KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CHÂU PHÚ, TỈNH AN GIANG (Trang 72 - 75)

6.1. KẾT LUẬN

Qua phân tích và đánh giá hoạt động tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang cho thấy các chỉ tiêu như doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ tăng đều qua các năm, cụ thể như năm 2006 – 2008, doanh số cho vay của ngân hàng tăng qua các năm cụ thể , năm 2006 doanh số cho vay là 330.809 triệu đồng, năm 2007 là 510.797 triệu đồng và năm 2008 là 558.136 triệu đồng. Qua đó cho thấy ngân hàng đang làm tốt việc mở rộng hoạt động tín dụng. Bên cạnh đó, dư nợ của ngân hàng cũng tăng dần qua ba năm, cụ thể như sau: năm 2006 dư nợ là 271.189 triệu đồng, năm 2007 là 361.114 triệu đồng và sang năm 2008 là 401.487 triệu đồng cũng cho thấy hiệu quả trong việc mở rộng tín dụng của ngân hàng, đã góp phần quan trọng vào việc cung ứng vốn cho các doanh nghiệp, hỗ trợ vốn cho các tầng lớp dân cư đồng thời nhờ đó tác động tích cực đến việc khai thác các thế mạnh, tiềm năng kinh tế của địa phương. Còn doanh số thu nợ cũng tăng lên năm sau cao hơn năm trước như năm 2006 là 293.653 triệu đồng, năm 2007 là 420.873 triệu đồng và đến năm 2008 là 517.763 triệu đồng điều này chứng tỏ công tác thu nợ của ngân hàng được triển khai khá tốt. Nhìn chung, hoạt động tín dụng của ngân hàng đã và đang đi đúng hướng. Việc cần làm là tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được. Bên cạnh những mặt tích cực của nghiệp vụ tín dụng mang lại, ngân hàng cần quan tâm hơn nữa đến công tác huy động vốn nhằm tạo nên sự cân đối giữa đầu vào và đầu ra để có thể chủ động hơn về nguồn vốn trong việc cho vay của ngân hàng, đồng thời đẩy mạnh hơn nữa công tác thu hồi nợ giảm thiểu nợ xấu.

Tóm lại, ngân hàng đã thực hiện được hai nhiệm vụ chính đó là giải quyết cho vay vốn đối với những đối tượng có nhu cầu và huy động vốn nhàn rỗi tại địa phương nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tác động tích cực đến việc khai thác thế mạnh tiềm năng của Tỉnh.

6.2. KIẾN NGHỊ

Để khắc phục được những tồn tại, khó khăn, vướng mắc của ngân hàng trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, góp phần phát triển kinh tế thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Em xin có một vài kiến nghị sau:

Đối với nhà nước:

– Phải ban hành rõ ràng các biện pháp xử lý nhằm để tạo một môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng thương mại với nhau.

– Sự cần thiết sửa đổi luật các tổ chức tín dụng. Trong nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay, luật các tổ chức tín dụng có những điều khoản không còn thích hợp với điều kiện mới hoặc xung đột với các luật khác, hoặc quy định không đầy đủ, không rõ ràng, thiếu chính xác. Những lý do trên việc sửa đổi bổ sung luật các tổ chức tín dụng là hết sức cần thiết. Tạo nền tảng cơ sở pháp lý cho hoạt động ngày càng đa dạng của ngân hàng.

– Nhà nước, Chính phủ quan tâm hơn nữa tới việc xử lý nợ tồn đọng để giúp các tổ chức tín dụng lành mạnh hóa tình hình tài chính. Quan tâm hơn nữa tới việc nâng cao năng lực của các ngân hàng để đủ sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập.

– Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp nước ta phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên trong quá trình sản xuất không tránh khỏi rủi ro bất khả kháng. Đề nghị Nhà nước có văn bản hướng dẫn xử lý rủi ro để khi có rủi ro được xử lý kịp thời, giảm bớt khó khăn cho người vay và ngân hàng.

Đối với Chính quyền địa phương

– Cần phải có các biện pháp kiên quyết hơn và thực tế hơn tập trung giải quyết dứt điểm về các vướng mắc về thủ tục pháp lý và đảm bảo sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng trong việc xử lý tài sản thế chấp vay vốn ngân hàng từ đó đưa các khoản nợ đang theo dõi ngoại bảng sau khi thu hồi được bổ sung vào nội bảng, tiềm lực tài chính thật sự cho Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Châu Phú.

không chịu trả nợ, tạo điều kiện cho Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Châu Phú mở rộng tín dụng và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình tại địa phương.

– Cần có những quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng và cơ quan nhà nước trong việc cung cấp thông tin xác minh tài sản, hộ khẩu thường trú và các vấn đề có liên quan tới việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CHÂU PHÚ, TỈNH AN GIANG (Trang 72 - 75)