HÌNH 14: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA NGÂN HÀNG QUA BA NĂM 2006

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CHÂU PHÚ, TỈNH AN GIANG (Trang 60 - 61)

HÀNG QUA BA NĂM 2006 - 2008

được thuận lợi hơn với các máy móc, thiết bị nông nghiệp hiện đại nên người dân có nhu cầu mua các thiết bị này để tiết kiệm được một phần nào chí phí bỏ ra thuê nhân công. Bên cạnh đó, do nông nghiệp là ngành đặc thù của tỉnh, nhu cầu về vốn trong sản xuất nông nghiệp của nông dân ngày càng nhiều. Từ đó, làm cho dư nợ đối với ngành này liên tục tăng.

Đối với ngành thủy sản: Phần lớn các hộ có nhu cầu về vốn là để nuôi cá tra. Năm 2006 - 2007, tình hình kinh tế ngành này có phần ổn định hơn sau các vụ kiện phá giá của nước ngoài vào năm 2005. Sản phẩm đầu ra của các hộ có chỗ thu mua và tiêu thụ như các nhà máy đông lạnh, khu công nghiệp chế biến thuỷ hải sản,… để xuất khẩu. Nhưng bên cạnh đó, thị trường trong nước nhu cầu về các sản phẩm này cũng còn là một tiềm năng cần được khai thác và phát triển. Vì thế mà dư nợ cho vay của ngành này trong các năm này tăng lên. Nhưng sang năm 2008 mặt hàng cá tra gặp không ít khó khăn: giá cả mặt hàng này biến động thất thường, không xuất khẩu được, nên nhiều nhà nuôi cá bè trong khu vực cũng gặp không ít trở ngại, đầu mối thu mua không có làm cho một số hộ không còn khả năng sản xuất, hầm treo do giá cả thấp dẫn đến các hộ bị thua lỗ nặng nên không còn khả năng để đầu tư tiếp vào ngành này vì thế dù ngân hàng muốn đầu tư cũng không được.

0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Triệu đồng

Ngành nông nghiệp Ngành thủy sản Ngành TT - CN Ngành TN - DV Ngành khác

Đối với ngành tiểu thủ công nghiệp: cũng giống như ngành thủy sản thì dư nợ của ngành này cũng tăng giảm qua các năm. Nguyên nhân là sự diễn biến của thị trường không ổn định. Thêm vào đó tình hình lạm phát kéo dài từ năm 2007 đến năm 2008 khiến giá cả đầu vào của ngành tiểu thủ – công nghiệp biến động tăng cao. Cho nên ngân hàng Tỉnh đã chỉ đạo Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Châu Phú giảm cho vay ngành này. Mặt khác, để đảm bảo trả nợ ngân hàng đúng hạn nên khách hàng được ngân hàng chọn lọc kỹ, cho vay các dự án có khả thi chính vì thế đã làm cho tình hình dư nợ của các ngành này tăng giảm không ổn định.

Còn ngành thương nghiệp – dịch vụ là do đây là một ngành đang được tỉnh chú trọng đầu tư, có nhiều tiềm năng để phát triển. Ngân hàng đã đẩy mạnh cho vay ở lĩnh vực này, bên cạnh đó kinh doanh dịch vụ thu hút khá nhiều nhà đầu tư, do đó nhu cầu vốn không ngừng tăng lên.

Đối với ngành khác: dư nợ tăng qua các năm do các ngành này hiện nay đang có tiềm năng phát triển và được sự quan tâm đầu tư ngày càng cao của ngân hàng, hiệu quả kinh tế của ngành ngày lại cao. Nên góp phần làm cho dư nợ của ngành này tăng lên qua các năm.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CHÂU PHÚ, TỈNH AN GIANG (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)