1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KIỂU NHÂN VẬT NGƯỜI VỢ THÔNG MINH TÀI TRÍ TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH CỦA MỘT SỐ TỘC NGƯỜI PHÍA BẮC VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

129 979 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 129
Dung lượng 677 KB

Nội dung

3.3 Nghệ thuật kể chuyện văn vần xen văn xuôi trong những truyện cổ tích về kiểu nhân vật người vợ thông minh tài trí ở một số tộc người phía Bắc Việt Nam...104 3.4.. So sánh nhân vật n

Trang 1

MỤC LỤC

Trang A MỞ ĐẦU 1

I Lí do chọn đề tài 1

II Lịch sử vấn đề 3

III Mục đích nghiên cứu 7

IV Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 7

V Phương pháp nghiên cứu 9

VI Những đóng góp của luận văn 10

VII Cấu trúc luận văn 10

B NỘI DUNG 11

CHƯƠNG 1: GIỚI THUYẾT KHÁI NIỆM VÀ KHẢO SÁT TƯ LIỆU 11

1.1 Giới thuyết khái niệm: "Kiểu nhân vật" , " Kiểu nhân vật thông minh tài trí" , " người vợ thông minh tài trí" trong truyện dân gian Việt Nam 11

1.1.1 Kiểu nhân vật 11

1.1.1.1 Khái niệm về "mô- típ" , "kiểu truyện" 11

1.1.1.2 Khái niệm về "nhân vật" , "kiểu nhân vật" 13

1.1.2 Kiểu nhân vật thông minh, tài trí 15

1.1.3 Kiểu nhân vật người vợ thông minh tài trí 18

1.1.3.1 Khái niệm "kiểu nhân vật người vợ thông minh tài trí" trong truyện cổ tích 18

1.1.3.2 Kiểu nhân vật người vợ thông minh, tài trí trong quan hệ với kiểu nhân vật 19

1.1.3.3 Kiểu nhân vật người vợ thông minh tài trí trong quan hệ với kiểu nhân vật người vợ 20

1.1.3.4 Kiểu nhân vật người vợ thông minh, tài trí trong truyện cổ tích thần kì và truyện cổ tích sinh hoạt 24

Trang 2

1.2 Khảo sát "Kiểu nhân vật người vợ thông minh tài trí" trong truyện cổ

tích của một số tộc người phía Bắc Việt Nam 26

1.2.1 Lập bảng khảo sát 26

1.2.2 Mô tả kết quả khảo sát 45

1.2.2.1 Số lượng truyện 45

1.2.2.2 Về tên truyện 48

1.2.2.3 Về hoàn cảnh xuất thân 50

1.2.2.4 Về tình huống thử thách và cách xử lí tình huống của kiểu nhân vật người vợ thông minh tài trí 55

1.2.2.5 Về kết cục của kiểu nhân vật người vợ thông minh tài trí 59

Tiểu kết chương 1 60

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM "KIỂU NHÂN VẬT NGƯỜI VỢ THÔNG MINH TÀI TRÍ" XÉT TRÊN PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG TƯ TƯỞNG 61

2.1 Kiểu nhân vật người vợ thông minh tài trí nêu lên bài học hữu ích cho cuộc sống 61

2.1.1 Bài học về cách ứng xử hợp lí, khôn khéo trước mọi hoàn cảnh 61

2.1.2 Bài học về tình nghĩa vợ chồng chung thủy sắt son, luôn bên nhau lúc khó khăn hoạn nạn 65

2.2 Kiểu nhân vật người vợ thông minh tài trí ngợi ca vẻ đẹp trí tuệ của người vợ và phê phán nhẹ nhàng những ông chồng ngốc nghếch, có nhiều thói hư tật xấu 68

2.2.1 Kiểu nhân vật người vợ thông minh tài trí ngợi ca vẻ đẹp trí tuệ của người vợ 68

2.2.1.1 Khả năng mưu mẹo 70

2.2.1.2 Khả năng ứng đáp 74

2.2.1.3 Khả năng học hành 78

Trang 3

2.2.2 Phê phán nhẹ nhàng những ông chồng ngốc nghếch, có nhiều

thói hư tật xấu 80

2.3 Kiểu nhân vật người vợ thông minh tài trí phản ánh ước mơ của nhân dân về cuộc sống 81

2.3.1 Ước mơ của nhân dân về một xã hội công bằng tốt đẹp 82

2.3.2 Ước mơ về trí tuệ tinh thông của con người 84

Tiểu kết chương 2 89

CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM "KIỂU NHÂN VẬT NGƯỜI VỢ THÔNG MINH TÀI TRÍ" XÉT TRÊN PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT 90

3.1 Kết cấu cốt truyện của kiểu nhân vật người vợ thông minh tài trí trong truyện cổ tích ở một số tộc người phía Bắc Việt Nam 90

3.1.1 Kết cấu cốt truyện của kiểu nhân vật người vợ thông minh tài trí trong truyện cổ tích thần kì 91

3.1.1.1 Mở đầu 92

3.1.1.2 Phần thân truyện 94

3.1.1.3 Phần kết thúc 97

3.1.2 Kết cấu cốt truyện của kiểu nhân vật người vợ thông minh tài trí trong truyện cổ tích sinh hoạt 97

3.1.2.1 Kiểu kết cấu "kể sự việc" 98

3.1.2.2 Kiểu kết cấu "xâu chuỗi" 99

3.2 Nghệ thuật xây dựng kiểu nhân vật người vợ thông minh tài trí trong truyện cổ tích ở một số tộc người phía Bắc Việt Nam 100

3.2.1 Kiểu nhân vật người vợ thông minh tài trí được xây dựng bằng yếu tố hư cấu, kì ảo 100

3.2.2 Kiểu nhân vật người vợ thông minh tài trí được xây dựng bằng thủ pháp đối lập 102

Trang 4

3.3 Nghệ thuật kể chuyện văn vần xen văn xuôi trong những truyện cổ tích về kiểu nhân vật người vợ thông minh tài trí ở một số tộc người phía

Bắc Việt Nam 104

3.4 So sánh nhân vật người vợ thông minh tài trí trong truyện cổ tích ở một số tộc người phía Bắc Việt Nam với nhân vật người vợ thông minh tài trí trong truyện cổ tích của một số tộc người ở những vùng miền khác 107

3.4.1 Bảng khảo sát 107

3.4.2 So sánh kiểu nhân vật người vợ thông minh tài trí trong truyện cổ tích của một số tộc người phía Bắc với một số tộc người những vùng miến khác 114

3.4.2.1 Điểm tương đồng 114

3.4.2.2 Điểm khác biệt 114

Tiểu kết chương 3 116

PHẦN KẾT LUẬN 117

TÀI LIỆU THAM KHẢO 120

Trang 6

“Ngày xửa, ngày xưa…” đầy ắp giá trị nhân văn trong một thế giới diệu kì,huyền ảo Thế giới cổ tích ấy dù có thể không có thực nhưng đó là chỗ dựatinh thần không thể thiếu được của mỗi con người Đối với những ngườithưởng thức, truyện cổ tích nâng cánh những ước mơ, cho ta niềm tin yêu hivọng vào cuộc sống và có thêm nghị lực để vượt qua thử thách Còn đối vớicác nhà nghiên cứu, thế giới cổ tích thực sự là một kho tàng vô giá đặt ranhiều vấn đề cần xem xét, đánh giá Một trong những phương thức nghệ thuậtđược chú ý là phương diện xây dựng hệ thống nhân vật Đây là một yếu tốhấp dẫn thuộc thi pháp truyện cổ tích được các nhà nghiên cứu quan tâm, đàosâu tìm hiểu.

Khảo sát hệ thống nhân vật trong truyện cổ tích là một trong nhữnghướng đi đúng đắn và được nhiều nhà nghiên cứu Folklore lựa chọn Những

công trình như “Truyện cổ tích Nga, về nhân vật phù thủy Baba Yaga” của I.I Tonxtoi (1941), “Nhân vật truyện cổ tích thần kì Xuất xứ của hình tượng”

của E.M Mê-lê-tin-xki… đã gây được tiếng vang lớn trong giới nghiên cứuvăn học dân gian Ở nước ta cũng rất nhiều đề tài đã được khai thác theo

hướng đó như: “Nhân vật xấu xí mà tài ba trong truyện cổ tích Việt Nam” Nguyễn Thị Huế; "Thạch Sanh và kiểu truyện dũng sĩ trong truyện cổ Việt

-Nam và Đông -Nam Á"- Nguyễn Bích Hà ; “Nhân vật trí xảo trong truyện cổ

Trang 7

tích Việt Nam” – Đặng Thị Thu Hà; “Kiểu nhân vật “Chàng Ngốc” trong truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam” – Phạm Thu Yến; “Kiểu truyện nhân vật thông minh trong tiểu loại cổ tích sinh hoạt người Việt” – Phạm Thị Thu

Huyền…

Nhân vật trong truyện cổ tích rất phong phú tuy nhiên kiểu nhân vật vềngười vợ là một trong số những kiểu nhân vật có vai trò và vị trí lớn trong thểloại cổ tích đặc biệt là những người vợ thông minh, tài trí Đây là lí do thứ

nhất để người viết lựa chọn đề tài: “Kiểu nhân vật người vợ thông minh tài trí

trong truyện cổ tích của một số tộc người phía Bắc Việt Nam”.

2 Lí do thực tiễn

Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy ở trường THPT, người viếtnhận thấy việc giảng dạy các tác phẩm văn học dân gian theo đặc trưng thểloại là rất quan trọng Vốn các tác phẩm văn học dân gian có những nét riêngbiệt tạo nên ranh giới khá rõ ràng với văn học viết như tác giả, phương thứclưu truyền, hình thức diễn xướng, nội dung phản ánh cũng như hình thức nghệthuật nên giảng dạy văn học dân gian nói chung và truyện cổ tích nói riêngđòi hỏi phải gắn liền với đặc trưng thể loại Tìm hiểu truyện cổ tích và kiểunhân vật, đặc biệt là kiểu nhân vật người vợ thông minh tài trí là một cách đểchúng tôi đi sâu khai thác đặc trưng của thể loại này Việc đi sâu nghiên cứu

đề tài: “Kiểu nhân vật người vợ thông minh tài trí trong truyện cổ tích của

một số tộc người phía Bắc Việt Nam” sẽ góp phần thiết thực trong việc hướng

dẫn học sinh khám phá và tìm hiểu thể loại truyện cổ tích, qua đó các em sẽ

có cái nhìn toàn diện và hệ thống hơn về thể loại văn học dân gian đặc sắc

này Đây chính là lí do thứ hai để người viết lựa chọn đề tài: “Kiểu nhân vật

người vợ thông minh tài trí trong truyện cổ tích của một số tộc người phía Bắc Việt Nam”.

Trang 8

Chúng tôi hi vọng rằng, nghiên cứu đề tài này sẽ là một cơ hội để trìnhbày một hướng khám phá mới về một kiểu nhân vật trong thể loại cổ tích,cũng là một cơ hội để tri ân những người phụ nữ, những đấng sinh thành cónhiều công lao nuôi nấng, dạy dỗ mình nên người và phần nào bày tỏ tình

cảm của mình với những “viên ngọc quý” trong di sản tinh thần của cha ông.

II LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

Truyện cổ tích là một trong những thể loại văn học dân gian đặc sắctrong nền văn học của hầu hết các quốc gia trên thế giới Người châu Âu gọi

truyện cổ tích là “những truyện kể bên bếp lửa” để liên hệ đến sinh hoạt gia

đình, những cuộc trò chuyện ấm cúng của các thành viên trong gia đình, cộng

đồng Còn Nguyễn Tấn Phát – Bùi Mạnh Nhị trong báo Văn nghệ Thành phố

Hồ Chí Minh, số 316, 1984 cho rằng: “Không có một truyện cổ tích thần kì nào lại có tuổi đời trẻ hơn tuổi ông bà chúng ta và cũng không có một truyện

cổ tích nào già nua trong ngàn vạn đôi mắt trẻ thơ của biết bao thế hệ” Bởi

vậy, dễ hiểu tại sao truyện cổ tích lại được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm vàdành nhiều tâm huyết đến vậy

Truyện cổ tích thuộc loại hình tự sự dân gian ra đời trong lòng xã hộinguyên thủy và kéo dài đến giai đoạn sau, khi xã hội xuất hiện đấu tranh giaicấp và tư hữu tài sản Truyện cổ tích vì vậy mà trở thành nơi để người bình dânxưa gửi gắm những ước mơ, sẻ chia và cùng hướng tới tương lai tươi sáng Từtrước tới nay đã có một số lượng to lớn các công trình nghiên cứu về truyện cổtích từ những bài viết, chuyên đề, chuyên luận, công trình lớn… nghiên cứutruyện cổ tích từ nhiều góc độ và bình diện khác nhau Song dù lớn hay nhỏ,công trình nào cũng khẳng định được vẻ đẹp nhân văn, giá trị văn học và đónggóp quan trọng của thể loại này trong kho tàng văn học dân tộc

Qua quá trình tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy hầu hết kiểu nhân vậtngười vợ thông minh tài trí mới chỉ được đề cập đến một cách chung chung

Trang 9

trong các giáo trình, các bài viết giới thiệu tuyển tập về văn học dân gian haycác báo cáo, luận văn thạc sĩ.

Trong bài viết của Nguyễn Đổng Chi, ông đã nghiên cứu và phân tích

về sáu kiểu nhân vật nữ trong truyện cổ tích (nữ kiệt, nữ quái, nữ thức tỉnh, nữ

liệt, nữ trí, nữ nhẫn nại) Bàn về nhân vật “nữ trí” ông viết: “ Họ bị đặt vào

những tình cảnh nguy ngập, tuyệt vọng, có khi tan nát gia đình, có khi bị phụ bạc, bị lừa đảo, có khi chồng con gặp nạn hiểm, có khi mình bị đe dọa tính mạng nhưng không ai chịu buông xuôi theo số phận Bằng đức tính bền bỉ hiếm có và sự khôn ngoan rất mực, họ đã xoay đổi lại tình thế, giành được phần thắng cuối cùng về mình Ví dụ người vợ chàng thương nhân trong

“Con mụ Lường”, vợ chàng Dê trong “Lấy chồng Dê”, vợ anh lái buôn trong “Người đàn bà bị vu oan”, vợ cũ của chàng Vạn Lịch trong “Đồng tiền Vạn Lịch”, vợ chàng ngốc trong “Bợm già mắc bẫy hay là mưu trí đàn bà”.

Đây là những gợi ý rất quan trọng để chúng tôi mở rộng phạm vi tìmhiểu về nhân vật người vợ thông minh tài trí không chỉ giới hạn trong “Khotàng truyện cổ tích Việt Nam” của Nguyễn Đổng Chi mà rộng hơn là trongtruyện cổ tích của các dân tộc Việt

Trong cuốn “Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam” phần Văn học dângian, tác giả Đinh Gia Khánh đã dành cho hình tượng người phụ nữ trong

truyện cổ tích tình cảm trừu mến, trân trọng khi khẳng định rằng: “Truyện cổ

tích thế sự đã miêu tả người phụ nữ bình thường với phẩm chất cũng rất đáng phục” Sau đó ông minh họa bằng một loạt những tấm gương về người vợ

trong truyện cổ tích và nhận xét: “ Có những truyện trong đó, vai trò của

người phụ nữ lại nổi bật hơn người đàn ông, phản ánh một phẩm chất kiên cường hơn người đàn ông Khi thì người vợ đã cứu chồng, làm tất cả để bảo

vệ hạnh phúc (Phạm Tải – Ngọc Hoa) Khi thì người vợ thanh minh, bảo vệ, che chở cho người chồng dại dột (Bợm già mắc bẫy cò ke) Khi thì người vợ

Trang 10

dạy dỗ chồng (Giết chó khuyên chồng, Con vợ khôn lấy thằng chồng dại như bông hoa nhài cắm bãi cứt trâu)…”

Mặc dù không đi sâu vào tìm hiểu vai trò của người vợ thông minh tàitrí nhưng một khía cạnh nhận xét của tác giả là gợi ý rất quý giá cho chúngtôi đi tìm hiểu kiểu nhân vật người vợ thông minh trong mối quan hệ với kiểunhân vật người vợ trong truyện cổ tích Việt Nam

Năm 1999 trong cuốn “Văn học dân gian Việt Nam” do Lê Chí Quế

chủ biên cũng đề cập đến kiểu truyện này trong truyện cổ tích sinh hoạt Theotác giả, nhóm truyện về người thông minh và anh chàng ngốc đặt cạnh nhautạo nên sức hấp dẫn đặc biệt đối với truyện cổ tích sinh hoạt

Nhóm truyện về “người thông minh” mà tác giả đề cập trong giới hạntiểu loại truyện cổ tích sinh hoạt phần nào giúp chúng tôi hiểu được mối quan

hệ bổ sung giữa nhân vật thông minh trong đó có “người vợ thông minh” với

“chàng Ngốc”

Trong bài viết: “Kiểu nhân vật “Chàng Ngốc” trong truyện cổ tích các

dân tộc Việt Nam” (Tạp chí văn học số 4/2002), Phạm Thu Yến cũng thể

hiện một quan điểm tương đồng với Lê Chí Quế khi nhận xét đánh giá về

kiểu nhân vật người vợ trong type truyện “chàng Ngốc”: “Nhân vật chàng

Ngốc luôn luôn được xây dựng trong thế tương phản với người vợ của mình…”.

Năm 2008, thực hiện khóa luận tốt nghiệp, tác giả Nguyễn Thị Thu

Oanh đã nghiên cứu đề tài “Khảo sát các kiểu nhân vật chính trong truyện cổ

tích sinh hoạt người Việt”, tác giả đã chỉ ra hệ thống nhân vật chính trong

truyện cổ tích sinh hoạt bao gồm: Kiểu nhân vật đức hạnh; Kiểu nhân vật xấu

xa, xảo trá; Kiểu nhân vật thông minh; Kiểu nhân vật khờ khạo ngốc nghếch

Mặc dù nhân vật người vợ thông minh hiện lên khá mờ nhạt, chủ yếunằm trong kiểu nhân vật thông minh của đề tài nhưng kết quả khảo sát của tác

Trang 11

giả cũng là tư liệu giúp chúng tôi định hướng, phân loại chính xác hơn trongquá trình thực hiện đề tài của mình.

Năm 2010, báo cáo khoa học “Bước đầu khảo sát kiểu nhân vật người

vợ trong “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam” của Nguyễn Đổng Chi” của

Trần Thị Thu Hương thì đây thực sự là một gợi ý to lớn cho chúng tôi trong

quá trình thực hiện đề tài Tuy báo cáo mới chỉ dừng lại ở “ bước đầu ” như lời của tác giả và chỉ giới hạn trong “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam” của

Nguyễn Đổng Chi nhưng báo cáo đã thực sự định hướng cho chúng tôi trongquá trình thực hiện đề tài này

Năm 2011, Phạm Thị Thu Huyền trong luận văn thạc sĩ: “Kiểu truyện

nhân vật thông minh” , tác giả đã tập trung vào khảo sát và tìm ra các đặc điểm

của nhân vật thông minh từ đó tìm hiểu kết cấu cốt truyện và vấn đề xây dựngkiểu nhân vật thông minh trong tiểu loại truyện cổ tích sinh hoạt người Việt

Qua 34 truyện người viết khảo sát và sử dụng làm ngữ liệu để phântích, chúng tôi nhận thấy những truyện viết về nhân vật nữ thông minh chiếm

vị trí rất khiêm tốn là 5/34 truyện, chiếm 14.7% và tác giả chỉ tập trung vào

nghiên cứu ba đối tượng là “Em bé thông minh” ; “ Nhóm nhân vật thông

minh dùng mưu mẹo tham gia kén rể” và “Nhóm thông minh dùng mưu mẹo xét xử” thường là những ông quan Trạng Tuy vậy thì đây chính là “mảnh đất

trống” để chúng tôi tiếp tục tìm hiểu về đề tài của mình

Năm 2012, cuốn từ điển Type truyện dân gian Việt Nam của Hội văn

nghệ dân gian Việt Nam do PGS TS Nguyễn Thị Huế chủ biên Trong mục

type truyện cổ tích thì người vợ khôn ngoan tài trí thuộc type 346 “Con vợ

khôn lấy thằng chồng dại như bông hoa nhài cắm bãi cứt trâu”.

Dựa vào đây chúng tôi có thêm nguồn tư liệu và là cơ sở định hướng đểchúng tôi thực hiện nghiên cứu và mở rộng đề tài của mình

Trang 12

Cũng năm 2012, tác giả Nguyễn Thị Tâm đã thực hiện luận văn thạc sĩ

của mình với đề tài: “Kiểu nhân vật ngốc nghếch trong truyện cổ tích sinh

hoạt người Việt” Tác giả đã phân tích mối quan hệ giữa nhân vật ngốc

nghếch với nhân vật khác đặc biệt là người thông minh trong đó với người vợ

và với thầy đồ Trong mối quan hệ giữa nhân vật ngốc với vợ thì ngốc vô tích

sự, đần độn, lêu lổng bao nhiêu thì vợ ngốc thông minh, tháo vát bấy nhiêu

Nhờ vào luận văn này, chúng tôi phần nào đã có được nguồn tư liệu để

từ đó đi tìm nhân vật “người vợ thông minh tài trí” được thuận tiện hơn.

Cùng với sự thống kê tóm lược trên đây, chúng tôi nhận thấy đã có một

số công trình nghiên cứu về kiểu người vợ và kiểu nhân vật thông minh trongtruyện cổ tích nhưng cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu chuyênbiệt nào về kiểu nhân vật người vợ thông minh tài trí trong truyện cổ tích cácdân tộc Việt Nam Những tài liệu trên đây là cơ sở rất quan trọng cho chúngtôi phát hiện và định hướng nghiên cứu để tìm hiểu những đặc điểm, giá trịcủa kiểu nhân vật này trong đề tài của mình

III MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Việc nghiên cứu đề tài luận văn: “Kiểu nhân vật người vợ thông minh

tài trí trong truyện cổ tích của một số tộc người phía Bắc Việt Nam” nhằm

IV ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Truyện cổ tích có nhiều kiểu nhân vật như: kiểu nhân vật kì tài, kiểunhân vật bất hạnh, kiểu nhân vật khờ khạo, kiểu nhân vật xấu xa, kiểu nhân

Trang 13

vật đức hạnh, kiểu nhân vật loài vật Trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ,chúng tôi chỉ dừng lại ở mức độ khảo sát, phân loại và chia ra những đặc điểmnội dung và nghệ thuật của kiểu nhân vật người vợ thông minh tài trí trongtruyện cổ tích của một số tộc người phía Bắc ở Việt Nam Vì thế chúng tôitiến hành khảo sát qua các nguồn tư liệu:

- Tổng tập Văn học dân gian Người Việt, tập 6, tập 7, Nhiều tác giả,

Nguyễn Xuân Kính (chủ biên) (2004), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội

- Tổng tập Văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam – GS TS.

Nguyễn Xuân Kính chủ biên, NXB Khoa học xã hội năm 2008

- Tuyển tập Văn học dân gian Việt Nam, Tập II, quyển 1 – Phan Trọng

Thưởng, Nguyễn Cừ biên soạn và tuyển chọn, NXB Giáo dục, 2000

- Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam – Nguyễn Đổng Chi biên soạn,

NXB trẻ , 2014

- Truyện kể dân gian dân tộc Dao ở Lai Châu – Đỗ Thị Tác, NXB

Văn hóa thông tin, 2011

- Dân ca và truyện kể dân gian của người Thu Lao ở Lào Cai – Trần

Hữu Sơn, Lê Thành Nam đồng chủ biên, NXB Văn hóa dân tộc, 2012

- Truyện cổ người Tày, người Thái tỉnh Yên Bái – Hà Đình Tỵ, NXB

Văn hóa thông tin, 2011

- Truyện dân gian sưu tầm ở Hải Hưng – Nguyễn Khắc Thạnh chủ

biên, Sở văn hóa và thông tin Hải Hưng, 1983

- Truyện dân gian Tày – Nùng Cao Bằng, Nguyễn Thiên Tứ - Hoàng

Thị Nhuận – Nông Vĩnh Tuân –Hoàng Ngọc Bích – Hoàng Anh Minh, NXBThanh niên, 2011

- Kho tàng văn học dân gian Hà Tây – Yên Giang chủ nhiệm công

trình, NXB Văn hóa dân tộc, 2011

Trang 14

- Truyện cổ các dân tộc phía Bắc Việt Nam – Mùa A Tủa, Lê Trung

Vũ, Phan Kiến Giang, Tăng Kim Ngân sưu tầm, NXB Văn hóa dân tộc, 2012

- Truyện cổ dân gian Nam Sách – Nguyễn Hữu Phách chủ biên, NXB

Văn hóa dân tộc 2000

- Truyện cổ dân gian Việt Nam tuyển chọn – Hoàng Quyết chủ biên,

NXB Văn hóa – Thông tin, 2012

- Truyện cổ các dân tộc Việt Nam, Viện văn học, NXB Đà Nẵng, 1999.

- Truyện cổ tích Việt Nam chọn lọc, Thanh Hiển tuyển chọn, NXB

Đồng Nai, 2011

- 101 truyện mẹ kể con nghe, Linh Lan sưu tầm và tuyển chọn, NXB

Văn hóa thông tin, 2012

Bên cạnh đó chúng tôi cũng tìm hiểu thêm một số tư liệu truyện cổ ở

các vùng, miền, dân tộc khác của Việt Nam (Truyện cổ Tà Ôi, Truyện cổ Tây

Nguyên, Truyện cổ các dân tộc Tây Nguyên, Truyện cổ Mơ Nông, Truyện cổ Raglai, Tổng tập Văn học dân gian xứ Huế, Truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số Nghệ An) để so sánh, đối chiếu từ đó thấy được điểm tương đồng và

khác biệt của kiểu nhân vật người vợ thông minh tài trí khu vực phía Bắc vớicác khu vực khác

V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 Phương pháp khảo sát, thống kê: Chúng tôi tiến hành khảo sát,thống kê sau đó nhận xét, đánh giá những truyện có xuất hiện nhân vật

“người vợ thông minh tài trí” rồi tiến hành phân loại theo những tiêu chí cụ

thể

2 Phương pháp phân tích tổng hợp: Phương pháp này được sử dụngkhi phân tích các dẫn chứng truyện để phục vụ cho việc chứng minh, làm

sáng tỏ các đặc điểm của nhân vật “người vợ thông minh tài trí” trong truyện

cổ tích của một số tộc người phía Bắc Việt Nam

Trang 15

3 Phương pháp so sánh đối chiếu: Chúng tôi áp dụng phương pháp

này để tìm ra những điểm giống và khác nhau của kiểu nhân vật “người vợ

thông minh tài trí” trong truyện cổ tích ở một số tộc người phía Bắc Việt

Nam với một số vùng miền khác Từ đó thấy được sự thống nhất nhưng rất đadạng, độc đáo về kiểu nhân vật người vợ thông minh trong truyện cổ tích ởtừng vùng miền

VI NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

1 Qua việc nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã khái quát hệ thống những vấn

đề cơ bản về truyện cổ tích, về nhân vật, kiểu nhân vật, kiểu nhân vật thông minhtài trí, kiểu nhân vật người vợ thông minh tài trí trong truyện cổ tích

2 Luận văn đã cung cấp cho người đọc cái nhìn chung nhất về kiểunhân vật người vợ thông minh tài trí và những đặc điểm cơ bản về nội dung

và nghệ thuật của kiểu nhân vật này trong truyện cổ tích của một số tộc ngườiViệt phía Bắc

3 Sự thông minh tài trí được biểu hiện qua kiểu nhân vật rất độc đáo, đadạng Người viết hi vọng sẽ góp một phần nhỏ bé của mình trong công việc pháthiện, tôn vinh vẻ đẹp trí tuệ của người phụ nữ xưa đặc biệt là những người vợthông minh tài trí trong kho tàng truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam

VII CẤU TRÚC LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dungcủa luận văn gồm ba chương:

Chương I: Giới thuyết khái niệm và khảo sát tư liệu

Chương II: Đặc điểm "Kiểu nhân vật người vợ thông minh tài trí" xét

trên phương diện nội dung tư tưởng

Chương III: Đặc điểm "Kiểu nhân vật người vợ thông minh tài trí" xét

trên phương diện nghệ thuật

Trang 16

B NỘI DUNG CHƯƠNG 1: GIỚI THUYẾT KHÁI NIỆM

VÀ KHẢO SÁT TƯ LIỆU

1.1 Giới thuyết khái niệm: "Kiểu nhân vật" , " Kiểu nhân vật thông minh tài trí" , " người vợ thông minh tài trí" trong truyện dân gian Việt Nam.

1.1.1 Kiểu nhân vật

"Truyện cổ tích là thể loại quan trọng, phong phú nhất của loại hình tự

sự dân gian với rất nhiều tiểu loại, nhiều kiểu nhân vật và mỗi dạng thức đều tạo nên sức hấp dẫn riêng biệt với đông đảo tầng lớp nhân dân" [47; 114].

"Kiểu nhân vật" mà tác giả nhắc tới ở đây đã được rất nhiều nhà nghiên cứuquan tâm như: kiểu nhân vật người mồ côi, kiểu nhân vật dũng sĩ, kiểu nhânvật đội lốt Để hiểu được khái niệm về "kiểu nhân vật" thiết nghĩ chúng tanên tìm hiểu cặn kẽ về những khái niệm gần gũi như: "mô-típ", "kiểu truyện",

"nhân vật" Đây cũng chính là kiến thức lí thuyết chung cần thiết cho chúngtôi tìm hiểu về một kiểu nhân vật trong truyện cổ tích

1.1.1.1 Khái niệm về "mô- típ" , "kiểu truyện"

Khái niệm về "mô-típ", "kiểu truyện" đã được nhiều nhà nghiên cứuquan tâm Trong cuốn Từ điển văn học của tác giả Chu Xuân Diên đã đưa rahai cách dùng thuật ngữ mô-típ, sau đó một số học giả người Mĩ, Nhật cũngđưa ra những định nghĩa khác nhau Theo định nghĩa trong cuốn "Từ điển

thuật ngữ văn học" của các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử thì: "mô típ –

tiếng Hán Việt gọi là "mẫu đề" (do người Trung Quốc phiên âm trong tiếng Pháp) có thể chuyển thành các từ "khuôn" "dạng" hoặc "kiểu" trong Tiếng Việt, nhằm chỉ những thành tố, những bộ phận lớn hoặc nhỏ đã được hình thành

ổn định, bền vững và được sử dụng nhiều lần trong sáng tác văn học nghệ thuật, nhất là trong văn học nghệ thuật dân gian" [16; 168]

Trang 17

Trong "Từ điển tiêu chuẩn phôn-cơ-lo" thì S Thôm-xơn quan niệm:

"Trong Phôn-cơ-lo từ mô-típ dùng để chỉ bất kì một bộ phận nào mà một văn bản phôn-cơ-lo có thể phân tích được Trong khi từ mô-típ được dùng một cách lỏng lẻo để bao gồm bất cứ yếu tố nào gia nhập vào một truyện kể truyền thống, thì một yếu tố phải có cái gì đó làm cho người ta nhớ và phải được nhắc đi nhắc lại: Nó phải là một cái gì đó khác hơn một sự chung chung Một bà mẹ bình thường không phải là một mô-típ Một bà mẹ độc ác được xem là mô-típ vì bà ta ít ra được xem là lạ thường "

Theo "Từ điển Type truyện dân gian Việt Nam" mà tác giả Nguyễn Thị Huế chủ biên thì: "Motif truyện kể thực chất là một khái niệm đơn giản, hay

gặp trong truyện kể truyền thống, nó có thể là một đoạn kể ngắn, lặp đi lặp lại và có tính chất khác thường, làm cho người ta nhớ hoặc nó có dấu hiệu đặc biệt Các motif trong các truyện là yếu tố có thực, sự lắp ghép của các motif một cách logic sẽ tạo nên các cốt truyện, nhiều cốt truyện có những motif tương tự nhau sẽ tạo nên những type." [20;21]

Điểm thống nhất giữa các khái niệm trên về mô-típ là tính khác thường

và sự lặp lại Những mô-típ thường có tính chất quốc tế và phổ biến trongtruyện dân gian các dân tộc Thông qua mô-típ mà các nhà nghiên cứu có thếxác lập được cốt truyện của từng kiểu truyện và tìm hiểu tư tưởng thẩm mĩ,cội nguồn văn hóa lịch sử dẫn đến sự ra đời, biểu hiện của những mô-típ đó

Nếu như mô-típ còn được gọi là mẫu đề hay motif thì "type còn được

các nhà nghiên cứu gọi là dạng, dạng thức hay kiểu, kiểu truyện " [20; 21].

`Trong "Từ điển tiêu chuẩn phôn-cơ-lo" thì S Thôm-xơn quan niệm: "

Type là những cốt kể có thể tồn tại độc lập trong kho truyền miệng Dù đơn giản hay phức tạp, truyện nào cũng được kể như một cốt kể độc lập đều được xem như là một type Có những truyện dài chứa hàng tá motif , lại có những

Trang 18

truyện kể ngắn như những mẩu kể trong các chùm truyện về súc vật có thể chỉ

có một motif đơn lẻ Trường hợp đó type và motif đồng nhất".

Từ các quan niệm của các nhà nghiên cứu về típ nói trên ta có thể hiểu

type chính là "kiểu truyện" Bàn về kiểu truyện, trong cuốn "Thạch Sanh và

kiểu truyện dũng sĩ trong truyện cổ Việt Nam và Đông Nam Á", PGS.TS

Nguyễn Bích Hà đã đưa ra định nghĩa về kiểu truyện như sau: " Kiểu truyện là

tập hợp những truyện kể có những mô típ cùng loại hình Trong một kiểu truyện có nhiều mô típ nhưng không nhất thiết mỗi truyện trong kiểu đó phải

có đầy đủ tất cả những mô típ chung Có thể có truyện chỉ chung với các truyện khác một hoặc một vài mô típ, nhưng cũng có truyện có nhiều mô típ chung" [12;24]

Như vậy kiểu truyện là những cốt kể độc lập bởi vậy mà sẽ chỉ có một

số lượng type nhất định trong mỗi một nền văn hóa Những quan niệm nàychính là chìa khóa để người viết khám phá, tìm hiểu kiểu nhân vật trong đề tàicủa mình

1.1.1.2 Khái niệm về "nhân vật" , "kiểu nhân vật"

Trong truyện cổ tích nhân vật đóng vai trò cơ bản, tập trung thể hiệnchủ đề tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm

Theo "Từ điển thuật ngữ văn học" của các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình

Sử thì: "Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm

văn học Nhân vật văn học có tên riêng cũng có thể không có tên riêng Khái niệm nhân vật có khi được sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ một con người

cụ thể nào cả mà chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm Chức năng cơ bản của nhân vật văn học là khái quát tính cách của con người " [16;

235]

Có thể nói "tính cách là kết tinh của môi trường" [16; 235] nên nhân vật

văn học dẫn độc giả vào các môi trường khác nhau Truyện cổ tích ra đời

Trang 19

trong xã hội phân chia giai cấp nên nhân vật của truyện cổ tích là khái quátcác chuẩn mực giá trị đối kháng trong quan hệ giữa người và người như thiệnvới ác, trung với nịnh, thông minh với ngu đần, Trong truyện cổ tích, hệthống nhân vật đa dạng, phức tạp và mang tính hiện thực rõ rệt hơn so với

thần thoại và truyền thuyết E.M.Melelinsky trong cuốn Thi pháp huyền thoại cho rằng: "Nhân vật trong truyện cổ tích không có sức mạnh ma thuật vốn có

ở nhân vật huyền thoại Nhân vật có sức mạnh nhờ sự bảo trợ đặc biệt của các thần Về sau các sức mạnh thần kì đó nói chung như đã bị loại khỏi nhân vật và ở mức độ nhất định, chúng hoạt động thay cho nhân vật" Thế giới

nhân vật trong truyện cổ tích rất phong phú, vừa mang nét chung của truyện

cổ tích, vừa mang nét riêng của từng tiểu loại Trong văn học dân gian nóichung và truyện cổ tích nói riêng, nhân vật hầu như chưa có tính cách, chưabiểu lộ được tâm lí suy nghĩ Tất cả những đặc điểm về tính cách đều đượcbiểu hiện qua hành động Những hành động của Thạch Sanh nghe lời mẹ con

Lí Thông như: lao động chăm chỉ, thay anh canh miếu, giết chăn tinh, giết đạibàng cứu công chúa thể hiện bản chất chăm chỉ, hiếu nghĩa, tài giỏi đồngthời luôn bị bóc lột, lừa gạt của người con nuôi Ngược lại những hành động ỷlại, tranh công thể hiện bản chất bóc lột và độc ác của mẹ con Lí Thông Kếtthúc Thạch Sanh lấy được công chúa còn mẹ con Lí Thông bị trừng trị thíchđáng Như vậy thông qua nhân vật, nhân dân lao động muốn gửi gắm triết lí

"ở hiền gặp lành" và mơ ước một cuộc sống công bằng Vì thế nhân vật trongtruyện cổ tích chủ yếu là nhân vật chức năng, thường mang những phẩm chất

cố định không thay đổi từ đầu đến cuối tác phẩm Không giống như văn họcviết là nhân vật mang đậm dấu ấn cá nhân của tác giả Trong truyện cổ tíchnhân vật mang ba đặc trưng lớn của văn học dân gian là tính truyền miệng,tính tập thể và gắn bó với sinh hoạt cộng đồng nên hình thành nên những kiểunhân vật nhất định

Trang 20

Trong cuốn Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân

gian, tác giả Đỗ Bình Trị có viết: " Mỗi nhân vật trong số những nhân vật kể trên (người em út, người con riêng, người mồ côi, người mang lốt vật, ) là tên gọi chung của một loạt những nhân vật đồng dạng – những nhân vật này

có những nét tương đồng căn bản về tính cách, hành động và số phận Vì vậy, người ta gọi đó là những "kiểu nhân vật".[46; 10]

Từ những khái niệm trên người viết đưa ra cách hiểu của mình về "kiểu

nhân vật" là chỉ tập hợp các nhân vật cùng loại xuất hiện trong truyện cổ dân gian Nếu như kiểu truyện thường nghiêng về khai thác giá trị tác phẩm trên bình diện kết cấu và phạm vi tìm hiểu là các truyện kể hoàn chỉnh, đầy đủ thì kiểu nhân vật lại quan tâm chủ yếu đến đặc điểm phẩm chất, hành động, những cách thức cấu thành của một loại nhân vật Trong mỗi kiểu nhân vật thường được tạo nên bởi hoàn cảnh, cuộc đời và mối quan hệ với các nhân vật khác Đặc điểm về hành trạng cuộc đời nhân vật cũng như các biện pháp nghệ thuật trong cách xây dựng nhân vật tạo nên những nét giống nhau và khác biệt của từng kiểu nhân vật trong kho tàng văn học dân gian.

Một kiểu nhân vật có thể tạo thành một truyện nếu nó phản ánh chủ đềchính và mâu thuẫn của nhân vật xoay quanh trục mâu thuẫn trung tâm, cũng

có thể nhân vật và mâu thuẫn ấy chỉ là tuyến phụ ở trong một kiểu truyệnkhác nhưng số phận nhân vật vẫn luôn có một kết cấu ổn định Một kiểu nhânvật thường được thừa nhận khi mà hình mẫu của nó không xuất hiện đơn lẻ,mức độ phổ biến cần khá rộng rãi

1.1.2 Kiểu nhân vật thông minh, tài trí

Đã có nhiều công trình nghiên cứu những kiểu nhân vật như: kiểu nhânvật dũng sĩ, nhân vật người mang lốt vật, nhân vật ngốc nghếch, nhân vậtngười em, một cách thuyết phục, đưa đến cho người đọc cái nhìn toàn diện ởnhiều góc độ Còn một kiểu nhân vật nữa cũng khá phổ biến của truyện cổ

Trang 21

tích đặc biệt là truyện cổ tích sinh hoạt và một số lượng không lớn ở truyện cổtích thần kì đó là kiểu nhân vật thông minh tài trí.

Theo "Từ điển Tiếng Việt" mà Hoàng Phê chủ biên thì: "Thông minh là

có trí lực tốt, hiểu nhanh, tiếp thu nhanh , nhanh trí và khôn khéo, tài tình trong cách ứng đáp, đối phó" [37; 936] và tài trí là "tài năng và trí tuệ hơn người" [37; 869].

Từ đó, chúng tôi đưa ra khái niệm về nhân vật thông minh tài trí theo

cách hiểu của mình như sau: Nhân vật thông minh tài trí trong truyện cổ tích

là những nhân vật mang sức mạnh tài năng và trí tuệ Họ biết vận dụng trí tuệ sáng suốt vào những hoàn cảnh cụ thể nhằm vượt qua khó khăn, thử thách trong cuộc sống và mang lại hạnh phúc tốt đẹp cho bản thân và những người xung quanh, chống lại sự tham lam, xảo trá hoặc thói hư tật xấu của con người qua nghệ thuật hư cấu, kì ảo của nhân dân Từ đó đề cao trí tuệ của dân gian,

đề cao con người với những phẩm chất nổi bật là trí tuệ và đạo đức.

Truyện về người tài trí thông minh là kết quả của sự phân loại truyệntheo nhân vật Nghiên cứu về nhân vật trong truyện cổ tích sinh hoạt, PGS.TS

Lê Trường Phát cho rằng: " Nhìn chung, truyện cổ tích sinh hoạt chỉ có hai

cặp nhân vật chính: người đức hạnh – người xấu xa, người mưu trí (trí xảo) – người khờ khạo (ngốc nghếch) khái quát toàn bộ mọi người trong xã hội thành những kiểu người đối xứng từng cặp như thế là một cách nhìn, một cách quan niệm về thực tại – con người."

Nhân vật thông minh hay nhân vật ngốc nghếch là các nhân vật trongcác truyện thuộc đề tài trí khôn Do vậy cần đặt nhân vật thông minh trong sựđối sánh với nhân vật ngốc nghếch để thấy rõ phẩm chất trí tuệ trái ngược nhaucủa hai tuyến nhân vật này Bàn về vấn đề này TS Nguyễn Việt Hùng trong

cuốn "Cẩm nang kiến thức văn học dân gian trong nhà trường " cũng khẳng định: "Có hai dạng cơ bản là truyện về nhân vật ngốc và truyện về người thông

Trang 22

minh Có thể kể đến các truyện như: Làm theo lời vợ dặn, Con vợ khôn lấy thằng chồng dại Những truyện này có những điểm gần gũi với truyện cười ở chỗ chúng chứa đựng những yếu tố hài Thông qua những hành động khờ dại, ngô nghê của các nhân vật, truyện cổ tích đã đề cao trí khôn một cách gián tiếp, phê phán những người ngốc một cách nhẹ nhàng " [22; 275]

Nhân vật tài trí thông minh có thể được xác định dựa vào khả năng tríxảo kết hợp với tài dẫn dắt nội dung câu chuyện của nhân vật từ đó bộc lộ tìnhhuống gây cười và bản chất ngu dốt của đối phương Biểu hiện của sự tài tríthông minh có thể là hành động, cử chỉ hay ngôn ngữ bất chợt bộc lộ tài phánđoán và khả năng tư duy của nhân vật Thêm vào đó, chúng ta nên hiểu mộtcách linh hoạt về nhân vật tài trí thông minh trong việc vận dụng trí tuệ vàomột hoàn cảnh cụ thể Ở một số truyện cổ tích, hành động của nhân vật tài trí

có thể vượt khỏi ngưỡng chuẩn của đạo đức như lừa lọc, giết người để đạtđược mục đích cá nhân Dựa trên quan điểm đạo đức sẽ có nhiều cách nhìnnhận, đánh giá khác nhau nhưng từ góc độ cổ tích thì chúng tôi cho rằng

những hành động ấy của nhân vật thông minh tài trí "thực chất chỉ là cảm

hứng của nhân dân về trí tuệ linh hoạt của con người trước hiện thực." [26;

27] Chẳng hạn hành động của nhân vật "vớt cái thây chết trôi sông" trong truyện " Dì phải thằng chết trôi, tôi phải đôi sấu sành" hay khi nhân vật Cuội

xui hủi chui vào rọ thay mình, xui chú thím chui vào rọ gặp ông bà trong

truyện "Nói dối như cuội" Thiết nghĩ ở đây chỉ là phương pháp cường điệu

hóa mưu mẹo của nhân vật trong hoàn cảnh khó khăn Mặt khác những hànhđộng này là hành động cổ tích xuất phát trong tư duy cổ tích nên chỉ có thểđánh giá sự linh hoạt của nhân vật trong việc đối phó trước các tình huống thử

thách" Nhân vật tài trí thông minh có tài giải đáp những điều khúc mắc,

những câu đố hiểm hóc, những bài toán cuộc đời mà các vị vua quan, các phú

Trang 23

ông trưởng giả, những tên lái buôn tham lam, những ông bố vợ hà khắc,những hành động ngu ngốc dại dột của những người đần

Như vậy, trong truyện cổ tích, nhân vật thông minh tài trí là những conngười mang trong mình sức mạnh trí tuệ của nhân dân Sức mạnh ấy là sựnhanh trí và khôn khéo, tài tình trong cách ứng xử, đối phó mau lẹ, tinh tế vớinhững tình huống phức tạp, bất ngờ

1.1.3 Kiểu nhân vật người vợ thông minh tài trí

1.1.3.1 Khái niệm "kiểu nhân vật người vợ thông minh tài trí" trong truyện cổ tích

Như một mối lương duyên, văn học mọi thời luôn dành sự ưu ái đặcbiệt đối với người phụ nữ Họ là những đóa hoa mỏng manh nhưng khôngkém phần rực rỡ và kiên cường Vẻ đẹp từ sắc màu và hương thơm của cácđóa hoa ấy đã nuôi dưỡng sức sống cho cuộc đời, giữ gìn, điểm tô và duy trì

nòi giống cho muôn đời sau Trong truyện cổ tích Việt Nam cũng thế, "có

một mảng đáng kể nêu bật vai trò tích cực của người nữ, đề cập tới ước mơ, tình yêu và hôn nhân tự do" (Nguyễn Đổng Chi) Có lẽ vì thế mà trong số các

nhân vật nữ thì kiểu nhân vật người vợ đặc biệt là người vợ thông minh tài trí

đã được các tác giả dân gian dụng tâm khắc họa thật đặc sắc Dân gian đã có

những câu ca ngợi người phụ nữ thông minh tài trí rất chí lí như: " Vợ khôn

ngoan làm quan cho chồng", " Lệnh ông không bằng cồng bà" , "Giàu vì bạn, sang vì vợ" Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, kiểu nhân vật này hiện

lên khá sinh động Khi thì sóng đôi với những anh chồng ngốc như: Con vợ

ngoan lấy thằng chồng dại (Việt), Trạng 1 (Chăm), Anh chồng ngốc (Việt), Xấu tốt cũng là chồng ta (Việt) để tạo nên type " Con vợ khôn lấy thằng chồng dại như bông hoa nhài cắm bãi cứt trâu" [20; 459,460] khi thì để giải

quyết mâu thuẫn, xung đột giữa những giai cấp khác nhau mà thường là giữangười nghèo có địa vị thấp kém với người bóc lột, vua quan Chiến thắng

Trang 24

thường thuộc về họ (những người nghèo ) như: Chàng Amã Ja-A rìq (Ra

glai); Nàng dâu là bồ chịu chửi (Việt); Thằng bợm có con ngựa (Việt); con

mụ Lường (Việt); Thụt Chở Nú và nàng Nảy (Thái) khi thì người vợ lại là

những nàng tiên xuống trần gian nên duyên với người trần để cải tạo một tínhxấu nào đó của con người hoặc phù trợ con người chống chọi với những thế

lực thù địch: Chàng lười (Giarlai), Người chồng lười ( Thổ), Sự tích vệt trắng

dưới cổ trâu (Mèo), Thò Khánh và Zà Zủa (Mông)

Vậy nên theo cách hiểu của chúng tôi thì kiểu nhân vật người vợ thông

minh tài trí là tập hợp những truyện kể có những mô típ biểu hiện sự thông

minh, tài trí của những người vợ Họ biết vận dụng trí tuệ sáng suốt vào những hoàn cảnh cụ thể nhằm vượt qua khó khăn, thử thách trong cuộc sống

và mang lại hạnh phúc tốt đẹp cho bản thân và những người xung quanh; chống lại sự tham lam, xảo trá hoặc thói hư tật xấu của con người qua nghệ thuật hư cấu, kì ảo của nhân dân Từ đó đề cao và ngợi ca trí tuệ của người phụ nữ; khẳng định vai trò, vị trí to lớn của người vợ trong ngôi nhà của mỗi gia đình.

1.1.3.2 Kiểu nhân vật người vợ thông minh, tài trí trong quan hệ với kiểu nhân vật

Ở truyện cổ tích tên gọi về kiểu nhân vật chính là khái quát đặc điểmquan trọng, cơ bản nhất của loại nhân vật đó Chẳng hạn nhân vật người conriêng bao giờ cũng được đặt trong hoàn cảnh mất cha hoặc mẹ hoặc cả hai, và

bị đặt trong mối xung đột dì ghẻ hoặc cha dượng (Tấm Cám, Sự tích chim đa

đa ) Kiểu nhân vật đội lốt, nhân vật có sự ra đời thần kì được ẩn trong hình

thức bề ngoài thậm chí xấu xí là tài năng và trí tuệ kì diệu, trải qua nhiều khókhăn thử thách cuối cùng nhân vật hiện nguyên hình là nhân vật đẹp đẽ, hoàn

hảo (Chuyện người lấy cóc, Nàng Vỏ Trứng, Sọ Dừa, Lấy chồng Dê ) Kiểu

nhân vật người dũng sĩ, nhân vật thường mang trong mình sức mạnh kì diệu

Trang 25

chiến đấu với các thế lực mạnh mẽ của tự nhiên hay xã hội để đem lại sự bìnhyên, cuộc sống hạnh phúc cho mọi người (Thạch Sanh ) Kiểu nhân vật đứchạnh, nhân vật có phẩm chất tốt hiểu đạo lí, tình cảm trong cuộc sống, thường

làm được nhiều việc tốt, được nhân dân yêu mến (Mài dao dạy vợ, Bán tóc

đãi bạn )

Qua quá trình khảo sát, chúng tôi thấy nhân vật người vợ thông minhtài trí trong truyện cổ tích của một số tộc người phía Bắc ở Việt Nam vừamang đặc điểm khái quát của kiểu nhân vật cổ tích là nhân vật "mặt lạ", vừamang đặc điểm cơ bản của loại nhân vật là những người vợ thông minh tài trí,dạy chồng hoặc giúp chồng vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, chống

lại sự áp bức của những đối tượng thù địch (Dạy chồng, Người vợ thông

minh, Người chồng lười, Chàng mê gái ) cũng có khi sự tài trí của người vợ

được hiện lên thấp thoáng thông qua một hành động, cách ứng xử hoặc suynghĩ nào đó ánh lên chất trí tuệ, sắc sảo, tháo vát của người đàn bà trong một

hoàn cảnh cụ thể (Ba điều ước, Nàng dâu là bồ chịu chửi, Chuyển cau đằng

trước ra đằng sau và ngược lại )

1.1.3.3 Kiểu nhân vật người vợ thông minh tài trí trong quan hệ với kiểu nhân vật người vợ.

Cùng với sự phản ánh về lịch sử đất nước, lịch sử dân tộc, mọi nguồn

tư liệu đã cho thấy vào những thế kỉ trước và sau công nguyên, ở nhiều lĩnhvực khác nhau, phụ nữ là những người đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng.Trong buổi bình minh của lịch sử và trong giai đoạn phát triển của xã hộinguyên thủy, dân tộc nào cũng trải qua thời kì mẫu hệ và chế độ mẫu quyềntrong đó phụ nữ làm chủ gia đình, dòng họ Một điều đáng chú ý nữa là ViệtNam từ xã hội nguyên thủy lên thẳng xã hội phong kiến mà không qua giaiđoạn chiếm hữu nô lệ bởi vì khi Việt Nam vào cuối giai đoạn nguyên thủychưa hình thành chế độ lãnh chúa thì đã bị Trung Quốc sang xâm chiếm, ápđặt nền văn hóa, cơ cấu tổ chức xã hội của chế độ phong kiến mà hạt nhân là

Trang 26

chế độ phụ quyền và cai trị đất nước hàng nghìn năm Từ cơ sở này chúng ta

có thể cắt nghĩa vì sao khi chống lại giặc phương Bắc sang xâm lược, ta lại có

nhiều nữ tướng, bà chúa đến như thế Trong Truyện các nữ thần Việt Nam của

tác giả Đỗ Thị Hảo và Mai Thị Ngọc Trúc có nhận định ngợi ca vai trò của

người phụ nữ Việt Nam trong lịch sử văn minh văn hóa của đất nước: " Rõ

ràng thần thoại đã khẳng định vai trò sáng tạo đầu tiên của phụ nữ Họ chính

là anh hùng cổ đại, anh hùng văn hóa."

Trong cuốn Nghiên cứu văn học dân gian từ mã văn hóa dân gian của PGS TS Nguyễn Bích Hà cũng nhận định " Trong xã hội cổ truyền, tộc

người Việt cũng như đa số các tộc người khác đã trải qua thời đại mẫu quyền Đó là khi quyền hành lớn nhất, quan trọng nhất trong gia đình và xã hội do người phụ nữ nắm Dấu ấn văn hóa xã hội đó còn để lại khá đậm trong ngôn ngữ Việt cho đến nay Những gì to lớn nhất, vĩ đại nhất và quan trọng nhất đều gắn liền với từ CÁI (với ý nghĩa: mẹ) Con đường lớn nhất, nhiều người qua lại gọi là đường cái; dòng sông dài rộng nhất gọi là sông cái; cột cao nhất chống đỡ cho cả căn nhà gọi là cột cái; cổng lớn nhất đi vào làng và khi thực hành các nghi thức quan trọng của làng phải qua lối đó gọi là cổng cái; đôi đũa dùng để xới cơm cho tất cả mọi người trong nhà gọi

là đũa cái; rồi thúng cái, trống cái, ngón tay cái " [14; 84] Phụ nữ có vai trò

lớn lao trong sinh hoạt kinh tế, đời sống xã hội cũng như trong đời sống vănhóa tinh thần Ở Việt Nam mỗi người đều ghi nhớ chuyện Mẹ Âu Cơ và BốLạc Long Quân là những người khai sáng ra lịch sử dân tộc Mẹ đẻ ra trămtrứng trong cùng một bọc, nở ra thành trăm chàng trai Mẹ và Bố lại chia đềucon đi ở miền núi và miền biển, đàn con theo mẹ lên núi thành nhân dân miềnnúi và miền xuôi bây giờ Công lao to lớn của mẹ Âu Cơ đã được truyền tụnghàng ngàn đời nay ở mọi nơi trên đất Việt đặc biệt là đất Tổ Phú Thọ chứng

tỏ Mẹ là người "mang nặng đẻ đau" và cũng là người khai sáng văn hóa dântộc Khi xã hội có giai cấp, trong khi ở nơi này nơi khác gia đình là do ngườiđàn ông làm chủ nhưng ở Việt Nam, điều đó chỉ có trên danh nghĩa còn trong

Trang 27

thực tế, người phụ nữ vẫn là người điều khiển hầu hết công việc gia đình, họvẫn được xem là nội tướng – vị tướng đảm nhiệm đối nội, lo việc trong giađình, là chỗ dựa tinh thần cho người đàn ông Khi bàn về tính đồng nhất vàtính khác biệt trong đời sống văn hóa của các tộc người ở Việt Nam, Nguyễn

Duy Thiệu có viết " Xã hội của người Việt là một xã hội lúa nước tiểu nông.

Đã từ lâu gia đình người Việt là gia đình hạt nhân phụ quyền Phụ quyền trên bình diện ý thức- nhất là ý thức Nho giáo, còn trong thực tế đó là gia đình phụ quyền nhưng do đàn bà (vợ) nắm "tay hòm chìa khóa" Có nghĩa là người đàn ông chỉ thể hiện quyền uy của mình ngoài xã hội, mà đôi lúc sự thể hiện cũng theo sự "giật dây" của đàn bà Còn những công việc trong nhà đều do người phụ nữ đảm nhiệm "[44; 301] Không chỉ thế, phụ nữ còn là những

người lãnh đạo và tham gia vào tất cả các hoạt động xã hội mà nói như Giáo

sư Lê Thị Nhâm Tuyết thì họ còn là "những công dân chính trị rất độc đáo".

Nếu như quan niệm văn học viết thời trung đại là “thi dĩ ngôn chí”,

“văn dĩ tải đạo”, ít nói đến những chuyện riêng tư, bởi vậy đề tài về người

vợ rất hiếm khi xuất hiện thì trong kho tàng văn học truyền miệng đặc biệt làtruyện cổ tích Việt Nam đã dựng nên một thế giới với đa dạng các kiểu nhânvật khác nhau trong đó có kiểu nhân vật người vợ chiếm vị trí vô cùng quan

trọng Bàn về kiểu nhân vật này, trong báo cáo khoa học "Bước đầu khảo sát

kiểu nhân vật người vợ trong "Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam" – Nguyễn Đổng Chi " của Trần Thị Thu Hương đã chỉ ra rằng xét về phẩm chất đạo đức

có 6 kiểu người vợ: Người vợ đức hạnh thủy chung; người vợ tham lam độc

ác, bội bạc; người vợ thông minh tài trí; người vợ có nghị lực và khí phách phi thường; người vợ nhu nhược nhẹ dạ; người vợ biết đứng lên giành lại hạnh phúc và công lí cho mình Tất nhiên là sự phân chia này chỉ mang tính

chất tương đối Các kiểu nhân vật người vợ này về tính cách được xây dựng

rất đa dạng nhưng khá thống nhất Có nhân vật người vợ được xây dựng lên

chỉ thuộc một nhóm phẩm chất duy nhất (Ví dụ trong "Sự tích con muỗi" là

Trang 28

người vợ bội bạc, "Ai mua hành tôi" là một người vợ chung thủy, "Đứa con

trời đánh hay là truyện tiếc gà chôn mẹ" là người vợ nhu nhược ) Nhưng rất

nhiều trường hợp nhân vật người vợ được xây dựng với nhiều nét phẩm chất

khác nhau ( Ví dụ trong "Con mụ Lường", "Bợm già mắc bẫy " , " Chàng cắt cỏ

ngựa", người vợ vừa yêu thương chồng lại vừa là người thông minh tài trí,

dùng tài trí của mình để bảo vệ chồng; người vợ trong "Sự tích đá Bà Rầu " thì

yêu thương, thủy chung với chồng nhưng lại nhu nhược; người vợ trong

"Người vợ bị vu oan" vừa là người vợ thủy chung, đoan chính lại vừa thông

minh và đặc biệt là biết đứng lên đòi lại công lí cho bản thân mình ) Nhưng

dù trong một nhân vật có hội tụ bao nhiêu phẩm chất đi chăng nữa thì tất cảcác phẩm chất ấy về cơ bản đều thống nhất với nhau, hỗ trợ bổ sung cho nhauchứ không có một khía cạnh nào đối nghịch, mâu thuẫn nhau Đây cũng chính

là điều khác biệt cơ bản giữa văn học dân gian với văn học viết mà đặc biệt làvới văn học hiện đại

Qua quá trình khảo sát về kiểu nhân vật người vợ thông minh tài tríchúng tôi nhận thấy người vợ không chỉ là người lúc nào cũng gắn với nhữngcông việc bếp núc đơn giản mà nhiều khi chính họ là người trực tiếp đứng ra

để bảo vệ người chồng giữ gìn sự bền vững và yên ấm gia đình Người chồng

trong "Dạy chồng" sẽ ra sao nếu như không có sự thông minh tài trí của vợ để tỉnh ngộ? Người chồng trong "Con mụ Lường" sẽ phải sống nô lệ suốt đời nếu không có người vợ tài trí cứu thoát; người chồng trong "Chàng Lười" sẽ

không bao giờ trở nên chăm chỉ, biết quý trọng sức lao động và trách nhiệmvới mẹ cha nếu không có vợ tài giỏi

Đặc biệt là với những anh chàng ngốc nghếch thì vai trò của người vợcàng lớn hơn bao giờ hết Những anh chồng ngốc nghếch bao giờ cũng là đốitượng dễ sa vào những cạm bẫy của cuộc sống nhất Người vợ của những anhchàng này thường thông minh, tháo vát và thủy chung Mặc dầu chồng đần

Trang 29

độn nhưng họ không chối bỏ người chồng của mình Trái lại họ kiên trì nhẫn

nại chỉ bảo, dạy khôn cho chồng (Con vợ khôn lấy thằng chồng dại như bông

hoa nhài cắm bãi cứt trâu; Anh chồng khờ và cô vợ khôn ngoan, Gái ngoan dạy chồng ) Những khi người chồng trở thành nạn nhân ngờ nghệch của

những tên bịp bợm, người vợ lại chính là người đứng lên giành lại công lí,

bảo vệ chồng mình (Bợm già mắc bẫy hay là mưu trí đàn bà, Người vợ thông

minh ) Hoặc cũng có khi đó lại là những người chồng lười biếng ( Chàng Lười, Người chồng lười, )

Nhìn chung, xây dựng nên kiểu nhân vật người vợ thông minh tài trítrong truyện cổ tích, nhân dân ta đã rất khéo vận dụng kinh nghiệm dân gian

để khẳng định vẻ đẹp của trí tuệ, chiều sâu của tâm hồn với cảm hứng chủ đạo

là ngợi ca vai trò và giá trị của người phụ nữ trong cuộc sống

1.1.3.4 Kiểu nhân vật người vợ thông minh, tài trí trong truyện cổ tích thần

kì và truyện cổ tích sinh hoạt.

Nhân vật người vợ thông minh tài trí được hiện lên qua hai tiểu loại là

cổ tích thần kì và cổ tích sinh hoạt, đặc biệt là trong cổ tích sinh hoạt Ở tiểuloại cổ tích thần kì thì những người vợ thông minh tài trí thường có nguồn gốc

là tiên như: Quả bầu bạc, Nàng vỏ trứng, Nàng Út ống Tre, Nàng Cóc tuy

nhiên số lượng không nhiều và không phong phú như trong truyện cổ tíchsinh hoạt Ở một số tộc người thiểu số thì loại truyện này là chủ yếu và kiểunhân vật người vợ thông minh tài trí có sự giao thoa với kiểu người mang lốt.Nhờ vào sự thông minh tài trí của những người vợ mà những người chồng đã

đánh thắng kẻ thù (Chàng Amã Ja- arèq (Ra Glai), Chàng cắt cỏ ngựa

(Kinh), ) hoặc giúp chồng vượt qua những công việc khó khăn, những thử

thách (Nàng Út ống Tre (Kinh), Nàng Cóc (Thái) ) Kết cục của câu chuyện

thường bao giờ cũng có hậu

Trang 30

Ở truyện cổ tích sinh hoạt thì nhân vật người vợ thông minh, phong phú

và đa dạng hơn Ở mảng truyện này, nhân vật người vợ thông minh tài trí củatộc Việt lại có số lượng vượt trội so với các dân tộc thiểu số khác Theo TS

Nguyễn Việt Hùng thì " Điều này thể hiện trình độ phát triển của xã hội, của

tư duy người Việt ở trình độ cao hơn, quan tâm nhiều hơn đến vấn đề sinh hoạt đời sống, đạo đức ứng xử Đến một trình độ phát triển nào đó thì người

ta mới có thể đưa ra những nhận xét, đánh giá về đời sống của bản thân mình theo những chuẩn mực xã hội nhất định Có nghĩa là con người có ý thức sâu sắc về sự tồn tại, về gia đình và xã hội xung quanh mình." [22; 282] Khi mâu

thuẫn và đấu tranh xã hội trở nên gay gắt, người lao động đã quan tâm hơnđến cuộc sống hiện thực, họ không trông cậy nhiều vào việc giải quyết nhữngvấn đề xã hội nhờ vào yếu tố thần kì Những mối quan hệ trong gia đình,ngoài xã hội trở nên phức tạp hơn, con người phải đối diện với nhiều khókhăn, thử thách trong cuộc sống Vì vậy họ cần phải có sức mạnh, phẩm chấttrí tuệ để chiến thắng những kẻ nhà giàu tham lam độc ác Đây chính là lí do

mà trí tuệ được đề cao, phổ biến và kiểu nhân vật người vợ thông minh tài trí

là một kiểu nhân vật điển hình trong truyện cổ tích sinh hoạt Có lúc họ lànhân vật chính, có lúc họ là nhân vật phụ Nguồn gốc của họ cũng vậy, khi thì

là những cô công chúa hoặc con gái nhà giàu, khi thì là những cô gái xuấtthân trong gia đình nghèo khó

Ở một số truyện cổ tích thuộc tiểu loại thần kì thì nhân vật người vợthông minh tài trí được hiện lên khá toàn diện từ đầu tới cuối, từ thành phầnxuất thân, đặc điểm ngoại hình, tính cách, hành động của nhân vật còn đa số ởtruyện cổ tích sinh hoạt thì kiểu nhân vật này được hiện lên có thể chỉ thôngqua lời nói hoặc hành động bột phát mang tính ứng phó trước tình huống.Nhân vật người vợ thông minh tài trí trong truyện cổ tích sinh hoạt có rất nhiều

nét giống người vợ đời thường mà ta dễ dàng bắt gặp trong cuộc sống (Nàng

dâu là bồ chịu chửi, Chuyển cau đằng trước ra đằng sau và ngược lại, Ba điều ước, Cái tủ mọt ) chứ không đơn thuần như trong truyện cổ tích thần kì.

Trang 31

1.2. Khảo sát "Kiểu nhân vật người vợ thông minh tài trí" trong truyện

cổ tích của một số tộc người phía Bắc Việt Nam.

1.2.1 Lập bảng khảo sát

Thống kê và khảo sát tư liệu là bước xử lý cơ sở trong nghiên cứu Với

58 truyện sưu tầm được trong truyện cổ tích của dân tộc Việt và một số dântộc thiểu số ở phía Bắc Việt Nam về kiểu nhân vật người vợ thông minh tàitrí, bảng khảo sát của chúng tôi chỉ đi sâu tìm hiểu đặc trưng của kiểu nhânvật chứ không tìm hiểu được hết các vấn đề của truyện Trong mỗi truyện,chúng ta sẽ gặp một nhân vật người vợ thông minh, tài trí đơn lẻ và đặt vàotoàn bộ hệ thống thì những đặc trưng cơ bản sẽ được hiện lên thông qua sựlặp lại nhiều lần ở các truyện khác trong bảng khảo sát Chúng tôi chú trọngkhi nghiên cứu kiểu nhân vật người vợ thông minh tài trí trên các bình diện:

- Về nguồn tư liệu,

- Thành phần dân tộc

- Về nhân vật:

Thứ nhất là hoàn cảnh xuất thân của nhân vật (nhân vật ấy là vợ củangười chồng như thế nào hoặc có xuất thân đặc biệt không)

Thứ hai, nhân vật người vợ thông minh tài trí trong câu truyện cổ tích

đó đóng vai trò nhân vật chính hay nhân vật phụ

Thứ ba, người viết sẽ thống kê tình huống thử thách và cách xử lí để từ

đó nhân vật người vợ thể hiện rõ phẩm chất thông minh tài trí của mình Đâycũng là khâu quan trọng, là thước đo để đánh giá phẩm chất trí tuệ của kiểunhân vật đang tìm hiểu

Thứ tư là thống kê về kết cục của người vợ thông minh trong mỗitruyện Ở một số truyện không thấy nhắc tới kết thúc của nhân vật thì chúng

tôi ghi là " Không rõ".

Dưới đây là bảng khảo sát chi tiết:

Trang 32

Hoàn cảnh xuất thân

Việt - Mai Thị là vợ

người lái buôn tên là Vạn Lịch.

- Trẻ và đẹp

x - Người chồng mới ngu đần.

- Được vua phong thưởng

- Gặp lại chồng cũ.

- Dạy khôn cho chồng

- Chỉ xin làm chức tuần ty, cứ ngồi thu thế mà không cần biết chữ.

- Mỉa mai bằng thơ.

Sống giàu

có với chồng mới

Việt - Làm nghề dệt

vải thông minh tháo vát.

- Vợ của một người chồng đần độn

x - Chồng ngu đần không biết làm

gì.

- Kiên nhẫn dạy khôn cho chồng Quay trở

về với chồng.

3 Dạy

chồng

Tuyển tập VHDGVN (Tập II, quyển 1)

Việt Vợ của một người

4 Con mụ

Lường

"Kho tàng truyện cổ

Việt Vợ người phú

thương

x - Chồng đi buôn không thấy trở về

- Vớt được thư của chồng.

- Kiên nhẫn chờ đợi.

- Lập tức lên đường giải cứu cho

Giải cứu được

Trang 33

tích Việt Nam", tập

- Bí mật thả chuột, khiến mèo nhảy tới vồ, hai cây đèn đổ tung tóe.

- Bí mật sai người đào đất màu nhiệm đổ đi chỗ khác, thay bằng đất thường.

chồng và giàu có gấp bội

Việt - Là công chúa

Tiên Dung

- Vợ của chàng trai nghèo Chử Đồng Tử

x - Lấy chồng nghèo

- Chử Đồng Tử truyền đạo cho vợ

- Cùng chồng buôn bán rất phát đạt

- "Tiên Dung học đạo rất chóng"

Hai vợ chồng

"cùng hướng lên mặt trời "

Việt Vợ của một anh

chàng nhà giàu nhưng ngu ngốc

x - Chồng bị lừa mất hết quần áo.

- Khi bợm lặn xuống

- Giả vờ đánh rơi vàng xuống giếng, khóc lóc và nhờ tên bợm vớt giúp

- Vơ quần áo về nhà.

Lấy lại được quần áo cho chồng

7 Gái

ngoan

dạy

Tổng tập VHDG (tập 7)

Việt Vợ của một người

giàu có nhưng đần độn, lêu lổng.

x - Người chồng mặc sức chơi bời

- Chồng đánh đập, đuổi ra khỏi cửa.

- Khuyên chồng thay đổi

- Đổi tên họ, mở hàng nước, nhặt được vàng, trở lên giàu có nhưng

Đoàn tụ với chồng

Trang 34

- Lập mưu cho chồng đến gặp mình và cải tạo chồng qua những thử thách

- Tha thứ và tái ngộ với chồng.

8 Vợ ba

Cai

Vàng

"Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam "

- Đem xác chồng vượt vòng vây

về chôn ở quê hương

- Tự giải tán nghĩa quân.

Việt Vợ của một ngươi

lái buôn tơ lụa

x - Bị bạn chồng vu oan, người

chồng ghen tức, đánh đập tàn nhẫn rồi đuổi đi

Tức giận, tìm cách báo thù và tự minh oan cho mình:

+ Vu oan cho tên Lý ăn trộm + Vạch mặt kẻ thù

Được minh oan, đoàn tụ với chồng

và giàu có hơn.

10 Chuyện

người

lấy cóc

Tổng tập VHDG (Tập 6)

Việt - Vợ tiên

- Vợ của anh học trò nghèo.

Trang 35

+ Tổ chức thi vợ đẹp.

- Biến thành con ruồi đến đo quần áo của thầy nên quần áo nàng may là vừa vặn nhất

- Bỏ lốt cóc thành một cô gái xinh đẹp tuyệt vời

11 Lấy

chồng dê

Tổng tập VHDG (Tập 6)

Việt Vợ của chàng dê x Hai chị gái ghen tị với em bèn lừa

vợ chàng dê đi trảy hội rồi hất xuống biển

- Giết chết cá, dạt vào hòn đảo, dựng lều sống qua ngày

Đoàn tụ với chồng

và sống hạnh phúc

Việt Người vợ góa x Bị thày Sãi, xã trưởng và quan

Việt Vợ của Cả

Khuếch - một anh chàng đã dốt mà lại ưa sĩ diện.

x - Cả Khuếch thích đóng giả thày

đồ để được khen Một lần thày đồ bán lại quần áo cho cả Khuếch và sai học trò đến đòi tiền rơm.

- Trong làng có tiệc cưới, Cả Khuếch được gia chủ nhờ đun bếp thâu đêm suốt sáng rồi về khoe vợ

- Bảo với chồng là "cụ đồ nhiếc anh dốt như bò đấy".

- Đợi lúc Cả Khuếch ngủ say mới đánh thức dậy hỏi xem dao thớt thế nào thì được chồng trả lời là "đun bếp thâu đêm suốt

Đạt được mục đích lột trần thói sĩ diện hão

Trang 36

mình là tay dao tay thớt sáng vàng cả người biết đâu đến

dao với thớt mà hỏi".

Việt Vợ của thày

Thống

x - Bà vợ quét dọn điện thờ chẳng may va phải cái chuông, âm binh hiện hình hỏi thỉnh chuông làm gì?

- Sợ âm binh vật chết bèn phán:

"Ông sai tao thỉnh chuông, bảo các con chuyển mấy cây cau từ trước nhà ra sau nhà".

Đạt được mục đích

Lễ dâng vua nếu không cả nhà Lưu Bình phải thế mạng.

- Hiến kế cho chồng đem đầu con trai của mình thế vào, sau này sẽ sinh đứa khác và phải nghĩ kế minh oan cho Dương Lễ.

Hà Tây"

Việt Là con dâu của

một bà mẹ chồng hay mắng mỏ, chửi bới vô cớ

x Trưa hè nóng nực, nàng dâu nằm

võng ru con ngủ như muốn tâm sự với con: "Mẹ chồng là lông con lợn bạch, bố chồng là đách con lợn lang, nàng dâu là bà hoàng hậu"

Bố mẹ chồng nghe thấy kiện quan

- Khi quan hỏi ru thế nào thì trả lời: "Mẹ chồng là lông con chim phượng, bố chồng là tượng mới

tô, nàng dâu là bồ chịu chửi "

Được tha bổng

17 Đền

Thiêng ở

cửa biển

Tuyển tập VHDGV

N (Tập II, quyển 1)

Việt Là cung phi của

vua Duệ Tông

x - Chính tự trong nước ngày càng

suy kém

- Đến đời Thánh Tông đánh giặc qua miếu.

- Vua làm lễ mai táng, ngự chế một bài thơ lên tường

- Thảo "Kê minh thập sách"

dâng lên vua

- Nhờ Thánh Tông giải oan, cứu giúp

- Xin vua sửa lại cho hay, cho đúng.

Hồn được siêu thoát thành tiên.

18 Anh

chồng

Tuyển tập VHDGV

Việt - Là vợ của con

Trang 37

Ngốc N (Tập II,

quyển 1)

- Anh chồng ngờ nghệch

chồng

19 Bà chúa

Lẫm

Tuyển tập VHDGV

N (Tập II, quyển 1)

Việt - Là cô gái nghèo.

- Vợ của hoàng tử đời nhà Lí

x - Các kho lương thực ở ven sông

Cầu tự nhiên mất đi quá nửa

- Thấy dân tình còn thiếu ăn thiếu mặc, tù binh Chàm nheo nhếch cơ cực

- Điều tra thành công.

- Phát thóc cho dân, hướng dẫn dân lập đồn điền trang ấp cày cấy.

Cùng vua yên vui trị

vì muôn dân

20 Đói no

thiếp

chịu

Tuyển tập VHDGV

N (Tập II, quyển 1)

Việt Vợ của anh chàng

đam mê cờ bạc

x - Ngày nào chồng cũng chúi mũi

vào cuộc đỏ đen.

- Chồng bảo về với con chứ ở đây lấy gì mà ăn

- Bảo ban mãi không được Một hôm mang lòng lợn, cháo gà, đủ món đến bồi dưỡng cho chồng

và ngày nào cũng thế.

- Bảo với chồng là đói, no mình chịu, một lòng một dạ tận tâm với chồng.

Chồng cảm động

về nhà cùng vợ

lo làm ăn.

21 Cái tủ

mọt

"Truyện cổ dân gian Việt Nam tuyển chọn"

Đạt được mục đích

Việt - Là con của

người ăn mày

- Là vợ của Cả Xòi - một tên chơi bời lêu lổng

x - Đi ăn mày cả ngày không xin

được gì để ăn.

- Chồng bỏ đi lâu ngày không về.

- Tìm được chồng ăn mày ở nơi buôn bán đông đúc.

- Lần mò từng hạt thóc bên đống rơm, cắn thành gạo để nấu cháo

bố ăn.

- Mặc quần áo rách giả làm người ăn mày tìm chồng cho dễ dàng.

- Xin làm vợ chồng nhưng không để lộ thân phận.

- Giáo dục chồng làm ăn chăm chỉ.

Hai vợ chồng càng yêu quý nhau hơn

Trang 38

Việt - Là vợ của hoàng

tử Sam

x - Chồng bị cô chị hãm hại, hiểu

nhầm là vợ mình bèn về Trời ngay.

- Lên nhà Trời thấy mọi người làm

lễ đưa ma hoàng tử Sam.

- Qua chín con suối, mười hai cái đèo dốc, vượt qua mười ba sào huyệt giả ỉn, đánh gục ba mụ giả ỉn hung hăng ra chặn đường.

- Mặc áo thày lang cứu sống chồng.

Sống hạnh phúc bên chồng con

Việt - Vợ tiên

- Vợ của chàng cắt cỏ ngựa

x - Tên vua tham lam và xảo quyệt

ra câu đố khó để thử thách chàng cắt cỏ.

- Vua ra lệnh sáng mai phải làm đôi thừng tro dài hai sải

- Vua bắt mang con pú nải hò –

con vật chưa ai nghe tới bao giờ

- Mách câu giải đáp cho chồng.

- Giúp chồng bện thừng tro

- Mang "nải hò" đến giết chết tên vua tham lam

Cùng chồng trở

về sống hạnh phúc

25 Quả bầu

bạc

"Truyện

cổ dân gian Việt Nam tuyển chọn"

Việt - Vợ tiên

- Vợ chàng mồ côi Tài Xì Phoòng

x - Hai vợ chồng từ long cung trở về

thì trời đã tối, không thể đi tiếp được nữa.

- Chồng nhớ người mẹ già đang bị lưu lạc.

- Chồng bị Núng Cún lừa, rắp tâm chiếm đoạt vợ và quả bầu.

- Bảo bầu bạc hóa phép có ngôi nhà sang trọng.

- Mở hội phát trẩn cho người nghèo, mời những người ca hát đến làm vui để tìm mẹ

- Dùng phép lạ giúp chồng lấy toàn bộ gia sản và ba cô vợ của

kẻ thù.

Về trời

26 Của Tổng tập Việt - Vợ tiên x - Thiên thách phải trải chiếu hoa - Giúp chồng trải chiếu hoa từ Không rõ

Trang 39

thiên giả

địa

VHDG (Tập 6)

- Vợ anh chàng Địa

mới đến ăn giỗ

- Thiên gạ đổi vợ và cơ nghiệp cho Thiên, Thiên nhường chức và dinh

cơ cho Địa

Việt Vợ của Trạng Nhì x - Trạng Nhì xin đám trẻ một trái

xoài xốt

- Chồng bị đưa ra pháp trường xử chém

- Leo nhanh lên cây xoài, bảo lũ trẻ đứng xếp hàng từ gốc cây tới chỗ anh ta đứng, hái chuyền ngay trái xoài tới chỗ anh ấy.

- Dang tay cản xe lại để chồng lột mặt tên quân sư khốn kiếp

Chồng được minh oan, hai vợ chồng hạnh phúc

28 Nàng vỏ

trứng

"Truyện

cổ tích Việt Nam chọn lọc"

- Ra suối vác nước tưới cây nhưng cố tình trượt chân ngã xuống nước để về với chồng

- Sống yên vui cùng chồng

29 Hòn

trống

mái

Tổng tập VHDG (Tập 7)

Việt - Con gái chúa

đất

- Vợ của chàng trai mồ côi

x - Cha không cho lấy người mình

yêu.

- Trốn đi, đến bờ sông nàng lột giày để trên bờ, lột áo thả xuống sông để đánh lạc hướng cha

Thành vợ chồng và hạnh phúc bên nhau

x - Hai chị bày trò thi nấu ăn

- Hai chị bày cuộc thi may áo

- Cầu các vị tiên nấu giúp một bữa ăn ngon lành

Sống hạnh phúc

Trang 40

ống tre Việt Nam

31 Sự tích

tháp Báo

Ân

Tổng tập VHDG (Tập 6)

Việt Vợ của tiến sĩ họ

Trần

x Chồng làm bài thi kém, chủ khảo

sắp hạ bút xuống phê "liệt".

- Hai lần mơ thấy có một cô gái xinh chắp tay vái lia lịa và xin rộng bút cho chồng mình

Bị chết và được người chồng xây tháp Báo Ân

Việt Vợ của một tay

chơi nhà giàu, lêu lổng, đần độn

x - Người nhà giàu nhờ mua hộ "một

nắm gió, một bó lửa".

- Người nhà giàu đưa gạo nếp nhờ thổi giúp một nồi vừa cơm vừa bánh.

- Người chồng đuổi vợ ra khỏi nhà Hắn phá sản và phải đi ăn xin.

- Mua về một cái quạt và một con dao đánh lửa.

- Bớt lại một ít giã gạo làm bánh rồi hấp luôn vào cơm.

- Phát chẩn để tìm chồng Nhận chồng làm người ở cho mình để cải tạo chồng nhưng không để lộ tung tích.

Sống cùng chồng đến đầu bạc răng long

Ngày đăng: 10/04/2016, 15:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phạm Tuấn Anh (1995), Nhân vật chức năng trong truyện cổ tích thần kì Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ khoa học Ngữ văn, trường Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân vật chức năng trong truyện cổ tích thần kì Việt Nam
Tác giả: Phạm Tuấn Anh
Năm: 1995
2. Lê Hữu Bách (chủ biên) (2011), Truyện dân gian Kim Bảng, NXB dân trí Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện dân gian Kim Bảng
Tác giả: Lê Hữu Bách (chủ biên)
Nhà XB: NXB dân trí
Năm: 2011
3. Nông Quốc Chấn (Chủ biên) (1997), Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc , Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam
Tác giả: Nông Quốc Chấn (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Văn hóa dân tộc
Năm: 1997
4. Phong Châu (1972), Bàn về vấn đề văn bản ở cổ tích Việt Nam, Tạp chí văn học số 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về vấn đề văn bản ở cổ tích Việt Nam
Tác giả: Phong Châu
Năm: 1972
5. Nguyễn Đổng Chi (2014), KTTCTVN, 5 tập, Nxb trẻ, TP Hồ Chí Minh 6. Chu Xuân Diên (2004), Mấy vấn đề văn hóa và văn học dân gian ViệtNam, Nxb Văn Nghệ TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: KTTCTVN, 5 tập", Nxb trẻ, TP Hồ Chí Minh6. Chu Xuân Diên (2004), "Mấy vấn đề văn hóa và văn học dân gian Việt "Nam
Tác giả: Nguyễn Đổng Chi (2014), KTTCTVN, 5 tập, Nxb trẻ, TP Hồ Chí Minh 6. Chu Xuân Diên
Nhà XB: Nxb trẻ
Năm: 2004
7. Ngô Văn Doanh (1995), Truyện cổ Đông Nam Á Cam Pu Chia, Nxb Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện cổ Đông Nam Á Cam Pu Chia
Tác giả: Ngô Văn Doanh
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 1995
8. Phạm Đức Dương (2000), Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á, Nxb Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á
Tác giả: Phạm Đức Dương
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2000
9. Cao Huy Đỉnh (1974), Tìm hiểu tiến trình văn hóa dân gian Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu tiến trình văn hóa dân gian Việt Nam
Tác giả: Cao Huy Đỉnh
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1974
10. Yên Giang (Chủ nhiệm công trình), (2011), Kho tàng văn học dân gian Hà Tây, Nxb Văn hóa dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kho tàng văn học dân gian Hà Tây
Tác giả: Yên Giang (Chủ nhiệm công trình)
Nhà XB: Nxb Văn hóa dân tộc
Năm: 2011
11. Nhiều tác giả, Nguyễn Xuân Kính (chủ biên) (2004), Tổng tập Văn học dân gian Người Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng tập Văn học dân gian Người Việt
Tác giả: Nhiều tác giả, Nguyễn Xuân Kính (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2004
12. Nhiều tác giả (2011), Truyện cổ các dân tộc Tây Nguyên, Nxb Văn hóa dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện cổ các dân tộc Tây Nguyên
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: Nxb Văn hóa dân tộc
Năm: 2011
13. Nguyễn Bích Hà (2012), Giáo trình văn học dân gian Việt Nam, Nxb Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình văn học dân gian Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Bích Hà
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2012
14. Nguyễn Bích Hà (2014), Nghiên cứu văn học dân gian từ mã văn hóa dân gian, Nxb Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu văn học dân gian từ mã văn hóa dân gian
Tác giả: Nguyễn Bích Hà
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2014
15. Nguyễn Bích Hà (1998), Thạch Sanh và kiểu truyện dũng sĩ trong truyện cổ Việt Nam và Đông Nam Á, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thạch Sanh và kiểu truyện dũng sĩ trong truyện cổ Việt Nam và Đông Nam Á
Tác giả: Nguyễn Bích Hà
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
16. Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (đồng Chủ biên), Từ điển thuật ngữ văn học (2011), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (đồng Chủ biên), Từ điển thuật ngữ văn học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2011
17. Thanh Hiển (tuyển chọn) (2011), Truyện cổ tích Việt Nam chọn lọc , NXB Đồng Nai Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện cổ tích Việt Nam chọn lọc
Tác giả: Thanh Hiển (tuyển chọn)
Nhà XB: NXB Đồng Nai
Năm: 2011
18. Thái Hoàng, Bùi Văn Nguyên (chọn lọc và biên dịch) (19970, Tuyển tập truyện dân gian Trung Quốc, Nxb Văn hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập truyện dân gian Trung Quốc
Nhà XB: Nxb Văn hóa
19. Nguyễn Thị Huế (1996), Nhân vật xấu xí mà tài ba trong truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam, Luận án phó tiến sĩ khoa học ngữ văn, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân vật xấu xí mà tài ba trong truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Huế
Năm: 1996
20. Nguyễn Thị Huế (2012), Từ điển type truyện dân gian Việt Nam, Hội văn nghệ dân gian Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển type truyện dân gian Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Huế
Năm: 2012
21. Nguyễn Văn Huệ, Lưu Quang Kha, Nguyễn Văn Phổ, Đinh Thái Thụy, Đinh Lê Thư, Phan Xuân Viện (chủ biên) (2010), Truyện cổ Mơ Nông , NXB Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện cổ Mơ Nông
Tác giả: Nguyễn Văn Huệ, Lưu Quang Kha, Nguyễn Văn Phổ, Đinh Thái Thụy, Đinh Lê Thư, Phan Xuân Viện (chủ biên)
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2010

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w