7. Cấu trúc của luận văn
3.3. Ảnh hƣởng của những điển tích trong văn học Trung Quốc đối với một
số truyện cổ tích của ngƣời Việt
Một trong những đặc trưng tiêu biểu của văn học cổ điển Trung Quốc là tính sùng cổ. Lý do là vì người Trung Quốc thời xưa đặc biệt coi trọng quá khứ, coi trọng cái khởi nguồn. Họ cho rằng chuẩn mực của cái đẹp, của lẽ phải, của đạo đức là ở những gì thuộc về quá khứ. Chính vì vậy trong sáng tác văn học, việc mô phỏng hoặc lặp lại văn chương của người thời trước không hề bị chê trách mà còn được đánh giá là tài ba, là thành công, là cách để người đời sau tạo thêm giá trị cho tác phẩm của mình. Nói cách khác đây trở thành một trong những tiêu chí để đánh giá những sáng tác văn học cổ điển Trung Quốc.
Để tạo nên tính sùng cổ cho tác phẩm văn học, một trong những thủ pháp mà các tác giả của văn học cổ điển Trung Quốc thường khai thác đó là sử dụng những điển tích. Thực chất điển tích là những câu chuyện trong sách đời trước, được dẫn lại một cách cô đúc trong tác phẩm. Những sự việc, câu chuyện này thường mang tính chất điển hình, kể về những tấm gương đạo đức, những bậc anh hùng nghĩa sĩ hay những vấn đề có tính triết lí nhân văn sâu sắc. Toàn bộ nội dung và đặc biệt là ý nghĩa của sự việc hoặc câu chuyện sau đó được đúc rút lại dưới một hình thức ngôn từ hết sức ngắn
gọn. Khi gặp trường hợp tương tự, người ta chỉ cần nhắc lại điển tích đó để thay cho tất cả những điều cần biểu đạt. Việc sử dụng điển tích như thế đã khiến cho những sáng tác thơ văn cổ rất giàu tính hàm súc, cô đọng.
Rất nhiều những điển tích của văn học Trung Quốc đã trở nên hết sức quen thuộc với người Việt. Sở dĩ như vậy là vì trước đây có khá nhiều trí thức người Việt biết chữ Hán và am hiểu về văn học Trung Quốc. Thông qua sách vở, trí thức người Việt đã biết đến những điển tích nổi tiếng của văn học Trung Quốc và khi tham gia sáng tác văn học dân gian họ đã đưa những yếu tố này vào trong tác phẩm của mình.
Điển tích của văn học Trung Quốc thường được người Việt nhắc đến một cách
ngắn gọn trong một chi tiết cụ thể của truyện. Trở lại với truyện Quân tử, nhà vua vì
chưa vừa lòng với Quân tử nên đến ngày cưới vẫn đề ra thử thách bắt chàng phải chọn đúng “cỗ Tơ hồng” dành cho chàng và công chúa. Chi tiết “cỗ Tơ hồng” bắt nguồn từ điển tích Nguyệt lão (ông cụ già ngồi dưới bóng trăng) rất quen thuộc của văn học Trung Quốc. Theo tích cũ, vào đời nhà Đường có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một cụ già ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Vi Cố hỏi thì cụ già đáp cuốn sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được. Thấy vậy Vi Cố bèn hỏi về đường hôn nhân của mình thì cụ già chỉ vào một đứa bé lên ba, con một mụ bán rau ở chợ và bảo đó sẽ là vợ của Vi Cố. Nghe xong, Vi Cố tức giận, sai người giết chết đứa bé thế nhưng đứa bé chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, Vi Cố lấy được vợ xinh đẹp là con nuôi của một quan lớn. Thấy giữa lông mày vợ luôn có một trang sức che kín. Vi Cố hỏi vợ thì mới hay rằng vợ mình chính là bé gái mà mười bốn năm trước mình đã sai
người giết nhưng cô bé chỉ bị đâm hụt nên vẫn sống. Chủ đề mà điển tích Nguyệt lão
đề cập đến đó là vấn đề hôn nhân tiền định. Điều này có nghĩa rằng vợ chồng đến với nhau là do có sự sắp xếp từ trước chứ con người không có quyền được lựa chọn. Chính vì vậy, mục đích của nhà vua trong truyện Quân tử, khi cố tình sắp xếp trong mười
mâm cỗ chỉ có duy nhất một cỗ Tơ hồng là muốn nhắn nhủ với chàng trai rằng nếu chàng chọn đúng thì mới chứng tỏ việc chàng lấy công chúa là do ông trời se duyên.
Ngoài ra ở một số truyện khác như Nàng Xuân Hương, Cái vết đỏ trên má công
nương, Gái ngoan dạy chồng, có sử dụng điển tích trên bộc trong dâu hay gá nghĩa Châu Trần. Mặc dù cũng chỉ xuất hiện ở một chi tiết nhỏ của câu chuyện nhưng những điển tích này đã góp phần đem đến cho tác phẩm một ý vị sâu sắc.
Tuy nhiên cũng có trường hợp người Việt tiếp thu nội dung và ý nghĩa chủ đề của một hoặc một vài điển tích trong văn học Trung Quốc để xây dựng nên một câu
chuyện tương tự. Truyện Miếng trầu kì diệu là một ví dụ tiêu biểu. Toàn bộ câu chuyện
chịu ảnh hưởng bởi hai điển tích Giấc mộng kê vàng và Thái thú Nam Kha của văn học
Trung Quốc. Nhân vật chính của truyện là một anh học trò tầm thường tên là Hồ Sinh. Ngày đêm anh ta chỉ mong muốn có một chút danh phận. Hồ Sinh bèn tìm đến nhà một người bạn cũ nhờ giúp đỡ. Được bạn giới thiệu, Hồ Sinh lên núi tìm gặp một vị đạo sĩ.
Cũng giống như nhân vật Lưu Sinh trong điển tích Giấc mộng kê vàng, anh ta được
đạo sĩ nhận lời. Sau khi vừa nhai giập miếng trầu mà vị đạo sĩ mời, Hồ Sinh đã thiu thiu ngủ. Trong giấc mộng, hơn cả chức thơ lại, Hồ Sinh được bổ làm thông biện ở dinh quan Bố tại tỉnh nhà. Anh ta càng ngày càng bạo dạn và khôn ngoan hơn. Không những thành thạo trong nghề bóp nặn mà Hồ Sinh còn học được nhiều mánh khóe làm tiền. Chính vì vậy chỉ trong vài ba năm anh ta đã giàu lên trông thấy, không ai bì kịp. Thế rồi một ngày kia, tất cả chứng cớ của những vụ tham tang hối lộ của Hồ Sinh đã bị quan trên tìm ra. Hắn lập tức bị bắt và bị xử tử hình. Trước khi ra pháp trường, hắn hối hận vì việc đã lên hang đạo sĩ để chạy chọt cho làm quan. Câu chuyện kết thúc bằng việc Hồ Sinh bỗng choàng dậy vì có tiếng động dữ dội. Đến lúc đó hắn mới nhận ra mình vừa trải qua một giấc mơ. Hồ Sinh liền cáo từ đạo sĩ ra về bởi không còn đủ can đảm để tính chuyện danh phận nữa.
Việc để cho nhân vật Hồ Sinh bừng tỉnh sau giấc mộng tương tự như cách kết
Kha, tỉnh dậy thấy mình nằm dưới cội cây hòe, nơi cành cây phía Nam, nhìn lên thấy một con kiến chúa đang nằm trong một tổ kiến lớn. Anh ta chợt hiểu ra rằng nước Đại Hòa An chẳng qua chính là cây hòe lớn trong vườn nhà mình và chức thái thú Nam
Kha cũng chỉ là trong giấc mộng. Còn Lư Sinh trong điển tích Giấc mộng kê vàng khi
thức dậy nhận ra giấc mơ của mình thật là ngắn ngủi đến mức những hạt kê trong nồi vẫn chưa được rang vàng. Cả ba nhân vật trong ba câu chuyện đều là những người ôm ấp một mong muốn có được sự vinh hiển về công danh và phú quý. Họ đều được thỏa mãn ước mong đó trong một giấc mơ. Thế nhưng đoạn kết của những giấc mơ ấy lại là cảnh họ phải ngậm ngủi nhìn công danh và phú quý quay lưng rời bỏ mình. Họ thảng thốt tỉnh dậy và may mắn được an ủi rằng tất cả những điều đó chỉ là một giấc mộng. Cái hay nhất ở đây chính là việc các tác giả đã để cho nhân vật của mình tự tỉnh ngộ và sau đó tự xác định những bước đi tiếp theo cho cuộc đời của mình. Giấc mộng có thể xem như một hồi chuông cảnh tỉnh giúp họ nhận thức được một vấn đề quan trọng đó là công danh và phú quý thực chất chỉ là một giấc chiêm bao, là phù du giữa cuộc đời này. Những điều đó không thể xem là những cái có thực, càng không phải là những gì gắn bó mãi mãi với con người. Với ý nghĩa triết lý vô cùng sâu sắc ấy mà bài học này cho tới bây giờ vẫn còn nguyên giá trị của nó.
Việc xuất hiện những điển tích của văn học Trung Quốc trong một số truyện cổ tích của người Việt quả là một điều hết sức thú vị. Người Việt đã khai thác yếu tố này vào tác phẩm của mình một cách linh hoạt và hợp lý. Việc làm này một lần nữa khẳng định và tô đậm thêm ý nghĩa chủ đề của những tích truyện cổ đồng thời góp phần đem lại cho những truyện kể dân gian vốn được xem là dân dã, bình dị một vẻ đẹp hàm súc, sâu lắng.
Tiểu kết chương 3:
Với những gì đã trình bày ở chương 3 chúng tôi mong muốn chứng minh sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đối với một số truyện cổ tích của người Việt ở một vài khía cạnh khác. Đối với văn hóa Trung Quốc thì những yếu tố như phong tục thờ cúng
tổ tiên, phong tục thờ Táo quân, quan niệm về con số 3, quan niệm về con thỏ và đặc biệt những điển tích văn học cũng là những nét rất tiêu biểu. Vẻ đẹp của những yếu tố văn hóa này không chỉ thể hiện ở chỗ người dân Trung Quốc cho đến giờ vẫn lưu giữ chúng như một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần mà chúng còn có sức hút với cả những quốc gia lân cận. Việt Nam nói chung và người Việt nói riêng đã tiếp thu khá nhiều những nét tinh hoa của những yếu tố văn hóa này.
Khi tiếp nhận ảnh hưởng của những yếu tố này trong quá trình sáng tác những truyện kể dân gian, có khi người Việt coi chúng như một chi tiết trong tác phẩm; có khi lại xây dựng một câu chuyện mới để giải thích sự xuất hiện của những yếu tố đó trong đời sống của dân tộc mình. Sự tiếp thu đa dạng các yếu tố của văn hóa Trung Quốc đã mang lại sự phong phú cho truyện cổ tích của người Việt. Và đặc biệt trong trường hợp nào người Việt cũng luôn chú trọng lựa chọn những gì là tích cực nhất, phù hợp nhất với nền văn hóa và văn học của người Việt. Ý thức dân tộc và tinh thần sáng tạo có thể xem như sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong quá trình sáng tạo nghệ thuật của người Việt. Đó là yếu tố quan trọng làm nên thành công và sức sống mạnh mẽ của kho tàng truyện cổ tích của người Việt.
PHẦN KẾT LUẬN
Trong giai đoạn hiện nay, xét ở phương diện văn hóa, có thể nói trở về với phương Đông đang là một trong những hành trình văn hóa có sức hấp dẫn mạnh mẽ nhất. Một phương Đông bí hiểm, phương Đông của những nền văn minh lớn như Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Hoa. Một phương Đông năng động, trẻ trung và giàu sức sáng tạo với Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Nam Á. Nói cách khác vẻ đẹp của phương Đông chính là sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Văn hóa phương Đông ngày càng khẳng định vị thế quan trọng của mình trong nền văn hóa nhân loại.
Khi bàn về văn hóa phương Đông từ xưa đến nay người ta không thể không nhắc đến văn hóa Trung Quốc – một trong những nền văn hóa lâu đời và phức tạp nhất trên thế giới. Văn hóa Trung Quốc đã có sự ảnh hưởng mạnh mẽ đối với các quốc gia trong khu vực đặc biệt là Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam và một số nước Đông
Nam Á. Do đó lựa chọn đề tài nghiên cứu “Sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc
đối với một số truyện cổ tích của người Việt” theo chúng tôi ngoài mục đích chính là nghiên cứu một số truyện kể của người Việt thì đây còn là một cơ hội thuận lợi để hiểu thêm về văn hóa Trung Quốc nói riêng và văn hóa phương Đông nói chung.
Như đã nói văn hóa Trung Quốc là nền một văn hóa vô cùng phong phú và đa dạng được tạo nên bởi rất nhiều yếu tố. Tuy nhiên trong giới hạn của đề tài này, chúng tôi tập trung tìm hiểu những yếu tố thể hiện sự ảnh hưởng sâu sắc và rõ nét đối với một số truyện cổ tích của người Việt như tư tưởng Đạo giáo, truyện kể dân gian Trung Quốc, phong tục thờ cúng tổ tiên và thờ cúng Táo quân, quan niệm về con số 3, quan niệm về con thỏ cùng với một số điển tích văn học. Đề tài đã giới thiệu và phân tích một số truyện cổ tích tiêu biểu trong kho tàng truyện kể của người Việt để chứng minh cho từng yếu tố ảnh hưởng.
Theo chúng tôi sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đối với truyện cổ tích của người Việt là xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản sau: Thứ nhất xét về mặt địa lí, Trung Quốc là nước tiếp liền với biên giới của nước ta. Cư dân của hai nước vì vậy có điều kiện hết sức thuận lợi để trao đổi thương phẩm cũng như giao lưu văn hóa với nhau từ đó mà những phong tục tập quán, những quan niệm của người Hán đã được cư dân Việt tiếp nhận. Thứ hai xét về mặt lịch sử, Việt Nam đã từng trải qua 1000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc. Giai cấp thống trị Trung Quốc ra sức thực hiện chính sách Hán hóa bằng nhiều cách như áp dụng mô hình tổ chức chính trị và sinh hoạt xã hội của Trung Quốc tại đất Việt, thiết lập bộ máy quan lại, xây dựng quân đội và áp đặt hệ thống pháp luật để thống trị nhân dân ta. Trên phương diện văn hóa, các triều đại phong kiến Trung Quốc còn sử dụng văn hóa Hán như một công cụ phục
vụ hiệu quả cho công cuộc xâm lược như bắt nhân dân ta ăn mặc theo kiểu Hán, nói tiếng Hán, học chữ Hán, ứng xử theo phong tục Hán. Để thúc đẩy quá trình đồng hóa, giai cấp thống trị Hán còn cử người Hán sang đất Việt bao gồm quan lại và người nghèo. Trong một bối cảnh lịch sử như vậy, văn hóa Trung Quốc đã từng bước được truyền vào Việt Nam. Tuy nhiên người Việt đã có một ứng xử hết sức thông minh trước tình huống này. Một mặt người Việt kiên quyết đấu tranh chống Hán hóa nhằm giữ gìn những tinh hoa văn hóa cổ truyền của dân tộc thế nhưng mặt khác người Việt đã biến đây trở thành một cơ hội thuận lợi để tiếp thu những thành tựu tiêu biểu và tích cực của văn hóa Trung Quốc. Nguyên nhân thứ ba dẫn đến sự ảnh hưởng đó là sự giao lưu văn học. Trung Quốc là nước có một nền văn học đặc sắc, có sức thu hút mạnh mẽ đối với các nước trong khu vực và trên thế giới. Sự gần gũi về mặt địa lí, sự ảnh hưởng lẫn nhau trong đời sống văn hóa đã dẫn đến văn học Trung Quốc và văn học Việt Nam có nhiều nét tương đồng về phương thức tư duy nghệ thuật. Đây được xem là hiện tượng phổ biến trong văn học. Nhờ có những điểm gặp gỡ này giữa các dân tộc trên cùng địa bàn cư trú mà chúng ta có thể khái quát thành những đặc trưng tiêu biểu cho từng khu vực văn học.
Thế nhưng điều đáng nói nhất ở đây là việc người Việt đã tiếp thu thành công những yếu tố văn hóa Trung Quốc để làm giàu có thêm kho tàng truyện kể của dân tộc mình. Trong từng câu chuyện, bên cạnh những phương diện tiếp thu từ văn hóa Trung Quốc người đọc vẫn nhận ra sự sáng tạo và tâm hồn của người Việt gửi gắm trong đó. Tiếp thu và tiếp biến đó là hai bước mà người Việt luôn vận dụng linh hoạt trong quá trình sáng tác. Nó thể hiện ý thức dân tộc và bản lĩnh trong sáng tạo nghệ thuật. Nhờ biết cách “Việt hóa” những yếu tố của văn hóa Hán mà bên cạnh những nét tương đồng thể hiện cho vẻ đẹp phương Đông, truyện cổ tích của người Việt nói riêng và