1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát huy vai trò của gia đình trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam hiện nay

106 1,3K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 1,05 MB

Nội dung

52 2.1.1 .Những thành tựu trong việc thực hiện vai trò của gia đình với việc hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam những năm qua .... Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng,

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Hà Nội - 2014

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Dương Văn Duyên Các số liệu, tài liệu tham khảo trong luận văn đều trung thực và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng

Tác giả luận văn

Đào Thị Trang

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VAI TRÒ GIA ĐÌNH TRONG SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM 9

1.1 Nhân cách con người Việt Nam hiện nay 9

1.1.1.Nhân cách và cấu trúc của nhân cách 9

1.1.2 Những đặc trưng nhân cách con người Việt Nam hiện nay 14

1.1.3 Những yếu tố tác động tới hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện nay 19

1.2 Gia đình và vai trò gia đình trong sự hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam 27

1.2.1 Quan niệm về gia đình và gia đình Việt Nam 27

1.2.2 Vai trò của gia đình trong hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam 32

Kết luận chương 1 51

Chương 2: VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH VỚI SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM NHỮNG NĂM QUA VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT HUY HƠN NỮA VAI TRÒ ĐÓ CỦA GIA ĐÌNH52 2.1 Vai trò của gia đình với sự hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam những năm qua 52

2.1.1 Những thành tựu trong việc thực hiện vai trò của gia đình với việc hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam những năm qua 52

2.1.2 Những hạn chế trong việc thực hiên vai trò của gia đình với việc hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam những năm qua 62

2.2 Một số yêu cầu và giải pháp phát huy vai trò gia đình trong hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam hiện nay 71

2.2.1 Một số yêu cầu phát huy vai trò của gia đình trong hình thành, phát triển nhân cách con người Việt Nam hiện nay 71

2.2.2 Một số giải pháp phát huy vai trò của gia đình trong hình thành, phát triển nhân cách con người Việt Nam hiện nay 76

Kết luận chương 2 90

KẾT LUẬN 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO 92

PHỤ LỤC 99

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Gia đình là tế bào của xã hội, cái nôi nuôi dưỡng và là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách của con người Nhân cách con người được hình thành qua một quá trình giáo dục từ gia đình đến nhà trường và xã hội, trong đó vai trò của gia đình là vô cùng quan trọng

Gia đình Việt Nam đã hình thành qua hàng ngàn năm lịch sử, đã hun đúc nên những người dân yêu nước, những anh hùng dân tộc Tên tuổi các

vị anh hùng, các danh nhân, các bậc kỳ tài, các nhà cách mạng lỗi lạc phần lớn xuất phát từ trong những gia đình có truyền thống giáo dục, chăm sóc con cái chu đáo của những người cha, người mẹ Họ đã tảo tần nuôi con ăn học thành tài để ra giúp dân, giúp nước Gia đình có vai trò rất lớn trong việc hình thành và phát triển của xã hội, góp phần xây dựng, tô thắm, làm rạng rỡ thêm bản sắc văn hoá dân tộc; là nơi giữ gìn, vun đắp, phát huy những giá trị truyền thống quý báu của con người Việt Nam như: lòng yêu nước, yêu quê hương, tình yêu thương đùm bọc lẫn nhau, thủy chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù, sáng tạo trong lao động, bất khuất kiên cường vượt qua mọi khó khăn thử thách với phương châm “kẻ thù nào cũng đánh thắng, khó khăn nào cũng vượt qua”

Từ xa xưa, trong ý thức hệ của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, gia đình bao giờ cũng được coi là tổ ấm, là môi trường đầu tiên làm phát sinh, nuôi dưỡng thể lực, trí lực và những tình cảm trong sáng, tốt đẹp, hình thành nên nhân cách con người Việt Nam

Gia đình được lịch sử sắp đặt vào vị trí trung tâm của mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng xã hội Trước khi trở thành con người của xã hội thì con người cá nhân phải là sản phẩm của gia đình, được gia đình sinh thành và nuôi dưỡng Để trở thành con người hoàn chỉnh, cá nhân phải trải qua quá trình giáo dục, rèn luyện của gia đình và xã hội, trong đó môi trường giáo dục đầu tiên, quan trọng nhất và kéo dài suốt cả cuộc đời, đó

Trang 6

là giáo dục gia đình Nói như vậy có nghĩa là cá nhân chỉ trở thành con người xã hội thực sự khi bước qua ngưỡng cửa gia đình Trong cái xã hội nhỏ bé và ấm cúng của cuộc sống gia đình, con người được chăm sóc, bảo

vệ và giáo dục ngay từ thuở mới lọt lòng để đến khi trưởng thành, con người cá nhân được chuẩn bị những hành trang cần thiết cho cuộc sống tự lập Đất nước ta sau hàng thế kỷ tiến hành chiến tranh giải phóng và hơn hai thập kỷ thực hiện đường lối đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa, với truyền thống giàu lòng nhân ái, thủy chung, trọng tình nghĩa, chúng ta luôn đề cao vai trò gia đình trong quan hệ nhà - làng - nước Đặc biệt, mặc cho xã hội có nhiều đổi thay, nhưng giáo dục gia đình vẫn được các bậc cha

mẹ chú ý, quan tâm Điều cần khẳng định là, cho dù sự tác động nhiều chiều của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, của sự bùng nổ thông tin, của quá trình toàn cầu hóa, của cơ chế thị trường, nhưng những giá trị đạo đức truyền thống của gia đình, của dân tộc vẫn tiếp tục được phát huy

Bên cạnh đó, do sự tác động của kinh tế thị trường, của môi trường

xã hội, của các loại văn hóa phẩm độc hại, của lối sống thực dụng phương Tây đã và đang làm băng hoại đạo đức một bộ phận xã hội, lôi cuốn không ít thanh thiếu niên vào vòng phạm tội Những điều đó làm lu mờ lý tưởng sống của một bộ phận giới trẻ, dẫn đến phát triển lệch lạc về nhân cách ở một số thanh thiếu niên Trong khi đó, giáo dục gia đình đối với con trẻ chưa được coi trọng và đầu tư đúng mức

Đặc biệt hơn nữa, hiện nay sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã và đang đặt ra những yêu cầu bức thiết đối với sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục gia đình nói riêng Đòi hỏi phải làm sao để tạo ra lớp người Việt Nam vừa cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức, vừa đạt đến tầm cao về trí tuệ, đủ năng lực đưa nước

ta hội nhập với văn minh nhân loại mà bản sắc dân tộc vẫn được giữ vững Yêu cầu đó đặt ra cho sự nghiệp giáo dục, trong đó có việc giáo dục gia đình phải không ngừng đổi mới, hoàn thiện theo hướng công nghiệp hóa,

Trang 7

hiện đại hóa, dân chủ hóa, tri thức hóa, toàn cầu hóa mà vẫn đậm đà bản sắc văn hóa Việt Nam Vì vậy, chúng ta cần có giải pháp và kế hoạch nhằm phát huy giá trị truyền thống của gia đình Việt nam, thích ứng với những giá trị của quá trình công nhiệp hóa – hiện đại hóa Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

là một nhiệm vụ quan trọng được nhiều lần nêu trong các văn kiện của Đảng Gia đình như vậy sẽ hình thành nên những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam góp phần xây dựng đất nước với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

Với lý do trên, tôi quyết định lựa chọn vấn đề “ Phát huy vai trò của

gia đình trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình

2 Tình hình nghiên cứu

Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên mà mỗi chúng ta trải qua, đó

là nơi mà mỗi con người được nuôi dưỡng, giáo dục và rèn luyện Ở trong môi trường đó nhân cách của mỗi con người được hình thành và phát triển thông qua sự giáo dục của gia đình Đặc biệt trước sự đổi mới của đất nước, trước yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đòi hỏi phải có những con người mới có đủ đức, đủ tài thì vấn đề giáo dục nhân cách cho con người càng cần được quan tâm hơn Nghiên cứu về nhân cách nói chung, vai trò của gia đình trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam nói riêng, trong những năm qua vấn đề này đã được các nhà khoa học đặc biệt chú

ý quan tâm và đã có khá nhiều các công trình, bài viết được công bố Có thể chia ra làm hai nhóm sau đây:

Ở nhóm các công trình, bài viết nghiên cứu về nhân cách - nội dung quan trọng của quá trình hoàn thiện nhân cách con người đã được nhiều nhà

Trang 8

khoa học quan tâm nghiên cứu với các công trình:

- Công trình “Vấn đề nhân cách trong tâm lý học hiện nay” của tác giả

Đào Thị Oanh, Nhà xuất bản giáo dục, năm 2007

Tác giả đi sâu vào nghiên cứu nhân cách con người và những yếu tố tác động đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người

- Công trình “ Về sự hình thành nhân cách” của tác giả Cao Thu Hằng,

Tạp chí triết học, số 12 (199), năm 2007

Trên sơ sở phân tích mối quan hệ biện chứng giữa nhân tố sinh học và nhân tố xã hội trong con người, tác giả lý giải sự hình thành nhân cách dưới tác động của môi trường xã hội và tính tích cực của mỗi cá nhân

- Công trình “ Nhân cách và giáo dục văn hóa nhân cách” của tác giả

Hoàng Chí Bảo, Tạp chí triết học, số 1(119), năm 2001

Tác giả chỉ ra và phân tích các nhân tố hình thành nhân cách con người

đó là môi trường xã hội, hoạt động của con người và những quan hệ xã hội là những nhân tố trực tiếp nhất tham gia vào sự hình thành và thực hiện nhân cách của mỗi cá nhân Bên cạnh đó, tác giả nói đến mục tiêu cần đạt tới của giáo dục văn hóa nhân cách đối với con người, nhất là đối với thế hệ trẻ

- Công trình “ Giá trị đạo đức truyền thống và những yêu cầu đạo đức

đối với nhân cách con người Việt Nam” của tác giả Cao Thu Hằng, Tạp chí

triết học, số 7(158), năm 2004

Ở đây, tác giả chủ yếu nói về giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam và những yêu cầu của đạo đức đối với hình thành nhân cách con người Việt Nam Qua đó, tác giả phân tích những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam mà điển hình đó là : tinh thần yêu nước, lòng thương người sâu sắc, tinh thần đoàn kết, tinh thần lao động cần cù, tiết kiệm

- Công trình của tác giả Phạm Minh Hạc và Vũ Minh Chi “ Một số

đặc điểm nhân cách con người Việt Nam hiện nay”, Tạp chí nghiên cứu con

người, số 6(21), năm 2005

Ở bài viết này, hai tác giả viết về một số biến đổi về lối sống, lối nghĩ

Trang 9

của người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế của nước ta Hai tác giả chủ yếu tập trung vào việc tổng kết, rút ra một số đặc điểm nhân cách con người Việt Nam từ sau đổi mới trở lại đây Bên cạnh đó, tác giả trình bày một số yếu tố ảnh hưởng đến nhân cách người Việt Nam, trong đó đặc biệt chú trọng những yếu tố có sự biến đổi từ sau đổi mới: Bắt đầu từ những yếu

tố kinh tế, vật chất đến những yếu tố tinh thần, tư tưởng và cả tình cảm của mỗi một con người, bên cạnh những mặt tích cực thì vẫn còn những ảnh hưởng tiêu cực

Ở nhóm các công trình, bài viết đề cập đến công tác giáo dục của gia đình đối với con người Ở Việt Nam trong những năm qua đã có khá nhiều công trình, bài viết được công bố, tiêu biểu như:

- Công trình “Gia đình Việt Nam và người phụ nữ trong gia đình thời

kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của tác giả Đỗ Thị Bình, nhà

xuất bản khoa học xã hội, năm 2002

Tác giả tập trung chủ yếu nghiên cứu vai trò của người phụ nữ và ưu điểm vượt trội của người phụ nữ đối với giáo dục con trẻ, nhưng chưa đi sâu nghiên cứu vai trò của gia đình đối với việc hình thành nhân cách con người

- Công trình “ Văn hóa gia đình với việc hình thành và phát triển

nhân cách trẻ em”, của tác giả Lê Như Hoa, Nhà xuất bản Văn hóa Thông

tin, 2001

Tác giả trình bày sự biến đổi của gia đình Việt Nam đang có sự chuyển tiếp từ truyền thống sang hiện đại Quá trình chuyển đổi này không thể tránh khỏi những đảo lộn, những đổ vỡ về thể chế gia đình Tác giả phân tích vai trò quan trọng của việc gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp, kết hợp với sự tiếp thu có chọn lọc những giá trị cách tân, hiện đại Và sự tác động của kinh tế thị trường tới mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có môi trường văn hóa Tác giả cho rằng sự lệch chuẩn của văn hóa gia đình là nguyên nhân quan trọng của tình trạng trẻ em

Trang 10

có hành vi sai lệch dẫn đến suy thoái nhân cách - một vấn đề nóng bỏng đang thu hút sự lo lắng, quan tâm của toàn xã hội Cho nên, xây dựng văn hóa gia đình và gia đình văn hóa có vai trò rất quan trọng, là cơ sở cho việc hình thành và phát triển nhân cách con người, đặc biệt là thế hệ trẻ trong đó

có trẻ em

Đặc biệt, có đề tài cấp Nhà nước KX-07-09: "Vai trò gia đình trong

sự hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam", của Trung tâm

Nghiên cứu về gia đình và phụ nữ, mà Giáo sư Lê Thi làm chủ biên, do Nhà xuất bản Phụ nữ phát hành năm 1997 Các tác giả cho rằng, những thành tựu to lớn của cách mạng khoa học và công nghệ đang đưa lại một cuộc sống tốt đẹp cả về vật chất và tinh thần cho gia đình và xã hội Bên cạnh đó thì con người lại chịu sự tác động của nền kinh tế thị trường, của những tác động bên ngoài ảnh hưởng đến đạo đức và gây ra hàng loạt những tệ nạn xã hội…ảnh hưởng đến nhân cách con người, và cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội Tác giả khẳng định, để có một xã hội tốt đẹp thì không thể tách rời sự phát triển của con người và vai trò của gia đình trong việc giáo dục nhân cách con người hiện nay

Bên cạnh đó, còn có những luận văn, luận án nghiên cứu đến các vấn đề gia đình khác như:

Luận văn Th.s Phạm Thị Xuân, “Gia đình trong việc bảo vệ, chăm

sóc trẻ em ở nước ta hiện nay”, Hà Nội, 2004; Luận văn Th.s Cao Thị

Phương Nhung, “Gia đình với giáo dục nhân cách thế hệ trẻ ở tỉnh Thái

Nguyên hiện nay”, Hà Nội, 2010; Luận án T.S của Nghiêm Sỹ Liêm “Vai trò của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay”, Hà Nội,

2001

Các công trình trên đây đều đề cập ở những mức độ khác nhau đến vai trò của gia đình đối với sự hình thành nhân cách con người Việt Nam nói chung

Với mong muốn có thêm những đóng góp vào trong vấn đề này, nên

Trang 11

tôi đã chọn đề tài luận văn “Phát huy vai trò của gia đình trong việc hình

thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam hiện nay”

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu:

Luận văn làm rõ vai trò và thực trạng vai trò của gia đình đối với việc hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam thời kỳ đổi mới, từ đó đề xuất những giải pháp để phát huy tốt hơn nữa vai trò của gia

đình trong hoạt động này

Nhiệm vụ nghiên cứu:

+ Làm rõ khái niệm nhân cách, những đặc trưng nhân cách con người Việt Nam hiện nay

+ Làm rõ vai trò của gia đình trong hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam

+ Phân tích thực trạng vai trò gia đình trong hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam những năm qua và đưa ra những yêu cầu giải pháp để phát huy tốt hơn nữa vai trò đó

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung vào nghiên cứu phát huy

vai trò của gia đình đối với việc hình thành và phát triển nhân cách con

người Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu: Luận văn đi sâu vào nghiên cứu vai trò của gia

đình trong hình thành, phát triển nhân cách con người Việt Nam trong thời

kỳ đổi mới ở Việt Nam

5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ

nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối và chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam về gia đình và giáo dục trong gia đình

Cơ sở thực tiễn: Nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng tình hình giáo

Trang 12

dục nhân cách giới trẻ của gia đình ở nước ta trong những năm đổi mới vừa qua

Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử

Ngoài ra còn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khác như: phân tích và tổng hợp, so sánh và chứng minh, lôgic và lịch sử

6 Đóng góp mới của luận văn

Làm rõ hơn vai trò quan trọng của gia đình trong việc hình thành, phát triển nhân cách con người Việt Nam Trên cơ sở đó chỉ ra những giải pháp để phát huy tốt hơn nữa vai trò của gia đình trong hoạt động này

7 Ý nghĩa của luận văn

Ý nghĩa lý luận: Luận văn giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vai trò của

gia đình đối với việc hình thành và phát triển nhân cách con người Để từ

đó Đảng và Nhà nước có những chính sách phù hợp giúp phát huy hiệu quả vai trò của gia đình không chỉ trong giáo dục con người, mà còn góp phần xây dựng nguồn nhân lực trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại

hóa của đất nước ta

Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có thể trở thành tài liệu tham khảo cho

những người nghiên cứu và hoạt động thực tiễn liên quan đến vấn đề này

8 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo thì luận văn gồm có 02 chương và 04 tiết

Trang 13

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VAI TRÕ GIA ĐÌNH TRONG SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH

CON NGƯỜI VIỆT NAM

1.1 Nhân cách con người Việt Nam hiện nay

1.1.1.Nhân cách và cấu trúc của nhân cách

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin thì con người là một thực thể tự nhiên – xã hội Nghiên cứu con người cần phải xuất phát từ chính những con người hiện thực trong lịch sử phát triển của nó, nghĩa là từ những con người hành động tồn tại thực sự của một xã hội, của một giai đoạn lịch sử nhất định với tất cả các mối quan hệ tự nhiên, xã hội hiện hữu của nó Những yếu tố, đặc điểm sinh học và xã hội trong con người có sự thống nhất biện chứng với nhau để tạo nên bản chất con người Trong tác

phẩm Luận cương về Phoiơbắc, C.Mác viết: “ Bản chất con người không

phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”[53;

11] Điều đó có nghĩa là, mọi quan hệ xã hội hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp đều góp phần vào hình thành bản chất con người, và bản chất của con người không phải là cái thuần túy có tính cá nhân Từ quan điểm trên, ta thấy nhân cách con người chính là tổng hợp các yếu tố phản ánh bản chất

xã hội của con người, nhưng được hình thành trên cơ sở, điều kiện, tiền đề sinh học của người đó Nhân cách của một con người không phải là cái có sẵn mà nó được hình thành dần dần trong hoạt động và giao tiếp của con người từ ấu thơ đến khi trưởng thành

Nhân cách là hệ thống những phẩm giá của một người được đánh giá

từ mối quan hệ qua lại của người đó với những người khác, với tập thể, với

xã hội và cả với thế giới tự nhiên xung quanh trong mọi cái nhìn xuyên suốt quá khứ, hiện tại và tương lai Nhân cách là một thứ giá trị được xây dựng và hình thành trong toàn bộ thời gian con người tồn tại trong xã hội,

Trang 14

nó đặc trưng cho mỗi con người, thể hiện những phẩm chất bên trong con người nhưng lại mang tính xã hội sâu sắc

Nó cũng là một chỉnh thể thống nhất các thuộc tính, các đặc điểm tâm lý, là sự thống nhất giữa phẩm chất và năng lực, giữa nhận thức, tình cảm và ý chí… là sự thống nhất của tất cả mọi nét khác nhau của nó Đó không phải là phép cộng của các nét, các thuộc tính và đặc điểm tâm lý mà

là sự tổng hòa các đặc điểm thuộc tính ấy

Cùng với đó thì nhân cách là tổ hợp các thuộc tính tâm lý tương đối

ổn định của cá nhân tạo nên bộ mặt tâm lý ổn định của nhân cách Chính nhờ điều này mà chúng ta có thể phân biệt nhân cách này với nhân cách khác, và còn có thể dự đoán được hành vi của nhân cách trong tình huống này hay khác Các đặc điểm nhân cách cũng như cấu trúc nhân cách của cá nhân khó hình thành và cũng khó mất đi Trong thực tế, từng nét nhân cách (tính cách, phẩm chất…) có thể thay đổi trong quá trình sống của con người, nhưng nhìn tổng thể thì chúng vẫn là một cấu trúc trọn vẹn, tương đối ổn định

Tính tích cực của cá nhân biểu hiện trong hoạt động như lựa chọn hoạt động tích cực, xác định mục đích hoạt động đúng đắn và chủ động, tự giác, nỗ lực thực hiện hoạt động, giao tiếp nhằm nhận thức và cải tạo thế giới và cải tạo chính bản thân Trong cuộc sống, tính tích cực của nhân cách luôn luôn cần được phát huy Đánh giá nhân cách là đánh giá tính tích cực và sản phẩm của tính tích cực

Nhân cách chỉ có thể hình thành phát triển, tồn tại và thể hiện trong hoạt động và trong mối quan hệ giao lưu với những nhân cách khác Nhu cầu giao lưu là nhu cầu rất đặc biệt của con người Con người sinh ra và lớn lên luôn có nhu cầu giao lưu, giao tiếp với người khác và với xã hội Thông qua quan hệ giao lưu với người khác, con người gia nhập các mối quan hệ

xã hội, lĩnh hội các chuẩn mực đạo đức và hệ thống giá trị xã hội, đồng thời

Trang 15

cũng qua giao tiếp, con người được đánh giá theo quan hệ xã hội và đóng góp giá trị nhân cách của mình cho xã hội, cho người khác

Như vậy, ta có thể khái quát “nhân cách là toàn bộ những gì hợp thành một con người, một cá nhân với bản sắc và cá tính rõ nét, với các đặc điểm thể chất, tài năng phong cách, ý chí, đạo đức, vai trò xã hội”[82; 246]

Tóm lại, có thể coi nhân cách như là toàn bộ những đặc điểm cùng

với những phẩm chất tâm lý cá nhân có tác dụng quy định giá trị và hành

vi xã hội của một con người Tất cả những cái đó sẽ góp phần tạo nên được

nét đặc trưng của bản sắc và giá trị xã hội trong nhân cách của họ Nhân cách được coi là tổng hoà không phải mọi đặc điểm cá thể của con người

mà chỉ những phẩm chất chung nào quy định nó như là một thành viên của

xã hội cũng như một công dân, người lao động và một nhà hoạt động xã hội

có ý thức Nhân cách của chủ thể sẽ luôn luôn được sống động hiện thực qua toàn bộ những hành vi, quan hệ xã hội trong suốt tiến trình của cuộc sống của họ Việc tổng hoà tất cả những thuộc tính của thể chất cũng như tài năng, phong cách, ý thức, đạo đức, vai trò xã hội của chủ thể để tạo thành một hệ thống - cấu trúc xác định với một bản sắc riêng và có cá tính

rõ nét sẽ góp phần làm hình thành được một cấu tạo đặc biệt là nhân cách

Ở con người, cái sinh lý cũng như cái xã hội và cái tâm lý sẽ luôn luôn có sự tác động biện chứng với nhau trong mọi thời gian - không gian sống để tạo ra những nét đặc trưng của nhân cách Tất cả ba yếu tố này đều

có sự ảnh hưởng, tác động qua lại và quy định lẫn nhau trong việc hình thành nhân cách Vì vậy, cần phải có cách tiếp cận cụ thể, toàn diện và phải

có phương pháp giáo dục thích hợp để giúp trẻ hình thành những phẩm chất nhân cách tốt

Từ khái niệm về nhân cách chúng ta có thể khái quát về cấu trúc của nhân cách như sau:

Cấu trúc là sự thống nhất toàn vẹn các thành phần và sự liên hệ về mọi mặt giữa chúng Cấu trúc nhân cách là sự sắp sếp các thuộc tính hay

Trang 16

các thành phần của nhân cách thành một chỉnh thể trọn vẹn tương đối ổn định trong mối liên hệ và quan hệ nhất định

Giống như bất cứ một sự vật hiện tượng nào, nhân cách cũng có một cấu tạo nhất định, đặc trưng bởi một tổ chức nhất định Tùy theo quan niệm về bản chất nhân cách, mỗi tác giả đưa ra một cấu trúc khác nhau:

Theo A.G.Côvaliov cho rằng cấu trúc nhân cách bao gồm các quá trình tâm lý, trạng thái tâm lý và các thuộc tính tâm lý cá nhân

Nhà phân tâm học F.Rreud thì cho rằng cấu trúc nhân cách bao gồm vô thức, tiền ý thức, ý thức Trong đó, vô thức là một thành phần quan trọng trong đời sống tinh thần của con người

A.G.Ananix xây dựng nhân cách theo hai nguyên tắc: nguyên tắc thứ bậc và nguyên tắc phối hợp Nguyên tắc thứ bậc có những thuộc tính tâm sinh lý, những thành phần xã hội phục tùng thuộc tính xã hội chung nhất, phức tạp nhất Nguyên tắc phối hợp có nghĩa là nhiều mức độ của các thuộc tính tác động qua lại lẫn nhau, phối hợp nhau

Theo J.Stêfanôvic cấu trúc nhân cách phải được hiểu như là sự sắp xếp những đặc điểm của nhân cách vào cái toàn bộ trong mối tác động qua lại giữa chúng Vì vậy, ông nêu lên các đặc điểm của cấu trúc nhân cách như sau:

Đặc điểm tích cực – động cơ của nhân cách: Đặc điểm này thể hiện tính chất xu hướng của nhân cách bao gồm hứng thú, khuynh hướng, nguyện vọng, kế hoạch riêng

Đặc điểm lập trường – quan hệ nhân cách: Đặc điểm này thể hiện giá trị của nhân cách bao gồm lập trường, lý tưởng và quan hệ sống

Đặc điểm về mặt hành động của nhân cách: Đặc điểm này thể hiện khả năng hoạt động có thành tích của nhân cách, bao gồm tri thức, kỹ xảo, thói quen

Đặc điểm về tự điều chỉnh của nhân cách: Đặc điểm này thể hiện

sự điều chỉnh và kiểm tra những rung cảm và hành vi của mình, bao gồm tự

ý thức, tự đánh giá, tự phê bình của nhân cách

Trang 17

Đặc điểm về động thái của nhân cách: Đặc điểm này thể hiện ở khí chất của nhân cách

Ở Việt Nam khi nói đến nhân cách người ta thường hay nghĩ đến hai thành phần cơ bản: đức và tài, hay phẩm chất và năng lực, có thể khái quát cấu trúc này theo bảng sau:

- Phẩm chất ý chí: tính mục đích,

tính tự chủ, tính kỷ luật, tính quả

quyết, tính phê phán

- Năng lực hành động: khả năng hành động có mục đích, chủ động, tích cực, có hiệu quả

- Cung cách ứng xử: tác phong, lễ

tiết, tính khí

- Năng lực giao tiếp: khả năng thiết lập và duy trì mối quan hệ với người khác

Như vậy, nhân cách là diện mạo xã hội – tâm lý của mỗi người, là một thành viên xã hội chịu sự chi phối của các mối quan hệ xã hội, đồng thời là chủ thể hành động có ý thức trong sự phát triển xã hội

Theo quan niệm của chúng tôi thì nhân cách bao gồm hai thành phần cơ bản trên, đó là đức và tài, trong đó đức là gốc Đó là phẩm chất xã hội do con người sống, hoạt động, giao tiếp, học tập và rèn luyện đúc kết

Trang 18

lại trong con người Nói như vậy, nhân cách con người gần đồng nghĩa với tâm lý, tinh thần, do thân thể, nhất là não bộ, là cơ sở vật chất, nơi chứa đựng và tạo điều kiện vật chất để hình thành và phát triển nhân cách, tức là nhân cách có nguồn gốc là lịch sử - văn hóa của cộng đồng mà con người mang nhân cách ấy sống trong đó, có cơ sở vật chất là cơ thể và bộ não, và

cơ chế vận động là hoạt động và giao tiếp Nói một cách khác, nhân cách là tổng thể các đặc điểm riêng, cá tính, tư cách của từng người

Nhân cách con người là biểu hiện của lý tưởng, động cơ, nhu cầu, hứng thú mang đầy tính nhân văn làm cơ sở để hình thành và phát huy năng lực; đạo đức và năng lực quện vào nhau thành nhân cách con người, giúp mỗi chúng ta thực hiện được sứ mệnh cao cả và chức danh con người, đem lại hạnh phúc cho mình, gia đình mình và cộng đồng mình sống, dân tộc, đất nước, loài người

Trong sự nghiệp đổi mới của đất nước hiện nay, hơn bao giờ hết rất cần những con người có đức và tài, tức là người có phẩm chất và năng lực Đức là gốc của nhân cách nhưng không có nghĩa là coi nhẹ tài Đức và tài ở mức độ nào đó thống nhất với nhau, không thể tách rời nhau Như Bác Hồ

đã từng nói: Người không có đức là người vô dụng

Người không có tài thì làm việc gì cũng khó

Như vây, một người có nhân cách tốt là người vừa phải có đức, vừa phải có tài, có tài mà không có đức nhiều khi làm hại nhiều cho đất nước

Có tài mà chỉ nhằm phục vụ cho cá nhân, tham nhũng vô kỷ luật thì sẽ làm hại cho đất nước, nhất là khi làm sai lệch đường lối của Đảng thì tai hại biết chừng nào Vì vậy, người có nhân cách phải là người thống nhất được hai mặt phẩm chất và năng lực, tức là thống nhất giữa hai mặt đức và tài

1.1.2 Những đặc trưng nhân cách con người Việt Nam hiện nay

Như chúng ta đã biết thì con người vừa là thực thể tự nhiên, vừa là thực thể xã hội, đồng thời là chủ thể cải tạo hoàn cảnh Con người là một thực thể “song trùng” tự nhiên và xã hội, là sự kết hợp cái tự nhiên và cái

Trang 19

xã hội Hai yếu tố này gắn kết với nhau, đan quyện vào nhau, trong cái tự nhiên chứa đựng tính xã hội và cũng không có cái xã hội tách rời cái tự nhiên Con người không thể tồn tại được một khi tách rời khỏi xã hội chỉ trong xã hội con người mới có thể trao đổi lao động, thông qua đó mà thỏa mãn những nhu cầu trong cuộc sống, như ăn, ở, đi lại Trong xã hội thông qua quan hệ với người khác, mà mỗi người nhận thức về mình một cách đầy đủ hơn, trên cơ sở đó mà rèn luyện, phấn đấu vươn lên về mọi mặt, từng bước hoàn thiện nhân cách

Trong xã hội mọi người có quan hệ lẫn nhau, con người là trung tâm của các mối quan hệ, vì vậy con người phải được thể hiện như là một nhân cách Xây dựng con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa phải gắn liền với việc xây dựng nhân cách phát triển hài hòa Đó là đòi hỏi cấp bách của sự nghiệp xây dựng con người đạo đức – trí tuệ trong điều kiện đổi mới hiện nay Qua đó, ta có thể thấy được nhân cách là đặc điểm riêng của mỗi cá nhân, mỗi giai cấp, mỗi dân tộc, nhưng nhân cách của mỗi người không thể phát triển nếu không có sự giao lưu với nhau Từ sự giao lưu đó mà các nhân cách có cơ hội phát triển hài hòa tạo nên những nét chung, và với những phẩm chất sẵn có cùng với sự rèn luyện của mình, con người Việt Nam đã tạo nên những đặc trưng nhân cách riêng của mình, đó là bản sắc,

là văn hóa của dân tộc

Đặc điểm nhân cách con người Việt Nam hiện nay đã phần nào đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tuy nhiên cũng vẫn tồn tại những mặt yếu cần khắc phục

Trước hết, phải kể đến những mặt tích cực của nhân cách con người Việt Nam Nhìn chung đại bộ phận các cá nhân đều có được hệ giá trị nhân cách tích cực, các giá trị nhân cách cơ bản, từ thái độ chính trị đến giá trị nhân sinh quan, như là những điều kiện cần thiết đòi hỏi ở con người đi vào thế giới hiện đại - kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như ngày nay

Trang 20

Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số điểm yếu trong phát triển nhân cách của thế hệ trẻ Nhiều bộ phận thanh thiếu niên còn thiếu tính tích cực xã hội, sống thiếu trách nhiệm đối với gia đình, đất nước và xã hội; chưa thực sự cố gắng học tập để trau dồi kiến thức, cũng như trau dồi

về mặt đạo đức Do sự phát triển của kinh tế thị trường, của khoa học công nghệ mà một bộ phận giới trẻ vẫn chưa có khả năng thích ứng với sự cạnh tranh quyết liệt của xã hội hiện nay và chưa có niềm tin vào định hướng xã hội chủ nghĩa của đất nước Hệ giá trị của xã hội chúng ta đang có những biến đổi rõ rệt trước những tác động của kinh tế thị trường của khoa học công nghệ, do ảnh hưởng của giao lưu văn hóa

Tuy nhiên, trong mọi sự biến đổi con người của xã hội, chúng ta vẫn giữ được những giá trị hay những phẩm chất cơ bản như: lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, niềm tin vào bản thân và xã hội Đây chính là nền tảng của hệ giá trị xã hội và giá trị nhân cách

Qua sự phân tích trên có thể đưa ra những đặc trưng nhân cách con người Việt Nam hiện nay, đó là một nhân cách được phát triển toàn diện, một nhân cách gắn bó nhịp nhàng, hài hòa giữa ba mặt: Nội tâm thống nhất, lành mạnh, ổn định, tích cực; quan hệ với người khác một cách nhân

ái, hữu nghị hợp tác; say mê và nhiệt tình, thích ứng và sáng tạo, hiệu quả

và thành đạt

Qua đó, ta có thể hiểu được đặc trưng nhân cách con người Việt Nam thích ứng với thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay là:

Thứ nhất, con người có lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã

hội, có đạo đức trong sáng, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại Đó là con người giàu lòng yêu nước thương dân, có tình thương yêu giai cấp, thương yêu đồng loại, sống nhân văn, nhân đạo, có ý thức và kiên quyết đấu tranh bảo vệ chế

Trang 21

độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ những thành quả cách mạng, kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu chống phá của kẻ thù

Thứ hai, con người có ý chí kiên cường, có hoài bão lớn lao phát huy

tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, có tư duy sáng tạo và óc thực nghiệm

Thứ ba, con người có tính tổ chức và kỷ luật, tinh thần trách nhiệm

cao và trung thực; có lòng nhân ái, tôn trọng và hợp tác được với người khác Đó là con người lao động mới, có tri thức sâu sắc về công việc mà mình đang đảm nhận, lao động có ý thức kỷ luật, có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp, biết đánh giá chất lượng lao động, hiệu quả lao động của bản thân

Thứ tư, con người có sức khỏe, có khả năng tự hoàn thiện không

ngừng, năng động và thích ứng bảo đảm phát triển toàn diện cá nhân; biết được vị trí của mình trong từng mối quan hệ xã hội và giải quyết đúng đắn được những mối quan hệ đó; thường xuyên có ý thức nâng cao trình độ tri thức về mọi mặt

Thứ năm, con người có tinh thần pháp luật và ý thức công dân, ý

thức bảo vệ môi sinh và biết yêu cái đẹp Đó là những con người luôn tuân thủ và làm theo pháp luật, biết được nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong mọi hoạt động

Bên cạnh những phẩm chất tốt đẹp nêu trên, nhân cách con người Việt Nam vẫn còn những hạn chế như mang nặng tâm lý thói quen của người sản xuất, tầm nhìn hạn chế; thiếu tư duy lý luận, mang nặng chủ nghĩa kinh nghiệm; thiếu khả năng sáng tạo trong lao động sản xuất

Mặt hạn chế đó thể hiện cụ thể trong lao động do sự chi phối bởi điều kiện sản xuất nông nghiệp và tâm lý nông dân của con người Việt Nam, thể hiện rất rõ trong giai đoạn hiện nay - giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế Người nông dân sản xuất nhỏ tùy tiện, chi phối hoạt động và giao tiếp của bản thân, nên

Trang 22

thiếu tính kỷ luật lao động Họ muốn làm thì làm, thích nghỉ thì nghỉ tùy theo hứng thú, không bị kỷ luật của công việc, của tổ chức chế ước Với người tiểu nông thì thời gian cũng như về tốc độ đều không quan trọng lắm Công việc thường chậm rãi, sinh hoạt hàng ngày thường trầm lặng, ít có những hoạt động dồn dập, rộn rã Hoạt động của người tiểu nông không đề

ra những yêu cầu về sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thao tác, giữa các bộ phận, không cần một sự kết hợp đồng bộ giữa các khâu, cũng như một sự chỉ huy, lãnh đạo, quản lý thống nhất và nghiêm ngặt Tình trạng đó đã sinh

ra tác phong tùy tiện, thiếu tinh thần trách nhiệm, không tính đến hiệu quả kinh tế của sức lực và thời gian Như vậy, ở người Việt Nam không có những quy định nghiêm ngặt về trách nhiệm từng người, cho nên đã không hình thành được tính kỷ luật và trách nhiệm cá nhân

Đặc biệt là Viện Nghiên cứu xã hội Mỹ đã nghiên cứu về con người Việt Nam và đưa ra những nhận xét về đặc điểm con người Việt Nam như:

“Người Việt Nam cần cù lao động, song dễ thỏa mãn nên tâm lý hưởng thụ còn nặng; thông minh, sáng tạo, song chỉ có tính chất đối phó, thiếu tầm tư duy dài hạn, chủ động; khéo léo, song không duy trì đến cùng (ít khi quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng của sản phẩm); vừa thực tế, vừa mơ mộng, nhưng không có ý thức nâng lên thành lý luận; ham học hỏi,

có khả năng tiếp thu nhanh, nhưng ít khi học “đến đầu đến đuôi” nên kiến thức không hệ thống, mất cơ bản Ngoài ra, học tập không còn là mục tiêu

tự thân của nhiều người Việt Nam (nhỏ học vì gia đình, lớn học vì sỹ diện,

để kiếm công ăn việc làm, ít vì chí khí đam mê); xởi lởi chiều khách song không bền; tiết kiệm, nhưng cũng nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu

vô bổ(sỹ diện, khoe khoang, thích hơn đời…); có tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, song hầu như chỉ trong những hoàn cảnh, trường hợp khó khăn, bần hàn Trong điều kiện sống tốt hơn, giàu có hơn thì tinh thần này

ít khi xuất hiện; yêu hòa bình, nhẫn nhịn, nhưng nhiều khi hiếu chiến, hiếu

Trang 23

thắng vì những lý do tự ti lặt vặt, đánh mất đại cục; thích tụ tập nhưng lại thiếu tính liên kết để tạo thành sức mạnh (cùng một việc, một người làm thì tốt, ba người làm thì kém, bảy người làm thì hỏng)”[62;112-113]

Như vậy, có thể thấy rằng, bên cạnh những phẩm chất tốt đẹp thì người Việt Nam vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế Và những điều đó đang hạn chế sự đóng góp của mỗi con người cho xã hội, chúng ta cần phải chung tay khắc phục những hạn chế đó, để xây dựng những con người có nhân cách hoàn thiện hơn, góp phần xây dựng đất nước văn minh, tiến bộ

1.1.3 Những yếu tố tác động tới hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện nay

Nhân cách của con người được hình thành và phát triển thông qua quá trình sống, hoạt động và giao tiếp của chủ thể Quá trình phát triển nhân cách của một người không những biến đổi về lượng mà còn biến đổi

về chất Đó là một quá trình phát triển liên tục, nhiều khó khăn

Nhân cách con người chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố như: giáo dục đào tạo trong gia đình, nhà trường và xã hội; những yếu tố xã hội: quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế thị trường, cách mạng tư tưởng văn hóa, hội nhập quốc tế ; và hoạt động thực tiễn của mỗi cá nhân

* Yếu tố giáo dục đào tạo trong gia đình, nhà trường và xã hội

Gia đình là nhân tố đầu tiên tác động đến sự hình thành nhân cách của con người, bởi vì ngay từ khi lọt lòng, gia đình là môi trường đầu tiên mà chúng ta tiếp xúc Chúng ta chịu sự ảnh hưởng và tác động từ gia đình đến

sự hình thành nhân cách rất lớn, qua các yếu tố di truyền, môi trường giáo dục

Di truyền không quyết định trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách của cá nhân Di truyền đóng vai trò là tiền đề vật chất, là khả năng tiềm tàng, là điều kiện quan trọng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của cá nhân Thừa hưởng những đặc tính di truyền tốt từ thế hệ trước là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển toàn diện của một nhân cách

Trang 24

Vì thế, chúng ta cần biết tận dụng tốt yếu tố di truyền để đạt đến sự phát triển đỉnh cao

Con người sống không thể tách rời môi trường Môi trường ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của cá nhân có nhiều loại: môi trường tự nhiên, môi trường gia đình và môi trường xã hội

Môi trường tự nhiên bị ô nhiễm, nhiều bệnh tật phát sinh sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của con người Trong đó, gia đình là môi trường đầu tiên của trẻ được xã hội hóa, được sống trong tình yêu thương của cha

mẹ và người thân, là trường học đầu tiên của trẻ Những năm đầu đời để lại dấu ấn rất quan trọng cho sự phát triển về mặt nhân cách cho trẻ sau này

Nhân tố xã hội cơ bản ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người là tồn tại xã hội, hoàn cảnh sống mang tính lịch sử -

cụ thể mà cá nhân đó sống Vì vậy, hoàn cảnh gia đình tốt hay xấu đều có những tác động lớn đến nhân cách con người

Bên cạnh những tác động của gia đình thì giáo dục nhà trường cũng

có những ảnh hưởng lớn đến hình thành và phát triển nhân cách con người Giáo dục nhà trường có trách nhiệm bổ sung thêm nữa về mặt đạo đức và tài năng của con người, là môi trường quan trọng hình thành nguồn tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng cho mỗi chúng ta

Qua đó, thấy được việc học tập đóng vai trò chủ yếu ảnh hưởng đến hầu như mọi khía cạnh của hành vi Tất cả những ảnh hưởng môi trường và

xã hội tác động tới sự hình thành nhân cách thông qua việc học tập và qua thực tiễn cuộc sống của mỗi con người Ngay cả những điều kiện vật chất của nhân cách được thừa hưởng từ gia đình cũng có thể bị thay đổi( giữ gìn, phát huy hay loại bỏ) bởi quá trình học tập

Như vậy, giáo dục là điều kiện quan trọng để tạo ra sự biến đổi về chất của cá nhân, trang bị những điều căn bản nhất, giúp con người phát huy hết tiềm năng của bản thân Tuy nhiên, trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay thì giáo dục gia đình lại ngày càng có xu hướng

Trang 25

bị xem nhẹ Hầu hết, các bậc cha mẹ thường khoán trắng việc giáo dục trẻ cho nhà trường, trong khi giáo dục gia đình là yếu tố quan trọng nhất, vì gia đình là môi trường đầu tiên mà con người tiếp xúc, được rèn luyện Vì vậy, các bậc cha mẹ cần phải chủ động phối họp chặt chẽ mật thiết với nhà trường và xã hội (qua các cơ quan tổ chức, đoàn thể) để giáo dục đạo đức cho con em mình, đồng thời cũng phản hồi kịp thời về tình hình của con em mình với nhà trường và các cơ quan hữu trách để công tác phối hợp giáo dục thực sự đạt hiệu quả Các bậc phụ huynh cần chủ động xây dựng và giữ gìn hạnh phúc gia đình, xây dựng gia đình văn hóa, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ của con em

Ba lực lượng trên phải phối hợp chặt chẽ trong việc giáo dục nhân cách lành mạnh cho trẻ, để từ đó hình thành nên những nhân cách tốt, góp phần xây dựng đất nước và xã hội sau này

* Yếu tố xã hội

Bên cạnh những yếu tố tự nhiên, yếu tố giáo dục, những yếu tố xã hội cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển nhân cách con người Đặc biệt sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước ta hiện nay, việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự phát triển của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, sự hội nhập quốc tế đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến sự hình thành, phát triển nhân cách con người Việt Nam

Con người là sản phẩm của hoàn cảnh đến lượt mình nó lại tác động trở lại hoàn cảnh, sáng tạo ra hoàn cảnh mới Sự biến đổi của môi trường tự nhiên và xã hội là điều kiện để hoàn thiện nhân cách Do đó, phải nhân đạo hóa hoàn cảnh và làm cho hoàn cảnh mang tính người nhiều hơn Xã hội phát triển thì nhân cách con người cũng phát triển và hoàn thiện Song quá trình hình thành mới không phải lúc nào cũng diễn ra theo chiều đồng thuận như vậy Bên cạnh sự phát triển lại có những biểu hiện suy thoái, kể

cả tha hóa nhân cách, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường Do đó, việc

Trang 26

xây dựng phát triển nhân cách là một quá trình phức tạp, phải thường xuyên nhân rộng những điển hình tiên tiến, những yếu tố tích cực và hạn chế những yếu tố, những mặt tiêu cực của xã hội

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và sự phát triển của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã và đang tác động mạnh mẽ đến việc hình thành nhân cách con người Việt Nam theo cả hướng tích cực và tiêu cực

Công nghiệp hóa là quá trình chuyển lao động thủ công thành lao động cơ khí máy móc, chuyển nền kinh tế năng suất lao động thấp sang lao động có năng suất cao Hiện đại hóa là quá trình đưa những thành tựu khoa học, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào sản xuất Hiện nay ở Việt Nam công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa Sự nghiệp này được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa một mặt, tạo ra điều kiện vật chất để nâng cao mức sống nhân dân, góp phần phát triển thể chất và trí tuệ con người Việt Nam, mặt khác, tạo ra môi trường thuận lợi để xây dựng một lối sống khẩn trương, kỷ luật cho con người

Bên cạnh những mặt tích cực đó, hiện nay không ít người sử dụng những thành tựu khoa học, công nghệ vào những mục đích kiếm tiền, thu nhiều lợi nhuận thì cũng đang tạo ra những hậu quả khôn lường cho con người

Nền kinh tế nước ta đang vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã và đang tạo ra những yếu tố thuận nghịch cho việc hình thành, phát triển nhân cách con người Viêt Nam Một mặt, cơ chế thị trường tạo ra những con người duy lý Nói cụ thể, đó là con người biết tính toán, biết lựa chọn những giải pháp tối ưu nhằm thu lợi tối đa trong hoạt động kinh tế Cơ chế thị trường do vậy đòi hỏi và làm phát triển phương diện trí tuệ, lý trí của nhân cách Việc chuyển từ kinh tế tiểu nông,

tự cấp tự túc sang nền kinh tế thị trường, từ cơ chế quan liêu bao cấp sang

Trang 27

việc tự chủ trong sản xuất, kinh doanh, tạo cho mỗi cá nhân, tập thể nhiều

cơ hội đua tài, phát huy sáng kiến Năng lực của con người được bộc lộ và trân trọng

Quy luật cạnh tranh của nền kinh tế thị trường vô cùng khốc liệt, đang tác động mạnh mẽ tới sự phát triển ý chí của nhân cách Quy luật cạnh tranh đòi hỏi con người mạnh dạn hơn, tự tin, dám nghĩ, dám làm, dám chấp nhận rủi ro trong thử nghiệm làm ăn Như vậy, cơ chế thị trường tác động thuận lợi tới việc hình thành những phẩm chất của con người đó là tính năng động, khôn ngoan, tháo vát

Cạnh tranh còn làm thay đổi thói quen an phận thủ thường của con người, thói quen tự hào với cái nghèo, để đi đến ý thức không cam phận đói nghèo, quyết vươn lên làm giàu bằng trí tuệ và sức lực của mình, tự hào với

sự thành đạt của cá nhân và gia đình mình

Nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa làm thay đổi nhiều mặt trong tính cách, tác phong, lối sống của người Việt Nam Thói lề mề chậm chạp, tùy tiện nhường chỗ cho tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát, hối hả theo vòng quay của thị trường

Mặt khác, cơ chế thị trường có xu hướng làm suy yếu mối liên hệ giữa cá nhân với tập thể, cộng đồng và xã hội Việc chạy theo lợi ích cá nhân quá mức có thể dẫn con người đến biến dạng tình cảm, thờ ơ với số phận của người khác Thật đau lòng trong không ít trường hợp nhìn thấy người gặp nạn nhưng mọi người lại ngoảnh mặt đi, không những thế còn nhân cơ hội đó hôi của Hoặc không ít những người sản xuất, kinh doanh dùng mọi thủ đoạn, mánh lới để kiếm tiền, bất chấp tổn hại cho người khác (vụ rượu 29 Hà Nội) Hiện nay, không ít loại lương thực, thực phẩm chứa chất độc hại quá mức nhưng vẫn được bày bán trên thị trường Không ít trường hợp người ta chế biến thịt thiu, thịt thối thành những thức ăn bán cho người tiêu dùng Cơ chế thị trường đang làm băng hoại đạo đức không

Trang 28

ít con người trong xã hội ta Tất cả chiều thuận, chiều nghịch đó đang tác động tới hình thành nhân cách con người Việt Nam

Thời đại công nghệ thông tin, quan hệ quốc tế mở rộng đã và đang tác động tới hình thành phát triển nhân cách của con người Việt Nam

Thời đại công nghệ thông tin đã làm cho tri thức không còn là tài sản riêng của một quốc gia, một cá nhân nào mà đã trở thành tài sản chung của nhân loại Qua mạng internet con người có thể biết nhiều thông tin trong nước và thế giới, có thể tiếp thu nhiều tri thức của nhân loại Do vây, nếu ai chịu khó học tập, chịu khó tiếp thu tri thức thì kho tàng dữ liệu, tri thức của con người tăng lên nhanh chóng Nhưng internet hiện nay cũng đã tạo ra một thế giới ảo cho không ít thanh thiếu niên Bạo lực trong game, phim không lành mạnh, được không ít bạn trẻ áp dụng vào trong cuộc sống làm cho các bậc cha mẹ lo lắng, xã hội thiếu sự bình yên

Sự phát triển của internet làm cho con người có thể mở ra quan hệ rộng rãi trên phạm vi thế giới, họ có thể biết nhiều vấn đề đông tây, kim cổ, nhưng con người lại trở nên xa lạ với nhau trong chính các gia đình và hàng xóm láng giềng Nhiều thanh, thiếu niên cảm thấy cô đơn trong chính ngôi nhà của mình Nhiều người sống liền kề nhà với nhau nhưng dường như họ không quen biết nhau

Mở rộng giao lưu văn hóa quốc tế cũng là những điều kiện thuận lợi

và khó khăn trong phát triển nhân cách con người Việt Nam

Con người Việt Nam được hình thành trong môi trường của sản xuất nông nghiệp, sản xuất thủ công Môi trường đó tạo nên một lối sống “ Tháng giêng là tháng ăn chơi”, một tác phong trong lao động và trong cuộc sống “sớm chẳng vừa, trưa chẳng vội”, một nhịp sống tuy vất vả nhưng chậm chạp “con cò bay lả bay la”, một lối sống “cháy nhà hàng xóm bình chân như vại”, một tác phong sinh hoạt tùy tiện “vứt rác ra đường là chuyện thường ngày”…

Trang 29

Khi Việt Nam mở rộng giao lưu với các nước phương Tây, có một nền công nghiệp phát triển Một nền sản xuất như vậy tạo cho họ một tác phong khẩn trương ngăn nắp Họ làm ra làm, chơi ra chơi, làm cật lực nhưng chơi cũng hết mình; một nếp sống ngăn nắp, gọn gàng, một lối tư duy mạch lạc, việc gì không cần thiết thì bỏ qua, việc gì cần giúp đỡ thì giúp đỡ hết mình Chúng ta thấy những người phương Tây họ ít tham gia vào những chuyện “hội đồng”, một đám cãi vã nhau thì họ bỏ qua, nhưng một người bị tai nạn giao thông, một người cần giúp đỡ thì họ lại làm hết mình Họ phát triển tự do cá nhân, nhưng lại có ý thức tôn trọng cộng đồng

Họ muốn làm cái gì mà những cái đó không ảnh hưởng tới người khác thì quyết làm cho bằng được, những việc gì ảnh hưởng tới người khác họ lại

có ý thức tôn trọng Trong đám đông không bao giờ nói to, đi trong thành phố xe hạn hữu mới bóp còi, hút thuốc thì xin phép những người xung quanh Nhưng ở Việt Nam thì dường như chúng ta làm trái ngược với những điều đó.Vì vậy, hội nhập quốc tế, giao lưu mở rộng giúp con người Việt Nam thấy được những cái hay của mình để giữ gìn, phát huy như tinh thần tôn sư, trọng đạo; tình cảm gắn bó trong gia đình và dòng họ …đồng thời thấy được những cái hạn chế của mình để khắc phục

Tuy nhiên, mở rộng giao lưu quốc tế cũng làm mai một đi những đạo

lý, truyền thống của dân tộc Tình yêu nam nữ của người Việt Nam trước đây thiêng liêng như vậy, chỉ cần một lời hứa yêu nhau họ có thể chờ đợi nhau hàng chục năm, tình cảm của đôi nam nữ dù có thắm thiết đến mấy họ vẫn tế nhị, tôn trọng những người xung quanh, tình cảm đó chỉ dành riêng cho nơi chỉ có hai người yêu nhau Nhưng nay thì nhiều người bất chấp luân thường đạo lý, nhiều bạn trẻ coi chuyện tình yêu là chuyện trò đùa Không ít các bạn trẻ và cả sinh viên coi sống thử là chuyện bình thường

Việc tiếp xúc với người nước ngoài cũng làm bộc lộ tâm lý tự ti dân tộc của một số người Không ít con người Việt Nam hôm nay cái gì của nước ngoài thì ca ngợi, cái gì của nước mình thì chê bai Có nhiều người

Trang 30

cái tên cũng phải lấy cái tên của người nước ngoài Tâm lý sính ngoại còn cực đoan đến mức có nhiều bạn trẻ nghe tin ca sĩ nước ngoài đến Việt Nam

họ sẵn sàng bỏ học bay từ Hà Nội vào thành phố Hồ Chí Minh với mong muốn gặp được ca sĩ nổi danh Tôn trọng, quí trọng bạn bè là tốt nhưng thái quá là điều không hay Thật đau lòng có những bạn trẻ không tiếp xúc được với ca sĩ, khi họ đi khỏi còn cố gắng chạy lên hôn cái ghế họ vừa ngồi Họ không biết rằng điều đó là một sự hạ thấp giá trị của dân tộc Việt Nam

Chúng ta biết rằng có biết bao các thế hệ ông cha ta đã nguyện hy sinh để bảo vệ cái cốt cách của dân tộc, của con người Việt Nam, Nguyễn

Đình Chiểu đã từng viết: “ Thà đui mà giữ đạo nhà

Còn hơn có mắt ông cha không thờ”

Các chiến sĩ cách mạng sẵn sàng hy sinh vì nước, vì dân để giữ gìn

bờ cõi, cốt cách con người Việt Nam với tinh thần “ Ngọc nát còn hơn giữ ngói lành” Nhiều chiến sĩ cộng sản sẵn sàng đón nhận cái chết, chứ quyết không chào cờ Pháp, cờ Ngụy

Có thể nói giao lưu quốc tế mang lại cả cái hay, cái dở cho con người Việt Nam trong phát triển nhân cách Cần phải biết gạn đục khơi trong để tiếp thu những điều hay lẽ phải của bạn bè quốc tế, làm phong phú cho tâm hồn cốt cách người Việt Nam và cũng cần phải biết cái dở, cái không phù hợp để tránh

Ngoài ra, để nhân cách của cá nhân được hoàn thiện thì bản thân mỗi người phải tự ý thức, tự rèn luyện chính mình, đây cũng là yếu tố quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển về nhân cách của cá nhân Hoạt động của mỗi cá nhân là phương thức duy nhất để con người tồn tại và phát triển và cũng là nhân tố quyết định tới sự hình thành phát triển nhân cách con người Hoạt động của con người là hoạt động có mục đích mang tính xã hội, cộng đồng để con người lĩnh hội những tri thức kinh nghiệm lịch sử của hoạt động bản thân để hình thành và phát triển nhân cách

Trang 31

Mỗi cá nhân phải biết tiếp thu, chọn lọc những yếu tố tích cực từ gia đình, nhà trường và xã hội để từ đó trau dồi kinh nghiệm sống cho bản thân Đặc biệt, trước sự phát triển và hội nhập của đất nước hiện nay, thì mỗi cá nhân phải có lập trường vững vàng để tránh những ảnh hưởng tiêu cực từ bên ngoài, làm ảnh hưởng đến đạo đức đến nhân cách của mình Phải giữ cho mình nếp sống lành mạnh, trong sạch góp phần xây dựng một

xã hội tốt đẹp với những con người có nhân cách tốt

1.2 Gia đình và vai trò gia đình trong sự hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam

1.2.1 Quan niệm về gia đình và gia đình Việt Nam

Gia đình là cái gốc của con người, nơi sinh ra và bắt đầu một cuộc sống Trong suốt cuộc đời gia đình luôn là điểm tựa, là cội nguồn của tình cảm, là nơi chia sẻ buồn vui, là cái nôi của sự yên bình, là yếu tố vô cùng cần thiết cho cuộc sống của con người và cho xã hội

Có thể nhận thấy rằng, ngay từ khi xuất hiện, gia đình được xem là hình thái văn hóa của đời sống con người, một thực thể văn hóa Đời sống con người càng phát triển thì tính văn hóa trong đời sống của họ càng phong phú, đa dạng Gia đình là sản phẩm của hoàn cảnh lịch sử, bởi vậy gia đình luôn thay đổi cùng với sự vận động và biến đổi của xã hội Trong lịch sử có rất nhiều quan niệm khác nhau về gia đình

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác cho rằng, gia đình là một tổ chức xã hội đặc biệt và mang tính xã hội cao Sự ra đời của gia đình gắn liền với sự hình thành xã hội với những cấu trúc chặt chẽ và lôgic

Trong tác phẩm nổi tiếng “ Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu

và của nhà nước” Ph.Ăngghen đã chỉ ra các giai đoạn phát triển của gia đình với những đặc trưng về chế độ hôn nhân: đầu tiên là gia đình huyết tộc, gia đình punaluan, gia đình cặp đôi và cuối cùng là gia đình một vợ một chồng Quá trình này bị chế định, Ph.Ăngghen đã nêu, không phải bởi tình yêu nam nữ - yếu tố được coi là sản phẩm của một quá trình phát triển

Trang 32

lâu dài của lịch sử mà bởi sự hình thành chế độ tư hữu và nhà nước Trong khi đó, C.Mác coi gia đình là một trong những nhân tố đầu tiên tham gia quyết định sự hình thành và phát triển của lịch sử, quan hệ giữa gia đình và

xã hội như quan hệ giữa tế bào và cơ thể sống

Trong tác phẩm “ Hệ tư tưởng Đức” (1845), C.Mác viết “ quan hệ thứ

ba tham dự ngay từ đầu vào quá trình phát triển lịch sử là hàng ngày tái tạo

ra đời sống của bản thân mình, con người tạo ra những người khác sinh sôi, nảy nở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái Đó là gia đình”[trích theo 8; tr.41]

Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục của Liên hợp quốc (unesco) quan tâm đến giá trị của gia đình trong vốn tinh thần của nhân loại, nghĩa là gia đình của tất cả các thời đại, các châu lục đều mang đặc trưng chung của con người, đều mang tính nhân văn, nhân ái, nhân đạo và khẳng định “ Gia đình là một nhóm người có quan hệ họ hàng cùng sống chung và có ngân sách chung”[68; 10]

Ở đây, khái niệm gia đình dùng để chỉ một nhóm xã hội hình thành trên cơ sở quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống, phản ánh mối quan hệ cùng chung sống trong gia đình: giữa cha mẹ và con cái, họ hàng, đồng thời gắn liền với nó là chức năng kinh tế của gia đình Theo tiến trình phát triển của xã hội, gia đình ngày càng chứng tỏ vai trò là một đơn vị kinh tế cơ sở của xã hội Đây là cơ sở tạo nên sức mạnh của gia đình

Ở Việt Nam gia đình được hình thành và phát triển trong suốt quá trình lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước nên các thành viên trong gia đình có tính cộng đồng cao Biểu hiện là giữa các thành viên có sự gắn bó chặt chẽ với nhau, mong muốn của mỗi cá nhân phụ thuộc vào mong muốn

và lợi ích của gia đình Tiêu chuẩn để đánh giá một thành viên có phẩm chất, nhân cách tốt là hành vi, cư xử có tôn ti, trật tự, có nề nếp, gia phong của gia đình và được các thành viên trong gia đình đồng tình ủng hộ Chính

Trang 33

vì vậy, các thành viên được giáo dục phải đặt lợi ích gia đình lên địa vị tối cao, không vì lợi ích cá nhân mà tổn hại đến gia đình

Tác giả Lê Thi thì cho rằng: “Gia đình là khái niệm chỉ một nhóm xã hội được hình thành trên cơ sở quan hệ hôn nhân và huyết thống, nảy sinh

từ quan hệ hôn nhân đó và cùng chung sống( cha mẹ, con cái, ông bà, họ hàng, nội ngoại) Đồng thời trong gia đình cũng có thể bao gồm một số người được gia đình nuôi dưỡng tuy không có quan hệ huyết thống Các thành viên trong gia đình gắn bó về trách nhiệm và quyền lợi (kinh tế, văn hóa, tình cảm), giữa họ có những điều ràng buộc có tính pháp lý, được nhà nước thừa nhận và bảo vệ” [71;90-91]

Theo tác giả Đặng Cảnh Khanh và Lê Thị Quý thì “Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù liên kết con người lại với nhau nhằm thực hiện việc duy trì nòi giống, chăm sóc và giáo dục con cái Các mối quan hệ gia đình còn được gọi là quan hệ họ hàng Đó là những sự liên kết ít nhất cũng là hai người dựa trên cơ sở huyết thống, hôn nhân và việc nhận con nuôi Những người này có thể sống cùng hoặc khác mái nhà với nhau” [35; 54]

Theo giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì gia đình được hiểu là: “Một hình thức tổ chức đời sống cộng đồng của con người, một thiết chế văn hóa – xã hội của quan hệ hôn nhân, quan

hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục giữa các thành viên” [ 5;246]

Như vậy, có thể thấy có nhiều cách tiếp cận khác nhau về vấn đề gia đình, với nhiều nghĩa khác nhau, có thể đưa ra quan niệm khái quát nhất về gia đình như sau:

Thứ nhất, gia đình là một cộng đồng xã hội được hình thành và củng

cố trên cơ sở quan hệ hôn nhân và huyết thống

Thứ hai, gia đình là một thiết chế xã hội, liên kết con người lại với

nhau nhằm thực hiện việc duy trì nòi giống và chăm sóc con cái

Trang 34

Thứ ba, gia đình có sự cố kết nhất định về kinh tế vật chất, qua đó nảy

sinh nghĩa vụ và quyền lợi cho các thành viên của mình

Thứ tư, gia đình có các mối quan hệ khác nhau còn được gọi là mối

quan hệ họ hàng Đó là sự liên kết ít nhất cũng là của hai người dựa trên cơ

sở huyết thống, hôn nhân và việc nhận con nuôi, những người này phải cùng sống với nhau

Gia đình Việt Nam hiện nay được hình thành và phát triển qua một quá trình biến động lâu dài, sâu sắc trong lịch sử, gắn liền với biến động trên các lĩnh vực kinh tế -xã hội và chính trị - xã hội

Hiện nay Việt Nam đang phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, đón nhận nền văn hóa mới, thực hiện sự hội nhập quốc tế và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Vì thế mà kinh tế, con người, gia đình

và xã hội Việt Nam không thể không chịu ảnh hưởng của tác động bên ngoài về mặt đời sống, văn hóa, lối sống, nếp sống cả mặt tích cực và tiêu cực Do đó, việc khái quát chỉ ra những đặc điểm cơ bản của gia đình Việt Nam hiện nay có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc phân tích, làm rõ thực trạng vai trò của gia đình đối với việc hình thành nhân cách con người Việt Nam

Thứ nhất, gia đình Việt Nam được xây dựng trên cơ sở hôn nhân là

phổ biến hoặc tái hôn Bên cạnh đó, hiện tượng sống chung không kết hôn

đã xuất hiện, tình trạng ly hôn có chiều hướng gia tăng

Trong điều kiện hiện nay, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang tạo ra những cơ hội lớn giải phóng mọi tiềm năng lao động, bảo đảm mọi công dân đều có điều kiện phát huy tài năng, sức lực của mình, đóng góp vào sự nghiệp làm giàu cho mỗi gia đình và xã hội Chính gia đình là nơi duy trì những giá trị văn hóa tốt đẹp của truyền thống, nơi tiếp nhận những giá trị văn hóa tiến bộ mới, lọc bỏ những quan niệm về nhân văn, nhân đạo đã lạc hậu, trái với đạo lý truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam hiện nay, góp phần duy trì sự ổn định của xã hội, tạo môi

Trang 35

trường và điều kiện cho việc phát huy vai trò của gia đình trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam

Điều kiện và cơ sở quan trọng nhất để có thể tạo dựng gia đình trước hết phải được xây dựng trên cơ sở kết hôn, hôn nhân được xã hội thừa nhận

và bảo vệ

Bên cạnh đó, nhiều gia đình Việt Nam cũng được xây dựng lại trên cơ

sở tái hôn Gắn với vấn đề ly hôn là hiện tượng sống độc thân do chưa có hôn nhân hoặc ly hôn không tái giá Trong những năm gần đây hiện tượng

ly hôn, ly thân sống độc thân không lập gia đình đã diễn ra theo xu hướng tăng dần qua các năm và đã gióng lên hồi chuông báo động cho một nguy

cơ tan vỡ gia đình, đặc biệt ở các khu vực đô thị lớn

Nhìn chung, đại bộ phận các gia đình Việt Nam là ổn định, được xây dựng trên cơ sở kết hôn hoặc tái hôn là phổ biến Điều này có tác dụng quan trọng phát huy sự đóng góp sức lực, vai trò và tính tích cực của xã hội, của mỗi người dân Việt Nam

Thứ hai, hình thức khá phổ biến của gia đình Việt Nam hiện nay là gia

đình hạt nhân và quy mô nhỏ

Trước đây, nếu gia đình Việt Nam truyền thống là loại gia đình hạt nhân mở rộng có nhiều thế hệ và quy mô lớn, thì hiện nay kết cấu, quy mô gia đình đang có chiều hướng thu hẹp lại, nhỏ hơn và tự chủ hơn

Mô hình gia đình Việt Nam hiện nay đang dần phù hợp với hướng phát triển của xã hội Về quy mô, hiện tượng gia đình hạt nhân phát triển đã dẫn đến việc gia tăng số lượng các hộ gia đình Kết cấu và quy mô của gia đình Việt Nam hiện nay phản ánh sự biến đổi của hình thức gia đình, vừa giữ gìn được bản sắc riêng, tích cực của gia đình truyền thống, vừa kết hợp với xu hướng phát triển của xã hội trong quá trình đổi mới

Thứ ba, trong gia đình Việt Nam hiện nay người phụ nữ có một vị trí

quan trọng, vai trò của người phụ nữ được tôn trọng

Ngày nay, trong không ít gia đình, phụ nữ là người có thực quyền Họ quản lý điều hành và thực hiện các loại công việc trong gia đình từ nuôi

Trang 36

dạy con cái đến quản lý chi tiêu, giải quyết các mối quan hệ trong và ngoài gia đình, tham gia với vai trò tích cực vào các công việc được coi là việc lớn của đàn ông như làm nhà, lập nghiệp hay dựng vợ gả chồng cho con cái

Thứ tư, trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam có sự khác biệt lớn về

trình độ phát triển lối sống và thu nhập giữa gia đình thành thị và gia đình nông thôn, và giữa các vùng nông thôn với nhau

Kinh tế xã hội phát triển đã làm thay đổi bộ mặt của đất nước, nhưng nhìn chung Việt Nam vẫn còn là một nước nghèo, nên mức thu nhập của các gia đình chưa cao, đã ảnh hưởng không ít đến đời sống của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là các gia đình ở khu vực nông thôn và miền núi, hạn chế không nhỏ đến khả năng thực hiện chức năng của gia đình trong quá trình thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Trên cơ sở những quan niệm về gia đình như trên, có thể xem gia đình

là một tổ ấm yêu thương đem lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân, từ khi lọt lòng mẹ cho đến suốt cuộc đời, mỗi cá nhân đều tìm thấy ở gia đình mình

sự đùm bọc về vật chất và tinh thần, sự giáo dưỡng về mọi mặt, hưởng thụ những niềm vui của cuộc sống, được an ủi khi gặp khó khăn

Gia đình đảm bảo những điều kiện an toàn cho trẻ phát triển, người già có nơi nương tựa không bị hiu quạnh, cô đơn, người lao động được phục hồi sức khỏe, lấy lại sự cân bằng tâm lý sau những giờ lao động mệt mỏi Và nó thực sự là cơ sở vững chắc để hình thành và phát triển nhân cách của mỗi cá nhân

1.2.2 Vai trò của gia đình trong hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam

Vai trò là tác dụng, là chức năng trong sự hoạt động, sự phát triển của một sự vật, một hiện tượng nào đó Vai trò của gia đình trong hình thành và phát triển nhân cách con người chính là tác động, là chức năng của gia đình đối với việc giáo dục, xây dựng lên những nhân cách con người tốt đẹp, những chủ nhân tương lai của đất nước

Trang 37

Gia đình có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của con người, mà quan trọng nhất đó là vai trò của cha mẹ đối với giáo dục con cái Tuy nhiên, đối tượng của giáo dục gia đình không phải chỉ là con cái mà còn là mọi thành viên trong gia đình Hay nói cách khác vai trò giáo dục gia đình đối với trẻ em là một quá trình xã hội hóa diễn ra trên hai mặt Đó chính là sự tác động qua lại giữa cha mẹ và con cái trong quá trình giáo dục

Một mặt, trẻ em được học hỏi ở các bậc cha mẹ những kỹ năng, tri thức, kinh nghiệm sống, những giá trị chuẩn mực truyền thống…để trở thành con người xã hội, để tiếp nhận nền văn hóa, để học đóng vai trò của mình trong các hoạt động xã hội Cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách trẻ em bằng việc bảo lưu, giữ gìn và phát triển các giá trị truyền thống để răn dạy con cháu và qua các hành vi mang tính chất nêu gương

Mặt khác, trẻ em thông qua việc học hỏi từ nhiều thông tin sẽ có khả năng nắm bắt nhanh nhạy hơn những giá trị mới cũng góp phần vào quá trình hoàn thiện và ổn định nhân cách của các bậc cha mẹ Trong quá trình

ấy các bậc cha mẹ không thể không luôn tự giáo dục, phải “học để dạy” Các bậc cha mẹ phải học để dạy bằng nhiều con đường, nhiều phương pháp, nhiều hoàn cảnh và thông qua nhiều kênh thông tin Lỗ hổng lớn nhất của các bậc cha mẹ ngày nay là thiếu kiến thức, thông tin, kinh nghiệm, thời gian, lòng kiên nhẫn cũng như thiếu nội dung và phương pháp trong việc giáo dục con cái Qua sự tác động của con cái đến cha mẹ như vậy, các bậc cha mẹ sẽ phải tự tìm hiểu thêm những kinh nghiệm để giáo dục con cái tốt hơn Từ đó, tri thức cũng như kinh nghiệm của cha mẹ cũng được nâng cao, góp phần phát triển nhân cách của mình

Mọi thành viên trong gia đình cho dù đó là cha mẹ hay con cái mà cả dòng họ, làng xã, cộng đồng và xã hội đều luôn luôn phải tự giáo dục về kiến thức, kinh nghiệm sống, trách nhiệm…Đồng thời, phải quan tâm chăm

Trang 38

sóc, dạy dỗ con cái về lòng nhân, hiếu, nghĩa, trí, tín đối với cha mẹ và đối với tổ tiên; lòng nhân ái tương trợ giúp đỡ quan tâm vì nhau, có nhau trong mọi mối quan hệ thân hữu gần xa

Như vậy, không chỉ cha mẹ có vai trò trong việc hình thành và phát triển nhân cách con cái mà con cái cũng có tác động ngược lại tới cha mẹ Bởi vì, để dạy dỗ được con cái, thì trước hết các bậc cha mẹ phải là những người có nhân cách tốt Và thông qua việc giáo dục con cái, đó cũng là cơ hội để cha mẹ nhìn lại chính mình, và tự hoàn thiện bản thân hơn nữa Tuy nhiên, vai trò của cha mẹ đối với con cái là quan trọng hơn cả, thể hiện ở các khía cạnh sau:

Thứ nhất, gia đình là nơi chăm sóc tốt nhất cho con người phát triển thể chất, trí tuệ

Gia đình là nơi đầu tiên chúng ta sinh ra và được nuôi dưỡng, tuy nhiên cuộc sống của mỗi chúng ta ra sao đều chịu ảnh hưởng rất lớn từ phía gia đình Đó là nơi cho chúng ta những điều kiện tốt nhất để chúng ta phát triển thể chất, và trí tuệ Mỗi một con người đều được cha mẹ và những người thân chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy dỗ từ khi lọt lòng cho đến khi trưởng thành

Để đáp ứng được yêu cầu phát triển tốt về mặt thể chất thì gia đình phải thực hiện hiện tốt chức năng kinh tế của mình Trong bất cứ điều kiện nào, gia đình cũng phải đảm bảo nguồn sinh sống, các nhu cầu sinh hoạt vật chất và tinh thần cho các thành viên của mình Vì vậy, việc sản xuất hàng hóa, tích lũy của cải là công việc cơ bản của gia đình Thực hiện tốt chức năng kinh tế của gia đình còn tạo nên sự ràng buộc và gắn bó giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở lợi ích kinh tế, lợi ích vật chất chung,

sự chia sẻ lợi ích và quá trình tạo dựng, tích lũy, kế thừa tài sản Đồng thời

nó cũng tạo ra những tiền đề vật chất vững chắc để tổ chức đời sống gia

Trang 39

đình, làm cho gia đình có những đóng góp nhất định vào việc tái sản xuất

ra của cải vật chất, tinh thần cho xã hội Bên cạnh đó thì gia đình cũng là nơi thỏa mãn các nhu cầu hàng ngày về ăn, mặc, ở, đi lại, học hành, giải trí…của các thành viên trong gia đình, nhằm tái tạo lại thể chất và tinh thần cho các thành viên trong gia đình sau thời gian lao động, học tập vất vả Như vậy, tùy vào điều kiện của từng gia đình mà mỗi cá nhân được chăm sóc ở mức độ khác nhau Nếu gia đình có điều kiện thuận lợi thì sẽ tạo những điều kiện tốt nhất cho con cái học tập và rèn luyện Cha mẹ có đầy đủ kiến thức để tạo dựng cho trẻ những kiến thức đầu tiên để bước vào đời Trong trường hợp đó con người được phát triển lành mạnh về thể chất

và trí tuệ, tạo cơ sở hình thành những nhân cách tốt cho xã hội Ngược lại, một gia đình khó khăn về kinh tế “ăn bữa nay lo bữa mai”, bố mẹ thất học thì con cái khó có được một thể chất cường tráng, một trí tuệ thông minh, điều đó sẽ khó khăn cho việc phát triển nhân cách

Bên cạnh việc chăm sóc về thể chất cho trẻ bằng cách tạo những thói quen lành mạnh trong sinh hoạt, tập cho trẻ biết cách rèn luyện bản thân để

có thể chất tốt, thì các bậc cha mẹ còn tạo điều kiện cho trẻ học tập không chỉ ở trong nhà trường mà còn ở cả bên ngoài xã hội, cung cấp đầy đủ vật chất, và tinh thần cho trẻ có điều kiện tốt nhất để phát huy khả năng của mình Gia đình tạo mọi điều kiện cho con cái sinh trưởng và phát triển toàn diện tránh những què quặt về thể chất và tâm hồn Hơn nữa, gia đình tạo điều kiện cho mọi thành viên được phục hồi và tăng cường sức khỏe sau mỗi ngày lao động, cho người già có cuộc sống đầy đủ và vui vẻ

Trong bất cứ điều kiện nào, gia đình cũng phải đảm bảo nguồn sinh sống, các nhu cầu sinh hoạt vật chất và tinh thần cho các thành viên của mình Vì vậy, việc sản xuất hàng hóa, tích lũy của cải là công việc cơ bản của gia đình Đồng thời, thông qua hoạt động sản xuất kinh tế của mình, gia đình góp phần vào việc tái sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần cho

Trang 40

cộng đồng và xã hội Khi gia đình đảm bảo được các nhu cầu về vật chất như vậy thì sẽ tạo ra những điều kiện tốt nhất giúp con cái phát triển tốt về thể chất, và trí tuệ

Thứ hai, gia đình là nơi đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách của con người

C.Mác đã khẳng định rằng, con người là một sinh vật – xã hội Sau khi lọt lòng mẹ, nếu đứa trẻ không được sống trong môi trường xã hội loài người, không được hưởng chế độ giáo dục của gia đình, của xã hội thì đứa trẻ sẽ không trở thành một con người theo đúng nghĩa của nó Trường hợp một đứa trẻ Ấn Độ là một ví dụ: Một cháu bé Ấn Độ với lý do nào đó mà được bầy sói nuôi dưỡng, không có sự tiếp xúc với xã hội con người, vì vậy đứa trẻ đó chỉ biết bò chứ không biết đi, chỉ có tiếng hú chứ không có ngôn ngữ của con người Do vậy, chỉ có trong môi trường xã hội loài người, con người mới trở thành con người hiện thực

Gia đình là môi trường đầu tiên của con người, ở đây con người được giáo dục toàn diện, xây dựng một nhân cách từ tấm bé cho đến khi trưởng thành Hay nói cách khác thì nó là nơi đặt nền móng cho sự hình thành nhân cách của con người Ngay từ khi còn nhỏ cho đến lúc trưởng thành, con người luôn được ông bà, cha mẹ và những người thân xung quanh nuôi dưỡng, truyền thụ những kinh nghiệm sống, những kinh nghiệm lao động sản xuất, những phẩm chất đạo đức để trở thành những công dân có ích cho

xã hội

Gia đình là nơi diễn ra những mối quan hệ xã hội đầu tiên của con người Những mối quan hệ trực tiếp giữa đứa trẻ và cha mẹ là những tác động qua lại đầu tiên trong đời sống xã hội của đứa trẻ Trong gia đình, các

em nhận được những kinh nghiệm và kỹ năng sống đầu tiên

Nếu một đứa trẻ được sinh ra trong một gia đình đầy tình thương và trách nhiệm, gia đình ấm no, hạnh phúc sẽ có điều kiện tốt phát triển nhân

Ngày đăng: 20/03/2015, 14:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Chử Thị An (2012), Phụ nữ Phú Thọ với việc thực hiện chức năng giáo dục của gia đình hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Triết học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phụ nữ Phú Thọ với việc thực hiện chức năng giáo dục của gia đình hiện nay
Tác giả: Chử Thị An
Năm: 2012
2. Nguyễn Trọng An (2/2005), Giáo dục gia đình đối với trẻ em, Tạp chí Gia đình và trẻ em, kỳ II, tr. 17 – 18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Gia đình và trẻ em
3. Lê Ngọc Anh (2002), Vấn đề giáo dục đạo đức và nếp sống văn hóa gia đình truyền thống trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, Tạp chí Triết học, số 1 ( 1 – 2002) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Triết học
Tác giả: Lê Ngọc Anh
Năm: 2002
4. Hoàng Chí Bảo (2001), Nhân cách và giáo dục văn hóa nhân cách, Tạp chí Triết học, số 1(119) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Triết học
Tác giả: Hoàng Chí Bảo
Năm: 2001
5. Mai Huy Bích (2009), Giáo trình xã hội học gia đình, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình xã hội học gia đình
Tác giả: Mai Huy Bích
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2009
6. Nguyễn Ngọc Bích (2001), Tâm lý học nhân cách, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học nhân cách
Tác giả: Nguyễn Ngọc Bích
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2001
7. Đỗ Lê Bình (2002), Gia đình Việt Nam và người phụ nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gia đình Việt Nam và người phụ nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Tác giả: Đỗ Lê Bình
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2002
8. Đỗ Thị Bình – Lê Ngọc Văn – Nguyễn Linh Khiếu (2002), Gia đình Việt Nam và người phụ nữ trong gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gia đình Việt Nam và người phụ nữ trong gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Tác giả: Đỗ Thị Bình – Lê Ngọc Văn – Nguyễn Linh Khiếu
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2002
9. Đỗ Thúy Bình ( 1995), Vài suy nghĩ về tác động của chính sách giáo dục gia đình đối với đời sống nông dân, Tạp chí Khoa học về phụ nữ, (kỳ I), tr 30 – 34 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Khoa học về phụ nữ
10. Trần Xuân Bình (4/2005), Một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của giáo dục gia đình trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Gia đình và trẻ em, Kỳ I, tr 7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Gia đình và trẻ em
11. Bộ giáo dục và đào tạo (2006), Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học
Tác giả: Bộ giáo dục và đào tạo
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2006
12. Bộ giáo dục và đào tạo (2006), Giáo trình triết học Mác- Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình triết học Mác- Lênin
Tác giả: Bộ giáo dục và đào tạo
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2006
13. Phạm Khắc Chương (11/2005), Mối quan hệ gắn bó giữa cha mẹ và con cái trong giáo dục gia đình, Tạp chí Gia đình và trẻ em, (kỳ II), tr 12- 13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Gia đình và trẻ em
14. Võ Thị Cúc (1997), Văn hóa gia đình với việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ em, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa gia đình với việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ em
Tác giả: Võ Thị Cúc
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội
Năm: 1997
15. Vũ Hiếu Dân (2001), Văn hóa tâm lý gia đình, Nxb Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa tâm lý gia đình
Tác giả: Vũ Hiếu Dân
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 2001
16. Phạm Tất Dong (9/ 2005), Gia đình và việc học tập của con cái, Tạp chí Gia đình và trẻ em, số 7-12, tr. 7 -8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Gia đình và trẻ em
18. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Tác giả: Đảng Cộng Sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1991
19. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1996), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng Sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
20. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng Sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
21. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Tác giả: Đảng Cộng Sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2011

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w