Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đối với một số truyện cổ tích của người Việt Trần Thị Hoài Phương Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.. Luận văn đã chỉ ra sự ảnh hưởng của văn
Trang 1Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đối với
một số truyện cổ tích của người Việt
Trần Thị Hoài Phương
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS Văn học: 60 22 36 Người hướng dẫn : GS.TS Lê Chí Quế
Năm bảo vệ: 2013
104 tr
Abstract Luận văn đã chỉ ra sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đối với một số
truyện cổ tích của người Việt Cụ thể là nghiên cứu ảnh hưởng của Đạo giáo, của một
số truyện kể dân gian và một số phong tục, tập quán của Trung Quốc Nhận xét cách thức người Việt tiếp thu những ảnh hưởng này như thế nào.Luận văn đã đưa ra sự kiến giải về những nguyên nhân dẫn đến sự ảnh hưởng của những yếu tố trong văn hóa Trung Quốc đối với một số truyện cổ tích của người Việt Trên cơ sở đó luận văn góp phần lý giải cội nguồn văn hóa của một số truyện cổ tích của người Việt, khẳng định việc tiếp thu linh hoạt các yếu tố ngoại lai của văn học dân gian Việt Nam và vai trò của giao lưu văn hóa trong việc làm phong phú, đa dạng nền văn hóa, văn học dân tộc
Keywords.Văn học dân gian; Văn hóa Trung Quốc; Truyện cổ tích; Ảnh hưởng văn
hóa
Content
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Lý do về khoa học
Truyện cổ tích của người Việt là một phần đặc sắc trong kho tàng truyện cổ Việt Nam Người Việt hay người Kinh là dân tộc hình thành tại khu vực địa lí mà ngày nay là miền Bắc Việt Nam và miền Nam Trung Quốc Đây là dân tộc đa số, chiếm 86.2% dân số Việt Nam Từ ngàn đời xưa người Việt đã phát triển mạnh nền nông nghiệp lúa nước Về cơ bản người Việt là những người khéo léo, sáng dạ, ham học, coi
Trang 2trọng học thức và đạo đức Truyện cổ tích của người Việt với ba tiểu loại: truyện cổ tích động vật, truyện cổ tích thần kì và truyện cổ tích sinh hoạt xã hội là sản phẩm tinh thần tiêu biểu kết tinh những vẻ đẹp quí giá về trí tuệ, tâm hồn và tài năng của người Việt, xứng đáng là đối tượng quan tâm của những nhà folklore
Khi nghiên cứu truyện cổ tích của người Việt, một điều hết sức thú vị đó là có nhiều truyện kể mang dấu ấn văn hóa của khu vực Đông Nam Á, Ấn Độ và Trung Quốc Điều này cho thấy rằng ngay từ rất sớm người Việt đã tiếp nhận những ảnh hưởng của văn hóa bên ngoài để làm phong phú thêm diện mạo văn học của dân tộc mình Và theo chúng tôi, đối với truyện cổ tích của người Việt thì dấu ấn của văn hóa Trung Quốc là nổi trội hơn cả Sự ảnh hưởng này một phần rất nhỏ do giao lưu trực tiếp, đại bộ phận thẩm thấu qua sách vở và tầng lớp trí thức Việt Nam thời phong kiến
Như chúng ta đã biết, trong thế giới cổ đại phương Đông, Trung Quốc là một trong bốn trung tâm văn hóa lớn với những thành tựu rực rỡ góp phần thúc đẩy sự phát triển của văn minh nhân loại Khác với vẻ trầm mặc của Ấn Độ, vẻ huyền bí của Ai Cập, văn hóa Trung Quốc mang một sắc thái riêng hết sức phong phú và độc đáo Đối với Việt Nam, Trung Quốc là quốc gia vô cùng gần gũi về mặt địa lý Cố nhạc sĩ Đỗ
Nhuận đã từng viết trong bài Tình hữu nghị Việt Nam – Trung Hoa những dòng như sau: “Việt Nam – Trung Hoa núi liền núi, sông liền sông/ Chung một biển Đông mối
tình hữu nghị sớm như rạng đông/ Bên sông tắm cùng một dòng…” Hơn nữa xét về
mặt lịch sử, sau khi An Dương Vương thất bại trước cuộc tiến công xâm lược của Triệu Đà, Việt Nam đã phải trải qua một nghìn năm đô hộ của phong kiến Trung Quốc Trong suốt thời kỳ này, các triều đại Trung Quốc đã thực hiện những chính sách đồng hóa nhằm biến Việt Nam thành một quận huyện của Trung Quốc Đây chính là những nguyên nhân cơ bản khiến cho văn hóa Việt Nam gắn bó với văn hóa Trung
Quốc đến mức “thế hệ sau muốn hiểu di sản tinh thần của cha ông, không thể không
có kiến thức về Trung Quốc học” [15, tr.169 ]
Vấn đề ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đối với truyện cổ tích của người Việt mặc dù đã được đề cập đến nhưng mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu một tác phẩm hay phương diện cụ thể nào đó mà ít có tính hệ thống Đây chính là động lực mạnh mẽ thôi thúc chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này
Trang 31.2 Lý do về sư phạm
Hiện tại học viên là một giáo viên giảng dạy môn Ngữ Văn Hơn nữa việc tìm hiểu những văn bản của văn học dân gian trong đó có truyện cổ tích của người Việt là một phần trong chương trình Ngữ Văn phổ thông Do đó vấn đề nghiên cứu mà đề tài đặt ra góp phần xây dựng những cơ sở để nghiên cứu, giảng dạy các tác phẩm văn học dân gian trong nhà trường xét từ góc độ ảnh hưởng văn hóa
Với những lý do trên đây chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài này làm đối tượng nghiên cứu trong luận văn của mình
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Truyện cổ tích của các dân tộc trên đất nước ta là một kho tàng vô cùng phong phú và đa dạng Trong luận văn này chúng tôi chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu một số
truyện cổ tích của người Việt Cụ thể chúng tôi lựa chọn những truyện trong Kho tàng
truyện cổ tích của Nguyễn Đổng Chi, Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2000 làm đối tượng
nghiên cứu
2.2 Phạm vi nghiên cứu
Văn hóa Trung Quốc có hai bộ phận: cốt lõi của nó là văn hóa của người Hán ở Trung nguyên; bộ phận văn hóa phương Nam bao gồm các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam gần với văn hóa Đông Nam Á Vì vậy khi bàn về ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đối với truyện cổ tích của người Việt chúng tôi chủ yếu nói về ảnh hưởng của văn hóa Hán
Văn hóa Trung Quốc là một khái niệm mang nội hàm rất rộng Do điều kiện về thời gian và nguồn tư liệu thu thập được mà đề tài của chúng tôi xin được giới hạn phạm vi nghiên cứu cụ thể như sau: nghiên cứu sự ảnh hưởng của Đạo giáo, của một
số truyện kể dân gian, một số quan niệm, phong tục, điển tích văn học của Trung Quốc đối với một số truyện cổ tích của người Việt Ngoài ra có một số truyện phản ánh sự giải Hán hóa như truyện kể về việc Cao Biền bị thần Tản Viên, thần sông Tô Lịch làm
Trang 4vô hiệu hóa thuật trấn yểm ở núi, sông nhưng trong luận văn này chúng tôi cũng chưa bàn đến vấn đề đó
3 Lịch sử vấn đề
Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đối với văn hóa Việt Nam nói chung và truyện kể dân gian Việt Nam nói riêng không phải đến giờ mới được bàn tới Đã có khá nhiều những bài viết và công trình khoa học đề cập về vấn đề này được giới thiệu với bạn đọc Trong quá trình làm đề tài, chúng tôi đã tiếp nhận được những ý kiến quí báu từ các công trình đó Xin được trích dẫn ra đây một số công trình như:
Nguyễn Đổng Chi đã từng bàn về nguồn gốc ngoại lai của truyện cổ tích Việt
Nam trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam như sau: “kho tàng truyện cổ tích Việt
Nam thực tế có chịu ảnh hưởng của truyện cổ tích Trung Quốc Nhưng sự tiếp nhận của người Việt là có chọn lựa và có chừng mực Rất ít khi cha ông ta sử dụng cả cốt truyện mà chỉ vay mượn từng bộ phận Khi được lắp ghép, hoán cải, mỗi bộ phận thường trở thành những truyện khỏe mạnh, thích hợp với cảm quan thẩm mĩ của dân tộc” [5, tr 1674] Đồng thời tác giả cũng chỉ ra ba con đường mà truyện cổ tích Trung
Quốc lưu truyền vào kho tàng truyện cổ tích Việt Nam là: con đường giao lưu tự phát của quần chúng nhân dân hai bên qua trao đổi thương phẩm cũng như trao đổi văn hóa, con đường học thuật và con đường tôn giáo tín ngưỡng
Trong công trình Thạch Sanh và kiểu truyện dũng sĩ trong truyện cổ Việt Nam
và Đông Nam Á, Nguyễn Bích Hà đã cho rằng những môtíp ra đời từ sự giao lưu văn
hóa với các dân tộc xung quanh bao gồm cả hai loại: tiếp nhận và tiếp biến Tác giả đã đưa ra những ví dụ tiêu biểu như: hình tượng Nữ Oa, Hằng Nga, Ngưu Lang – Chức
Nữ, Thần Nông trong các truyện cổ của ta có nguồn gốc từ truyện cổ Trung Quốc còn những nhân vật Phật, Bụt thì được du nhập từ Ấn Độ,…Tiếp đó đến năm 2001, trên
tạp chí Văn hóa dân gian, số 3, tác giả viết bài Truyện Ông Ngâu – Bà Ngâu ở Việt
Nam, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản để lý giải sự tương đồng và dị biệt giữa
truyện của Việt Nam với những truyện có cùng cốt kể của Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên
Trang 5Liên quan đến vấn đề này còn có luận án So sánh kiểu truyện “Cô lọ lem” của
một số dân tộc miền Nam Trung Quốc với kiểu truyện Tấm Cám của Việt Nam của
Đường Tiểu Thi và luận văn của Nguyễn Thị Hảo năm 2009 với đề tài: Truyện “Ông
Ngâu – Bà Ngâu” trong văn hóa và văn học dân gian người Việt Các tác giả đi vào so
sánh những kiểu truyện và môtíp tiêu biểu cùng xuất hiện trong truyện kể dân gian của hai nước để lý giải cội nguồn và đặc trưng của những yếu tố đó
Năm 2006, Nguyễn Bá Thành trong công trình Bản sắc Việt Nam qua giao lưu
văn học đã cho rằng:“Trong nền văn hóa Việt Nam nếu loại bỏ những gì gọi là tương đồng với Trung Hoa thì sẽ còn lại cái gì? Chúng tôi không khẳng định văn hóa Việt Nam hoàn toàn giống với văn hóa Trung Hoa nhưng chúng tôi cũng không khẳng định văn hóa Việt Nam hoàn toàn khác với văn hóa Trung Hoa Chúng tôi nói rằng, văn hóa Việt Nam là văn hóa Việt Nam, văn hóa Trung Hoa là văn hóa Trung Hoa Hai nền văn hóa này vừa có những nét tương đồng lại vừa có những nét dị biệt, có nhiều giai đoạn tượng đồng nhưng cũng có nhiều giai đoạn dị biệt, có nhiều sự gặp gỡ nhưng cũng nhiều khoảng cách xa” [56,tr.144] Ngoài ra tác giả còn nhấn mạnh rằng
dù có chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc thì văn hóa Việt Nam cũng không phải
là một “sản phẩm thứ cấp của nền văn hóa Trung Hoa, thấp hơn Trung Hoa, đi sau
Trung Hoa Sự giống hay sự khác không nói lên trình độ cao hay thấp, phẩm chất tốt hay tồi mà chỉ là để nhận dạng” [56, tr 146]
Trái với quan điểm khẳng định nét gắn bó của văn hóa Trung Quốc và Việt
Nam, Trần Quốc Vượng đã thể hiện rõ quan điểm của mình với Văn hóa Việt Nam tìm
tòi và suy ngẫm rằng: “Văn hóa Việt Nam khác văn hóa Trung Quốc, từ trong cội nguồn của nó, tuy cả hai nền văn hóa cổ truyền này đều thuộc phạm trù văn minh nông nghiệp” [68, tr.55] Tác giả xuất phát từ những điều kiện tự nhiên và lịch sử để
nhìn nhận cội nguồn và bản sắc của nền văn hóa Việt Nam Căn cứ chứng minh của tác giả là dựa vào các đặc điểm về khí hậu, đất đai, tính chất nền nông nghiệp, phương pháp trị thủy, kỹ thuật trồng trọt, tập quán ăn uống, nhà ở, giao thông đi lại,…
Trần Ngọc Thêm trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam: cái nhìn hệ
thống – loại hình cũng chỉ ra sự khác nhau giữa văn hóa Trung Quốc và văn hóa Việt
Trang 6Nam Theo ông văn hóa Trung Hoa là văn hóa nông nghiệp trọng động, khác với Việt Nam là văn hóa nông nghiệp trọng tĩnh
Theo ý kiến của Giáo sư Phan Ngọc trình bày ở cuốn Bản sắc văn hóa Việt Nam thì nói đến ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc với văn hóa Việt Nam là “một chuyện
quá bình thường” [43, tr.107] nên tác giả cố gắng chỉ ra sự khác nhau của hai nền văn
hóa này trên các phương diện như hội họa, nhạc, thư pháp, thức ăn, võ thuật,…Đối với
ông “văn hóa Hán là văn hóa của sự cực đoan Trong văn hóa này, tôi có ấn tượng
người Trung Quốc thích làm những điều loài người không làm nổi” [43, tr 121] trong
khi đó văn hóa Việt Nam “chuộng cái bình thường, vừa phải, gần gũi, quen thuộc,
tránh mọi cực đoan Trong văn hóa của Việt Nam không có cái gì có thể gọi là hoành tráng, kỳ vĩ, làm người ta sợ Tôi phục văn hóa Trung Quốc, nhưng lại sợ nó Còn tôi yêu văn hóa Việt Nam, vì nó gần gũi, như bà mẹ của tôi” [43, tr.121 – 122]
Năm 2000, được sự giúp đỡ của Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, trung tâm Trung Quốc học thuộc Đại học Sư phạm Hà Nội đã cho ra mắt tập kỷ yếu với nhan đề
Đạo gia và văn hóa Tập sách là kết quả của các cuộc hội thảo của trung tâm về vấn đề
Đạo gia trong suốt hai năm Người đọc có thể tìm thấy ở đây những bài viết chất lượng của các tác giả xoay quanh những nội dung như: sơ lược lịch sử ra đời và phát triển cùng những tư tưởng cốt lõi của Đạo gia và Đạo giáo, ảnh hưởng của những tư tưởng này đối với văn hóa và văn học thế giới trong đó có Việt Nam Là tập hợp những bài viết riêng lẻ của nhiều nhà nghiên cứu nên cuốn sách tạo ra cái nhìn hết sức phong phú
và đa dạng về đối tượng
Từ việc điểm lại một số công trình liên quan đến vấn đề mà luận văn hướng tới, chúng tôi xin rút ra những nhận xét như sau:
Bàn về vấn đề ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc với văn hóa Việt Nam từ trước tới nay có hai nhóm ý kiến chính: nhóm ý kiến thứ nhất nhấn mạnh sự khác nhau giữa hai nền văn hóa còn nhóm ý kiến thứ hai lại chỉ ra trong văn hóa Việt Nam bên cạnh những dấu ấn của văn hóa Trung Quốc còn có những yếu tố mang nguồn gốc bản địa Cả hai nhóm ý kiến đều đúng trong những trường hợp cụ thể Vì nhiệm vụ của đề tài nên chúng tôi lựa chọn nhóm ý kiến thứ hai để nghiên cứu
Trang 7Những công trình trong nhóm ý kiến thứ hai hoặc là bàn luận về ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đến văn hóa Việt Nam nói chung hoặc là chỉ giới hạn việc nghiên cứu sự ảnh hưởng giữa những tác phẩm văn học dân gian cụ thể của hai nước chứ chưa
đi vào giải quyết chi tiết vấn đề đặc biệt là sự ảnh hưởng với những truyện cổ tích của người Việt
4 Nhiệm vụ của đề tài
- Chỉ ra sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đối với truyện cổ tích của người
Việt Cụ thể là nghiên cứu ảnh hưởng của Đạo giáo, của một số truyện kể dân gian, một số quan niệm, phong tục và điển tích văn học của Trung Quốc Nhận xét cách thức
người Việt tiếp thu những ảnh hưởng này như thế nào
- Đưa ra sự kiến giải về những nguyên nhân dẫn đến sự ảnh hưởng đó đối với một số truyện cổ tích của người Việt
5 Đóng góp của đề tài
Đề tài góp phần lý giải cội nguồn văn hóa của một số truyện cổ tích của người Việt, trên cơ sở đó một lần nữa khẳng định việc tiếp thu linh hoạt các yếu tố ngoại lai của văn học dân gian Việt Nam và vai trò của giao lưu văn hóa trong việc làm phong phú, đa dạng nền văn hóa, văn học dân tộc
Kết quả nghiên cứu của đề tài hi vọng sẽ trở thành một tài liệu giúp ích cho việc giảng dạy và học tập những tác phẩm văn học dân gian trong các nhà trường, trước hết
là thể loại truyện cổ tích
6 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp so sánh loại hình
- Phương pháp liên ngành
7 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết thúc và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm
3 chương:
Trang 8Chương 1: Ảnh hưởng của Đạo giáo đối với một số truyện cổ tích của người Việt
Chương 2: Ảnh hưởng của truyện kể dân gian Trung Quốc đối với một số truyện cổ tích của người Việt
Chương 3: Ảnh hưởng của những yếu tố khác trong văn hóa Trung Quốc đối với một số truyện cổ tích của người Việt
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Trần Gia Anh (2007), Con số dân gian, Nxb Văn hóa Sài Gòn
2 Toan Ánh (1997), Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua lễ tết, hội hè, Nxb Đồng
Tháp
3 Nguyễn Đình Bưu (1993), Truyện ngụ ngôn Trung Quốc, Nxb Văn hóa dân tộc,
Hà Nội
4 Nguyễn Văn Căn (2004), Lễ tết cổ truyền ở Trung Quốc (Sự tích và tập tục),
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
5 Nguyễn Đổng Chi (2000), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam (Quyển1, 2), Nxb
Giáo dục, Hà Nội
6 Nguyễn Đổng Chi (1956), Lược khảo về thần thoại Việt Nam, Ban Văn Sử Địa
7 Nguyễn Đổng Chi (1942), Việt Nam cổ văn học sử, Nhà sách Hàn Thuyên, Hà
Nội
8 Chu Xuân Diên, Lê Chí Quế (1987), Tuyển tập truyện cổ tích Việt Nam, Nxb
Đại học & THCN, Hà Nội
9 Chu Xuân Diên (1995), Văn hóa dân gian (Folklore) và phương pháp nghiên
cứu liên ngành, Tủ sách Đại học Tổng hợp TP Hồ Chí Minh
10 Chu Xuân Diên (2002), Cơ sở văn hóa Việt Nam (tái bản lần 1), Nxb Đại học
quốc gia TP Hồ Chí Minh
11 Chu Xuân Diên (2004), Mấy vấn đề văn hóa và văn học dân gian Việt Nam,
Nxb Văn nghệ TP Hồ Chí Minh
12 Chu Xuân Diên (2007), Nghiên cứu văn hóa dân gian phương pháp lịch sử, thể loại, Nxb Giáo dục, Hà Nội
Trang 913 Nguyễn Đăng Duy (2001), Văn hóa tâm linh, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội
14 Nguyễn Đăng Duy (2001), Đạo giáo với văn hóa Việt Nam, Nxb Hà Nội
15 Đại học sư phạm Hà Nội, Trung tâm Trung Quốc học (2000), Đạo gia và văn hóa, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội
16 Nguyễn Tấn Đắc (2001), Truyện kể dân gian đọc bằng type và môtíp, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
17 Nguyễn Định (2008), Yếu tố thần kỳ trong truyền thuyết và truyện cổ tích người Việt ở Nam Trung Bộ, Luận án Tiến sĩ Văn hóa học, Viện Nghiên cứu văn hóa
18 Cao Huy Đỉnh (1974), Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
19 Hà Minh Đức chủ biên (2008), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục
20 Nguyễn Xuân Đức (2011), Thi pháp truyện cổ tích thần kỳ người Việt, Nxb Văn hóa dân tộc
21 Nguyễn Bích Hà (1998), Thạch Sanh và kiểu truyện dũng sĩ trong truyện cổ Việt Nam và Đông Nam Á, Nxb Giáo dục
22 Nguyễn Bích Hà (2010), Văn học dân gian Việt Nam, in lần thứ hai, Nxb Đại học Sư phạm
23 Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội
24 Nguyễn Thị Hảo (2009), Truyện “Ông Ngâu - Bà Ngâu” trong văn hóa và văn học dân gian người Việt, Luận văn Thạc sĩ Ngữ Văn, Đại học Sư phạm Hà Nội
25 Phạm Thị Hảo, Năm Mão – Tết con mèo của Việt Nam và tết con thỏ của Trung Quốc, http://www.honvietquochoc.com.vn/bai-viet/1960-nam-mao-tet-con-meo-cua-viet-nam-va-tet-con-tho-cua-trung-quoc.aspx, ngày 12 tháng 11 năm 2013
26 Nguyễn Duy Hinh (2003), Người Việt với Đạo giáo, Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội
27 Nguyễn Văn Huân (2004), Điển tích văn hóa Trung Hoa, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội
28 Nguyễn Văn Huân, Bùi Huy Tuấn (2008), Thành ngữ và điển cố Trung Hoa, Nxb Hải Phòng
Trang 1029 Nguyễn Việt Hùng (2001), Sự tích Vọng phu và tín ngưỡng thờ Đá ở Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội
30 Thái Hoàng, Bùi Văn Nguyên dịch (1988), Truyện cổ dân gian Trung Quốc chọn lọc, Nxb Đồng Nai
31 Nguyễn Thị Huế (1999), Nhân vật xấu xí mà tài ba trong truyện cổ tích Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
32 Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên (1962), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội
33 Đinh Gia Khánh (1999), Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề của truyện cổ tích qua truyện Tấm Cám, tái bản, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội
34 Vũ Ngọc Khánh, Phạm Minh Thảo, Nguyễn Vũ (2002), Từ điển văn hóa dân gian, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội
35 Đàm Gia Kiện chủ biên (1999), Lịch sử văn hóa Trung Quốc, Nxb Khoa học
xã hội
36 Trần Trọng Kim (2008), Nho giáo, Nxb Văn hóa thông tin
37 Nguyễn Hiến Lê (1996), Khổng Tử, Nxb Văn hóa
38 Lê Thị Xuân Liên (2001), Sự tích đầu rau và phong tục thờ cúng vua Bếp ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn
39 Mại Linh (2001), Truyện ngụ ngôn Trung Quốc đặc sắc, Nxb Phụ nữ, Hà Nội
40 Trần Thanh Mại (1955), Tìm hiểu và phân tích truyện cổ tích Việt Nam, Nxb Sông Lô, Hà Nội
41 Tăng Kim Ngân (1997), Cổ tích thần kỳ người Việt: Đặc điểm cấu tạo cốt truyện, Nxb Khoa học xã hội
42 Nguyễn Thị Kim Ngân (2009), Sự dịch chuyển không gian trong truyện cổ tích thần kỳ người Việt, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn
43 Phan Ngọc (2002), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn học
44 Nguyễn Văn Ngọc (1994), Truyện cổ nước Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội