Mô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việt

67 13.8K 72
Mô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. 1.1. Môtíp là đơn vị bản cấu tạo cốt truyện của truyện cổ tích. Nghiên cứu môtíp là tìm hiểu truyện cổ tích từ góc độ hình thái học, một phương diện nghiên cứu quan trọng trong thi pháp học. Trong truyện cổ tích, môtíp xuất hiện rất phong phú trở thành một đặc trưng cấu trúc thể loại: môtíp sinh nở thần kì, môtíp người lấy tiên, môtíp dũng sĩ diệt đại bàng, môtíp sự bắt chước không thành công…Môtíp hóa thân là một môtíp độc đáo, gắn liền với yếu tố thần kì. Đây là một yếu tố không thể thiếu trong truyện cổ tích, ẩn chứa nhiều tầng văn hóa và quan niệm nhân sinh của người Việt. Vì thế nghiên cứu môtíp hóa thân trong truyện cổ tích của người Việt không chỉ ý nghĩa soi sáng móc xích kết cấu truyện cổ tích mà còn làm rõ, lý giải những quan niệm văn hóa và triết lý nhân sinh được thể hiện trong truyện cổ tích của người Việt. 1.2. Sự lặp lại của môtíp hóa thân ở nhiều truyện cổ tích của người Việt là một tín hiệu nghệ thuật đáng được chú ý, trong đó một số truyện được đưa vào chương trình ngữ văn ở trường phổ thông. Nghiên cứu môtíp hóa thân vừa ý nghĩa làm rõ đặc trưng thể loại truyện cổ tích, vừa ý nghĩa thực tiễn góp phần tích cực vào việc giảng dạy tác phẩm văn học dân gian ở trường phổ thông. 1.3. Môtíp hoá thân là một đề tài mới, trước nay chưa công trình nào đề cập tới. Do đó nghiên cứu đề tài này chúng tôi hi vọng đóng góp được một phần nào đó trong việc tìm hiểu môtíp truyện cổ tích nói riêng, trong khoa học folklore nói chung. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. Nghiên cứu môtíp hóa thân trong truyện cổ tích của người Việt nhằm làm rõ sự hiện diện của một môtíp độc đáo, vai trò chức năng của môtíp trong việc cấu tạo cốt truyện và thể hiện chủ đề của một nhóm truyện cổ tích, đồng 1 thời lý giải sự hình thành môtíp từ góc độ văn hóa, tín ngưỡng.Để giải quyết mục tiêu đó chúng tôi đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu như sau: 2.1. Khảo sát, thống kê, phân loại để tả sự hiện diện cụ thể của môtíp hóa thân trong truyện cổ tích của người Việt. 2.2. tả kết cấu môtíp hóa thân và một số chức năng mà môtíp này đảm nhận trong việc cấu tạo cốt truyện và thể hiện chủ đề của truyện cổ tích. 2.3. Tìm hiểu một số sở hình thành của môtíp từ góc độ văn hóa, tứ đó thấy được lớp văn hóa - lịch sử, quan niệm của nhân dân được hội tụ ở môtíp và ảnh hưởng của tôn giáo tín ngưỡng, phong tục…lên sự hình thành của môtíp trong truyện cổ tích. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu môtíp hóa thân trong truyện cổ tích của người Việt. Sự biến hóa hay hóa thân xuất hiện khá phổ biến trong thần thoại và truyện cổ tích. Trong giới hạn của đề tài, chúng tôi chỉ chọn đối tượng nghiên cứu là môtíp hóa thân xuất hiện tập trung ở cuối truyện, gắn với cách kết thúc truyện nhằm giải quyết số phận của nhân vật trong truyện cổ tích người Việt. Về khái niệm và giới hạn của môtíp này chúng tôi sẽ trình bày cụ thể hơn ở phần nội dung. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Chỉ khảo sát và nghiên cứu môtíp hóa thân trong truyện cổ tích của người Việt. Tư liệu chúng tôi dung để khảo sát là cuốn Tổng tập văn học dân gian người Việt [10,11], gồm 2 tập, trong cả 3 tiểu loại: truyện cổ tích thần kì, truyện cổ tích sinh hoạt, truyện cổ tích loài vật. 4. Lịch sử vấn đề 4.1. Lịch sử nghiên cứu môtíp nói chung Môtíp là thuật ngữ vay mượn tiếng Pháp (motif), thuật ngữ này đã được nhiều nhà khoa học, nhiều đề tài nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập đến. Ở đây, chúng tôi chỉ điểm qua một số công trình tiêu biểu. 2 4.1.1. Lịch sử nghiên cứu môtíp ở nước ngoài Ở nước ngoài người đầu tiên đưa ra khái niệm motif là nhà Folklore học người Nga ở thế kỷ XIX A.N Vexelopxki trong công trinh Thi pháp học sử. Năm 1910, A. Aarnes và năm 1949 S. Thompson đã làm từ điển về típ và môtíp. V. Ia. Propp trong cuốn Những gốc rễ lịch sử của truyện cổ tích thần kì, bằng những tri thức văn hóa học, dân tộc học ông đã lí giải sâu về những môtíp (tức là các chức năng) của truyện cổ tích thần kì. 4.1.2. Lịch sử nghiên cứu môtíp ở Việt Nam Lê Bá Hán trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, đã đưa ra một cách khái quát về khái niệm môtíp. Trần Đình Sử trong cuốn Dẫn luận thi pháp học, cũng đã giới thiệu về môtíp và đưa ra khái niệm về môtíp. Nguyễn Tấn Đắc trong cuốn Truyện kể dân gian đọc bằng type và motif đã khái quát bảng mục lục tra cứu tupe và motif của A.Aarnes và S.Thompson. Nguyễn Bích Hà khi trong cuốn Thạch Sanh và kiểu truyện dũng sĩ trong truyện cổ tích Việt Nam và Đông Nam Á cũng đã nói đến khái niệm môtíp và đưa ra nhiều môtíp trong truyện cổ tích Thạch Sanh. 4.2. Lịch sử nghiên cứu môtíp hóa thân trong truyện cổ tích của người Việt. Khi phân tích một số truyện cổ tích người Việt xuất hiện sự hoá thân như truyện trầu cau, Sự tích ông Táo, Sự tích đá Vọng phu, một số tác giả như Hoàng Tiến Tựu, Lê Chí Quế, Chu Xuân Diên [21,24] đã nêu lên ý nghĩa của chi tiết hoá thân trong việc phản ánh bi kịch của con người, đi kèm với nó là chức năng giải thích phong tục. Tuy nhiên các tác giả này chỉ dừng lại ở việc phân tích tác phẩm cụ thể chứ chưa nêu lên sự xuất hiện của môtíp hoá thân ở nhiều truyện khác nhau cũng như nghiên cứu một cách hệ thống môtíp này. Dù vậy, sự phân tích của các tác giả đã khẳng định sự tồn tại và ý nghĩa của môtíp hoá thân và gợi mở cho chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu môtíp này. 3 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1.Phương pháp thống kê Đây là phương pháp thường được dùng khi nghiên cứu những vấn đề thuộc thi pháp bởi phương pháp này giúp người nghiên cứu thể đưa ra những số liệu khách quan, tránh được sự cảm nhận chủ quan. Ở đề tài này chúng tôi khảo sát thống kê các truyện môtíp hóa thân trong truyện cổ tích của người Việt. 5.2.Phương pháp phân tích, tổng hợp Từ việc phân tích các tác phẩm cụ thể để rút ra những kết luận cho từng vấn đề cụ thể hay vấn đề chung cho cả đề tài nghiên cứu. 5.3. Phương pháp so sánh liên ngành Đây là phương pháp vận dụng tri thức của nhiều lĩnh vực vào nghiên cứu. Cụ thể ở đây chúng tôi đã dùng kiến thức của văn hóa học, dân tộc học để soi sáng vấn đề cần nghiên cứu. 6. Cấu trúc của khóa luận. Phù hợp với lôgic khoa học của vấn đề nghiên cứu, ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung chính của luận văn được triển khai trong 3 chương: Chương 1: Thống kê, phân loại môtíp hóa thân trong truyện cổ tích của người Việt. Chương 2: Kết cấu, chức năng của môtíp hóa thân trong truyện cổ tích của người Việt. Chương 3: Một số sở hình thành môtíp hóa thân trong truyện cổ tích của người Việt. 4 CHƯƠNG I THỐNG KẾ, PHÂN LOẠI MÔTIP HOÁ THÂN TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH CỦA NGƯỜI VIỆT 1.1. Khái niệm môtíp và môtíp hoá thân trong truyện cổ tích của người Việt 1.1.1. Khái niệm môtíp Môtíp là thuật ngữ vay mượn tiếng Pháp (motif), thuật ngữ này đã được nhiều nhà khoa học, nhiều đề tài nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập đến. Ở nước ngoài người đầu tiên đưa ra khái niệm motif là nhà Folklore học người Nga ở thế kỷ XIX A.N Vexelopxki. Theo ông, khái niệm môtíp được hiểu là: “những công thức trả lời cho các vấn đề mà giới tự nhiên đặt ra cho con người từ thủở nguyên sơ, khắp mọi nơi hoặc là những ấn tượng về hiện thực được đúc kết nổi bật hoặc tỏ ra quan trọng và được lặp đi lặp lại”[20, tr.133-134]. Tiếp đó là công trình nghiên cứu type và motif thành công của S.Thompson (Standard Dictionnary of Folklore), A.Aarne (Verzerichnis cler Marchebtypen), Stith ThomPson viết trong Standard Dicctionary Folklore đại ý như sau: “Trong folklore, môtíp là thuật ngữ chỉ bất kỳ một phần nào mà ở một kết quả của folklore thể phân tích ra được. Trong nghệ thuật dân gian môtíp của hình phác hoạ, là những hình mẫu thường lặp lại hoặc kết hợp với những hình mẩu khác theo một kiểu cách riêng biệt nào đó. Trong âm nhạc và bài hát dân gian cũng những khuôn nhạc giống nhau thường trở lại luôn. Lĩnh vực mà môtip được nghiên cứu nhiều nhất và phân tích cẩn thận nhất là truyện kể dân gian như các loại truyện cổ tích, truyền thuyết, huyền thoại, ballad .[7,tr. 26]. Ở Việt Nam các công trình của Nguyễn Tấn Đắc (Truyện kể bằng dân gian đọc bằng type và motif), Nguyễn Bích Hà (Thạch Sanh và kiểu truyện dũng sĩ trong truyện cổ Việt Nam và Đông Nam Á) . 5 Theo định nghĩa trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, môtíp “từ Hán Việt là mẫu đề (Do người Trung Quốc phiên âm chữ motif của tiếng Pháp) thể chuyển thành các từ khuôn, dạng hoặc kiểu trong tiếng Việt, nhằm chỉ những nhân tố, những bộ phận lớn hoặc nhỏ đã được hình thành ổn định, bền vững và được sử dụng nhiều lần trong sáng tác văn học nghệ thuật, nhất là trong văn học nghệ thuật dân gian”[14,tr.197]. Giáo sư Trần Đình Sử định nghĩa: “Môtíp là các đơn vị cố định thể hiện một nội dung nào đó được sử dụng nhiều lần là một hiện tượng phổ biến không chỉ trong văn học dân gian mà cả trong văn học viết” [20,tr.134]. Như vậy thể hiểu môtíp là đơn vị tham gia cấu tạo cốt truyện được hình thành ổn định bền vững, được sử dụng phổ biến và lặp đi lặp lại trong các sáng tác văn học, nhất là trong văn học nghệ thuật dân gian nhằm thể hiện một tư tưởng một quan niệm nào đó của tác giả. Các định nghĩa về môtíp tuy được diễn đạt khác nhau nhưng đều làm nổi bật những đặc trưng chủ yếu của môtíp. Môtíp là đơn vị tính bền vững, ổn định. Môtíp là những hình mẫu, những công thức, những đơn vị cố đinh trong tác phẩm. Môtíp được hình thành trong một quá trình sáng tác lâu dài, được nhiều tác giả khác nhau, nhiều thời đại khác nhau, nhiều cộng đồng khác nhau cùng sử dụng trong tác phẩm của mình. Mà một yếu tố khi đã trở thành một kiểu dạng cố định thì tất nhiên nó mang tính bền vững. Tính bền vững của môtíp không chỉ được thể hiện ở mặt hình thức mà còn được thể hiện ở ý nghĩa mà nó biểu đạt. Mỗi môtíp trong quá trình hình thành chứa đựng những quan niệm văn hóa, thẩm mĩ nhất định của tác giả dân gian. Đặc trưng thứ hai của môtíp là tính lặp lại. Một yếu tố một bộ phận trong kết cấu của tác phẩm chỉ được gọi là môtíp khi nó xuất hiện lặp đi lặp lại nhiều lần trong nhiều sáng tác. Tuy nhiên không phải bất kỳ yếu tố lặp lại nào cũng đều trở thành môtíp. Một yếu tố lặp đi lặp lại để trở thành môtíp phải cái gì đó khắc sâu, gây ấn tượng làm cho người ta nhớ đến, nghĩa là chúng phải giá trị nghệ 6 thuật nào đó, hiệu quả thẩm mỹ nhất định nhằm truyền tải những nội dung tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm. Sự lặp lại của môtíp không phải là sự lặp lại ngẫu nhiên mà là một tín hiệu nghệ thuật, ở đó ẩn chứa quan niệm thẩm mĩ và triết lí nhân sinh. Vì thế một đặc trưng quan trọng của môtíp là tính quan niệm. Những tín hiệu nghệ thuật ấy phải chứa đựng những quan niệm văn hóa, biểu hiện một tư tưởng, một triết lí nào đó. Do hình thành qua thời gian, không gian, những tầng quan niệm này tích hợp trong môtíp, khó nắm bắt, vì thế phải giải mã các lớp văn hóa đó. Chẳng hạn trong môtíp hoá thân mang quan niệm về sự biến hóa siêu tự nhiên nguồn gốc từ thần thoại, gửi gắm quan niệm nhân văn của nhân dân lao động hay môtíp dũng sĩ diệt đại bàng nhằm gửi gắm khát vọng chinh phục tự nhiên và chiến thắng tự nhiên. Tính bền vững, tính lặp lại và tính quan niệm của môtíp mối quan hệ gắn bó với nhau. Những yếu tố được xem là khuôn mẩu, công thức thì tất nhiên được dùng trong nhiều sáng tác, được nhiều thế hệ người sáng tác sử dụng từ đời này qua đời khác. Vì vậy, nó sẽ tính bền vững và đương nhiên những yếu tố đó phải mang quan niệm và dụng ý nghệ thuật của tác giả đó. Môtíp là khái niệm được sử dụng nhiều trong thể loại văn học dân gian như thần thoại, truyền thuyết, ca dao, . Tuy nhiên nó được sử dụng phổ biến và là thành tố quan trọng trong kết cấu của truyện cổ tích. Truyện cổ tích là một thể loại đặc sắc trong văn học dân gian, là một thể loại nghệ thuật đích thực. Truyện cổ tích là những truyện kể dân gian được sáng tác dựa trên hư cấu nghệ thuật chủ tâm, thường yếu tố kì ảo. Nó ra đời cùng với quá trình tan rã của chế độ công xã nguyên thủy, đặc biệt nở rộ trong xã hội sự phân hóa giai cấp. Thông qua những số phận khác nhau của các nhân vật, truyện phản ánh và lí giải những mâu thuẩn và xung đột trong gia đình và xã hội, qua đó thể hiện quan niệm đạo đức, lí tưởng xã hội và ước của nhân dân lao động. Đặc trưng bản nhất của truyện cổ tích chính là hư cấu nghệ thuật, đưa yếu tố kì diệu vào để giải thích cho số phận của nhân vật. 7 Ta thấy rằng, cốt truyện cổ tích được tạo thành từ nhiều môtíp mà môtíp truyện cổ tích chính là những khuôn dạng thể tháo rời, lắp ghép, nếu thay đổi môtíp hoặc trật tự sắp xếp chúng sẽ tạo ra những truyện cổ tích mới còn những truyện một số môtíp cùng loại hình sẽ tạo thành một kiểu truyện (hay type truyện). Đầu thế kỷ XX, nhà Folklore học người Nga V.Ia.Propp trong công trình “ Hình thái học truyện cổ tích” đã đưa ra kết quả nghiên cứu về mặt cấu trúc của truyện cổ tích. Dựa trên sự khảo sát 100 truyện cổ tích Nga, ông đã đi đến kết luận, số lượng truyện cổ tích hết sức phong phú nhưng tất cả chúng cùng một loại hình về mặt cấu, dựa trên số lượng hạn những chức năng của nhân vật hành động. Ông đã xây dựng sơ đồ kết cấu truyện cổ tích thần kỳ bao gồm 31 chức năng và 7 nhóm nhât vật như: kẻ địch thủ, kẻ ban tặng, kẻ trợ thủ, kẻ được tìm kiếm, kẻ được phái đi, nhân vật chính. Lý thuyết về hình thái học truyện cổ tích của V.Ia.Propp đã được áp dụng vào nghiên cứu truyện cổ tích Việt Nam. Ngoài việc tuân theo một số hằng số, truyện cổ tích Việt Nam những biến số khác với truyện cổ tích Nga và Phương Tây. Vì thế, nghiên cứu môtíp vừa thấy được đặc điểm chung trong kết cấu truyện cổ tích, vừa nhìn từ những nét riêng của truyện cổ tích người Việt. 1.1.2. Môtíp hoá thân trong truyện cổ tích của người Việt Theo từ nguyên hoá nghĩa là “thay đổi thành cái khác”, hoá thân là “biến hóa của thần thánh thành người hay thành vật khác”, [25, tr.817, 819]. Sự hóa thân theo nghĩa trên giống sự biến hóa trong thần thoại. Nhân vật trong thần thoại khả năng biến hóa từ dạng này sang dạng khác: Thần biến hóa thành người trần, thành con vật, cây cối… và từ các dạng đó lại biến hóa trở lại thành thần. Sự biến hóa trong thần thoại thể hiện năng lực siêu tự nhiên, kết quả của tư duy thần linh chủ nghĩa và niềm tin vào mối quan hệ qua lại giữa thần linh, con người và vạn vật. Tuy nhiên sự biến hóa trong thần thoại khác sự biến hóa trong truyện cổ tích. Trong truyện cổ tích sự hóa thân của nhân vật từ người sang các dạng khác không bắt nguồn từ năng lực siêu 8 nhiên tự thân của nhân vật mà là kết quả nhân vật nhận lấy từ một tác nhân bên ngoài. Sự hóa thân này là một dạng, một hình thức cụ thể của yếu tố kì ảo trong truyện cổ tích. Trong truyện cổ tích, sự hóa thân của nhân vật thể xuất hiện ở đầu hoặc ở giữa truyện. Trong truyện Tấm Cám, Tấm trải qua nhiều lần biến hóa: Tấm hóa thành con chim vàng anh, cây xoan, khung cửi, quả thị. Trong truyện cổ tích Nga hoặc Phương Tây, hoàng tử bị mụ dì ghẻ biến thành cóc thành chim thiên nga…(Hoàng tử cóc, Bầy chim Thiên Nga). Những môtíp này nằm trong chức năng sự gây hại của nhân vật ác (nhân vật đối thủ) đối với nhân vật chính trong truyện cổ tích thần kì, mở đầu hoặc nằm trong quá trình phiêu lưu của nhân vật chính trải qua nhiều thử thách trong quan hệ với nhân vật đối thủ, trước khi đi đến một kết thúc hậu thường là nhân vật chính thoát khỏi sự phù phép khỏi sự biến hóa trở lại đúng nguyên hình và địa vị của mình. Như vậy, sự hóa thân ở đây không phải là kết quả về số phận của nhân vật. Sự hóa thân này không thuộc môtíp hóa thân mà đề tài này nghiên cứu. Trong truyện cổ tích người Việt sự hóa thân của nhân vật thường xuất hiện ở cuối truyện gắn với cách giải thích về số phận nhân vật của tác giả dân gian. Kết thúc truyện nhân vật bị biến thành các dạng khác như : thành cây cối, con vật, vật thể, thần linh. Sự hóa thân này là kết quả của những chuỗi hành động của nhân vật trước đó. Ở đây không sự biến hóa trở lại như sự hóa thân ở đầu, giữa truyện nói trên. Trong giới hạn đề tài, chúng tôi chỉ nghiên cứu môtíp hóa thân xuất hiện ở cuối truyện, gắn với cách lí giải kết cục số phận nhân vật. Như vậy môtíp hóa thân là môtíp xuất hiện ở phần cuối truyện trong một số truyện cổ tích người Việt trong đó nhân vật biến hóa thành các dạng khác như con vật, đồ vật, vật thể, thần linh…Sự biến hóa hay hóa thân này là câu trả lời cho số phận của nhân vật, thường là kết quả của chuỗi hành động của nhân vật hay bi kịch cuộc đời của nhân vật. Chẳng hạn trong Sự tích con khỉ, vợ chồng nhà giàu bị thần trừng phạt biến thành con khỉ, hay Sự tích đá 9 Vọng Phu, kết thúc bằng việc người vợ đứng ngóng trông chồng đến hóa đá. Ở truyện Người đàn bà hóa thành con muỗi, người đàn bà phụ bạc chồng đã bị Đức Phật biến thành con muỗi. Ở Truyện trầu cau, ba nhân vật kết thúc bằng cái chết, người anh hóa thành cây cau, người em hóa thành tảng đá, người vợ hóa thành dây leo là kết quả của bi kịch gia đình trong thời kì quá độ từ hôn nhân quần hôn sang loại hình hôn nhân cá thể một vợ một chồng. Môtíp hóa thân trong truyện cổ tích của người Việt là một dạng của yếu tố kì ảo trong truyện cổ tích. Sự biến hóa của nhân vật chính là sự tham gia của yếu tố thần kì, kết quả của sự hư cấu trong truyện cổ tích, và cũng là môtíp thể hiện đặc trưng nổi bật của truyện cổ tích. Vì thế, môtíp hóa thân thường gắn với sự xuất hiện của tác nhân bên ngoài, là các lực lượng siêu tự nhiên: Phật, Bụt, Ngọc Hoàng, Diêm Vương… Những lực lượng này xuất hiện đúng lúc khi ra tay giúp đỡ những người gặp nạn hoặc trừng phạt đích đáng những kẻ tội (Con kiến, Con bìm bịp, Người đàn bà hoá thành con muỗi, Sư ông hoá thành con ếch, Sự tích con khỉ, Sự tích con muỗi, Sự tích núi vàng, Sự tích cái chổi, Sao hôm và sao mai, Sư ông hoá thành bình vôi, Sự tích con bọ hung, Sự tích con trâu .). Bên cạnh đó những dạng biến hoá không do các nhân vật thần kỳ mà tự thân biến hoá (Đã tràng, Chim đa đa, Năm trâu sáu cột, Sự tích, Sự tích con cá he, Sự tích con thạch sùng, Nghè hoá cọp, Sự tích chim chìa vôi, Sự tích chim gọi vịt, Sự tích chim hít cô, Sự tích con thiêu thân, Sự tích con chim phướng .). Ở những truyện này lực lượng không xuất hiện nhưng chúng ta ngầm hiểu sự biến hóa đó thuộc yếu tố hư cấu kì ảo trong truyện cổ tích. Môtíp hóa thân cũng như những môtíp trong truyện cổ tích nói chung, mang đầy đủ các đặc trưng: tính bền vững, tính lặp lại, tính quan niệm .Môtíp này nằm ở cuối truyện nên nó vai trò trong việc kết thúc cốt truyện, giải quyết mâu thuẫn, xung đột trong truyện, thực hiện một chức năng nào đó, và thể hiện một quan niệm, một cái nhìn nhân sinh về cuộc sống và con người. Những nội dung này chúng tôi sẽ đi sâu trong chương 2 và chương 3. 10 . phân loại m típ hóa thân trong truyện cổ tích của người Việt. Chương 2: Kết cấu, chức năng của m típ hóa thân trong truyện cổ tích của người Việt. Chương. m típ hóa thân trong truyện cổ tích của người Việt. 4 CHƯƠNG I THỐNG KẾ, PHÂN LOẠI MÔTIP HOÁ THÂN TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH CỦA NGƯỜI VIỆT 1.1. Khái niệm môtíp

Ngày đăng: 19/12/2013, 15:07

Hình ảnh liên quan

Bảng thống kê dạng môtíp người hoá thân thành con vật - Mô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việt

Bảng th.

ống kê dạng môtíp người hoá thân thành con vật Xem tại trang 13 của tài liệu.
Bảng thống kê dạng môtíp người hoá thân thành cây cây cối, đồ vật, vật thể - Mô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việt

Bảng th.

ống kê dạng môtíp người hoá thân thành cây cây cối, đồ vật, vật thể Xem tại trang 16 của tài liệu.
Bảng thống kê dạng môtíp người hoá thân thành đá TTTên  - Mô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việt

Bảng th.

ống kê dạng môtíp người hoá thân thành đá TTTên Xem tại trang 17 của tài liệu.
Qua bảng phân loại trên, ta thấy dạng môtíp người hóa thân thành con vật chiếm tỉ lệ nhiều nhất 22/37 (59,5%) - Mô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việt

ua.

bảng phân loại trên, ta thấy dạng môtíp người hóa thân thành con vật chiếm tỉ lệ nhiều nhất 22/37 (59,5%) Xem tại trang 19 của tài liệu.
Bảng thống kê dạng môtíp người hoá thân thành thần TTTên  - Mô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việt

Bảng th.

ống kê dạng môtíp người hoá thân thành thần TTTên Xem tại trang 19 của tài liệu.
Trên cơ sở đó chúng tôi đưa ra mô hình kết cấu môtíp hóa thân thành hai nhóm như sau:  - Mô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việt

r.

ên cơ sở đó chúng tôi đưa ra mô hình kết cấu môtíp hóa thân thành hai nhóm như sau: Xem tại trang 23 của tài liệu.
2.1.2. Mô hình kết cấu của môtíp hoá thân có chủ thể hoá thân là nhân vật thiện - Mô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việt

2.1.2..

Mô hình kết cấu của môtíp hoá thân có chủ thể hoá thân là nhân vật thiện Xem tại trang 25 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan