7. Cấu trúc của luận văn
2.2. Ảnh hƣởng của truyện kể dân gian Trung Quốc đối với một số truyện cổ
cổ tích của ngƣời Việt
Ở phần này chúng tôi nghiên cứu sự ảnh hưởng của những truyện kể dân gian Trung Quốc thông qua việc phân tích cách thức người Việt tiếp thu những ảnh hưởng đó. Theo chúng tôi, truyện cổ tích của người Việt tiếp thu ảnh hưởng của truyện kể dân gian Trung Quốc bằng hai cách thức là tiếp thu gần như nguyện vẹn và tiếp thu có sáng tạo.
2.2.1.Truyện cổ tích của ngƣời Việt tiếp thu gần nhƣ nguyên vẹn truyện kể dân gian Trung Quốc
Theo Nguyễn Đổng Chi đã tổng hợp trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam thì
truyện Nhân tham tài nhi tử, điểu tham thực nhi vong [5, tr. 446] của người Việt giống
hệt một truyện cổ tích của Trung Quốc. Ở bản kể của người Việt và bản kể của người Trung Quốc đều triển khai một cốt truyện với cùng một hệ thống nhân vật như sau:
Phần trình bày, giới thiệu về hoàn cảnh và tính cách của hai nhân vật chính. Truyện kể rằng: ngày xưa có hai anh em nhà kia cha mẹ đều chết cả. Người anh tính nết tham lam trong khi người em có phần khờ dại. Hai vợ chồng người anh đã chiếm hết gia sản quý giá mà cha mẹ để lại, chỉ chia cho em một gian nhà nhỏ, với mấy thửa ruộng xấu. Không những thế khi người em đến vay lúa giống để trồng thì vợ chồng người anh còn ngấm ngầm luộc hết số lúa đó lên trước khi giao cho em. Người em đem lúa về gieo nhưng không thấy nảy mầm. Chỉ duy có một hạt vì sót trong mùng không bị luộc là nảy mầm được. Đây chính là thắt nút của câu chuyện.
Cốt truyện tiếp tục được phát triển qua các sự kiện: Người em đem cây mạ độc nhất ra cấy ở ruộng và dành nhiều công sức chăm sóc. Không ngờ cây lúa mỗi ngày một lớn vùn vụt. Một hôm có một con chim đại bàng sà xuống cây lúa của người em mổ lấy mổ để. Người em cầm gậy định toan đánh thì chim liền hứa trả ơn bằng cách đưa người em đến một nơi có nhiều vàng bạc. Nhờ đó người em dần trở nên giàu có, sung sướng. Còn về phần người anh, khi biết rõ đầu đuôi câu chuyện, liền hỏi mượn bụi lúa của em để may chi có thể gặp được chim đại bàng. Cũng giống như người em, người anh được chim đưa đi lấy châu báu. Đến nơi người anh hoa cả mắt, hắn loay hoay tìm tòi mãi trong tối, quên mất cả lời chim dặn.
Đỉnh điểm của truyện chính là lúc trời gần sáng mà chim đại bàng vẫn chưa thấy người anh về. Người anh vì mải mê chọn lựa châu báu đã không nghe thấy tiếng chim gọi. Mãi đến khi cơn nóng bắt đầu làm rát cả lưng, người anh mới trở ra tìm chim thì chim đã bay đi từ lúc nào rồi.
Kết thúc cuối cùng của câu chuyện: người em không thấy anh về đã nhờ chim bay ra biển Đông, có gì không hay thì mang hộ xác anh mình về. Chim quay lại hải đảo thì thấy xác của người anh bị thiêu chín. Chim ngửi thấy mùi thịt thơm ngon, bèn sà xuống mổ. Chim mải mê ăn đến lúc mặt trời nhô cao thì không kịp cất cánh vì bộ lông bén lửa rất mau và chỉ một chốc toàn thân chim đại bàng bốc cháy.
Ý nghĩa của câu chuyện đã được người Việt đúc kết trong câu: “Nhân tham tài
nhi tử, điểu tham thực nhi vong” [5, tr. 447]. Trong bản kể của người Trung Quốc câu này được diễn đạt là: “Nhân vị tài: tử, điểu vị thực: vong” [5, tr. 449]. Tựu chung lại: nếu người tham tài, tham của thì người chết, nếu chim tham ăn thì chim cũng bị diệt vong. Câu chuyện này nhằm phê phán những kẻ có thói tham lam, từ đó đưa ra lời khuyên cho mọi người: nếu không biết từ bỏ lòng tham thì tất yếu một ngày nào đó sẽ phải chuốc lấy hậu quả khôn lường. Đồng thời truyện cũng thể hiện một quan niệm: người ở hiền sẽ gặp lành còn những kẻ xấu sẽ bị trừng phạt.
Có thể thấy số lượng truyện cổ tích của người Việt tiếp thu gần như nguyên vẹn
truyện kể dân gian Trung Quốc rất ít. Trong phạm vị nghiên cứu của đề tài là Kho tàng
truyện cổ tích của Nguyễn Đổng Chi chúng tôi nhận thấy truyện Nhân tham tài nhi tử, điểu tham thực nhi vong là một ví dụ tiêu biểu. Từ cốt truyện đến các sự kiện, nhân vật, chủ đề tư tưởng trong truyện cổ tích của người Việt đều giống với truyện kể của Trung Quốc.
2.2.2. Truyện cổ tích của ngƣời Việt tiếp thu một cách sáng tạo những truyện kể dân gian Trung Quốc
Trong quá trình tiếp thu ảnh hưởng của những truyện kể dân gian Trung Quốc, về cơ bản người Việt không bị rơi vào trạng thái bị động, rập khuôn. Từ những truyện kể của Trung Quốc, người Việt đã thể hiện sự sáng tạo của mình bằng nhiều cách để xây dựng nên những tác phẩm mới, có sức sống độc lập. Ở đây chúng tôi xin được nêu ra ba trường hợp cơ bản như sau:
2.2.2.1. Trƣờng hợp 1: Một số truyện cổ tích của ngƣời Việt đã tiếp thu nội dung chủ đề và cốt truyện của truyện kể dân gian Trung Quốc nhƣng xây dựng một hệ thống những tình tiết và nhân vật mới.
Ví dụ về một số truyện cổ tích của người Việt đã tiếp thu nội dung chủ đề và cốt truyện của truyện kể dân gian Trung Quốc nhưng triển khai câu chuyện bằng hệ thống những tình tiết và nhân vật mới:
Truyện cổ tích của ngƣời Việt
(Những truyện kể trong cuốn Kho tàng
truyện cổ tích của Nguyễn Đổng Chi, Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2000)
Truyện kể dân gian Trung Quốc
(Những truyện kể thuộc phần Khảo dị trong cuốn Kho tàng truyện cổ tích của Nguyễn Đổng Chi, Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2000)
Hồn Trương Ba, da hàng thịt Xác công tử, hồn ông sư
Con sáo và phú trưởng giả Con khướu
Chiếc giày thơm Chiếc giày để lại làm chứng
Để minh chứng cho trường hợp một, dưới đây chúng tôi xin phân tích một số truyện cụ thể:
Truyện Hồn Trương Ba, da hàng thịt [5, tr. 369] của người Việt và truyện Xác
công tử, hồn ông sư [5, tr. 371] của Trung Quốc:
Truyện Xác công tử, hồn ông sư của Trung Quốc đề cập về mối quan hệ giữa thể
xác và linh hồn. Theo câu chuyện này, trong mỗi con người đều có hai phần: phần xác và phần hồn. Thể xác thì tồn tại trong một giới hạn nhất định nhưng linh hồn thì bất tử. Điều đó có nghĩa khi thể xác không còn nữa thì linh hồn sẽ tự nó tìm kiếm sự hiện hữu trong một thể xác khác. Chủ đề này được triển khai qua một cốt truyện khá đơn giản như sau: Có một ông sư ở chùa Vạn Phúc tu hành đắc đạo, hơn 80 tuổi mới chết. Hồn sư đi vơ vẩn thì gặp một công tử con nhà quan đi săn bị ngã ngựa chết. Hồn sư liền nhập vào xác công tử và làm cho cái xác sống lại. Khi công tử được đưa về nhà thì mọi
người vô cùng ngạc nhiên bởi công tử luôn niệm: “Nam mô a di đà phật, làm sao ta lại
đến đây?” [5, tr. 371] và khi ăn nhất quyết không ăn thịt, đêm ngủ một mình và hễ thấy đàn bà là chạy. Sau đó sư đã tìm cách trở về chùa Vạn Phúc, kể lại mọi việc cho các sư tiểu nghe và cuối cùng ở lại chùa tu hành như cũ.
Tiếp thu chủ đề tư tưởng cùng cốt truyện của truyện Xác công tử, hồn ông sư,
người Việt đã sáng tạo nên truyện Hồn Trương Ba, da hàng thịt mang tính chất phức
tạp và kịch tính hơn.
Thứ nhất nhân vật chính của truyện không còn là “hồn ông sư” và “xác công tử” mà được thay bằng “hồn Trương Ba” và “xác anh hàng thịt”. Trong đó nhân vật Trương Ba được giới thiệu rất chi tiết. Trương Ba là một người còn trẻ tuổi nhưng đánh cờ tướng rất cao. Nước cờ của anh không mấy người trong thiên hạ địch nổi. Tài đánh cờ của Trương Ba khiến cho cả Kỵ Như – người nổi tiếng đánh cờ giỏi của Trung
Quốc cũng phải khăn gói sang tận nơi để tỉ thí. Và điều đặc biệt hơn cả là Trương Ba còn kết thân được với Đế Thích – thần cờ ở trên thiên đình lúc bấy giờ.
Thứ hai nhiều tình tiết trong truyện của người Việt khác với truyện của Trung
Quốc. Nếu như trong truyện Xác công tử, hồn ông sư, hồn ông sư sau đó tự nhập vào
xác công tử thì trong truyện Hồn Trương Ba, da hàng thịt, việc đem hồn người chết
nhập vào xác của người khác lại được thực hiện bởi một nhân vật thuộc thế giới thần tiên đó là thần Đế Thích. Hơn nữa truyện kể của Trung Quốc kết thúc bằng việc nhà sư tự trở về và kể lại cho mọi người nghe toàn bộ sự việc thì trong truyện của người Việt câu chuyện tiếp tục được đẩy lên đến đỉnh điểm với cuộc đấu khẩu, giằng co quyết liệt giữa gia đình Trương Ba và gia đình anh hàng thịt. Sự việc chỉ kết thúc khi có sự phân
xử của quan. “Quan sai đem một con lợn vào công đường cho anh hàng thịt mổ, nhưng
anh ta lúng túng không biết làm thế nào cả. Quan lại sai mấy người giỏi cờ vào tỉ thí với người hàng thịt thì không ngờ con người đó đi những nước cờ rất cao không ai địch nổi. Quan bèn phán cho về nhà Trương Ba” [5, tr. 371]. Rút cuộc Trương Ba cũng được trở về nhà sum họp cùng gia đình nhưng trong dáng vẻ của anh hàng thịt.
Truyện Cứu vật vật trả ân, cứu nhân nhân trả oán [5, tr. 383] của người Việt và
truyện Cứu vật vật trả ân, cứu nhân nhân trả oán [5, tr. 389] của Trung Quốc:
Với mục đích mỉa mai những kẻ lấy oán trả ân, sống không có tình nghĩa, thua kém cả loài vật, truyện kể của người Việt và truyện của Trung Quốc đều xoay quay một cốt truyện cơ bản như sau: Nhân vật chính của truyện được quý nhân báo cho biết trước là sẽ có một trận lụt lớn sắp xảy ra và dặn nếu gặp vật thì cứu còn gặp người thì đừng vì người đó sẽ có ngày gây ra tai họa. Nhân vật chính đã không làm theo đúng lời dặn, vẫn cứu giúp người gặp nạn. Người được cứu giúp sau đó đã làm hại lại chính ân nhân của hắn. Cuối cùng nhân vật chính đã đứng lên đấu tranh vạch tội kẻ bội nghĩa.
Tuy nhiên người Việt vẫn có những sáng tạo riêng cho tác phẩm của mình. Hệ thống nhân vật trong truyện kể của Trung Quốc bao gồm: nhân vật ông cụ già, nhà sư, người hàng thịt, con khỉ, ổ quạ, Hùng Liêu, vị thần, Bồ Công – Thượng thư bộ Hình đã
được người Việt thay thế bằng hệ thống nhân vật mới đó là: anh chàng câu cá, con rắn nước – con vua Thủy phủ, vua Thủy, tổ kiến, con chuột, con trăn, một người đàn ông gặp nạn trong trận lụt, nhà vua và công chúa. Sự thay đổi hệ thống nhân vật đã dẫn đến sự thay đổi của rất nhiều những tình tiết trong câu chuyện.
Cụ thể với sự kiện đầu tiên là cuộc gặp gỡ của nhân vật chính và quý nhân. Truyện của Trung Quốc kể rằng: có ông cụ già một hôm tiếp đón rất cung kính một nhà sư đến quyên giáo. Sư bảo cho biết lúc nào con sư tử đá trước đền gần đấy khóc chảy máu mắt thì sẽ có một trận lụt kinh khủng. Còn trong truyện của người Việt cuộc gặp gỡ này được xây dựng với những tình tiết khác li kỳ hơn. Vào một buổi nọ, anh chàng đi câu mãi đến chiều mới giật lên được một con rắn nước. Anh bực mình quẳng con rắn xuống sông. Nhưng lạ thay lần thứ hai rồi lần thứ ba vẫn con rắn đó mắc lưỡi câu. Hóa ra con rắn đó chính là con của vua Thủy phủ, vì muốn làm bạn với anh nên mới tự cắn câu nhiều lần như thế. Từ đó anh cho rắn đi theo mình, anh và rắn ngày một thêm tương đắc. Một hôm rắn cho anh biết chỉ ba ngày nữa là sẽ có một trận lụt lớn xưa nay chưa từng có.
Đặc biệt sự sáng tạo của người Việt được thể hiện rõ nét qua cuộc đấu tranh của nhân vật chính để vạch tội kẻ bội nghĩa. Truyện Trung Quốc giải quyết sự kiện này bằng việc để ông già vào kinh giãi bày nỗi khổ với Bồ Công để mong nhận được sự giúp đỡ. Nhờ đó Hùng Liêu đã phải cúi đầu nhận tội. Trong khi đó nếu đọc truyện kể của người Việt ta sẽ thấy cuộc đấu tranh của anh chàng câu cá tại kinh đô khó khăn hơn rất nhiều. Sở dĩ như vậy là vì khi đó nhân vật bị đặt trong một tình huống hết sức éo le. Kẻ được anh cứu trong trận lụt đã vu cho anh làm giặc rồi sai người nhốt anh vào một chỗ kín để chờ ngày đưa ra pháp trường. Đây quả là một thách thức lớn đối với nhân vật bởi anh không những phải vạch tội kẻ xấu mà còn phải tự giải thoát cho chính mình. Những tình tiết phức tạp khiến cho câu chuyện càng trở nên hấp dẫn. So với nhân vật ông già trong truyện kể của Trung Quốc thì nhân vật anh chàng câu cá bị đặt trong một tình huống cam go hơn thế nhưng đổi lại anh đã đạt được kết quả viên mãn
hơn. Nhờ sự giúp đỡ của những con vật mà anh đã cứu trong trận lụt, anh đã vạch trần bộ mặt xấu xa của tên đại tướng bất nghĩa và chữa khỏi bệnh cho công chúa. Số phận của anh đã thay đổi hẳn bởi nhà vua sau đó đã phong cho anh làm quan và gả công chúa cho anh. Vậy là từ một chàng đánh cá nghèo khó, đã có lúc phải ngửa tay xin ăn, có khi bị chủ la mắng nhục nhã thế nhưng cuối cùng anh đã đạt được cả công danh và hạnh phúc.
Truyện Con sáo và phú trưởng giả [5, tr. 607] của người Việt và truyện Con khướu [5, tr. 611] của Trung Quốc:
Đây là hai truyện nằm trong hệ thống truyện kể về những con vật thông minh. Chú sáo trong truyện kể của người Việt cũng giống như chú khướu trong truyện Trung Quốc đã bộc lộ trí thông minh qua việc tìm đến những nơi linh thiêng như đền, miếu và mượn lời thánh thần để trừng trị những kẻ xấu thuộc giai cấp thống trị. Hình tượng con khướu và con sáo có thể xem là một ẩn dụ cho những người dân trong xã hội xưa. Họ nhỏ bé, nghèo khó, luôn phải chịu những thua thiệt do bản chất tham lam, bất nhân của những kẻ thống trị. Và để đối phó với bọn chúng, họ chỉ có thể nhờ đến sức mạnh của tài trí. Đó là vũ khí để họ giành chiến thắng và tự bảo vệ chính mình. Ở đây cả con sáo và con khướu đều biết sử dụng thứ vũ khí này tuy nhiên yêu cầu mà sáo và khướu đưa ra trong mỗi truyện thì khác nhau. Trong truyện của Trung Quốc, con khướu mượn lời Ngọc hoàng gọi Ương Ngọc đến và nói sẽ cho y làm Ngọc hoàng, cả vợ con và dâu đều được vinh hiển nhưng với điều kiện là dù trời rét nhưng sáng mai cả nhà phải mặc
đồ giấy đến miếu. Còn con sáo trong Con sáo và phú trưởng giả lại mượn lời Đức Ông
bắt phú trưởng giả phải cạo đầu quy y một thời gian mới mong tai qua nạn khỏi. Yêu cầu của khướu đánh vào lòng tham danh lợi còn yêu cầu của sáo đánh vào bản chất hèn nhát, sợ chết của bọn nhà giàu. Với sự khác nhau này, truyện của người Việt vừa không lặp lại tình tiết trong truyện kể Trung Quốc vừa góp phần giúp người đọc nhìn thấy một khía cạnh nữa trong bản chất xấu xa của giai cấp thống trị trước đây đó là tính tham sống sợ chết.
Về kết cục của các nhân vật ở phần cuối của mỗi truyện cũng được xây dựng
khác nhau. Gia đình Ương Ngọc trong truyện Con khướu cuối cùng đều chết cóng ở
trong miếu còn tài sản của hắn: một nửa cho Già Vương và người đầu bếp, còn lại đem