HÌNH 12: TÌNH HÌNH DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA NGÂN HÀNG QUA BA NĂM 2006 –

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CHÂU PHÚ, TỈNH AN GIANG (Trang 53 - 55)

CỦA NGÂN HÀNG QUA BA NĂM 2006 – 2008

Qua bảng số liệu ta thấy ngân hàng đã cho vay nhiều ngành kinh tế. Trong đó, cho vay mạnh đối với các ngành nông nghiệp, ngành thủy sản, ngành tiểu thủ công nghiệp và ngành thương nghiệp – dịch vụ. Bên cạnh đó, ngân hàng còn mở rộng cho vay lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp như cho vay mua máy móc: máy cày, máy xới, máy cấy,… Điều này được thể hiện qua doanh số cho vay theo ngành kinh tế đều tăng qua các năm.

Đối với ngành nông nghiệp: Năm 2007 tăng hơn năm 2006 là 24.164 triệu đồng (tăng 27,5%). Và sang năm 2008 thì doanh số cho vay của ngành này lại tăng 13.932 triệu đồng tương đương 12,4% so với năm 2007. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do ngành nông nghiệp là ngành chủ yếu của nền kinh tế huyện Châu Phú nên đa số người dân sống bằng nghề nông. Chính vì vậy, họ cần nhiều vốn ổn định cho việc sản xuất nên đã vay vốn của ngân hàng. Với phương châm “tăng cường huy động vốn để cho vay”, chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Châu Phú đã huy động được một số lượng lớn vốn nhàn rỗi nhất định từ bộ phận nông dân trong và ngoài huyện. Ngân hàng dùng đồng tiền này để giải quyết nhu cầu vốn cho người thiếu vốn nhằm thực hiện chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp theo Quyết định 67 của Chính phủ,

0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 160,000 180,000 200,000

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Triệu đồng

Ngành nông nghiệp Ngành thủy sản Ngành TT - CN Ngành TN - DV Ngành khác

Đối với ngành thủy sản: Doanh số cho vay tăng giảm không ổn định. Năm 2007 tăng hơn năm 2006 là 70.277 triệu đồng (tăng 56,5%). Và sang năm 2008 thì doanh số cho vay này lại giảm 58.771 triệu đồng tương đương giảm 30,2% so với năm 2007. Do huyện Châu Phú là vùng có nước ngọt quanh năm vì thế rất thuận lợi cho việc đầu tư để phát triển thủy sản nước ngọt nên cần có nguồn vốn của ngân hàng để đầu tư. Mặt khác, ngành thủy sản cũng là ngành then chốt của huyện nhưng do điều kiện kinh tế bất lợi nên nhu cầu về vốn không ổn định trong năm 2008. Do đó, doanh số cho vay của ngành thủy sản tăng giảm thất thường.

Đối với ngành tiểu thủ - công nghiệp: Mặc dù chiếm tỷ trọng không cao trong tổng doanh số cho vay nhưng đây là một lĩnh vực cho vay tiềm năng của địa bàn. Nếu như ở năm 2007 doanh số cho vay của ngành tăng 1.379 triệu đồng tương ứng tăng 4,6% so với năm 2006. Thì đến năm 2008 lại tiếp tục tăng tương đối cao là 12.591 triệu đồng hay tăng 39,7% so với năm 2007. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do bên cạnh việc sản xuất nông nghiệp thì sự phát triển các ngành tiểu thủ – công nghiệp và dịch vụ cũng rất quan trọng bởi sự phát triển của các ngành nghề sẽ là một giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Điều đó, không những giúp cho ngành tiểu thủ – công nghiệp phát triển mà còn làm cho doanh số cho vay của ngành tăng lên. Ngân hàng cần đầu tư vào lĩnh vực này nhiều hơn.

Đối với ngành thương nghiệp – dịch vụ: Ngoài sự đóng góp của ngành tiểu thủ – công nghiệp làm cho doanh số cho vay tăng thì trong đó có ngành thương nghiệp – dịch vụ làm cho doanh số cho vay của ngành này tăng khá mạnh. Năm 2007 tăng hơn năm 2006 là 52.967 triệu đồng (tăng 89,9%), sang năm 2008 lại tăng hơn năm 2007 là 89,9 triệu đồng tương ứng tăng 77,4%. Do các năm gần đây nền kinh tế của huyện phát triển, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Châu Phú đã có định hướng phát triển tăng doanh số cho vay đối với ngành này nên doanh số cho vay của ngành thương nghiệp – dịch vụ tăng lên.

Đối với ngành khác: Nhìn chung, doanh số cho vay đối với lĩnh vực này có xu hướng tăng giảm không ổn định qua các năm. Năm 2007 tăng 105,9% tương ứng tăng 31.201 triệu đồng so với năm 2006. Đến năm 2008 tỷ lệ này giảm

xuống 11,5% tương đương 6.974 triệu đồng. Do năm 2007 đời sống của người dân được nâng cao nên họ chủ yếu vay vốn ngân hàng để sửa chữa, xây dựng nhà ở và mua sắm các thiết bị trong gia đình nên doanh số cho vay tăng lên. Ở năm 2008, ngân hàng chỉ tập trung khai thác các lĩnh vực cho vay đối với ngành nông nghiệp, thủy sản,… nên làm cho doanh số cho vay của ngành khác giảm xuống.

Tóm lại, trong những năm qua Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Châu Phú đã chứng kiến sự thay đổi sâu sắc trên các mặt kinh tế của huyện.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CHÂU PHÚ, TỈNH AN GIANG (Trang 53 - 55)