Đặc điểm ngữ nghĩa của các phát ngôn tục ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể người trong kho tàng tục ngữ người việt luận văn thạc sỹ ngữ văn

117 2.7K 22
Đặc điểm ngữ nghĩa của các phát ngôn tục ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể người trong kho tàng tục ngữ người việt luận văn thạc sỹ ngữ văn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bộ giáo dục và đào tạo Trờng đại học vinh nguyễn thị hơng đặc điểm ngữ nghĩa của các phát ngôn tục ngữ từ chỉ bộ phận thể ngời trong kho tàng tục ngữ ngời việt Chuyên ngành: ngôn ngữ học M số: 60.22.01ã luận văn thạcngữ văn Ngời hớng dẫn khoa học: gs. ts. đỗ thị kim liên Vinh - 2011 2 LỜI CẢM ƠN Để thực hiện đề tài này, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, chúng tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình, chu đáo, tỉ mỉ của GS. TS. Đỗ Thị Kim Liên cùng sự động viên, tạo điều kiện của gia đình và sự giúp đỡ của đồng nghiệp. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đặc biệt sâu sắc tới giáo Đỗ Thị Kim Liên - người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi, cùng các thầy giáo, các bạn bè, đồng nghiệp, học sinh và gia đình đã động viên tôi hoàn thành luận văn. Tuy nhiên, do thời gian hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, bản thân tôi luôn mong muốn nhận được sự hướng dẫn, góp ý chân thành của các thầy giáo, bạn bè để luận văn này được hoàn thiện hơn. Vinh, tháng 12 năm 2011 Tác giả Nguyễn Thị Hương MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 6 1. Lý do chọn đề tài 6 2. Lịch sử vấn đề .7 3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu 10 4. Phương pháp nghiên cứu 10 5. Cái mới của đề tài .11 6. Cấu trúc luận văn 11 Chương 1 GIỚI THUYẾT XUNG QUANH ĐỀ TÀI 12 1.1. Khái quát về tục ngữ 12 1.1.1. Một số định nghĩa về tục ngữ .12 1.1.2. Phân biệt tục ngữ với thành ngữ và ca dao 14 1.1.3. Nhận diện tục ngữ .22 1.2. Tổng quan về từ chỉ bộ phận thể ngườicác phát ngôn tục ngữ từ chỉ bộ phận thể người .25 1.2.1. Tổng quan về lớp từ chỉ bộ phận thể người .25 1.2.2. Tổng quan về lớp từ chỉ bộ phận thể người xuất hiện trong tục ngữ .29 1.3. Tiểu kết chương 1 33 Chương 2 ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA CÁC PHÁT NGÔN TỤC NGỮ TỪ CHỈ BỘ PHẬN BÊN NGOÀI THỂ 34 2.1. Ngữ nghĩa trong ngôn ngữtrong sử dụng 34 2.1.1. Phân biệt khái niệm ngữ nghĩa, nghĩa, ý nghĩa 34 2.1.2. Ngữ nghĩa trong ngôn ngữ .35 2.1.3. Ngữ nghĩa trong tục ngữ Việt Nam 36 2.2. Các nhóm ngữ nghĩa của các phát ngôn tục ngữ từ chỉ bộ phận bên ngoài thể người .40 2.2.1. Thống kê định lượng và nhận xét khái quát về các phát ngôn tục ngữ từ chỉ bộ phận bên ngoài thể người .40 2.2.2. Phân tích và mô tả các nhóm ngữ nghĩa của các phát ngôn tục ngữ từ chỉ bộ phận bên ngoài thể người .48 2.3. Tiểu kết chương 2 74 Chương 3 ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA CÁC PHÁT NGÔN TỤC NGỮ TỪ CHỈ BỘ PHẬN BÊN TRONG THỂ NGƯỜI 76 3.1. Nghĩa biểu trưng của các phát ngôn tục ngữ từ chỉ bộ phận bên trong thể người 76 3.1.1. Thống kê định lượng và nhận xét khái quát .76 3.1.2. Phân tích và mô tả nghĩa biểu trưng của các phát ngôn tục ngữ chứa từ chỉ bộ phận bên trong thể người 77 3.2. Một số đặc trưng văn hóa của người Việt qua bộ phận tục ngữ từ chỉ bộ phận thể người .88 3.2.1. Mối quan hệ giữa tục ngữvăn hóa 88 3.2.2. Một số đặc trưng văn hóa Việt qua bộ phận tục ngữ từ chỉ bộ phận thể người 92 3.3. Tiểu kết chương 3 109 KẾT LUẬN .111 TÀI LIỆU THAM KHẢO 113 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, tục ngữ là một thể loại ra đời từ rất sớm và được xem là những viên ngọc quý giá. Tục ngữ phản ánh lời ăn tiếng nói cũng như lối suy nghĩ của dân tộc Việt về các vấn đề của cuộc sống, đồng thời cũng tiêu biểu cho lời ăn tiếng nói của dân tộc. Đã là người Việt chắc hẳn ai cũng thuộc và vận dụng ít nhất một vài câu tục ngữ trong giao tiếp của mình để vừa diễn đạt một vấn đề nào đó một cách vừa hàm súc vừa giàu hình ảnh, gợi sự liên tưởng. Vì vậy, hiện nay tục ngữ vẫn tiếp tục được sử dụng, khai thác, bổ sung và được đi sâu nghiên cứu trên nhiều bình diện khác nhau, trong đó bình diện ngữ nghĩa. 1.2. Trong kho tàng tục ngữ Việt, từ chỉ bộ phận thể người chiếm một số lượng khá lớn. Hệ thống từ chỉ bộ phận thể người từ rất lâu đời, từ khi con người tự nhận thức được về chính bản thân mình. Sau đó, con người lại lấy mình làm thước đo vũ trụ thông qua các bộ phận chỉ các giác quan thể mình để nhận thức và lí giải hiện thực xung quanh. Những nhận thức đó được ghi lại trong tục ngữ. Người Việt Nam, do nền sản xuất lúa nước, đặc trưng văn hóa, rất chuộng cách vận dụng tục ngữ trong lời nói. Ở hầu hết các lĩnh vực nhận thức trong tục ngữ, từ chỉ bộ phận thể người đều mặt. Và trong bất kỳ cuốn sách nào sưu tập tục ngữ thì bộ phận tục ngữ từ chỉ bộ phận thể người cũng chiếm một số lượng rất lớn. Vì thế việc nghiên cứu ngữ nghĩa các phát ngôn tục ngữ chứa từ chỉ bộ phận thể người là một việc làm hết sức cần thiết. 1.3. Trong chương trình ngữ văn ở nhà trường phổ thông hiện nay, tục ngữ đang được đưa vào giảng dạy ở các cấp học. Việc tìm hiểu bộ phận tục ngữ từ chỉ bộ phận thể người sẽ góp phần củng cố kiến thức về tục ngữ 6 cho giáo viên phổ thông, giúp cho việc giảng dạy phần tục ngữ được sâu sắc, vững vàng và đạt được hiệu quả cao nhất. Vì những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề “Đặc điểm ngữ nghĩa của các phát ngôn tục ngữ từ chỉ bộ phận thể người trong kho tàng tục người Việt” làm đề tài nghiên cứu trong luận văn của mình. 2. Lịch sử vấn đề Là một trong những di sản quý báu của ngôn ngữ dân tộc, tục ngữ đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, xã hội nhân văn. Cho đến nay, số lượng công trình, bài viết nghiên cứu về tục ngữ là rất lớn. Dưới đây, chúng tôi xin điểm lại một số công trình nghiên cứu tục ngữ liên quan đến đề tài luận văn này. Từ trước đến nay các nhà nghiên cứu văn học đã đề cập nhiều đến việc xác định đúng khái niệm tục ngữ bằng việc phân biệt tục ngữ với thành ngữ, tục ngữ với ca dao. Tác giả Dương Quảng Hàm là người đầu tiên phân biệt tục ngữ với thành ngữ (1945): “Một câu tục ngữ tự nó phải ý nghĩa đầy đủ, hoặc khuyên răn hoặc chỉ bảo một điều gì. Còn thành ngữ chỉ là lời nói sẵn để ta tiện dùng mà diễn đạt một ý gì cho nó màu mè” [26, tr.15]. Tiếp sau đó nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan cũng tán thành ý kiến trên và đưa ra phân biệt rõ ràng khi ông nhấn mạnh thêm: “Tục ngữ là một câu tự nó diễn đạt trọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm, một luân lý, một công lý khi là sự phê phán”, còn thành ngữ là “một phần câu sẵn có, nó là một bộ phận của câu mà nhiều người đã quen dùng, nhưng nó không diễn đạt một ý trọn vẹn” [47, tr.31]. Các tác giả trên khi đưa ra định nghĩa về tục ngữ hay phân biệt tục ngữ với thành ngữ, tục ngữ với ca dao đều lấy tiêu chí nội dung làm sở mà xem 7 tiêu chí hình thức chỉ là yếu tố phụ. Ngược lại, các nhà ngôn ngữ học lại rất quan tâm đến tục ngữ trên cả hai phương diện hình thức và nội dung. Trong cuốn “Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại”(1978) Nguyễn Văn Tu đã khẳng định “Trong tiếng Việt, những tục ngữ, những phương ngôn và ngạn ngữ liên quan đến thành ngữ và quán ngữ. Chúng không phải là đối tượng của từ vựng học mà là đối tượng của văn học dân gian, nhưng vì chúng là đơn vị sẵn trong ngôn ngữ học được dùng đi dùng lại để trao đổi tưởng cho nên chúng dính dáng đến vấn đề cụm từ cố định. Thực ra chúng là những câu hoàn chỉnh chỉ một nội dung đầy đủ không cần những thành phần cú pháp nào cả” [60, tr.87]. thể coi cuốn Tục ngữ Việt nam cấu trúc và thi pháp (1997) của Nguyễn Thái Hòa là cuốn chuyên luận khảo sát về tục ngữ một cách công phu nhất dưới góc nhìn ngôn ngữ học. Trong phần Cấu trúc tác giả đã tìm hiểu các vấn đề: Tính cố định của tục ngữ, mô hình tổng quát của tục ngữ, phân loại các khuôn hình bản của tục ngữ, những câu tục ngữ phức hợp. Trong phần Thi pháp các nội dung: Tục ngữ - một tổng thể thi ca nhỏ nhất; Tục ngữ - một danh mục các lẽ thường; sự vận dụng tục ngữ. Năm 2001, trong cuốn “Tìm hiểu thi pháp tục ngữ Việt nam”, tác giả Phan Thị Đào đã trình bày về các vấn đề: kết cấu của tục ngữ; vần và nhịp trong tục ngữ; cách tạo nghĩa trong tục ngữ. Công trình “Tục ngữ Việt Nam dưới góc nhìn ngữ nghĩa - ngữ dụng học” (2006) của tác giả Đỗ Thị Kim Liên đã đề cập đến vấn đề nghiên cứu tục ngữ và nhận diện tục ngữ, ngữ nghĩa của các lớp từ trong tục ngữ; Các quan hệ ngữ nghĩa trong tục ngữ, một số trường ngữ nghĩa phản ánh đặc trưng văn hóa Việt trong tục ngữ; Vấn đề dạy tục ngữ trong nhà trường. Đây là công trình đi sâu nghiên cứu tục ngữ dưới góc nhìn ngữ nghĩa - ngữ dụng đã những đóng góp mới mẻ. 8 Ngoài những chuyên luận nghiên cứu về tục ngữ trên, còn một số bài viết về tục ngữ đáng chú ý như: “Về ranh giới giữa thành ngữtục ngữ” (1972) của Nguyễn Văn Mệnh, Tạp chí Ngôn ngữ số 3; “Góp ý kiến về phân biệt thành ngữ với tục ngữ” (1973) Của Cù Đình Tú, Tạp chí Ngôn ngữ, số 1; “Dấu ấn văn hóa trong tục ngữ” của tác giả Nguyễn Quý Thành, Tạp chí Văn hóa dân gian (số 4, 1998); “Tìm hiểu văn hóa ứng xử của người Việt qua tục ngữ” của tác giả Nguyễn Văn Thông, Tạp chí Văn hóa dân gian (2000); “Tiếp cận tục ngữ từ góc độ văn hóa học” của tác giả Hoàng Minh Đạo hay tạp chí Văn hóa dân gian (2006), Về bộ phận tục ngữ từ chỉ bộ phận thể người đã một số bài viết đăng trên tạp chí Ngôn ngữ: Nguyễn Văn Nở với bài “Dấu ấn văn hóa dân tộc qua chất liệu biểu trưng tự nhiên và từ chỉ bộ phận thể người trong tục ngữ” đăng trên tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, (số 12 - 2006). Trong bài viết này, tác giả đã chỉ ra từ chỉ bộ phận thể người được dùng làm chất liệu biểu trưng trong hầu hết tục ngữ các nước. Điểm khác nhau là ở cách diễn đạt hoặc ở chỗ lựa chọn đặc trưng của từ chỉ bộ phận thể người. Về mảng đề tài nghiên cứu trong nhà trường, cần phải nhắc đến luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thị Hương “Đặc trưng ngữ nghĩa của tục ngữ Việt Nam”,(1999). Trong đề tài của mình, tác giả Nguyễn Thị Hương đã nghiên cứu trường ngữ nghĩa của tục ngữ qua lớp từ chỉ quan hệ thân tộc; lớp từ chỉ bộ phận thể người; lớp từ chỉ đơn vị tính toán, đo lường. Tác giả đã dày công khảo sát 3 lớp từ này để từ đó rút ra đặc trưng về ngữ nghĩa của tục ngữ. Trong đó, nhóm tục ngữ từ chỉ bộ phận thể người đã được phân loại và xem xét về vai trò ngữ nghĩa; đặc trưng văn hóa, ngôn ngữ. Tuy nhiên, ở đề tài này, do quy mô quá lớn nên tác giả chưa điều kiện khảo sát, đi sâu vào nhóm tục ngữ chứa từ chỉ bộ phận thể người, chưa làm rõ đặc điểm của lớp từ này trên các phương diện cấu tạo, ngữ nghĩa. 9 Tóm lại, bộ phận tục ngữ từ chỉ bộ phận thể người tuy đã được nghiên cứu nhưng vẫn còn sơ lược, chưa toàn diện và hệ thống. Với đề tài này, chúng tôi mong muốn tìm hiểu đầy đủ hơn về bộ phận các phát ngôn tục ngữ chứa từ chỉ bộ phận thể người. 3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi chọn bộ sưu tập Kho tàng tục ngữ người Việt do tác giả Nguyễn Xuân Kính làm chủ biên cùng với một số tác giả khác, in năm 2002, Nxb Văn hóa thông tin, làm đối tượng khảo sát. Đây là công trình quy mô nhất, gồm 16.098 câu tục ngữ từng mặt trong 52 đầu sách khác nhau. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ tập trung vào bộ phận tục ngữ từ chỉ bộ phận thể người gồm 1881 câu, với 2687 lượt từ xuất hiện, gọi tên 104 bộ phận thể người. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện đề tài, chúng tôi tiến hành các nhiệm vụ sau: a. Khảo sát số lượng xuất hiện của các phát ngôn tục ngữ từ chỉ bộ phận thể người. b. Phân tích, mô tả đặc điểm ngữ nghĩa của các phát ngôn tục ngữ từ chỉ bộ phận thể người. c. Chỉ ra đặc trưng văn hóa của người Việt qua các phát ngôn tục ngữ từ chỉ bộ phận thể người. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng chủ yếu một số phương pháp sau: 4.1. Phương pháp thống kê và phân loại Qua khảo sát 16098 câu tục ngữ trong Kho tàng tục ngữ người Việt, chúng tôi đã thống kê được 1881 phát ngôn chứa từ chỉ bộ phận thể người. Sau đó, chúng tôi đã phân loại chúng theo vị trí xuất hiện: Cụ thể 10

Ngày đăng: 17/12/2013, 21:30

Hình ảnh liên quan

BẢNG SỐ LƯỢNG VÀ TẦN SỐ XUẤT HIỆN CỦA TỪ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI TRONG TỤC NGỮ - Đặc điểm ngữ nghĩa của các phát ngôn tục ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể người trong kho tàng tục ngữ người việt luận văn thạc sỹ ngữ văn
BẢNG SỐ LƯỢNG VÀ TẦN SỐ XUẤT HIỆN CỦA TỪ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI TRONG TỤC NGỮ Xem tại trang 31 của tài liệu.
Bảng 2.1. Tần số và số lượng xuất hiện từ chỉ bộ phận bờn ngoài cơ thể người trong tục ngữ - Đặc điểm ngữ nghĩa của các phát ngôn tục ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể người trong kho tàng tục ngữ người việt luận văn thạc sỹ ngữ văn

Bảng 2.1..

Tần số và số lượng xuất hiện từ chỉ bộ phận bờn ngoài cơ thể người trong tục ngữ Xem tại trang 41 của tài liệu.
Qua bảng thống kờ trờn, chỳng tụi nhận thấy: Trong tục ngữ, từ chỉ bộ phận bờn ngoài cơ thể người chiếm một số lượng lớn, được phõn chia chi ly, tỉ  mỉ ở cỏc mặt: vị trớ, chức năng cấu tạo và ở mỗi mặt lại tiếp tục được chia nhỏ  hơn nữa. - Đặc điểm ngữ nghĩa của các phát ngôn tục ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể người trong kho tàng tục ngữ người việt luận văn thạc sỹ ngữ văn

ua.

bảng thống kờ trờn, chỳng tụi nhận thấy: Trong tục ngữ, từ chỉ bộ phận bờn ngoài cơ thể người chiếm một số lượng lớn, được phõn chia chi ly, tỉ mỉ ở cỏc mặt: vị trớ, chức năng cấu tạo và ở mỗi mặt lại tiếp tục được chia nhỏ hơn nữa Xem tại trang 42 của tài liệu.
Nhận xột: Nhỡn vào bảng số liệu trờn, chỳng tụi nhận thấy từ chỉ bộ phận bờn ngoài cơ thể người ở tục ngữ xuất hiện với tần số cao - Đặc điểm ngữ nghĩa của các phát ngôn tục ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể người trong kho tàng tục ngữ người việt luận văn thạc sỹ ngữ văn

h.

ận xột: Nhỡn vào bảng số liệu trờn, chỳng tụi nhận thấy từ chỉ bộ phận bờn ngoài cơ thể người ở tục ngữ xuất hiện với tần số cao Xem tại trang 47 của tài liệu.
Bảng 3.1. Số lượng và tần số xuất hiện từ chỉ bộ phận bờn trong cơ thể người - Đặc điểm ngữ nghĩa của các phát ngôn tục ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể người trong kho tàng tục ngữ người việt luận văn thạc sỹ ngữ văn

Bảng 3.1..

Số lượng và tần số xuất hiện từ chỉ bộ phận bờn trong cơ thể người Xem tại trang 76 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan