Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 196 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
196
Dung lượng
1,16 MB
Nội dung
1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ LÊ THỊ THÙY DUNG VAI TRÒ CỦA VĂN HOÁ THẨM MỸ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Hµ Néi – 2013 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ LÊ THỊ THÙY DUNG VAI TRÒ CỦA VĂN HOÁ THẨM MỸ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: CNDVBC&CNDVLS Mã số: 62 22 80 05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Văn Huyên Hµ Néi – 2013 4 MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU………………………………………………………… 4 B. NỘI DUNG……………………………………………………… 18 Chƣơng 1. LÝ LUẬN VỀ VAI TRÕ CỦA VĂN HÓA THẨM MỸ ĐỖI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH SINH VIÊN 18 1.1. Văn hoá thẩm mỹ, nhân cách, những nét tƣơng đồng giữa văn hóa thẩm mỹ và nhân cách…………………………………… 18 1.2. Vai trò của văn hoá thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách sinh viên……………………………………………………………… 49 Chƣơng 2. VAI TRÕ CỦA VĂN HÓA THẨM MỸ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY – THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA………. 69 2.1. Đặc điểm nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay…………… 69 2.2. Sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay do văn hóa thẩm mỹ mang lại thông qua hoạt động giảng dạy và học tập 80 2.3. Sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay do văn hóa thẩm mỹ mang lại thông qua hoạt động chính trị - xã hội và hoạt động vui chơi giải trí………………………………………… 98 2.4. Sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay do văn hóa thẩm mỹ mang lại thông qua môi trƣờng nhà trƣờng………. 107 2.5. Những vấn đề đặt ra trong sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay do việc vận dụng, phát huy vai trò của văn hóa thẩm mỹ chƣa tốt………………………………………………. 120 Chƣơng 3. PHƢƠNG PHƢỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT HUY VAI TRÕ CỦA VĂN HÓA THẨM MỸ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY………………………………………………………… 133 5 3.1. Phƣơng hƣớng phát huy vai trò của văn hoá thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay……………. 133 3.2. Những giải pháp chủ yếu phát huy vai trò của văn hoá thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay 149 C. KẾT LUẬN………………………………………………………. 178 D. DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN……………………………………… 182 E. TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………… 183 6 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội nói chung và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc nói riêng, thế hệ trẻ ngày càng có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng. Đại hội XI của Đảng đã xác định: “Chú trọng xây dựng nhân cách con ngƣời Việt Nam về lý tƣởng, trí tuệ, đạo đức, lối sống, thể chất, lòng tự tôn dân tộc, trách nhiệm xã hội, ý thức chấp hành pháp luật, nhất là trong thế hệ trẻ” [30, tr. 126]. Sinh viên là một bộ phận ƣu tú trong thế hệ trẻ, nguồn bổ sung chủ yếu cho giới trí thức và là hiện thân tƣơng lai của đất nƣớc. Nguyên Tổng bí thƣ Lê Khả Phiêu trong Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ VI năm 1999 đã xác định, sinh viên “là bộ phận trí tuệ và ƣu tú trong thế hệ thanh niên, nơi kết tinh nhiều tài năng sáng tạo, là nguồn lao động có học vấn cao, có chuyên môn sâu và đại bộ phận sinh viên sẽ trở thành trí thức của đất nƣớc” [50, tr. 67]. Sự phát triển toàn diện của sinh viên chính là tiền đề cho sự đóng góp tích cực của họ đối với tiến bộ xã hội. Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xu thế hội nhập khu vực, hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ và sôi động, sự phát triển nhảy vọt của cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới đòi hỏi sinh viên Việt Nam phải nỗ lực rèn luyện, phấn đấu vƣơn lên toàn diện về thể lực, trí lực, đạo đức, nhân cách, để đáp ứng yêu cầu của thời đại, đƣa đất nƣớc từng bƣớc tiến kịp các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Đại hội XI của Đảng đã chỉ rõ: “Tập trung xây dựng đời sống, lối sống và môi trƣờng văn hóa lành mạnh; coi trọng văn hoá trong lãnh đạo, quản lý, văn hoá trong kinh doanh và văn hoá trong ứng xử” [30, tr. 126]. Tuy nhiên, trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, bên cạnh xu hƣớng tích cực và tiến bộ, nhiều yếu tố tiêu cực từ bên ngoài 7 cũng thâm nhập, tác động không nhỏ tới nhận thức và hành vi của một bộ phận sinh viên nƣớc ta. Nhiều vấn đề có liên quan tới tƣ tƣởng, quan điểm, lối sống, đạo đức, nhân cách của sinh viên đang bị suy thoái, lệch lạc; những giá trị truyền thống, thuần phong mỹ tục của dân tộc đang có xu hƣớng bị sinh viên xem nhẹ; việc tìm hiểu, phân tích và tiếp thu các xu hƣớng tƣ tƣởng và trào lƣu của xã hội hiện đại trong sinh viên còn có phần cảm tính, thiếu cân nhắc và chọn lọc….Tất cả những “lệch chuẩn” trong nhân cách ấy cần phải đƣợc điều chỉnh để tạo ra những sinh viên đáp ứng đƣợc nhu cầu đòi hỏi của thời đại. Văn hóa thẩm mỹ hiện diện trong tất cả các hoạt động của con ngƣời, đặc biệt nó tác động đến con ngƣời bằng cái đẹp và thông qua cái đẹp, trong sự hài hoà với cái chân, cái thiện, cái có ích. Nó đánh thức không chỉ năng lực thẩm mỹ mà toàn bộ năng lực sáng tạo tiềm ẩn, lay động những sợi dây tình cảm tinh tế nhất của tâm hồn con ngƣời. Tác động thẩm mỹ làm nảy sinh nhu cầu cảm thụ và sáng tạo cái đẹp không chỉ trong lĩnh vực nghệ thuật mà trong toàn bộ hoạt động sản xuất vật chất và tinh thần. Nhờ đó, nó tác động đến toàn bộ thế giới tinh thần, tình cảm của con ngƣời, góp phần hình thành và phát triển nhân cách con ngƣời nói chung và sinh viên nói riêng. Văn hoá thẩm mỹ và nhân cách là hai khía cạnh trong bản chất con ngƣời, chúng có những nét đặc thù gần gũi. Văn hoá thẩm mỹ thống nhất về bản chất với nhân cách cao đẹp. Văn hoá thẩm mỹ chính là sự đồng hoá, thẩm mỹ hoá, văn hoá hoá bản chất con ngƣời, là sự sáng tạo mà quá trình lịch sử chứa đựng xu hƣớng tự thoát khỏi cái thực dụng vật chất tầm thƣờng, nhằm phát hiện và khẳng định một cách đầy đủ nhất bản chất ngƣời, tức là bản chất xã hội của con ngƣời. Ở một trình độ phát triển cao, mục đích của văn hoá thẩm mỹ trùng khớp với mục đích nhân hoá, văn hoá hoá con ngƣời, xây dựng những nhân cách theo yêu cầu của xã hội. 8 Nghiên cứu, làm rõ bản chất và sức mạnh đặc thù của văn hóa thẩm mỹ, từ đó làm rõ vai trò của văn hoá thẩm mỹ trong đời sống xã hội và phát triển con ngƣời là một trong những nhiệm vụ quan trọng để góp phần xây dựng và phát triển nhân cách của giới trí thức tƣơng lai, góp phần xây dựng con ngƣời mới xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, cho đến nay, vấn đề này chƣa đƣợc quan tâm nghiên cứu đúng mức. Vì những lí do trên, việc đi sâu nghiên cứu đề tài “Vai trò của văn hoá thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay” là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2.1. Tình hình nghiên cứu về vấn đề văn hóa thẩm mỹ Dƣới những hình thức và mức độ nhất định, vấn đề văn hóa thẩm mỹ đã đƣợc đề cập đến từ xa xƣa trong lịch sử. Khái niệm văn hóa thẩm mỹ chỉ đƣợc sử dụng phổ biến bắt đầu từ những năm 60, 70 của thế kỷ XX trong giới nghiên cứu khoa học triết học, chuyên ngành mỹ học và văn hoá học. Ở Liên Xô trƣớc đây đã có những công trình nghiên cứu về văn hóa thẩm mỹ. Công trình chuyên khảo của M.X Cagan “Văn hóa thẩm mỹ của con ngƣời Xô Viết”- Trƣờng Đại học Tổng hợp Lêningrát (1976), đã khảo sát bản chất của văn hoá thẩm mỹ, xem giáo dục thẩm mỹ nhƣ một phƣơng tiện hình thành nhân cách và khẳng định vai trò của nghệ thuật trong sự phát triển nhân cách của con ngƣời nói chung. Giáo trình “Cơ sở lý luận văn hóa Mác- Lênin”, Nxb Văn hoá, Hà Nội, 1983 của tập thể tác giả Liên Xô do giáo sƣ A.I.Ácnônđốp chủ biên đã dành cả chƣơng XV để trình bày về “Văn hóa thẩm mỹ xã hội chủ nghĩa”. Trong chƣơng này tác giả đã trình bày những quan niệm chung nhất về văn hoá thẩm mỹ, chức năng và các lĩnh vực biểu hiện của nó. Văn hoá nghệ thuật đƣợc xem là hạt nhân của văn hoá thẩm mỹ và là một nội dung quan trọng trong nhiệm vụ giáo dục thẩm mỹ cho nhân 9 dân lao động. Tuy chƣa đƣa ra định nghĩa hoàn chỉnh song các tác giả đã có quan niệm rõ nét về bản chất, chức năng, đặc thù của văn hoá thẩm mỹ. Trong cuốn “ Nguyên lý mỹ học Mác- Lênin” của IU.A. Lukin và V.C. Xcacherơsicôp, Nxb Sách giáo khoa Mác- Lênin, Hà Nội, 1984, các tác giả cho rằng: “Văn hoá thẩm mỹ đƣợc hình thành bởi các giá trị thẩm mỹ”. Ở trong nƣớc cũng có nhiều tác giả nghiên cứu nhƣ: “Văn hóa thẩm mỹ và nhân cách” của Lƣơng Quỳnh Khuê - Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995. Ở công trình này tác giả đã đƣa ra khái niệm văn hóa thẩm mỹ là một hệ thống chỉnh thể bao hàm bên trong nó những năng lực tinh thần – thực tiễn đặc biệt giúp con người có khả năng hoạt động theo các quy luật của cái đẹp nhằm cảm thụ, nhận thức, đánh giá, và sáng tạo trên các giá trị thẩm mỹ; tác giả cũng đã phân tích cơ cấu nội tại của văn hóa thẩm mỹ bao gồm năng lực thẩm mỹ, hoạt động thẩm mỹ và giá trị thẩm mỹ cũng nhƣ tác động của chúng đối với sự phát triển các phẩm chất văn hóa của con ngƣời. Nguyễn Văn Huyên cũng nghiên cứu về văn hóa thẩm mỹ với “Văn hóa thẩm mỹ và văn hóa nghệ thuật nâng cao năng lực sáng tạo của con ngƣời” trong sách “Văn hóa mới Việt Nam, sự thống nhất và đa dạng” – Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1996; “Văn hóa thẩm mỹ và sự phát triển nhân cách con ngƣời Việt Nam trong thế kỷ mới”, của nhiều tác giả do Nguyễn Văn Huyên chủ biên, 2001. Trong những công trình này, tác giả đã tiếp cận một cách toàn diện với văn hoá thẩm mỹ trên ba bình diện: nhận thức luận, bản thể luận và giá trị luận để thể hiện đầy đủ bản chất, cấu trúc và các tầng ý nghĩa của văn hóa thẩm mỹ. Trong luận án tiến sĩ “Văn hóa thẩm mỹ và sự phát triển năng lực sáng tạo của con ngƣời‟ của Nguyễn Ngọc Thu - Viện triết học, 1998, tác giả cho rằng, văn hóa thẩm mỹ chính là sự thể hiện và thực hiện những năng lực thẩm mỹ của con người trong toàn bộ các hoạt động xã hội của họ, là phương thức thẩm mỹ của các hoạt động đó. Nguyễn Văn Phúc với “ Quan hệ giữa 10 cái thẩm mỹ và cái đạo đức trong cuộc sống và trong nghệ thuật”, 1997; “Xây dựng và phát triển nền văn hoá thẩm mỹ ở nƣớc Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào trong điều kiện đổi mới và hội nhập quốc tế” của Xỉ Lửa Bun Khăm- Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2001; “Tính phổ quát và tính đặc thù trong các khía cạnh thẩm mỹ của văn hóa” trong sách “Đạo đức học - mỹ học và đời sống văn hóa nghệ thuật” của Đỗ Huy – Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội 2002; “Thị hiếu thẩm mỹ trong đời sống” của Nguyễn Chƣơng Nhiếp, 2004; “Vai trò của nghệ thuật trong giáo dục thẩm mỹ” của Trần Túy, 2005; luận án tiến sĩ “Giáo dục thẩm mỹ với việc hình thành lối sống văn hóa của thanh niên vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay” của Lƣơng Thanh Tân – Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, 2009; “Vai trò của giáo dục thẩm mỹ trong xây dựng lối sống văn hóa cho sinh viên trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp hiện nay” của Lƣơng Thanh Tân, Nxb Chính trị Quốc gia, H.2012… Các công trình trên có tính chuyên sâu về mỹ học. Trên các bình diện khác nhau nhƣ triết học, thẩm mỹ học, xã hội học, tâm lý học, văn hóa học… các tác giả đã đề cập đến các vấn đề: khái niệm văn hóa, văn hóa thẩm mỹ; bản chất, cấu trúc và chức năng của văn hóa thẩm mỹ; giá trị thẩm mỹ, vai trò của văn hóa thẩm mỹ trong sự hình thành và phát triển con ngƣời. Đồng thời, các công trình trên cũng đã đƣa ra một số phƣơng hƣớng và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của văn hóa thẩm mỹ. Những công trình này đã nghiên cứu vấn đề văn hóa thẩm mỹ dƣới nhiều góc độ khác nhau, trong đó tập trung chủ yếu khai thác quan điểm mácxít về văn hóa thẩm mỹ. Những công trình này có giá trị tham khảo rất cao đối với đề tài luận án. Về khái niệm văn hóa thẩm mỹ: Chúng ta biết rằng, văn hóa thẩm mỹ là một khía cạnh của văn hóa, đó là một phạm trù rất rộng, để làm rõ nó, cần đƣợc nghiên cứu toàn diện từ nhiều khoa học khác nhau. Các công trình của 11 các nhà nghiên cứu trƣớc đã bàn khá kỹ lƣỡng về khái niệm, cấu trúc và vai trò của văn hóa thẩm mỹ. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu thƣờng chỉ đƣợc tiếp cận, phân tích từ một ngành khoa học cụ thể, cho nên nội hàm khái niệm văn hóa thẩm mỹ chỉ đƣợc làm rõ ở khía cạnh mà từng công trình nghiên cứu quan tâm; nó có thể đƣợc phân tích rất sâu từ khía cạnh tâm lý học, nghệ thuật học, văn hóa học. Từ cách tiếp cận có tính tổng hợp phải nói tới các công trình nghiên cứu từ triết học, chuyên ngành mỹ học. Đây là mảng công trình có nhiều đóng góp vào làm rõ dần khái niệm văn hóa thẩm mỹ. Về vai trò của văn hóa thẩm mỹ: Vai trò của văn hóa thẩm mỹ từ lý luận chung đƣợc quan tâm bởi nhiều nhà triết học, trong đó có mỹ học ở Liên Xô và một số nƣớc châu Âu. Kết quả nghiên cứu của họ làm cơ sở lý luận cho nghiên cứu vấn đề này ở Việt Nam những năm qua, tuy nhiên các công trình nghiên cứu ở Việt Nam cũng đi sâu vào lý thuyết. Các nhà nghiên cứu tiền bối thƣờng chỉ đánh giá vai trò của văn hóa thẩm mỹ tới nhân cách nói chung mà ít có tác giả đề cập tới vai trò của văn hóa thẩm mỹ tới đối tƣợng hẹp là nhân cách sinh viên, kể cả các công trình nghiên cứu dƣới dạng các bài báo cũng nhƣ các đề tài cấp nhà nƣớc. 2.2. Tình hình nghiên cứu về vấn đề nhân cách và nhân cách sinh viên Vấn đề nhân cách cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu. Năm 1984, Nhà xuất bản sách giáo khoa Mác - Lênin đã xuất bản bộ sách “Chủ nghĩa xã hội và nhân cách” của L.M.Ackhanghenxky do Đỗ Trọng Thiều và Đào Anh San dịch. Bộ sách này gồm hai tập. Trong tập một, tác giả đƣa ra khái niệm nhân cách, đặc trƣng của nhân cách Xã hội Chủ nghĩa và vai trò tích cực của con ngƣời trong sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Cộng sản. Trong tập hai, tác giả trình bày sự phát triển nhân cách về mặt đạo đức, tự do và trách nhiệm của nhân cách, giáo dục nhân cách trong tập thể lao động và những phƣơng pháp [...]... phát huy vai trò của văn hoá thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam trong điều kiện hiện nay - Nhiệm vụ: Để thực hiện đƣợc mục đích nêu trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau: + Làm rõ những vấn đề lý luận về văn hóa thẩm mỹ, nhân cách, tính tƣơng đồng giữa văn hóa thẩm mỹ và nhân cách, chỉ ra vai trò của văn hóa thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách sinh viên Việt. .. Việt Nam hiện nay cần đƣợc kế thừa, tiếp thu có chọn lọc những thành tựu của các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học tiền bối 3 Mục đích và nhiệm vụ của luận án - Mục đích: Trên cơ sở lý luận về văn hóa thẩm mỹ, nhân cách và vai trò của văn hóa thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách, luận án phân tích, làm rõ vai trò của văn hoá thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay, ... về vai trò của văn hóa thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách sinh viên Trong các sách giáo khoa về thẩm mỹ của các tác giả Liên Xô, sau các phần về thẩm mỹ, văn hóa thẩm mỹ, còn có phần bàn về vai trò của văn hóa thẩm mỹ đối với phát triển con ngƣời Trƣớc hết phải kể đến các công trình của IU.A Lukin và V.C Xcacherơsicôp, Iri Bôrep, Vanxlốp, Iuri Babuskin, Egirốp, Ovxianicốp, v.v Về vai trò của văn. .. đến vai trò của văn 16 hóa thẩm mỹ đối với sự phát triển con ngƣời nói chung Tuy nhiên, cho đến nay, vấn đề vai trò của văn hóa thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay hầu nhƣ vẫn còn bỏ ngỏ Việc thực hiện đề tài mới có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách đối với việc phát triển con ngƣời mới xã hội chủ nghĩa nói chung, nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế ở Việt. .. sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay do văn hóa thẩm mỹ mang lại, đồng thời, chỉ ra những vấn đề đặt ra trong thực trạng ấy; - Đề xuất và luận giải tính khả thi của một số giải pháp thiết thực nhằm phát huy vai trò của văn hoá thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay 7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần phát triển. .. sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam; + Phân tích thực trạng sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay do văn hóa thẩm mỹ mang lại, đồng thời, chỉ ra những vấn đề đặt ra trong thực trạng ấy; 17 + Đề ra phƣơng hƣớng và những giải pháp chủ yếu nhằm góp phần phát huy vai trò của văn hoá thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay 4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên... dạy, đào tạo của nhà trƣờng và các hoạt động của sinh viên trong các trƣờng đại học, cao đẳng ở nƣớc ta 18 6 Đóng góp mới về khoa học của luận án - Luận án phân tích một cách có hệ thống những vấn đề lý luận về văn hoá thẩm mỹ và nhân cách, chỉ ra tính tƣơng đồng giữa văn hóa thẩm mỹ và nhân cách, từ đó, làm rõ vai trò của văn hóa thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam; - Phân tích... đổi mới đến nay Phạm vi: Văn hoá thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách sinh viên có thể đƣợc nghiên cứu ở nhiều góc độ, nhiều khía cạnh khác nhau: văn hóa dân tộc; hoạt động sống; môi trƣờng xã hội; v.v Trong khuôn khổ của luận án này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu, phân tích và làm rõ vai trò của văn hoá thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay thông qua việc phân tích... Việt Nam hiện nay hƣớng tới Với đối tƣợng hẹp là nhân cách sinh viên cũng đã có một số tác giả bàn đến nhƣ: Trần Sỹ Phán với luận án “Giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay ; “Giáo dục nhân cách cho học sinh, sinh viên trong bối cảnh của cơ chế thị trƣờng”, Phạm Thị Minh, T/c Tâm lý học, số 7 năm 2005, “Xây dựng nhân cách sinh viên sƣ... triển lý luận về văn hoá thẩm mỹ, nhân cách và vai trò của văn hoá thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách sinh viên nói riêng, con ngƣời Việt Nam nói chung hiện nay - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu, học tập và giảng dạy về văn hóa thẩm mỹ trong các trƣờng đại học, cao đẳng Luận án cũng có ý nghĩa gợi ý, khuyến nghị đối với những ngƣời làm . thẩm mỹ, nhân cách, tính tƣơng đồng giữa văn hóa thẩm mỹ và nhân cách, chỉ ra vai trò của văn hóa thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam; + Phân tích thực trạng sự phát triển. LUẬN VỀ VAI TRÕ CỦA VĂN HÓA THẨM MỸ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH SINH VIÊN 1.1. Văn hóa thẩm mỹ, nhân cách, những nét tƣơng đồng giữa văn hóa thẩm mỹ và nhân cách 1.1.1. Văn hoá thẩm mỹ 1.1.1.1 luận về văn hoá thẩm mỹ và nhân cách, chỉ ra tính tƣơng đồng giữa văn hóa thẩm mỹ và nhân cách, từ đó, làm rõ vai trò của văn hóa thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam; -