Nguyễn Thu Hương – K16 Lớp Chuyên ngành Tôn giáo học 3 Vì vậy, việc đi sâu khai thác và tìm hiểu về Phật giáo và những ảnh hưởng của Phật giáo đến lối sống và một số phong tục tập quán c
Trang 1số phong tục tập quán của người dân Việt Nam
hiện nay
Nguyễn Thu Hương
Trường Đại học KHXH&NV Luận văn ThS Chuyên ngành: Tôn giáo học; Mã số: 60 22 90
Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Vũ Hảo
Năm bảo vệ: 2013
Abstract: Tổng quan về Phật giáo và tổng quan Phật giáo ở nam Phân tích làm rõ ảnh
hưởng của Phật giáo đến lối sống và một số phong tục tập quán người Việt Nam hiện nay Đưa ra một số nhận định chung và giải pháp liên quan đến ảnh hưởng của Phật giáo đến lối sống và phong tục tập quán của người Việt Nam hiện nay
Keywords: Triết học; Tôn giáo Việt Nam; Phật giáo
Content
Trang 2Nguyễn Thu Hương – K16 Lớp Chuyên ngành Tôn giáo học 5
MỤC LỤC
A PHẦN MỞ ĐẦU………6
B PHẦN NỘI DUNG……… 14
Chương I Tổng quan về Phật giáo và Tổng quan Phật giáo ở Việt Nam 1.1 Sự ra đời của Phật Giáo……… 14
1.2 Tư tưởng cơ bản của Phật Giáo……….18
1.2.1 Thế giới quan Phật Giáo……… 18
1.2.2 Nhân sinh quan Phật Giáo……….……… 20
1.3 Tổng quan về Phật giáo ở Việt Nam……….….………24
1.3.1 Sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam……… ……….24
1.3.2 Các giai đoạn phát triển Phật giáo ở Việt Nam……… ……….27
1.3.3 Đặc điểm của Phật giáo Việt Nam……… ……….…… 41
Chương II Tìm hiểu ảnh hưởng của Phật giáo đến lối sống và một số phong tục tập quán của người Việt Nam hiện nay 2.1 Ảnh hưởng của Phật giáo đến lối sống của người Việt Nam hiện nay 46
2.1.1 Khái niệm “lối sống” ……… ……46
2.1.2 Lối sống của người Việt Nam truyền thống……….… ……50
2.1.3 Lối sống của người Việt Nam do tác động của Phật giáo………….…….56
2.2 Ảnh hưởng của Phật giáo đến một số những phong tục tập quán của người của người Việt Nam hiện nay……… ….62
2.2.1 Khái niệm “phong tục tập quán” và một số phong tục tập quán người của người Việt Nam……….… 62
2.2.2 Ảnh hưởng của Phật giáo trong tập tục ăn chay, thờ phật, phóng sinh, bố thí………65
2.2.3 Những dấu ấn Phật giáo qua tập tục cúng rằm, mùng một và đi lễ chùa đầu năm……… ….71
2.2.4 Ảnh hưởng của Phật giáo trong nghi thức ma chay, cưới hỏi, cúng giỗ……… 73
2.2.5 Ảnh hưởng của Phật giáo đến các phong tục tập quán khác……… 75
Chương III: Một số nhận định chung và giải pháp liên quan đến ảnh hưởng của Phật Giáo đến lối sống và phong tục tập quán của người Việt Nam hiện nay 3.1 Nhận định chung về ảnh hưởng của Phật giáo đến lối sống và một số phong tục tập quán của người Việt Nam hiện nay……… ……….80
3.2 Quan điểm và giải pháp nhằm phát huy ảnhhưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của Phật Giáo trong quá trình xây dựng lối sống mới ở Việt Nam hiện nay……… 86
3.2.1 Những quan điểm mang tính phương pháp luận ………86
3.2.2 Một số giải pháp cơ bản……… 91
C KẾT LUẬN……….………99
D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………101
Trang 3Nguyễn Thu Hương – K16 Lớp Chuyên ngành Tôn giáo học 2
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Phật giáo - là một trong những tôn giáo lớn được du nhập và tồn tại ở Việt Nam cho đến ngày nay từ hơn hai nghìn năm lịch sử Trong hai nghìn năm ấy, những gì mà phật giáo đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong đời sống văn hoá tinh thần của người Việt Nam Trải qua biết bao thăng trầm của lịch
sử, nó không bị thời gian và những cuộc chiến tranh tàn khốc làm cho mai một đi, mà luôn đồng hành với từng bước đi của dân tộc Cùng với sự phát triển của đất nước, Phật giáo ngày càng khẳng định được vị trí của mình trong đời sống xã hội cũng như trong tâm tưởng người dân Việt Nam hôm nay Minh chứng cho điều đó chính là sự tồn tại và phát triển của Phật giáo cho đến ngày nay với những dấu ấn sâu sắc trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam Những ngôi chùa tháp, những pho tượng được làm rất công phu và tỷ mỷ là những đóng góp to lớn của Phật giáo đối với lĩnh vực điêu khắc và mỹ thuật… Những nếp sống, nếp nghĩ theo tư tưởng Phật giáo
ăn sâu vào tiềm thức của người dân Việt Nam được thể hiện một cách rõ nét qua những phong tục tập quán từ xưa cho đến nay, trong từng lĩnh vực của đời sống con người như: ăn chay thờ Phật, lễ hội dân gian, đi lễ chùa đầu năm, lễ cưới hỏi, tang ma, xem ngày giờ… cũng như nhiều tập tục quen thuộc khác của người Việt Nam
Trong thời đại ngày nay, cùng với quá trình hội nhập kinh tế - văn hoá trên “đấu trường” Quốc tế, cuộc sống ngày càng văn minh, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, thì tôn giáo (trong đó có Phật giáo) vẫn đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống xã hội Vấn đề tôn giáo và vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội và trong sự phát triển đất nước đã được các nhà nghiên cứu và các nhà quản lý xem xét, quan tâm dưới nhiều góc độ khác nhau
Trang 4Nguyễn Thu Hương – K16 Lớp Chuyên ngành Tôn giáo học 3
Vì vậy, việc đi sâu khai thác và tìm hiểu về Phật giáo và những ảnh hưởng của Phật giáo đến lối sống và một số phong tục tập quán của người Việt Nam là cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay ở Việt Nam, khi Phật giáo có xu hướng ngày càng hưng thịnh là bộ phận không thể thiếu trong đời sống tinh thần của hàng triệu người Việt Nam Chính vì lý do đó, tôi chọn đề tài “Ảnh hưởng của Phật giáo đến lối sống và một số phong tục tập quán người Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu Phật giáo và vai trò của nó trong đời sống xã hội Việt Nam được tiến hành liên tục trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc kể cả giai đoạn Phật giáo suy vi (từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX)
Việc nghiên cứu và tìm hiểu các tài liệu liên quan đến đề tài thì e xin chia làm các loại tài liệu như sau:
- Thứ nhất các tư liệu về Phật giáo nói chung và Phật giáo ở Việt Nam nói riêng Từ những năm cuối của thế kỷ XX trở đi đã xuất hiện rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về Phật giáo, về vai trò của Phật giáo trong đời sống xã hội nói chung, trong lối sống của người Việt Nam nói riêng Nguyễn Lang với “Việt Nam Phật giáo sử luận” (Nxb Văn học Hà Nội 1992) đã đề cập đến các giai đoạn du nhập của Phật giáo vào Việt Nam, vai trò của các thiền sư trong công cuộc dựng nước và giữ nước của các triều đại phong kiến Việt Nam Trong sách “Lịch sử Phật giáo Việt Nam” (Nxb KHXH, Hà Nội 1998), các tác giả đã bàn về lịch sử du nhập và quá trình phát triển của Phật giáo từ thời kỳ đầu mới du nhập đến thế kỷ XX, bàn về các tông phái Phật giáo và đã phân tích vai trò của Phật giáo đối với lĩnh vực tư tưởng chính trị trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam
Trong cuốn“Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay” (Nxb CTQG, Hà Nội 1997) do Giáo sư Nguyễn Tài Thư chủ biên, các tác giả đã đề cập đến vai trò của Phật giáo trên một số lĩnh vực
Trang 5Nguyễn Thu Hương – K16 Lớp Chuyên ngành Tôn giáo học 4
như: ảnh hưởng của Phật giáo đối với hệ tư tưởng, đối với sự hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện nay Nguyễn Dăng Duy trong “Phật giáo và văn hoá Việt Nam”(Nxb Hà Nội 1999) đã đề cập đến vai trò của Phật giáo trong đời sống chính trị, văn hoá, đạo đức của dân tộc Việt Nam
Trần Văn Giàu với một loạt các công trình như: “Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam” (Nxb KHXH, Hà Nội 1975),“Đạo đức Phật giáo trong thời hiện đại” (Nxb Tp Hồ Chí Minh 1993) và “Sự phát triển của
tư tưởng Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đến cách mạng tháng Tám” (3 tập) (Nxb CTQG, Hà Nội 1997, 1998) đã đề cập đến những giá trị đạo đức Phật giáo, đề cập đến những đóng góp của Phật giáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam.Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Triết học với “Mấy vấn đề về Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam”(Hà Nội 1986) đã đề cập đến tính chất của Phật giáo Việt Nam, các tông phái của Phật giáo ở Việt Nam, vai trò của Phật giáo trong nền văn hoá dân tộc và ảnh hưởng của Phật giáo đối với lịch sử tư tưởng Việt Nam
Trong cuốn “Có một nền đạo lý ở Việt Nam”(Nxb TP Hồ Chí Minh 1996) tác giả Nguyễn Phan Quang đã cho người đọc thấy được sự hoà nhập của đạo đức Phật giáo trong đạo lý dân gian Việt Nam Nguyễn Thị Bảy trong “Văn hoá Phật giáo và lối sống của người Việt ở Hà Nội và châu thổ Bắc Bộ” (Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội 1997) đã bàn về văn hoá Phật giáo từ góc độ vật chất và tinh thần, bàn đến văn hoá ứng xử Phật giáo ở châu thổ Bắc Bộ.v.v… Các trí thức Phật giáo cũng đóng góp nhiều công trình có giá trị trong lĩnh vực này, như: Thích Đạo Quang với “Đại cương triết học Phật giáo” (Nxb Thuận hoá, Huế 1996) đã phân tích những giá trị trong các giáo lý cơ bản của Phật giáo và đề cập một cách khái quát các tông phái cơ bản của đạo Phật Thích Phụng Sơn trong “Những nét đẹp văn hoá của đạo Phật” (Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành 1995) đã phân tích những giá trị thẩm mỹ và một số biểu hiện của chúng trong sinh hoạt tôn giáo và đời sống xã hội Thích
Trang 6Nguyễn Thu Hương – K16 Lớp Chuyên ngành Tôn giáo học 5
Minh Châu trong “Đạo đức Phật giáo và hạnh phúc con người” đã đề cập đến những giá trị nhân đạo, nhân bản trong đạo đức Phật giáo Theo ông, khi con người được di dưỡng trong nền đạo đức Phật giáo, họ sẽ được an trú trong niềm hạnh phúc và an lạc Thích Thanh Từ với “Phật giáo với dân tộc”(Thành hội Phật giáo TP Hồ Chí Minh 1995) đã bàn về những nét chính trong luân lý Phật giáo, những giới luật của phật tử tại gia và phật tử xuất gia,
về đóng góp của Phật giáo cho lịch sử dân tộc trên các phương diện chính trị,
tư tưởng, văn nghệ, về các giá trị đạo đức Phật giáo với tuổi trẻ Việt Nam hiện đại Lê Cung với “Phật giáo Việt Nam với cộng đồng dân tộc” (Thành hội Phật giáo TP Hồ Chí Minh ấn hành 1996) đã đề cập đến đóng góp của Phật giáo trong suốt chiều dài lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc
Việt Nam Học Viện Phật giáo Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh với “Phật giáo nhập thế và phát triển” (Nxb Tôn giáo 2008) đã tập hợp các bài viết của các nhà khoa học, các trí thức Phật giáo viết về vai trò của Phật giáo trong các lĩnh vực của đời sống xã hội Việt Nam hiện nay như: Phật giáo trong thời
kỳ hội nhập và phát triển, Phật giáo với chính trị, xã hội, Phật giáo với sự phát triển bền vững của đất nước, Phật giáo với xã hội dân sự, Phật giáo với
sự nghiệp độc lập, Phật giáo với các vấn nạn giao thông, Phật giáo với đời sống tâm linh, Phật giáo với việc việc xây dựng nền kinh tế nhân bản, Phật giáo với hoạt động từ thiện nhân đạo…
- Thứ hai là các tài liệu bàn về lối sống và các phong tục tập quán của người Việt Nam hiện nay Liên quan đến Phật giáo, văn hoá, lối sống Phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống xã hội Việt Nam còn có một số luận án như: Luận án Tiến sĩ Triết học của Lê Hữu Tuấn với đề tài:“Ảnh hưởng của những tư tưởng triết học Phật giáo trong đời sống văn hoá tinh thần của dân tộc Việt Nam”(Hà Nội 1999) Luận án Tiến sĩ Triết học của Tạ Chí Hồng với đề tài:“Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo trong đời sống đạo
Trang 7Nguyễn Thu Hương – K16 Lớp Chuyên ngành Tôn giáo học 6
đức của xã họi Việt Nam hiện nay”(Hà Nội 2004) Luận án Tiến sĩ Triết học của Hoàng Thị Lan với đề tài “Ảnh hưởng của đạo đức tôn giáo đối với đạo đức của con người Việt Nam hiện nay”(Hà Nội 2004) Luận án Tiến sĩ Triết học của Lê Văn Lợi với đề tài “Ảnh hưởng của văn hoá tôn giáo trong đời sống tinh thần của xã hội Việt Nam hiện nay”(Hà Nội 2008) Bên cạnh đó còn có một số kỷ yếu đề tài khoa học và hội thảo về Phật giáo, vai trò của Phật giáo ở Việt Nam có giá trị như: Kỷ yếu hội thảo:“Đạo đức Phật giáo trong thời hiện đại”(TP Hồ Chí Minh 1999); Kỷ yếu đề tài: “Thực trạng, nguyên nhân, xu hướng vận động của Phật giáo ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra cho công tác lãnh đạo quản lý” (thuộc đề tài độc lập cấp Nhà nước: Thực trạng, xu hướng biến động của tôn giáo ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra cho công tác lãnh đạo quản lý của Học Viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 2001); Kỷ yếu đề tài: “Chính sách của Nhà nước Việt Nam đối với Phật giáo Nam tông và đạo Tin lành vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhằm phục vụ cho công tác chỉ đạo điều hành của Đảng và Chính phủ” (Đề tài độc lập cấp Nhà nước của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Văn phòng Chính phủ, Hà Nội 2005); Kỷ yếu đề tài: “Ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống tinh thần của nhân dân vùng đồng bằng Bắc Bộ”(Đề tài khoa học cấp bộ của Viện Nghiên cứu Tôn giáo và Tín ngưỡng- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 2007)
- Thứ ba là các tài liệu bàn về ảnh hưởng của Phật giáo đến lối sống và phong tục tập quán của Việt Nam Ngoài ra còn có nhiều công trình trên các tạp chí cũng đề cập đến những ảnh hưởng của Phật giáo trên các phương diện khác nhau trong văn hoá, lối sống của người Việt Nam như: “Phật giáo và sự hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện nay” (Tạp chí Triết học số 2/1994) của GS.TS Nguyễn Tài Thư; “Tôn giáo và tín ngưỡng trong đời sống văn hoá hiện nay (Tạp chí Cộng sản số 15/1999) của GS.TS Đỗ Quang Hưng; “ Vài suy nghĩ về Phật giáo dân gian Việt Nam”(Tạp chí Nghiên cứu
Trang 8Nguyễn Thu Hương – K16 Lớp Chuyên ngành Tôn giáo học 7
Phật học số 2/1997) của Hoàng Thị Lan; “Phật giáo và tâm hồn người Việt”(Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 6/1998) của Vũ Minh Tuyên; “Ảnh hưởng của Phật giáo Theravada trong tang ma của người Khmer”(Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 5/2003) của TS Nguyễn Mạnh Cường; “Đạo Phật tiểu thừa Khmer ở vùng nông thôn đồng bằng sông Cửu Long: chức năng xã hội truyền thống và động thái xã hội” (Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 5/2003) của Nguyễn Xuân Nghĩa: “Một vài đóng góp của Phật giáo đối với văn hoá Việt Nam” (Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số5/2005) của Lê Đức Hạnh; “Bàn thêm về ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay”(Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo số 10/2007 của Lê Văn Đính;
“Phật giáo Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”(Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 3/2006) của Hoà thượng Thích Thanh Tứ; “Nhận diện để phát huy giá trị di sản văn hoá Phật giáo Việt Nam” (Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 5/2008) của Đặng Văn Bài; “Nghiên cứu và ứng dụng các giá trị văn hoá Phật giáo trong xã hội Việt Nam hiện nay” (Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 5/2008) của Nguyễn Hồng Dương; “Ảnh hưởng của
“Tâm” trong Phật giáo đối với văn hoá tinh thần của người Việt Nam hiện nay”(Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 5/2008) của Ngô Thị Lan Anh; “Vai trò và vị trí của Phật giáo ở Việt Nam” (Tạp chí Triết học số 6/2008) của Nguyễn Đức Lữ v.v…
Điểm qua tình hình nghiên cứu như trên, chúng ta có thể rút ra một số nhận xét như sau:
Thứ nhất, Phật giáo và vai trò của Phật giáo trong đời sống xã hội là lĩnh vực thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu Các công trình nghiên cứu tiếp cận Phật giáo và vai trò của Phật giáo dưới nhiều quan điểm
và góc độ khác nhau
Thứ hai, thống hoá những ảnh hưởng của Phật giáo đối với lối sống của người Việt Nam hiện nay Trong một số công trình nghiên cứu về Phật giáo,
Trang 9Nguyễn Thu Hương – K16 Lớp Chuyên ngành Tôn giáo học 8
các học giả đã chú ý nghiên cứu về những giá trị của Phật giáo như giá trị đạo đức, giá trị nghệ thuật, tư tưởng, giá trị thẩm mỹ.v…
Thứ ba, có một số công trình nghiên cứu chuyên biệt về các phương diện khác nhau của Phật giáo, trong đó, một số công trình đã có sự phân tích sâu sắc về những ảnh hưởng của một số giá trị Phật giáo đến các phương diện khác nhau trong lối sống của người Việt Nam
Tuy nhiên, theo tôi, thì chưa thấy có công trình nào bàn về ảnh hưởng của Phật giáo đối với lối sống của người Việt Nam một cách có hệ thống Chính
vì vậy, trên cơ sở kế thừa thành quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, đề tài tập trung vào việc hệ
Hy vọng rằng, nghiên cứu về đề tài “Ảnh hưởng của Phật giáo đến lối sống và một số phong tục tập quán của người Việt Nam hiện nay” trong luận văn sẽ mang lại có cái nhìn có tính hệ thống và sâu sắc hơn về Phật giáo và ảnh hưởng của nó trong đời sống xã hội văn hóa tinh thần ở Việt Nam ngày nay
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích của luận văn là làm rõ những ảnh hưởng cơ bản của Phật giáo đến lối sống và một phong tục tập quán của người Việt Nam hiện nay
Để thực hiện được mục đích trên luận văn có những nhiệm vụ sau:
- Phân tích làm rõ ảnh hưởng của Phật giáo đến lối sống và một số phong tục tập quán người Việt Nam hiện nay
- Đưa ra một số nhận định chung và giải pháp liên quan đến ảnh hưởng của Phật giáo đến lối sống và phong tục tập quán của người Việt Nam hiện nay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những ảnh hưởng của Phật giáo
đến lối sống và một số phong tục tập quán của người Việt Nam hiện nay
Trang 10Nguyễn Thu Hương – K16 Lớp Chuyên ngành Tôn giáo học 9
Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài “Ảnh hưởng của Phật giáo đến lối sống và một số phong tục tập quán của người Việt Nam hiện nay" là một đề tài khá rộng, tuy nhiên luận văn chỉ giới hạn ở việc tìm hiểu ảnh hưởng cơ bản của Phật giáo đến lối sống
và một số phong tục tập quán của người Việt Nam như: qua tập tục ăn chay, thờ Phật, tục phóng sanh, bố thí, cúng rằng và mùng một, lễ nghi cúng giỗ,
ma chay, cưới hỏi, đi lễ chùa, xem ngày giờ…
5 Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Luận văn dựa vào nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm và chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn giáo
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được đề tài này luận văn đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp logic lịch sử, phương pháp so sánh, đối chiếu, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, và các phương pháp liên ngành khác…
6 Đóng góp của luận văn
- Khái quát một cách hệ thống về Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến lối sống và một số phong tục tập quán của người Việt Nam hiện nay
- Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng
7 Kết cấu của đề tài:
Luận văn bao gồm: phần mở đầu, phần nội dung (bao gồm ba chương và bảy tiết), phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo
Trang 11Nguyễn Thu Hương – K16 Lớp Chuyên ngành Tôn giáo học 10
NỘI DUNG
Chương 1: Tổng quan về Phật giáo và Tổng quan về Phật giáo ở Việt Nam
1.1 Sự ra đời của Phật giáo
Ấn Độ là một đất nước rộng lớn thuộc bán đảo Nam Á, bao gồm cả nước Pakixtan, Bangladet và Nepan ngày nay Xã hội Ấn Ðộ có lẽ là một trong những xã hội có một chế độ xã hội và chính trị bất công nhất Về phương diện tôn giáo, Triết học, tư tưởng thì xã hội Ấn Ðộ thời bấy giờ cũng diễn ra một cảnh tượng vô cùng hỗn tạp Về tín ngưỡng người thờ thần lửa kẻ thờ thần núi, thần sông, kẻ thờ thần gió, thần chớp, thần mặt trời Về triết học, kẻ cho rằng Phạm Thiên là căn bản của vũ trụ, vạn hữu, kẻ cho rằng đất là căn bản, kẻ cho rằng nước là căn bản, kẻ cho rằng gió là căn bản có phải đi xa hơn, từ cụ thể đến trừu tượng, lập ra những thuyết: thời gian luận, không gian luận, phương hướng luận, chủ trương nhất nguyên, nhị nguyên, đa nguyên Gồm một trăm phái khác nhau, luôn luôn đã kích chống phá nhau Xã hội
Ấn Ðộ lúc bấy giờ là một xã hội về vật chất thì đang rên xiết dưới ách bất công, áp bức, về tinh thần thì đang quay cuồng, điên đảo trong những luồng
tư tưởng lý thuyết rối ren Xã hội ấy đang khao khát tình thương và bình đẳng, đang mong chờ được chói rạng dưới ánh sáng của trí tuệ
Sau khi thành đạo trong khoảng thời gian bốn mươi chín năm (Có chổ chép là bốn mươi lăm năm) đức Phật chu du khắp cả các lưu vực sông Hằng, đem đạo vô thượng của ngài giáo hóa chúng sinh, không phân biệt già trẻ, nam nữ, giàu nghèo, sang hèn, màu da, chủng tộc, trí thức hay ngu si Nhờ lòng từ bi không bờ bến, đức hy sinh rộng lớn vô biên, Ngài đã giảng nói pháp trên năm trăm hội, hóa độ vô số quần sinh, thoát vòng mê mờ khổ não
Và do đó, đạo Phật được thành lập trên cõi đời Vào năm 554 năm Trước Công Nguyên, Ðức Phật bây giờ đã 80 tuổi Nhận thấy chiếu nguyện của mình đã thực hiện, nhiệm vụ độ sinh của mình đã đầy đủ, một hôm, đức Phật
Trang 12Nguyễn Thu Hương – K16 Lớp Chuyên ngành Tôn giáo học 11
cho hội đệ tử của Ngài lại, ban những lời di chúc cặn kẽ, rồi từ giã cõi đời một cách bình thản, giản dị móc ở giữa hai cây bông vải (Cala) ngoài châu thành Câu-thi-la (Kusivagarâ),
Như thế ấy, một cuộc đời vô cùng vĩ đại đã xuất hiện và biến ẩn như một luồng ánh sáng mầu nhiệm khi đã đánh dấu ba giai đoạn lớn một cách vô cùng giản dị và đầy ý nghĩa:
- Ra đời bên cạnh một gốc cây
- Thành đạo bên một gốc cây
- Và lìa đời ở giữa hai cành cây
1.2 Tư tưởng cơ bản của Phật giáo
1.2.1 Thế giới quan Phật giáo
Quan điểm về thế giới quan của Phật giáo thể hiện tập trung ở nội dung của 3 phạm trù: vô ngã, vô thường và duyên
Vô ngã (không có cái tôi chân thật):
Vô thường (vận động biến đổi không ngừng) là không cố định, luôn biến đổi Các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ không đứng yên mà luôn luôn biến đổi không ngừng, không nghỉ theo chu trình bất tận là sinh ra, tồn tại, biến dạng và mất đi
Duyên khởi (điều kiện cho nguyên nhân trở thành kết quả):
Như vậy, thông qua các phạm trù Vô ngã, Vô thường và Duyên khởi, Phật giáo đã bác bỏ quan điểm duy tâm lúc bấy giờ cho rằng thần Brahman sáng tạo ra con người và thế giới Phật giáo cho rằng sự vật và con người được cấu thành từ các yếu tố vật chất và tinh thần Các sự vật hiện tượng thế giới nằm trong quá trình liên hệ, vận động, biến đồi không ngừng Nguyên nhân của sự vận động , biến đồi nằm trong các sự vật Đó là quan điểm biện chứng về thế giới tuy còn mộc mạc chất phác nhưng rất đáng trân trọng
1.2.2 Nhân sinh quan Phật giáo
Trang 13Nguyễn Thu Hương – K16 Lớp Chuyên ngành Tôn giáo học 12
Nội dung triết lý nhân sinh của Phật giáo được thể hiện tập trung trong thuyết “Tứ Diệu Đế” (Tứ thánh đế – Catvary Arya Satya) tức là 4 chân lý tuyệt diệu đòi hỏi mọi người phải nhận thức được Tứ diệu đế là:
Khổ đế:
Nhân đế (hay Tập đế):
Diệt đế: Là chân lý về diệt khổ
Ðạo đế: Là chân lý về con đường dẫn đến diệt khổ
1.3 Tổng quan về Phật giáo Việt Nam
1.3.1 Sự du nhập Phật giáo vào Việt Nam
Phật giáo du nhập qua con đường biển
Qua nhiều tài liệu lịch sử và dựa vào địa lý, thiên nhiên, cư dân, lịch sử
có thể cho chúng ta một kết luận chắn chắc rằng đạo Phật đã được truyền trực tiếp vào Việt Nam chứ không thông qua Trung Hoa bằng con đường Hồ Tiêu Tuy nhiên, cũng có nhiều cứ liệu lịch sử chứng minh rằng đạo Phật đồng thời được truyền vào Việt Nam qua con đường Đồng Cỏ
Phật giáo du nhập qua con đường bộ
Đường bộ còn gọi là con đường tơ lụa con đường này nối liền Đông Tây, phát xuất từ vùng Đông Bắc Ấn Độ, Assam hoặc phía Trung Á, một nhánh của đường tơ lụa đi từ Châu Âu qua các vùng thảo nguyên và vùng sa mạc ở Trung Á tới Lạc Dương bằng phương tiện lạc đà
Nói chung căn cứ theo các tư liệu trên thì chúng ta có thể khẳng địng rằng Phật giáo truyền vào Việt Nam khoảng đầu công nguyên bằng hai con đường thủy và bộ Ngay sau khi được du nhập và hình thành, Phật giáo Việt Nam phát triển mạnh mẽ và trở thành quốc giáo bởi những giá trị tốt đẹp của
nó
1.3.2 Các giai đoạn phát triển của Phật giáo Việt Nam
Theo dòng lịch sử dân tộc ta qua từng thời kỳ thì ta có thể chia thành năm giai đoạn như sau: