Chức năng giải thích

Một phần của tài liệu Mô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việt (Trang 28 - 37)

Từ sự quan sát tinh tế và nhu cầu nhận thức nguồn gốc, đặc điểm các con vật, loài vật, các vật thể, các hiện tượng tồn tại xung quanh, tác giả dân gian đã sáng tạo ra những câu truyện cổ tích trong đó mượn môtíp hóa thân để lí giải sự ra đời cũng như đặc điểm của các con vật, loài vật, các hiện tượng tự nhiên và xã hội đó. Trong 37 truyện có môtíp hóa thân thì có đến 36 truyện có chức năng này.

2.2.1.1. Giải thích nguồn gốc, đặc điểm của các loài vật,sự vật, các vật thể trong tự nhiên và trong xã hội

Các con vật, loài vật, vật thể được lựa chọn để nhận thức, lí giải hết sức phong phú, từ những con vật gần gũi với cuộc sống của con người như con trâu (Sự tích con trâu), con muỗi (Sự tích con muỗi), con khỉ (Sự tích con khỉ), con thiêu thân (Sự tích con thiêu thân), con cá (Sự tích con cá he), con ếch ( ông hoá thành con ếch), con sam (Đôi sam), cái chổi (Sự tích cái chổi), cái bình vôi (Sư ông hoá thành bình vôi), cây Vú Sữa (Sự tích cây Vú Sữa), bông sen (Sự tích bông sen)…đến những sự vật, hiện tượng trong tự nhiên như sao hôm, sao mai (Sự tích sao hôm và sao mai), con dã tràng (Sự tích con dã tràng), các loài chim muông (Sư tích chim Chìa Vôi, Sự tích con chim Phướng, Năm Trâu Sáu Cột, Sự tích chim Hít cô, Sự tích chim Gọi Vịt, Chim Đa Đa),... Điểm chung của các truyện này là đều dựa vào yếu tố kì ảo, sự hóa thân của

nhân vật để giải thích sự ra đời của các sự vật, hiện tượng. Vì thế, cách lí giải của dân gian hết sức hấp dẫn, lôi cuốn.

Chức năng giải thích nguồn gốc của các sự vật, hiện tượng cũng thường xuất hiện trong thần thoại. Nhưng cách giải thích của thần thoại khác với truyện cổ tích. Nếu như sự lí giải hoang đường trong thần thoại xuất phát từ nhận thức ấu trĩ và niềm tin ngây thơ vào thế giới siêu nhiên thần thánh thì sự hóa thân thành các con vật, loài vật trong truyện cổ tích là yếu tố hư cấu nghệ thuật có chủ tâm. Mặt khác, trong truyện cổ tích, chức năng giải thích bao giờ cũng gắn liền với một câu chuyện xã hội, về thế sự và nhân sinh. Như Đinh Gia Khánh nhận xét: “Nếu hai cách giải thích đều chất phác, thơ ngây, đều thể hiện óc tưởng tượng phong phú kết hợp với nhận xét tinh vi các sự vật trong tự nhiên, thì thái độ của truyện cổ tích đối với sự giải thích đó khác thái độ của thần thoại. Truyện cổ tích không hề có tham vọng cho rằng sự giải thích đó là chân lí. Hơn nữa truyện cổ tích thường mượn cách giải thích đó để nêu bật lên một vấn đề xã hội”[16,tr. 300].

Truyện cổ tích ra đời muộn hơn nên phản ánh tư duy con người phong phú hơn trong thần thoại. Do đó cách giải thích sự ra đời của các con vật, cây cối hay vật thể cũng phong phú và phức tạp hơn. Truyện cổ tích không bao giờ lấy chức năng giải thích làm chức năng duy nhất mà luôn gắn chức năng này với một câu chuyện xã hội, qua đó nêu lên những vấn đề xã hội và triết lí nhân sinh. Tác giả dân gian dựa vào đặc điểm của các con vật, loài vật, vật thể để tưởng tượng ra một câu chuyện xã hội có mối liên hệ liên tưởng nhất định với đặc điểm của các con vật, loài vật đó. Vì thế, trong cách giải thích của truyện, sự ra đời hay đặc điểm các sự vât, hiện tượng luôn ẩn chứa một vấn đề xã hội, một bi kịch trong cuộc sống con người. Chẳng hạn, tiếng kêu “bát cát quả cà” của con chim Đa Đa- hóa thân của đứa con riêng trong truyện Sự tích chim Đa Đa gợi nhắc mâu thuẫn gia đình giữa bố dượng và con riêng. Người bố dượng vì muốn bỏ con vào rừng sâu đã đánh lừa đứa con bằng bát cát đăt mấy quả cà lên trên khiến đứa con bị chết đói trong rừng sâu và hóa thành chim Đa Đa. Tiếng kêu của chim “năm trâu sáu cột”, chim Chìa Vôi “xe cộ

kéo kéo, ai kéo vợ tao”, chim Phướng “bớ bà cô Hạc trả tía cho tao, tía tao”... tố cáo sự áp bức, bóc lột của tầng lớp địa chủ phong kiến đối với nhân dân lao động nghèo khổ (Năm trâu sáu cột, Sự tích chim chìa vôi, Sự tích chim Phướng...). Cái chết oan ức của những con người nghèo khổ được cụ thể hóa, hình tượng hóa bằng tiếng kêu thảm thiết của các loài chim.

Lực lượng thần kì là tác nhân bên ngoài gây nên sự biến hóa của chủ thể hóa thân, đó là Ông Tiên (Con kiến), Đức Phật (Người đàn bà hóa thành con muỗi, Sư ông hóa thành con ếch…), Diêm Vương (Sự tích con muỗi...), Ngọc Hoàng (Sự tích con bọ hung, Sự tích con trâu…) có thể xuất hiện trực tiếp hoặc không.

Khi giải thích, tác giả thường dựa vào những đặc trưng cơ bản của loài vật, cây cối hay vật thể để đưa ra quan niệm xã hội của mình.. Khi giải thích sự ra đời của các con chim như chim đa đa người ta dựa vào tiếng kêu của nó “bát cát quả cà” và cao hơn là dựa vào mối quan hệ trong gia đình để giải thích đó là mối quan hệ giữa bố ghẻ- con vợ, là một một mối quan hệ gia đình phức tạp đặt ra xưa nay hiếm khi có thể điều hoà. Hay khi giải thích sự ra đời của chim chìa vôi, chim hít cô, chim phướng, năm trâu sáu cột...cũng vậy. Điều này xuất phát từ nhu cầu nhận thức, lí giải một cách lí thú các sự vật, hiện tượng xung quanh bằng trí tưởng tượng và hư cấu nghệ thuật.

Ngoài việc giải thích sự ra đời của các loài chim thì môtíp hoá thân còn hướng tới vô vàn con vật bé nhỏ khác như con kiến, con muỗi, con thiêu thân, con dế, con ếch, con thạch sùng, con thằn lằn... Tác giả dân gian đã dựa vào những đặc tính cơ bản của những con vật này để khái quát và phê phán nhân cách của một số hạng người trong xã hội như những người đàn bà phụ bạc (Sự tíc con thiêu thân, Người đàn bà hóa thành con muỗi), người mẹ ghẻ độc ác (Người di ghẻ ác nghiệt hay sự tích con dế), bọn thương gian tiếc của (Sự tích con thạch sùng)...., những kẻ tham lam độc ác hám danh, hám sắc (Sự tích con khỉ). Sự ra đời của đôi sam luôn bám lấy nhau để thể hiện tình yêu thuỷ chung son sắt của đôi vợ chồng (Đôi sam).... Sự giải thích này là đặc trưng của cổ tích loài vật nhưng ở đây lại gắn với câu chuyện sinh hoạt xã hội,

thể hiện tính chất thế sự của truyện cổ tích. Măt khác dù có chức năng giải thích nguồn gốc, đặc điểm các loài vật nhưng truyện lại chủ yếu thuộc tiểu loại truyện cổ tích thần kì hoặc truyện cổ tích sinh hoạt, chứng tỏ ở đây chủ đề chính là phản ánh mâu thuẫn xã hội và quan niệm đạo đức của nhân dân, còn chức năng giải thích chỉ là chức năng nằm ở lớp ngoài, là cái cớ để dựa vào đó truyện trình bày các vấn đề nhân sinh. Một số rất ít thuộc truyện cổ tích loài vật thì chức năng giải thích nguồn gốc, đặc điểm các loài vật mới chiếm vị trí trung tâm. Truyện không nặng màu sắc xã hội mà thể hiện cách giải thích một cách trong sáng hồn nhiên. Chẳng hạn, trong truyện Sự tích con trâu, vị thần nhà trời làm sai lời dặn của Ngọc Hoàng rải nhầm giống lúa thành giống cỏ nên bị biến thành trâu để ăn hết cỏ trên trần gian. Trong truyện

Sự tích con bọ hung, vị thần báo sai tin của Ngọc Hoàng bị biến thành con bọ hung. Trong truyện Thằn lằn mồng năm, người thanh niên tham chơi không có tiền trả nợ người ta đến đòi sợ quá biến thành con thằn lằn.

Môtíp hoá thân giải thích sự ra đời của các loài cây cũng vô cùng phong phú. Quan sát đặc điểm của quả vú sữa là tiết ra thứ nước có màu trắng đục, vị mát lành như sữa mẹ, người ta đã tưởng tượng ra câu truyện Sự tích cây vú sữa ca ngợi tình mẫu tử cao đẹp. Trong truyện Sự tích bông sen, hương thơm ngào ngạt, vẻ đẹp tinh khiết của hoa sen đã trở thành biểu tượng cho tâm hồn sáng trong của người phụ nữ trong truyện. Như vậy, ở những truyện có chức năng giải thích nguồn gốc, đặc điểm của một số loài cây thường đi với chủ đề ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ.

Ngoài ra môtíp hoá thân còn có chức năng giải thích sự ra đời của các vật thể trong tự nhiên. Sao hôm và sao mai là hai vì sao không bao giờ xuất hiện cùng lúc như tên gọi của chúng. Dựa vào đặc đặc điểm này của tự nhiên nhân dân đã sáng tạo ra câu chuyện giàu tính nhân văn về sự cách trở của vợ chồng nàng tiên và người tiều phu ( Sao hôm và sao mai).

2.2.1.2. Giải thích địa danh

Trên đất nước ta ở bất kỳ vùng nào cũng có những địa điểm, những ngọn núi, con sông.... đã từ lâu trở thành đối tượng giải thích của truyện cổ

tích. Trong truyện cổ tích của người Việt, có nhiều truyện xuất hiện môtíp con người hoá thân thành các địa danh như: Hòn Trống Mái, Nàng Tô Thị, Sự tích đá Vọng Phu, Sự tích núi Vàng, Sự tích đá Bà Rầu, Sự tích núi Mẫu Tử. Nhân dân lao động đã dựa trên những đặc điểm, những hình dáng của các địa danh đó để sáng tạo ra những câu chuyện vừa lí giải sự ra đời của địa danh, vừa mang triết lý nhân sinh sâu sắc.

Chẳng hạn, dựa vào hình dáng của đá Vọng Phu giống hình ảnh của người phụ nữ bồng con đứng trên núi người ta đã sáng tác ra truyện Nàng Tô Thị, Sự tích đá Vọng Phu nhằm giải thích sự ra đời của các địa danh như đá Vọng Phu ở cửa biển Đề Di, thuộc huyện Phú Cát tỉnh Bình Định (Sự tích đá Vọng Phu), hay là đá Trông Chồng ở trên chùa Tam Thanh Lạng Sơn (Nàng Tô Thị)... Cũng như vậy, khi thấy hình dáng của hai hòn đá giống hình hai con chim chụm đầu vào nhau người ta sáng tạo câu chuyện Hòn Trống Mái giải thích cho sự ra đời của địa danh này ở biển Sầm Sơn (Thanh Hoá). Hay dựa vào đặc điểm của những ngọn núi vào buổi tối được phủ bởi ánh sao lấp lánh nhân dân đã sáng tạo câu chuyện Sự tích núi Vàng giải thích sự ra đời của dãy núi Vàng dưới dải Tam Điệp, dựa vào hình dáng của hòn đá giống hình ảnh người phụ nữ mắt hướng ra biển trong sự chờ đợi để giải thích cho địa danh đá Bà Rầu ở Quảng Nam (Sự tích đá Bà Rầu), dựa vào những hòn đá người ta giải thích cho địa danh núi Mẫu Tử ở quận Khánh Dương, tỉnh Khánh Hòa (Ngậm ngãi tìm trầm hay sự tích núi Mẫu Tử).

Tuy nhiên tác giả dân gian giải thích các sự tích sông núi không bằng những câu chuyện tự nhiên mà bằng những câu chuyện xã hội nhằm phản ánh cuộc sống phức tạp của con người với những mâu thuẩn, xung đột gay gắt. Chức năng giải thích địa danh xuất hiện rất nhiều trong thể loại truyền thuyết. Tuy nhiên cách giải thích của truyền thuyết khác với truyện cổ tích. Nếu địa danh trong truyền thuyết gắn với những sự kiện lịch sử, là dấu tích lưu danh và ghi nhận công lao của người anh hùng có công với đất nước trong sự ngưỡng mộ của nhân dân thì địa danh trong truyện cổ tích lại được nhìn từ góc độ thế sự, từ những mâu thuẫn trong xã hội và gia đình, từ số phận của

những con người đời thường. Trong cảm hứng sáng tạo của truyện cổ tích, những ngọn núi, hòn đá đã được thổi vào đó những triết lí nhân sinh, những trăn trở về hiện thực cuộc sống, những khát vọng và ước mơ hạnh phúc của con người. Sự khác nhau giữa hai cách giải thích địa danh của truyền thuyết và truyện cổ tích bắt nguồn từ sự khác nhau về đặc trưng thể loại. Nhờ vậy, dù cùng một chức năng, cùng hướng tới những địa danh trên đất nước nhưng mỗi thể loại cho ta một các nhìn riêng, vừa phong phú, vừa độc đáo.

Cụ thể ở đây khi giải thích sự ra đời của đá Vọng Phu (Sự tích đá Vọng Phu), đá Trông Chồng (Nàng Tô Thị) tác giả dân gian đều gửi gắm câu chuyện bi kịch về anh em ruột lấy nhầm nhau. Đây là bi kịch gia đình trong thời kỳ chuyển giao từ chế độ hôn nhân cùng huyết thống trong xã hội nguyên thuỷ đến chế độ hôn nhân không cùng huyết thống trong chế độ phụ hệ của xã hội có giai cấp. Bi kịch này phản ánh quá trình chuyển giao và phát triển xã hội diễn ra căng thẳng, trong đó con người phải trải qua sự đấu tranh quyết liệt và những bi kịch trong gia đình là không thể tránh khỏi. Trong Sự tích đá Bà Rầu lại phản ánh xung đột trong cuộc sống vợ chồng. Đó là những ghen tuông hiểu nhầm mà bao giờ thua thiệt cũng thuộc về người phụ nữ. Qua hình ảnh hoá đá chờ chồng của người phụ nữ trong các câu chuyện trên đã khẳng định được tấm lòng thuỷ chung son sắt của người phụ nữ mà tác giả dân gian muốn ca ngợi.

Sự tích núi Vàng, Hòn Trống Mái lại ca ngợi tình yêu thuỷ chung, tình cảm vợ chồng hoà thuận yêu thương. Hòn Trống Mái như một biểu tượng thiêng liêng cho tình cảm vợ chồng, gửi gắm ước mơ của tác giả dân gian về sự thuỷ chung hoà hợp trong gia đình.

Như vậy, mỗi một địa danh đều được giải thích bằng một câu chuyện xã hội, phản ánh những khía cạnh phức tạp trong gia đình và xã hội, đồng thời gửi gắm quan niệm nhân sinh và ý nghĩa nhân văn cao cả của tác giả dân gian.

Môtíp hóa thân trong truỵên cổ tích của người Việt không chỉ giải thích các hiện tượng tự nhiên mà còn giải thích về nguồn gốc ra đời của các phong tục dân gian như tục ăn trầu, tục cúng ông Táo, tục kiêng quét rác ngày tết...

Tục ăn trầu là một phong tục đẹp đă ăn sâu vào đời sống văn hóa Việt Nam từ xưa đến nay. Có lẽ vì tính phổ biến của phong tục này nên rất tự nhiên, nhân dân có nhu cầu giải thích nguồn gốc của nó và Truyện trầu cau ra đời. Trong Truyện trầu cau, để giải thích phong tục ăn trầu là sự kết hợp của ba thứ trầu, cau, vôi tạo thành một thứ thơm cay nồng màu đỏ như máu, truyện cổ tích đã sáng tạo ra câu chuyện hóa thân của hai anh em, vợ chồng cùng chết bên nhau để tình nghĩa của họ hòa quyện trong miếng trầu. Câu chuyện của họ vừa lí giải phong tục, vừa tô đậm ý nghĩa nhân văn sâu sắc cho phong tục. Tục ăn trầu và miếng trầu trở thành biểu tượng cho tình nghĩa, tình yêu thắm thiết trong văn hóa Việt. Sự gặp gỡ giữa truyện cổ tích và phong tục chính là sự đề cao tình nghĩa thủy chung giữa con người với nhau trong quan niệm nhân sinh của người Việt.

Người Việt còn có tục cúng ông Táo vào ngày 23 tháng chạp hàng năm. Người ta giải thích sự ra đời của phong tục này như sau: Người vợ tiều phu bị chồng hà hiếp nên trốn đi gặp người thợ săn rồi lấy anh ta. Người chồng cũ ăn năn đi tìm vợ. Gặp lại người chồng cũ, người vợ vô cùng khó xử, bèn bảo người chồng cũ trốn vào đống rơm. Vừa lúc người chồng mới đi săn về sai vợ đốt đống rơm để thui thỏ. Đống rơm cháy người chồng cũ giãy dụa ở trong đó một lúc rồi chết. Người vợ đau lòng quá nhảy vào đống rơm cho trọn đạo phu thê, người chồng mới cũng nhảy vào đống lửa chết theo. Cả ba người chết hoá thành ông Táo. Từ đó người dân Việt Nam thường có phong tục cúng ông Táo. Cái chết trong đám lửa vì tình nghĩa vợ chồng đã hóa thân ba nhân vật thành ba vị thần- bộ ba vua bếp trong tín ngưỡng thờ Táo Quân của người Việt. Dù bằng sự hư cấu nghệ thuật, nhưng truyện cổ tích đã lí giải đặc điểm của phong tục và qua việc gắn với phong tục, tác giả dân gian đã gửi gắm quan niệm nhân sinh về con người và xã hội qua câu chuyện thấm đẫm tình người. Mục đích giải thích thường được biểu lộ rõ trong truyện như: “Về

sau, người nước Nam ta phàm cưới vợ chồng hay lễ tết lớn nhỏ đều lấy trầu

Một phần của tài liệu Mô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việt (Trang 28 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w