1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đối với một số truyện cổ tích của người Việt

106 1,4K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 787,77 KB

Nội dung

76 Chương 3: ẢNH HƯỞNG CỦA NHỮNG YẾU TỐ KHÁC TRONG VĂN HÓA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI MỘT SỐ TRUYỆN CỔ TÍCH CỦA NGƯỜI VIỆT ..... Ảnh hưởng của những điển tích trong văn học Trung Quốc đối với mộ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Hà Nội - 2013

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 6

1 Lý do chọn đề tài 6

1.1 Lý do về khoa học 6

1.2 Lý do về sư phạm 7

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

2.1 Đối tượng nghiên cứu 7

2.2 Phạm vi nghiên cứu 8

3 Lịch sử vấn đề 8

4 Nhiệm vụ của đề tài 11

5 Đóng góp của đề tài 12

6 Phương pháp nghiên cứu 12

7 Cấu trúc của luận văn 12

PHẦN NỘI DUNG 13

Chương 1: ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO GIÁO ĐỐI VỚI MỘT SỐ TRUYỆN CỔ TÍCH CỦA NGƯỜI VIỆT 13

1.1 Phân biệt Đạo gia và Đạo giáo 13

1.1.1 Đạo gia 13

1.1.2 Đạo giáo 15

1.2 Đạo giáo ở Việt Nam 17

1.2.1 Quá trình du nhập và hình thành của Đạo giáo tại Việt Nam 17

1.2.2 Ảnh hưởng của Đạo giáo tại Việt Nam 18

1.3 Ảnh hưởng của Đạo giáo đối với một số truyện cổ tích của người Việt 22

1.3.1 Đạo giáo ảnh hưởng đến việc kiến tạo không gian và thời gian nghệ thuật 23 1.3.1.1 Về không gian nghệ thuật 24

Trang 4

1.3.1.2 Về thời gian nghệ thuật 30

1.3.2 Đạo giáo ảnh hưởng đến việc xây dựng nhân vật 33

1.3.2.1 Kiểu nhân vật người tiên trần tục hóa 33

1.3.2.2 Kiểu nhân vật người trần được thần tiên hóa 36

1.3.3 Đạo giáo ảnh hưởng đến việc sáng tạo những môtíp 37

1.3.3.1 Môtíp lên tiên (bay về trời) 38

1.3.3.2 Môtíp phép thuật, bùa chú 40

Tiểu kết chương 1: 42

Chương 2: ẢNH HƯỞNG CỦA TRUYỆN KỂ DÂN GIAN TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI MỘT SỐ TRUYỆN CỔ TÍCH CỦA NGƯỜI VIỆT 43

2.1 Một vài nét về truyện kể dân gian Trung Quốc 43

2.2 Ảnh hưởng của truyện kể dân gian Trung Quốc đối với một số truyện cổ tích của người Việt 46

2.2.1.Truyện cổ tích của người Việt tiếp thu gần như nguyên vẹn truyện kể dân gian Trung Quốc 46

2.2.2 Truyện cổ tích của người Việt tiếp thu một cách sáng tạo những truyện kể dân gian Trung Quốc 48

2.2.2.1 Trường hợp 1: Một số truyện cổ tích của người Việt đã tiếp thu nội dung chủ đề và cốt truyện của truyện kể dân gian Trung Quốc nhưng xây dựng một hệ thống những tình tiết và nhân vật mới 48

2.2.2.2 Trường hợp 2: Một số truyện cổ tích của người Việt trong đó một phần nội dung câu chuyện được tiếp thu từ truyện kể dân gian Trung Quốc 58

2.2.2.3 Trường hợp 3: Một số truyện cổ tích của người Việt trong đó có một chi tiết nghệ thuật tiêu biểu được tiếp thu từ truyện kể dân gian Trung Quốc 68

Tiểu kết chương 2: 76

Chương 3: ẢNH HƯỞNG CỦA NHỮNG YẾU TỐ KHÁC TRONG VĂN HÓA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI MỘT SỐ TRUYỆN CỔ TÍCH CỦA NGƯỜI VIỆT 77

Trang 5

3.1 Ảnh hưởng của những phong tục thờ cúng của Trung Quốc đối với một

số truyện cổ tích của người Việt 77

3.1.1 Ảnh hưởng của tục thờ cúng tổ tiên của Trung Quốc 77

3.1.2 Ảnh hưởng của tục thờ cúng Táo quân của Trung Quốc 81

3.2 Ảnh hưởng của những quan niệm của người Trung Quốc đối với một số truyện cổ tích của người Việt 84

3.2.1 Ảnh hưởng của quan niệm về con số 3 của người Trung Quốc 84

3.2.2 Ảnh hưởng của quan niệm về con thỏ của người Trung Quốc 92

3.3 Ảnh hưởng của những điển tích trong văn học Trung Quốc đối với một số truyện cổ tích của người Việt 95

Tiểu kết chương 3: 98

PHẦN KẾT LUẬN 99

TÀI LIỆU THAM KHẢO 102

Trang 6

Khi nghiên cứu truyện cổ tích của người Việt, một điều hết sức thú vị đó là có nhiều truyện kể mang dấu ấn văn hóa của khu vực Đông Nam Á, Ấn Độ và Trung Quốc Điều này cho thấy rằng ngay từ rất sớm người Việt đã tiếp nhận những ảnh hưởng của văn hóa bên ngoài để làm phong phú thêm diện mạo văn học của dân tộc mình Và theo chúng tôi, đối với truyện cổ tích của người Việt thì dấu ấn của văn hóa Trung Quốc là nổi trội hơn cả Sự ảnh hưởng này một phần rất nhỏ do giao lưu trực tiếp, đại bộ phận thẩm thấu qua sách vở và tầng lớp trí thức Việt Nam thời phong kiến

Như chúng ta đã biết, trong thế giới cổ đại phương Đông, Trung Quốc là một trong bốn trung tâm văn hóa lớn với những thành tựu rực rỡ góp phần thúc đẩy sự phát triển của văn minh nhân loại Khác với vẻ trầm mặc của Ấn Độ, vẻ huyền bí của Ai Cập, văn hóa Trung Quốc mang một sắc thái riêng hết sức phong phú và độc đáo Đối với Việt Nam, Trung Quốc là quốc gia vô cùng gần gũi về mặt địa lý Cố nhạc sĩ Đỗ

Nhuận đã từng viết trong bài Tình hữu nghị Việt Nam – Trung Hoa những dòng như

Trang 7

sau: “Việt Nam – Trung Hoa núi liền núi, sông liền sông/ Chung một biển Đông mối

tình hữu nghị sớm như rạng đông/ Bên sông tắm cùng một dòng…” Hơn nữa xét về

mặt lịch sử, sau khi An Dương Vương thất bại trước cuộc tiến công xâm lược của Triệu Đà, Việt Nam đã phải trải qua một nghìn năm đô hộ của phong kiến Trung Quốc Trong suốt thời kỳ này, các triều đại Trung Quốc đã thực hiện những chính sách đồng hóa nhằm biến Việt Nam thành một quận huyện của Trung Quốc Đây chính là những nguyên nhân cơ bản khiến cho văn hóa Việt Nam gắn bó với văn hóa Trung Quốc đến

mức “thế hệ sau muốn hiểu di sản tinh thần của cha ông, không thể không có kiến thức

về Trung Quốc học” [15, tr.169 ]

Vấn đề ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đối với truyện cổ tích của người Việt mặc dù đã được đề cập đến nhưng mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu một tác phẩm hay phương diện cụ thể nào đó mà ít có tính hệ thống Đây chính là động lực mạnh mẽ thôi thúc chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này

1.2 Lý do về sƣ phạm

Hiện tại học viên là một giáo viên giảng dạy môn Ngữ Văn Hơn nữa việc tìm hiểu những văn bản của văn học dân gian trong đó có truyện cổ tích của người Việt là một phần trong chương trình Ngữ Văn phổ thông Do đó vấn đề nghiên cứu mà đề tài đặt ra góp phần xây dựng những cơ sở để nghiên cứu, giảng dạy các tác phẩm văn học dân gian trong nhà trường xét từ góc độ ảnh hưởng văn hóa

Với những lý do trên đây chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài này làm đối tượng nghiên cứu trong luận văn của mình

2 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

2.1 Đối tƣợng nghiên cứu

Truyện cổ tích của các dân tộc trên đất nước ta là một kho tàng vô cùng phong phú và đa dạng Trong luận văn này chúng tôi chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu một số

truyện cổ tích của người Việt Cụ thể chúng tôi lựa chọn những truyện trong Kho tàng

Trang 8

truyện cổ tích của Nguyễn Đổng Chi, Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2000 làm đối tượng

nghiên cứu

2.2 Phạm vi nghiên cứu

Văn hóa Trung Quốc có hai bộ phận: cốt lõi của nó là văn hóa của người Hán ở Trung nguyên; bộ phận văn hóa phương Nam bao gồm các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam gần với văn hóa Đông Nam Á Vì vậy khi bàn về ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đối với truyện cổ tích của người Việt chúng tôi chủ yếu nói về ảnh hưởng của văn hóa Hán

Văn hóa Trung Quốc là một khái niệm mang nội hàm rất rộng Do điều kiện về thời gian và nguồn tư liệu thu thập được mà đề tài của chúng tôi xin được giới hạn phạm vi nghiên cứu cụ thể như sau: nghiên cứu sự ảnh hưởng của Đạo giáo, của một số truyện kể dân gian, một số quan niệm, phong tục, điển tích văn học của Trung Quốc đối với một số truyện cổ tích của người Việt Ngoài ra có một số truyện phản ánh sự giải Hán hóa như truyện kể về việc Cao Biền bị thần Tản Viên, thần sông Tô Lịch làm

vô hiệu hóa thuật trấn yểm ở núi, sông nhưng trong luận văn này chúng tôi cũng chưa bàn đến vấn đề đó

3 Lịch sử vấn đề

Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đối với văn hóa Việt Nam nói chung và truyện kể dân gian Việt Nam nói riêng không phải đến giờ mới được bàn tới Đã có khá nhiều những bài viết và công trình khoa học đề cập về vấn đề này được giới thiệu với bạn đọc Trong quá trình làm đề tài, chúng tôi đã tiếp nhận được những ý kiến quí báu

từ các công trình đó Xin được trích dẫn ra đây một số công trình như:

Nguyễn Đổng Chi đã từng bàn về nguồn gốc ngoại lai của truyện cổ tích Việt

Nam trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam như sau: “kho tàng truyện cổ tích Việt

Nam thực tế có chịu ảnh hưởng của truyện cổ tích Trung Quốc Nhưng sự tiếp nhận của người Việt là có chọn lựa và có chừng mực Rất ít khi cha ông ta sử dụng cả cốt

Trang 9

truyện mà chỉ vay mượn từng bộ phận Khi được lắp ghép, hoán cải, mỗi bộ phận thường trở thành những truyện khỏe mạnh, thích hợp với cảm quan thẩm mĩ của dân tộc” [5, tr 1674] Đồng thời tác giả cũng chỉ ra ba con đường mà truyện cổ tích Trung

Quốc lưu truyền vào kho tàng truyện cổ tích Việt Nam là: con đường giao lưu tự phát của quần chúng nhân dân hai bên qua trao đổi thương phẩm cũng như trao đổi văn hóa, con đường học thuật và con đường tôn giáo tín ngưỡng

Trong công trình Thạch Sanh và kiểu truyện dũng sĩ trong truyện cổ Việt Nam

và Đông Nam Á, Nguyễn Bích Hà đã cho rằng những môtíp ra đời từ sự giao lưu văn

hóa với các dân tộc xung quanh bao gồm cả hai loại: tiếp nhận và tiếp biến Tác giả đã đưa ra những ví dụ tiêu biểu như: hình tượng Nữ Oa, Hằng Nga, Ngưu Lang – Chức

Nữ, Thần Nông trong các truyện cổ của ta có nguồn gốc từ truyện cổ Trung Quốc còn những nhân vật Phật, Bụt thì được du nhập từ Ấn Độ,…Tiếp đó đến năm 2001, trên tạp

chí Văn hóa dân gian, số 3, tác giả viết bài Truyện Ông Ngâu – Bà Ngâu ở Việt Nam,

Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản để lý giải sự tương đồng và dị biệt giữa truyện của

Việt Nam với những truyện có cùng cốt kể của Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên

Liên quan đến vấn đề này còn có luận án So sánh kiểu truyện “Cô lọ lem” của

một số dân tộc miền Nam Trung Quốc với kiểu truyện Tấm Cám của Việt Nam của

Đường Tiểu Thi và luận văn của Nguyễn Thị Hảo năm 2009 với đề tài: Truyện “Ông

Ngâu – Bà Ngâu” trong văn hóa và văn học dân gian người Việt Các tác giả đi vào so

sánh những kiểu truyện và môtíp tiêu biểu cùng xuất hiện trong truyện kể dân gian của hai nước để lý giải cội nguồn và đặc trưng của những yếu tố đó

Năm 2006, Nguyễn Bá Thành trong công trình Bản sắc Việt Nam qua giao lưu

văn học đã cho rằng:“Trong nền văn hóa Việt Nam nếu loại bỏ những gì gọi là tương đồng với Trung Hoa thì sẽ còn lại cái gì? Chúng tôi không khẳng định văn hóa Việt Nam hoàn toàn giống với văn hóa Trung Hoa nhưng chúng tôi cũng không khẳng định văn hóa Việt Nam hoàn toàn khác với văn hóa Trung Hoa Chúng tôi nói rằng, văn hóa Việt Nam là văn hóa Việt Nam, văn hóa Trung Hoa là văn hóa Trung Hoa Hai nền

Trang 10

văn hóa này vừa có những nét tương đồng lại vừa có những nét dị biệt, có nhiều giai đoạn tượng đồng nhưng cũng có nhiều giai đoạn dị biệt, có nhiều sự gặp gỡ nhưng cũng nhiều khoảng cách xa” [56,tr.144] Ngoài ra tác giả còn nhấn mạnh rằng dù có

chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc thì văn hóa Việt Nam cũng không phải là một

“sản phẩm thứ cấp của nền văn hóa Trung Hoa, thấp hơn Trung Hoa, đi sau Trung

Hoa Sự giống hay sự khác không nói lên trình độ cao hay thấp, phẩm chất tốt hay tồi

mà chỉ là để nhận dạng” [56, tr 146]

Trái với quan điểm khẳng định nét gắn bó của văn hóa Trung Quốc và Việt

Nam, Trần Quốc Vượng đã thể hiện rõ quan điểm của mình với Văn hóa Việt Nam tìm

tòi và suy ngẫm rằng: “Văn hóa Việt Nam khác văn hóa Trung Quốc, từ trong cội nguồn của nó, tuy cả hai nền văn hóa cổ truyền này đều thuộc phạm trù văn minh nông nghiệp” [68, tr.55] Tác giả xuất phát từ những điều kiện tự nhiên và lịch sử để nhìn

nhận cội nguồn và bản sắc của nền văn hóa Việt Nam Căn cứ chứng minh của tác giả

là dựa vào các đặc điểm về khí hậu, đất đai, tính chất nền nông nghiệp, phương pháp trị thủy, kỹ thuật trồng trọt, tập quán ăn uống, nhà ở, giao thông đi lại,…

Trần Ngọc Thêm trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam: cái nhìn hệ

thống – loại hình cũng chỉ ra sự khác nhau giữa văn hóa Trung Quốc và văn hóa Việt

Nam Theo ông văn hóa Trung Hoa là văn hóa nông nghiệp trọng động, khác với Việt Nam là văn hóa nông nghiệp trọng tĩnh

Theo ý kiến của Giáo sư Phan Ngọc trình bày ở cuốn Bản sắc văn hóa Việt Nam thì nói đến ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc với văn hóa Việt Nam là “một chuyện

quá bình thường” [43, tr.107] nên tác giả cố gắng chỉ ra sự khác nhau của hai nền văn

hóa này trên các phương diện như hội họa, nhạc, thư pháp, thức ăn, võ thuật,…Đối với

ông “văn hóa Hán là văn hóa của sự cực đoan Trong văn hóa này, tôi có ấn tượng

người Trung Quốc thích làm những điều loài người không làm nổi” [43, tr 121] trong

khi đó văn hóa Việt Nam “chuộng cái bình thường, vừa phải, gần gũi, quen thuộc,

tránh mọi cực đoan Trong văn hóa của Việt Nam không có cái gì có thể gọi là hoành

Trang 11

tráng, kỳ vĩ, làm người ta sợ Tôi phục văn hóa Trung Quốc, nhưng lại sợ nó Còn tôi yêu văn hóa Việt Nam, vì nó gần gũi, như bà mẹ của tôi” [43, tr.121 – 122]

Năm 2000, được sự giúp đỡ của Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, trung tâm Trung Quốc học thuộc Đại học Sư phạm Hà Nội đã cho ra mắt tập kỷ yếu với nhan đề

Đạo gia và văn hóa Tập sách là kết quả của các cuộc hội thảo của trung tâm về vấn đề

Đạo gia trong suốt hai năm Người đọc có thể tìm thấy ở đây những bài viết chất lượng của các tác giả xoay quanh những nội dung như: sơ lược lịch sử ra đời và phát triển cùng những tư tưởng cốt lõi của Đạo gia và Đạo giáo, ảnh hưởng của những tư tưởng này đối với văn hóa và văn học thế giới trong đó có Việt Nam Là tập hợp những bài viết riêng lẻ của nhiều nhà nghiên cứu nên cuốn sách tạo ra cái nhìn hết sức phong phú

và đa dạng về đối tượng

Từ việc điểm lại một số công trình liên quan đến vấn đề mà luận văn hướng tới, chúng tôi xin rút ra những nhận xét như sau:

Bàn về vấn đề ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc với văn hóa Việt Nam từ trước tới nay có hai nhóm ý kiến chính: nhóm ý kiến thứ nhất nhấn mạnh sự khác nhau giữa hai nền văn hóa còn nhóm ý kiến thứ hai lại chỉ ra trong văn hóa Việt Nam bên cạnh những dấu ấn của văn hóa Trung Quốc còn có những yếu tố mang nguồn gốc bản địa Cả hai nhóm ý kiến đều đúng trong những trường hợp cụ thể Vì nhiệm vụ của đề tài nên chúng tôi lựa chọn nhóm ý kiến thứ hai để nghiên cứu

Những công trình trong nhóm ý kiến thứ hai hoặc là bàn luận về ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đến văn hóa Việt Nam nói chung hoặc là chỉ giới hạn việc nghiên cứu sự ảnh hưởng giữa những tác phẩm văn học dân gian cụ thể của hai nước chứ chưa

đi vào giải quyết chi tiết vấn đề đặc biệt là sự ảnh hưởng với những truyện cổ tích của người Việt

4 Nhiệm vụ của đề tài

- Chỉ ra sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đối với truyện cổ tích của người

Việt Cụ thể là nghiên cứu ảnh hưởng của Đạo giáo, của một số truyện kể dân gian,

Trang 12

một số quan niệm, phong tục và điển tích văn học của Trung Quốc Nhận xét cách thức

người Việt tiếp thu những ảnh hưởng này như thế nào

- Đưa ra sự kiến giải về những nguyên nhân dẫn đến sự ảnh hưởng đó đối với một số truyện cổ tích của người Việt

5 Đóng góp của đề tài

Đề tài góp phần lý giải cội nguồn văn hóa của một số truyện cổ tích của người Việt, trên cơ sở đó một lần nữa khẳng định việc tiếp thu linh hoạt các yếu tố ngoại lai của văn học dân gian Việt Nam và vai trò của giao lưu văn hóa trong việc làm phong phú, đa dạng nền văn hóa, văn học dân tộc

Kết quả nghiên cứu của đề tài hi vọng sẽ trở thành một tài liệu giúp ích cho việc giảng dạy và học tập những tác phẩm văn học dân gian trong các nhà trường, trước hết

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết thúc và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Ảnh hưởng của Đạo giáo đối với một số truyện cổ tích của người Việt

Chương 2: Ảnh hưởng của truyện kể dân gian Trung Quốc đối với một số truyện cổ tích của người Việt

Chương 3: Ảnh hưởng của những yếu tố khác trong văn hóa Trung Quốc đối với một số truyện cổ tích của người Việt

Trang 13

PHẦN NỘI DUNG Chương 1: ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO GIÁO ĐỐI VỚI MỘT SỐ TRUYỆN CỔ

TÍCH CỦA NGƯỜI VIỆT 1.1 Phân biệt Đạo gia và Đạo giáo

Đạo gia và Đạo giáo tuy khác nhau nhưng lại có mối liên hệ chặt chẽ với nhau Đạo gia là một học thuyết triết học còn Đạo giáo là một tôn giáo Có thể nói nghiên cứu mối quan hệ giữa triết học và tôn giáo là một vấn đề rất phức tạp Riêng đối với phương Đông trong đó có Trung Quốc thì vấn đề này lại càng phức tạp hơn bởi đây là một vùng đất có nhiều quốc gia, dân tộc khác nhau với lịch sử hình thành và phát triển qua hàng nghìn năm Phương Đông còn là cái nôi của văn minh nhân loại được ghi dấu bằng sự ra đời của nhiều nền văn hóa và tôn giáo trên thế giới Khi tìm hiểu tư tưởng phương Đông, các nhà nghiên cứu nhận ra rằng không có sự phân biệt rạch ròi giữa triết học và tôn giáo mà chúng có sự hòa quyện, gắn bó với nhau Do đó muốn hiểu khía cạnh tôn giáo ta cần phải biết nguồn gốc triết học của nó

1.1.1 Đạo gia

Như chúng ta đã biết Đạo gia là một trào lưu triết học cổ đại Trung Hoa Người sáng lập ra Đạo gia là Lão Tử (chưa rõ năm sinh năm mất, nhưng theo nhiều tư liệu thì ông sống vào khoảng thế kỷ VI - V trước C.N) nên nó còn được gọi là Đạo Lão Tư

tưởng của Lão Tử được đúc kết trong tác phẩm nổi tiếng là Đạo đức kinh Lần đầu tiên

trong lịch sử Trung Quốc, Lão Tử đã đề cập đến nguồn gốc của vũ trụ Theo ông

“Đạo”chính là trung tâm của vũ trụ khi cho rằng: “Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị

sinh tam, tam sinh vạn vật” [15, tr 162] Vạn vật dưới gầm trời này đều do Đạo sinh ra

hay nói cách khác Đạo là Mẹ của muôn loài và rồi cuối cùng tất cả lại trở về với Đạo Vậy Đạo là gì? Đây là câu hỏi không dễ trả lời cho nên chính bản thân Lão Tử cũng phải giải thích nhiều lần Sở dĩ như vậy là vì Đạo được xem là siêu việt, vượt lên trên mọi khái niệm Đạo là “vô” (không), không có hình, không có ảnh Đạo chẳng thể nghe

Trang 14

được cũng không nhìn thấy, không ngửi thấy, không cầm lấy được bởi nếu nghe được, nhìn thấy được, ngửi được, cầm nắm được,…thì không còn phải là Đạo nữa Đạo không thể cảm giác, không thể diễn tả dưới bất kỳ hình thức nào Có thể nói Đạo gia đã

đề cập đến Đạo một cách phi thường, siêu việt và huyền diệu

Ngoài việc đề cập đến nguồn gốc của vũ trụ, thì điều đáng nói nữa là Lão Tử

còn đưa ra quan điểm của mình về mặt chính trị - xã hội với thuyết “vô vi”, chống lại chủ trương “hữu vi” Vô vi theo Đạo gia không có nghĩa là không làm gì, mà là phải

làm một cách thuần phác, thuận theo tự nhiên và không trái với Đạo Theo triết học nhân sinh Đạo gia, trở về với tự nhiên là tìm về với giá trị đích thực của cuộc sống Cho nên nếu như Nho gia nêu cao tinh thần nhập thế thì Đạo gia cho rằng muốn bảo vệ được giá trị của mình cần tránh xa những bon chen trong xã hội, trở về với cuộc sống

“siêu công lợi”, “siêu đạo đức” [15, tr 58] Nếu không biết vô vi thì đó là những kẻ ham danh vọng, ham tiền tài,… sẽ chuốc lấy tai họa Trên cơ sở đó ông đề xướng “vô

vi nhi trị” (trị bằng cách không làm gì cả) với luận điểm rằng: “Cố thánh nhân vân: Ngã vô vi dân tự hóa, ngã hiếu tịnh nhi dân tự chính, ngã vô sự nhi dân tự phú, ngã vô dục nhi dân tự phác” (Dịch: “Vậy nên thánh nhân mới nói: Ta không làm gì mà dân tự

thay đổi, ta quý sự yên tịnh thì dân sẽ tự chính, ta vô sự mà dân tự giàu, ta không tham muốn dân tự chất phác”) [66, tr 252 – 253] Do đó cần phải xóa bỏ cơ chế và chế độ xã hội văn minh để quay về với xã hội thuần phác nguyên thủy

Mặc dù còn không ít hạn chế nhưng những tư tưởng triết học của Đạo gia đến nay vẫn có ý nghĩa thiết thực về mặt phương pháp luận Đạo gia cho chúng ta nhận thức rằng thế giới khách quan tự sinh thành, vận động và biến đổi theo những quy luật riêng vốn có của nó, độc lập với ý thức của con người Do đó trong nhận thức, con người cần tránh lối tư duy gán ghép, áp đặt chủ quan mà phải nhìn nhận thế giới trong tính khách quan và giữ nguyên bản tính tự nhiên thuần phác của nó Còn trong hoạt động thực tiễn, con người cần tôn trọng quy luật khách quan, nắm vững và vận dụng phù hợp các quy luật tự nhiên vào cuộc sống Hơn nữa Đạo gia còn dạy ta biết sống

Trang 15

khiêm tốn, giản dị, không tham lam, không bon chen và đố kỵ Có thể nói triết lý Đạo gia gây ảnh hưởng sâu rộng trong lịch sử tư tưởng Trung Hoa và là cơ sở triết học của Đạo giáo – tôn giáo bản địa lớn nhất Trung Quốc

1.1.2 Đạo giáo

Đạo giáo là một tôn giáo của Trung Quốc hình thành từ đời Đông Hán vào đầu Công nguyên Như vậy Đạo giáo ra đời sau Đạo gia Từ xưa, người Trung Quốc đã có những tín ngưỡng ma thuật như xem sao, đoán mộng, bói mai rùa, đồng cốt,…Đến thời Hán những tín ngưỡng ấy kết hợp với tư tưởng Đạo gia để hình thành nên Đạo

giáo Tôn giáo này tôn Lão Tử lên thành Thái thượng lão quân, coi ông là hóa thân của Đạo giáng sinh xuống cõi trần và xem Đạo đức kinh là tác phẩm kinh điển

Phạm trù cơ bản mà Đạo giáo đề cập đến là “Đạo” - chữ mà Lão Tử đã bàn đến trong tác phẩm Đạo đức kinh tuy nhiên Đạo giáo nhìn nhận và phân tích nó ở góc độ tôn giáo Cái đích cuối cùng mà Đạo giáo hướng tới là “đắc đạo thành tiên” Nếu con

người biết kiên trì tu luyện đến mức hợp nhất được với Đạo thì có thể trở thành thần tiên Khi đó không chỉ linh hồn mà cả thể xác của con người cũng sẽ được bất tử Ở phương diện này ta nhận thấy sự khác biệt giữa Đạo gia và Đạo giáo Nếu như Đạo gia đề cao lí tưởng của một thánh nhân, thực hiện Đạo bằng cách giữ gìn một tâm thức nhất định thì Đạo giáo tìm con đường đạt Đạo thông qua những phương pháp tu luyện Phật giáo cho rằng đời là bể khổ, con người tu hành mục đích là để thoát khổ thì với Đạo giáo tu là để trường thọ Vậy tu luyện như thế nào để được đắc Đạo? Các giáo phái khác nhau của Đạo giáo đã đưa ra những phương pháp tu dưỡng riêng Đạo giáo phù thủy tin vào việc dùng những phép thuật để trừ tà trị bệnh, chủ yếu giúp cho dân thường mạnh khỏe trong khi đó đạo giáo thần tiên lại dạy con người cách tu luyện để thành thần tiên bằng cách dùng thuốc trường sinh, thực hiện phép tịch cốc (nhịn ăn), dưỡng sinh, khí công,…Con người sinh ra từ Đạo và cuối cùng lại tu luyện để trở về với Đạo

Trang 16

Với tư cách là tôn giáo bản địa, Đạo giáo đã có ảnh hưởng sâu sắc tới văn hóa Trung Quốc Như đã nói để thực hiện mục đích trường sinh, các giáo đồ của Đạo giáo

đã tìm cách để bào chế “thuốc tiên” Rất nhiều đạo sĩ thời đó tinh thông về dược học và

y học Nhiều cuốn sách như Bão phác tử nội thiên Tiên dược thiên của Cát Hồng,

Thần nông bản thảo kinh tập chú, Dược tổng quyết của ĐàoHoằng Cảnh, Bị cấp thiên kim phương, Thiên kim dực phương của Tôn Tử Mạc với sự ghi chép tỉ mỉ về các cây

thuốc quý, cách bào chế thuốc, chẩn đoán và điều trị bệnh,…đều là những tài liệu quý giá cho các nhà nghiên cứu y, dược học ngày nay Đặc biệt trong quá trình luyện thuốc tiên, những đạo sĩ Trung Quốc đã phát hiện ra ánh sáng của lưu huỳnh và từ đó họ nghĩ

ra thuốc súng – một trong bốn phát minh lớn của người Trung Quốc Còn trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, nhiều tiểu thuyết và thơ ca cổ đại Trung Quốc đã thể hiện rõ nét dấu ấn của Đạo giáo Các tác phẩm có thể là chịu ảnh hưởng trực tiếp, có thể chỉ lấy Đạo giáo làm đề tài hay đề cập đến vấn đề có quan hệ gần gũi với nội dung cơ bản của Đạo giáo Chính màu sắc Đạo giáo này đã góp phần làm nên sự phong phú và đa sắc của văn học Trung Quốc Không chỉ có vậy khi nghiên cứu phong tục tập quán dân gian của Trung Quốc, người ta nhận thấy có những phong tục tập quán xuất phát từ Đạo giáo Ví dụ như sự sùng bái và thờ cúng Thành Hoàng, Thổ Địa, Táo Quân hay việc dán tranh thần canh cửa, con dế bếp,…vào dịp Tết Nguyên đán Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, người Trung Quốc vẫn lưu giữ những giá trị truyền thống này

Nhà văn Lỗ Tấn đã từng nói: “Nguồn gốc của văn hóa Trung Quốc hoàn toàn từ

Đạo giáo…lấy nó mà đọc sử, có nhiều vấn đề có thể luận đà mà giải quyết được ngay”

[15, tr 169] Câu nói đó một lần nữa thay cho lời khẳng định về sự ảnh hưởng to lớn và sâu sắc của Đạo giáo với nền văn hóa Trung Quốc Tuy nhiên không chỉ dừng lại trong phạm vi đất nước Trung Quốc mà Đạo giáo còn ảnh hưởng tới nhiều nước trong khu vực và trên thế giới trong đó có Việt Nam

Trang 17

1.2 Đạo giáo ở Việt Nam

1.2.1 Quá trình du nhập và hình thành của Đạo giáo tại Việt Nam

Đạo giáo du nhập vào Việt Nam từ khoảng cuối thế kỉ thứ 2 Theo các tài liệu đã ghi chép lại thì sau khi vua Hán Linh Đế băng hà, xã hội Trung Quốc hết sức rối loạn Người phương Bắc nhận thấy rằng vào thời điểm đó đất Giao Châu là mảnh đất yên bình có thể chọn làm nơi lánh nạn Những nhân sĩ lánh nạn sang nước ta phần nhiều là những tín đồ của Đạo Lão Hơn nữa trong thời kỳ Bắc thuộc, trong số quan lại phương Bắc sang cai trị nước ta cũng có những người tin theo phương thuật của Đạo giáo Đây

là những cơ sở chính để Đạo giáo du nhập vào Việt Nam

Đạo giáo truyền sang Việt Nam gồm có: Đạo Phù thủy dùng phép thuật để trừ tà, trị bệnh và Đạo thần tiên chủ trương dạy con người cách tu tiên Từ thời xa xưa người Việt ta đã có thói quen dùng bùa chú với niềm tin rằng nhờ đó có thể trừ tà ma, trị bệnh cứu người Tương truyền Hùng Vương nhờ giỏi pháp thuật đã thu phục được 15 bộ lạc lập nên nước Văn Lang Đạo giáo phù thủy khi truyền vào nước ta đã gặp gỡ với những tín ngưỡng ma thuật này nên đã có cơ hội phát triển rộng rãi bắt đầu từ đời Tiền

Lê Đạo giáo phù thủy Việt Nam, bên cạnh thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế còn thờ nhiều

vị thần khác của người Việt như Đức Thánh Trần – vị anh hùng dân tộc được nhân dân yêu mến tôn thờ như vị thần có tài diệt trừ tà ma hay Bà Chúa Liễu Hạnh – tương truyền là một nàng tiên tinh thông phép thuật luôn phù hộ dân chúng Còn Đạo giáo thần tiên tại Việt Nam lại chia thành hai phái: phái nội tu và phái ngoại dưỡng Nội tu tức là luyện tập, dùng Tinh và Khí làm dược liệu, vận dụng Thần làm cho Tinh – Khí biến thành nội đan có tác dụng trường sinh bất tử, trở thành thần tiên Nói đến phái Nội

tu phải kể đến Chử Đồng Tử, người được coi là ông tổ của Đạo giáo Việt Nam Theo các sách, truyện kể lại thì Chử Đồng Tử đã lên núi tu luyện thành tiên, sau đó bay lên trời Trong khi đó phái Ngoại dưỡng ở Việt Nam ít phổ biến hơn cho rằng con người

có thể bất tử nếu dùng thuốc trường sinh Vì dược liệu để bào chế kim đan là thần sa có nhiều tại các đảo Trường Sa (vịnh Bắc Bộ), Cù lao Chàm (Quảng Nam) cho nên nhiều

Trang 18

quan lại phương Bắc khi sang nước ta ngoài thực hiện mục đích chính trị còn muốn đi tìm các mỏ thần sa để luyện thuốc trường sinh cho mình

Tại Việt Nam giai đoạn cực thịnh của Đạo giáo là thời kỳ Lý – Trần Khi đó Đạo giáo thâm nhập vào cả chốn cung đình, các đạo sĩ được mời tham gia việc triều chính

Từ đời Lê Sơ tới đời Nguyễn, Đạo giáo dần dần bị Nho giáo bài xích, tư tưởng Đạo giáo phải ẩn vào trong Phật giáo và Nho giáo để tồn tại Cho đến khi nhà Nguyễn sụp

đổ thì Đạo giáo cùng tàn lụi Đến nay, những hiện tượng như đồng bóng, đội bát nhang, bùa chú…tuy vẫn lưu truyền, nhưng chỉ còn lại là những di sản của tín ngưỡng dân gian truyền thống

1.2.2 Ảnh hưởng của Đạo giáo tại Việt Nam

Theo sử cũ ghi lại, năm 1195 đời Lý Cao Tông mở khoa thi Tam giáo lần thứ nhất, tiếp đó đến đời Trần cũng mở hai khoa thi Tam giáo vào năm 1227 và 1247 Sự hòa hợp của ba tôn giáo làm nên một đặc trưng của giai đoạn lịch sử này đó là hiện tượng “tam giáo đồng nguyên” Mỗi tôn giáo đều có một chỗ đứng riêng Nếu Nho giáo là rường cột trong thể chế chính trị quốc gia thì Phật giáo là tư tưởng chủ đạo trong đời sống tinh thần và Đạo giáo là để phục vụ đời sống tín ngưỡng vô cùng phong phú của người Việt lúc bấy giờ Cùng với Nho giáo và Phật giáo, Đạo giáo đã để lại những ảnh hưởng rõ nét đối với nước ta trên nhiều phương diện

Trước hết màu sắc Đạo giáo thể hiện ở những di tích đền chùa của Việt Nam mà tiêu biểu là Bích Câu Đạo quán và Đền Quán Thánh ở Hà Nội Nhắc đến Bích Câu Đạo quán người ta thường nhắc đến câu chuyện tình của chàng thư sinh nhà nghèo Tú Uyên với tiên nữ Giáng Kiều Từ chỗ được xem là vùng đất Phật, Bích Câu Đạo quán đã trở thành một di tích tiêu biểu chứng minh sự tồn tại của Đạo giáo thần tiên trong đời sống của người dân Thăng Long Còn Đền Quán Thánh hay Trấn Vũ quán có từ đời Lý Thái

Tổ, thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, một trong bốn vị thần trấn giữ bốn cửa ngõ thành Thăng Long khi xưa Theo như sự tích được ghi chép ở đền thì Huyền Thiên Trấn Vũ là thần trấn quản phương Bắc đã nhiều lần giúp nước Việt đánh đuổi ngoại xâm Để tưởng nhớ

Trang 19

công ơn to lớn của ông, nhân dân đã cùng nhau đúc lên một bức tượng phác họa hình ảnh của ông bằng đồng đen Giống như Bích Câu Đạo quán, Đền Quán Thánh là một nơi thờ tự thiêng liêng của Đạo giáo Có thể nói sự hiện diện của những di tích mang đậm màu sắc Đạo giáo này đã làm nên một phần vẻ đẹp của thủ đô ngàn năm văn hiến: “Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương”

Về chính trị, đường lối vô vi của đạo Lão đã được Pháp sư Đỗ Pháp Thuận (915

– 990) nhắc đến khi được vua Lê Đại Hành hỏi về vận nước:

“Quốc tộ như đằng lạc

Nam thiên lý thái bình

Vô vi cư điện các

Xứ xứ tức đao binh”

Dịch nghĩa:

Vận nước như dây mây leo quấn quýt

Ở cõi trời Nam mở ra cảnh thái bình

Vô vi ở nơi cung điện Thì khắp mọi nơi đều tắt hết đao binh

Hai chữ “vô vi” mà Thiền sư dùng ở đây rõ ràng là chịu ảnh hưởng từ đường lối

chính trị vô vi của đạo Lão Như đã nói vô vi không phải là không làm gì, mà thực sự

là “Vô vi nhi vô bất vi” nghĩa là không làm mà không có gì là không làm, làm một cách

hết sức tự nhiên, không tư tâm, vị kỷ Bậc trị nước mà dùng đến đạo vô vi, dân không hay là mình bị trị thì dĩ nhiên sẽ được thiên hạ Thực hiện đường lối vô vi nghĩa là dùng sự ngay thẳng, thực thà mà trị nước Trái lại nếu như dụng binh, dùng trá ngụy

mà trị nước thì nguy Hơn nữa nếu bậc trị nước mà ban hành nhiều cấm kỵ thì dân chúng càng nghèo khổ, bậc trị nước mà đặt ra luật lệ quá khắt khe (hữu vi), dân chúng

sẽ tìm nhiều mánh khóe để trốn tránh thì càng khó trị Tiếp thu tư tưởng này của Lão

Trang 20

Tử, Thiền sư Pháp Thuận đã trả lời nhà vua kế sách lâu dài để giữ gìn vận nước không

gì khác là thực hiện Vô vi ngay ở chốn cung điện và trước hết là từ những bậc đế vương Nếu làm được điều đó thì mọi nơi sẽ hết cảnh đao binh, loạn lạc, khắp cõi trời Nam này sẽ mở ra cảnh thái bình, thịnh trị

Hơn nữa thực tế trong lịch sử các đạo sĩ ngày xưa được các vua hết sức coi trọng Thời vua Đinh, Lê, Lý, Trần, các tăng sư và đạo sĩ giỏi đều được chọn làm cố vấn của triều đình vì thế bên cạnh chức tăng quan còn có cả chức đạo quan Năm 1010, Lý Thái

Tổ dời đô về Thăng Long và đã cho xây dựng nhiều cung điện, chùa Phật, am Đạo ở kinh thành và các vùng khác Năm sau lại cho xây Thái Thanh cung, Vạn Tuế tự, trong

đó Thái Thanh cung chính là nơi tế lễ Đạo giáo quan trọng của văn quan dưới hai triều

Lý – Trần

Còn trong lĩnh vực văn học, khi nghiên cứu sáng tác thơ văn của các nhà nho Việt Nam, chúng ta cũng tìm thấy dấu ấn của tư tưởng Đạo giáo Tên tuổi đầu tiên có thể kể đến là Nguyễn Trãi Điểm tích cực nhất mà Nguyễn Trãi tiếp thu được từ tư tưởng đạo Lão là tinh thần hòa hợp với tự nhiên Ta bắt gặp trong sáng tác của ông nhiều câu thơ khắc họa hình ảnh thi sĩ trong tâm thế ung dung, tự tại giữa thiên nhiên:

“Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai Côn Sơn có đá rêu phơi

Ta ngồi trên đá như ngồi nệm êm”

(Côn Sơn ca)

Hay:

“Rồi hóng mát thưở ngày trường

Hòe lục đùn đùn tán rợp giương Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”

(Bảo kính cảnh giới - 43)

Trang 21

Nhà thơ giao cảm với thiên nhiên, sống chan hòa cùng thiên nhiên Dường như giữa thi sĩ và thiên nhiên không còn khoảng cách mà đã trở thành bầu bạn Thiên nhiên không chỉ là môi trường sống, với Nguyễn Trãi thiên nhiên là tri kỉ, là nơi khơi nguồn cảm hứng sáng tác thơ văn đồng thời cũng chính là nơi để ông di dưỡng tâm hồn Rõ ràng không hề thấy xuất hiện hai chữ “vô vi” nhưng những câu thơ của tác giả xét từ chiều sâu cảm hứng là hướng tới tư tưởng vô vi của Lão Tử Nói như PGS.Tiến sĩ Lã

Nhâm Thìn: “Nguyễn Trãi sở dĩ là nhà thơ của thiên nhiên, một phần quan trọng là

ông tiếp thu tư tưởng Đạo gia” [15, tr.284]

Sang đến thế kỉ XV – XVI, đồng tình với quan niệm sống “thanh tịnh, đạm bạc,

tĩnh lặng, vô vi” [15, tr 305] của Đạo giáo, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã đưa ra cho mình

một triết lý sống “Nhàn” Ông tự nhận mình là “kẻ dại” lui về chốn thôn quê để tránh

xa vòng bon chen, đua tranh của những “người khôn”:

“Một mai, một cuốc, một cần câu

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ Người khôn, người đến chốn lao xao Thu ăn măng trúc, đông ăn giá Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao Rượu đến cội cây ta sẽ uống Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”

(Nhàn)

Không chỉ trong những tác phẩm thơ ca, Đạo giáo còn ảnh hưởng tới tiểu thuyết

chữ Hán Việt Nam như Việt điện u linh, Nam Ông mộng lục, Lĩnh Nam chích quái,

Truyền kỳ mạn lục, Thánh Tông di thảo,….Đạo giáo đã góp phần khơi dậy trí tưởng

tượng và sáng tạo của người viết tiểu thuyết Sự ảnh hưởng của Đạo giáo mang đến cho tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam những đặc trưng rất riêng về cấu trúc, nhân vật, không gian và thời gian nghệ thuật

Trang 22

Về mặt y dược học và các môn khoa học cổ của nước ta cũng có những “sản phẩm” xuất phát từ Đạo giáo Chẳng hạn như các phương pháp luyện nội đan khi truyền ra dân gian thì trở thành những môn khí công, môn châm cứu; nguyên lý con người và vũ trụ là một được áp dụng để chẩn đoán và điều trị bệnh;…Có thể nhận thấy những bài tập dưỡng sinh của Hải Thượng Lãn Ông – vị danh y nổi tiếng của nước ta

đã sử dụng những kỹ thuật nội đan như đạo dẫn, tọa vong và thực tế đã chứng minh tính hiệu quả của nó Hay ở lĩnh vực phong thủy, tiên tri, tướng số, nước ta có nhiều người thông hiểu tường tận những bộ môn này như Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp hay Lê Quý Đôn

Ngoài ra Đạo giáo còn thẩm thấu một cách hết sức tự nhiên vào đời sống tâm linh và tín ngưỡng bản địa của người Việt trong đó có tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần Nếu như trong chính sử Trần Hưng Đạo là một vị tướng tài thì trong tâm thức dân gian ông được tôn vinh là một phúc thần – một vị thần trừ tà ma Trong dân gian, người Việt thường lưu truyền câu chuyện về sự hiển linh của Trần Hưng Đạo trừ tà Phạm Nhan để cứu giúp những người phụ nữ sau khi sinh đẻ Tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần vừa thể hiện sự ảnh hưởng của tư tưởng Đạo giáo vừa thể hiện nét đẹp của văn hóa dân tộc trong việc đề cao đạo lý uống nước nhớ nguồn, tinh thần tôn vinh những người có công với đất nước

Rõ ràng khi du nhập vào Việt Nam, những nội dung tư tưởng của Đạo giáo đã được người Việt tiếp nhận Không chỉ giới hạn trong tầng lớp học giả, Đạo giáo còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến tầng lớp bình dân Nói cách khác Đạo giáo đã trở thành một phần trong đời sống tinh thần của người Việt

1.3 Ảnh hưởng của Đạo giáo đối với một số truyện cổ tích của người Việt

Như đã nói Đạo giáo đã để lại dấu ấn trong nền văn học Việt Nam, trong đó truyện cổ tích của người Việt cũng là bộ phận văn học chịu ảnh hưởng khá rõ nét Đọc truyện cổ tích của người Việt, bên cạnh những yếu tố Nho giáo, Phật giáo, chúng ta còn nhận ra màu sắc của Đạo giáo Đạo giáo đã đưa đến cho truyện cổ tích của người

Trang 23

Việt một vẻ đẹp mới mẻ, góp phần làm phong phú thêm giá trị về nội dung và hình thức của thể loại văn học này

Có thể nói ảnh hưởng của Đạo giáo đối với truyện cổ tích của người Việt, chủ yếu được thể hiện trên ba phương diện: kiến tạo không gian – thời gian của truyện kể, xây dựng nhân vật và sáng tạo các môtíp

1.3.1 Đạo giáo ảnh hưởng đến việc kiến tạo không gian và thời gian nghệ thuật

Khái niệm “không gian nghệ thuật” và “thời gian nghệ thuật” không còn là những khái niệm xa lạ với những người nghiên cứu và quan tâm đến văn học Như chúng ta đã biết mọi sự vật, hiện tượng đều gắn với hệ tọa độ không – thời gian xác định chính vì vậy sự cảm nhận của con người về thế giới đều bắt đầu từ sự thay đổi của không gian, thời gian Khi được phản ánh vào tác phẩm văn học thì không gian và thời gian tạo thành thế giới nghệ thuật của tác phẩm và khi đó thời gian, không gian trở thành không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật

Theo cách hiểu của nhóm tác giả trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học thì:

“Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính

chỉnh thể của nó” [23, tr.162] Không gian nghệ thuật thống nhất nhưng không đồng

nhất với không gian khách thể, giữa chúng vẫn có một ranh giới nhất định Không gian nghệ thuật còn là không gian mang tính chất ước lệ và mang ý nghĩa cảm xúc Còn thời

gian nghệ thuật là: “hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể

của nó” [23, tr 322] Khác với thời gian khách quan, thời gian nghệ thuật được đo

bằng nhiều thước đo khác nhau Nó có thể quay ngược trở về quá khứ, có thể bay tới tương lai, có khi bị dồn nén trong một khoảnh khắc nhưng cũng có lúc lại được kéo dài

ra vô tận Thời gian nghệ thuật phụ thuộc vào sự cảm thụ thời gian của con người Nói cách khác thời gian nghệ thuật mang tính cảm xúc và tính chủ quan

Có thể nói bất cứ một tác phẩm văn học nào cũng cần xây dựng được một không gian và thời gian nghệ thuật phù hợp với nội dung chủ đề của nó Hai yếu tố này không

Trang 24

chỉ đơn thuần tạo nên môi trường hoạt động của các nhân vật mà còn cho thấy những

tư tưởng, quan niệm, chiều sâu cảm thụ của nhà văn về những vấn đề của cuộc sống Gắn với phương thức, phương tiện thể hiện, mỗi thể loại văn học cũng có kiểu không gian và thời gian nghệ thuật riêng Đối với truyện cổ tích của người Việt, ngoài những đặc trưng chung của thể loại, do chịu ảnh hưởng của Đạo giáo nên không gian và thời gian nghệ thuật còn có một số đặc trưng riêng

1.3.1.1 Về không gian nghệ thuật

Truyện cổ tích nói riêng và các thể loại tự sự dân gian là sản phẩm của lối tư duy của con người thời cổ trong đó nổi bật là tư duy nhị phân Theo tư duy này, vũ trụ được phân chia thành hai nửa: trời và đất, trên và dưới Từ ý niệm này mà mô hình thế giới

ba tầng cũng xuất hiện: thế giới trên cao, thế giới trên mặt đất và thế giới dưới mặt đất Cách phân chia thế giới ba tầng như vậy là kết quả của các cặp đối lập trên/dưới đồng

thời do những đặc điểm khác biệt giữa âm giới và thượng giới Trong cuốn The

Folktale (Truyện cổ tích )xuất bản năm 1946 tại Hoa Kỳ, S.Thompson cũng đề cập đến

ba thế giới đó là trái đất, nơi chúng ta đang sống, thế giới ở trên cao, hay thiên đường

và cuối cùng là thế giới ở dưới thấp Có thể khẳng định rằng mô hình thế giới ba tầng thể hiện ý niệm của người xưa về phạm trù không gian vũ trụ và là cơ sở quan trọng để xây dựng không gian nghệ thuật mang tính chất đặc trưng của truyện cổ Truyện cổ tích của người Việt do đó cũng không là một ngoại lệ

Trở lại với vấn đề Đạo giáo và không gian nghệ thuật trong truyện cổ tích của người Việt, ta dễ dàng nhận ra rằng Đạo giáo cũng đã kế thừa lối tư duy và cách phân chia phạm trù không gian của người xưa Đạo giáo cũng chia không gian hoạt động của con người làm ba cõi: cõi tiên, cõi trần và cõi âm tương ứng với trên là tiên, giữa là người, dưới là quỷ Người tốt được hóa thành tiên, tiên mắc lỗi bị giáng xuống làm người, kẻ ác bị hóa thành quỷ, quỷ làm điều phúc sẽ được thành người Như vậy không phải đến khi Đạo giáo du nhập vào Việt Nam, truyện cổ tích của người Việt mới xây dựng không gian nghệ thuật theo thế giới ba tầng Ở đây cần khẳng định rằng những

Trang 25

quan niệm của Đạo giáo đã tìm thấy sự gặp gỡ với lối tư duy trong truyện cổ và cả hai yếu tố này kết hợp với nhau trở thành cội nguồn sáng tạo nên không gian nghệ thuật trong truyện cổ tích của người Việt

Với ảnh hưởng của Đạo giáo, không gian trong một số truyện cổ tích của người Việt được xây dựng không đơn thuần chỉ là môi trường hoạt động của các nhân vật mà còn mang nhiều tầng ý nghĩa sâu sắc Đọc truyện cổ tích của người Việt, bên cạnh

không gian hiện thực, chủ yếu là không gian làng quê còn có không gian thứ hai là

không gian kì ảo Đây là sự sáng tạo mang tính nghệ thuật của con người do chịu sự

chi phối của những yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo Nó là không gian mang tính chất biểu trưng, thể hiện ý đồ của người sáng tạo Trước hết không gian kì ảo có ý nghĩa thể hiện cho những ước mơ, khát vọng của con người

Nghiên cứu dưới góc độ ảnh hưởng của Đạo giáo nhất là Đạo giáo thần tiên, có thể thấy trong số những không gian kì ảo của truyện cổ tích của người Việt thì tiêu biểu

nhất là không gian cõi tiên Cõi tiên hiểu đơn giản là nơi tiên ở Cõi tiên được nhắc đến

như một thế giới mơ ước của con người Ở đó có những cảnh đẹp nguy nga, tráng lệ,

có nhiều của ngon vật lạ Chủ nhân của cõi tiên lại là những con người xinh đẹp, tài giỏi, sở hữu nhiều phép lạ Đặc biệt cõi tiên là nơi sự sống vĩnh hằng, bất diệt Do đó giấc mộng tu tiên, lên tiên là giấc mộng vàng của con người trần gian Đạo giáo thần tiên ra đời là để dạy con người cách thức tu luyện nhằm đắc đạo thành tiên, thực hiện giấc mộng vàng đó

Truyện Sự tích động Từ Thức của người Việt được nhiều nhà nghiên cứu cho rằng có nguồn gốc từ truyện Đào hoa nguyên ký của Trung Quốc Như nhan đề Đào

hoa nguyên ký, truyện kể về một người đánh cá một hôm bơi thuyền đi chơi lạc vào

suối hoa đào Nơi đây cuộc sống vô cùng sung sướng, hạnh phúc Người đánh cá về thuật chuyện lại với mọi người, sau đó mấy lần muốn vào lại Đào Nguyên nhưng không tìm được lối vào cửa động Từ đó văn học cổ Trung Quốc thường dùng Đào Nguyên để chỉ những chốn bồng lai tiên cảnh Ước mơ về một cõi tiên mà câu chuyện

Trang 26

khơi dậy đã có sức lan tỏa mạnh mẽ sang nền văn học của các nước Đối với người Việt, thông qua sách vở, nội dung tư tưởng của truyện kể này đã được tầng lớp trí thức

tiếp nhận sâu sắc Truyện Đào hoa nguyên ký đã đem lại nguồn cảm hứng dồi dào để trí thức người Việt sáng tạo nên một tác phẩm mới - Sự tích động Từ Thức Điều này

chứng tỏ những tác phẩm văn học dân gian không chỉ do người dân lao động tạo ra mà trong nhiều trường hợp ta còn nhận ra dấu ấn sáng tạo của những người trí thức Sự tham gia của tầng lớp trí thức giúp cho những sáng tác của văn học dân gian có thêm

nhiều giá trị sâu sắc

Trong truyện Sự tích động Từ Thức, theo bước chân của nhân vật chính người

đọc được đến với một cõi tiên thơ mộng Nhớ đến lời mời của cô gái mà chàng tình cờ

gặp trong hội hoa mẫu đơn năm nọ, Từ Thức đã quyết tâm đi tìm “Một hôm trên

đường đi tìm, từ sáng sớm, Từ Thức đã trèo lên núi cao nhìn ra giữa cửa Thần Phù Tự nhiên trước mắt chàng hiện lên một hòn đảo trông y như một đóa sen giữa vùng biển

cả Say sưa nhìn ngắm, chàng bèn dong buồm ra khơi Chẳng bao lâu thuyền đã ghé đảo Đang mê mải nhìn, chàng bỗng thấy ở sườn núi đá gần đó có một cửa hang khá rộng Bèn vịn cây rẽ cỏ tìm đến tận nơi Vừa bước vào hang được một quãng, thì bỗng dưng cửa hang tối sầm lại Từ Thức vẫn cứ sờ soạng bước liều Đi một đoạn nữa thình lình lại thấy có ánh sáng Trông ngược lên thấy núi cao chót vót, đá mọc lởm chởm Khi leo lên đến đỉnh thì Từ Thức bỗng thấy cả một tòa nhà lộng lẫy hiện ra trước mặt…Trên đường đầy hoa thơm cỏ lạ Đi một chốc thì đến lâu đài” [5, tr 947 – 948]

Tại đây Từ Thức đã được gặp lại Giáng Hương Từ Thức vô cùng mừng rỡ bởi công sức đi tìm người đẹp đã được đền đáp Từ Thức làm lễ giao bôi với Giáng Hương và chính thức gia nhập làng tiên

Có thể nói đoạn miêu tả động tiên nơi Từ Thức đặt chân đến đã cho thấy dấu ấn của Đạo giáo bởi một trong những niềm tin của tín đồ Đạo giáo là đắc đạo thành Chân nhân, xuất thế thành tiên Đạo giáo cho rằng có 10 động thiên lớn, 36 động thiên nhỏ

và 72 phúc địa trong số danh sơn hang động mà thần tiên ở Muốn sửa đức, dưỡng tính

Trang 27

thì phải lánh xa cõi tục vào sống trong núi rừng, chọn nơi hang động hẻo lánh xa xôi, nơi người thường ít đặt chân đến để làm chỗ mai danh ẩn tích và tu luyện Chính vì vậy

cõi tiên trong Sự tích động Từ Thức cũng là hang động ở chốn sơn lâm Đây chính là

“hang thứ sáu trong ba mươi sáu hang động ở cõi tiên” [5, tr 948] Cuộc sống nơi

động tiên thật yên bình, không thấy những vất vả cực nhọc vì miếng cơm manh áo, không có cảnh quan trường bon chen, giành giật Không gian động tiên nơi Từ Thức lạc đến tượng trưng cho thế giới mà chàng đang khao khát kiếm tìm Từ Thức vốn là người phóng khoáng, không chịu ràng buộc vào khuôn phép Chàng cũng không thích những chuyện nịnh trên, nạt dưới, không chấp nhận điều bất công và sẵn sàng bảo vệ những người nhỏ bé, yếu đuối Hành động cứu giúp cô gái trong hội hoa mẫu đơn là minh chứng rõ ràng nhất cho tính cách này của chàng Khi treo ấn từ quan và bỏ ra đi

Từ Thức đã thể hiện rõ thái độ quay lưng lại với hiện thực cuộc sống Có thể nói rằng việc để nhân vật dịch chuyển từ không gian hiện thực sang không gian kì ảo – không gian cõi tiên là một dụng ý nghệ thuật của tác giả dân gian Qua sự dịch chuyển này tác giả muốn thể hiện hành trình nhân vật đi tìm kiếm một thế giới mới khác với thế giới thực tại đồng thời khẳng định ước mơ về công bằng và hạnh phúc

Trong truyện Ả Chức chàng Ngưu, không gian cõi tiên cũng xuất hiện xuyên suốt

và là không gian diễn ra những sự kiện quan trọng Ngay mở đầu câu chuyện là không gian giếng tiên nơi diễn ra cuộc gặp gỡ của hai nhân vật chính: ả Chức và chàng Ngưu

Sở dĩ được gọi là giếng tiên bởi đây là một giếng nước trong mát nằm trong một khu rừng sâu và luôn năm không bao giờ cạn Giếng lại ở cách xa dân cư, người trần không mấy ai qua lại nên các nàng tiên trên trời thường dùng chỗ này làm nơi hội tụ Một hôm có một chàng trai ở cõi trần lên rừng đốn củi, không ngờ quá chân lạc bước vào khu rừng sâu Tình cờ khi đi qua giếng nước chàng bắt gặp ba nàng tiên đang cùng nhau tắm mát Thấy vậy chàng liền lấy trộm một bộ cánh rồi nấp vào một gốc cây Nàng tiên bị mất cánh không thể bay về trời đành theo chàng về nhà và họ đã trở thành

vợ chồng Không gian giếng tiên quả là nơi tuyệt diệu để diễn ra cuộc gặp gỡ và kết

Trang 28

duyên hết sức đặc biệt giữa một người ở cõi trần với một người ở cõi tiên Không chỉ dừng lại ở đó truyện tiếp tục mở ra một không gian trên trời với cuộc hội ngộ ngắn

ngủi của hai vợ chồng chàng Ngưu sau nhiều ngày xa cách “Vào khoảng canh khuya,

hai cha con đã bước vào cõi trời…vợ chồng, mẹ con gặp lại nhau mừng mừng tủi tủi”

[5, tr 1414] Và cuối cùng câu chuyện khép lại với một hình ảnh đầy sức ám ảnh đó là hình ảnh dòng sông Ngân trên trời – dòng sông chia cách vợ chồng ả Chức chàng

Ngưu: “Hàng ngày chàng Ngưu thả trâu của nhà trời ăn cỏ nhưng chỉ được phép thả

trâu và cư trú bên kia bờ sông Ngân Bên này bờ, ả Chức vẫn ngày ngày dệt vải Mỗi năm Ngọc Hoàng chỉ cho hai vợ chồng gặp nhau một lần vào ngày mùng bảy tháng Bảy” [5, tr 1415]

Như vậy ở truyện Ả Chức chàng Ngưu, mặc dù không có những đoạn miêu tả chi

tiết nhưng không gian trên trời vẫn là không gian hoạt động chính của các nhân vật Không gian này trước hết cho thấy mối duyên ả Chức – chàng Ngưu không phải là mối duyên trần tục thuần túy mà là mối duyên thần kỳ giữa người trần và tiên nữ Thế nhưng quan trọng hơn đây là không gian chứa đựng những yếu tố cản trở đối với những nhân vật chính Ả Chức tuy thương chồng con vô hạn nhưng vì nàng là người của cõi trời nên không thể sống mãi dưới trần gian Ngược lại luật lệ trên cõi trời không cho phép người trần được lưu lại nên cha con chàng Ngưu buộc phải quay về

trần gian Như vậy khác với truyện Sự tích động Từ Thức, trong truyện kể này cõi tiên

cũng không phải là nơi con người sẽ có hạnh phúc Ngay chốn cai quản của Ngọc Hoàng vẫn có những giọt nước mắt của sự chia ly Dòng sông Ngân trên trời kia mãi mãi vẫn là rào cản ngăn cách tình vợ chồng ả Chức, chàng Ngưu Điều đó nói lên rằng ước mơ sum họp, khát vọng hạnh phúc muôn đời vẫn là điều con người trăn trở kiếm tìm Hạnh phúc ở nơi đâu? Câu hỏi đó không dễ gì có thể tìm được lời giải đáp Không gian cõi tiên trong truyện vì vậy một lần nữa càng làm sâu sắc thêm ước vọng hạnh phúc của con người

Trang 29

Như đã nói ở trên, Đạo giáo rất đề cao khát vọng tu tiên để đạt đến sự bất tử Cõi tiên là hình ảnh thể hiện cho ước vọng của những tín đồ Đạo Lão Thế nhưng Đạo giáo cũng chỉ rất rõ rằng tu tiên không phải là công việc đơn giản Chỉ có những người vượt qua được thử thách, bộc lộ những phẩm chất cao quý mới đến được cõi tiên Đây được xem như một phần thưởng, một sự đền đáp xứng đáng cho những ai khổ công tu luyện Chính vì vậy, trong những truyện cổ tích của người Việt, sự xuất hiện của những không gian kì ảo còn là thước đo đánh giá tài năng, phẩm chất và sự nỗ lực của con người

Trong truyện Sự tích động Từ Thức, động tiên là phần thưởng cho những ngày lặn lội kiếm tìm người đẹp của Từ Thức “Vùng Tống Sơn có bao nhiêu cảnh đẹp,

chàng đều có để lại dấu chân và những bài ca vịnh, vậy mà chàng vẫn ân hận không gặp lại người đẹp năm xưa Mặc dầu vậy Từ Thức vẫn không nản lòng” [5, tr 947]

Chàng quyết tâm vượt núi, dong buồm ra khơi và cuối cùng động tiên đã mở cửa đón chàng Cuộc sống nơi đây hoàn toàn khác với trần gian ngày trước Cơm ăn áo mặc và mọi vật dụng cần thiết, chàng đều có sẵn, không thiếu một thứ gì Chàng còn được sống bên nàng Giáng Hương – người con gái có sắc đẹp tuyệt vời, tính tình nết na hiền dịu Không những thế chàng còn được ngao du các động tiên và thỏa sức làm những bài thơ ngâm vịnh Đúng là cuộc sống của cõi tiên không hề có chút ưu tư, vướng bận

Từ Thức xứng đáng được gia nhập làng tiên bởi chàng là người trọng danh dự, sống có nghĩa có tình, luôn bênh vực kẻ yếu và trên hết chàng đã dám vượt qua thử thách để tự tìm đến với hạnh phúc của mình

Khác với truyện Sự tích động Từ Thức, không gian kì ảo trong truyện Thạch

Sanh lại là không gian dưới nước – không gian Thủy phủ Bằng tài năng phi thường,

Thạch Sanh đã giết chết Đại bàng, cứu được công chúa và giải thoát cho thái tử con vua Thủy tề Thái tử thoát nạn hết lời cảm tạ và mời chàng xuống chơi Thủy phủ Đây

là không gian được tác giả dân gian tạo ra để khiến cho câu chuyện thêm ly kỳ, hấp dẫn Tại Thủy phủ, Thạch Sanh được tiếp đón rất hậu hĩnh Vua Thủy đã tặng chàng nhiều vàng ngọc nhưng Thạch Sanh không nhận, chàng chỉ xin một cây đàn Cây đàn

Trang 30

này thực chất là một cây đàn thần Chính cây đàn thần đã giúp Thạch Sanh vạch tội những kẻ xấu và thay đổi hoàn toàn số phận của chàng Câu chuyện khép lại với một kết thúc có hậu trong không khí tưng bừng của đám cưới giữa Thạch Sanh và công chúa Về sau vua không có con trai nên nhường ngôi cho Thạch Sanh Như vậy cây đàn thần với những khả năng kì diệu là một quà tặng quí giá của Thủy phủ dành cho Thạch Sanh – chàng trai thật thà, dũng cảm, tài năng, trọng nghĩa tình

Có thể khái quát lại rằng không gian nghệ thuật trong một số truyện cổ tích của người Việt do chịu ảnh hưởng của Đạo giáo nên không còn là không gian đồng nhất, tĩnh tại mà là một không gian nhiều tầng và luôn có sự giao thoa Nhân vật trong các truyện thường thực hiện sự dịch chuyển từ tầng không gian này sang tầng không gian khác Bằng sự dịch chuyển không gian như thế, các tác giả dân gian đã đặt các nhân vật vào trong những không gian sống khác hẳn với thực tại để nhân vật có thêm những trải nghiệm hoặc cũng có khi là để nhân vật được hưởng một phần thưởng xứng đáng Qua

đó những ước mơ, khát vọng cũng như những phẩm chất của nhân vật được bộc lộ rõ nét Cách thiết kế không gian nhiều tầng như vậy giúp cho truyện cổ tích của người Việt truyền tải được nhiều nội dung tư tưởng sâu sắc xung quanh vấn đề về cuộc sống con người

1.3.1.2 Về thời gian nghệ thuật

Cũng giống như truyện cổ tích của các dân tộc khác, trong truyện cổ tích của người Việt, ngoài bình diện không gian, hành động của các nhân vật còn được triển khai trên cả bình diện thời gian Thời gian của truyện cổ tích là thời gian quá khứ mang tính chất phiếm chỉ thường được gắn với mốc “ngày xửa ngày xưa” nhằm nhấn mạnh tính chất cổ xưa và tính chất có thể có thật của chuyện kể Cách giới thiệu thời gian này

có tác dụng đưa người đọc dần dần tách khỏi dòng thời gian của cuộc sống hiện tại để nhập vào thế giới của những câu chuyện cổ tích Trong thế giới đó ta có thể bắt gặp cả thời gian thực tế và thời gian phi thực tế Thời gian phi thực tế thường được sáng tạo

Trang 31

do trí tưởng tượng của tác giả dân gian và nó cũng là một trong những yếu tố làm nên màu sắc kì ảo của truyện cổ tích

Ngoài những đặc điểm chung như trên, do ảnh hưởng của Đạo giáo, thời gian nghệ thuật mà cụ thể là thời gian phi thực tế trong một số truyện cổ tích của người Việt

đã có thêm một kiểu thời gian mới – thời gian của cõi tiên

Thời gian trong truyện Sự tích động Từ Thức là một dẫn chứng tiêu biểu cho kiểu

thời gian này Cuộc sống với Giáng Hương ở động tiên có thể xem là một giấc mơ đối với Từ Thức Thế nhưng nỗi nhớ nhà, nhớ cha mẹ luôn canh cánh trong lòng chàng Sống ở cõi tiên nhưng càng ngày chàng càng héo hon cho nên cuối cùng vợ chàng đã quyết định để chàng trở về quê hương Cỗ xe mây đặt chàng xuống giữa một bến sông, nơi mà lúc còn nhỏ chàng vẫn ra đây tắm mát Nhưng khi nhìn kĩ cảnh vật thì Từ Thức

lấy làm ngờ ngợ “Mới ba năm mà nhà cửa vườn tược làm sao đã khác Dân làng cũng

chẳng có một người nào quen mặt Hỏi một người đi đường, người ấy cho biết đúng là tên của làng chôn rau cắt rốn của mình Nhưng khi hỏi đến bố mẹ và em gái thì ai cũng lắc đầu trả lời không biết” [5, tr 949 – 950] Từ Thức băn khoăn chưa hiểu đã có điều

gì xảy ra trong ba năm chàng xa quê hương Không biết làm thế nào, cuối cùng Từ Thức đành đem tên họ của mình ra hỏi thăm thì được một cụ già trong làng trả lời rằng:

“Từ lúc còn nhỏ, tôi có nghe truyền lại rằng các cụ tổ năm đời nhà tôi có một cụ cũng

tên họ như thế, trước làm quan huyện rồi treo ấn từ về, một hôm đi chơi sa vào hang núi mất tích Từ bấy đến nay dễ đã gần ba trăm năm” [5, tr 950] Đến đây Từ Thức

mới thấm thía lời nói của vợ rằng cõi trần và cõi tiên là hai con đường cách biệt Thì ra

một năm ở cõi tiên bằng một trăm năm ở cõi trần Đối với dân làng giờ đây Từ Thức

đã trở thành người thiên cổ Ngay câu chuyện về chàng cũng chỉ có ít người cao tuổi trong làng còn nhớ được

Câu hỏi đặt ra là tại sao tác giả dân gian lại để Từ Thức quay trở về và nhận ra sự khác biệt giữa thời gian cõi trần và thời gian cõi tiên? Có thể có nhiều cách lý giải khác nhau cho vấn đề này nhưng theo chúng tôi thì một trong những nguyên nhân cơ bản là

Trang 32

xuất phát từ tư tưởng đề cao cõi tiên và cuộc sống nơi cảnh tiên của Đạo giáo Thực tế

đã cho thấy rằng khi tiếp nhận ảnh hưởng của Đạo giáo thần tiên, giới sĩ phu của nước

ta thường tổ chức những buổi “cầu tiên” tại tư gia hay ở các đền, nhiều đạo sĩ quyết tâm bào chế thuốc trường sinh hoặc tin vào việc dùng bùa chú, ma thuật Niềm tin đó còn truyền tới cả tầng lớp bình dân Ước mơ về cõi tiên là ước mơ của khá đông người Việt khi đó Người ta cho rằng được lên tiên là niềm hạnh phúc không có gì sánh được

và mong muốn đem cả trăm năm sống ở cõi trần để đổi lấy một chốc, một lát trên cõi tiên Niềm hạnh phúc đó càng trở nên da diết hơn trong những hoàn cảnh mà con người phải đối mặt với những đau khổ, bất công của hiện thực cuộc sống Chính vì được xem

là giấc mơ nên thời gian ở cõi tiên thường được miêu tả ngắn ngủi hơn rất nhiều so với thời gian dưới trần thế Con người dường như muốn cô đọng, muốn kết tinh tất cả những gì là hạnh phúc nhất, là tốt đẹp nhất để gửi gắm vào trong một khoảnh khắc thần tiên Dẫu chỉ là một năm, một tháng, một ngày, thậm chí là một phút được sống ở cõi tiên cũng được xem bằng cả trăm năm sống trên cõi trần Chính vì vậy ba năm sống ở động tiên của Từ Thức ngỡ chỉ thoáng qua như một giấc mộng nhưng khi chàng trở lại quê nhà ba năm ấy đã trở thành ba trăm năm Để đổi lấy ba năm sống trên cõi tiên Từ Thức đã phải xa cha mẹ và những người cùng thời với chàng mãi mãi Như vậy để đến được cõi tiên con người cũng phải trả bằng một cái giá khá đắt Thế nhưng với những tín đồ của Đạo giáo, tu tiên và được đắc đạo thành tiên vẫn là cái đích phấn đấu cao nhất của cuộc đời

Thời gian của cõi tiên như đã nói không phải là thời gian thực tế mà là sản phẩm được tạo ra để đề cao luận điểm tu tiên của Đạo giáo Mặc dù phần nào còn mang tư tưởng thoát ly nhưng nó cũng đã góp phần phản ánh mong ước của con người lúc bấy giờ về một sự đổi thay cho cuộc sống thực tại Cùng với không gian trên trời, thời gian của cõi tiên cũng có thể xem như một ẩn dụ về một thế giới nơi con người được sống với những điều tốt đẹp nhất Không gian và thời gian đó kết hợp với nhau tạo thành một thế giới thần tiên – thế giới của lẽ công bằng, của niềm hạnh phúc và sự bất tử

Trang 33

1.3.2 Đạo giáo ảnh hưởng đến việc xây dựng nhân vật

Nhân vật văn học chính là linh hồn của tác phẩm văn học Khi độc giả muốn khám phá nội dung tư tưởng cũng như những dụng ý nghệ thuật mà người sáng tác gửi

gắm trong tác phẩm thì cần phải tìm hiểu, phân tích về nhân vật Nhân vật là “con

người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học”,“có khi được sử dụng như một ẩn

dụ, không chỉ một con người cụ thể nào cả, mà chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm” [23, tr 235] Như vậy nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật mang tính

ước lệ, nó không đồng nhất với con người có thật trong đời sống Từ những góc độ khác nhau có thể chia nhân vật văn học thành những kiểu loại khác nhau

Trong thể loại truyện cổ tích, thế giới nhân vật cũng khá phong phú Nhân vật có thể là con người trong thực tại, có thể là các loài vật, cũng có khi lại là những nhân vật thần kì Việc lựa chọn kiểu nhân vật nào là phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thể loại văn học, nội dung chủ đề mà câu chuyện muốn hướng tới và hệ thống tư tưởng ảnh hưởng đến quan niệm nghệ thuật cũng như quan niệm thẩm mĩ của người sáng tác Trong số những yếu tố này, yếu tố tư tưởng có vai trò đặc biệt quan trọng bởi nó là cơ sở để tạo nên những kiểu nhân vật mới lạ góp phần làm đa dạng hóa các kiểu nhân vật của thể loại văn học Trong đề tài này, khi nghiên cứu ảnh hưởng của Đạo giáo đối với một số truyện cổ tích của người Việt ở phương diện xây dựng nhân vật, chúng tôi nhận thấy có hai kiểu nhân vật như sau:

1.3.2.1 Kiểu nhân vật người tiên trần tục hóa

Đặc điểm của kiểu nhân vật này là: Xuất thân vốn có của họ là thần tiên Cốt cách thần tiên thể hiện qua việc họ đến từ cõi tiên với ngoại hình xinh đẹp cùng những khả năng kì diệu Thế nhưng vì những duyên cớ khác nhau mà họ có mặt ở cõi trần

Nhân vật Giáng Kiều trong truyện Tú Uyên, ả Chức trong truyện Ả Chức chàng Ngưu

và Liễu Hạnh trong Sự tích công chúa Liễu Hạnh là những ví dụ tiêu biểu cho kiểu

nhân vật này

Trang 34

Sự xuất hiện của nhân vật Giáng Kiều ngay từ đầu đã chứa đựng yếu tố kì lạ Chuyện kể rằng: một ngày nọ, vào mùa xuân, chùa Ngọc Hồ mở hội Vô già, Tú Uyên

đi dự hội và tình cờ gặp một cô gái vô cùng xinh đẹp Hai người đã chuyện trò rất vui

vẻ nhưng đi đến giữa đường thì người con gái đó biến mất Trở về nhà, Tú Uyên ngày đêm mơ tưởng không còn thiết gì đến ăn uống, học hành Chàng đã cất công đến đền Bạch Mã xin cầu và được thần báo mộng Tú Uyên y hẹn đến cầu Đông thì gặp một ông già bán tranh mời chàng mua một bức tố nữ Chàng vô cùng ngỡ ngàng khi hình dáng người tố nữ trong tranh không khác gì với người mà mình mong đợi Chàng mua ngay đem về treo bên cạnh chỗ ngồi Sự lạ là mấy ngày sau đó, khi Tú Uyên đi học về thì ở nhà cơm rau đã dọn sẵn sàng Chàng bí mật tìm hiểu thì biết rằng chính tố nữ từ trong tranh bước ra dọn dẹp nhà cửa và xuống bếp làm cơm Chàng liền xé nát bức tranh, nhất quyết giữ người đẹp ở lại Bí mật này không chỉ gây bất ngờ đối với Tú Uyên mà còn với cả người đọc bởi đây là những chuyện ngoài sức tưởng tượng của con người trần thế Rõ ràng chỉ có con người ở một thế giới khác mới có thể làm những điều kì lạ như vậy Tác giả dân gian đã để cho nhân vật tự giải thích về sự xuất hiện kì

lạ của mình: “nàng cho biết tên mình là Giáng Kiều, vốn có duyên nợ với chàng nên

được xuống trần cùng kết làm đôi lứa” [5, tr 810] Đến đây vấn đề đã được sáng tỏ:

Giáng Kiều không phải là người của trần gian mà nàng chính là một nàng tiên ở trên trời Vì mối nhân duyên với Tú Uyên nên nàng đã xuống trần gian

Tiếp sau sự xuất hiện kì lạ, Giáng Kiều còn chứng tỏ nguồn gốc thần tiên của mình với những phép lạ mà nàng sở hữu Để tổ chức tiệc cưới cho nàng và Tú Uyên,

“nàng rút trâm trên đầu hóa phép thành một nơi màn gấm rèm ngọc, kẻ hầu người hạ

rầm rập, đồ ăn thức đựng lộng lẫy Chỉ một lát cỗ bàn bày ra, đàn sáo vang lừng, các bạn tiên lần lượt đến ăn uống trò chuyện, ca hát nhảy múa rất là vui vẻ” [5, tr 810]

Vậy là với tiệc cưới này, Giáng Kiều đã chính thức trở thành vợ của Tú Uyên và sống cuộc sống như bao người trần khác Về sau nàng sinh một cậu con trai Đứa bé lớn lên rất thông minh, học ngày một giỏi

Trang 35

Cũng như Giáng Kiều, ả Chức trong Ả Chức chàng Ngưu cũng là một nàng tiên

ở trên trời Một lần nọ, khi đi tắm ở giếng tiên, nàng bị một chàng trai dưới trần lấy trộm bộ cánh Mất cánh tiên, nàng không thể bay về trời đành ở lại trần gian Ả Chức

đã kết duyên cùng chàng trai và không lâu sau, nàng sinh được một đứa con trai Thời gian trôi đi, khi con lên ba tuổi, vợ chồng sung sướng khi nhìn thấy con bắt đầu bập bẹ tập nói Thời gian sống ở cõi trần là khoảng thời gian họ có một cuộc sống gia đình thật hạnh phúc – niềm hạnh phúc giản dị mà thiêng liêng của con người trần thế

Nhân vật Liễu Hạnh trong Sự tích công chúa Liễu Hạnh lại là con gái của Ngọc

Hoàng trên thiên đình Tính tình của nàng hết sức phóng túng ngang bướng, không chịu theo khuôn phép nhà trời Nhân một lần Liễu Hạnh phạm tội, Ngọc Hoàng đã đày nàng xuống trần trong ba năm Sau khi xuống trần, Liễu Hạnh hóa thân thành một cô gái xinh đẹp, dựng một cái quán ở chân núi đèo Ngang Hết hạn ba năm, Liễu Hạnh trở

về trời Nhưng không lâu sau, nàng lại bị Ngọc Hoàng đày xuống trần một lần nữa Lần này, Liễu Hạnh đến đèo Ba Dội và dựng một cái lầu ba tầng cho khách bộ hành đi qua vào nghỉ chân Khi hết hạn ở trần, Liễu Hạnh đốt hết lâu đài và trở về trời Với phép thuật vốn có của mình, trong thời gian ở trần gian, Liễu Hạnh đã thẳng tay trừng trị những kẻ trộm cướp, trăng hoa, quấy nhiễu dân chúng Chính vì vậy sau này nhân dân

đã lập đền thờ công chúa Liễu Hạnh

Dễ dàng nhận ra rằng, những nàng tiên khi xuống trần, họ cũng sinh hoạt, cũng xây dựng gia đình, cũng sinh con đẻ cái, cũng có đời sống tình cảm như bao người trần khác Ở họ giờ đây, bên cạnh những yếu tố thần tiên còn có những yếu tố của con người thế tục Nếu như họ đem đến cho cõi trần những điều kì diệu thì ngược lại cuộc sống và những con người nơi đây cũng đáp lại họ những tình cảm chân thành Và mặc

dù cả Giáng Kiều, ả Chức và Liễu Hạnh cuối cùng đều trở về trời – nơi vốn sinh ra họ thế nhưng có thể khẳng định rằng đối với họ khoảng thời gian sống dưới trần gian là khoảng thời gian vô cùng ý nghĩa Họ đã trở thành một phần của cuộc sống trần thế

Trang 36

1.3.2.2 Kiểu nhân vật người trần được thần tiên hóa

Kiểu nhân vật thứ hai mang những đặc điểm ngược lại với kiểu nhân vật thứ

nhất Ví dụ như nhân vật Từ Thức trong Sự tích động Từ Thức, Chử Đồng Tử trong Sự

tích đầm Nhất Dạ và bãi Tự Nhiên hay Tú Uyên trong truyện Tú Uyên

Những nhân vật này thường được giới thiệu đầy đủ, cụ thể về xuất thân, nơi ở và thời gian sống Nói cách khác một trong những đặc điểm của nhân vật là tính xác định

Nhân vật Từ Thức được giới thiệu như sau: “Vào đời nhà Trần ở châu Ái có một chàng

trẻ tuổi tên là Từ Thức Chàng vốn con nhà quan Năm 20 tuổi nhờ học giỏi thi đỗ cao, chàng được bổ một chân tri huyện ở một huyện vùng Bắc” [5, tr 946] Truyện Tú Uyên

cũng giới thiệu rất rõ ràng về nhân vật: “Vào đời Hồng Đức, có một người học trò

nghèo, cha mẹ chết sớm, trọ học ở phường Bích Câu, phía Nam thành Thăng Long Chàng rất hay chữ, tuy chưa đỗ đạt gì, người ta cũng gọi chàng là Tú Uyên” [5, tr

809] Hay nhân vật Chử Đồng Tử là con Chử Cù Vân – một người đánh cá ở Chử Xá

Họ là những người trần đích thực Thế nhưng vì những cơ duyên khác nhau mà

họ được thần tiên hóa Nếu như Từ Thức, Tú Uyên là những chàng trai may mắn được kết duyên với tiên nữ, được lên tiên để hưởng những tháng ngày hạnh phúc thì Chử Đồng Tử bằng quá trình nỗ lực tự tu luyện hết mình đã sở hữu được nhiều phép màu

nhiệm “Đồng Tử cắm gậy của mình xuống đất rồi úp nón lên che sương Canh ba đêm

hôm ấy, bỗng có tiếng chuyển động dữ dội Thế là phút chốc họ không phải nằm trên bãi cỏ nữa mà nằm trên một chiếc giường ngọc trong một tòa lầu chăn gối êm dịu như nhung Quần áo của họ mặc là thứ quần áo màu, lấp lánh như vảy bạc Khi ra dãy hành lang có bao lơn trắng như tuyết….Ngoài xa xa lại có một bức thành chạy dài ôm lấy khu vực này Đến đâu cũng có người hầu hạ và quân lính canh gác…Trong mười gian nhà kho chứa trữ bao nhiêu châu ngọc, vàng bạc, lương thực Ngoài ra còn kê tên tuổi bao nhiêu viên quan văn quan võ, bao nhiêu lính tráng, bao nhiêu nô tỳ…” [5,

tr.256 – 257] Sự lạ này khiến cho tất cả người dân quanh đó đều hết sức kinh ngạc và thán phục Ngay cả chính hai vợ chồng Chử Đồng Tử cũng phải ngỡ ngàng trước

Trang 37

những gì đang nhìn thấy trước mặt Bởi những điều kì diệu này từ xưa đến nay chỉ có thể là những bậc thần tiên mới làm được, nó khác xa với xuất thân thế tục của Chử Đồng Tử và Tiên Dung Vậy là từ chỗ ngộ đạo, Chử Đồng Tử đã quyết tâm tìm học đạo, nỗ lực tu luyện và cuối cùng đã đạt đạo Sáng tạo nên tình tiết li kỳ này, tác giả dân gian nhằm hướng tới mục đích lý tưởng hóa và thần thánh hóa nhân vật Vẻ đẹp của nhân vật vì vậy đã được nâng lên một tầm cao mới – đó là vẻ đẹp thần thánh Câu chuyện đến đây đã thể hiện rõ sự ảnh hưởng của tư tưởng Đạo giáo Chử Đồng Tử đã trở thành một hình mẫu điển hình cho những ai tin và thực hành theo triết lí tu tiên của Đạo giáo Thực tế cho thấy rằng, trong tâm thức của người dân, Chử Đồng Tử đã trở thành một vị thánh và được suy tôn thành Đạo Tổ của Đạo giáo thần tiên ở Việt Nam Tóm lại, hai kiểu nhân vật mặc dù có những đặc điểm trái ngược nhau nhưng chúng lại hỗ trợ và bổ sung cho nhau để cùng làm sáng tỏ triết lí tu tiên của Đạo giáo Những nhân vật này chính là sợi dây liên kết giữa cõi tiên và cõi trần Nói cách khác

đó như những sứ giả đặt nấc thang đầu tiên cho con người trần gian trên hành trình tìm đến với cõi tiên

1.3.3 Đạo giáo ảnh hưởng đến việc sáng tạo những môtíp

Khi nghiên cứu văn học dân gian từ góc độ loại hình học, các nhà nghiên cứu

thường đề cập đến hai khái niệm rất quan trọng là type và môtíp Trong cuốn Từ điển A

– T, Anti Acnơ và Sthith Thompson cho rằng type là những cốt kể, gồm một hay nhiều

truyện gần giống nhau còn môtíp là những chi tiết cấu thành nên cốt truyện Như vậy

type là đơn vị lớn hơn môtíp Mỗi một type (Kiểu truyện) thường gắn với một hoặc một

số môtíp đặc trưng

Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, xuất bản năm 1993 thì môtíp gọi là “mẫu

đề” (do người Trung Quốc phiên âm chữ Motif trong tiếng Pháp) có thể chuyển thành các từ: Khuôn, dạng hoặc kiểu trong tiếng Việt nhằm chỉ những thành tố, những bộ phận lớn hoặc nhỏ đã được hình thành ổn định, bền vững và được sử dụng nhiều lần trong sáng tác văn học nghệ thuật, đặc biệt là văn học dân gian

Trang 38

Theo Giáo sư Nguyễn Tấn Đắc: “trong khi thuật ngữ motif được dùng một cách

rất lỏng lẻo để đưa vào bất cứ yếu tố nào tham gia vào truyện truyền miệng, cần phải nhớ rằng để trở thành một phần thật sự của truyện kể thì yếu tố đó phải có cái gì đó làm cho người ta nhớ và lặp đi lặp lại nó, nó phải khác cái chung chung” [16, tr 28]

Như vậy môtíp là thành tố quan trọng để hình thành nên cốt truyện, nó thường được lặp

đi lặp lại trong các tác phẩm dân gian và có khả năng gây ấn tượng đặc biệt đối với người nghe Những môtíp thường bị chi phối bởi những yếu tố như cơ sở văn hóa – xã hội, hệ thống tư tưởng của thời đại mà những môtíp này được sản sinh

Với sự ảnh hưởng của Đạo giáo, truyện cổ tích của người Việt đã có thêm những môtíp mới đó là môtíp lên tiên (bay về trời) và môtíp phép thuật, bùa chú

1.3.3.1 Môtíp lên tiên (bay về trời)

Do ảnh hưởng của Đạo giáo thần tiên, môtíp lên tiên (bay về trời) thường xuất hiện trong truyện cổ tích của người Việt Môtíp này gắn liền với kiểu nhân vật người trần được thần tiên hóa

Chắc hẳn người đọc vẫn còn nhớ khung cảnh lộng lẫy cùng niềm hạnh phúc

không gì sánh bằng của Từ Thức khi được gặp lại Giáng Hương tại động tiên trong Sự

tích động Từ Thức và rưng rưng xúc động trước cảnh chàng Ngưu cùng con trai gặp lại

người vợ yêu dấu tại thiên đình khi đọc truyện Ả Chức chàng Ngưu Hay như trong truyện Tú Uyên, kết thúc câu chuyện là chi tiết: “Một đêm nọ bỗng có hai con hạc đến

đón ở sân Hai vợ chồng dặn con ở lại, rồi cưỡi hạc lên trời” [5, tr 811] Cả ba truyện

kể này đều thuộc kiểu truyện người trần lấy vợ tiên Trên thế giới, người ta gọi đây là kiểu truyện người chồng (hoặc người vợ) thần kỳ Trong kiểu truyện này sự xuất hiện của môtíp lên tiên là nét đặc trưng tiêu biểu Thực tế cho thấy khi hiện thực cuộc sống chưa thỏa mãn được những nhu cầu của con người, họ tất yếu sẽ nảy sinh ước muốn về một thế giới khác tốt đẹp hơn Từ trần gian con người hướng lên trời, lên cõi tiên để

gửi gắm ước vọng của mình Nhân vật Từ Thức trong Sự tích động Từ Thức sở dĩ

quyết tâm ra đi là vì cuộc sống chốn quan trường với những bon chen, đố kỵ không

Trang 39

phù hợp với tính cách phóng khoáng của chàng Hơn nữa ở đó thiếu vắng bóng dáng của người đẹp mà chàng thầm thương nhớ Chính vì vậy bước chân vào động tiên đối với Từ Thức là bước vào một cuộc sống mới hoàn toàn khác với cảnh sống trần gian ngày trước Cuộc sống đó êm đềm, thơm mát tựa như một giấc mơ Nhân vật Tú Uyên trong truyện kể cùng tên đã cùng Giáng Kiều bay về trời để hưởng trọn niềm hạnh phúc và sự bất tử Còn chàng Ngưu khao khát được lên trời bởi ả Chức - vợ chàng vốn

là một nàng tiên Mặc dù rất mực thương chồng con nhưng nàng không thể ở mãi dưới trần gian Như vậy lên tiên là để con người có điều kiện gỡ bỏ những vướng bận và lấp đầy những gì còn thiếu khi sống ở trần gian Với ý nghĩa đó môtíp lên tiên là môtíp thể hiện giá trị nhân văn sâu sắc của truyện cổ tích

Cũng xuất hiện ở phần kết của câu chuyện nhưng trong Sự tích đầm Nhất Dạ và

bãi Tự Nhiên, môtíp bay về trời lại mang một ý nghĩa khác Truyện kể rằng: “Khoảng canh ba, bỗng có tên quân vào báo tin rằng cầu phao bên địch đã bắc xong và hiện nay họ đang nấu ăn Hai vợ chồng ngồi dậy cùng hướng mặt lên trời Thế là một trận bão vụt nổi lên, mỗi lúc một dữ dội Đồng thời đất chuyển động ầm ầm Gió xoáy một cách kinh khủng đến nỗi có thể bốc tất cả mọi cái trên mặt đất ném đi nơi khác Sáng hôm sau nhân dân quanh vùng cũng như quân đội vua Hùng đều thấy một sự lạ chưa từng có Bão đã tạnh từ lâu, nhưng thành quách của công chúa, kể cả cung điện, nhà cửa, quân gia, súc vật, đồ dùng đều bay đâu mất cả không còn sót một tý gì Giữa đó là một cái đầm rộng mênh mông, đầy nước trắng xóa Duy chỉ có cái nền cung của hai vợ chồng công chúa thì vẫn còn Người ta gọi cái đầm ấy là đầm Một – đêm (Nhất Dạ) và cái nền ấy là bãi Tự - nhiên Về sau trên cái nền ấy, người ta có lập miếu thờ hai vợ chồng Chử Đồng Tử” [5, tr 258] Giả sử không có sự xuất hiện của môtíp bay về trời

thì diễn biến tiếp theo của câu chuyện có thể sẽ là cuộc đối đầu giữa một bên là quân đội của vua Hùng với một bên là quân đội của vợ chồng công chúa Tiên Dung Nếu cuộc chiến này xảy ra thì đây là điều hết sức đáng buồn bởi những người đứng đầu quân đội của hai bên vốn là những người có quan hệ máu thịt Cho nên để tránh một

Trang 40

cuộc chiến không nên có, đưa nhân vật ra khỏi tình huống khó xử đồng thời cũng là cách để nâng vẻ đẹp của nhân vật lên một tầm cao mới tác giả dân gian đã để Chử Đồng Tử và Tiên Dung cùng tất cả thành quách, cung điện bay về trời chỉ trong một đêm Đến đây người đọc có thể nhận ra được tình cảm yêu mến mà nhân dân ta dành cho vợ chồng Chử Đồng Tử Với nhân dân ta, Chử Đồng Tử và Tiên Dung không chết,

họ bay về trời đồng nghĩa với việc họ đã trở thành bất tử Họ là những vị thánh trong tâm thức của người Việt

Môtíp lên tiên (bay về trời) ở mỗi truyện mang những giá trị nội dung khác nhau nhưng về cơ bản đều thể hiện dấu ấn của Đạo giáo Được lên tiên như Từ Thức, Tú Uyên hay trở thành bất tử như Chử Đồng Tử và Tiên Dung thì xét theo quan niệm của Đạo giáo điều đó có nghĩa họ đã đạt đạo và được trở về với cái gốc tự nhiên Và khi đó

lẽ tất nhiên là con người sẽ được trường tồn cùng vũ trụ Đấy chính là cái đích cao nhất

mà Đạo giáo hằng tìm kiếm Có thể nói từ lúc con người ý thức được sự ngắn ngủi của cuộc đời mình so với sự vĩnh cửu của vũ trụ thì ước mơ về sự bất tử dường như chưa bao giờ dừng lại Cho nên những tư tưởng của Đạo giáo có lẽ cũng không lấy gì làm xa

lạ Những tín đồ của Đạo giáo bằng triết thuyết của mình đã góp một phần nhỏ giúp con người có thêm niềm tin trong hành trình ước mơ tìm kiếm sự trường tồn

1.3.3.2 Môtíp phép thuật, bùa chú

Như đã nói Đạo giáo Trung Quốc truyền vào Việt Nam bao gồm cả Đạo giáo thần tiên và Đạo giáo phù thủy Đạo giáo phù thủy do có sự tương đồng với tín ngưỡng

ma thuật của nhân dân ta nên nhanh chóng phát triển Niềm tin vào những phép thuật, bùa chú không chỉ tồn tại trong tâm thức của nhân dân ta mà còn đi vào cả trong sáng tác văn học dân gian trở thành một môtíp của truyện cổ tích

Đọc truyện Âm dương giao chiến ta được chứng kiến những cuộc chiến đấu

quyết liệt với sức mạnh của phép thuật Quận công họ Điền – người được vua cử đi đốc suất dân phu hàn lại đoạn đê bị vỡ ở xã Thọ Triền vốn là một nhà bác học uyên thâm lại thông thạo phép phù thủy Vì thẳng thắn vạch tội Thủy thần – kẻ cai trị ở khúc đê

Ngày đăng: 23/03/2015, 17:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Gia Anh (2007), Con số dân gian, Nxb Văn hóa Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con số dân gian
Tác giả: Trần Gia Anh
Nhà XB: Nxb Văn hóa Sài Gòn
Năm: 2007
2. Toan Ánh (1997), Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua lễ tết, hội hè, Nxb Đồng Tháp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua lễ tết, hội hè
Tác giả: Toan Ánh
Nhà XB: Nxb Đồng Tháp
Năm: 1997
3. Nguyễn Đình Bưu (1993), Truyện ngụ ngôn Trung Quốc, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện ngụ ngôn Trung Quốc
Tác giả: Nguyễn Đình Bưu
Nhà XB: Nxb Văn hóa dân tộc
Năm: 1993
4. Nguyễn Văn Căn (2004), Lễ tết cổ truyền ở Trung Quốc (Sự tích và tập tục), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lễ tết cổ truyền ở Trung Quốc (Sự tích và tập tục)
Tác giả: Nguyễn Văn Căn
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2004
5. Nguyễn Đổng Chi (2000), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam (Quyển1, 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam (Quyển1, 2)
Tác giả: Nguyễn Đổng Chi
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2000
6. Nguyễn Đổng Chi (1956), Lược khảo về thần thoại Việt Nam, Ban Văn Sử Địa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lược khảo về thần thoại Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đổng Chi
Năm: 1956
7. Nguyễn Đổng Chi (1942), Việt Nam cổ văn học sử, Nhà sách Hàn Thuyên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam cổ văn học sử
Tác giả: Nguyễn Đổng Chi
Năm: 1942
8. Chu Xuân Diên, Lê Chí Quế (1987), Tuyển tập truyện cổ tích Việt Nam, Nxb Đại học & THCN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập truyện cổ tích Việt Nam
Tác giả: Chu Xuân Diên, Lê Chí Quế
Nhà XB: Nxb Đại học & THCN
Năm: 1987
9. Chu Xuân Diên (1995), Văn hóa dân gian (Folklore) và phương pháp nghiên cứu liên ngành, Tủ sách Đại học Tổng hợp TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa dân gian (Folklore) và phương pháp nghiên cứu liên ngành
Tác giả: Chu Xuân Diên
Năm: 1995
10. Chu Xuân Diên (2002), Cơ sở văn hóa Việt Nam (tái bản lần 1), Nxb Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở văn hóa Việt Nam
Tác giả: Chu Xuân Diên
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh
Năm: 2002
11. Chu Xuân Diên (2004), Mấy vấn đề văn hóa và văn học dân gian Việt Nam, Nxb Văn nghệ TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề văn hóa và văn học dân gian Việt Nam
Tác giả: Chu Xuân Diên
Nhà XB: Nxb Văn nghệ TP Hồ Chí Minh
Năm: 2004
24. Nguyễn Thị Hảo (2009), Truyện “Ông Ngâu - Bà Ngâu” trong văn hóa và văn học dân gian người Việt, Luận văn Thạc sĩ Ngữ Văn, Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ông Ngâu - Bà Ngâu
Tác giả: Nguyễn Thị Hảo
Năm: 2009
59. Đường Tiểu Thi (2011), So sánh kiểu truyện “Cô lọ lem” của một số dân tộc miền Nam Trung Quốc với kiểu truyện Tấm Cám của Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cô lọ lem
Tác giả: Đường Tiểu Thi
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2011
69. Kim Yến, Thờ Mẫu – một tín ngưỡng dân gian thuần Việt, http://www.vietnamplus.vn/tho-mau-mot-tin-nguong-dan-gian-thuan-viet/125363.vnp , ngày 25 tháng 1 năm 2012 Link
12. Chu Xuân Diên (2007), Nghiên cứu văn hóa dân gian phương pháp lịch sử, thể loại, Nxb Giáo dục, Hà Nội Khác
13. Nguyễn Đăng Duy (2001), Văn hóa tâm linh, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội Khác
14. Nguyễn Đăng Duy (2001), Đạo giáo với văn hóa Việt Nam, Nxb Hà Nội Khác
15. Đại học sư phạm Hà Nội, Trung tâm Trung Quốc học (2000), Đạo gia và văn hóa, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội Khác
16. Nguyễn Tấn Đắc (2001), Truyện kể dân gian đọc bằng type và môtíp, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Khác
17. Nguyễn Định (2008), Yếu tố thần kỳ trong truyền thuyết và truyện cổ tích người Việt ở Nam Trung Bộ, Luận án Tiến sĩ Văn hóa học, Viện Nghiên cứu văn hóa Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w