Doanh số thu nợ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CHÂU PHÚ, TỈNH AN GIANG (Trang 26 - 28)

Cùng với sự tăng trưởng của doanh số cho vay thì doanh số thu nợ cũng tăng đều qua các năm. Cụ thể như: năm 2006 doanh số thu nợ đạt 295.653 triệu đồng và năm 2007 doanh số thu nợ đạt 420.873 triệu đồng, tăng 43,3% so với năm 2006. Đến năm 2008 doanh số thu nợ đạt 517.763 triệu đồng, tăng 23,0% so với năm 2007. Doanh số thu nợ tăng là do: trước khi cho vay ngân hàng thẩm

330,809293,653 293,653 271,189 6,924 510,797 420,873 361,114 2,342 558,136 517,763 401,487 6,357 0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 Triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm Doanh số cho vay Doanh số thu nợ

định khoản vay rất kỹ, có chính sách lựa chọn khách hàng, không cho vay tràn lan, hạn chế cho vay các món vay nhỏ lẻ không mang lại lợi nhuận cao. Mặt khác, do ngân hàng đã thành lập rất lâu nên luôn có một lượng khách hàng ổn định và uy tín nên việc thu hồi nợ thường đúng hạn. Và ngân hàng cũng không ngừng phối hợp với chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác thu hồi nợ nên đã thu về được nợ. Bên cạnh đó, ngân hàng có đội ngũ nhân viên có chuyên môn nghiệp vụ cao nên cho vay những món vay thường ít gặp rủi ro và cán bộ tín dụng thường xuyên kiểm soát các khoản tiền phát vay của ngân hàng, xem khách hàng vay vốn có sử dụng đúng mục đích và có sử dụng tiền vay cho các mục tiêu khác hay không, xem hoạt động đầu tư của ngân hàng có đạt hiệu quả hay không và do thiện chí trả nợ của người dân cao.

4.1.3. Dư nợ

Cùng với sự gia tăng của doanh số cho vay thì tình hình dư nợ cũng không ngừng tăng lên. Số dư nợ tăng cho thấy được sự hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, phạm vi hoạt động của ngân hàng đã được mở rộng. Cụ thể, năm 2006 dư nợ đạt 271.189 triệu đồng. Đến năm 2007 dư nợ đạt 361.114 triệu đồng, tăng 89.925 triệu đồng (tăng 33,2 %) so với năm 2006. Và năm 2008 dư nợ tiếp tục tăng đạt 401.487 triệu đồng, tăng 11,2% hay tăng với số tiền 40.373 triệu đồng so với năm 2007. Nguyên nhân tăng lên dư nợ của ngân hàng là do: Từ nguồn vốn huy động được ngân hàng đã chủ động bám sát các mục tiêu phát triển kinh tế của huyện để đầu tư cho vay, tập trung đầu tư vào các dự án khả thi, mở rộng cho vay tất cả các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng tư nhân. Không ngừng mở rộng quy mô tín dụng đến từng địa bàn, thôn xóm,…

4.1.4. Nợ xấu

Nhìn chung, nợ xấu tăng giảm qua các năm: Năm 2007 giảm 4.582 triệu đồng (giảm 66,1%) so với năm 2006 và sang năm 2008 nợ xấu tăng 4.015 triệu đồng hay tăng 171,1% so với năm 2007. Trong năm vừa qua điều kiện tự nhiên có nhiều chuyển biến xấu như: mưa trái mùa, thiên tai xảy ra liên tiếp; dịch rầy nâu trên cây lúa, bệnh lở mồm long móng, heo tai xanh lây lan trên diện rộng,

người dân trên địa bàn. Mặt khác, để xem xét việc sử dụng vốn của khách hàng là điều khó khăn và tốn nhiều thời gian, kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng thường không kịp thời, khách hàng sử dụng sai mục đích hay một số khách hàng không có thiện chí trả nợ. Cho nên có nhiều món vay đến hạn không có khả năng trả nợ. Đó cũng là nguyên nhân làm cho nợ xấu của các năm biến động. Do đó, đòi hỏi cán bộ tín dụng phải được bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ, trình độ năng lực trong thẩm định cho vay và cố gắng thu hồi nợ để hạn chế nợ xấu đến mức thấp nhất.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CHÂU PHÚ, TỈNH AN GIANG (Trang 26 - 28)