Môtip hoá thân bắt nguồn từ quan niệm thần thoạ

Một phần của tài liệu Mô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việt (Trang 44 - 46)

V.Ia.Propp trong công trình nghiên cứu “ Hình thái học truyện cổ tích” đã cho rằng: Yếu tố thần kì trong truyện cổ tích đều phát sinh từ thần thoại. Môtíp là một dạng của yếu tố thần kì trong truyện cổ tích. Vì vậy nó cũng bắt nguồn từ quan niệm thần thoại.

Thần thoại là một thể loại ra đời sớm trong xã hội công xã nguyên thủy. Thần thoại phản ánh nhận thức ấu trĩ về vũ trụ, về tự nhiên và con người của người nguyên thủy. Sự nhận thức đó dựa trên niềm tin của con người vào sự tồn tại của thế giới thần linh, thế giới siêu tự nhiên. Tư duy thần linh chủ nghĩa khiến người nguyên thủy quan niệm rằng con người là do thần linh sinh ra, và con người có mối liên hệ qua lại với thần linh, với tự nhiên, có thể giao cảm với thần cũng như với các sự vật, hiên tượng mang linh hồn trong thế giới. Quan niệm đó đã dẫn tới niềm tin vào khả năng biến hóa qua lại giữa con người với thế giới siêu nhiên thần thánh và thế giới tự nhiên. Trong thần thoại, các nhân vật có thể biến hóa qua lại giữa thần và người trần, giữa người với các con vật, loài vật, hiện tượng trong tự nhiên…Như trong truyện Bọc trăm trứng, Lạc Long Quân biến thành chàng trai để quyến rũ Âu Cơ, có thể biến thành rồng rắn, hổ, voi.... Như vậy, sự biến hóa hay hóa thân lúc đầu là năng lực siêu nhiên của thần thánh, trong quan niệm thần thoại.

Thần thoại cũng đưa ra quan niệm về sự sống và cái chết của con người: Sự sống và cái chết của con người cũng do thần linh chi phối (Truyện Thần sinh và Thần tử). Do con người có linh hồn nên sau khi chết, linh hồn của con người về chầu trời, được lên Thiên Đàng hoặc xuống Địa Ngục, hoặc đầu thai trở lại làm người hoặc các giống vật khác.

Những quan niệm thần thoại này bắt nguồn từ trình độ nhận thức ấu trĩ của người xưa. Họ chưa có khả năng lí giải đời sống con người và thế giới một cách khoa học nên đã lí giải một cách hoang đường. Tuy vậy, quan niệm

thần thoại này lại có ảnh hưởng lâu dài đối với đời sống con người cũng như các loại hình nghệ thuật dân gian sau này.

Truyện cổ tích chịu ảnh hưởng của quan niệm thần thoại, đặc biệt là ở yếu tố thần kì. Cụ thể ở đây là môtíp hóa thân trong truyện cổ tích của người Việt. Sự hóa thân từ người sang vật thể, loài vật, cây cối, thành thần…trong truyện cổ tích có nguồn gốc sâu xa từ quan niệm về mối liên hệ, đắp đổi, chuyển hóa qua lại giữa con người và tự nhiên và quan niệm về sự tồn tại của linh hồn, về sự đầu thai của con người trong thần thoại. Môtíp hóa thân cũng xuất hiện các vị thần có thể chi phối đến sự sống và cái chết của con người, cụ thể là làm cho con người phải chết và hóa thân thành các dạng khác trong truyện cổ tích.

Tuy nhiên, trong truyện cổ tích, vai trò của thần và sự thể hiện, ý nghĩa của sự hóa thân đã khác với thần thoại. Trong truyện cổ tích các vị thần không còn đóng vai trò trung tâm như trong thần thoại. Các vị thần trong truyện cổ tích giờ đây chỉ đóng vai trò trợ thủ, hoặc giúp đỡ nhân vật hiền lành hoặc trừng trị nhân vật ác. Tuy không còn đóng vai trò trung tâm trong truyện cổ tích, nhưng các vị thần lại đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành môtíp hóa thân. Những vị thần là lực lượng thần kỳ tác nhân gây nên sự biến hóa trong môtíp hóa thân trong truyện cổ tích của người Việt như: Ông Tiên (Con kiến, Sự tích con khỉ...), Ngọc Hoàng (Sự tích con bọ hung, Sự tích con trâu, Sự tích cá chổi...), Đức phật (Người đàn bà hóa thành con muỗi), Phật Bà (Sư ông hóa thành con ếch), Diêm Vương (Sự tích con muỗi)... Trong truyện

Con kiến, ông Tiên biến anh nhà giàu thành con kiến để trừng phạt thói lười biếng ham chơi của nhân vật. Trong truyện Người đàn bà hoá thành con muỗi,

Đức Phật biến người đàn bà thành con muỗi tội đã phụ bạc chồng. Trong truyện Sư ông hoá thành con ếch, Phật Bà biến sư ông chưa thoái khỏi dục vọng thành con ếch. Trong truyện Sự tích con khỉ, Tiên đã biến vợ chồng tên nhà giàu độc ác thành con khỉ, trong truyện Sự tích con muỗi, Diêm Vương đã hoá kiếp cho vợ chồng tên nhà giàu tham lam thành đàn muỗi. Trong truyện

truyện Sự tích con trâu, Ngọc Hoàng biến vị thần rải nhầm hạt giống thóc thành cỏ xuống trần gian thành con trâu. Trong truyện Sự tích núi Vàng, Ngọc Hoàng biến Ngọc Nương thành núi đá. Trong truyện Sao Hôm và Sao Mai,

Phật Bà biến nàng tiên thành Sao Mai, cha con tiều phu thành Sao Hôm. Trong truyện Sư ông hoá thành bình vôi, Đức Phật biến sư thành bình vôi. Trong truyện Sự tích cái chổi, Ngọc Hoàng biến bà đầu bếp và lão chăn ngựa thành cái chổi. Trong truyện Sự tích ông Táo, Ngọc Hoàng hoá ba người thành bộ ba Táo Quân. Trong truyện Con bìm bịp, Bồ Tát hoá thiếu nữ thành con bìm bịp...

Sự hóa thân trong truyện cổ tích cũng có khác so với sự biến hóa trong thần thoại. Dù bắt nguồn từ quan niệm thần thoại, nhưng sự hóa thân của nhân vật không đơn thuần thể hiện năng lực siêu tự nhiên, mối quan hệ giữa con người và tự nhiên mà môtíp hóa thân chủ yếu tập trung thể hiện chức năng xã hội. Đó là sự trừng phạt đích đáng đối với kẻ xấu, kẻ ác, hay sự phản ánh và hóa giải bi kịch xã hội mà con người phải gánh chịu, như chúng tôi đã trình bày ở phần chức năng của môtíp hóa thân. Sự phát triển về ý nghĩa xã hội của môtíp hóa thân nói trên là phù hợp với đặc trưng của thể loại truyện cổ tích. Nếu thần thoại là quan niệm, là niềm tin của người xưa vào thế giới siêu nhiên thần thánh thì trong truyện cổ tích, yếu tố thần kì được sử dụng như những hư cấu nghệ thuật nhằm mục đích chuyển tải quan niệm đạo đức và triết lí nhân sinh của tác giả dân gian. Nếu chức năng của thần thoại là nhận thức, lí giải thế giới tự nhiên và con người (thần thoại chưa có chức năng giáo dục) thì truyện cổ tích lại giáo dục con người hướng đến cái Chân, Thiện, Mỹ trong cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu.

Một phần của tài liệu Mô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việt (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w