1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh hưởng của đô thị hóa tới sự phát triển kinh tế ở Thái Nguyên

138 554 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 138
Dung lượng 538,35 KB

Nội dung

Vì lẽ đó chúng tôi đã chọn đề tài:“Ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế xã hội của huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” để đi sâu nghiên cứu những tác động tích cực cũ

Trang 1

ĐẠ I HỌ C THÁ I NGUYÊN

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ VÀ QUẢ N TRỊ KINH DOANH

NGÔ THỊ MỸ

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN PHÁT TRIỂN

KINH TẾ XÃ HỘ I CỦA HUYỆN PHỔ YÊN,

TỈNH THÁ I NGUYÊN

Chuyên ngà nh: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 60 - 31 - 10

LUẬ N VĂN THẠ C SỸ KINH TÊ

Người hướng dẫn khoa học: TS Đỗ Quang Quý

Thái Nguyên, năm 2009

Vietluanvanonline.com Page 1

Trang 2

ĐẠ I HỌ C THÁ I NGUYÊN

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ VÀ QUẢ N TRỊ KINH DOANH

NGÔ THỊ MỸ

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÔ THỊ HÓAĐẾN PHÁT

TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘ I CỦA HUYỆN PHỔ

YÊN, TỈNH THÁ I NGUYÊN

LUẬ N VĂN THẠ C SỸ KINH TÊ

Vietluanvanonline.com Page 2

Trang 3

Thái Nguyên, năm 2009

Vietluanvanonline.com Page 3

Trang 4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

ĐẠ I HỌ C THÁ I NGUYÊN

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ VÀ QUẢ N TRỊ KINH

Trang 5

TRƯỜNG ĐẠI HỌ C KINH TÊ&́ QUẢN TRỊ KINHDOANH

Người hướng dẫn khoa học: TS Đỗ Quang Quý

Phản biện 1:

Phản biện 2:

Luận văn sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận văn

Vào hồi: giờ ngày tháng năm 2009

Có thể tìm hiểu Luận văn tại Trung tâm Học liệu Đại học Thái Nguyên và Thư viện Trường Đại học Kinh tế & QTKD

Trang 6

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

LỜ I CAM ĐOAN

Luậ n văn “Ả nh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế xã hội của huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” đượ c thự c hiệ n từ tháng 10/2008 đến

tháng 5/2009 Luậ n văn sử dụ ng nhữ ng thông tin từ nhiề u nguồ n khá c nhau Các thông tin này đã được chỉ rõ nguồn gốc , có một số thông tin thu thập từ điều tra thự c tế ở đị a phương, số liệ u đã đượ c tổ ng hợ p và xử lý

Tôi xin cam đoan rằ ng , số liệ u và kế t quả nghiên cứ u trong luận văn nà y là hoàn toàn trung thự c và chưa đượ c sử dụ ng để bả o vệ mộ t họ c vị nà o

Tôi xin cam đoan rằ ng mọ i sự giú p đỡ cho việ c thự c hiệ n luậ n văn nà y đã đượ c cả m ơn và mọ i thông tin trong khó a luậ n đã đượ c chỉ rõ nguồ n gố c

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2009

Học viên

Ngô Thị Mỹ

Trang 7

LỜ I CẢ M ƠN

Trong thờ i gian thự c hiệ n luậ n văn , em đã nhậ n đượ c sự quan tâm giú p đỡ quý báu của nhiề u tậ p thể , cá nhân trong và ngoài trường

Trướ c hế t, em xin chân thà nh cả m ơn Ban Giá m hiệ u , Ban Chủ nhiệ m khoa Sau đạ i họ c cù ng cá c thầ y cô giá o trườ ng Đạ i họ c Kinh tế và Quả n trị kinhdoanh đã tậ n tì nh giả ng dạ y và giú p đỡ em trong suố t quá trì nh họ c tậ p tạ i trườ ng

Em xin bà y tỏ lò ng biế t ơn sâu sắ c đế n TS Đỗ Quang Quý - Giảng viên

trườ ng Đạ i họ c Kinh tế và Quả n trị kinh doanh , ngườ i đã tậ n tì nh chỉ bả o ,giúp đỡ em trong thờ i gian thự c hiệ n luậ n văn

Em xin chân thà nh cả m ơn UBND huyện Phổ Yên , phòng Tài chính kế hoạch huyện Phổ Yên , phòng Thống kê huyện Phổ Yên , UBND xã Đắc Sơn ,UBND xã Trung Thành , UBND thị trấn Ba Hàng , Sở kế hoạch và Đầ u tư tỉnh Thái Nguyên , Phòng Thống kê T P Thá i Nguyên và cá c hộ nông dân đã giú p đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thu thập thông tin để thực hiện Luậ n văn

Cuốc cùng em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, tạo điều kiện và động viên em trong suốt quá trình học tập của mình

Em xin chân thà nh cả m ơn!

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2009

Học viên

Ngô Thị Mỹ

Trang 8

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU Error! Bookmark not defined.

1 Tính cấp thiết của đề tài Error! Bookmark not defined.

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Error! Bookmark not defined.

2.1 Mục tiêu chung Error! Bookmark not defined.

2.2 Mục tiêu cụ thể Error! Bookmark not defined.

3 Phạm vi nghiên cứu Error! Bookmark not defined.

3.1 Thời gian nghiên cứu Error! Bookmark not defined.

3.2 Địa bàn nghiên cứu Error! Bookmark not defined.

3.3 Đối tượng nghiên cứu Error! Bookmark not defined.

3.4 Nội dung nghiên cứu Error! Bookmark not defined.

4 Ý nghĩa khoa học của luận văn Error! Bookmark not defined

5 Bố cục của luận văn Error! Bookmark not defined Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Error! Bookmark not defined 1.1 CƠ SỞ KHOA HỌC Error! Bookmark not defined 1.1.1 Cơ sở lý luận Error! Bookmark not defined.

Một số khái niệm cơ bản về tăng trưởng và phát triển kinh tếError! Bookmark not defi

Đô thị hóa - Các vấn đề lý luận về đô thị hóa Error! Bookmark not defined.

1.1.2 Cơ sở thực tiễn Error! Bookmark not defined.

Quá trình đô thị hóa trong nước Error! Bookmark not defined.

Kinh nghiệm về quá trình đô thị hóa trên thế giớiError! Bookmark not defined.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Error! Bookmark not defined 1.2.1 Các câu hỏi nghiên cứu Error! Bookmark not defined Phương pháp nghiên cứu Error! Bookmark not defined Phương pháp nghiên cứu chung Error! Bookmark not defined.

1.2.2.2 Phương pháp thống kê Error! Bookmark not defined 1.2.2.3 Phương pháp so sánh Error! Bookmark not defined Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo Error! Bookmark not defined.

Phương pháp quan sát trực tiếp Error! Bookmark not defined.

Phương pháp phân tích hồi quy tương quan Error! Bookmark not defined.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu Error! Bookmark not defined.

Hệ thống chỉ tiêu đánh giá quá trình đô thị hóaError! Bookmark not defined.

Trang 9

Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá mức sống của hộ nông dânError! Bookmark not define

Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động sản xuấtError! Bookmark not define

Chương 2: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA TẠI HUYỆN PHỔ YÊNError!

Bookm

KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨUError! Bookmark not defined.

2.1.1 Điều kiện tự nhiên Error! Bookmark not defined.

2.1.1.1 Vị trí địa lý Error! Bookmark not defined.

2.1.1.2 Địa hình Error! Bookmark not defined.

2.1.1.3 Điều kiện về khí hậu và thuỷ văn Error! Bookmark not defined.

Điều kiện kinh tế - xã hội Error! Bookmark not defined.

2.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế Error! Bookmark not defined.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Error! Bookmark not defined.

Thực trạng các ngành kinh tế huyện Phổ Yên Error! Bookmark not defined.

2.1.2.4 Tình hình sử dụng đất Error! Bookmark not defined.

Hệ thống cơ sở hạ tầng Error! Bookmark not defined.

Dân số, lao động và việc làm Error! Bookmark not defined.

Thực trạng mức sống dân cư Error! Bookmark not defined.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên KT-XH của huyện Phổ YênError! Bookmark no

2.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Error! Bookmark not defined.

Thực trạng quá trình đô thị hoá Error! Bookmark not defined.

Mô tả về thời gian, không gian của quá trình ĐTHError! Bookmark not defined.

Tốc độ ĐTH và các dự án đã được đầu tư vào huyệnError! Bookmark not defined.

Ảnh hưởng của ĐTH đến phát triển KT-XH của huyện Phổ Yên

Error! Bookmark not defined.

Đánh giá ảnh hưởng của ĐTH qua phương pháp phân tích SWOTError! Bookmark no

Ảnh hưởng của ĐTH đến phát triển kinh tế của hộ nông dânError! Bookmark not defin

Đặc điểm của các hộ nông dân điều tra Error! Bookmark not defined.

Thực trạng quá trình ĐTH Error! Bookmark not defined.

Ảnh hưởng của ĐTH đến sinh kế của hộ Error! Bookmark not defined.

Ảnh hưởng của ĐTH đến hoạt động đầu tư và HQSX của hộError! Bookmark not defi

Tình hình sử dụng số tiền đền bù của hộ Error! Bookmark not defined.

Đánh giá của hộ về ảnh hưởng của quá trình ĐTHError! Bookmark not defined.

Mức độ tác động của đô thị hoá Error! Bookmark not defined.

Ảnh hưởng của ĐTH đến thu nhập của hộ (sử dụng hàm hồi quy)Error! Bookmark no

2.3 Những đánh giá chung về ảnh hưởng của đô thị hoáError! Bookmark not defined.

Trang 10

Chương 3:PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP Error! Bookmark not defined.

Trang 11

QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU Error! Bookmark not defined.

Quan điểm về đô thị hóa hiện nay Error! Bookmark not defined.

Phương hướng thực hiện đô thị hóa của huyện Phổ YênError! Bookmark not defined.

Mục tiêu của quá trình đô thị hóa Error! Bookmark not defined.

CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY NHỮNG MẶT TÍCH CỰC VÀ HẠN

CHẾ NHỮNG ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA ĐÔ THỊ HOÁError! Bookmark not defined.

3.2.1 Giải pháp chung Error! Bookmark not defined.

3.2.2 Những giải pháp cụ thể Error! Bookmark not defined.

KẾ T LUẬ N VÀ KIẾ N NGHI Error! Bookmark not defined.

1 KẾT LUẬN Error! Bookmark not defined.

2 KIẾN NGHỊ Error! Bookmark not defined.

DANH MỤ C TÀ I LIỆ U THAM KHẢ O Error! Bookmark not defined.

Phụ lục Error! Bookmark not

defined.

Trang 12

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

GDP Tổng sản phẩm quốc nội

CNH-HĐH Công nghiệp hoá - hiện đại hoá

Trang 13

àm sản

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Tỷ lệ dân số đô thị các khu vực trên thế giới theo các

Bảng 2.3: Tăng trưởng giá trị sản xuất Công nghiệp, TTCN theo

Bảng 2.4: Qui mô và tăng trưởng GTSX nông, lâm, thuỷ sản

Bảng 2.5: GTSX nông nghiệp của Huyện Phổ Yên giai đoạn

Bảng 2.11: Hiệu quả đầu tư của các dự án đã triển khai thực

Bảng 2.12: Mức độ ĐTH chung cho các xã điều tra 68Bảng 2.13: Biến động thu nhập và chi phí sản xuất nông nghiệp

của hộ nông dân do ảnh hưởng của ĐTH 69Bảng 2.14: Tác động của ĐTH đến hoạt động phi nông nghiệp 71Bảng 2.15: Đánh giá hiệu quả SXKD của hộ trước và sau ĐTH 72Bảng 2.16: Ý kiến của các hộ điều tra đánh giá sự thay đổi của

Bảng 2.17: Ý kiến của các hộ điều tra về mức độ tác động của

Trang 14

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu 1.1: Sự chuyển dịch dân số theo thời gian 17Biểu 2.1: Tăng trưởng giá trị sản xuất các ngành giai đoạn 2001 - 2008 35Biểu 2.2: Cơ cấu kinh tế ngành trên địa bàn huyện 2001 và 2008 36Biểu 2.3 Cơ cấu và biến động giá trị ngành công nghiệp & XD 38Biểu 2.4: Biến động về giá trị DA được cấp phép đầu tư, 2006 - 2008 56Biểu 2.5: Sự thay đổi về giá trị SX của huyện giai đoạn 2000 - 2008 57Biểu 2.6: Biến động cơ cấu kinh tế của huyện Phổ Yên 58Biểu 2.7: Cơ cấu sử dụng số tiền đền bù của hộ nông dân sau ĐTH 74

Trang 15

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đô thị hoá là xu thế tất yếu trên con đường phát triển của hầu hết cácquốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam Tính đến giữa năm 2008, trênphạm vi cả nước đã có gần 200 khu công nghiệp, phân bố trên địa bàn 52 tỉnh,thành phố với trên 6.000 dự án đầu tư trong, ngoài nước, thu hút hơn1.000.000 lao động Phần lớn diện tích các khu công nghiệp, khu chế xuất làđất nông nghiệp và lực lượng chủ yếu bổ sung vào đội ngũ lao động côngnghiệp là nông dân

Sự hình thành trên địa bàn nông thôn những khu công nghiệp, khu chếxuất các trung tâm dịch vụ, các khu đô thị mới đã nâng giá trị sử dụng củađất đai, tạo những ngành nghề và việc làm mới, nâng cao giá trị lao động, tạomôi trường ứng dụng rộng rãi khoa học, công nghệ… Đô thị hoá kích thích vàtạo cơ hội để con người năng động, sáng tạo hơn trong tìm kiếm và lựa chọncác phương thức, hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, vươn lên làm giàuchính đáng Kinh tế phát triển, đời sống của người lao động được cải thiện -đó là xu hướng chủ đạo và là mặt tích cực của đô thị hoá

Không nằm ngoài sự phát triển chung đó, Phổ Yên - một huyện trung

du thuộc tỉnh Thái Nguyên - với những lợi thế sẵn có của mình đã thu hútđược rất nhiều các dự án đầu tư lớn cả về quy mô lẫn giá trị Các khu côngnghiệp, khu chế xuất,… mọc ra nhiều đồng nghĩa với quá trình đô thị hoá củahuyện diễn ra nhanh chóng Chỉ tính trong năm 2008, tốc độ tăng trưởng kinh

tế của huyện đạt 16,5%, giá trị sản xuất CN & TTCN đạt 2235 tỷ đồng vàGDP bình quân trên người đạt 20,4 triệu đồng Đặc biệt hơn, chính nhờ cáckhu công nghiệp, khu chế xuất,… sau khi đi vào hoạt động đã giải quyết đượcrất nhiều việc làm cho lao động địa phương (cụ thể đã giải quyết được 6580

Trang 16

việc làm cho người dân trong huyện) Nhìn chung đời sống của người dân địaphương đang từng bước được cải thiện Vì lẽ đó chúng tôi đã chọn đề tài:

“Ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế xã hội của huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” để đi sâu nghiên cứu những tác động tích cực cũng

như những hạn chế của ĐTH đối với các hộ nông dân mất đất nói riêng vàtình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện nói chung

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Mục tiêu chung

Nghiên cứu thực trạng của quá trình đô thị hoá rồi từ đó tìm ra nhữngảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phổ Yên Đặc biệtlà nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến thu nhập của người dânbị mất đất trong huyện

Mục tiêu cụ thể

Tổng kết cơ sở lý luận và thực tiễn về quá trình đô thị hoá

Phân tích thực trạng để tìm ra những lợi ích cũng như những tác hại màquá trình đô thị hoá mang lại cho đời sống người dân địa phương nóiriêng và phát triển kinh tế xã hội toàn huyện nói chung

Trên cơ sở đó, đề ra những định hướng và giải pháp phù hợp thúc đẩykinh tế xã hội của huyện không ngừng phát triển

3 Phạm vi nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu

- Về nguồn số liệu thứ cấp: Đề tài sử dụng số liệu về tình hình pháttriển kinh tế xã hội của huyện Phổ Yên qua nhiều năm, cụ thể từ năm 2001đến 2008

Trang 17

- Về nguồn số liệu sơ cấp (số liệu điều tra trực tiếp từ các hộ nông dân):với mốc thời gian đánh dấu quá trình ĐTH nhanh hay chậm là năm 2005 Vìvậy nguồn số liệu này được thu thập ở hai thời điểm trước và sau quá trìnhĐTH.

Địa bàn nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu tại huyện Phổ Yên, trong đó trọng điểm là xãTrung Thành, xã Đắc Sơn và thị trấn Ba Hàng - nơi quá trình đô thị hoádiễn ra mạnh nhất

Đối tượng nghiên cứu

 Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Phổ Yên

 Thực trạng về dân số, lao động và việc làm của huyện Phổ Yên

 Hoạt động đầu tư và hiệu quả sản xuất của các hộ nông dân bị mất đất tại các xã của huyện

 Nghiên cứu những ảnh hưởng (tích cực, tiêu cực) mà đô thị hoá mang lại cho phát triển kinh tế xã hội của huyện Phổ Yên

Nội dung nghiên cứu

Thực trạng phát triển kinh tế xã hội của huyện Phổ Yên

Thực trạng về quá trình đô thị hoá tại huyện Phổ Yên

Ảnh hưởng của đô thị hóa đến thu nhập của hộ

Những tác động tích cực và tiêu cực do đô thị hoá mang lại

Phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển

4 Ý nghĩa khoa học của luận văn

Trang 18

Luận văn nhằm đi sâu nghiên cứu về thực trạng quá trình đô thị hoáđang điễn ra và những ảnh hưởng của nó đến đời sống - kinh tế - xã hội tạihuyện Phổ Yên Trên cơ sở đó, đưa ra một số giải pháp cụ thể cho hộ nôngdân (bị thu hồi đất), cho huyện và cho tỉnh nhằm phát huy những mặt mạnhvà hạn chế những mặt chưa tốt do quá trình đô thị hoá mang lại.

5 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận thì luận văn được chia thành 3chương cụ thể như sau:

- Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu đề tài

- Chương 2: Thực trạng quá trình đô thị hoá tại huyện Phổ Yên

- Chương 3: Phương hướng và giải pháp

Trang 19

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG

PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

CƠ SỞ KHOA HỌC

Cơ sở lý luận

Một số khái niệm cơ bản về tăng trưởng và phát triển kinh tế

Khái niệm về tăng trưởng kinh tế

- Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội

(GDP) hoặc tổng sản lượng quốc gia (NGP) hoặc quy mô sản lượng quốc giatính bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định Hoặc:

- Tăng trưởng kinh tế là sự tăng thêm về quy mô, sản lượng trong một

thời kỳ nhất định (thường là 1 năm)

Qui mô của một nền kinh tế thể hiện bằng tổng sản phẩm quốc nội(GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc gia (NGP), hoặc tổng sản phẩm bình quân

đầu người hoặc thu nhập bình quân đầu người (Per Capita Income, PCI).

Trong đó:

- Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products, GDP) hay tổng

sản sản phẩm trong nước là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịchvụ cuối cùng được sản xuất, tạo ra trong phạm vi một nền kinh tế trong mộtthời gian nhất định (thường là một năm tài chính)

- Tổng sản phẩm quốc gia (Gross National Products, NGP) là giá trị

tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi côngdân một nước trong một thời gian nhất định (thường là một năm) Tổng sảnphẩm quốc dân bằng tổng sản phẩm quốc nội cộng với thu nhập ròng

- Tổng sản phẩm bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc nội chiacho dân số Tổng thu nhập bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc giachia cho dân số

Trang 20

Sau khi nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển lẫncác nước đang phát triển, những nhà kinh tế học đã phát hiện ra rằng động lựccủa phát triển kinh tế phải được đi cùng trên bốn bánh xe, hay bốn nhân tốcủa tăng trưởng kinh tế là nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên, tư bản và côngnghệ Bốn nhân tố này khác nhau ở mỗi quốc gia và cách phối hợp giữachúng cũng khác nhau đưa đến kết quả tương ứng.

Như vậy, tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của GDP hoặc NGP hoặcthu nhập bình quân đầu người trong một thời gian nhất định Tăng trưởngkinh tế thể hiện sự thay đổi về lượng của nền kinh tế Tuy vậy ở một số quốcgia, mức độ bất bình đẳng kinh tế tương đối cao nên mặc dù thu nhập bìnhquân đầu người cao nhưng nhiều người dân vẫn sống trong tình trạng nghèokhổ

Khái niệm về phát triển kinh tế

Phát triển kinh tế là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế

trong một thời kỳ nhất định Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô,sản lượng và sự tiến bộ về mọi mặt của xã hội để hình thành cơ cấu kinh tếhợp lý Do đó, phát triển kinh tế mang nội hàm rộng hơn tăng trưởng kinh tế.Nó bao gồm tăng trưởng kinh tế cùng với những thay đổi về chất của nền kinh

tế (như phúc lợi xã hội, tuổi thọ, v.v.) và những thay đổi về cơ cấu kinh tế(giảm tỷ trọng của khu vực sơ khai, tăng tỷ trọng của khu vực chế tạo và dịchvụ) Phát triển kinh tế là một quá trình hoàn thiện về mọi mặt của nền kinh tếbao gồm kinh tế, xã hội, môi trường, thể chế trong một thời gian nhất địnhnhằm đảm bảo rằng GDP cao hơn đồng nghĩa với mức độ hạnh phúc hơn

Mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế

Các chỉ tiêu đo lường mức tăng trưởng kinh tế được sử dụng làm thước

đo trình độ phát triển nền kinh tế một cách cụ thể, dễ hiểu và nó trở thành mục

Trang 21

tiêu phấn đấu của một chính phủ vì nó là tiêu chí để người dân đánh giá hiệu quả điều hành đất nước của chính phủ.

Ở một góc độ nào đó tăng trưởng kinh tế không phản ảnh được chínhxác phúc lợi của các nhóm dân cư khác nhau trong xã hội, chênh lệch giàunghèo có thể tăng lên, chênh lệch giữa nông thôn và thành thị có thể tăng caovà bất bình đẳng xã hội cũng có thể tăng Tăng trưởng có thể cao nhưng chấtlượng cuộc sống có thể không tăng, môi trường có thể bị hủy hoại, tài nguyênbị khai thác quá mức, cạn kiệt, nguồn lực có thể sử dụng không hiệu quả, lãng

phí.Như vậy giữa tăng trưởng và phát triển có mối quan hệ mật thiết vớinhau Tăng trưởng là điều kiện, tiền đề cho sự phát triển và ngược lại sự pháttriển về mọi mặt của nền kinh tế sẽ là động lực để đẩy nhanh tốc độ tăngtrưởng

Phát triển bền vững

Phát triển bền vững là: “Con người có khả năng tạo phát triển bền

vững - để đảm bảo rằng sự phát triển đó đáp ứng nhu cầu của hiện tại màkhông làm hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai” Pháttriển bền vững đã được thế giới chấp nhận và từng bước thực hiện từ hơn 30mươi năm trước đây Tuy nhiên mức độ phát triển đô thị bền vững phụ thuộcvào tỷ lệ đô thị hóa của từng quốc gia Đối với các quốc gia công nghiệp pháttriển ở mức độ cao như Tây Âu, Mỹ, Nhật, tỷ lệ dân tập trung ở các đô thịtrên 80% thì xây dựng phát triển đô thị đã đi vào ổn định và từng bước đápứng được các yêu cầu về phát triển bền vững đô thị

Đô thị hóa - Các vấn đề lý luận về đô thị hóa

 Lý luận về đô thị

Xã hội không ngừng phát triển, hai hình thái không gian nguyên thuỷtheo sự tiến bộ của XH và phát triển kinh tế ngày càng mở rộng, nên đã giao

Trang 22

hoà nhau ở vào một trạng thái môi cảnh mới và hình thành nên một hình thức có tính đa dạng và có kết cấu phức tạp đó là đô thị Có 2 loại đô thị

+ Đô thị có qui hoạch: (phát triển từ trên xuống dưới) theo một nguyên

tắc theo một khống chế và yêu cầu nghiêm ngặt

+ Đô thị tự do phát triển: (phát triển từ dưới lên trên) được gọi là đô thị

nhân tạo phát triển tự do ở thời kỳ đầu, nhưng sau đó phát triển có trật tự vàcó hệ thống dưới tác động của con người

Đô thị mang các đặc tính sau:

+ Là tập trung tổng hợp hay tập trung chuyên ngành, có vai trò thúc đẩysự phát triển KTXH của một vùng lãnh thổ nhất định

+ Qui mô dân số nhỏ nhất là 4.000 người (vùng núi, có thể thấphơn…)

thị, là nơi có sản xuất và dịch vụ thương mại hàng hoá phát triển

+ Có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các công trình công cộng phục vụ dân

cư đô thị

+ Mật độ dân cư được xây dựng tuỳ theo từng loại đô thị phù hợp vớiđặc điểm từng vùng

Như vậy đô thị là điểm dân cư tập trung với mật độ cao, chủ yếu là laođộng phi nông nghiệp, có hạ tầng kỹ thuật cơ sở thích hợp; là trung tâmchuyên ngành hay tổng hợp, có vai trò thúc đẩy sự phát triển KTXH của mộtnước hoặc một Vùng miền hoặc một Tỉnh, Huyện, hoặc một Vùng tronghuyện

Nếu nhìn từ góc độ phát triển đô thị, đô thị là biểu hiện tập trung của sựphát triển XH và kinh tế Dưới đây là lý giải hai khái niệm “thành” và “thị”.Thành: mang tính phòng ngự- xây dựng mang mục đích chính trị, quân sự của

XH, có ranh giới rõ ràng, có hình thái đóng kín, hướng nội

Trang 23

Thị: là mậu dịch, giao dịch - cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh tế, khôngcó ranh giới rõ ràng, có hình thái mở, hướng ngoại.

Đô thị có thể phân loại nhƣ sau:

Đô thị loại đặc biệt

Thủ đô hoặc đô thị với chức năng trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoahọc kỹ thuật, đào tạo du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trongnước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.Số dân trên 1,5 triệu người Tỉ lệ lao động phi NN trên 90% Mật độ dân cưtrên 15.000 người/km2

Đô thị loại I (rất lớn)

Đô thị rất lớn, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội, khoa học kĩthuật, du lịch, dịch vụ, giao thông, công nghiệp, giao dịch quốc tế, có vai tròthúc đẩy sự phát triển của cả nước, có tỷ suất hàng hoá cao, có cơ sở hạ tầng

kĩ thuật và mạng lưới công trình công cộng được xây dựng đồng bộ Số dântrên 500.000 người Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp trên 85% Mật độ dân cưtrên 12.000 người/km2

Đô thị loại II (Lớn)

Đô thị lớn, là trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội, sản xuất công nghiệp, dulịch, dịch vụ, giao thông, giao dịch quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triểncủa một vùng lãnh thổ Dân số trên 250.000 người Tỉ lệ lao động phi nôngnghiệp lớn hơn hoặc bằng 80% Mật độ dân cư trên 10.000 người/km2

Đô thị loại III (Trung bình lớn)

Đô thị trung bình lớn, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, là nơisản xuất công nghiệp, tập trung du lịch, dịch vụ, có vai trò thúc đẩy phát triểncủa một tỉnh hoặc từng lĩnh vực đối với vùng lãnh thổ Sản xuất hàng hoátương đối phát triển Cơ sở hạ tầng kĩ thuật và mạng lưới công trình côngcộng được xây dựng từng mặt Dân số trên 100.000 người (miền núi có thể

Trang 24

thấp hơn) Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp lớn hơn hoặc bằng 75% Mật độdân cư trên 8.000người/km2 (vùng núi có thể thấp hơn).

Đô thị loại IV (Trung bình nhỏ)

Đô thị trung bình nhỏ, là trung tâm tổng hợp chính trị, kinh tế, văn hoá xã hộihoặc trung tâm chuyên ngành sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,thương nghiệp, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của một tỉnh hay một vùngkinh tế Đã và đang đầu tư xây dựng từng phần hạ tầng kĩ thuật và các côngtrình công cộng Dân số trên 50.000 người (miền núi có thể thấp hơn) Tỉ lệlao động phi nông nghiệp lớn hơn hoặc bằng 70% Mật độ dân cư trên6.000người/km2 (vùng núi có thể thấp hơn)

Đô thị loại V (nhỏ)

Đô thị nhỏ, là trung tâm tổng hợp kinh tế- xã hội hoặc trung tâm chuyênngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, có vai trò thúc đẩy sựphát triển của một huyện hay một vùng trong huyện Bước đầu xây dựng đượcmột số công trình công cộng và hạ tầng kĩ thuật Dân số từ 4000 người (miềnnúi có thể thấp hơn) Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp lớn hơn hoặc bằng 65%.Mật độ dân cư trên 2.000người/km2 (vùng núi có thể thấp hơn)

 Lý luận về đô thị hóa

Khái niệm đô thị hóa: có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về

ĐTH như sau:

Đô thị hoá là một quá trình tập trung dân cư đô thị Đồng thời đó là

quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất nông nghiệp giảm,sản xuất phi nông nghiệp tăng Bộ mặt đô thị ngày càng hiện đại, không gian

đô thị mở rộng Trong đó, dân cư đô thị là một điểm dân cư tập trung phầnlớn những người dân lao động phi nông nghiệp, sống và làm việc theo kiểuthành thị

Đô thị hoá là một quá trình kinh tế - xã hội, mà biểu hiện của nó là sự

tăng nhanh về số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung

Trang 25

của dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn, là sự phổ biến rộngrãi lối sống nơi thành thị.

Đô thị hóa là một quá trình định cư của dân số nông nghiệp sang phi

nông nghiệp, với những chỉ số biểu trưng như: tỷ số dân số đô thị tăng lêntrong khi tỷ lệ dân số nông thôn giảm đi kèm theo sự mở rộng diện tích vàkhông gian của các đô thị đã có và sự xuất hiện các đô thị mới

Đ ô thị hóa là sự biến đổi toàn diện kinh tế - xã hội nhiều mặt, trên cái

nhìn hẹp hơn đó là hiện tượng dịch cư nghề nghiệp từ lĩnh vực nông nghiệpsang phi nông nghiệp với tất cả các hệ quả của nó Và đô thị hóa là quá trìnhkinh tế - xã hội tất yếu sẽ xảy ra mà không ngoại trừ bất kỳ quốc gia nào

Nói một cách đầy đủ hơn thì đô thị hoá là một quá trình biến chuyểnkinh tế-xã hội-văn hoá và không gian, gắn liền với những tiến bộ về khoa học

kỹ thuật của xã hội loài người, trong đó diễn ra sự phát triển nghề nghiệp mới,sự chuyển dịch cơ cấu lao động, sự chuyển đối lối sống ngày càng văn minhhơn cùng với sự mở rộng không gian thành hệ thống đô thị, song song vớiviệc tổ chức ranh giới hành chính lãnh thổ và quân sự Ở những nước có trìnhđộ phát triển kinh tế xã hội càng cao thì tỷ lệ đô thị hoá càng cao

Đặc điểm của đô thị hóa

Quá trình đô thị hoá thể hiện ở ba đặc điểm chính:

- Xu hướng tăng nhanh dân số thành thị

- Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn

Số lượng các thành phố có số dân trên 1 triệu người ngày càng nhiều Hiệnnay, toàn thế giới có hơn 270 thành phố từ 1 triệu dân trở lên, 50 thành phố cósố dân vượt quá 5 triệu người

- Lối sống thành thị phổ biến rộng rãi

Cùng với sự phát triển của quá trình đô thị hoá, lối sống thành thị được phổbiến rộng rãi và có ảnh hưởng đến lối sống của dân cư nông thôn về nhiềumặt

Trang 26

Ảnh hưởng của đô thị hoá đến sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường

- Ảnh hưởng tích cực

Đô thị hoá không những góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh

tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động mà còn làm thay đổi sựphân bố dân cư và lao động, thay đổi các quá trình sinh, tử và hôn nhân ở các

đô thị…

- Ảnh hưởng tiêu cực

ĐTH nếu không xuất phát từ công nghiệp hoá, không phù hợp, cân đốivới quá trình công nghiệp hoá, thì việc chuyển cư ồ ạt từ nông thôn ra thànhphố sẽ làm cho nông thôn mất đi một phần lớn nhân lực Trong khi đó thì nạnthiếu việc làm, nghèo nàn ở thành phố ngày càng phát triển, điều kiện sinhhoạt ngày càng thiếu thốn, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, từ đó dẫnđến nhiều hiện tượng tiêu cực trong đời sống kinh tế - xã hội

Sự mở rộng tự nhiên của dân cư hiện có, thông thường quá trình nàykhông phải là tác nhân mạnh vì mức độ tăng trưởng dân cư tự nhiên của thànhphố thường thấp hơn nông thôn Sự chuyển dịch dân cư từ nông thôn ra thànhthị, hoặc như là sự nhập cư đến đô thị ĐTH có các tác động không nhỏ đếnsinh thái và kinh tế khu vực Đô thị học sinh thái cũng quan sát thấy dưới tácđộng đô thị hóa, tâm lý và lối sống của người dân thay đổi Sự gia tăng quámức của không gian đô thị so với thông thường được gọi là "sự bành trướng

đô thị" (urban sprawl), thông thường để chỉ những khu đô thị rộng lớn mật độthấp phát triển xung quanh thậm chí vượt ngoài ranh giới đô thị Những ngườichống đối xu thế ĐTH cho rằng nó làm gia tăng khoảng cách giao thông, tăngchi phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật và có tác động xấu đến sự phân hóa xã hội do

cư dân ngoại ô sẽ không quan tâm đến các khó khăn của khu vực trong đô thị.ĐTH nông thôn thúc đẩy phát triển xã hội

Trang 27

Những hạn chế

Một là, sự mất cân đối nghiêm trọng giữa đô thị và nông thôn Quá

trình công nghiệp hoá và đô thị hoá đã dẫn đến tình trạng di dân từ nông thônlên thành thị Sự chênh lệch này còn thể hiện ở chất lượng giáo dục, cơ hộinâng cao thu nhập gia đình, chất lượng các phúc lợi xã hội và các dịch vụcông cộng khác giữa vùng nông thôn và thành thị

Hai là, sự mất cân đối trong cơ cấu kinh tế Quá trình công nghiệp hoá,

hiện đại hoá đất nước đã dẫn đến mức độ đô thị hoá nhanh chóng, dẫn theoquy mô và vị trí của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế bị giảm dần Dokhông chú trọng đúng mức đến phát triển nông nghiệp, khu vực nông thôn đãgặp phải các vấn đề như ô nhiễm môi trường sinh thái do chất thải côngnghiệp và phân hoá học, năng suất nông nghiệp thấp do đất đai bị ô nhiễm,mức sống của nông dân không được nâng cao Chính sách cơ giới hoá nôngnghiệp đã khiến nông dân lâm vào cảnh nợ nần do gánh nặng về vốn nôngnghiệp, chi phí thuê lao động do thiếu nhân công ở vùng nông thôn, cùng cácchi phí sinh hoạt

Ngoài ra, ĐTH còn làm nảy sinh sự phân hoá xã hội giữa thành thị và nôngthôn Mặc dù ở hầu hết các quốc gia đã cố gắng thực hiện công bằng xã hộitrong tăng trưởng kinh tế, nhưng hiện tượng phân hoá xã hội ngày càng tăngđã trở thành nguy cơ lớn, đòi hỏi phải giải quyết kịp thời và nhất quán

Ba là, nhiều thành phố không phát huy tác dụng Bất kỳ tỉnh hay vùng

nào cũng quy hoạch, vay tiền để xây dựng các đô thị mới với kỳ vọng cácthành phố này sẽ trở thành đòn bẩy kinh tế của tỉnh Nhưng thực tế là khôngphải thành phố nào cũng thu hút được đầu tư Do đó đã xảy ra tình trạng màcác chuyên gia gọi là các thành phố “bong bóng” (bubble cities) Nhiều thànhphố không tăng dân số mà chững lại và bị giảm dần khi không còn khả năngphát triển

Trang 28

Qua đây cho thấy, ĐTH cũng có những mặt tốt và mặt không tốt Nó cóthể góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội của một vùng hoặc một quốc gia pháttriển nhưng nó cũng có thể phá vỡ cấu trúc phát triển của các quốc gia Vì vậykhi quy hoạch đô thị cần có một kế hoạch cụ thể và thống nhất về quy mô,không gian, cấu trúc,…

Cơ sở thực tiễn

Quá trình đô thị hóa trong nước

ĐTH là một quá trình phát triển tất yếu của bất kỳ quốc gia nào, trongđó có Việt Nam Tuy nhiên, ĐTH tự phát, thiếu quy hoạch khoa học sẽ làmnảy sinh và để lại rất nhiều hậu quả tiêu cực, lâu dài, gây lãng phí lớn và cảntrở sự phát triển của đất nước Mà đặc điểm đô thị hoá ở nước ta: là thấp vớinền kinh tế nông nghiệp lạc hậu bị kéo dài, nặng nề tính bao cấp cùng vớichiến tranh cho nên tốc độ đô thị hoá diễn ra rất chậm chạp kể từ thập kỷ 80trở về trước Có thời kỳ đô thị hoá bị âm tính do di dân và di tản dân cư đô thịvề nông thôn Không gian đô thị luôn có sự đan xen và phát triển theo kiểu

"da báo" giữa đô thị và nông thôn Do vậy tính gắn bó truyền thống và cảhuyết thống giữa đô thị-nông thôn khá rõ rệt và khác với nhiều nước Đồngthời tạo ra tính bảo thủ, giằng dai giữa đô thị-nông thôn không phân biệt quárõ ràng, lối sống nông thôn còn ngập tràn trong đô thị Nông thôn có lúc còn

"chế ngự đô thị" Do tốc độ đô thị hoá chậm nên tính thời gian cũng khôngmấy ý nghĩa, hàng thập kỷ trôi đi mà đô thị thì rất ít thay đổi

Chính vì vậy, chiến lược đô thị của Việt Nam phải hướng tới mục tiêubảo đảm cân đối giữa tính hiện đại với tính bền vững của tự nhiên - con người

- xã hội, thông qua việc lựa chọn các mô hình định cư tiên tiến, phù hợp đặcthù của Việt Nam ở đô thị, nông thôn, miền núi, các vùng biên giới, hải đảo;bảo đảm sự hài hòa giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài của dân tộc, trên

Trang 29

cơ sở tìm kiếm những phương thức phát triển đô thị tiết kiệm đất, đô thị xanh,

đô thị sinh thái thay thế cho mô hình đô thị còn tồn tại nhiều bất cập hiệnnay của chúng ta

Quá trình ĐTH nông thôn ở Việt Nam trong những năm gần đây diễn ravới tốc độ khá nhanh, làm biến đổi bộ mặt kinh tế, văn hóa, xã hội và kiến trúctrên cả nước Năm 1999, cả nước có khoảng 400 thị trấn, nay tăng lên khoảng

651 thị trấn Cuối những năm 90 của thế kỷ XX, dân số của thị trấn từ 2.000đến

30.000 người, nay khoảng dao động này từ 2.000 - 50.000 người Tỷ lệ dân sốphi nông nghiệp của thị trấn phổ biến ở mức 30-40% vào cuối những năm 90,nay đã lên mức 50-60% Năm 1998 có khoảng 60 đô thị loại 4, nay tăng lên 84

đô thị

Dưới chế độ phong kiến, giữa nông thôn và thành thị là một khoảngcách quá xa Thời gian gần đây, đặc biệt trong quá trình công nghiệp hóa -hiện đại hóa đất nước, chúng ta thấy nông thôn đang xích lại gần hơn vớithành thị Quá trình ĐTH nông thôn đã biến nền sản xuất nông nghiệp độccanh trở thành nền sản xuất hàng hóa đa ngành nghề Lối sống thành phố dunhập vào nông thôn rất nhanh, tác động lớn tới cuộc sống, phong tục tập quánthôn quê Việt Nam và những giá trị văn hóa truyền thống lâu đời

Nếu như ở nông thôn trước kia còn nhiều hủ tục, mê tín dị đoan thì nayđã bớt đi nhiều Quá trình ĐTH nông thôn đã đem lại rất nhiều thành tựu chođất nước Cái được là rất lớn Những gì tốt đẹp mà đời sống vật chất đem lạicho con người đã nảy sinh dần dần trong nông thôn Đời sống được nâng caođã khiến cho người ta xây dựng lại nhà cửa đẹp, khang trang hơn Đường sánông thôn được trải nhựa, bê-tông sạch sẽ, đi lại thuận tiện Người nông dântrước kia chỉ quanh quẩn trong thôn làng, giờ mở rộng quan hệ ra bên ngoài.Tuy nhiên, những nét đẹp truyền thống trong gia đình, họ hàng, làng xóm

Trang 30

láng giềng cũng có phần bị tổn hại; một bộ phận thanh niên ăn chơi ,đua đòi;quan hệ con cái với cha mẹ trong một số gia đình ngày càng xa dần; thế hệ trẻtiếp thu nhanh xu thế hiện đại, ngược lại với đa phần người cao tuổi cố giữnhững giá trị truyền thống, dẫn tới những mâu thuẫn mới.

Quá trình ĐTH nông thôn hiện nay tập trung mạnh tại các đô thị lớn vàdiễn ra không đồng đều giữa các vùng trong cả nước Chất lượng và trình độ

đô thị hóa nông thôn còn thấp Cơ sở hạ tầng xã hội và kỹ thuật đô thị còn yếukém về chất lượng phục vụ so với yêu cầu Định hướng phát triển không giankhu vực được ĐTH chưa rõ nét, đặc biệt còn phát triển một cách tùy tiện,mang nặng tính hình thức đô thị, chưa thực sự giải quyết vấn đề cốt lõi của đôthị hóa đối với khu vực dân cư hiện có: chưa gắn kết chất lượng đô thị với giữgìn bản sắc, kiến trúc truyền thống trên cơ sở đảm bảo điều kiện tiện nghicuộc sống đô thị cho người dân và đảm bảo phù hợp về cảnh quan đô thị

Nói tóm lại, ĐTH là một hiện tượng xã hội liên quan tới những dịchchuyển kinh tế - xã hội - văn hoá - không gian - môi trường sâu sắc gắn liềnvới những tiến bộ khoa học - kỹ thuật tạo đà thúc đẩy sự phân công lao động,sự chuyển đổi nghề nghiệp và hình thành các nghề nghiệp mới đồng thời tạo

ra nhu cầu dịch cư vào các trung tâm đô thị Qua đó nhằm đẩy mạnh sự pháttriển kinh tế làm điểm tựa cho các thay đổi trong đời sống xã hội và văn hoá,nâng cao mức sống, biến đổi lối sống và hình thức giao tiếp,… làm nền chosự phân công dân cư hợp lý nhằm đáp ứng những nhu cầu xã hội ngày càngphong phú và đa dạng để tạo thế cân bằng giữa môi trường xây dựng và môitrường xã hội với thiên nhiên

Kinh nghiệm về quá trình đô thị hóa trên thế giới

ĐTH là quá trình tăng dân số ở khu vực thành thị trong tương quan sosánh với dân số của một vùng, một quốc gia hay thậm chí toàn cầu Kể từ

Trang 31

cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất tại nước Anh năm 1750, người ta đãbắt đầu chuyển từ nông thôn ra thành thị sinh sống và làm việc Theo báo cáonăm 2005 của Tổ chức Viễn cảnh Đô thị hoá của Liên hợp quốc thì thế kỷ 20chứng kiến tốc độ đô thị hoá rất nhanh Theo các chuyên gia nghiên cứu về đôthị hoá thì trong tiến trình đô thị hoá nửa sau thế kỉ 20, các quốc gia kém pháttriển có chung một đặc điểm là: ở giai đoạn đầu, tỉ trọng dân số đô thị trêntổng dân số thấp và tốc độ phát triển dân số đô thị nhanh, nhanh hơn rất nhiều

so với các quốc gia phát triển Chúng ta có thể thấy sự chuyến dịch về dân sốkhi diễn ra quá trình ĐTH cụ thể như sau:

Biểu 1.1: Sự chuyển dịch dân số theo thời gian

Theo sơ đồ trên quá trình ĐTH được diễn ra ở tất cả các quốc gia trongđó mạnh nhất ở các nước đang phát triển Cùng với sự phát triển của ĐTH làsự di cư của dân số từ nông thôn ra đô thị Ở các nước kém phát triển, sảnxuất nông nghiệp đóng vai trò chủ yếu (xã hội nông thôn) thì dân số nông

Trang 32

thôn chiếm chủ yếu Đối với các nước đang phát triển đã có sự chuyển dịch

cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp (xã hội đô thị) thì dân sốnông thôn đã chuyển lên các khu đô thị làm việc và sinh sống Còn phát triểnlà những nước có công nghiệp và dịch vụ phát triển mạnh - người dân đượcsử dụng những dịch vụ được cho là tốt nhất (xã hội đô thị) thì dân số chủ yếulà dân số đô thị Và để thấy rõ hơn sự thay đổi về dân số đô thị ta cùng nghiêncứu qua bảng:

Bảng 1.1: Tỷ lệ dân số đô thị các khu vực trên thế giới theo các giai đoạn

đvt: %

Năm

Nguồn: World urbanization prospect: 1996, New York 1997

Trong cùng một khoảng thời gian 50 năm từ 1950 - 2000, tỉ lệ dân số đôthị toàn thế giới là từ 29,7% lên đến 47,4%, khu vực kém phát triển từ 17,8%lên 40,5% trong khi khu vực phát triển là từ 54,99% lên 76,1%

Hiện tại tỉ lệ đô thị hoá châu Á là 35%, châu Âu là 75%, châu Phi là45%, Bắc Mỹ trên 90% và 80% ở Mỹ La tinh Theo báo cáo của Liên hợpquốc, trong 1/4 thế kỷ tới, việc tăng dân số hầu như sẽ chỉ diễn ra ở các thànhphố mà phần lớn thuộc các nước kém phát triển Đến năm 2030, hơn 60% dânsố thế giới sống ở các đô thị

Tiến trình phát triển đô thị đã góp phần to lớn vào sự nghiệp CNH-HĐH.Song sự bùng nổ đô thị quá tải đã tạo ra hàng loạt vấn đề gay cấn đối với cuộcsống con người, tạo ra sự thiếu cân bằng trong phân bố dân cư và vùng laođộng theo vùng lãnh thổ, khả năng cung ứng lương thực, thực phẩm ven đô

Trang 33

tiêu hao nhiên liệu, năng lượng Nếu trong năm 1990, bình quân diện tíchđất canh tác trên đầu người ở mức 0,27 ha thì con số này dự báo sẽ tụt xuống0,17 ha vào năm 2025 Chiến lược chung của vấn đề đô thị hiện nay là:

1 Hạn chế việc di cư từ nông thôn ra đô thị trong đó yêu cầu nhất thiếtphải nâng cao mức sống nông thôn

2 Khi tập trung quá tải, cùng với việc hạn chế nhập cư vào các tụ điểmlớn thì đồng thời phải tạo nên sự cân bằng hài hoà dân số đô thị, khuyến khíchcác đô thị vừa và nhỏ, tăng cường đầu tư hệ thống dịch vụ, xây dựng cơ sở hạtầng, có cơ sở xã hội thoả đáng

Dưới đây là kinh nghiệm về ĐTH ở một số quốc gia trên thế giới:

 Hà Lan

Hà Lan là một quốc gia phát triển Theo Joanna Wilbers, để khắc phụcnhững tác động tiêu cực của quá trình đô thị hoá, năm 1994, các nhà hoạchđịnh cuộc sống thuộc bộ tài nguyên môi trường đã đưa ra “Chính sách hiệpước” Theo chính sách này, các khu vực nông thôn vẫn giữ nguyên là nôngthôn đồng thời cũng quy hoạch phát triển đô thị làm các khu dân cư, trungtâm tài chính và thương mại Chính sách này cũng đưa ra những nguy hại đốivới việc đô thị hoá các khu vườn ven thành phố

Ngay từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Amsterdam đã bắt đầu tiếntrình đô thị hoá và nhanh chóng trở thành một thành phố có tầm ảnh hưởnglớn đến kinh tế, chính trị của Hà Lan Tuy mật độ dân số hiện nay ở thành phốcó những nơi đạt trên 20.000 người/km2 nhưng xung quanh thành phố vẫn tồntại khoảng 600 khu vườn Diện tích vườn ở Amsterdam chiếm đến 300 hatrong tông số diện tích 21.907 ha của thành phố

Những người nông dân ở thành phố Amsterdam đã thành lập các tổ chứcgọi là “Hội những người nông dân đô thị” và “Hiệp hội những người làm

Trang 34

vườn ở Amsterdam” (BVV) Các hiệp hội đại diện cho tầng lớp nông dânthương lượng với Chính phủ trong việc duy trì sự tồn tại của các khu vườntrong quá trình ĐTH Hiệp hội những người làm vườn đã đưa ra lí luận về sự

đa chức ngành của các khu vườn Các khu vườn được sử dụng để sản xuấtlương thực, thực phẩm cung cấp cho nhu cầu của thành phố, đồng thời cònthực hiện nhiều chức năng khác nhau để bình đẳng hoá các nhóm lợi ích như:cung cấp cho thị dân một không gian mới, giáo dục cho trẻ em về thiên nhiênvà môi trường; làm gia tăng số lượng loài động vật, côn trùng và cây cỏ; duytrì “không gian xanh” cho thành phố, làm trong sạch khí hậu thành phố

Vào năm 1995, khoảng 170 nông dân đã tổ chức “Diễn đàn đối thoại củanông dân vùng đất xám” Họ đã đưa ra những phân tích cuả mình về triểnvọng kinh tế dài hạn của vùng đất này nếu tiếp tục sản xuất nông nghiệp vàthay đổi phương pháp sử dụng đất Họ đã đối thoại trực tiếp với chính phủ vàcác tổ chức môi trường nhằm giữ vững và phát triển sản xuất nông nghiệp.Bản thân những người nông dân đã trở thành người quản lý, giáo dục và hoạtđộng kinh tế ở địa phương mình

Một số nông trang quanh các khu đô thị đã thấy rõ tầm quan trọng củanông nghiệp đối với thành phố trong quá trình ĐTH Họ nhận thức được tính

đa chức năng của một nền nông nghiệp đô thị Do đó trong quá trình ĐTH,sản xuất nông nghiệp vẫn không mất đi mà tiếp tục tồn tại hài hoà, kết hợpvới sự phát triển bền vững của kinh tế đô thị

 Trung Quốc

Trung Quốc là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh và tốc độ tăngtrưởng kinh tế nhanh Nếu vào năm 1949, Trung Quốc có 136 thành phố vớisố dân khoảng 54 triệu người, chiếm khoảng 10,6% dân số cả nước thì đếnnăm 2005, dân số đô thị nước này đã đạt tới 800 triệu người sống ở trên 700thành phố, tỷ lệ bằng 37% Có những dự đoán cho rằng đến năm 2050, tỷ lệ

Trang 35

ĐTH sẽ đạt 75% Tính trung bình mỗi năm có 12 triệu người ở nông thôn vào sinh sống ở đô thị.

Như vậy là một lượng lớn nhân công đã di chuyển khỏi vòng nông thônglạc hậu và hiệu quả kém sang các thành phố - nơi có trình độ tiên tiến hơn,năng suất cao, hiệu quả cao Không những bản thân người lao động có mứcsống khá hơn mà gia đình họ cũng đỡ gặp khó khăn trong sản xuất nôngnghiệp, có thể trang trải các khoản ăn mặc, học hành, thiết bị sản xuất, tìnhtrạng đói nghèo ở nông thôn được giảm bớt Tuy nhiên, mặt trái của vấn đề dichuyển nhân công từ nông thôn ra thành phố là rất rõ rệt, trở thành mâu thuẫnchủ yếu của quá trình ĐTH ở Trung Quốc Nhiều hậu quả kinh tế-xã hộinghiêm trọng đang thách đố các giải pháp và khả năng quản lý của Nhà nướcnhư thiếu nhà ở cho người nghèo, sự phân hoá xã hội, việc sinh để không thểkiểm soát, trật tự trị an kém, môi trường ô nhiễm, kết cấu hạ tầng thiếu thốn Mặt khác, trước đây ở Trung Quốc đã có một thời kỳ công nghiệp hươngtrấn phân bố quá phân tán, xây dựng các thành phố nhỏ và thị trấn một cách bừabãi, thiếu quy hoạch làm lãng phí nguồn lực của nông thôn, gây ô nhiễm môitrường nghiêm trọng và làm mất đi đặc điểm, ưu thế của nông thôn

Để đối phó với tình hình trên, Nhà nước Trung Quốc đã coi trọng tiếp tụcgiữ vững nguyên tắc phát triển hài hoà, tiên tiến, tránh tình trạng mở rộng ào ạtcác đô thị lớn, làn sang nhân công lưu động tràn vào thành phố quá lớn, làm xáotrộn hoạt động kinh tế Tư tưởng chiến lược ĐTH của Trung Quốc nay là: khaithác tiềm lực các thành phố lớn, mở rộng và xây dựng các thành phố loại vừa,phát triển có lựa chọn và thích hợp các thành phố nhỏ và thị trấn

Đối với quá trình ĐTH nông thôn, Trung Quốc chủ trương tiếp tục xâydựng xí nghiệp hương trấn theo hướng khắc phục dần tình trạng thô sơ, phântán trong phân công lao động giữa công nghiệp và nông nghiệp, thực hiệnkhẩu hiện “ly điền bất ly hương”, “ly hương bất ly điền”, dần dần tiến tới

Trang 36

phân công lao động theo chiều sâu Nhà nước cũng chủ trương phải có chínhsách giảm bớt bạn đồng hành của việc phát triển các đô thị nhỏ, đó là sự tụthậu về văn hoá, giáo dục, trình độ quản lý, ô nhiễm môi trường, lấn chiếmnhiều đất canh tác.

 Hàn Quốc

Là một trong những quốc gia được đánh giá có tốc độ đô thị hóa caonhất ở châu Á, Hàn Quốc đã gặt hái được nhiều thành tựu cũng như nhìn rađược những mặt trái của quá trình đô thị hóa Đây là những bài học kinhnghiệm đối với các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam

Ngay từ những năm 70, chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra chính sách điềuchỉnh nhanh chóng chiến lược phát triển đô thị bằng cách mở rộng vùng đôthị, nâng cấp mở rộng các đô thị đã có Một loạt các thành phố vệ tinh mới cóquy mô vừa và nhỏ lần lượt được xây dựng Các thành phố mới đều là cáctrung tâm công nghiệp lớn, tạo thành hành lang đô thị nối từ thành phố trungtâm thông ra các cảng biển nằm ở miền Nam của Hàn Quốc

Những thành phố này có tốc độ tăng trưởng rất nhanh Chẳng hạn nhưthành phố Un-xan vào năm 1960 còn là một làng chài nhỏ bé với vài ngàndân, nhưng sau 20 năm (đến năm 1980) đã trở thành thành phố lớn thứ 7 củaHàn Quốc, nơi có công ty Hun-đai và tổ lọc dầu lớn nhất Hàn Quốc Việc xâydựng các đô thị vừa và nhỏ một cách kịp thời đã khiến Hàn Quốc tránh khỏinhững đổ vỡ lớn mà các quốc gia khác gặp phải trong tiến trình đô thị hoánhanh như ở châu Á và châu Phi

ĐTH ở Hàn Quốc gắn liền với quá trình công nghiệp hoá và là hệ quảtrực tiếp của quá trình này Sau 5 năm đầu thực hiện ĐTH nhanh chóng, cácthành phố lớn như Xơ-un, Pu-san của Hàn Quốc đã trở thành “khối namchâm” khổng lồ thu hút nguồn tài nguyên và lao động từ các vùng miền khácnhau trên cả nước Chỉ trong vòng 15 năm (1975-1990), các thành phố vệ tinhcủa Xơ-un đã tăng từ 4 (Kung-nam, Ư-giông-bu, An-yang, Bu-chon) với số

Trang 37

dân là 7.514 người lên 11 thành phố (thêm các thành phố Koan-mi-ung, che-on, Ku-ri, Si-hung, Kun-po, I-oan, Ha-nam) với dân số là 13.431 người.Đây là một kỳ tích mà chưa quốc gia châu Á nào đạt được Các thành phố vệtinh của Xơ-un nằm cách trung tâm 40km, được nối bằng hệ thống tàu điệnngầm và đường cao tốc Cho đến năm 1990, 45% dân số của Hàn Quốc tậptrung sống ở vùng đô thị Xơ-un Những khu định cư mới dành cho tầng lớptrung lưu được hình thành xung quanh Xơ-un từ sau năm 1980 như vùngBun-dang, I-li-xan, Py-ung-chon, hình thành nên một khuynh hướng mớitrong việc sử dụng các chung cư cao tầng.

Koa-Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa ở Hàn Quốc đã có những tácđộng tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường, đến quá trình

đô thị hóa nông thôn và tỷ lệ dân cư đô thị, đánh dấu trình độ văn minh hóacủa đất nước Kinh tế đô thị phát triển đã góp phần vào tăng trưởng kinh tếnông nghiệp và nông thôn ven đô của các đô thị lớn Cơ cấu kinh tế nông thônđược chuyển dịch theo hướng gia tăng tỷ trọng dịch vụ và các ngành phi nôngnghiệp Điều này góp phần điều chỉnh cơ cấu các ngành kinh tế của các đô thịlớn theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa, giảm tỷ trọng khu vực nôngnghiệp, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp và khu vực dịch vụ trong giá trịtổng sản phẩm quốc nội Các đô thị là đầu tàu phát triển kinh tế của cả nước,thúc đẩy tỷ trọng GDP ngày càng tăng Chỉ tính riêng một số vùng đô thị lớnnhư Xơ-un, Pu-san và Kung-nam đã cung cấp 66% vào GDP chung của cảnước

Sau hơn 35 năm đô thị hóa (1970 - 2007), Hàn Quốc đã đạt được nhữngthành tựu đáng kể: xây dựng và phát triển những khu đô thị lớn, trung tâmcông nghiệp khổng lồ với hơn 88% dân số sống ở đô thị

Đi cùng với tốc độ đô thị hóa ở Hàn Quốc là sự gia tăng dân số tại cácthành phố lớn như Xơ-un (năm 1960 tăng 2.445 người, đến năm 1990 tăng10.613 người), Pu-san (những con sô tương ứng là 1.163 người, và 3.798

Trang 38

người), Ti-gu (là 676 người, và 2.229 người); các thành phố còn lại có tốc độ tăng dân số đô thị từ 3 đến 5 lần kể từ năm 1970.

Đô thị hóa bền vững góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, giatăng xã hội hóa giáo dục, dịch vụ y tế và văn hoá xã hội, mở rộng quy mô vàchất lượng của hệ thống cơ sở hạ tầng ở nông thôn Hàn Quốc đạt được những

thành công nhất định như vậy, trước hết phải kể đến vai trò chỉ đạo của

chính phủ trong việc tập hợp mọi nguồn lực trong nước cho công cuộc đô thị

hóa đất nước Thứ hai là những chiến lược phát triển cụ thể được vạch định

phù hợp với khả năng của từng địa phương, tận dụng mọi cơ hội để tăngtrưởng kinh tế, lấy mục tiêu tăng trưởng và xuất khẩu làm nhiệm vụ trọng tâm

của mọi kế hoạch kinh tế Thứ ba là vai trò quan trọng của văn hóa truyền

thống đã tạo nên một đội ngũ lao động giỏi, tính kỷ luật cao, một nền côngnghiệp đồ sộ có cơ cấu quản lý chuyên biệt

Tóm lại, kinh nghiệm ở một số nước cho thấy ĐTH không được bó hẹptrong phạm vi đô thị mà phải bao gồm cả địa bàn nông thôn Chúng ta cònphải phát triển mạng lưới đô thị hợp lý, xây dựng các đô thị có quy mô vừaphải, gắn kết với hệ thống đô thị vệ tinh Ngay từ bây giờ, chúng ta phải gắnĐTH với quá trình CNH-HĐH đất nước Do vậy, khi làm quy hoạch pháttriển 1 thành phố cụ thể cần có kế hoạch xây dựng đồng bộ về nhà ở, kết cấuhạ tầng, hệ thống dịch vụ, hệ thống xử lý nước thải

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Các câu hỏi nghiên cứu

- Các khu vực đang xảy ra quá trình đô thị hoá trên địa bàn huyện Phổ Yên?

- Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện thay đổi theohướng nào? Có phù hợp không?

- Thu nhập của những hộ nông dân bị mất đất nông nghiệp có sự thay đổinhư thế nào?

- Sau khi được đền bù, người dân sẽ sử dụng tiền đền bù đó ra sao?

Trang 39

- Những ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến phát triển kinh tế xã hội như thế nào?

- Những mặt tích cực và tiêu cực, những cơ hội và nguy cơ mà đô thị hóamang lại cho người dân nói riêng và cho toàn huyện nói chung là gì?

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu chung

Đề tài được nghiên cứu dựa trên quan điểm duy vật biện chứng và duyvật lịch sử Từ các hiện tượng, các biểu hiện đơn lẻ của các đối tượng cầnnghiên cứu được tập hợp lại, chuẩn hóa một số yếu tố, đơn giản hoá một sốtiêu thức và tiến hành phân tích đánh giá Dựa vào các thống kê bằng các consố định lượng cụ thể và các thống kê định tính qua một quá trình thời gian cósự biến đổi không ngừng (tính lịch sử) để rút ra một xu hướng nhằm đánh giáchính xác các tác động nhiều chiều, xem xét đến sự tác động của nhiều nhântố ảnh hưởng từ đó dự báo một xu hướng thực tế cho đối tượng nghiên cứu vàđề xuất các giải pháp giải quyết, các định hướng thực hiện

Phương pháp thống kê

(1) Chọn mẫu nghiên cứu:

Chọn 90 hộ tại 2 xã và 1 thị trấn đại diện là Trung Thành, Đắc Sơn vàthị trấn Ba Hàng (mỗi nơi chọn 30 hộ đại diện để tiến hành điều tra)

Căn cứ chọn mẫu là: Huyện Phổ Yên là nơi có quá trình đô thị hóa diễn

ra mạnh mẽ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, có môi trường đầu tư thuận lợi vớinhiều tiềm năng, thế mạnh Vì thế trong vài năm trở lại đây hàng loạt các dự

án đầu tư về kết cấu hạ tầng, các khu công nghiệp lớn nhỏ không ngừng tănglên Trong đó xã Trung Thành, xã Đắc Sơn và thị trấn Ba Hàng là 3 địaphương đang tập trung những dự án đầu tư với quy mô lớn và số vốn nhiều tỷđồng Đồng thời với việc thực hiện các dự án đó là quá trình giải phóng mặt

Trang 40

bằng (tức là "lấy đất" của người dân trong xã) Vì thế các hộ được lựa chọnđều có chung đặc điểm là "mất đất" nông nghiệp để thực hiện các dự án Tiếnhành điều tra thử sau đó so sánh với các số liệu thứ cấp, tính toán độ tin cậykhi suy rộng kết quả bằng các phương pháp kiểm định phù hợp.

(2) Điều tra thực tế

Thiết kế form điều tra mẫu dựa trên các thông tin yêu cầu trong phầnkết quả nghiên cứu cần đánh giá và phân tích Thực hiện điều tra trực tiếp,giám sát chặt chẽ về kỹ thuật điều tra và chất lượng thông tin

(3) Thu thập thông tin

Việc thu thập tài liệu thông tin bao gồm việc sưu tầm và thu thập nhữngtài liệu, số liệu liên quan đã đươc công bố và những tài liệu, số liệu mới tạiđịa bàn nghiên cứu

a Tài liệu thứ cấp

Đây là các số liệu từ các công trình nghiên cứu trước được lựa chọn sửdụng vào mục đích phân tích, minh họa rõ nét về nội dung nghiên cứu Nguồngốc của các tài liệu này đã được chú thích rõ trong phần “Tài liệu tham khảo”.Nguồn tài liệu này bao gồm:

- Các sách, báo, tạp chí, các văn kiện Nghị quyết, các chương trìnhnghiên cứu đã được xuất bản, các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơquan nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nước, các tài liệu trêninternet

- Tài liệu, số liệu đã được công bố về tình hình kinh tế, xã hội nông thôn,kinh tế của các ngành sản xuất, đời sống của các nông hộ nông nghiệp nằmtrong khu vực đô thị hoá… các số liệu này thu thập từ phòng Thống kê HuyệnPhổ Yên, Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Sở, ban,

Ngày đăng: 29/07/2016, 21:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Bộ Xây dựng (1995), Đô thị Việt Nam tập 1, NXB Xây dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đô thị Việt Nam tập 1
Tác giả: Bộ Xây dựng
Nhà XB: NXB Xây dựng
Năm: 1995
3. Nguyễn Đình Cự (1997), Giáo trình Dân số và Phát triển, Nhà xuất bản Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Dân số và Phát triển
Tác giả: Nguyễn Đình Cự
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
Năm: 1997
4. Trịnh Duy Luân (1996), Tìm hiểu môn xã hội học đô thị, Nxb Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu môn xã hội học đô thị
Tác giả: Trịnh Duy Luân
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1996
5. Đàm Trung Phường (1995), Đô thị Việt Nam, tập I và II, Nxb Xây Dựng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đô thị Việt Nam, tập I và II
Tác giả: Đàm Trung Phường
Nhà XB: Nxb Xây Dựng
Năm: 1995
6. PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt, TS Từ Quang Phương, ĐH Kinh tế quốc dân (2004), Giáo trình Kinh tế đầu tư, Nxb Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế đầu tư
Tác giả: PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt, TS Từ Quang Phương, ĐH Kinh tế quốc dân
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2004
7. PGS. TS Nguyễn Quan Dong, ĐH Kinh tế quốc dân (2003), Giáo trình Kinh tế lượng, Nxb thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế lượng
Tác giả: PGS. TS Nguyễn Quan Dong, ĐH Kinh tế quốc dân
Nhà XB: Nxb thống kê
Năm: 2003
8. Begg David, Fischer Stanley, Dornbusch Rudiger, Kinh tế học, NXB Thống kê (2007) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế học
Nhà XB: NXB Thống kê (2007)
9. PGS.TS Nguyễn Tiệp (2005), Nguồn nhân lực nông thôn ngoại thành trong quá trình ĐTH trên đại bàn thành phố Hà Nội, Nxb Lao động xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguồn nhân lực nông thôn ngoại thành trong quá trình ĐTH trên đại bàn thành phố Hà Nội
Tác giả: PGS.TS Nguyễn Tiệp
Nhà XB: Nxb Lao động xã hội
Năm: 2005
1. Quy hoạch phát triển huyện Phổ Yên (2008) Khác
10. PGS. TS Lưu Đức Hải - Viện trưởng Viện quy hoạch đô thị nông thôn, Bộ xây dựng, Chiến lược - kế hoạch - chương trình đầu tư phát triển kinh tế xã hội Việt Nam đến năm 2010 Khác
11. Chương trình Nghị sự 21: Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam, 2004 Khác
12. Nghị định của Chính phủ số 72/2001/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2001 về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị.11 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w