông nghiệp, ứng với hai vùngvăn minh là phương Tây và phương Đông Việt Nam, do nằm ở tận cùng phíađông – nam nên có thể coi như một điển hình của văn hóa gốc nông nghiệp, vớicác đặc trưng về môi trường sống là xứ nhiệt đới, nắng nóng, nhiều mưa, nhiều
ẩm, nhiều kênh rạch, sông ngòi, nhiều đồng bằng màu mỡ, thích hợp để trồngtrọt, phát triển lối sống định cư nông nghiệp Hiện nay, chúng ta đã tìm thấy rấtnhiều dấu tích về cuộc sống chăn nuôi, trồng trọt ở Việt Nam từ xa xưa
Cuộc sống nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào trời đất, đặc biệt làmưa và thủy lợi Chưa kể, nước ta là nước có bờ biển dài, nên càng phải dựavào sông biển để phát triển nghề chài lưới Trần Ngọc Thêm cũng từng nói,nền văn hóa của chúng ta là văn hóa trọng âm, tức trọng đất, trọng nước hơntrọng mây, trọng trời; trọng mẫu hơn trọng phụ Vì vậy, cư dân Việt cổ rất coitrọng, tôn sùng thủy thần cũng như các yếu tố mang hình ảnh, đại diện chonước, sông, biển Trong quan niệm của họ, “nước là dạng thức thực thể củathế giới, là yếu tố tái sinh thể xác và tinh thần, là biểu tượng của khả năngsinh sôi nảy nở, của tính thanh khiết, hiền minh, tính khoan dung và đứchạnh” [37, 55] Đất – Nước có hòa hợp thì cây cối mới sinh sôi, mùa màngmới nảy nở, biển có yên bình thì nghề chài lưới mới không gặp tai họa
Ở Việt Nam, rắn là linh vật gần gũi và tượng trưng cho nước nhiềunhất, vì nó có “tính chất uốn lượn mềm mại giống như đường nước chảy” [15,
Trang 3750] Theo E.M.Mêlêtinxki, rắn được tôn sùng do “hình dáng của rắn giốnghình những tia chớp, mà chớp là dấu hiệu của mưa, lũ lụt, nước” [15, 50].
Còn theo sách Edda, “khi uống nước, rắn tạo nên thủy triều, khi vùng vẫy, nó
gây ra bão Là thần của nước khởi nguyên, nó là thần của tất cả các loại nước,nước chảy trên mặt đất hay nước ở trên cao” [37, 55], nên hình ảnh của rắnluôn gắn chặt với nước trong tiềm thức con người Rắn tuy nguy hiểm, nhưnglại rất phổ biến ở vùng nhiệt đới như Việt Nam, đặc biệt xuất hiện nhiều ởkhu vực gần sông ngòi vốn là nơi đông dân cư, nên tác động nhiều tới cuộcsống của con người và càng làm người ta liên tưởng tới hình ảnh thủy thầntrong nó, “thực vậy, rắn là loài vật rất quen thuộc đối với cư dân người Việt,nhất là rắn nước Địa thế nhiều sông ngòi, bao phủ khắp nơi khiến cho loài vậtnày trở nên đông đúc, dễ gặp” [37, 55] Bởi vậy, rắn là một trong những loàivật được thờ cúng nhiều nhất Trên dọc các con sông lớn như sông Đà (HòaBình), sông Hồng, (Hà Nội, Phú Thọ), sông Lam (Nghệ An) hay ở các vùngven biển như Hạ Long, Đồ Sơn… đều có đền thờ rắn và các biến thể, họ hàngcủa nó như rồng, giải, chằn, thuồng luồng Trong truyện cổ dân gian ViệtNam, rắn thường gắn với nước, có thể là thủy thần, vua nước, hoàng tử long
cung hoặc bộ hạ của thần nước Chẳng hạn, trong Sơn Tinh Thủy Tinh, rắn là
bộ hạ của Thủy Tinh; trong Thạch Sanh, rắn là hóa thân của Long Vương, trong Cứu vật vật trả ân, cứu nhân nhân trả oán, rắn là con trai của Long Vương; trong Bà Tăng Má và đàn con rắn, rắn là Hà Bá trông coi ba khúc sông… Hay trong truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ, rắn chính là Lạc
Long Quân sống dưới biển, cũng đồng nghĩa với vật tổ của cư dân Việt cổ.Cũng trong các truyền thuyết về nhân vật lịch sử, dạng thức hóa rắn, hóa giao
long đi về nguồn nước xuất hiện khá phổ biến (xem Phụ lục 3 – phần 3.1).
Còn trong đạo Mẫu, rắn được gọi là Ông Lốt – biểu tượng của thủy thần,thường là cặp rắn trắng (Bạch Xà) và rắn xanh (Thanh Xà) Linh tượng lưỡng
Trang 38xà thường nằm vắt ngang phía trên ban thờ công đồng, khi cúng phải cúngbằng trứng gà Cách thờ Ông Lốt có thể khác nhau ở từng điện, nhưng đều đặt
ở vị trí trang trọng như: ở điện Mẫu làng Hạ, xã Hợp Thịnh, tượng Ông Lốtđược treo hai bên cửa động; ở điện Mẫu làng Đại Đề, xã Triệu Đề, Ông Lốtđược treo trên không cùng ba loại nón Mẫu Như vậy, có thể thấy, rắn là loàivật có vị trí rất lớn trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt, và thường gắnliền với nước
Tương tự như rắn, họ hàng gần của nó - rồng cũng là loài vật được tônsùng Theo Trịnh Thị Mai Liên, “các nhà khoa học đồng thời cũng chỉ ra rằngcon rồng đã từng là một tô tem trong tín ngưỡng sơ khai của người ViệtNam… Rồng là hình tượng cầu mưa thuận gió hòa, là linh vật đứng vào bậcnhất trong tứ linh “long, lân, quy, phụng” [37, 51], qua đó có thể thấy vai tròtâm linh quan trọng của rồng Còn theo Hồ Mai Hương, rồng là “biểu tượngthần thánh, là sức mạnh của sự sống và sự hiển lộ, nó khạc ra nguồn nướckhởi nguyên” [37, 49], nên hình ảnh của nó được gắn chặt với nước, với thủythần trong văn hóa, tín ngưỡng người Việt cổ Cũng do sự gần gũi với rắn nêntrong kiến trúc của nhiều triều đại phong kiến Việt Nam, điển hình là đời nhà
Lý, rồng có hình dạng dài, nhỏ, thân trơn, uốn cong nhiều vòng như rắn Vì có
sự gần gũi này nên chúng tôi mạn phép xếp các dạng thức kén rể rồng, rểthuồng luồng vào chung với kén rể rắn
Do đời sống và kinh tế phụ thuộc nhiều vào thủy lợi nhưng chưa cónhững cách ứng phó hiệu quả với tự nhiên, nên bất cứ biến động nào nhưmưa, lũ cũng khiến con người trở nên khiếp sợ Trong thời kì đầu, do nhậnthức chưa cao và ảnh hưởng của tư duy vạn vật hữu linh nên họ thường quymọi biến động mưa lũ vào sự nổi giận của thủy thần hoặc các thế lực dướinước mà rắn là hiện thân điển hình nhất Đặc trưng của văn hóa gốc nôngnghiệp là hài hòa, mềm dẻo trong ứng phó, nên tâm lí của người Việt cổ lúc
Trang 39này là muốn cầu thân, làm hòa với thủy thần Từ đó nảy sinh cách đối phó là
“lôi kéo ác vật, mong muốn nó đứng về phía mình hoặc chừa mình ra trongnhững nạn thủy tai” [15, 54], mà “truyện Lạc Long Quân và Âu Cơ chính làcâu chuyện tiêu biểu cho tâm lí e sợ tự nhiên và khát vọng cao cả của ông cha
ta là hòa hợp với tự nhiên” [15, 54] Cách ứng phó này biểu hiện trực tiếp ởcác hình thức nghi lễ hiến tế người sống cho rắn hoặc các hiện thân khác củathủy thần như chằn, thuồng luồng Đó là lí do “những truyện kể về rắn thường
có chi tiết nộp người cho rắn, chính là dấu vết của tục hiến tế vật hi sinh trongđời sống cư dân cổ” [15, 57], để tỏ lòng tôn kính và trung thành tuyệt đối củamình, con người phải lấy chính thân xác mình làm vật hiến tế thần linh Theochúng tôi, ở Việt Nam, do đặc trưng văn hóa trọng âm, trọng giống cái, trọng
sự sinh nở nên người hiến thân thường là các cô gái trẻ, với mong muốn dânglên những gì tinh túy nhất để cầu xin thủy thần ban cho vạn vật được sinh sôinảy nở Vì người hiến thân thuộc giống cái nên các hiện thân của thủy thầnlúc này phải mang giống đực để đảm bảo cân bằng âm dương (triết lí âmdương được khái quát từ việc hợp nhất hai cặp mẹ - cha, đất - trời, vốn chiphối rất lớn tới tư duy, văn hóa, đời sống của người Việt nói riêng và cư dânnền văn hóa gốc nông nghiệp nói chung) Những dấu vết của các nghi lễ hiến
tế này vốn đã có mặt trong thần thoại, truyền thuyết, với việc vua Hùng kén rể
là thủy thần và sơn thần Đến truyện cổ tích thần kì, nó tiếp tục diễn hóa thànhdạng thức kén rể rắn
Trong 38 truyện cổ tích khảo sát, chúng tôi thống kê được 5 truyện có
dạng thức kén rể rắn hoặc các loài gần gũi với nó là Hang thuồng luồng (Tày), Vợ chồng chàng Rồng (Pu Péo), Nóng Bua (Thái), Bảy chị em (Giáy), Người chị độc ác (H’Mông), chiếm 13,1% Theo chúng tôi, những truyện cổ
tích này ra đời ở thời kì đầu, khi con người vẫn trong tâm lí cầu xin, kết thânvới thủy thần, nên các chàng rể rắn đều là nhân vật chính diện, “được mĩ hóa
Trang 40để trở thành những con người đẹp đến mức lí tưởng cả ở hình thức lẫn nộidung” [15, 61], họ hoàn toàn thân thiện với mọi người và trở thành thành viêntài giỏi của cộng đồng Dù có thể ban đầu họ mang lốt rắn, thuồng luồng, rồngxấu xí, nhưng sau khi kết hôn, họ sẽ hóa thân thành những chàng trai to cao,đẹp đẽ, khiến người khác phải ganh tị Theo Nguyễn Thị Bích Hà, “đó có lẽcũng là thời kì của những con rể rắn kết hôn với con gái những gia đình bìnhdân để trở thành thành viên tích cực của cộng đồng… Nguồn gốc của nhữngcon “rắn hiền” này, chính là ở sự lôi kéo, cầu thân của con người ở thời xaxưa đối với tự nhiên, mơ ước tạo cuộc sống hài hòa, hòa thuận giữa thiênnhiên với con người” [15, 52], và dạng thức kén rể rắn này cũng là sự diễnhóa, “di chuyển những hồi ức về con rắn sinh lợi trong thần thoại” [15, 61].Quả nhiên, các chàng rể rắn sau khi kết hôn đều chăm lo một cuộc sống giađình hạnh phúc, đem lại nhiều điều tốt đẹp cho con người Chằng hạn, chàng
Rắn trong Người chị độc ác “ở lại làm rể gia đình, chăm chỉ làm lụng và rất
yêu quý vợ Ông cụ có được rể hiền cũng đỡ vất vả” [65, 387] Đây là kết quảcủa việc truyện cổ tích kế thừa những quan niệm, biểu tượng trong thần thoại
Trong 5 truyện, có tới 3 truyện chàng rể sống dưới nước và có liênquan tới thủy thần, cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa tín ngưỡng thờ rắn và
tôn sùng nước trong tín ngưỡng người Việt Chàng Rắn trong Hang thuồng luồng vốn là hoàng tử long cung, ở “lầu ngũ giác, xung quanh có tường bao
bọc, trước cổng ra vào có lính gác ăn mặc nghiêm trang” [66, 60] Chàng Rắntrong Bảy chị em là con trai độc nhất của vua thủy tề, ở trong “lâu đài nguynga, hết tòa nọ đến tòa kia” [64, 355] Chàng Rồng trong Vợ chồng chàngRồng tuy không nhắc tới là con thủy thần, nhưng cũng sống dưới nước và ởcăn nhà “lộng lẫy như cung vua, rực rỡ ánh sáng” [67, 436] nên chắc chắn
cũng đại diện cho một thế lực dưới nước Còn chàng Rắn trong Nóng Bua và Người chị độc ác tuy không thấy nhắc tới quan hệ với thủy thần, nhưng cũng