Về vấn đề này, nhànghiên cứu Nguyễn Phương Châm có ý kiến nhận xét: Phần hai cho phép cácnhà nghiên cứu có cái nhìn động đối với đồng dao, thấy được sự phát triển vàbiến đổi của thể lo
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới quý Thầy
Cô đã giảng dạy trong chương trình Cao học Văn học dân gian khóa 23 –trường Đại học Sư phạm Hà Nội, những người đã truyền đạt cho tôi nhữngkiến thức chuyên ngành quý báu về Văn hóa dân gian, văn học dân gian , làm
cơ sở nền tảng cho tôi hoàn thành tốt luận văn này
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS TS Vũ Anh Tuấn,
người thầy đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoànthành đề tài này
Sau cùng, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới gia đình – chỗ dựa vữngchắc luôn tạo điều kiện nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiệnluận văn Tôi xin cảm ơn những anh chị học viên, những người bạn đã ủng
hộ, động viên tinh thần cho tôi trong thời gian học tập và làm đề tài
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tôi không tránh khỏinhững thiếu sót, kính mong các nhà khoa học, quý Thầy giáo, Cô giáo chỉ dạythêm để giúp tôi mở rộng kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi vào thực tiễngiảng dạy và nghiên cứu sau này
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 6 năm 2015
Học viên Nguyễn Thị Thùy
Trang 2BẢNG KÊ CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Đỗ Thị Minh ChínhNguyễn Nghĩa DânĐồng dao hiện đạiĐồng dao truyền thốngNguyễn Thị Thu TrangSưu tầm
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Đối tượng – Phạm vi nghiên cứu 7
4 Mục đích – Nhiệm vụ nghiên cứu 8
5 Phương pháp nghiên cứu 9
6 Đóng góp của luận văn 10
7 Cấu trúc luận văn 10
PHẦN NỘI DUNG 11
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 11
1.1 Cơ sở lý luận của đề tài 11
1.1.1 Một số vấn đề chung về đồng dao truyền thống 11
1.1.2 Một số vấn đề chung về đồng dao hiện đại 15
1.1.3 Thi pháp văn học dân gian và thi pháp đồng dao 18
1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài 19
1.2.1 Đồng dao trong xã hội cổ truyền 19
1.2.2 Đồng dao trong xã hội hiện đại 20
1.3 Bức tranh toàn cảnh đồng dao từ truyền thống đến hiện đại 23
1.3.1 Khảo sát, phân loại các đề tài trong đồng dao truyền thống 23
1.3.2 Khảo sát, phân loại các đề tài trong đồng dao hiện đại 24
1.3.3 Nhận xét 25
1.4 Tiểu kết chương 1 26
CHƯƠNG 2: SỰ TƯƠNG ĐỒNG GIỮA ĐỒNG DAO TRUYỀN THỐNG VỚI ĐỒNG DAO HIỆN ĐẠI 27
2.1 Sự tương đồng giữa đồng giao truyền thống với đồng dao hiện đại về đặc trưng thể loại 27
Trang 42.1.1 Tính truyền miệng và tính tập thể 27
2.1.2 Tính dị bản 30
2.2 Sự tương đồng giữa đồng giao truyền thống với đồng dao hiện đại về nghệ thuật 31
2.2.1 Sự tương đồng trong thể thơ, vần, nhịp 31
2.2.2 Sự tương đồng trong kết cấu 38
2.2.3 Sự tương đồng trong ngôn ngữ 43
2.3 Tiểu kết chương 2 53
CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM MỚI CỦA ĐỒNG DAO HIỆN ĐẠI TRONG MỐI QUAN HỆ SO SÁNH VỚI ĐỒNG DAO TRUYỀN THỐNG 55
3.1 Đổi mới về hình thức diễn xướng 55
3.1.1 Đổi mới trong môi trường diễn xướng 55
3.1.2 Quá trình dân gian hóa các tác phẩm văn học thành văn 64
3.1.3 Đổi mới trong hình thức tồn tại 70
3.2 Đổi mới về thi pháp 71
3.2.1 Khảo sát sự biến đổi các thể thơ trong đồng dao từ truyền thống đến hiện đại 71
3.2.2 Đổi mới về đặc trưng thể loại 72
3.3 Tiểu kết chương 3 78
PHẦN KẾT LUẬN 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
PHỤ LỤC 89
Trang 5ấu thơ với những câu hát, lời ru, sự trong trẻo của những khúc hát đồng daocòn in dấu, theo mãi trong tâm hồn của mỗi con người, giúp họ lạc quan,thêm tình yêu cuộc sống.
1.1.2 Đồng dao là loại hình văn hóa dân gian mang đặc trưng lứa tuổi
Nó là một tiểu loại mang những đặc trưng loại biệt của “văn nghệ” trẻ thơ.Mặt khác, sự tồn tại của đồng dao là bằng chứng về sự bảo tồn và phát triểnnền văn hóa dân gian trong xu thế hội nhập hiện nay
Các nhà nghiên cứu đương đại đã khẳng định sự tồn tại của văn họcdân gian hiện đại, và văn học dân gian hiện đại là sự tiếp nối của văn học dângian truyền thống, việc nghiên cứu nó vẫn đang được tiếp tục Một trongnhững vấn đề được các nhà nghiên cứu quan tâm hiện nay là tiểu loại đồngdao trong mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại Đây là vấn đề vẫn đangđặt ra tính thời sự để khảo sát, tìm hiểu Chính những điều này đã thôi thúc
chúng tôi đến với đề tài “Mối quan hệ giữa đồng dao truyền thống với đồng dao hiện đại trong văn học dân gian người Việt”.
1.2 Lý do cá nhân
Là một giảng viên trẻ giảng dạy Văn học tại khoa Giáo dục Mầm non,trực tiếp đứng lớp dạy phần Văn học Dân gian Việt Nam, được thường xuyên
Trang 6tiếp xúc với đội ngũ sinh viên Sư phạm trẻ ham học hỏi; lại được tiếp xúc vớitrẻ nhỏ thông qua các giờ dạy minh họa phương pháp; tham gia các hoạt động
“chơi” với trẻ qua các bài hát đồng dao, qua các trò chơi dân gian nhằm rènluyện ngôn ngữ, khả năng hoạt động, sự phát triển toàn diện… cho trẻ nênbản thân càng thêm yêu mến tiểu loại ca dao này Mặt khác, xuất phát từchính những yêu cầu của công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học của mộtgiảng viên Đại học đã lôi cuốn chúng tôi đi đến với tiểu loại đồng dao để tìmhiểu và nghiên cứu về nó Thực hiện đề tài không chỉ giúp tôi hiểu sâu hơn vềthế giới đồng dao mà còn giúp tôi nâng cao khả năng nghiên cứu khoa họccũng như khả năng làm việc độc lập
2 Lịch sử vấn đề
Theo phân kì lịch sử văn học, có thể tạm chia đồng dao Việt thành 2giai đoạn: Đồng dao truyền thống và đồng dao hiện đại Thực tế cho thấy, ởViệt Nam, lịch sử nghiên cứu đồng dao có thể chia làm hai giai đoạn, trước
và sau năm 1945
2.1 Nghiên cứu đồng dao truyền thống
Trước 1945, do những đặc điểm về hoàn cảnh xã hội, chính trị, kinhtế… nên vấn đề tập hợp và sưu tầm các thể loại văn học dân gian nói chungcòn bị hạn chế Đồng dao khi đó còn ẩn sâu mình dưới cái bóng của ca dao,
và thuật ngữ đồng dao chưa thực sự phổ biến Sau Cách mạng, các nhànghiên cứu bắt đầu dày công sưu tập lại, nhưng nó chỉ thực sự được chú trọngvào những năm cuối của thế kỷ XX
2.1.1 Trước hết, phải kể đến công trình “Đồng dao và trò chơi trẻ em người Việt” [23] do Viện Văn hóa dân gian tổ chức sưu tầm, biên soạn năm
1997 Có thể nói đây là một công trình nghiên cứu về đồng dao một cách tỉ
mỉ, công phu Với 799 trang, nhóm tác giả đã tập hợp được số lượng lớn cácbài đồng dao đã được công bố và những bài đồng dao ghi nhận được từ công
Trang 7tác điền dã Đặc biệt, các bài hát đồng dao trong công trình này được chúthích, ghi rõ xuất xứ nguồn nguồn tài liệu Việc làm này rất thuận tiện chocông tác nghiên cứu.
Nhóm nghiên cứu phân chia cuốn sách làm 3 phần và việc đưa thêmphần hai và phần ba vào cuốn sách là việc làm có ý nghĩa Về vấn đề này, nhànghiên cứu Nguyễn Phương Châm có ý kiến nhận xét: Phần hai cho phép cácnhà nghiên cứu có cái nhìn động đối với đồng dao, thấy được sự phát triển vàbiến đổi của thể loại này theo thời gian và cũng là sự gợi mở một hướngnghiên cứu đang được chú ý hiện nay là sự ảnh hưởng qua lại giữa nhữngsáng tác dân gian và văn chương bác học Phần ba cho độc giả một cái nhìn
hệ thống trong việc nghiên cứu đánh giá về đồng dao từ đầu thế kỷ đến nay
và điều mà người đọc nhận thức được qua phần này là giới nghiên cứu còn ítquan tâm đến đồng dao, chưa thực sự nghiên cứu nó công phu như đã làm vớimột số thể loại khác gần nó như ca dao, dân ca… Điều này là một gợi ý đốivới đề tài mà chúng tôi đang theo đuổi
2.1.2 Trần Gia Linh trong cuốn “Kho tàng đồng dao Việt Nam” [21]
đã thống kê được 279 bài, chia làm 6 chủ đề lớn Cuốn sách đã cung cấp chongười đọc một cái nhìn hệ thống về các bài hát đồng dao truyền thống từ xưađến nay Tuy nhiên tác giả mới chỉ dừng lại ở việc tuyển tập, sưu tầm và phânloại theo nội dung của tác phẩm mà chưa cho người đọc thấy được một trongnhững đặc trưng cơ bản của văn học dân gian là chức năng diễn xướng Cácbài đồng dao gắn với các trò chơi của trẻ cũng chưa diễn giải được hết mà
mới chỉ dừng lại ở mức độ miêu tả đơn giản một số bài quen thuộc như: Mèo săn chuột, Rồng rắn… Mặt khác, việc phân loại như tác giả còn có sự trùng
lặp, chưa thực sự rõ nét
2.1.3 Cuốn sách “Đồng dao Việt Nam” [4] của Nguyễn Nghĩa Dân đã
mang đến một cái nhìn tổng hợp về hệ thống đồng dao Việt Nam nói chung
Trang 8Đây là một công trình dày dặn và công phu Cấu trúc cuốn sách này được tácgiả phân chia làm hai phần rõ rệt: Phần 1 là nghiên cứu và phần 2 là sưu tầm,biên soạn Ở phần 1, tác giả cho chúng ta cái nhìn khái quát về đặc điểm nộidung, thi pháp của đồng dao và phân loại hệ thống đồng dao thành các bộphận Phần 2, ngoài việc sưu tầm, biên soạn theo nội dung chủ đề, tác giảcòn đưa ra được nhiều dị bản ở các địa phương khác nhau giúp người đọcđối chiếu, so sánh Đặc biệt, điều đáng ghi nhận trong cuốn sách này làtác giả còn đưa được vào một số bài đồng dao của các dân tộc thiểu số,tuy số lượng còn ít nhưng đây là một việc làm đáng hoan nghênh.
2.1.4 Năm 2004, Chu Thị Hà Thanh đã bảo vệ thành công luận án
Tiến sĩ Ngữ văn với đề tài “Thi pháp đồng dao và mối quan hệ với thơ thiếu nhi” [32] Thông qua công trình của mình, tác giả luận án nêu một số vấn đề
lý luận chung về thi pháp và thi pháp văn học dân gian, đi sâu nghiên cứu thipháp đồng dao: về thể thơ, kết cấu và ngôn ngữ đồng dao dưới ánh sáng thipháp học Chu Thị Hà Thanh đã thành công trong việc nghiên cứu mối quan
hệ giữa thi pháp đồng dao và thơ thiếu nhi; những hình thức biểu hiện củađồng dao trong thơ thiếu nhi: thể thơ, vần, nhịp, kết cấu, ngôn ngữ và một sốhình ảnh nghệ thuật; đồng thời khẳng định về mặt lý thuyết mối quan hệ giữavăn học dân gian và văn học viết Mặt khác, công trình còn giúp người đọctiếp xúc với cái hay cái đẹp của một mảng văn hóa truyền thống và văn hoáhiện đại của người Việt
2.1.5 Luận án tiến sĩ Văn hóa học của Nguyễn Thị Minh Chính (2012)
“Nghiên cứu, ứng dụng trò chơi – đồng dao người Việt cho trẻ lứa tuổi mầm non và tiểu học” [2] đã đạt được thành tựu đáng kể khi chỉ ra được tầm quan
trọng của đồng dao đối với các hoạt động và sự phát triển của trẻ nhỏ Ngoài
ra, trong luận án của mình, Nguyễn Thị Minh Chính đã tiến hành biên soạn
và phổ nhạc được một số bài đồng dao theo lời đồng dao truyền thống hoặc
Trang 9viết lời mới, nhạc mới cho các bài đồng dao dành cho lứa tuổi mầm non vàtiểu học Đây là một trong những đóng góp lớn của luận án vào nền văn họcdân gian hiện đại.
2.1.6 Năm 2013, Đồng dao Việt Nam – Câu đố và trò chơi Việt Nam
[44] ra đời được chia làm năm phần rõ ràng Điều đặc biệt của cuốn sách này
là ngay ở phần một tác giả đã có một cái nhìn tổng quan về hệ thống đồngdao, tập hợp được bộ phận đồng dao của các dân tộc thiểu số (phần 2), phânloại được các bộ phận của hát đồng dao (phần 4) và miêu tả kĩ một số trò chơiđồng dao ở phần 5 Tác giả của cuốn sách còn chú trọng đặt tên cho từng bàiđồng dao để dễ theo dõi
2.1.6 Những năm gần đây, văn học dân gian các dân tộc thiểu số ngày
càng được giới nghiên cứu quan tâm Với đề tài “Đồng dao dân tộc Tày ở Việt Nam”[13], Nông Thị Huế đã khái quát tương đối đầy đủ những thuộc
tính bản chất của tiểu loại này trong hệ thống văn học dân gian dân tộc Tày.Tác giả luận văn đã phần nào cho người đọc thấy được những nét đặc sắc vềnội dung và hình thức nghệ thuật của đồng dao dân tộc Tày Trên cơ sởnhững đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của đồng dao, tác giả khẳng định giátrị và vai trò to lớn của tiểu loại này trong hệ thống thể loại của nền văn họcdân gian nước nhà Đồng thời, góp phần gìn giữ, phát huy những giá trị dângian và bản sắc văn hóa dân tộc Tày
2.1.7 Năm 2014 với đề tài “Đồng dao dân tộc Thái ở Tây Bắc” [3],
tác giả Đỗ Viết Cường đã tập hợp một cách hệ thống 144 bài đồng dao dântộc Thái Tây Bắc, bổ sung vào nguồn tư liệu văn học dân gian nói chung vàvăn học dân gian Thái nói riêng Đồng thời trong công trình của mình, tác giảluận văn đã chỉ ra những phương hướng và cách thức bảo tồn và phát huy giátrị tinh thần của đồng dao Thái ở Tây Bắc
Trang 102.2 Nghiên cứu đồng dao hiện đại
2.2.1 Năm 2002, tác giả Trần Lan Vinh sáng tác tập thơ thuộc thể loại
đồng dao, lấy tên là “Gọi mưa” [42] Tác phẩm tập hợp 51 bài đồng dao mới
do tác giả sáng tác với nhiều chủ đề khác nhau nhằm hướng đến những câuchuyện ngộ nghĩnh, hồn nhiên, đáng yêu của trẻ thơ Đây là một đóng góp mới
mẻ, quý giá đối với việc bảo tồn, kế thừa và phát huy văn học dân gian nóichung và đồng dao nói riêng
2.2.2 Năm 2009, tác giả Nguyễn Thị Thu Trang đã có bài: “Sưu tầm và viết lời mới cho một số bài đồng dao phục vụ công tác giáo dục trẻ mầm non”
[52] Đây là một trong những sáng kiến kinh nghiệm được đánh giá cao bởi tácgiả đã ứng dụng được những kiến thức cùng kĩ năng nghề nghiệp vào công tácgiảng dạy giáo dục trẻ Trong công trình của mình, Nguyễn Thị Thu Trang đãsưu tập, đồng thời viết lời mới cho 8 bài đồng dao truyền thống, song song với
đó là hướng dẫn cách cho trẻ chơi cùng những bài hát đó Việc làm này thật sự
có ý nghĩa và cần khuyến khích trong việc sáng tạo giáo dục trẻ nhỏ
2.2.3 Như trên đã nói, chúng ta không thể bỏ qua những bài đồng daohiện đại trong luận án của Nguyễn Thị Minh Chính Với 16 bài đồng daomới, tác giả đã xây dựng cho trẻ mầm non và tiểu học những bài hát, trò chơiphù hợp với lứa tuổi, phù hợp với môi trường xã hội hiện nay
Qua việc điểm lại tình hình sưu tầm và nghiên cứu đồng dao của ngườiViệt ở trên, chúng tôi nhận thấy: Theo thời gian, đồng dao của người Việt ngàycàng được chú trọng và quan tâm Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu,những bài viết hầu hết mới chỉ dừng lại ở việc sưu tập, biên soạn, đánh giá,nghiên cứu về đồng dao của người Việt trên một số bình diện Qua quá trìnhtổng hợp, thống kê, chúng tôi thấy, chưa có một công trình nghiên cứu nào đềcập đến mối quan hệ giữa đồng dao truyền thống với đồng dao hiện đại từ góc
độ văn học dân gian Chính điều này đã thôi thúc chúng tôi đến với đề tài này để
Trang 11tham gia vào việc tiếp cận, khám phá, lí giải vấn đề một cách hệ thống, đầy đủ
3 Đối tượng – Phạm vi nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi tiến hành khảo sát các tác phẩm đồngdao của người Việt qua một số phương diện về nội dung, nghệ thuật, gắn vớimột số trò chơi dân gian tiêu biểu có liên quan đến các bài đồng dao đã đượctrích dẫn Điều đó cho chúng tôi có cách nhìn khái quát và tổng quan hơn vềbước chuyển tiếp từ truyền thống đến hiện đại của tiểu loại này
Đồng dao khảo sát trong luận văn được chúng tôi thu thập và tổng hợptừ các nguồn tài liệu sau:
Tài liệu điền dã:
- Các bài hát đồng dao được chúng tôi ghi chép lại qua những lần đithực tế ở các trường mầm non, do các bé chơi và hát
- Các bài đồng dao do người viết ghi lại qua trí nhớ của bản thântrong quá trình tham gia diễn xướng thời thơ ấu
Tài liệu văn bản
- Đồng dao và trò chơi trẻ em người Việt [23]
- Kho tàng đồng dao Việt Nam [21]
- Đồng dao Việt Nam [4]
- Gọi mưa [42]
Tài liệu internet
- Sưu tầm và viết lời mới cho một số bài đồng dao phục vụ công tácgiáo dục trẻ mầm non [52]
Trang 124 Mục đích – Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
- Luận văn là một hướng nghiên cứu mới nhằm phát hiện, đánh giánhững giá trị của tiểu loại đồng dao đồng thời khẳng định sự tương quan giữavăn học dân gian truyền thống và văn học dân gian hiện đại
- Luận văn hướng tới việc phân tích hệ thống, kỹ lưỡng đầy đủ về giátrị nội dung, nghệ thuật đồng dao người Việt trong quá trình phát triển từtruyền thống đến hiện đại
- Mô tả, dựng lại, chú thích, sưu tầm về môi trường diễn xướng trongtrò chơi của các bài đồng dao
- Góp phần phục dựng, bảo tồn và nhân rộng trò chơi đồng dao - mộtloại hình văn hóa dân gian truyền thống trong xã hội hiện nay
- Nghiên cứu ứng dụng trò chơi đồng dao trong đời sống tinh thần trẻthơ từ truyền thống đến hiện đại
Trên cơ sở này, luận văn đưa ra những đánh giá khách quan, khoa học
về đồng dao hiện đại
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ việc kế thừa các thành tựu nghiên cứu đồng dao truyền thống,chúng tôi tiến hành:
- Xác định vai trò của đồng dao truyền thống trong xã hội hiện đại vàđồng dao hiện đại sáng tác trong xã hội hiện đại
- Thống kê, phân loại một cách hệ thống các bài đồng dao mới
- Phác họa được diện mạo, đặc điểm của đồng dao mới
- Chỉ ra được sự kế thừa và đổi mới của tiểu loại đồng dao hiện đạitrong tương quan với tiểu loại đồng dao truyền thống
Trang 135 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng kết hợp các phươngpháp nghiên cứu sau đây:
5.1 Phương pháp tiếp cận hệ thống
Xuất phát từ quan niệm mỗi bài đồng dao là sự tập hợp các yếu tố cómối quan hệ chặt chẽ, chịu sự chi phối lẫn nhau và chịu sự tác động của hoạtđộng diễn xướng, chính vì vậy trong quá trình nghiên cứu chúng tôi coi đồngdao từ truyền thống đến hiện đại là một chỉnh thể hệ thống để tiếp cận nghiêncứu, không tách từng yếu tố, từng bộ phận ra để nghiên cứu
5.2 Phương pháp tổng hợp tư liệu, thống kê, phân tích
Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, chúng tôi sử dụng phương phápnày để tiến hành thống kê và tổng hợp các tác phẩm đồng dao, phân loại cácchủ đề của tiểu loại Việc thống kê, phân loại sẽ giúp chúng tôi có nhữngcăn cứ xác đáng để tìm hiểu, nhận xét, kết luận mang tính khoa học về nhữngđặc điểm của đồng dao
Dựa vào kết quả của thống kê, phân loại chúng tôi tiến hành phân tíchvăn bản đồng dao để thấy được giá trị nội dung và ý nghĩa nhân sinh gắn vớihoạt động diễn xướng, từ đó tổng hợp lại để rút ra những nhận xét và đánhgiá Mặt khác, qua quá trình phân tích, chứng minh, chúng tôi có thể nhìnnhận sâu sắc hơn nhiều vấn đề trong các tác phẩm đồng dao ở nhiều khíacạnh khác nhau
5.3 Phương pháp so sánh, đối chiếu
Sử dụng phương pháp này giúp chúng tôi có cái nhìn khái quát về nộidung các tác phẩm đồng dao truyền thống và đồng dao hiện đại Việc so sánhvăn học sẽ có tác dụng làm nổi bật lên những nét riêng và sự kế thừa của đồngdao hiện đại trong tương quan với đồng dao truyền thống
Trang 14Mặt khác, khi sử dụng phương pháp này sẽ giúp chúng tôi phát hiệnnét mới có tính chuyển đổi của tiểu loại này – quá trình dân gian hóa các sángtác có tác giả trong văn học viết.
5.4 Phương pháp điền dã
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để quan sát, phỏng vấn và ghichép, mô tả lại hình thức diễn xướng của những bài đồng dao vẫn được biếtđến hoặc thực hành trong đời sống của trẻ em; đồng thời chụp ảnh, ghi hìnhcác trò chơi gắn với những bài đồng dao mà trẻ em tham gia, những trò chơidân gian gắn với hát đồng dao trong đời sống lao động và sinh hoạt tinh thầncủa các em
6 Đóng góp của luận văn
- Luận văn thống kê, phân loại một cách có hệ thống các bài đồng daohiện đại đã được sưu tập
- Vận dụng những thành tựu nghiên cứu liên ngành và chuyên ngànhvào việc tìm hiểu mối tương quan giữa đồng dao truyền thống với đồng daohiện đại
- Khẳng định vai trò và giá trị của đồng dao người Việt trong đời sốngvăn hóa xã hội xưa và nay
- Luận văn là nguồn tư liệu để bạn đọc tham khảo khi tìm hiểu về vănhọc dân gian; đặc biệt khi tìm hiểu về văn học dân gian hiện đại, luận văn gópmột phần tiếng nói trong tiểu loại đồng dao
7 Cấu trúc luận văn
Trang 15PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1 Một số vấn đề chung về đồng dao truyền thống
1.1.1.1 Khái niệm đồng dao truyền thống
Đồng dao là một dạng thức văn hóa dân gian dành cho trẻ em, xuấthiện từ khá sớm và được lưu truyền rộng rãi Tuy nhiên, vấn đề khái niệmđồng dao trong khoa học văn học dân gian vẫn còn những ý kiến khác nhau
Trong cuốn Văn học dân gian Việt Nam [40], tác giả Hoàng Tiến Tựu
trong khi nghiên cứu về ca dao đã dành một phần giới thiệu về đồng dao Tác
giả đưa ra định nghĩa vắn tắt “đồng dao là thơ ca dân gian truyền miệng trẻ em” [40, tr.143] Chúng bao gồm cả những bài vè (vè kể chim, kể quả…), bài
ca gọi trâu, gọi nghé và một số lời sấm truyền, sấm ký Như vậy, tuy coi đồngdao là một bộ phận của ca dao, song trong quá trình phân tích, phân loại, tácgiả lại mở rộng sang cả một số thể loại văn học dân gian như vè
Đồng tình với ý kiến của Hoàng Tiến Tựu, tác giả Trần Đức Ngôn
trong cuốn Văn học thiếu nhi Việt Nam [27] cũng cho rằng đồng dao không
thể được xác định như một thể loại văn học dân gian riêng biệt được Tuynhiên, ông cho rằng đây là khái niệm tập hợp những tác phẩm từ vài thể loạikhác nhau Chúng bao gồm ca dao cho thiếu nhi (những bài hát ru, những bài
ca vui chơi) và những bài vè cho thiếu nhi [27, tr.41]
Nhà nghiên cứu Phạm Thu Yến trong cuốn Giáo trình văn học dân gian [39] cũng có phần thống nhất với Hoàng Tiến Tựu khi phân loại đồng dao vào phần ca dao, mục “Những bài hát cho trẻ em” Theo tác giả, “Đồng dao là những câu hát dân gian truyền miệng, thường do trẻ em hát lúc vui chơi, sinh hoạt”, “lời ca gắn bó một cách hài hòa, chặt chẽ với nhạc điệu, với trò chơi, với tâm sinh lý của trẻ nhỏ” [39, tr.200] Ở phần nghiên cứu của
Trang 16mình, nhà nghiên cứu Phạm Thu Yến đã có phần thống nhất và cụ thể khi xácđịnh nội hàm của khái niệm này.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Đồng dao là những câu hát dân gian có nội dung và hình thức phù hợp với trẻ em, thường do trẻ em hát lúc vui chơi”, cuốn từ điển cũng khẳng định, đồng dao “chỉ dành cho trẻ em hát”
và “có chức năng gắn với vui chơi và trò chơi” [10, tr.108-109].
Theo Từ điển tiếng Việt: “Đồng dao là lời hát của trẻ em lan trong dân gian, thường kèm theo một số trò chơi nhất định” [29]
Trong công trình của mình, nhóm tác giả thuộc Viện nghiên cứu văn
hóa đưa ra cách hiểu: “Đồng dao là những bài hát truyền miệng của trẻ em lứa tuổi nhi đồng và thiếu niên Vốn là những sáng tác dân gian không rõ tác giả, về sau từ vần điệu của loại hình này, một số sáng tác, những bài thơ cho trẻ
em hát có tên tác giả cũng được các nhà nghiên cứu gọi là đồng dao” [23,
tr.5]
Bên cạnh đó có những công trình nghiên cứu có tầm bao quát lớn
nhưng không bàn đến đồng dao Cuốn Văn học dân gian do Đinh Gia Khánh
chủ biên [16] không có phần nào nhắc đến đồng dao Tương tự như vậy, tác
giả Lê Chí Quế trong công trình Văn học dân gian Việt Nam [30] cũng không
bàn đến đồng dao
Là một người nghiên cứu, bước đầu không tránh khỏi những trăn trở.Trong luận văn này, chúng tôi kế thừa quan niệm của người đi trước, xemđồng dao là một tiểu loại của ca dao theo cách hiểu của nhà nghiên cứuHoàng Tiến Tựu Chúng tôi quan niệm: đồng dao truyền thống là những bàihát dân gian do người lớn hoặc trẻ em sáng tác nhằm phục vụ cho trẻ em,được trẻ em truyền miệng trong quá trình chơi, có nội dung và hình thức nghệthuật phù hợp với thế giới quan, tâm sinh lý và trình độ nhận thức của trẻ
Trang 17Mặt khác, Dan Ben-Amots cho rằng văn hóa dân gian là "Sự truyền thông tin một cách nghệ thuật trong các nhóm nhỏ" [35, tr389] Ông xem
folklore như một quá trình giao tiếp Theo Dan Ben-Amots, folklore là hànhđộng diễn ra lúc đó, là hành động nghệ thuật Nó bao gồm sự sáng tạo và đápứng thẩm mĩ, cả hai đều hội tụ về hình thức nghệ thuật Định nghĩa khẳngđịnh, folklore là một quá trình hiện thực, nếu tách ra ngoài giao tiếp thì khôngmang tính nghệ thuật và folklore là một hành động giao tiếp chưa hoàn tất
Như vậy, đồng dao truyền thống ra đời trong xã hội cổ truyền, lưutruyền trong dân gian bằng hình thức giao tiếp – tức là truyền miệng Trongquá trình đó, nó biến đổi để thích nghi, không giữ nguyên “bản thảo” ban đầu(tính dị bản) Sáng tạo và lưu truyền đồng dao phải luôn đi kèm yếu tố diễnxướng, đây là một quá trình nghệ thuật có mối liên kết không thể tách rời
1.1.1.2 Phân loại tiểu loại đồng dao truyền thống
Việc phân loại nhằm mục đích chia tách đối tượng để việc nghiên cứu,phân tích được dễ dàng và chính xác Với đồng dao, ngay trong nội hàm ýnghĩa của nó còn nhiều tranh cãi nên việc phân loại cũng chưa có sự thốngnhất rõ ràng Có nhiều ý kiến trái chiều trong vấn đề phân loại đồng dao
Hoàng Tiến Tựu trong giáo trình Văn học dân gian Việt Nam [41] phân
loại đồng dao thành các bộ phận tương đối rõ ràng:
- Đồng dao gắn với công việc trẻ em phải đảm nhiệm hàng ngày, nhưviệc chăn trâu bò, việc giữ em
- Đồng dao gắn với các trò chơi trẻ em
- Đồng dao gắn với các nhu cầu hiểu biết, học hỏi mở mang trí tuệ
- Sấm truyền, sấm ký do trẻ em hát [41, tr.144]
Đồng quan điểm với Hoàng Tiến Tựu, Phạm Thu Yến trong giáo trình
Văn học dân gian [39] đã chia đồng dao thành bốn bộ phận:
+ Đồng dao gắn với sinh hoạt và vui chơi của trẻ em
Trang 18+ Đồng dao gắn với lao động trẻ em, chủ yếu là trẻ em nông thôn.+ Đồng dao gắn với nhu cầu hiểu biết, phát triển trí tuệ, tâm hồn của trẻ.+ Các bài “sấm kí” [39, tr.200-201]
Nhóm tác giả cuốn Đồng dao và trò chơi trẻ em người Việt [23] đã
biên soạn, sắp xếp đồng dao thành ba mục lớn:
A Đồng dao (sắp xếp theo chủ đề)
+ Về thế giới quanh ta và cuộc sống
+ Quan hệ gia đình và xã hội
+ Lao động và nghề nghiệp
+ Châm biếm và hài hước
B Đồng dao – Chị ru em
C Đồng dao – Hát vui chơi [23, tr.6]
Cách phân loại này thuận tiện cho công việc biên soạn hơn là nghiên cứu
Kế thừa kết quả của các nhà nghiên cứu đi trước, Chu Thị Hà Thanhtrong luận án tiến sĩ của mình đã tiến hành phân chia đồng dao thành các bộphận như sau
A Căn cứ vào chức năng diễn xướng
+ Bộ phận đồng dao gắn với trò chơi
+ Bộ phận đồng dao không gắn với trò chơi
B Căn cứ vào nội dung phản ánh
+ Những bài hát vui chơi
+ Những bài hát có tính học hỏi hiểu biết, mở mang trí tuệ
+ Những bài hát gắn với công việc của trẻ như hát ru, bài ca gọi trâu,gọi nghé [32, tr.24-25]
Theo quan điểm của chúng tôi, cách phân loại của Chu Thị Hà Thanhtương đối hợp lí, khoa học và chúng tôi kế thừa cách phân loại này để tiếnhành khảo sát, thống kê trong công trình của mình
Trang 191.1.2 Một số vấn đề chung về đồng dao hiện đại
1.1.2.1 Thực tế tồn tại của đồng dao hiện đại
Cho đến nay, các nhà nghiên cứu văn học dân gian đều khẳng định sựtồn tại của văn học dân gian hiện đại trong đời sống xã hội hiện đại Mặtkhác, luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Thảo cũng khẳng định sự tồn tại của ca
dao hiện đại “như một thể loại điển hình” [33, tr.49] Như trên chúng tôi đã
quan niệm, đồng dao là một biệt loại của ca dao, tồn tại ca dao hiện đại tức làkhông thể phủ nhận sự tồn tại của tiểu loại này Đây là một tiểu loại khá tiêubiểu và có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội nói chung, đời sống trẻ emnói riêng Nó không những không mất đi trong lòng xã hội hiện đại mà ngượclại, nó tồn tại, phát triển và đi vào cuộc sống tâm hồn trẻ thơ một cách sâusắc
Với ưu thế ngắn gọn, dễ thuộc, vần điệu dễ nhớ nên đồng dao tạo đượcsức hấp dẫn đối với cộng đồng nói chung và bộ phận trẻ em nói riêng Ngườilớn mượn đồng dao để dạy trẻ, dỗ trẻ, tạo sự chú ý cho trẻ Trẻ coi đồng dao
là một bộ phận trò chơi không thể thiếu trong cuộc vui của mình Ngoài ra,chúng tôi nhận thấy rằng, đồng dao hiện đại tồn tại được là do nhu cầu và khảnăng sáng tạo của trẻ thơ Đây có lẽ là yếu tố tiên quyết quyết định cho sự tồntại của đồng dao hiện đại
Với những lý do trên, đồng dao hiện đại có cơ sở để tồn tại và pháttriển trong xã hội ngày nay
Như đã nói ở phần Lịch sử nghiên cứu vấn đề, đồng dao hiện đại không
chỉ lưu truyền theo phương thức truyền thống (là truyền miệng) mà đã vàđang lưu truyền rộng rãi trên văn bản Đây là một trong những điểm mới củatiểu loại này trong xã hội hiện đại
Trang 201.2.2.2 Nhận diện đồng dao hiện đại
Theo Roger Abrahams: "Folklore là tất cả những thể loại mang tính biểu đạt theo lối cổ truyền tồn tại trong diễn xướng và trong sự thừa nhận thành công của người diễn xướng trong một nhóm xã hội có giới hạn" [35].
Theo đó, chúng ta hiểu rằng folklore là một hình thức hùng biện nhằm kếthợp những phân tích hình thức và chức năng, Richard Bauman sử dụng “diễnxướng” để miêu tả cách mà một đơn vị folklore “bước ra cuộc sống” Ôngcòn nhấn mạnh cách tiếp cận mang tính thẩm mỹ tốt nhất đối với folklore làtừ các khía cạnh của diễn xướng mang tính nghệ thuật: diễn xướng, thể loại
và thưởng thức Cùng quan điểm nghiên cứu, Richard Bauman lý giải thêm về
bản chất của diễn xướng: "Diễn xướng là một phương thức giao tiếp bằng ngôn từ" [35] Sự diễn xướng tức là tình huống trong đó người diễn xướng
đảm đương một số trách nhiệm đối với khán giả của mình Theo RichardBauman thì phân tích folklore không phải là phân tích văn bản mà là phântích sự diễn xướng (văn bản trong tình huống thực tế là một quá trình có tínhchất giao tiếp), ở đây ông nhấn mạnh tính quá trình của một tác phẩmfolklore
Từ những ý kiến trên, chúng tôi xin nêu ra một số suy nghĩ về đồngdao hiện đại:
Một là: Đồng dao hiện đại là những tác phẩm mang đặc điểm nghệthuật dân gian truyền thống, phù hợp với quan niệm nghệ thuật mới và hiệnthực cuộc sống trong xã hội hiện đại Ở đây có hai vấn đề cần làm rõ:
- Truyền thống nghệ thuật dân gian phù hợp với quan niệm nghệ thuậtmới và hiện thực cuộc sống trong xã hội hiện đại gồm những truyền thốngnghệ thuật trong đồng dao cổ truyền (đồng dao truyền thống) được cải biên vànhững truyền thống nghệ thuật mới được xây dựng trên cơ sở tiếp thu truyềnthống nghệ thuật cổ truyền
Trang 21- Truyền thống nghệ thuật dân gian bao gồm cả nội dung và hình thứcnghệ thuật, song sự thể hiện rõ nét nhất ở hình thức nghệ thuật là ngôn ngữ,thể thơ, công thức mở đầu và kết thúc trong mỗi bài đồng dao… Như vậy, chủyếu ở đây nhận diện theo tiêu chí hình thức – mặt tác động trực tiếp vào giácquan người tiếp nhận
Hai là: Đồng dao hiện đại ra đời và tồn tại trong môi trường diễnxướng, được công nhận trong xã hội hiện đại Tức là nhấn mạnh vai trò củadiễn xướng đối với sự tồn tại của đồng dao hiện đại
Ba là: Đồng dao hiện đại có thể ra đời từ nhiều nguồn: từ những sángtác mô phỏng đồng dao truyền thống, từ những sáng tạo của các nhà văn hiệnđại trên con đường tìm về nguồn cội trong tiến trình hiện đại hóa văn học, từtrong sinh hoạt văn hóa cộng đồng Điều quan trọng là, những tác phẩm đồngdao hiện đại phải được dân gian hóa, lưu truyền rộng rãi trong dân gian bằnghình thức truyền miệng, phù hợp với nghệ thuật diễn xướng dân gian
Để đưa ra những tiêu chí nhận diện cho một thể loại văn học trong xãhội mới không phải là điều đơn giản Bởi lẽ, không phải thể loại văn học nàocũng ra đời, tồn tại và phát triển giống nhau và tại một thời điểm Việc lý giảimột cách thuyết phục tiêu chí nhận diện đồng dao hiện đại hiện nay còn làmột công việc khó Chúng tôi chỉ hi vọng những phân tích trên sẽ góp phầnđịnh hướng tiêu chí nhận diện và bản chất đồng dao hiện đại
1.1.2.3 Khái niệm và phân loại đồng dao hiện đại
Đồng dao hiện đại ra đời và tồn tại trong giai đoạn lịch sử mới, bởi vậyhoàn cảnh sáng tác, lực lượng sáng tác cùng những phương thức và phươngtiện sáng tác lưu truyền phổ biến có nhiều nét khác biệt Ở đồng dao truyềnthống, phương thức sáng tác tập thể và phương thức lưu truyền bằng miệngchiếm ưu thế Trong khi đó đồng dao hiện đại không chỉ được sáng tác vàphổ biến bằng hình thức truyền miệng mà còn được lưu truyền bằng văn tự,
Trang 22phương thức sáng tác tập thể không còn giữ vị trí độc tôn mà bắt đầu xuấthiện phương thức sáng tác cá nhân Điểm khác biệt này giữa đồng dao truyềnthống và đồng dao hiện đại chứng tỏ ở tiểu loại này đã có sự vận động, biếnđổi trong tiến trình lịch sử Điều đó kéo theo việc phải có những điều chỉnhnhất định trong khái niệm đồng dao hiện đại.
Như vậy, đồng dao hiện đại là khái niệm chỉ những lời thơ kèm theoyếu tố nhạc điệu, mang hơi hướng truyền thống nghệ thuật dân gian, ra đời vàtồn tại trong thời kỳ hiện đại, được sáng tác nhằm phục vụ cho trẻ em
Kế thừa thành tựu nghiên cứu từ đồng dao truyền thống, chúng tôi tiếnhành sưu tập, khảo sát đánh giá đồng dao hiện đại Qua quá trình thực hiện,chúng tôi tiến hành phân loại đồng dao hiện đại như sau:
A Căn cứ vào chức năng diễn xướng
+ Bộ phận đồng dao gắn với trò chơi
+ Bộ phận đồng dao không gắn với trò chơi
B Căn cứ vào nội dung phản ánh
+ Những bài hát vui chơi
+ Những bài hát có tính học hỏi hiểu biết, mở mang trí tuệ
Như vậy, trên cơ sở phân loại đồng dao truyền thống của Chu Thị HàThanh chúng tôi tiến hành phân loại đồng dao hiện đại cùng tiêu chí như vậy
để thuận tiện cho quá trình khảo sát và so sánh
1.1.3 Thi pháp văn học dân gian và thi pháp đồng dao
Kế thừa những thành tựu trong ngành thi pháp học, chúng tôi tiến hànhvận dụng lý thuyết thi pháp vào nghiên cứu vấn đề văn học Cụ thể trong đềtài của mình, chúng tôi tiến hành so sánh một số vấn đề của thi pháp giữađồng dao truyền thống với đồng dao hiện đại nhằm thấy được sự kế thừa vàđổi mới trong quá trình vận động của tiểu loại này
Trang 23Ở đây, ta mặc nhiên thừa nhận văn học dân gian như một loại của nghệthuật ngôn từ Xét trên phương diện này sẽ thấy rằng, trong văn học dân gianchỉ có sự khác biệt về thi pháp thể loại Sở dĩ như vậy vì đặc thù của văn họcdân gian là phương thức sáng tác tập thể - truyền miệng, các sáng tác khôngmang cá tính sáng tạo, không mang tính cá nhân nên không có thi pháp tácgia; các tác phẩm không có tác giả cụ thể gắn liền với mỗi thời đại nên sẽkhông có phong cách thời đại, không có thi pháp thời kì văn học Ở mỗi thểloại sẽ thấy được tính điển hình về phương pháp lịch sử bởi nó được sáng tạotheo nguyên tắc có tính lặp lại Trong văn học dân gian, những yếu tố trùng lặpchiếm một tỉ lệ lớn và có một vai trò quan trọng Nó gắn liền với đặc điểm tưtưởng nghệ thuật của sáng tác dân gian; nó trực tiếp liên hệ với tài năng vănnghệ của nhân dân, với kinh nghiệm sống và thế giới quan của nhân dân.
Đồng dao là một hiện tượng văn học đặc biệt, bản thân nó chứa đựngnhững đặc điểm nghệ thuật mang tính đặc thù làm nên nét riêng biệt Chu Thị
Hà Thanh đã chứng minh rằng, trong đồng dao, nghệ thuật nhân hóa đóng vai
trò là phương tiện tu từ ngữ nghĩa tiêu biểu, điển hình và khái quát [32, tr.16].
Tương tự với thể thơ, tác giả cũng chứng minh rằng thể thơ tiêu biểu của tiểuloại đồng dao là thể thơ bốn chữ, không phải lục bát như ca dao Trong côngtrình này chúng tôi tập trung tiến hành so sánh thi pháp đồng dao truyền thốngvới hiện đại vì vậy chúng tôi kế thừa những thành tựu về thi pháp đồng dao đãđược nghiên cứu trước đó để thực hiện công trình của mình
1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.1 Đồng dao trong xã hội cổ truyền
Việt Nam là đất nước tiêu biểu của văn hóa nông nghiệp, con ngườiViệt từ ngàn đời xưa gắn liền với gốc lúa, bờ tre… tập tục sinh hoạt cộngđồng cũng từ nền văn hóa này mà ra Con người Việt Nam chân chất, hiềnlành, đôn hậu, cuộc sống quanh năm trong khuôn khổ xóm làng, sinh hoạt tập
Trang 24thể đùm bọc, thương yêu, quây quần chẳng biết hình thành từ bao giờ mà tồntại đến ngày nay Những đứa trẻ từ thuở lọt lòng đã quen với củ khoai, củsắn, quen với nếp nghĩ, nếp làm; quen với tình làng nghĩa xóm Môi trườngtrong lành, gần gũi đã nảy sinh nền văn hóa, văn nghệ dân gian và đồng dao
là một trong số đó
Khác với ngày nay, trẻ con xưa kia chỉ biết vui chơi dưới bóng mát bờtre, chơi ngoài đồng ruộng, chơi quanh giếng nước… trẻ không có các đồchơi công nghệ hiện đại mà trẻ thường tự chơi cùng nhau, tự sáng tạo trò chơicho riêng mình Chính điều này đã thúc đẩy khả năng tư duy của các em, các
em tự nghĩ ra những trò chơi phục vụ bản thân, tự nghĩ ra trò chơi nhằm giảitrí, mua vui hay học hỏi Trong quá trình đó, kèm với những trò chơi là nhữngbài hát đồng dao gắn liền nhằm tăng sự hứng thú, hào hứng; đồng thời giải trímang tính văn nghệ dân gian Mặt khác, xưa kia người lớn không có nhiều thờigian để đùa vui cùng con trẻ, người lớn đưa con trẻ cùng ra đồng làm việc,trong quá trình đó họ cất lên những bài ca để con trẻ chơi một mình và dạy trẻ
tự chơi, đó cũng có thể là một trong những lý do mà đồng dao ra đời
Qua quá trình khảo sát chúng tôi nhận thấy rằng, trẻ con nông thôn sẽ
có những trò chơi đồng dao đa dạng và phong phú hơn trẻ thành thị, có lẽ domôi trường tự nhiên tác động đến điều này
Văn học gắn liền với lịch sử, qua từng giai đoạn văn học sẽ có nhữngbước chuyển mình khác nhau Trong đồng dao có thể yếu tố lịch sử khôngsắc nét nhưng có lẽ ít nhiều cũng phản ánh tiến trình phát triển của đất nước
Là Chồng lộng, chồng cà, ê hê… từ thời xa xưa; là Cầu thằng Bô đi tô đi tát,
đi hát nhà vong… có thể liên quan đến giai đoạn xã hội mà đạo giáo có ảnh hưởng đến dân chúng hay trò chơi Đánh ô với lời bài hát Hết quan, toàn dân kéo về… ít nhiều gắn với thời kì phong kiến (Dẫn theo Vũ Ngọc Khánh [17]).
Trang 251.2.2 Đồng dao trong xã hội hiện đại
Sự bùng nổ của khoa học công nghệ đã làm cho nền kinh tế thay đổitừng giờ, kéo theo nó là sự thay đổi của mọi vấn đề trong cuộc sống Ở nước
ta, những cánh đồng dần nhường chỗ cho những nhà máy, xí nghiệp; những
bờ lũy tre thành được thay thế bằng tường bê tông… cây xanh dần bị thu hẹp,không gian thiên nhiên thay vì đầy nắng gió đã được thay thế bằng nhữngkhông gian nhân tạo cũng nhờ khoa học kĩ thuật mà ra Chúng ta không phủnhận mặt tích cực mà công nghệ đem lại nhưng bên cạnh đó chúng ta cũngcần nhìn nhận trực tiếp và thẳng thắn về mặt hạn chế của nó Không chỉ riêngtrẻ em thành thị thiếu không gian vui chơi mà ngay cả trẻ em nông thôn hiệnnay cũng “khát” khoảng không Nếu như trước đây các em được nô đùa trênnhững bãi đất trống, được vui chơi tập thể thì nay các em bị bó hẹp trongkhông gian lớp học, thậm chí có trường ở thành thị còn không có nổi khoảngsân cho các em học bộ môn thể dục Những tập truyện văn học, truyện cổ tíchđược thay thế bằng các tập truyện tranh ít chữ, nhiều hình, mang nặng tínhthông báo, mệnh lệnh Thay vì giải trí bằng các trò chơi dân gian như nhảydây, đánh đáo, đánh chuyền… thì nay trẻ giải trí bằng máy tính, điện thoại
Có thể việc tiếp thu với công nghệ tạo cho trẻ phản ứng nhanh nhẹn, hoạt bát,nhưng bên cạnh đó cũng làm trẻ trở nên lạnh lùng, lười giao tiếp, lười bộc lộcảm xúc Trẻ con không còn nét ngây thơ, hồn nhiên, trong trẻo mà có phần
“già” hơn so với độ tuổi Những lời hát ru con trẻ, những khúc đồng dao vuitươi dường như vắng bóng bởi lẽ, ngay cả những thế hệ người lớn hiện naycũng không còn nhiều người thuộc những câu hát ru, những bài đồng dao.Chính vì điều này, trẻ có rất ít cơ hội để cùng nhau vui chơi, để lắng nghenhững khúc hát ân tình của bà, của mẹ Sự gắn kết tinh thần từ những êm áicủa ngôn ngữ dân tộc bị hạn chế một phần cũng do nguyên nhân từ đây
Trang 26Đô thị hóa không những lấy đi không gian học tập, vui chơi của conngười mà còn lấy đi cả tâm tình với truyền thống dân tộc Cũng vì lẽ đó, các bàihát dân ca nói chung và đặc biệt là những khúc đồng dao, trò chơi – đồng daocho trẻ nói riêng cũng ít xuất hiện Sự biến đổi của môi trường xã hội như đã nói
ở trên đã làm thay đổi dần nhận thức của con người Việc phổ biến và lưu truyềnnhững khúc đồng dao trong xã hội ngày nay không chỉ hướng trẻ nhớ về nguồncội mà còn giúp giáo dục phát triển một cách toàn diện về nhân cách cho trẻ
Trong lĩnh vực sáng tác âm nhạc, các nhạc sĩ đã viết nhạc, viết lời trên
cơ sở những bài đồng dao truyền thống Những bài hát này đã gợi lại tronglòng thính giả những kí ức xưa cũ, những điệu hồn dân tộc để từ đó khơi gợilại nguồn mạch dân tộc đang dần ngủ quên Chính những bài hát được cáchđiệu ngôn ngữ, được sáng tạo nghệ thuật đã mở ra cho trẻ một thế giới nhiềusắc màu trong đó có sự sẻ chia cảm xúc – điều mà ngôn ngữ thông thườngkhông dễ truyền đạt
Trong lĩnh vực văn học, lời bài hát đồng dao là những câu từ gần gũiđược chắt lọc, gọt giũa giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ Ca từ trongsáng, có vần nhịp đã giúp trẻ luyện nói, luyện phát âm, luyện khả năng cảmthụ, từ đó thấm nhuần ngôn ngữ trong sáng, thuần khiết của tiếng mẹ đẻ Mặtkhác, trong quá trình hoạt động tập thể, từ những lời bài hát đồng dao, trẻ cóthể sáng tạo ra những ca từ phù hợp với hoạt động của mình, từ đây kíchthích năng lực chủ động, sáng tạo của trẻ
Trong lĩnh vực tâm lí, trò chơi – đồng dao giúp trẻ làm quen với nhữngtình huống và kỹ năng ứng xử trong xã hội Trong quá trình chơi, trẻ luyệncho mình khả năng hoạt động tập thể, vui chơi cùng bạn bè Cũng trong quátrình đó, trẻ được bộc lộ cảm xúc của mình Hoạt động trong khi chơi giúp trẻnăng động, sáng tạo; việc vui cười có khả năng giúp trẻ giảm bớt những áp
Trang 27lực trong học tập Từ đây có thể thấy, trò chơi – đồng dao giúp hoàn thiệntâm sinh lý cho trẻ trong quá trình học tập, vui chơi và sáng tạo.
Tuy nhiên trong xã hội ngày nay, việc tiếp xúc của trẻ với công nghệthông tin là điều dễ hiểu, trẻ dễ bị tác động bởi những ca từ của lời đồng daokhông lành mạnh qua ngôn ngữ mạng internet, vì vậy vấn đề đầu tư khônggian văn hóa trò chơi – đồng dao cần được chú trọng và phát triển Hay nóicách khác, vấn đề đưa văn học dân gian nói chung và đồng dao nói riêng vàotrong nhà trường cần được phát huy hơn nữa so với thời điểm hiện tại, bởi lẽđầu tư cho trẻ nhỏ, tạo điều kiện cho trẻ vui chơi chính là khơi mở con đườngcho những mầm xanh phát triển tự nhiên, toàn diện Mặt khác, đây cũng làcon đường bảo lưu “hoàn hảo” bởi lẽ đặc trưng tiêu biểu của folklore họcchính là tính truyền miệng, tính diễn xướng trong môi trường xã hội
1.3 Bức tranh toàn cảnh đồng dao từ truyền thống đến hiện đại
Theo cách phân loại mà chúng tôi đã thống nhất ở trên chúng tôi tiếnhành khảo sát, phân loại đồng dao truyền thống và hiện đại như sau:
1.3.1 Khảo sát, phân loại các đề tài trong đồng dao truyền thống
Chúng tôi sử dụng cuốn Đồng dao Việt Nam [4] do tác giả Nguyễn
Nghĩa Dân biên soạn làm tư liệu để khảo sát, tổng số lượng trong cuốn sách
là 893 bài, tuy nhiên chúng tôi bỏ qua 222 bài ở mục Đ- Ca dao cho trẻ em,
chúng tôi cho rằng phần này không phù hợp với tiểu loại chúng tôi khảo sátnên tổng số lượng còn 671 bài, khảo sát và cho ra kết quả như bảng sau:
Bảng 1: Tổng hợp kết quả khảo sát số lượng và tỉ lệ
đồng dao truyền thống
Chức năng diễn xướng
Đồng dao gắn với trò chơi 86/ 671 12,82 Đồng dao không gắn với
Trang 28Nội dung phản ánh
Những bài hát vui chơi 394/ 671 58,72 Những bài hát có tính học
Những bài hát gắn với công việc của trẻ: hát ru, gọi trâu, gọi nghé.
127/ 671 18,93
Trang 29Nhìn vào bảng thống kê, ta có kết luận sau:
- Tổng số bài đồng dao trong tuyển tập của Nguyễn Nghĩa Dân màchúng tôi khảo sát là 671 bài
- Căn cứ theo chức năng diễn xướng, tỉ lệ đồng dao gắn với trò chơicủa trẻ trong truyền thống rất ít, chủ yếu là các bài đồng dao đơn giản, khônggắn với trò chơi
- Căn cứ theo nội dung phản ánh, những bài hát vui chơi chiếm tỉ lệ lớnnhất; những bài hát học hỏi, mở mang trí tuệ, những bài hát gắn với công việccủa trẻ có độ chênh lệch nhau không nhiều (3,42%)
Ngay từ thời xưa, việc đầu tư và phát triển cho trẻ nhỏ đã được nhândân chú trọng Vui chơi và học tập của trẻ được đặt lên hàng đầu, công việctrông em hay chăn trâu là những việc phụ giúp gia đình Cách phân loại này
có thể chưa triệt để, chưa bao quát được hết nhưng ở thời điểm hiện tại chúngtôi thấy cách căn cứ phân loại này là hợp lí
1.3.2 Khảo sát, phân loại các đề tài trong đồng dao hiện đại
Đối với đồng dao hiện đại, chúng tôi tiến hành khảo sát trên một sốnguồn tư liệu như đã trình bày ở mục 3, phần mở đầu
Bảng 2: Tổng hợp kết quả khảo sát số lượng và tỉ lệ đồng dao hiện đại
Đồng dao không gắn với trò chơi
Những bài hát vui chơi
Những bài hát có tính học hỏi, mở mang trí tuệ
Những bài hát gắn với công việc của trẻ: hát ru, gọi trâu, gọi nghé.
Nhìn vào bảng thống kê, ta có kết luận sau:
Trang 30- Tổng số bài đồng dao hiện đại mà chúng tôi sưu tập được là 113 bài.
- Căn cứ theo chức năng diễn xướng, tỉ lệ đồng dao không gắn với tròchơi vẫn chiếm ưu thế hơn, tuy nhiên khoảng cách với đồng dao gắn với tròchơi đã được rút ngắn
- Căn cứ theo nội dung phản ánh chúng ta nhận thấy một cách rõ ràng,không xuất hiện thêm những bài đồng dao mới ở chủ đề những bài đồng dao gắnvới công việc của trẻ Tỷ lệ đồng dao gắn với vui chơi kết hợp giáo dục tăng
1.3.3 Nhận xét
Qua việc phân loại, khảo sát và thống kê những tài liệu đã chiếm lĩnhđược của đồng dao truyền thống và đồng dao hiện đại chúng tôi nhận thấyrằng, từ đồng dao truyền thống đến đồng dao hiện đại đã có bước chuyểnmình, cụ thể như sau:
Thứ nhất:
Căn cứ theo chức năng diễn xướng, số lượng đồng dao hiện đại gắn vớitrò chơi đã tăng so với số lượng đồng dao gắn với trò chơi trong truyền thống.Nếu như trong truyền thống, đồng dao gắn với trò chơi chỉ chiếm 12,82%tổng số các bài đồng dao, chưa đến 2/10 của tổng thì đến đồng dao hiện đại
đã có sự thay đổi Tỷ lệ đồng dao hiện đại gắn với trò chơi tăng đánh kể, rútngắn khoảng cách so với đồng dao không gắn với trò chơi Cụ thể là 45,13%
và 54,87% chênh lệch 9,74% Điều này thể hiện tầm quan trọng và sức ảnhhưởng của đồng dao qua thời gian được khẳng định Cụ thể về vấn đề ảnhhưởng sẽ được chúng tôi trình bày trong phần sau
Thứ hai:
Căn cứ theo nội dung phản ánh, dễ dàng nhận thấy mảng đề tài đồngdao gắn với công việc của trẻ đã bị thu hẹp lại đáng kể, đây là kết quả rõ rệtcủa công nghệ khoa học Những bài hát vui chơi thường gắn với trò chơi,mang hoàn toàn nội dung chơi, giải trí Những bài hát có tính học hỏi, mở
Trang 31mang trí tuệ thông thường là những sáng tác của người lớn, có tác giả và họ
đã dùng con mắt trẻ thơ để viết những lời hát này Những bài hát vui chơi ởtiểu loại này đã có sự thay đổi, 58,72% đối với đồng dao truyền thống và38,94% đối với đồng dao hiện đại Những bài hát có tính học hỏi, mở mangtrí tuệ tăng, từ 22,35% lên 61,06% Như vậy có thể thấy rằng, những bài hátđồng dao ngày càng được quan tâm, thể hiện rõ nét đặc trưng của văn họcdân gian, mang tính giáo dục sâu sắc
Trang 32CHƯƠNG 2: SỰ TƯƠNG ĐỒNG GIỮA ĐỒNG DAO TRUYỀN THỐNG VỚI ĐỒNG DAO HIỆN ĐẠI
2.1 Sự tương đồng giữa đồng giao truyền thống với đồng dao hiện đại về đặc trưng thể loại
2.1.1 Tính truyền miệng và tính tập thể
2.1.1.1 Tính truyền miệng là một trong những đặc trưng cơ bản của
văn học dân gian Nhà nghiên cứu Vũ Anh Tuấn trong giáo trình Văn học dân gian đã chỉ ra ba dạng thức tồn tại của văn học dân gian, đó là “dạng ẩn trong đầu khôn người già, dạng hiện trong quá trình diễn xướng và dạng cố định sau khi được ghi chép bằng văn bản” [39, tr.12] Ở dạng thức thứ nhất,
ngỡ tưởng rằng chỉ tồn tại trong văn học dân gian truyền thống nhưng vănhọc dân gian hiện đại cũng ít nhiều được thể hiện Vào những năm cuối của
thập niên 80, bộ phim “Đơn giản, tôi là Marian” dậy sóng trên truyền hình
Việt Nam, lúc đó trẻ con hay nghêu ngao hát:
Ma-ri-a là nhà tạo mốt Hoan Cac-lốt là đồ bỏ đi
Bà Ma-chi là người dân tộc Con rắn độc là mụ Lo-ren Người hay ghen là anh Vi-ctor Người hay lo là anh Các-lốt Đồ học dốt là mụ I-von…
ST - (ĐDHĐ)Trẻ con trong thập niên đó chẳng phải bây giờ đã lớn? Và người lớntrong thập niên đó chẳng phải bây giờ đã già? Trong họ bây giờ vẫn cònnguyên vẹn cái không khí vui tươi phấn khởi khi đợi chờ bộ phim lên sóng vànghe con trẻ hát bài đồng dao này Chẳng phải đây cũng là đồng dao hiện đại
Trang 33tồn tại trong trí nhớ của người già hay sao? Và biết đâu đó, vào một tương laikhông xa khi bộ phim này được làm lại, được công chiếu lại, những lời hátđồng dao này lại được con trẻ vang lên trong sân chơi của chúng.
Ở dạng thức thứ hai của tính truyền miệng, các tác phẩm dân gian đượclưu truyền trong quá trình diễn xướng Đồng dao truyền thống và đồng daohiện đại đều tồn tại trong môi trường diễn xướng Tuy nhiên, đối với đồngdao truyền thống trong môi trường xã hội hiện nay, tính lưu truyền này khôngmạnh Các tác phẩm đồng dao truyền thống chủ yếu dược lưu truyền dướidạng thức thứ ba, sau đó trẻ sẽ được người lớn truyền dạy lại (dạy theo sách
là chủ yếu) Còn đối với đồng dao hiện đại, nếu không tồn tại dưới dạng thứcnày thì không còn dạng thức nào khác Nói cách khác, văn học dân gian củathời kì nào cũng vậy, ở chính thời điểm nó ra đời tính diễn xướng mạnh mẽ,xuyên suốt và quyết định sự tồn tại
Chúng ta được biết, khi đồng dao được cố định trong văn bản mới chỉthể hiện được một phần của tác phẩm Đối tượng hướng đến của đồng daochủ yếu là con trẻ, nếu không gắn liền diễn xướng với văn bản tạo thành mộtliên văn bản thì rất khó có thể hấp dẫn trẻ với loại hình dân gian này Mặtkhác, trong quá trình trẻ chơi, yếu tố tập thể vô cùng quan trọng, quyết địnhđến sự thành công của bài hát Trẻ ít khi chơi một mình, ít khi hát một mình
mà thường có bạn chơi Bạn chơi có thể là những trẻ cùng trang lứa, có thể là
bố mẹ, anh chị hay thậm chí là các con vật nuôi, chỉ cần thỏa mãn được nhucầu chơi của trẻ là có thể thành bạn Và khi đó, diễn xướng các lời đồng daoxuất hiện, yếu tố tập thể gắn liền với những lời hát dân gian nói chung vàđồng dao nói riêng, chỉ khi gắn chơi với học, gắn thực hành với lý thuyết mới
có thể giáo dục trẻ một cách nhanh chóng và toàn diện Mặt khác, xét về yếu
tố thẩm mĩ, một bài hát đồng dao chỉ khi được hát lên, được kết hợp với tròchơi con trẻ mới thực sự thấy được nét đẹp, nét tinh hoa của tiểu loại này
Trang 34Sở dĩ chúng tôi kết hợp hai đặc trưng cơ bản này vào một bởi sự gắnkết của chúng với nhau Nếu xét theo phương diện lý thuyết chung, ở đồngdao hiện đại tính tập thể được biểu hiện rõ nét qua các công thức truyềnthống Tức là, các tác giả hiện đại đã đi theo “lối mòn” cũ để viết những sángtác mới Nguyễn Thị Thu Trang trong sáng kiến kinh nghiệm của mình đãdùng chất liệu đồng dao cũ để viết lời mới cho 8 bài đồng dao Đỗ Thị Minh
Chính cũng thể hiện điều này trong luận án tiến sĩ của mình Đây là “dấu nối giữa truyền thống với các sáng tạo mới”, là “kết quả của sự bắt chước một cách sáng tạo, một biểu hiện khác của tính tập thể trong hoạt động ứng tác văn học dân gian” [39, tr.15].
2.1.1.2 Đồng dao trong xã hội xưa được sáng tác trong môi trườngdiễn xướng, một tác phẩm ra đời là cả một quá trình được đặt trong ngữ cảnhcụ thể Đồng dao hiện đại có nét tương đồng với văn học viết, sự sáng tạo dựavào tâm lí của tác giả nhưng cái tâm lí này lại tuân theo quy luật tâm lí củatập thể Tức là, khi tác giả sáng tác ra tác phẩm đồng dao để thỏa mãn nhucầu vui chơi của trẻ nhỏ, tác giả đã nắm bắt được tâm lí của cộng đồng trẻ, cóđiều trong quá trình lưu truyền trẻ không nhớ đến người sáng tác và có chăngngười sáng tác ở đây cũng không nghĩ đến việc phô bày mình ra để “đánh dấubản quyền”
Một tờ giấy Cắt làm đôi
Ai không chơi
Bỏ suốt đời Không ai mời
Đi sinh nhật
ST - (ĐDHĐ)
Trang 35Đây là một trong những ví dụ điển hình cho đồng dao hiện đại không rõtác giả Bởi cái nét ngây thơ, hồn nhiên của những đứa trẻ đang lớn, chúng sẽtùy theo tâm lí chung để chế tác ra những bài đồng dao nhằm thỏa mãn bảnthân, không vụ lợi hay vì một mục đích gì rõ ràng – đây là nét chung giữa đồngdao truyền thống và đồng dao hiện đại về vấn đề “bản quyền” của tác phẩm.
Đi xin chữ ký
Ủy ban không cho
Anh… hét to:
"Không cho tôi cứ lấy
Tôi yêu cô ấy
Đã mấy năm rồi
Không nói lôi thôi
Ngày mai cứ cưới
Anh… cũng tốt Chị … cũng xinh Hai bên rập rình Gia đình đồng ý
Đi xin chữ ký
Ủy ban không cho Anh… hét to:
Không cho tôi cứ lấy Tôi yêu cô ấy
Mười mấy năm trời Tôi ra chợ giời Mua đôi guốc mộc
Cô ấy không thèm đi Mua cho viên bi
Cô ấy không thèm bắn
Không thì phắn!!!
ST - (ĐDHĐ)Nội dung của các câu hát đồng dao mang tính tập thể này thườngkhông rõ nét, đa phần là mua vui giải trí, việc hát các bản khác nhau mà
Trang 36chúng tôi sưu tầm được có lẽ là do môi trường diễn xướng của chúng khácnhau, hoặc đôi khi thay đổi để cho mới mẻ, hấp dẫn hơn Điều này khác hoàntoàn với vấn đề tam sao thất bản.
Như trong bộ phim Tôn Ngộ Không, các tác giả dân gian cũng cónhững cách thể hiện khác nhau qua từng năm tháng:
Tôn Ngộ Không có cái lông thổi kèn
Trư Bát Giới có cái gậy tầm vông
Đánh cho bà La Sát chổng mông lên trời.
Tôn Ngộ Không thần thông quảng đại Chư Bát Giới vừa dại vừa ngu
Đường Tăng có mắt như mù
Sa Tăng gánh nặng gật
gù theo sau
ST - (ĐDHĐ)Với đồng dao truyền thống, tính dị bản quá quen thuộc và phổ biến.Công thức truyền thống đã được khẳng định và minh chứng theo thời gian
Đó là “chi chi chành chành”, “dung dăng dung dẻ”, “thả đỉa ba ba”… Đặc
trưng dị bản được biểu hiện ở nhiều cấp độ, sự giống nhau giữa truyền thống
và hiện đại của tiểu loại này có lẽ chỉ dừng lại ở việc biểu thị dưới dạng một
mô thức mở đầu, một chi tiết trong tác phẩm
2.2 Sự tương đồng giữa đồng giao truyền thống với đồng dao hiện đại về nghệ thuật
2.2.1 Sự tương đồng trong thể thơ, vần, nhịp
2.2.1.1 Thể bốn chữ
Đồng dao phục vụ nhu cầu trẻ em hát, trẻ em chơi hầu hết đều bằng thơbốn chữ Chu Thị Hà Thanh đã chứng minh trong luận án của mình về mô hìnhtiêu biểu của thể thơ bốn chữ trong đồng dao truyền thống bao gồm hai dạng:
Trang 37Dạng 1: Đồng dao mỗi câu bốn chữ, nhịp phân đôi (2/2) mọi âm tiết bằnghay trắc đều tham gia vào việc tạo vần và có thể là vần lưng hoặc vần chân.
Dạng 2: Mỗi câu bốn chữ, nhịp phân đôi, vần liền từng cặp và là vầnchân, bằng – chắc luân phiên
Đồng dao hiện đại kế thừa đồng dao truyền thống, cũng có hình thứctương tự như ở dạng 1
Chi chi chành chành Chim oanh học nói Khỉ già múa rối Chó sói đuổi bò
Rùa nhảy khỏi hồ Bắt cò ăn thịt Sáo nằm gốc mít
NTTT – (ĐDHĐ)Tuy nhiên, việc đồng dao hiện đại kế thừa dạng thức thứ hai của đồngdao truyền thống vẫn phổ biến hơn Bởi với cách nhịp 2/2 vần liền, trẻ dễnhớ, dễ thuộc, câu thơ ngắn gọn, thích hợp với những trò chơi của trẻ.Nguyễn Thị Thu Trang đã vận dụng thành công hình thức thể thơ bốn chữvào việc viết lời mới cho các bài đồng dao, tác giả viết 8 bài đồng dao, trong
đó có 4/7 bài đồng dao bốn chữ có sử dụng mô hình dạng thức 2, 1 trong 4bài đó kết hợp theo dạng thức một Qua sáng kiến kinh nghiệm của mình, mộtmặt, tác giả giới thiệu tri thức cho trẻ, mặt khác lồng ghép những bài học giáodục vào những câu hát đồng dao cho trẻ để trẻ dễ dàng tiếp thu
Dung dăng/ dung dẻ//
Dắt trẻ/ đi chơi//
Đến chỗ/ mát trời//
Chớ nên/ bỏ phí//
Trang 38Thở làn/ không khí//
Vừa sạch/ vừa trong//
Em thấy/ mát lòng//
Thân càng/ mạnh mẽ//…
NTTT – (ĐDHĐ)Tác giả đã mượn hình thức thơ bốn chữ với vần liền, và là vần chânluân phiên từng cặp bằng trắc để dạy trẻ cách khám phá môi trường xungquanh Với cách diễn đạt trong sáng, dễ hiểu, câu thơ ngắn gọn mà trang nhã,Nguyễn Thị Thu Trang đã kế thừa tính chất truyền thống để đưa vào sáng táccủa mình Trần Lan Vinh cũng đã lựa chọn thể thơ bốn chữ có tính chất liênhoàn, câu đầu nối với câu hai buông xuống câu ba cứ thế đi hết bài, nhịp 2/2đều đặn miêu tả rõ tính chất, hành động của con người lao động hăng say để
làm nên vẻ đẹp của bài đồng dao Sao vua đi cấy:
Hôm qua sao vua Xuống đồng đi cấy Quần xắn móng ngựa Áo quăng trên bờ Chân cò nhấp nhô Trai làng cầy vỡ
Nón phô trắng đồng Gái nhổ mạ đông Quan ông xuống cấy Gió chăng dây nhảy
Cỏ câu nắng già…
TLV [42, tr.56-57]Ngoài mô hình dạng thức trên, đồng dao bốn chữ hiện đại còn vậndụng cách viết lời hát kèm theo yếu tố diễn xướng như trong đồng dao truyền
Trang 39thống Tức là ngoài phần lời đơn thuần, sẽ có những lời dùng để diễn tả hànhđộng, hoặc những từ ngữ mang tính chất chuyển đổi Ví dụ:
Pháo tròn, pháo méo Pháo dẻo, pháo khô Miệng đọc, tay giơ Đập chơi cho khéo Bốp!
Pháo già, pháo trẻ Pháo bé, pháo to Vừa hát, vừa hô Dang tay, mà đập Bốp!
ĐTMC - (ĐDHĐ)
Ở những bài đồng dao này, số câu bốn chữ chiếm đa số, theo chúng tôiviệc xuất hiện các câu có tính chất chuyển đổi như trên không làm ảnh hưởngđến kết cấu của thể thơ bốn chữ, vì vậy chúng tôi vẫn xếp những bài nàythuộc thể thơ bốn chữ
Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi thấy rằng đây là thể thơ phù hợpvới hình thức đồng dao Từ truyền thống đến hiện đại thể thơ này ngày càngphát triển theo hướng tự nhiên mà không phá vỡ các quy tắc vốn có của nó
Đa số các bài đồng dao theo thể thơ này đều gắn với trò chơi – chức năngquan trọng và chủ yếu của đồng dao
2.2.1.2 Thể hai, ba chữ
Thể thơ hai chữ với đặc điểm ngắn gọn, tạo ra sự phân cách chia nhỏcủa lời nói, kéo dài hành động Hình thức này được tác giả Trần Lan Vinh
thể hiện thành công qua một loạt các bài Nanh ngô sữa, Cỏ me, Thôi nôi…
Bằng sự quan sát tinh tế, cùng với trí tưởng tượng của trẻ thơ, tác giả đã miêu
Trang 40tả hình ảnh cuộc sống thật diệu kỳ, tạo nên sự lý thú cho các em: Cỏ ông / Cõng bà/ Cỏ bà/ Bế mây/ Cỏ mẹ/ Dang tay/ Dắt con/ Tập bước/ Cỏ cha/ Lúc lắc/ Nắng bỗng/ Quay tròn/ Cái nụ/ Cỏ son/ Vừa hiền/ Vừa hiếu/ Cỏ hoa/ Làm kiệu/ Thương ông/ Thương bà/ Cái bông/ Cỏ gà/ Gáy khi/ Trời sáng/ Cái bông/ Cỏ ráng/ Gọi mưa/ Mưa về/ Cái nụ/ Cỏ kê/ Còn đang/ Rê thóc/ Cái nhà/ Cỏ lóc/ Vừa cộng/ Vừa chia/ Còn anh/ Cỏ ria/ Uống sao/ Ừng ực/ Mưa xuân/ Chập chững/ Mầm cỏ/ Thôi nôi (“Thôi nôi” [42, tr.97-100]) Hay trong bài “Sang xà về cột”: Sang xà/ Về cột/ Đẩy tốt/ Gí xe/ Cái gió/ Lăm le/ Kênh trời/ Làm bão… [42, tr.129-131] Hai bài thơ trên đọc lên ta có cảm
giác như nhịp của một bài đồng dao chơi chuyền:
Đầu quạ/ Quá giang/ Sang sông/ Đi đò/ Cò nhảy/ Gãy cây/ mây leo/ Bèo nổi… ĐDTT - [4, tr.299-300]
Qua cầu/ Lăn sỏi/ Chuối đỏ/ Chó đuổi/ Như ma/ Hùm tha/ Mày thắt…
ĐDTT - [4, tr.290]
Khác với thể thơ hai chữ, đồng dao ba chữ phổ biến hơn, trong cảtruyền thống và hiện đại nó đều có tính độc lập cao, mỗi câu thơ diễn tả trọnvẹn một ý Nhịp thơ ba chữ nhanh gọn, giục giã, thường được các tác giả dângian sử dụng để mô phỏng hành động, động tác trong trò chơi của trẻ, tạo ratính vui tươi và hồn nhiên của trẻ thơ Đồng dao hiện đại không bỏ qua thếmạnh này của thể thơ ba chữ, tiếp tục kế thừa và vận dụng sáng tạo trongnhững sáng tác để tạo nên những tác phẩm cho trẻ:
Tập tầm vông Tay đàng đông Tay đàng tây Tay nào mây?
Tay nào gió?
Tập tầm vó