Mô hình kết cấu của môtíp hoá thân có chủ thể hoá thân là nhân vật thiện

Một phần của tài liệu Mô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việt (Trang 25 - 27)

nhân vật thiện

Cũng như chủ thể hoá thân là nhân vật ác, nhân vật phạm lỗi thì ở trong truyện cổ tích người Việt xuất hiện nhiều môtip hoá thân mà chủ thể hoá thân là nhân vật thuộc tuyến thiện. Từ đó ta có thể khái quát môtíp này như sau:

Sơ đồ:

Nhân vật thiện

Bị gây hại Rơi vào hoàn cảnh khó khăn hay bi kịch Hóa thân

Con vật, cây cối, vật thể, đá, thần linh ...

Như vậy qua sơ đồ và việc khảo sát môtíp hóa thân trong truyện cổ tích của người Việt ta thấy ở dạng môtíp hóa thân mà chủ thể hóa thân là nhân vật thiện xuất hiện ở 20 truyện. Tác giả dân gian thường thể hiện tính thiện của nhân vật ở phẩm chất, nhân cách chứ không phải ở hành động vượt qua thử

thách hay hành động dũng cảm của nhân vật. Trong quan niệm của nhân dân, nhân vật thiện là những người dân lao động nghèo khổ nhưng chăm chỉ, hiền lành, thật thà, tốt bụng...( Sự tích con cá he , Sự tích trầu cau, Sự tích ông Táo, Sự tích ông Táo, Sự tích sao hôm và sao mai...), hoặc đó là những người phụ nữ thủy chung, sắt son nhưng rơi vào hoàn cảnh éo le (Nàng Tô Thị, Sự tích đá vọng phu, Sự tích đá Bà Rầu, Sự tích bông sen...), những đúa trẻ vô tội (Chim Đa Đa, Sự tích chim Gọi Vịt, Sự tích chim Hít cô, Sự tích con chim Phướng...). Ở đây, truyện cổ tích dành tiếng nói bênh vực cho những con người bé cổ, thấp họng, những tầng lớp chịu nhiều bất công trong xã hội. Điều đó ta thấy được giá trị nhân đạo rất sâu sắc mà tác giả dân gian đã gửi gắm.

Nhân vật rơi vào hoàn cảnh hoạn nạn có thể là bị gây hại bởi các nhân vật đối thủ (tuyến ác) như: đứa trẻ bị bố dượng bỏ vào rừng (Chim Đa Đa), vợ chông nhà chài bị Mụ lường đẩy xuống biển (Sự tích con cá he), em bé bị bà cô Hạc đánh chết (Sự tích con chim Phướng)... Ở những truyện này đã thể hiện rõ mâu thuẫn, xung đột xã hội, mâu thuẫn giai cấp: giàu- nghèo, tốt- xấu. Hoặc có thể nhân vật rơi vào hoàn cảnh khó khăn hay bi kịch của cuộc sống như: mất con (Sự tích cây vú sữa), rơi vào nạn đói (Sự tích chim Hít cô, Sự tích chim Gọi Vịt), bị oan ức (Sự tích đá Bà Rầu, Truyện trầu cau, sự tích bông sen), chờ chồng đến hóa đá (Nàng Tô Thị, Sự tích đá Bà Rầu, Sự tích đá Vọng Phu)...

Ở nhóm truyện này, hoàn cảnh hoạn nạn hay bi kịch cuộc sống của nhân vật được phản ánh hết sức đa dạng, phong phú và giàu màu sắc hiện thực, có ý nghĩa phản ánh cuộc sống hiện thực đầy bất công, ngang trái, đầy nguy hiểm... của nhân dân lao động nghèo khổ trong xã hội cũ.

Sự hóa thân của nhân vật ở loại môtíp hóa thân này không phải là kết quả của sự trừng phạt như ở nhóm truyện môtíp có chủ thể hóa thân thuộc tuyến ác. Sự hóa thân của nhân vật thiện là kết quả số phận bi đát của những con người lương thiện, nghèo khổ trong xã hội cũ mà cuộc sống của con người còn nhiều oan trái, hiểm nguy. Ở đây, truyện cổ tích lại thiên về phản

ánh hiện thực xã hội và lên tiếng bênh vực, bảo vệ những con người bé nhỏ, hiền lành trong xã hội.

Ta thấy, ở mô hình kết cấu này chủ yếu thuộc truyện cổ tích sinh hoạt. Truyện không còn nhằm phản ánh ước mơ thiện thắng ác hay cái ác bị trừng trị mà thiên về phản ánh hiện thực và nhấn mạnh bi kịch của con người.

Nhân vật thiện kết thúc cuộc đời với sự biến hóa thành các con vật như: chim Hít cô, chim Chìa Vôi, chim Phướng, chim Đa Đa... Giữa đối tượng biến hóa và nhân vật chủ thể có một mối liên hệ, thường những con vật, sự vật mang một đặc điểm nào đó nhắc nhở, gợi lại bi kịch cuộc đời của nhân vật: tiếng kêu của con chim gọi vịt nhắc lại niềm mong mỏi của cậu bé nghèo mãi tìm đàn vịt- hi vọng sống cuối cùng của gia đình đến nỗi chết hóa thành chim (Sự tích chim Gọi Vịt). Tiếng kêu của chim Bắt cô trói cột thảm thiết như tiếng khóc kêu oan của bác lực điền thật thà (Năm trâu sáu cột). Tiếng kêu khắc khoải trong rừng sâu của chim Hít cô gợi nhắc bi kịch nạn đói của chú bé (Sự tích chim Hít cô). Hoặc những sự vật, cây cối như đá, cây vú sữa, bông sen...tượng trưng cho vẻ đẹp của những người phụ nữ có phẩm chất trong sáng, tấm lòng thương con nhưng gặp nhiều bất hạnh (Sự tích bông sen, Sự tích cây vú sữa...). Nhờ những đặc điểm này, truyện cổ tích khắc sâu thêm bi kịch cuộc đờ của họ. Nhờ đó truyện có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc. Đặc biệt, ở đây xuất hiện môtíp hóa đá là một dạng biến hóa khá đặc biệt và hàm chứa nhiều ý nghĩa mà ở phần sau chúng tôi sẽ phân tích sâu.

Một phần của tài liệu Mô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việt (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w