Chức năng trường phạt

Một phần của tài liệu Mô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việt (Trang 37 - 40)

Các nhân vật trong truyện cổ tích thường được chia làm hai tuyến: tuyến thiện và tuyến ác. Tuyến thiện thường là những con người hiền lành, siêng năng, thật thà, thuỷ chung... luôn bị các lực lượng tuyến ác chèn ép làm hại. Tuy nhiên đến cuối cùng nhân vật thiện cũng được hạnh phúc, được đền bù xứng đáng. Chẳng hạn như nhân vật Tấm (Tấm Cám) dù cho bị mẹ con Cám lần này đến lần khác làm hại thì cuối cùng Tấm cũng được hanh phúc, được bụt giúp đỡ và trở thành hoàng hậu. Hay là nhân vật Thạch Sanh (Thạch Sanh) bị mẹ con Lý Thông hãm hại nhưng cuối cùng Thạch Sanh cũng được hạnh phúc, được lấy Công chúa và được làm Vua... Điều này cho thấy quan niệm nhân văn của tác giả dân gian, những con người hiền lành, chăm chỉ thì sẽ được hưởng hạnh phúc và được đền bù xứng đáng.

Trong truyện cổ tích của người Việt, chức năng trừng phạt rất phổ biến, trong đó nhân vật thuộc tuyến ác phải chịu một hình thức trừng phạt nào đó xứng đáng với những hành động xấu xa mà nhân vật gây nên. Chức năng trừng phạt thể hiện quan niệm “ác giả ác báo”, “gieo nhân nào gặp quả nấy” một cách rạch ròi của nhân dân. Trong nhóm truyện có môtíp hóa thân, chức năng trừng phạt xuất hiện ở 17/37 truyện như Sự tích con bọ hung, Sự tích con muỗi, Sư ông hóa thành con ếch, Sư tích trái thơm, Nghè hóa cọp…Ở những truyện này, nhân vật chính là nhân vật thuộc tuyến ác, có hành động gây hại đối với nhân vật khác hoặc có phẩm chất xấu xa, tham lam, dối trá hoặc phạm một lỗi lầm nào đó. Thường gặp nhất vẫn là sự trừng phạt thói xấu về nhân cách như sự tham lam, độc ác ( Nghè hóa cọp, Sự tích con khỉ…), sự dối trá, lừa lọc, bạc tình bạc nghĩa (Sự tích con muỗi, Sự ông hóa thành bình vôi, Sự tích con thiêu thân, Người đàn bà hóa thành con muỗi…). Điều này cho thấy sự chú trọng đến phẩm chất đạo đức của con người trong cách ứng xử của người Việt.

Sự trừng phạt đó được thể hiện trong các truyện cụ thể Người đàn bà hoá thành con muỗi kể về việc người đàn bà phụ bạc người chồng khi đã đưa vợ đến gặp Đức Phật xin cứu người vợ đã chết để được sống trọn đời bên nhau, nhưng trên đường trở về người vợ thấy người lái buôn giàu có đã đi theo và bỏ lại người chồng. Đức Phật đã trừng trị cô bằng cách biến cô thành con muỗi bé ti ti suốt đời đi hút máu để đòi lại ba giọt máu đã bị người chồng lấy lại. Đó là kết cục đích đáng cho người đàn bà phụ bạc.

Hay là truyện Sự tích con thiêu thân cũng nói về người đàn bà phụ bạc chồng ngay sau khi chồng chết đã mổ đầu chồng để cho người tình ăn và kết quả là ngã vào bếp lửa và chết biến thành con thiêu thân, hễ cứ thấy ánh sáng là lao vào như vì lòng dạ đen tối khao khát ánh sáng soi rọi.

Truyện Sư ông hoá thành bình vôi mang tính chất giáo dục rất cao. Cái ác ở đây được ẩn dưới ánh hào quang của cái từ bi nơi của Phật. Vị sư nham hiểm thủ đoạn đã tắt lửa làm hại một vị sư khác nhưng bằng lòng can đảm và tâm hướng Phật của mình vị sư kia đã được thành phật còn sư ông vì lòng dạ độc ác tối tăm nên bị biến thành cái bình vôi muôn kiếp bị người đời moi vào bụng.

Hay là truyện Sự tích cái chổi nói về cặp tình nhân là bà nấu bếp và lão chăn ngựa. Lão chăn ngựa đã lợi dụng tình yêu mù quáng của bà để thoả mãn ý thích, làm những việc tuỳ tiện, coi thường luật trời. Vì tính ăn vụng và bao che cho kẻ ăn vụng hai người đã bị biến thành cái chổi thường quét rác bẩn và bới móc rác bẩn để tìm thức ăn. Đó là sự trừng trị đích đáng cho lỗi lầm họ đã gây ra. Ở những truyện Con kiến tên nhà giàu độc ác tham lam bị biến thành con kiến bé ti ti. Ở Sự tích con khỉ cũng vậy, vợ chồng lão nhà giàu hà hiếp bóc lột cô gái đi ở bị vị Tiên biến thành con khỉ. Những truyện này thể hiện được những mâu thuẫn gay gắt trong xã hội. Đó là sự bóc lột của tầng lớp thống trị đối với tầng lớp bị trị. Truyện Nghè hoá cọp thì ông nghè ngu dốt kiêu căng bị trừng trị bằng cách biến thành cọp không còn được trở về quê nữa. Hay ở truyện Sự tích trái thơm, cô con gái bất hiếu bị biến thành trái thơm có một trăm mắt. Ở truyện Thằn lằn mồng năm người thanh niên chỉ biết

ăn chơi phá phách bị biến thành con thằn lằn. Truyện Sự tích con trâu vị thần gieo nhầm thóc thành cỏ dẫn đến cỏ mọc nhiều hơn lúa nên bị Ngọc Hoàng biến thành trâu để ăn hết cỏ trên trần gian. Ở truyện Sự tích con bọ hung do vị thần hèn nhát sợ hãi rắn nên đã thông báo sai tin của Ngọc Hoàng làm cho con người không được trường sinh bất tử nên Ngọc Hoàng đã biến vị thần thành con bọ hung suốt đời chui rúc trong đống phân.

Trong truyện cổ tích của người Việt, hình thức trừng phạt được thể hiện rất phong phú, nhưng phổ biến nhất vẫn là cái chết của nhân vật bị trừng phạt, như truyện Tấm Cám, Thạch Sanh, Cây khế, Hà Rầm Hà Rạc…Có lẽ trong quan niệm của nhân dân, cái chết là sự trừng trị đích đáng bởi vì không có gì quý hơn sự sống của con người (nhân dân ta có câu: người sống của còn, người chết của chết). Trong nhóm truyện có xuất hiện môtíp hóa thân mà chúng tôi nghiên cứu, nhân vật bị trừng phạt không chỉ bằng cái chết mà sau khi chết còn bị hóa kiếp thành các con vật, đồ vật. Những con vật, đồ vật – đối tượng mà nhân vật hóa thân thành ở đây thường là những con vật dữ dằn, vô giá trị, có đời sống chui rúc, bẩn thỉu như con hổ (Nghè hóa cọp), con muỗi chuyên hút máu người (Sự tích con muỗi), con bọ hung chui ở đống phân ( Sự tích con bọ hung)…hoặc những đồ vật như cái chổi dùng để quét rác rưởi (Sự tích cái chổi), bình vôi bị người đời móc ruột (Sư ông hóa thành bình vôi)… Chúng đều tương xứng với tội lỗi hay phẩm chất xấu xa của kẻ bị trừng phạt. Hình thức trừng phạt bằng sự hóa thân này xuất phát từ quan niệm “kiếp sau” của người Việt. Người Việt thường quan niệm, nếu kiếp này con người sống lương thiện, làm nhiều điều tốt thì sau khi chết sẽ được hóa kiếp lại thành người, sẽ được hưởng hạnh phúc, sung sướng. Còn nếu gây nhiều tội ác thì kiếp sau sẽ bị đẩy xuống địa ngục, hoặc bị hóa kiếp làm loài cầm thú. Như vậy, sự trừng phạt bằng hình thức hóa thân nói trên còn ghê sợ hơn cả cái chết.

Qua chức năng trừng phạt bằng hình thức hóa thân, nhân dân ngoài mục đích thể hiện triết lí “ác giả ác báo” còn răn đe con người phải từ bỏ thói xấu, biết sống lương thiện và nhân nghĩa. Những nhân vật thực hiện sự trừng

phạt đối với nhân vật bị trừng phạt như Đức Phật (Người đàn bà hóa thành con muỗi, Sao hôm và sao mai, Sư ông hóa thành bình vôi…), Ngọc Hoàng (Sự tích con bọ hung, Sự tích trâu, Sự tích cái chổi…)…, thực ra là đại diện cho công lý và khát vọng của nhân dân. Như vậy chức năng trừng phạt của môtíp hóa thân cũng là một khía cạnh trong cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác mà truyện cổ tích hướng đến. Như nhận xét của Nguyễn Xuân Đức: “Xét về chức năng cổ tích nhằm nhận thức và phản ánh mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội xoay quanh cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu”.[8, tr.58]

Một phần của tài liệu Mô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việt (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w