Slide
Trang 1Bài Thuyết Trình Nhóm 5
Vai trò của nhà nước đối với hệ thống tài chính theo
quan điểm đề cao vai trò kinh tế thị trường
Trang 4Đề cao vai trò kinh tế thị trường?
Kinh tế thị trường là gì?
Là cách tổ chức nền kinh tế - xã hội, trong đó các quan hệ kinh tế của
các cá nhân, doanh nghiệp đều biểu hiện qua quan hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường, và thái độ cư xử của từng thành viên chủ thể kinh tế là định hướng vào việc tìm kiếm lợi ích của chính mình theo sự dẫn dắt của giá cả thị trường
Trang 5Hệ thống tài chính là gì?
Là một tổng thể bao gồm:
Các thị trường tài chính,các định chế tài chính trung gian,cơ sở hạ tầng pháp lý- kỹ thuật và các tổ chức quản lý giám sát và điều hành HTTC để tổ chức phân bổ nguồn lực tài chính nhằm đạt được mục tiêu của các chủ thể trong nền kinh tế
Trang 6Của M Keynes đề
cao vai trò nhà nước
Của Adam Smith đề cao vai trò kinh tế thị trường tự do
Trang 7So sánh Quan điểm đề cao vai trò nhà nước
(nhà kinh tế học tiêu biểu: M
Keynes)
Quan điểm để cao vai trò kinh tế thị trường (nhà kinh tế học tiêu biểu: Adam Smith)
1 Thị
trường
TC
- Sử dụng chính sách tài chính lỏng và
tăng chi tiêu chính phủ Cung tiền tăng
Hi vọng: thúc đấy phát triển kinh tế qua tăng tổng cầu của nền kinh tế
- Hạn chế mức cung tiền dư thừa và giảm chi tiêu nhà nước nhằm giảm thâm hụt ngân sách và lạm phát khuyến khích tự do cạnh tranh
- Kiểm soát chặt tỷ lệ lãi suất
- Cho phép ngân hàng mở rộng các dịch vụ tài chính mới cho khách hàng.
- Để chế độ tỷ lệ lãi suất linh họat
- Ủng hộ sự tự do hoá thương mại cao và
sự phát triền của tư nhân.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, dịch
vụ công để tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực tư nhân phát triền.
- Giảm thuế để kích thích đầu tư
Thực thi các chính sách tiền tệ.
Vẫn đưa ra các đơn vị kiểm tra giám sát hoạt động về tín dụng, ngân hàng nhưng lỏng lẻo hơn
Trang 8Mỹ: nước tiêu biểu cho nhà nước đề cao vai trò của kinh tế
thị trường
Tuy rằng:
Giai đoạn sau khủng hoảng 1929-1933 tới 1980: coi trọng học thuyết của M.Keynes
Trang 9• Thị trường tài chính tăng đột biến về số lượng.
• Các tổ chức tài chính mở rộng quá mức và xuất hiện yếu tố không lành mạnh
• Công cụ tài chính không có nhiều tiến triển
• Một số chính sách có thể làm tình trạng bong bóng trầm trọng hơn
Góc khuất của bức tranh hệ thống tài chính với quan điểm đề cao vai trò của
kinh tế thị trường
Trang 112.Vai trò của nhà nước đối với hệ thống tài chính theo quan điểm đề cao vai trò kinh tế thị trường.
Tác nhân tạo dựng niềm tin và luật chơi cho những đối tượng tham gia thị trường tài chính
Không can thiệp sâu vào hoạt động thị trường
• Đối với thị trường tài chính
• Đối với trung gian tài chính
• Đối với cơ sở hạ tầng, pháp lý – kỹ thuật
• Đối với tổ chức điều hành và giám sát
hệ thống tài chính
• Đối với xã hội
Trang 122.1 Đối với thị trường tài chính
Nhà nước có vai trò tạo một sân chơi
năng động, công bằng và thuận lợi cho sự lưu
chuyển vốn, đầu tư tư nhân và đảm bảo công
bằng cho cả tư nhân lẫn doanh nghiệp nhà nước
để tăng cường tính hiệu quả của thị trường
Hạn chế những khuyết tật của thị trường để nâng cao vai trò của nền kinh tế thị trường và tạo cho hệ thống tài chính phong phú, kênh thu hút vốn đa dạng hấp dẫn hơn
Năm 1890, Quốc hội Mỹ đã thông qua Đạo luật chống độc quyền Sherman, đây là một đạo luật được xây dựng nhằm khôi phục lại cạnh tranh và doanh nghiệp
tự do bằng cách làm suy yếu các công ty độc quyền
Trang 132.2 Đối với các trung gian tài chính
Coi trọng sự đóng góp của các trung gian
tài chính vì vậy:
Tạo điều kiện cho các Ngân hàng thương
mại tổ chức tín dụng hoạt động đa dạng Chấp
nhận sự phát triển của các công cụ tài chính
phái sinh và cho phép các ngân hàng tham gia
các hoạt động đầu tư mang tính rủi ro cao
Đạo luật hiện đại hóa dịch vụ tài chính năm 1999 cho phép ngân hàng, các công ty chứng khoán và công ty bảo hiểm hình thành những tập đoàn có đủ khả năng cung cấp cho thị trường nhiều sản phẩm tài chính bao gồm quỹ tín dụng, cổ phiếu và hối phiếu, bảo hiểm và các khoản vay
nợ của ngành sản xuất ô tô
Vào thập kỷ 1980 chính phủ Mỹ bắt đầu rút bỏ dần trần lãi suất đối với tiền gửi ngân hàng và các tổ chức tín dụng => giúp các tổ chức tín dụng thu hút tiền gửi trở lại
Trang 142.3 Đối với cơ sở hạ tầng pháp lý-kỹ thuật
Không giới hạn lĩnh vực kinh doanh của các
đơn vị trong hệ thống tài chính
Nhưng đảm bảo các chủ thể trong hệ thống
tài chính tuân thủ các luật chơi chung” do nhà
nước đặt ra để tính hiệu quả của nền kinh tế thị
trường vận hành tốt
Đề ra quy định về bảo hiềm tiền gửi
Mỹ quy định mức bảo hiểm $100,000/tài khoản tiền gửi
Việt Nam quy định 30 triệu VND/tài khoản tiền gửi ngân hàng
Trang 152.4 Đối với các tổ chức Điều hành Giám sát
Hệ thống tài chính
Giám sát lỏng lẻo
Ở Mỹ rất nhiều cơ quan điều tiết được cơ cấu tổ chức sao cho biệt lập với chính phủ và với các áp lực chính trị
Trang 16
2.5 Đối với xã hội.
Ngoài ra chính phủ còn thực hiện trách nhiệm xây dựng các hệ thống giao thông công cộng, giáo dục đào tạo, hạn chế các ảnh hưởng ngoại ứng xấu mà tư nhân và bản thân thị trường không chịu trách nhiệm nhằm tạo tiềm lực cho nền kinh tế phát triển
Ví dụ: Chính phủ Mỹ thông qua những sửa đổi bổ sung quan trọng cho Đạo luật về không khí sạch, và chúng được Tổng thống George Bush (1989-1993) phê chuẩn thành luật
Trang 17Tích cực.
Tiêu cực.
Trang 183.1 Tích cực.
Nền kinh tế năng động, đa dạng, hệ thống tài chính phát
triển mạnh
“Khách hàng có thể thực hiện giao dịch với tốc độ chóng
mặt mà người ta không thế tưởng tượng ra vào giữa
những năm 1990 Khối lượng và lòng ham muốn giao
dịch tỏ ra bất tận” (Charles Geisst –nhà nghiên cứu lịch
sử tài chính đã phát biểu)
Việt Nam hiện nay cũng ngày càng coi trọng vai trò của nền kinh tế thị trường dù vẫn chủ trương xây dựng “nền kinh tế thị trường dưới sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”
Gia nhập tổ chức thương mại WTO Tổng thống Hàn Quốc ông Lee Muyng-bak trong chuyến thăm tới Việt Nam đã nhận định Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế lớn trong khu vực tới năm 2020…
Góp phần khắc phục những trục trặc thị trường, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư
Gói hỗ trợ kích thích kinh tế của chính quyền Obama giúp cho nền kinh tế sẽ có khả năng phục hồi sớm hơn dự đoán, đưa thị trường tài chính thoát khỏi chuỗi ngày đen tối
Trang 193.2 Tiêu cực
Tăng nguy cơ rủi ro Điều này được coi là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khủng hoảng mạnh mẽ và có tác động nhanh chóng toàn cầu nhất từ trước đến nay cuối 2007 tới 2009
•Sự thiếu quan tâm của nhà nước tới
hoạt động của hệ thống tài chính,
những quy định lỏng lẻo về cho phép
thực hiện công cụ tài chính phái sinh,
sự dễ dãi trong cho vay mua bán bất
động sản,
Trang 20Lehman Brothers, ngân hàng đầu
tư lớn tại Mỹ nơi được coi là thể
chế tài chính được quản lý tốt nhất
tại phố Wall phá sản
Nguyên nhân do đánh cược quá
nhiều vốn liếng vào các khoản đầu
tư không chắc chắn như những cổ
phiếu dựa trên cho vay thế chấp
và các đầu tư phái sinh => hậu
quả của việc giám sát không sâu
của các cơ quan điều hành hệ
thống tài chính Mỹ
Sự suy giảm về bảo vệ môi trường, chất lượng cuộc sống khi sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động của các đơn vị kinh tế giảm xuống
Vào những năm 1990, Cơ quan bảo vệ môi trường (EPA), dưới một áp lực
lập pháp đáng kể, đã quay sang kêu gọi thuyết phục các doanh nghiệp bảo vệ môi trường hơn là tiến hành điều tiết một cách cứng rắn
Trang 21Không thể tồn tại một “nền kinh thế thị trường
hoàn toàn” theo đúng chuẩn mực của Adam Smith
hay hi vọng về nền kinh tế “tập trung hoá hoàn
toàn” ( như Việt Nam giai đoạn trước 1986) hay
nền kinh tế đề cao sự can thiệp sâu của chính phủ
theo học thuyết M.Keynes
Thực tế chỉ ra rằng: Cuộc khủng hoảng 1929-1933 và hiện nay chứng minh
- Sự can thiệp lỏng lẻo ít ỏi của nhà nước dẫn tới
+tăng những rủi ro tiềm ẩn trong nền kinh tế
+tạo những bong bóng phát triển trong nền kinh tế và hệ thống tài chính
Sự kiểm soát chặt của nhà nước Khiến thị trường không năng động và phát huy được sức mạnh tổng thể
Trang 22Giám sát chặt hơn đối với những hoạt động mua bán của các ngân hàng về những giao dịch với người trong nội bộ và các đối tác có quan hệ thân thuộc với những người trong nội bộ ngân hàng hay phải có yêu cầu buộc các công ty tài chính công khai trong hoạt động tài chính của mình để họ có trách nhiệm hơn trong hoạt động của mình.
Điều tiết thị trường bất động sản phải có kế hoạch và cân nhắc kỹ để tránh hiện tượng bong bóng nhưng không được thái quá :
“Các động thái điều tiết phải được giữ ở mức thấp nhất cần thiết để duy trì ổn định”, nhà đầu tư nổi tiếng George Soros nhận định
Sự tăng trưởng quá nhanh cần được đặt ra một dấu chấm hỏi: đó là dấu hiệu đáng mừng hay là đáng lo cho sự suy thoái trong tương lai
Ví dụ như khủng hoảng những năm
1997-1998 tại nhiều nước được mệnh danh là
“những con hổ của châu Á”
như Thái Lan, Malaysia…
Điều khiến chính phủ các nước đau đầu nhất là : Thế nào là phù hợp?? Đó thực sự là câu hỏi mà câu trả lời khó có thể trọn vẹn và được đưa ra tức thời
Trang 23Chân thành cảm ơn cô giáo và các bạn đã lắng
nghe trình bày của nhóm mình