Về thời gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đối với một số truyện cổ tích của người Việt (Trang 30)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3.1.2. Về thời gian nghệ thuật

Cũng giống như truyện cổ tích của các dân tộc khác, trong truyện cổ tích của người Việt, ngoài bình diện không gian, hành động của các nhân vật còn được triển khai trên cả bình diện thời gian. Thời gian của truyện cổ tích là thời gian quá khứ mang tính chất phiếm chỉ thường được gắn với mốc “ngày xửa ngày xưa” nhằm nhấn mạnh tính chất cổ xưa và tính chất có thể có thật của chuyện kể. Cách giới thiệu thời gian này có tác dụng đưa người đọc dần dần tách khỏi dòng thời gian của cuộc sống hiện tại để nhập vào thế giới của những câu chuyện cổ tích. Trong thế giới đó ta có thể bắt gặp cả thời gian thực tế và thời gian phi thực tế. Thời gian phi thực tế thường được sáng tạo

do trí tưởng tượng của tác giả dân gian và nó cũng là một trong những yếu tố làm nên màu sắc kì ảo của truyện cổ tích.

Ngoài những đặc điểm chung như trên, do ảnh hưởng của Đạo giáo, thời gian nghệ thuật mà cụ thể là thời gian phi thực tế trong một số truyện cổ tích của người Việt đã có thêm một kiểu thời gian mới – thời gian của cõi tiên.

Thời gian trong truyện Sự tích động Từ Thức là một dẫn chứng tiêu biểu cho kiểu

thời gian này. Cuộc sống với Giáng Hương ở động tiên có thể xem là một giấc mơ đối với Từ Thức. Thế nhưng nỗi nhớ nhà, nhớ cha mẹ luôn canh cánh trong lòng chàng. Sống ở cõi tiên nhưng càng ngày chàng càng héo hon cho nên cuối cùng vợ chàng đã quyết định để chàng trở về quê hương. Cỗ xe mây đặt chàng xuống giữa một bến sông, nơi mà lúc còn nhỏ chàng vẫn ra đây tắm mát. Nhưng khi nhìn kĩ cảnh vật thì Từ Thức

lấy làm ngờ ngợ. “Mới ba năm mà nhà cửa vườn tược làm sao đã khác. Dân làng cũng

chẳng có một người nào quen mặt. Hỏi một người đi đường, người ấy cho biết đúng là tên của làng chôn rau cắt rốn của mình. Nhưng khi hỏi đến bố mẹ và em gái thì ai cũng lắc đầu trả lời không biết” [5, tr. 949 – 950]. Từ Thức băn khoăn chưa hiểu đã có điều gì xảy ra trong ba năm chàng xa quê hương. Không biết làm thế nào, cuối cùng Từ Thức đành đem tên họ của mình ra hỏi thăm thì được một cụ già trong làng trả lời rằng: “Từ lúc còn nhỏ, tôi có nghe truyền lại rằng các cụ tổ năm đời nhà tôi có một cụ cũng tên họ như thế, trước làm quan huyện rồi treo ấn từ về, một hôm đi chơi sa vào hang núi mất tích. Từ bấy đến nay dễ đã gần ba trăm năm” [5, tr. 950]. Đến đây Từ Thức mới thấm thía lời nói của vợ rằng cõi trần và cõi tiên là hai con đường cách biệt. Thì ra

một năm ở cõi tiên bằng một trăm năm ở cõi trần. Đối với dân làng giờ đây Từ Thức đã trở thành người thiên cổ. Ngay câu chuyện về chàng cũng chỉ có ít người cao tuổi trong làng còn nhớ được.

Câu hỏi đặt ra là tại sao tác giả dân gian lại để Từ Thức quay trở về và nhận ra sự khác biệt giữa thời gian cõi trần và thời gian cõi tiên? Có thể có nhiều cách lý giải khác nhau cho vấn đề này nhưng theo chúng tôi thì một trong những nguyên nhân cơ bản là

xuất phát từ tư tưởng đề cao cõi tiên và cuộc sống nơi cảnh tiên của Đạo giáo. Thực tế đã cho thấy rằng khi tiếp nhận ảnh hưởng của Đạo giáo thần tiên, giới sĩ phu của nước ta thường tổ chức những buổi “cầu tiên” tại tư gia hay ở các đền, nhiều đạo sĩ quyết tâm bào chế thuốc trường sinh hoặc tin vào việc dùng bùa chú, ma thuật. Niềm tin đó còn truyền tới cả tầng lớp bình dân. Ước mơ về cõi tiên là ước mơ của khá đông người Việt khi đó. Người ta cho rằng được lên tiên là niềm hạnh phúc không có gì sánh được và mong muốn đem cả trăm năm sống ở cõi trần để đổi lấy một chốc, một lát trên cõi tiên. Niềm hạnh phúc đó càng trở nên da diết hơn trong những hoàn cảnh mà con người phải đối mặt với những đau khổ, bất công của hiện thực cuộc sống. Chính vì được xem là giấc mơ nên thời gian ở cõi tiên thường được miêu tả ngắn ngủi hơn rất nhiều so với thời gian dưới trần thế. Con người dường như muốn cô đọng, muốn kết tinh tất cả những gì là hạnh phúc nhất, là tốt đẹp nhất để gửi gắm vào trong một khoảnh khắc thần tiên. Dẫu chỉ là một năm, một tháng, một ngày, thậm chí là một phút được sống ở cõi tiên cũng được xem bằng cả trăm năm sống trên cõi trần. Chính vì vậy ba năm sống ở động tiên của Từ Thức ngỡ chỉ thoáng qua như một giấc mộng nhưng khi chàng trở lại quê nhà ba năm ấy đã trở thành ba trăm năm. Để đổi lấy ba năm sống trên cõi tiên Từ Thức đã phải xa cha mẹ và những người cùng thời với chàng mãi mãi. Như vậy để đến được cõi tiên con người cũng phải trả bằng một cái giá khá đắt. Thế nhưng với những tín đồ của Đạo giáo, tu tiên và được đắc đạo thành tiên vẫn là cái đích phấn đấu cao nhất của cuộc đời.

Thời gian của cõi tiên như đã nói không phải là thời gian thực tế mà là sản phẩm được tạo ra để đề cao luận điểm tu tiên của Đạo giáo. Mặc dù phần nào còn mang tư tưởng thoát ly nhưng nó cũng đã góp phần phản ánh mong ước của con người lúc bấy giờ về một sự đổi thay cho cuộc sống thực tại. Cùng với không gian trên trời, thời gian của cõi tiên cũng có thể xem như một ẩn dụ về một thế giới nơi con người được sống với những điều tốt đẹp nhất. Không gian và thời gian đó kết hợp với nhau tạo thành một thế giới thần tiên – thế giới của lẽ công bằng, của niềm hạnh phúc và sự bất tử.

1.3.2. Đạo giáo ảnh hƣởng đến việc xây dựng nhân vật

Nhân vật văn học chính là linh hồn của tác phẩm văn học. Khi độc giả muốn khám phá nội dung tư tưởng cũng như những dụng ý nghệ thuật mà người sáng tác gửi gắm trong tác phẩm thì cần phải tìm hiểu, phân tích về nhân vật. Nhân vật là “con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học”,“có khi được sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào cả, mà chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm” [23, tr. 235]. Như vậy nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật mang tính ước lệ, nó không đồng nhất với con người có thật trong đời sống. Từ những góc độ khác nhau có thể chia nhân vật văn học thành những kiểu loại khác nhau.

Trong thể loại truyện cổ tích, thế giới nhân vật cũng khá phong phú. Nhân vật có thể là con người trong thực tại, có thể là các loài vật, cũng có khi lại là những nhân vật thần kì. Việc lựa chọn kiểu nhân vật nào là phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thể loại văn học, nội dung chủ đề mà câu chuyện muốn hướng tới và hệ thống tư tưởng ảnh hưởng đến quan niệm nghệ thuật cũng như quan niệm thẩm mĩ của người sáng tác. Trong số những yếu tố này, yếu tố tư tưởng có vai trò đặc biệt quan trọng bởi nó là cơ sở để tạo nên những kiểu nhân vật mới lạ góp phần làm đa dạng hóa các kiểu nhân vật của thể loại văn học. Trong đề tài này, khi nghiên cứu ảnh hưởng của Đạo giáo đối với một số truyện cổ tích của người Việt ở phương diện xây dựng nhân vật, chúng tôi nhận thấy có hai kiểu nhân vật như sau:

1.3.2.1. Kiểu nhân vật ngƣời tiên trần tục hóa

Đặc điểm của kiểu nhân vật này là: Xuất thân vốn có của họ là thần tiên. Cốt cách thần tiên thể hiện qua việc họ đến từ cõi tiên với ngoại hình xinh đẹp cùng những khả năng kì diệu. Thế nhưng vì những duyên cớ khác nhau mà họ có mặt ở cõi trần.

Nhân vật Giáng Kiều trong truyện Tú Uyên, ả Chức trong truyện Ả Chức chàng Ngưu

và Liễu Hạnh trong Sự tích công chúa Liễu Hạnh là những ví dụ tiêu biểu cho kiểu nhân vật này.

Sự xuất hiện của nhân vật Giáng Kiều ngay từ đầu đã chứa đựng yếu tố kì lạ. Chuyện kể rằng: một ngày nọ, vào mùa xuân, chùa Ngọc Hồ mở hội Vô già, Tú Uyên đi dự hội và tình cờ gặp một cô gái vô cùng xinh đẹp. Hai người đã chuyện trò rất vui vẻ nhưng đi đến giữa đường thì người con gái đó biến mất. Trở về nhà, Tú Uyên ngày đêm mơ tưởng không còn thiết gì đến ăn uống, học hành. Chàng đã cất công đến đền Bạch Mã xin cầu và được thần báo mộng. Tú Uyên y hẹn đến cầu Đông thì gặp một ông già bán tranh mời chàng mua một bức tố nữ. Chàng vô cùng ngỡ ngàng khi hình dáng người tố nữ trong tranh không khác gì với người mà mình mong đợi. Chàng mua ngay đem về treo bên cạnh chỗ ngồi. Sự lạ là mấy ngày sau đó, khi Tú Uyên đi học về thì ở nhà cơm rau đã dọn sẵn sàng. Chàng bí mật tìm hiểu thì biết rằng chính tố nữ từ trong tranh bước ra dọn dẹp nhà cửa và xuống bếp làm cơm. Chàng liền xé nát bức tranh, nhất quyết giữ người đẹp ở lại. Bí mật này không chỉ gây bất ngờ đối với Tú Uyên mà còn với cả người đọc bởi đây là những chuyện ngoài sức tưởng tượng của con người trần thế. Rõ ràng chỉ có con người ở một thế giới khác mới có thể làm những điều kì lạ như vậy. Tác giả dân gian đã để cho nhân vật tự giải thích về sự xuất hiện kì

lạ của mình: “nàng cho biết tên mình là Giáng Kiều, vốn có duyên nợ với chàng nên

được xuống trần cùng kết làm đôi lứa” [5, tr. 810]. Đến đây vấn đề đã được sáng tỏ: Giáng Kiều không phải là người của trần gian mà nàng chính là một nàng tiên ở trên trời. Vì mối nhân duyên với Tú Uyên nên nàng đã xuống trần gian.

Tiếp sau sự xuất hiện kì lạ, Giáng Kiều còn chứng tỏ nguồn gốc thần tiên của mình với những phép lạ mà nàng sở hữu. Để tổ chức tiệc cưới cho nàng và Tú Uyên, “nàng rút trâm trên đầu hóa phép thành một nơi màn gấm rèm ngọc, kẻ hầu người hạ rầm rập, đồ ăn thức đựng lộng lẫy. Chỉ một lát cỗ bàn bày ra, đàn sáo vang lừng, các bạn tiên lần lượt đến ăn uống trò chuyện, ca hát nhảy múa rất là vui vẻ” [5, tr. 810]. Vậy là với tiệc cưới này, Giáng Kiều đã chính thức trở thành vợ của Tú Uyên và sống cuộc sống như bao người trần khác. Về sau nàng sinh một cậu con trai. Đứa bé lớn lên rất thông minh, học ngày một giỏi.

Cũng như Giáng Kiều, ả Chức trong Ả Chức chàng Ngưu cũng là một nàng tiên ở trên trời. Một lần nọ, khi đi tắm ở giếng tiên, nàng bị một chàng trai dưới trần lấy trộm bộ cánh. Mất cánh tiên, nàng không thể bay về trời đành ở lại trần gian. Ả Chức đã kết duyên cùng chàng trai và không lâu sau, nàng sinh được một đứa con trai. Thời gian trôi đi, khi con lên ba tuổi, vợ chồng sung sướng khi nhìn thấy con bắt đầu bập bẹ tập nói. Thời gian sống ở cõi trần là khoảng thời gian họ có một cuộc sống gia đình thật hạnh phúc – niềm hạnh phúc giản dị mà thiêng liêng của con người trần thế.

Nhân vật Liễu Hạnh trong Sự tích công chúa Liễu Hạnh lại là con gái của Ngọc

Hoàng trên thiên đình. Tính tình của nàng hết sức phóng túng ngang bướng, không chịu theo khuôn phép nhà trời. Nhân một lần Liễu Hạnh phạm tội, Ngọc Hoàng đã đày nàng xuống trần trong ba năm. Sau khi xuống trần, Liễu Hạnh hóa thân thành một cô gái xinh đẹp, dựng một cái quán ở chân núi đèo Ngang. Hết hạn ba năm, Liễu Hạnh trở về trời. Nhưng không lâu sau, nàng lại bị Ngọc Hoàng đày xuống trần một lần nữa. Lần này, Liễu Hạnh đến đèo Ba Dội và dựng một cái lầu ba tầng cho khách bộ hành đi qua vào nghỉ chân. Khi hết hạn ở trần, Liễu Hạnh đốt hết lâu đài và trở về trời. Với phép thuật vốn có của mình, trong thời gian ở trần gian, Liễu Hạnh đã thẳng tay trừng trị những kẻ trộm cướp, trăng hoa, quấy nhiễu dân chúng. Chính vì vậy sau này nhân dân đã lập đền thờ công chúa Liễu Hạnh.

Dễ dàng nhận ra rằng, những nàng tiên khi xuống trần, họ cũng sinh hoạt, cũng xây dựng gia đình, cũng sinh con đẻ cái, cũng có đời sống tình cảm như bao người trần khác. Ở họ giờ đây, bên cạnh những yếu tố thần tiên còn có những yếu tố của con người thế tục. Nếu như họ đem đến cho cõi trần những điều kì diệu thì ngược lại cuộc sống và những con người nơi đây cũng đáp lại họ những tình cảm chân thành. Và mặc dù cả Giáng Kiều, ả Chức và Liễu Hạnh cuối cùng đều trở về trời – nơi vốn sinh ra họ thế nhưng có thể khẳng định rằng đối với họ khoảng thời gian sống dưới trần gian là khoảng thời gian vô cùng ý nghĩa. Họ đã trở thành một phần của cuộc sống trần thế.

1.3.2.2. Kiểu nhân vật ngƣời trần đƣợc thần tiên hóa

Kiểu nhân vật thứ hai mang những đặc điểm ngược lại với kiểu nhân vật thứ

nhất. Ví dụ như nhân vật Từ Thức trong Sự tích động Từ Thức, Chử Đồng Tử trong Sự

tích đầm Nhất Dạ và bãi Tự Nhiên hay Tú Uyên trong truyện Tú Uyên.

Những nhân vật này thường được giới thiệu đầy đủ, cụ thể về xuất thân, nơi ở và thời gian sống. Nói cách khác một trong những đặc điểm của nhân vật là tính xác định.

Nhân vật Từ Thức được giới thiệu như sau: “Vào đời nhà Trần ở châu Ái có một chàng

trẻ tuổi tên là Từ Thức. Chàng vốn con nhà quan. Năm 20 tuổi nhờ học giỏi thi đỗ cao, chàng được bổ một chân tri huyện ở một huyện vùng Bắc” [5, tr. 946]. Truyện Tú Uyên

cũng giới thiệu rất rõ ràng về nhân vật: “Vào đời Hồng Đức, có một người học trò nghèo, cha mẹ chết sớm, trọ học ở phường Bích Câu, phía Nam thành Thăng Long. Chàng rất hay chữ, tuy chưa đỗ đạt gì, người ta cũng gọi chàng là Tú Uyên” [5, tr. 809]. Hay nhân vật Chử Đồng Tử là con Chử Cù Vân – một người đánh cá ở Chử Xá.

Họ là những người trần đích thực. Thế nhưng vì những cơ duyên khác nhau mà họ được thần tiên hóa. Nếu như Từ Thức, Tú Uyên là những chàng trai may mắn được kết duyên với tiên nữ, được lên tiên để hưởng những tháng ngày hạnh phúc thì Chử Đồng Tử bằng quá trình nỗ lực tự tu luyện hết mình đã sở hữu được nhiều phép màu

nhiệm. “Đồng Tử cắm gậy của mình xuống đất rồi úp nón lên che sương. Canh ba đêm

hôm ấy, bỗng có tiếng chuyển động dữ dội. Thế là phút chốc họ không phải nằm trên bãi cỏ nữa mà nằm trên một chiếc giường ngọc trong một tòa lầu chăn gối êm dịu như nhung. Quần áo của họ mặc là thứ quần áo màu, lấp lánh như vảy bạc. Khi ra dãy hành lang có bao lơn trắng như tuyết….Ngoài xa xa lại có một bức thành chạy dài ôm lấy khu vực này. Đến đâu cũng có người hầu hạ và quân lính canh gác…Trong mười gian nhà kho chứa trữ bao nhiêu châu ngọc, vàng bạc, lương thực. Ngoài ra còn kê tên tuổi bao nhiêu viên quan văn quan võ, bao nhiêu lính tráng, bao nhiêu nô tỳ…” [5, tr.256 – 257]. Sự lạ này khiến cho tất cả người dân quanh đó đều hết sức kinh ngạc và thán phục. Ngay cả chính hai vợ chồng Chử Đồng Tử cũng phải ngỡ ngàng trước

những gì đang nhìn thấy trước mặt. Bởi những điều kì diệu này từ xưa đến nay chỉ có

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đối với một số truyện cổ tích của người Việt (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)