Một số giải pháp phát huy vai trò của gia đình trong hình thành,

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của gia đình trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam hiện nay (Trang 80)

thành, phát triển nhân cách con người Việt Nam hiện nay

Thứ nhất, nhóm giải pháp về phát triển kinh tế và quản lý xã hội Một là, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các gia đình trên cơ sở thực hiện các chính sách, chủ trƣơng phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nƣớc.

Trong những năm gần đây, chúng ta đã chú ý nhiều đến vấn đề phát triển kinh tế hộ gia đình, coi gia đình nhƣ là một đơn vị kinh tế, tăng cƣờng các chính sách và giải pháp nhằm giải phóng tiềm năng kinh tế, lao động của mỗi gia đình. Những chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội ở nhiều địa phƣơng đã hƣớng vào mục tiêu hỗ trợ cho các gia đình nghèo về định hƣớng sản xuất, giúp đỡ về vốn và công nghệ, nâng cao từng bƣớc mức sống vật chất và tinh thần cho các hộ gia đình.

Chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010” đƣợc thủ tƣớng chính phủ phê duyệt đã khẳng định rõ tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế gia đình. Đó là “ Nâng cao mức sống gia đình trên cơ sở phát triển kinh tế gia đình, tạo việc làm, tăng thu nhập và phúc lợi, đặc biệt đối với các gia đình liệt sỹ, gia đình thương binh, gia đình bệnh binh, gia đình của người dân thuộc các dân tộc thiểu số, gia đình nghèo, gia đình ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn” [trích theo 35; 652].

Tiếp tục tinh thần trên trong văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XI Đảng ta khẳng định: “Ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mô hình tăng trƣởng và cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả, phát triển bền vững; từng bƣớc xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại. Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa” [21;188].

Để thực hiện chủ trƣơng đó Đảng và Nhà nƣớc cần có các giải pháp hỗ trợ phát triển kinh tế hộ gia đình, tăng cƣờng các nguồn vốn với lãi suất ƣu đãi, thay đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vật nuôi, cây trồng, tạo việc làm ổn định cho các gia đình, mở rộng thị trƣờng…. Khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình là tạo điều kiện cho gia đình có tƣ liệu, có vốn để sản xuất và làm giàu chính đáng. Chính sách khoán hộ, giao đất, giao ruộng ở nông thôn, chính sách kinh doanh dịch vụ, kinh tế tƣ nhân, chế độ lƣơng cho cán bộ công chức, thu nhập cho công nhân, lao động thỏa đáng, hợp lý là điều kiện ổn định đời sống gia đình và cơ sở vật chất trong gia đình. Thực hiện tốt hơn cuộc vận động “xóa đói giảm nghèo”, “giúp nhau lập nghiệp”.

Cần phải xây dựng một cơ chế rộng rãi để tập trung cao độ các nguồn lực cho sự phát triển kinh tế và nâng cao thu nhập của các gia đình. Tăng cƣờng sự theo dõi, giám sát, giúp đỡ cho các gia đình từ phía chính quyền, đoàn thể và cộng đồng xã hội. Tổ chức các lớp tập huấn phổ biến về kỹ thuật, công nghệ và kinh nghiệm trong các cấp chính quyền, đoàn thể, cộng đồng để tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế gia đình.

Bảo đảm cho những chính sách xã hội đƣợc thực hiện công bằng và có hiệu quả trên các lĩnh vực: y tế, sức khỏe, văn hóa, giáo dục, vệ sinh môi trƣờng, sức khỏe sinh sản…bằng cách lồng ghép các chƣơng trình mục tiêu. Chính sách tín dụng ƣu đãi cho ngƣời nghèo, chuyển giao công nghệ, tạo việc làm, hƣớng nghiệp…tạo điều kiện cho các gia đình có đời sống vật chất bớt khó khăn, thì mới có thể làm tốt việc xây dựng quan hệ gia đình và đạo đức gia đình tốt đẹp. Tổ chức tốt hơn nữa các dịch vụ xã hội để giảm

nhẹ lao động trong gia đình cho phụ nữ và trẻ em, tạo điều kiện rảnh rỗi nhiều hơn cho họ tham gia vào sinh hoạt xã hội, văn hóa tinh thần, giáo dục con cái, nâng cao tri thức, thẩm mỹ, thể lực. Tạo điều kiện cho mỗi gia đình có điều kiện vật chất đầy đủ hơn làm cơ sở cho việc giáo dục gia đình đạt kết quả tốt hơn.

Nhƣ vậy, trƣớc hết cần phải có những chính sách phát triển kinh tế để đảm bảo các điều kiện về vật chất và tinh thần của gia đình, từ đó mới tạo điều kiện cho việc phát huy vai trò của gia đình trong việc hình thành và phát triển nhân cách con ngƣời Việt Nam.

Cùng với phát triển kinh tế - xã hội, thì định hƣớng về công tác văn hóa tƣ tƣởng cho các gia đình trong điều kiện hiện nay cũng rất quan trọng.

Chúng ta cần phải kế thừa và phát huy các giá trị chuẩn mực đạo đức truyền thống của gia đình trong giai đoạn mới. Phải có các chính sách củng cố và phát triển các mối quan hệ lành mạnh, trong sáng trong gia đình, sự bình đẳng vợ chồng, sự hiếu thảo của con cái đối ông bà cha mẹ…

Bên cạnh đó, cần phải có các biện pháp để ngăn chặn tàn dƣ của những tập tục và thói quen trong các chuẩn mực cũ không còn phù hợp với sự phát triển của gia đình mới, chẳng hạn nhƣ nếp sống gia trƣởng, thói “vinh thân phi gia”, một ngƣời làm quan cả họ đƣợc nhờ, sự coi thƣờng phụ nữ…cũng nhƣ rất nhiều hủ tục lạc hậu trong nếp sống gia đình.

Ngoài ra, cũng cần phải xây dựng và phát triển những chuẩn mực văn hóa mới về gia đình, tiếp thu có chọn lọc các giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội hiện đại. Mọi gia đình và mọi tổ chức, thiết chế xã hội đều có trách nhiệm giáo dục trên sự kế tục các giá trị truyền thống tốt đẹp kết hợp với những nội dung, phƣơng pháp giáo dục hiện đại nhằm đáp ứng công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Củng cố các nhân tố và môi trƣờng giáo dục để có thể phát huy vai trò, trách nhiệm của mỗi nhân tố tham gia giáo dục, cụ thể hóa mọi hoạt động giáo dục. Cần phải xây dựng môi trƣờng văn hóa gia đình, môi trƣờng văn hóa xã hội. Bởi vì, mỗi

nhân cách đƣợc tạo ra không chỉ ảnh hƣởng của nền giáo dục gia đình, gia phong, gia lễ, nếp nhà, mà còn quan trọng hơn là nhân cách ấy đƣợc “nhào nặn” bởi sự tác động đa phƣơng nhiều chiều của những nhân tố cấu trúc nên xã hội. Đó là các thiết chế xã hội chính thức và phi chính thức, nhƣ kinh tế, chính trị, văn hóa, tôn giáo, y tế …thậm chí cả những phong tục tập quán, thói quen, tâm lý.

Nhƣ vậy, gia đình không chỉ có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội, trong việc kế thừa văn hóa và giáo dục truyền thống mà còn là đơn vị sản sinh, nuôi dƣỡng phát triển nòi giống, nơi bảo lƣu, truyền thụ và phát huy các di sản văn hóa dân tộc. Bởi vậy, chúng ta cần bảo vệ kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống gia đình Việt Nam. Ngoài ra, cần phải đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính sách gia đình nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu: xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng tiến bộ, hạnh phúc và bền vững, cơ sở cho việc nâng cao vai trò của gia đình đối với sự hình thành nhân cách con ngƣời.

Hai là, gia đình cần phải quan tâm, chăm lo, theo dõi sự hình thành và phát triển nhân cách của mọi thành viên để từ đó có những biện pháp phù hợp về chăm sóc thể lực, trí tuệ, văn hóa.

Quá trình hình thành nhân cách của con ngƣời là một quá trình kéo dài suốt cuộc đời, và có nhiều biến đổi do sự tác động của những yếu tố xung quanh. Vì vậy, gia đình cần phải quan tâm, chăm lo theo dõi quá trình phát triển nhân cách của con em mình, để kịp thời phát huy những yếu tố tích cực và chỉnh đốn lại những hành vi sai trái của chúng.

Điều kiện để chăm sóc con em một cách tốt nhất là phải xây dựng một gia đình ấm no, bình đẳng, hạnh phúc tạo cơ sở phát huy thể lực, trí tuệ, của con trẻ.

Xây dựng gia đình no ấm là làm cho tế bào xã hội vững mạnh, tạo môi trƣờng vật chất và tinh thần cho sự phát triển toàn diện nhân cách con ngƣời, tăng cƣờng năng lực và điều kiện giáo dục cho các gia đình.

Mặt khác, khi đƣợc sống trong một gia đình có các tiêu chí no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc thì con cái sẽ có một môi trƣờng thuận lợi cho quá trình rèn luyện bản thân. Các bậc cha mẹ phải chú trọng tới việc xây dựng một gia đình văn hóa, phát triển toàn diện, vì chỉ có nhƣ thế thì con em họ mới có điều kiện phát triển đầy đủ về mặt thể chất, trí tuệ. Nếu gia đình no ấm, chắc chắn sẽ có khả năng đáp ứng tốt hơn nhu cầu về vật chất, tạo điều kiện cho con em họ học tập đầy đủ hơn, từ đó nâng cao tri thức, một thành tố quan trọng của nhân cách con ngƣời.

Bên cạnh đó, một giải pháp có tính chất nội tại có tác dụng lớn và khả thi đó là cần phải xây dựng kỷ cƣơng trong gia đình. Từ đó, cha mẹ sẽ có điều kiện quan tâm, chăm lo tới con cái hơn. Bất luận một loại hình gia đình nào, dù ở đô thị hay nông thôn, dù là đồng bằng hay miền núi…trong công cuộc đổi mới hiện nay, để phát huy vai trò giáo dục đối với con cái, mọi gia đình đều phải xây dựng và hoàn thiện một kỷ cƣơng, gia phong, gia lễ.

Tùy theo gia đình, dòng họ và lớn hơn là làng xã nhất thiết phải có kỷ cƣơng. Có một thời kỳ dài chúng ta đã buông lỏng kỷ cƣơng ngoài xã hội cũng nhƣ trong gia đình “ Nƣớc không có kỷ cƣơng nƣớc tất sẽ loạn, nhà không có kỷ cƣơng nhà tất sẽ tan”. Kỷ cƣơng là điều luật, là quy tắc nhằm ổn định trật tự đặt ra trên cơ sở lợi ích cộng đồng. Mọi ngƣời phải có trên có dƣới, có tôn ti trật tự theo phép tắc. Gia đình phải có nội quy rõ ràng, phải có quy chế sinh hoạt từ việc nhỏ đến việc lớn. Với trẻ em, càng phải quan tâm tới tính chất này. Những dấu ấn ban đầu sẽ in đậm suốt đời của mỗi con ngƣời. Mỗi con ngƣời sẽ có một nhân cách tốt, vững vàng, tự tin, có bản lĩnh vƣợt qua trở ngại trƣớc những khó khăn của cuộc đời, nếu đứa trẻ sống trong một gia đình tốt, có tổ chức tốt, không khí hòa thuận yêu thƣơng, có một môi trƣờng giáo dục tốt.

Qua đó, ta có thể thấy đƣợc sự cần thiết phải quan tâm, chăm lo thƣờng xuyên tạo điều kiện cho gia đình xây dựng và phát triển những nhân cách của mình.

Ba là, cùng với việc chăm lo củng cố từng gia đình, muốn tạo nên những nhân cách tốt trong xã hội, cần quan tâm hơn nữa tới công tác quản lý xã hội.

Quan trọng nhất trong quản lý xã hội là quản lý nhà nƣớc. Hoạt động quản lý nhà nƣớc đƣợc thực hiện thông qua kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của đất nƣớc, thông qua định hƣớng các giá trị xã hội và quan trọng hơn là nhà nƣớc thực hiện điều hành quản lý toàn bộ các hoạt động của đất nƣớc. Nhà nƣớc cần có những biện pháp quản lý kinh tế một cách chặt chẽ để vừa phát huy đƣợc thế mạnh của các thành phần kinh tế, từ đó giải quyết nhiều việc làm cho xã hội, vừa chống thất thoát những nguồn tài sản lớn của đất nƣớc. Quản lý kinh tế trong xã hội một cách đúng đắn, thực hiện đƣợc nguyên tắc phân phối dƣới chủ nghĩa xã hội sẽ tạo điều kiện cho mỗi con ngƣời phát huy hết tính tích cực xã hội của mình, để đóng góp cho đất nƣớc. Có quản lý kinh tế đúng đắn mới thu hút đƣợc những nhân tài về phục vụ đất nƣớc, con ngƣời mới phát huy hết khả năng của mình đóng góp cho xã hội. Quản lý kinh tế đúng đắn, ngƣời có năng lực, ngƣời làm tốt phải đƣợc hƣởng nhiều, chống thất thoát tài sản nhà nƣớc góp phần thiết lập lại kỷ cƣơng xã hội sẽ tạo điều kiện phát triển nhân cách con ngƣời theo hƣớng tích cực.

Nhà nƣớc cần phải tăng cƣờng các hoạt động văn hóa xã hội, làm thế nào để phát huy tốt những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, tiếp thu đƣợc những giá trị văn hóa tốt đẹp của các dân tộc khác để bồi đắp nhân cách cho con ngƣời Việt Nam. Muốn thực hiện quản lý tốt lĩnh vực này Bộ Văn hóa - Thông tin và Du lịch cùng với các bộ ngành liên quan phải quản lý tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ, biểu diễn, vui chơi giải trí, thể dục thể thao, quản lý hoạt động báo chí, phát thanh truyền hình để huy động sức mạnh của các lĩnh vực này tham gia bồi dƣỡng, phát triển nhân cách con ngƣời Việt Nam.

Một biện pháp quan trọng trong bồi dƣỡng, phát triển nhân cách con ngƣời Việt Nam là phải đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng cửa quyền. Nếu không làm tốt lĩnh vực này sẽ làm đảo lộn các giá trị xã hội. Cuộc đấu tranh chống tham nhũng phải bắt đầu từ gia đình, tới toàn xã hội, đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ các cấp, các ngành, bằng dƣ luận xã hội, bẳng biện pháp hành chính, bằng luật pháp. Nếu mỗi gia đình các bậc cha mẹ hiểu đƣợc tham nhũng, giáo dục con cái biết đƣợc tham nhũng là xấu, cha mẹ nêu gƣơng thì tệ nạn tham nhũng sẽ giảm đi. Tất nhiên cuộc đấu tranh này là vô cùng quyết liệt vì nó liên quan tới lợi ích cá nhân của con ngƣời. Những ngƣời tham nhũng lại là những ngƣời có quyền, có tiền và có chức. Do vậy, nếu đấu tranh không có phƣơng pháp đúng thì câu nói “ đấu tranh, tránh đâu” sẽ trở thành sự thật. Vì thế, Đảng và Nhà nƣớc ta cần quan tâm hơn nữa tới công tác quản lý xã hội để xây dựng một xã hội giàu mạnh và văn minh, tạo cơ sở cho việc hình thành nhân cách con ngƣời Việt Nam.

Thứ hai, nhóm giải pháp về nhận thức

Một là, cần nâng cao nhận thức của các bậc cha mẹ về vai trò và trách nhiệm của mình trong việc giáo dục con cái.

Để phát huy đƣợc vai trò của gia đình trong viêc hình thành nhân cách của trẻ thì các bậc cha mẹ phải nhận thức đƣợc trách nhiệm và vai trò quan trọng của mình.

Các bậc cha mẹ phải nhận thức đƣợc rằng giáo dục gia đình đặt cơ sở nền móng cho sự hình thành nhân cách đối với trẻ em. Sẽ là cực đoan, sai lầm hoặc lệch hƣớng nếu chuyển giao hoàn toàn chức năng giáo dục gia đình cho nhà trƣờng và xã hội. Mặc dù trong điều kiện hiện nay, gia đình không phải là thiết chế duy nhất chịu trách nhiệm giáo dục con trẻ nhƣng nó là môi trƣờng xã hội đầu tiên và có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách gốc của con ngƣời. Giáo dục nhà trƣờng xã hội, ảnh hƣởng của bạn bè rất quan trọng không thể thiếu đƣợc trong quá trình xã hội hóa con ngƣời. Song, đó chỉ là bạn đồng hành và là sự tiếp nối của giáo dục gia

đình. Nhƣ vậy, những thiết chế bên ngoài gia đình chỉ có thể hỗ trợ cho gia đình chứ không thể thay thế đƣợc giáo dục gia đình. Giáo dục xã hội là sự tiếp tục chứ không phải là sự thay thế cho giáo dục gia đình.

Các bậc cha mẹ phải ý thức đƣợc tầm quan trọng của mình, phải nghiêm túc trong việc giáo dục con cái. Ý thức đƣợc trách nhiệm làm cha mẹ là quan trọng và không thể thay thế. Điều này, giúp các bậc làm cha mẹ không giao phó hay ỷ lại quá nhiều vào những ngƣời khác nhƣ nhà trƣờng,

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của gia đình trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam hiện nay (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)