Vai trò của văn hóa thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay

40 787 1
Vai trò của văn hóa thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Vai trò của văn hóa thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay Lê Thị Thùy Dung Trường Đại học KHXH&NV Luận văn ThS ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; Mã số: 62 22 80 05 Người hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Văn Huyên Năm bảo vệ: 2013 Abstract: Làm rõ những vấn đề lý luận về văn hóa thẩm mỹ, nhân cách, tính tương đồng giữa văn hóa thẩm mỹ và nhân cách, chỉ ra vai trò của văn hóa thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam. Phân tích thực trạng sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay do văn hóa thẩm mỹ mang lại, đồng thời, chỉ ra những vấn đề đặt ra trong thực trạng ấy. Đề ra phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm góp phần phát huy vai trò của văn hoá thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay. Keywords: Chủ nghĩa duy vật biện chứng; Văn hóa thẩm mỹ; Phát triển nhân cách; Mỹ học; Việt Nam Content: 4 MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU………………………………………………………… 4 B. NỘI DUNG……………………………………………………… 18 Chƣơng 1. LÝ LUẬN VỀ VAI TRÕ CỦA VĂN HÓA THẨM MỸ ĐỖI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH SINH VIÊN 18 1.1. Văn hoá thẩm mỹ, nhân cách, những nét tƣơng đồng giữa văn hóa thẩm mỹ và nhân cách…………………………………… 18 1.2. Vai trò của văn hoá thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách sinh viên……………………………………………………………… 49 Chƣơng 2. VAI TRÕ CỦA VĂN HÓA THẨM MỸ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY – THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA………. 69 2.1. Đặc điểm nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay…………… 69 2.2. Sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay do văn hóa thẩm mỹ mang lại thông qua hoạt động giảng dạy và học tập 80 2.3. Sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay do văn hóa thẩm mỹ mang lại thông qua hoạt động chính trị - xã hội và hoạt động vui chơi giải trí………………………………………… 98 2.4. Sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay do văn hóa thẩm mỹ mang lại thông qua môi trƣờng nhà trƣờng………. 107 2.5. Những vấn đề đặt ra trong sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay do việc vận dụng, phát huy vai trò của văn hóa thẩm mỹ chƣa tốt………………………………………………. 120 Chƣơng 3. PHƢƠNG PHƢỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT HUY VAI TRÕ CỦA VĂN HÓA THẨM MỸ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY………………………………………………………… 133 5 3.1. Phƣơng hƣớng phát huy vai trò của văn hoá thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay……………. 133 3.2. Những giải pháp chủ yếu phát huy vai trò của văn hoá thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay 149 C. KẾT LUẬN………………………………………………………. 178 D. DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN……………………………………… 182 E. TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………… 183 4 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội nói chung và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói riêng, thế hệ trẻ ngày càng có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng. Đại hội XI của Đảng đã xác định: “Chú trọng xây dựng nhân cách con người Việt Nam về lý tưởng, trí tuệ, đạo đức, lối sống, thể chất, lòng tự tôn dân tộc, trách nhiệm xã hội, ý thức chấp hành pháp luật, nhất là trong thế hệ trẻ” 1 . Sinh viên là một bộ phận ưu tú trong thế hệ trẻ, nguồn bổ sung chủ yếu cho giới trí thức và là hiện thân tương lai của đất nước. Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu trong Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ VI năm 1999 đã xác định, sinh viên “là bộ phận trí tuệ và ưu tú trong thế hệ thanh niên, nơi kết tinh nhiều tài năng sáng tạo, là nguồn lao động có học vấn cao, có chuyên môn sâu và đại bộ phận sinh viên sẽ trở thành trí thức của đất nước” 2 . Sự phát triển toàn diện của sinh viên chính là tiền đề cho sự đóng góp tích cực của họ đối với tiến bộ xã hội. Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xu thế hội nhập khu vực, hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ và sôi động, sự phát triển nhảy vọt của cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới đòi hỏi sinh viên Việt Nam phải nỗ lực rèn luyện, phấn đấu vươn lên toàn diện về thể lực, trí lực, đạo đức, nhân cách, để đáp ứng yêu cầu của thời đại, đưa đất nước từng bước tiến kịp các nước trong khu vực và trên thế giới. Đại hội XI của Đảng đã chỉ rõ: “Tập trung xây dựng đời sống, lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh; coi trọng văn hoá trong lãnh đạo, quản lý, văn hoá trong kinh doanh và văn hoá trong ứng xử.” 3 . Tuy nhiên, trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, bên cạnh xu hướng tích cực và tiến bộ, nhiều yếu tố tiêu cực từ bên ngoài cũng thâm nhập, tác động không nhỏ tới nhận thức và hành vi của một bộ phận sinh viên nước ta. Nhiều vấn đề có liên quan tới tư tưởng, quan điểm, lối sống, đạo đức, nhân cách của sinh viên đang bị suy thoái, lệch lạc; những giá trị truyền thống, thuần phong mỹ tục của dân tộc đang có xu hướng bị sinh viên xem nhẹ; việc tìm hiểu, phân tích và tiếp thu các xu hướng tư tưởng và trào lưu của xã hội hiện đại trong sinh viên còn có phần cảm tính, thiếu cân nhắc và chọn lọc….Tất cả những “lệch chuẩn” trong nhân cách ấy cần phải được điều chỉnh để tạo ra những sinh viên đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của thời đại. Văn hóa thẩm mỹ hiện diện trong tất cả các hoạt động của con người, đặc biệt nó tác động đến con người bằng cái đẹp và thông qua cái đẹp, trong sự hài hoà với cái chân, cái thiện, cái có ích. Nó đánh thức không chỉ năng lực thẩm mỹ mà toàn bộ năng lực sáng tạo tiềm ẩn, lay động những sợi dây tình cảm tinh tế nhất của tâm hồn con người. Tác động thẩm mỹ làm nảy sinh nhu cầu cảm thụ và sáng tạo cái đẹp không chỉ trong lĩnh vực nghệ thuật mà trong toàn bộ hoạt động sản xuất vật chất và tinh 1 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Sự thật, Hà Nội, 2011, tr126 2 Hội sinh viên Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Hội sinh viên Việt Nam lần thứ VI, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1999, tr 67 3 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb sự thật, Hà Nội, 2011, tr 126 5 thần. Nhờ đó, nó tác động đến toàn bộ thế giới tinh thần, tình cảm của con người, góp phần hình thành và phát triển nhân cách con người nói chung và sinh viên nói riêng. Văn hoá thẩm mỹ và nhân cách là hai khía cạnh trong bản chất con người, chúng có những nét đặc thù gần gũi. Văn hoá thẩm mỹ thống nhất về bản chất với nhân cách cao đẹp. Văn hoá thẩm mỹ chính là sự đồng hoá, thẩm mỹ hoá, văn hoá hoá bản chất con người, là sự sáng tạo mà quá trình lịch sử chứa đựng xu hướng tự thoát khỏi cái thực dụng vật chất tầm thường, nhằm phát hiện và khẳng định một cách đầy đủ nhất bản chất người, tức là bản chất xã hội của con người. Ở một trình độ phát triển cao, mục đích của văn hoá thẩm mỹ trùng khớp với mục đích nhân hoá, văn hoá hoá con người, xây dựng những nhân cách theo yêu cầu của xã hội. Nghiên cứu, làm rõ bản chất và sức mạnh đặc thù của văn hóa thẩm mỹ, từ đó làm rõ vai trò của văn hoá thẩm mỹ trong đời sống xã hội và phát triển con người là một trong những nhiệm vụ quan trọng để góp phần xây dựng và phát triển nhân cách của giới trí thức tương lai, góp phần xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, cho đến nay, vấn đề này chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức. Vì những lí do trên, việc đi sâu nghiên cứu đề tài “Vai trò của văn hoá thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay” là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2.1 Tình hình nghiên cứu về vấn đề văn hóa thẩm mỹ Ở Liên Xô trước đây đã có những công trình nghiên cứu về văn hóa thẩm mỹ. Công trình chuyên khảo của M.X Cagan “Văn hóa thẩm mỹ của con người Xô Viết”- Trường Đại học Tổng hợp Lêningrát (1976), Giáo trình “Cơ sở lý luận văn hóa Mác- Lênin”, Nxb Văn hoá, Hà Nội, 1983 của tập thể tác giả Liên Xô do giáo sư A.I.Ácnônđốp chủ biên, cuốn “Nguyên lý mỹ học Mác- Lênin” của IU.A. Lukin và V.C. Xcacherơsicôp, Nxb Sách giáo khoa Mác- Lênin, Hà Nội, 1984, v.v Các công trình này tuy chưa đưa ra định nghĩa hoàn chỉnh về văn hóa thẩm mỹ song các tác giả đã có quan niệm rõ nét về bản chất, chức năng, đặc thù của văn hoá thẩm mỹ. Ở trong nước cũng có nhiều tác giả nghiên cứu như: Lương Quỳnh Khuê, Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Văn Phúc, Nguyễn Ngọc Thu, Đỗ Huy, Nguyễn Chương Nhiếp, Lương Thanh Tân,… Các công trình của các tác giả trên có tính chuyên sâu về mỹ học. Trên các bình diện khác nhau như triết học, thẩm mỹ học, xã hội học, tâm lý học, văn hóa học… các tác giả đã đề cập đến các vấn đề: khái niệm văn hóa, văn hóa thẩm mỹ; bản chất, cấu trúc và chức năng của văn hóa thẩm mỹ; giá trị thẩm mỹ, vai trò của văn hóa thẩm mỹ trong sự hình thành và phát triển con người. Đồng thời, các công trình trên cũng đã đưa ra một số phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của văn hóa thẩm mỹ. Những công trình này đã nghiên cứu vấn đề văn hóa thẩm mỹ dưới nhiều góc độ khác nhau, trong đó tập trung chủ yếu khai thác quan điểm mácxít về văn hóa thẩm mỹ. Những công trình này có giá trị tham khảo rất cao đối với đề tài luận án. Về khái niệm văn hóa thẩm mỹ: Các công trình của các nhà nghiên cứu trước đã bàn khá kỹ lưỡng về khái niệm, cấu trúc và vai trò của văn hóa thẩm mỹ. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu thường chỉ được tiếp cận, phân tích từ một ngành 6 khoa học cụ thể, cho nên nội hàm khái niệm văn hóa thẩm mỹ chỉ được làm rõ ở khía cạnh mà từng công trình nghiên cứu quan tâm; nó có thể được phân tích rất sâu từ khía cạnh tâm lý học, nghệ thuật học, văn hóa học. Từ cách tiếp cận có tính tổng hợp phải nói tới các công trình nghiên cứu từ triết học, chuyên ngành mỹ học. Đây là mảng công trình có nhiều đóng góp vào làm rõ dần khái niệm văn hóa thẩm mỹ. Về vai trò của văn hóa thẩm mỹ: Vai trò của văn hóa thẩm mỹ từ lý luận chung được quan tâm bởi nhiều nhà triết học, trong đó có mỹ học ở Liên Xô và một số nước châu Âu. Kết quả nghiên cứu của họ làm cơ sở lý luận cho nghiên cứu vấn đề này ở Việt Nam những năm qua, tuy nhiên các công trình nghiên cứu ở Việt Nam cũng đi sâu vào lý thuyết. Các nhà nghiên cứu tiền bối thường chỉ đánh giá vai trò của văn hóa thẩm mỹ tới nhân cách nói chung mà ít có tác giả đề cập tới vai trò của văn hóa thẩm mỹ tới đối tượng hẹp là nhân cách sinh viên, kể cả các công trình nghiên cứu dưới dạng các bài báo cũng như các đề tài cấp nhà nước. 2.2 Tình hình nghiên cứu về vấn đề nhân cách và nhân cách sinh viên Về vấn đề nhân cách cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu dưới dạng các bài tạp chí, sách chuyên khảo, luận án dưới góc độ triết học và tâm lý học đã được bảo vệ như: bộ sách “Chủ nghĩa xã hội và nhân cách” của L.M.Ackhanghenxky; Phạm Minh Hạc và Lê Đức Phúc đồng chủ biên cuốn sách “Một số vấn đề nghiên cứu nhân cách”; “Thẩm định những chuẩn mực giá trị trên bình diện nhân cách” của Đỗ Huy, bài tạp “Hình thành và phát triển nhân cách trong kinh tế thị trường” của Lê Đức Phúc, bài “Vai trò của đạo đức với sự hình thành nhân cách con người Việt Nam trong điều kiện đổi mới hiện nay”, Lê Thị Thuý; “Những đặc điểm nhân cách tạo thành uy tín của nữ giảng viên đại học đối với sinh viên”; Hoàng Mộc Lan; “Phát triển giá trị văn hoá trong nhân cách sĩ quan trẻ quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay”; Nguyễn Xuân Trường; “Định hướng giá trị nhân cách của học sinh trung học phổ thông”, Nguyễn Thị Mai Lan; … Những công trình trên đã bàn sâu về khái niệm, cấu trúc và đặc trưng của sự hình thành nhân cách nhưng chủ yếu là đi vào lý luận về nhân cách con người nói chung, chưa được xem xét ở những đối tượng cụ thể. Chúng có giá trị tham khảo rất cao về lý luận cho việc triển khai luận án này. Một số công trình nghiên cứu khoa học công nghệ cấp nhà nước có liên quan tới đề tài nhân cách đã được thực hiện như đề tài KX07-04 “Đặc trưng và xu thế phát triển nhân cách con người Việt Nam trong sự phát triển kinh tế - xã hội”. Đề tài này đã tiến hành nghiên cứu nhân cách dưới dạng nghiên cứu lý luận về nhân cách song song với điều tra xã hội học. Tuy nhiên, đề tài này chưa làm rõ vì sao lại coi „hệ thống giá trị và định hướng giá trị là thành phần cơ bản và cốt lõi của nhân cách” hay vì sao lại nghiên cứu nhân cách thông qua tiềm năng – khả năng – kỹ năng và phẩm chất – nếp sống – thói quen. Trong chương trình KHXH04, trực tiếp liên quan đến nhân cách có đề tài “Mô hình nhân cách con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Phần cơ sở lý luận của nghiên cứu nhân cách được tiến hành công phu, nêu rõ được mục tiêu và xác định được giới hạn của đề tài, song cũng như chương trình KX07, đề tài này chưa lý giải được tại sao lại lựa chọn sử dụng trắc nghiệm Cattel 16 PF mà không phải là trắc nghiệm khác nên độ thuyết phục chưa cao, hơn nữa kết quả thu được mới chỉ dừng lại ở việc có được những 7 nhận xét riêng lẻ về các đặc trưng của nhân cách mà không đi đến một hiện trạng nhân cách toàn diện của con người Việt Nam. Với đối tượng hẹp là nhân cách sinh viên cũng đã có một số tác giả bàn đến như: Trần Sỹ Phán với luận án “Giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”; “Giáo dục nhân cách cho học sinh, sinh viên trong bối cảnh của cơ chế thị trường”, Phạm Thị Minh với “Xây dựng nhân cách sinh viên sư phạm phục vụ việc đào tạo nguồn nhân lực tỉnh Khánh Hòa”, luận án tiến sĩ của Vũ Thị Kim Oanh …. Tuy nhiên, nhân cách sinh viên mới chỉ được bàn đến ở khía cạnh đạo đức hoặc dưới góc độ tâm lý học. Trong đề tài “Mô hình nhân cách con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” thuộc Chương trình KHXH04 cũng đưa ra kết quả nghiên cứu nhân cách sinh viên bằng trắc nghiệm Cattel 16 PF có tham khảo kết quả của một nghiên cứu so sánh xuyên văn hóa đặc trưng nhân cách của sinh viên Trung Quốc và Việt Nam của Phùng Đình Mẫn. Kết quả của nghiên cứu này có giá trị tham khảo rất cao trong đề tài của chúng tôi. Về đối tượng sinh viên: Ở Việt Nam, đối tượng sinh viên cũng đã được các cơ quan chức năng như Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh – Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Viện nghiên cứu Thanh niên, các trường đại học, cao đẳng và các tổ chức thế giới như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF)… chọn làm đối tượng nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu của các cơ quan, tổ chức này đã đề cập tới vấn đề lý luận và thực tiễn căn bản liên quan tới sinh viên. Trong thời gian gần đây, trước tình hình nóng bỏng của các vấn đề tệ nạn xã hội có liên quan tới sinh viên thì đối tượng sinh viên được quan tâm nghiên cứu với mật độ dày đặc hơn. Nhiều kết quả điều tra, khảo sát đã được công bố. Với mục đích nghiên cứu và góc độ nghiên cứu khác nhau, những công trình nghiên cứu này chủ yếu đề cập tới lối sống, đạo đức của sinh viên hiện nay. Những vấn đề lý luận về nhân cách sinh viên, đặc biệt là nhân cách sinh viên hiện nay, chưa được quan tâm đầy đủ. 2.3 Tình hình nghiên cứu về vai trò của văn hóa thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách sinh viên Trong các sách giáo khoa về thẩm mỹ của các tác giả Liên Xô, sau các phần về thẩm mỹ, văn hóa thẩm mỹ, còn có phần bàn về vai trò của văn hóa thẩm mỹ đối với phát triển con người. Trước hết phải kể đến các công trình của IU.A. Lukin và V.C. Xcacherơsicôp, Iri Bôrep, Vanxlốp, Iuri Babuskin, Egirốp, Ovxianicốp, v.v. Về vai trò của văn hóa thẩm mỹ và nghệ thuật đối với phát triển con người phải kể đến các công trình của V.I. Kifasenkô, Leizerov, Oderov, v.v Kế thừa và phát triển tư tưởng của các nhà thẩm mỹ Liên Xô, ở Việt Nam có một số nhà nghiên cứu đi sâu và mở rộng phạm vi ứng dụng vai trò của văn hóa thẩm mỹ đối với phát triển con người Việt Nam vào thập niên 70 – 80 của thế kỷ XX. Trước hết, phải nói tới các công trình thẩm mỹ của Vũ Khiêu, Đỗ Huy, Như Thiết, Phạm Khiêm Ích, Hoài Lam, Đỗ Văn Khang. Vũ Khiêu có công trình: Đẹp – bàn về giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên thế hệ mới; Như Thiết bàn về quán triệt tính Đảng trong văn hóa nghệ thuật; Đỗ Huy bàn về mấy vấn đề giáo dục thẩm mỹ. Lê Ngọc Trà, Huỳnh Khái Vinh đi sâu vào vai trò 8 của nghệ thuật trong phát triển nhân cách con người nói chung, thanh niên nói riêng. Trường Lưu, Hồ Sĩ Vịnh đi sâu vào giá trị văn hóa dân tộc và vai trò của nó đối với việc giữ gìn các giá trị truyền thống Việt Nam. Nguyễn Văn Huyên khai thác giá trị thẩm mỹ từ góc độ phản ánh luận, làm rõ sự tác động đặc thù của nó đối với sự gợi mở tính năng sáng tạo của con người nói chung và phát triển các phẩm chất nhân cách con người Việt Nam nói riêng. Trong giáo trình Mỹ học đại cương, Nxb Chính trị Quốc gia, 2004, Nguyễn Văn Huyên dành cả một chương cho vấn đề vai trò của giá trị thẩm mỹ đối với phát triển con người hiện nay, trong đó tác giả đã chứng minh giáo dục thẩm mỹ nói chung, vai trò của giáo dục nghệ thuật nói riêng có ưu thế đặc biệt, do đó có sức mạnh đặc biệt trong sự phát triển các phẩm chất người; tác giả cũng đưa ra một số phương thức và loại hình giáo dục thẩm mỹ trong điều kiện hiện tại. Nhìn chung, các mảng vấn đề liên quan đến đề tài luận án đã được nhiều nhà khoa học quan tâm và có nhiều công trình nghiên cứu hết sức sâu sắc, có giá trị lớn về khoa học, đó là kho tài liệu quý báu làm cơ sở lý luận cho việc tham khảo nghiên cứu, thực hiện luận án. Một số tác giả đã bàn đến vai trò của văn hóa thẩm mỹ đối với sự phát triển con người nói chung. Tuy nhiên, cho đến nay, vấn đề vai trò của văn hóa thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay hầu như vẫn còn bỏ ngỏ. Việc thực hiện đề tài mới có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách đối với việc phát triển con người mới xã hội chủ nghĩa nói chung, nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay cần được kế thừa, tiếp thu có chọn lọc những thành tựu của các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học tiền bối. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án - Mục đích: Trên cơ sở lý luận về văn hóa thẩm mỹ, nhân cách và vai trò của văn hóa thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách, luận án phân tích, làm rõ vai trò của văn hoá thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất phương hướng và một số giải pháp góp phần phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam trong điều kiện hiện nay. - Nhiệm vụ: Để thực hiện được mục đích nêu trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau: + Làm rõ những vấn đề lý luận về văn hóa thẩm mỹ, nhân cách, tính tương đồng giữa văn hóa thẩm mỹ và nhân cách, chỉ ra vai trò của văn hóa thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam; + Phân tích thực trạng sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay do văn hóa thẩm mỹ mang lại, đồng thời, chỉ ra những vấn đề đặt ra trong thực trạng ấy; + Đề ra phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần phát huy vai trò của văn hoá thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng: thực trạng vai trò của văn hóa thẩm mỹ trong các trường đại học, cao đẳng tới sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay Phạm vi: văn hoá thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách có thể được nghiên cứu ở nhiều góc độ, nhiều khía cạnh khác nhau. Trong khuôn khổ của luận án này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu, phân tích và làm rõ vấn đề vai trò của văn hoá thẩm 9 mỹ trong việc phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay thông qua việc tìm hiểu và đánh giá thực trạng vai trò của văn hóa thẩm mỹ trong các trường đại học, cao đẳng tới sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận: Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, đặc biệt là mỹ học Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa nghệ thuật và về xây dựng con người Việt Nam; đường lối và chính sách văn hóa, phát triển con người của Đảng Cộng sản Việt Nam. - Phương pháp luận: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử là phương pháp luận của việc nghiên cứu, giải quyết các nhiệm vụ, thực hiện mục đích của luận án. - Phương pháp nghiên cứu cụ thể: luận án sử dụng các phương pháp lịch sử và lôgíc, phương pháp liên ngành, phân tích và tổng hợp, khái quát hóa, gắn lý luận với thực tiễn…. 6. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Luận án phân tích một cách có hệ thống những vấn đề lý luận về văn hoá thẩm mỹ và nhân cách, chỉ ra tính tương đồng giữa văn hóa thẩm mỹ và nhân cách, từ đó, làm rõ vai trò của văn hóa thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam; - Phân tích thực trạng sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay do văn hóa thẩm mỹ mang lại, đồng thời, chỉ ra những vấn đề đặt ra trong thực trạng ấy; - Đề xuất và luận giải tính khả thi của một số giải pháp thiết thực nhằm phát huy vai trò của văn hoá thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần phát triển lý luận về văn hoá thẩm mỹ, nhân cách và vai trò của văn hoá thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách sinh viên nói riêng, con người Việt Nam nói chung hiện nay. - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu, học tập và giảng dạy về văn hóa thẩm mỹ trong các trường đại học, cao đẳng. Luận án cũng có ý nghĩa gợi ý, khuyến nghị đối với những người làm công tác quản lý văn hoá nghệ thuật, công tác giáo dục đào tạo và những người hoạch định các chính sách xã hội trong giai đoạn hiện nay. 8. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu gồm 3 chương, 9 tiết. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬN ÁN Chƣơng 1. LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA THẨM MỸ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH SINH VIÊN 1.1 Văn hoá thẩm mỹ, nhân cách, những nét tƣơng đồng giữa văn hóa thẩm mỹ và nhân cách 1.1.1 Văn hoá thẩm mỹ 1.1.1.1 Khái niệm và bản chất của văn hóa thẩm mỹ Văn hóa thẩm mỹ là một bộ phận quan trọng hợp thành và là bộ phận hữu cơ của nền văn hóa nhân loại. Văn hoá thẩm mỹ thống nhất với văn hoá từ bản chất, đặc 10 trưng đến cấu trúc, đồng thời văn hoá thẩm mỹ lại biểu hiện như một lĩnh vực văn hoá đặc thù – lĩnh vực thẩm mỹ. Văn hoá thẩm mỹ là khái niệm dùng để chỉ những giá trị được mang lại từ những hoạt động của con người trong thưởng thức, đánh giá và sáng tạo các giá trị thẩm mỹ, nó biểu hiện trình độ tổng hợp phát triển cao của văn hoá xã hội. Văn hóa thẩm mỹ là một thể thống nhất hữu cơ các giá trị thẩm mỹ và hoạt động sáng tạo thẩm mỹ của con người đang hiện thực hóa những năng lực thẩm mỹ của họ, đồng thời, văn hóa thẩm mỹ còn là một hệ thống độc đáo xuyên suốt tất cả các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội từ kinh tế, chính trị, khoa học… đến các quan hệ, các giao tiếp của con người. Văn hoá thẩm mỹ là một hệ thống chỉnh thể bao hàm bên trong nó những năng lực tinh thần - thực tiễn đặc biệt, giúp con người có khả năng hoạt động theo các quy luật của cái đẹp nhằm cảm thụ, nhận thức, đánh giá và sáng tạo các giá trị thẩm mỹ. 1.1.1.2 Cấu trúc của văn hóa thẩm mỹ Văn hóa thẩm mỹ được cấu thành bởi bốn yếu tố: ý thức thẩm mỹ, năng lực thẩm mỹ, hoạt động thẩm mỹ và giá trị thẩm mỹ. Ý thức thẩm mỹ là sự phản ánh hiện thực vào ý thức con người trong quan hệ với nhu cầu thưởng thức thẩm mỹ nói chung và nhu cầu sáng tạo cái đẹp nói riêng. Năng lực thẩm mỹ là một tập hợp các khả năng thể hiện tâm lý, tư tưởng, tình cảm cũng như phẩm chất đặc biệt về thể chất và tinh thần giúp cho con người có khả năng cảm thụ, nhận thức, đánh giá và sáng tạo các giá trị thẩm mỹ. Hoạt động thẩm mỹ là khái niệm phản ánh các hoạt động của con người do nhu cầu thẩm mỹ và mục đích thẩm mỹ quy định nhằm tạo ra một giá trị thẩm mỹ nhất định. Giá trị thẩm mỹ là kết quả của quá trình hoạt động thưởng thức, đánh giá và sáng tạo thẩm mỹ của chủ thể thẩm mỹ. 1.1.1.3 Chức năng của văn hóa thẩm mỹ Chức năng của văn hoá thẩm mỹ cũng giống như tất cả các lĩnh vực văn hoá khác là hoàn thiện con người xã hội, đảm bảo cho con người sự phát triển tự do và toàn diện tất cả các khả năng, tự khẳng định chính mình. Tuy nhiên, văn hoá thẩm mỹ lại thực hiện chức năng đặc thù, chức năng bao trùm nhất của văn hoá thẩm mỹ là thoả mãn nhu cầu thẩm mỹ của con người. Từ chức năng thẩm mỹ chung nhất, văn hoá thẩm mỹ góp phần hình thành và phát triển nhân cách con người thông qua các chức năng xã hội mang những đặc trưng riêng cơ bản sau: chức năng thưởng thức, chức năng nhận thức, chức năng giáo dục và chức năng giao lưu. 1.1.2 Nhân cách 1.1.2.1 Khái niệm và bản chất của nhân cách Nhân cách là tổng hợp những đặc điểm về phẩm chất, năng lực của cá nhân quy định con người như một thành viên của xã hội, mang các giá trị đạo đức, cốt cách của cá nhân, thể hiện thái độ, hành vi, bản lĩnh của cá nhân phù hợp với các giá trị xã hội. Khi bàn về nhân cách, gần gũi và hay bị dùng lẫn lộn là các khái niệm: con người, cá thể, cá nhân, nhân cách, vì vậy cần phải phân biệt chúng. [...]... viên Với vai trò của văn hoá thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách sinh viên như đã trình bày ở trên, chúng ta sẽ có cơ sở để sử dụng văn hoá thẩm mỹ góp phần phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam 14 Chƣơng 2 VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA THẨM MỸ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY – THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 2.1 Đặc điểm nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay Nhân cách sinh viên. .. thức thẩm mỹ của sinh viên Nhận thức được những vấn đề này sẽ là cơ sở để đề ra những giải pháp hữu hiệu nhằm khắc phục những hạn chế nói trên Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA THẨM MỸ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1 Phƣơng hƣớng phát huy vai trò của văn hoá thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay. .. đồng giữa văn hóa thẩm mỹ và nhân cách; chỉ ra vai trò của văn hóa thẩm mỹ tới sự phát triển nhân cách ở một đối tượng cụ thể là nhân cách sinh viên Việt Nam với những đặc trưng của đối tượng này 5 Đánh giá thực trạng sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay do văn hóa thẩm mỹ trong các nhà trường đại học, cao đẳng mang lại, chúng tôi nhận thấy: Mặc dù Đảng và Nhà nước đã và đang thực hiện chính... nhằm phát huy vai trò của văn hoá thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay là gắn việc xây dựng và phát triển nền văn hóa thẩm mỹ Việt Nam với sự phát triển con người toàn diện; phát huy các giá trị thẩm mỹ tích cực và tiến bộ trong truyền thống văn hoá dân tộc, xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; từng bước tiếp nhận những tinh hoa văn. .. 2 Với mục tiêu phân tích, làm rõ vai trò của văn hoá thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay, chúng tôi tìm hiểu, đánh giá thực trạng sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay do văn hóa thẩm mỹ mang lại thông qua hoạt động giảng dạy và học tập; hoạt động chính trị - xã hội và hoạt động ngoài giờ học; môi trường văn hoá thẩm mỹ trong nhà trường Nghiên cứu vai trò. .. Điều đó làm hạn chế phát triển năng lực cảm xúc và năng lực tư duy trong nhân cách sinh viên Giải trí bằng những bài hát với giai điệu và ca từ phản thẩm mỹ làm vẩn đục tâm hồn, cản trở tính định hướng thẩm mỹ của âm nhạc tới nhân cách sinh viên, hạn chế phát triển phẩm chất xã hội của sinh viên Việt Nam hiện nay 2.4 Sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay do văn hóa thẩm mỹ mang lại thông... của văn hóa thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách sinh viên; xây dựng nền văn hóa thẩm mỹ hiện đại trên cơ sở văn hoá thẩm mỹ truyền thống của dân tộc và tinh hoa văn hoá thẩm mỹ của nhân loại; cải thiện đời sống kinh tế - xã hội như là yếu tố văn hóa thẩm mỹ tổng hợp tác động tích cực với sự phát triển nhân cách sinh viên Để thực hiện mục tiêu đó, chúng tôi cho rằng cần thực hiện đồng bộ những giải... đúng sự phát triển nền văn hóa thẩm mỹ nhằm phát huy vai trò của nó trong phát triển nhân cách sinh viên Chúng ta phải hiểu đúng những đặc điểm đặc thù của văn hóa thẩm mỹ và nhân cách, về mối quan hệ chặt chẽ giữa chúng Đảng ta luôn nhận thức đúng đắn vai trò đặc biệt quan trọng của văn hóa thẩm mỹ trong việc phát triển nhân cách Chúng ta xem xét nhìn nhận đánh giá vấn đề dưới sự chỉ dẫn của Mỹ học... nên nhân cách cá nhân đều được khơi dậy trước các giá trị thẩm mỹ, trước các tác phẩm nghệ thuật chân chính, làm cho nhân cách phát triển hài hòa và toàn diện 4 Những nét tương đồng giữa văn hóa thẩm mỹ với nhân cách giúp cho văn hóa thẩm mỹ tác động lên nhân cách sinh viên Việt Nam một cách độc đáo, cụ thể: văn hoá thẩm mỹ hoàn thiện năng lực tư duy và phát triển năng lực sáng tạo của sinh viên; văn. .. tạo của sinh viên; văn hoá thẩm mỹ định hướng giá trị và bồi dưỡng năng lực cảm xúc cho sự phát triển nhân cách sinh viên Thực ra, quan điểm về văn hóa thẩm mỹ, chức năng của văn hóa thẩm mỹ cũng như vai trò của văn hóa thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách đã được đề cập đến từ lâu trong nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam và nước ngoài Đóng góp của chúng tôi về mặt lý luận . cách, chỉ ra vai trò của văn hóa thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam; + Phân tích thực trạng sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay do văn hóa thẩm mỹ mang lại,. phần phát huy vai trò của văn hoá thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay. Keywords: Chủ nghĩa duy vật biện chứng; Văn hóa thẩm mỹ; Phát triển nhân cách; Mỹ học; Việt. rõ vai trò của văn hóa thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam; - Phân tích thực trạng sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay do văn hóa thẩm mỹ mang lại, đồng

Ngày đăng: 26/06/2015, 14:49

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan