HÌNH 8: TÌNH HÌNH DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NGÂN HÀNG QUA BA NĂM 2006

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CHÂU PHÚ, TỈNH AN GIANG (Trang 40 - 42)

KINH TẾ CỦA NGÂN HÀNG QUA BA NĂM 2006 - 2008

số tiền là 17.281 triệu đồng tương ứng 38,2% nhưng tỉ trọng của thành phần kinh tế này vẫn còn thấp trong tổng doanh số cho vay theo thành phần kinh tế.

Nguyên nhân của việc tăng cho vay đối với loại hình này là do: trên địa bàn ngày càng xuất hiện nhiều doanh nghiệp tư nhân buôn bán nhiều mặt hàng đa dạng và phong phú như: trang trí nội thất, bán vật liệu xây dựng, phụ tùng xe các loại, các hãng xe gắn máy… Chính vì vậy, mà nhu cầu về vốn đối với các doanh nghiệp này là rất lớn. Và để đáp ứng nhu cầu đó ngân hàng đã tăng cường cho vay đối với loại hình này. Vốn vay đối với các doanh nghiệp này một phần là để duy trì việc sản xuất kinh doanh, một phần là để mở rộng quy mô hoạt động. Chính vì điều này đã góp phần làm tăng thu nhập của ngân hàng. Tuy nhiên, doanh số cho vay của loại hình này tăng nhưng không cao lắm còn do:

– Ngân hàng Châu Phú có ít khách hàng là đối tượng này, số doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn huyện chưa nhiều. Tính đến cuối năm 2008 số doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn huyện chỉ là 256 doanh nghiệp trong đó Ngân hàng chỉ tiếp cận được 63 doanh nghiệp và trong số đó chỉ có 25 doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng.

– Mặt khác, công tác tiếp thị có quan tâm nhưng chưa có chiến lược cụ thể nhất là khâu tiếp cận các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh lớn để tìm khách hàng vay vốn. Trong thời gian tới ngân hàng cần tăng cường hơn nữa công tác tiếp cận

0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Triệu đồng

Hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Hợp tác xã Tổng

các doanh nghiệp nhằm nâng cao tỷ trọng cho vay đối tượng này để góp phần phát triển nền kinh tế huyện.

– Bên cạnh đó, trong những năm vừa qua, nguồn vốn huy động của ngân hàng vẫn chưa đủ đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của khách hàng nhất là các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn cao. Mặc dù ngân hàng đã tranh thủ giải ngân ngay khi có nguồn vốn nhưng thời gian là khá lâu. Điều này cũng phần nào ảnh hưởng đến doanh số cho vay đối với doanh nghiệp không tăng cao trong thời gian qua.

Đối với hợp tác xã:

Doanh số cho vay của hợp tác xã tăng qua các năm. Năm 2006 đạt 20 triệu đồng thì sang năm 2007 là 130 triệu đồng tương ứng tăng 110 triệu đồng tăng (tăng 550,0%) so với năm 2006. Và đến năm 2008 doanh số cho vay của thành phần này rất cao tăng hơn năm 2007 với số tiền là 700 triệu đồng tương ứng tăng 538,5%. Mặc dù tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay của hợp tác xã tăng cao nhất nhưng nếu so về tỉ trọng thì nó chiếm tỷ lệ rất ít trong tổng doanh số cho vay là do: Kinh doanh các loại hình dịch vụ ít và thu nhập từ những dịch vụ thì thấp; năng lực tài chính yếu kém, vốn điều lệ thấp, tài sản của hợp tác xã không đáng kể (máy móc, thiết bị cũ kỹ lạc hậu, đất đai và tài sản gắn liền với đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng;…), bản thân cán bộ hợp tác xã không đủ khả năng để lập phương án, dự án khả thi để vay vốn. Với lại trên địa bàn chỉ tồn tại một số ít hợp tác xã nên việc cho vay đối với loại hình này còn thấp. Mặt khác, với tâm lý lo sợ mất vốn của ngân hàng do năng lực của bộ máy quản lý hợp tác xã vừa yếu kém lại thường xuyên thay đổi, không đủ vốn tự có để tham gia vào phương án, dự án, không có tài sản thế chấp, chưa đủ điều kiện để vay vốn. Chính vì những nguyên nhân trên đã làm cho doanh số cho vay đối với hợp tác xã chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số cho vay.

Tóm lại, qua bảng phân tích ta nhận thấy cho vay hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác chiếm tỷ trọng rất lớn (hơn 90% doanh số cho vay). Đó là do An Giang là tỉnh phát triển nông nghiệp, công nghiệp chậm phát triển, chỉ có một số khu công nghiệp mới đi vào hoạt động nên lượng khách hàng vay vốn của ngân hàng

quốc doanh cũng tăng đều qua các năm. Bởi vì tiềm năng của các thành phần kinh tế này là rất lớn, các doanh nghiệp tư nhân, các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn ngày càng nhiều. Gần đây, các công ty, xí nghiệp của các thành phần kinh tế này mới thành lập nên nhu cầu vay vốn đầu tư cho máy móc thiết bị, nhà xưởng và nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh là rất cao.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CHÂU PHÚ, TỈNH AN GIANG (Trang 40 - 42)