HÌNH 9: TÌNH HÌNH DOANH SỐ THU NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NGÂN HÀNG QUA BA NĂM 2006 –

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CHÂU PHÚ, TỈNH AN GIANG (Trang 44 - 45)

KINH TẾ CỦA NGÂN HÀNG QUA BA NĂM 2006 – 2008

Đối với hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác:

Năm 2007 tăng hơn năm 2006 là 119.610 triệu đồng tăng tương đương 45,8%. Đến năm 2008 doanh số thu nợ của thành phần kinh tế này tăng 83.888 triệu đồng tức tăng 22,0% so với năm 2007. Mặc dù, điều kiện tự nhiên gây nhiều bất lợi, giá cả biến động do tình hình kinh tế bị khủng hoảng cũng góp phần làm cho hoạt động sản xuất của đa số hộ nông dân gặp nhiều khó khăn nhưng được sự chỉ đạo giúp đỡ kịp thời của địa phương nên đa số hộ thu được kết quả cao trong sản xuất: trúng mùa, trúng giá nên khi đến hạn trả nợ là người dân đem tiền đến trả cho ngân hàng. Góp phần làm tăng thêm nguồn thu nhập cho ngân hàng.

Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh:

Cũng giống như doanh số thu nợ của hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác thì doanh số thu nợ của doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng tiếp tục tăng qua các năm như năm 2007 tăng hơn năm 2006 là 7.488 triệu đồng (tăng 23,2%), năm 2008 lại tăng hơn năm 2007 là 13.389 triệu đồng (tăng 33,7%). Sở dĩ doanh số thu nợ tăng cao như vậy là nhờ vào sự tăng trưởng ngoạn mục của các ngành sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp đã mở rộng quy mô kinh doanh và đã làm ăn có hiệu quả. Bên cạnh đó, do chủ động đặt mối quan hệ với khách hàng nên ngân hàng đã có sự chọn lọc khách hàng. Vì thế, mà việc thu hồi

0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Triệu đồng

Hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

nợ sẽ nhanh chóng và tiện lợi hơn. Từ đó, làm cho doanh số thu nợ đối với thành phần kinh tế này tăng cao.

Đối với hợp tác xã:

Nhìn chung doanh số thu nợ của hợp tác xã tăng giảm không ổn định. Năm 2007 tăng so với năm 2006 là 122 triệu đồng tương ứng 39,4%, nhưng đến năm 2008 lại giảm 387 triệu đồng (giảm 89,6%) so với năm 2007. Nguyên nhân làm cho doanh số thu nợ năm 2007 tăng là do hợp tác xã đã hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả nên có lợi nhuận vì thế hợp tác xã trả nợ cho ngân hàng đúng hạn nên doanh số thu nợ tăng lên. Còn sang năm 2008 doanh số thu nợ giảm là do năm 2008 tình hình kinh tế khó khăn ảnh hưởng đến kinh tế của Tỉnh nên hầu hết các hợp tác xã trên địa bàn sản xuất kinh doanh bị thua lỗ nên không thể trả nợ đúng hạn cho ngân hàng nên doanh số thu nợ của thành phần kinh tế này giảm xuống.

Như vậy, tất cả những kết quả trên đã phản ánh sự tín nhiệm, uy tín và sự tin cậy của khách hàng khi lý hợp đồng với ngân hàng ngày càng cao. Thực chất ngân hàng cũng giống như các doanh nghiệp khác, chỉ khác sản phẩm được tạo ra từ dịch vụ kinh doanh tiền tệ. Do đó, công việc thu nợ được xem là công việc quan trọng trong nghiệp vụ tín dụng. Ở đây, ngân hàng có doanh số cho vay cao thì chưa hẳn là một điều tốt mà đòi hỏi phải đảm bảo thu hồi nợ đã cho vay.

Vốn tín dụng có thời hạn càng lâu thì nguồn vốn đó có nhiều rủi ro phát sinh. Chúng ta có thể thấy điều đó khi lãi suất thị trường thay đổi, yếu tố lạm phát cũng ảnh hưởng không kém cùng với công việc làm ăn của khách khi họ đã đưa nguồn vốn vay của ngân hàng đầu tư trong khoảng thời gian dài có thể không thu hồi được khi đến thời hạn trả nợ thì bị thua lỗ…doanh số thu nợ của ngân hàng phản ánh hiệu quả hoạt động của tín dụng tại ngân hàng bởi vì thu nợ tốt sẽ làm cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng tốt hơn.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CHÂU PHÚ, TỈNH AN GIANG (Trang 44 - 45)