Các tác giả đã nhận định: Tìm hiểu những nét VHTT của người Mường, chúng ta có dịp làm quen với văn hóa của một dân tộc yêu tự do, yêu đất nước, có nhân sinh quan trong sáng khi nhìn về
Trang 1Lêi c¶m ¬nSinh ra và lớn lên trên mảnh đất Hòa Bình nhưng người khơi nguồn giúp tôi tìm hiểu sâu hơn về con người và truyền thống văn hóa nơi đây để thực hiện một việc làm có ý nghĩa với quê hương khi lựa chọn đề tài nghiên
cứu này là PGS.TS Lã Thị Bắc Lý.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn cô, người
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Em xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Giáo dục Mầm non, trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã giảng dạy, tạo mọi điều kiện cho em học tập, nghiên cứu
Xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình
và bạn bè đồng nghiệp đã tạo điều kiện và giúp đỡ, động viên tôi vượt qua mọi khó khăn trong học tập.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các học trò của tôi và lời tri ân đến tập thể giáo viên, các cháu mẫu giáo trường Mầm non Thị trấn Cao Phong, trường Mầm non xã Nhân Nghĩa và trường Mầm non Mường Bi đã hợp tác, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình khảo sát, thực hiện nhiệm vụ của đề tài Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc cùng các đồng chí quản lí các phòng, ban Thư viện tỉnh Hòa Bình đã cung cấp cho tôi nguồn tài liệu quý giá để tôi hoàn thiện đề tài NCKH này.
Chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp là bạn học đã chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu khoa học, hỗ trợ tôi tìm kiếm tài liệu liên quan đến đề tài Cuối cùng, lời cảm ơn chân thành nhất tôi giành cho những người thân đã luôn khích lệ, động viên tôi vững bước trên con đường học tập, nghiên cứu của mình
Hà Nội, ngày 2 tháng 10 năm 2013
Tác giả luận văn
Dương Bích Thúy
Trang 2NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
TPVHDG : Tác phẩm văn học dân gian
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
I Lí do chọn đề tài 1
II Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
III Mục đích nghiên cứu 6
IV Khách thể và đối tượng nghiên cứu 6
V Giả thuyết khoa học 6
VI Nhiệm vụ nghiên cứu 6
VII Phạm vi nghiên cứu 7
VIII Phương pháp nghiên cứu 7
IX Đóng góp mới của đề tài 8
X Cấu trúc của luận văn 9
NỘI DUNG 10
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG TPVHDG MƯỜNG ĐỂ GDVHTT CỦA NGƯỜI MƯỜNG CHO TRẺ MG 10
1.1 Cơ sở tâm lí học 10
1.2 Cơ sở giáo dục học 13
1.3 Văn hóa và văn hóa truyền thống 16
1.3.1 Khái niệm “Văn hóa” 16
1.3.2 Khái niệm “truyền thống” 17
1.3.3 Văn hóa truyền thống (VHTT) 18
1.3.4 Giáo dục VHTT cho trẻ mầm non 20
1.3.5 Văn hóa truyền thống của người Mường tỉnh Hòa Bình 22
1.3.5.1 Một số nét văn hóa vật chất (ẩm thực, nhà ở, trang phục…).23 1.3.5.2 Văn hóa tinh thần (văn hóa ứng xử, lễ hội, phong tục tập quán…) 30
1.4 Vai trò của VHDG đối với việc giáo dục VHTT cho trẻ MG 37
1.4.1 Bản chất của việc sử dụng TPVHDG Mường để GDVHTT của người Mường cho trẻ MG 38
Trang 41.4.2 Ý nghĩa của việc sử dụng TPVHDG Mường để GDVHTT của
người Mường cho trẻ MG 40
1.4.2.1 VHDG Mường cung cấp cho trẻ MG những hiểu biết (tri thức) về VHTT của người Mường 40
1.4.2.2 VHDG Mường củng cố tri thức về VHTT của người Mường cho trẻ MG 45
KẾT LUẬN CHƯƠNG I 48
Chương 2: THỰC TRẠNG VIỆC LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG TPVHDG MƯỜNG ĐỂ GIÁO DỤC VHTT CỦA NGƯỜI MƯỜNG CHO TRẺ MẪU GIÁO TRONG CÁC TRƯỜNG MN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH 49
2.1 Mục đích nghiên cứu thực trạng 49
2.2 Đối tượng và địa bàn khảo sát 49
2.2.1 Đối tượng khảo sát 49
2.2.2 Địa bàn khảo sát 49
2.3 Nội dung điều tra 49
2.4 Phương pháp điều tra 50
2.4.1 Phương pháp đàm thoại 50
2.4.2.Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi (Anket) 50
2.4.3 Phương pháp quan sát 50
2.5 Một số tiêu chí và thang đánh giá 50
2.6 Phân tích kết quả điều tra thực trạng 55
2.6.1 Kết quả tìm hiểu Chương trình CSGD và việc lựa chọn, sử dụng TPVHDG Mường nhằm GDVHTT của người Mường trong các chủ đề GD ở trường MN 55
2.6.2 Kết quả điều tra nhận thức của GV về việc lựa chọn và sử dụng TPVHDG Mường để giáo dục VHTT của người Mường cho trẻ MG.58 2.6.3 Kết quả điều tra các HĐ, biện pháp GV sử dụng TPVHDG Mường để GDVHTT của người Mường cho trẻ MG và mức độ hiểu biết của trẻ về VHTT của người Mường 67
Trang 5KẾT LUẬN CHƯƠNG II 72
Chương 3: LỰA CHỌN VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TPVHDG MƯỜNG ĐỂ GD VHTT CỦA NGƯỜI MƯỜNG CHO TRẺ MG -TỔ CHỨC TN 74
3.1 Lựa chọn tác phẩm 74
3.1.1 Nguyên tắc lựa chọn tác phẩm 74
3.1.2 TPVHDG Mường được lựa chọn để GDVHTT của người Mường cho trẻ MG 77
3.2 Biện pháp sử dụng TPVHDG Mường để GDVHTT của người Mường cho trẻ mẫu giáo 78
3.2.1 Khái niệm “Biện pháp” 78
3.2.2 Các nguyên tắc xây dựng biện pháp 79
3.2.3 Một số biện pháp sử dụng TPVHDG Mường để GDVHTT của người Mường cho trẻ mẫu giáo 79
3.2.3.1 Nhóm biện pháp 1: Tạo hứng thú và hình thành xúc cảm, tình cảm cho trẻ với các giá trị VHTT của người Mường 79
3.2.3.2 Nhóm biện pháp 2: Tăng cường và mở rộng sự hiểu biết cho trẻ về các giá trị VHTT của người Mường 83
3.2.3.3.Nhóm biện pháp 3: Củng cố vốn hiểu biết của trẻ về VHTT của người Mường 88
3.3 Thực nghiệm 90
3.3.1 Mục đích TN 90
3.3.2 Đối tượng thực nghiệm 91
3.3.3 Địa bàn, thời gian thực nghiệm 91
3.3.4 Điều kiện thực ngiệm 91
3.3.5 Nội dung thực nghiệm 91
3.3.6 Tổ chức thực nghiệm 92
3.3.7 Phân tích kết quả thực nghiệm 96
3.3.7.1 Kết quả thực nghiệm khảo sát 96
Trang 63.3.7.2 Kết quả thực nghiệm tác động 99
KẾT LUẬN CHƯƠNG III 105
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM 107
1 Kết luận chung 107
2 Kiến nghị sư phạm 109 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU
I Lí do chọn đề tài
Trong lịch sử phát triển của nhân loại, mỗi quốc gia muốn khẳng địnhđược vị thế của mình phải bắt đầu khẳng định từ văn hóa dân tộc Đất nướcViệt Nam, với bề dày lịch sử bốn nghìn năm đã tạo nên một nền VHTT mang
“đậm đà bản sắc dân tộc” Nền VHTT ấy là niềm tự hào của mỗi người conđất Việt mà cách chúng ta gần một nghìn năm lịch sử, trong tác phẩm “BìnhNgô đại cáo”, người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi đã bố cáo với thiên hạ:
…“Nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”…
Nói đến văn hóa không thể không nói đến Văn học với tư cách là mộtloại hình nghệ thuật quan trọng VHDG Mường là vốn di sản VHTT quý báucủa người Mường Mỗi dân tộc tồn tại và phát triển đều có bản sắc riêng, bảnlĩnh nhất định trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, địch họa…Với ngườiMường, sáng tác dân gian truyền miệng thể hiện lời ăn, tiếng nói, sinh hoạt,tập quán… của nhân dân lao động, đó chính là bản sắc riêng, bản sắc trongcộng đồng văn hóa Việt –Mường
Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết: “Văn học dân gian và văn học
bác học là di sản và truyền thống mà ngày nay chúng ta rất cần, là của quý
có thể góp phần làm cho đời sống xã hội của đất nước đang bị ô nhiễm nghiêm trọng dần dần sẽ trở nên sạch sẽ và lành mạnh, dần dần tốt đẹp và văn minh…Là nguyện vọng thiết tha và chính đáng của mọi người, mọi gia đình, của mọi làng bản và phố phường’’(Dẫn theo Hoàng Tuấn Cư, “Tây Bắc – Hòn ngọc văn hóa cần sớm khai thác và phát huy”[37;11]) Đối với lứa
tuổi MG, các TPVH, đặc biệt là VHDG luôn có sức hấp dẫn mạnh mẽ Đếnvới các sáng tác này chính là các em được làm quen với di sản VHTT của dântộc, được trở về nguồn cội, với cách đối nhân xử thế, lời ăn, tiếng nói, quan hệ
Trang 8tình làng nghĩa xóm…Những giá trị văn hóa ấy làm phong phú thêm hànhtrang cho các em bước vào cuộc sống sau này.
Mặt trái của sự phát triển kinh tế hiện nay là một vấn đề khiến dư luậnquan tâm, đặc biệt là những giá trị tinh thần của đời sống xã hội đã có phần “ônhiễm” Mục tiêu của GDMN là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm,trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bịcho trẻ vào học lớp 1 Cũng như một cây non, các em cần phải được vuntrồng và lớn lên trên một mảnh đất mầu mỡ, mảnh đất ấy chính là những tinhhoa văn hóa mà cha ông ta đã dày công tạo thành truyền thống, các em chính
là những người tiếp tục gìn giữ, bảo tồn và phát huy truyền thống tốt đẹp củadân tộc Tuy nhiên, ở các trường MN hiện nay việc sử dụng VHDG đểGDVHTT cho trẻ chưa thực sự được quan tâm, đặc biệt là vấn đề lựa chọn và
sử dụng vốn VHDG của địa phương giúp các em hiểu thêm về mảnh đất địa
lí, truyền thống và phong tục tập quán của quê hương mình còn nhiều vấn đềđáng bàn
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài “Lựa
chọn và sử dụng TPVHDG của người Mường để GD VHTT cho trẻ MG”.
II Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1 Những nghiên cứu về VHTT của người Mường
Trong cuộc đấu tranh chinh phục thiên nhiên, thú dữ, phòng chốngthiên tai địch họa…người Mường đã làm nên những trang sử hào hùng vớimột nền VHTT giàu bản sắc, phong phú, độc đáo, thu hút sự quan tâm củanhiều nhà nghiên cứu
Nghiên cứu về VHTT của người Mường, công trình được xem như mộttài liệu đặt cơ sở, khởi đầu cho nghiên cứu của nhiều tác giả sau này là cuốn
Người Mường, địa lí nhân văn và xã hội học của Tiến sĩ Văn học người Pháp:
Trang 9Jeanne Cuisinier Với hai phần: Địa lí nhân văn và xã hội học, đây thực sự là
một cuốn “dân tộc chí về người Mường đồ sộ”[58;9].
Các tác phẩm “Người Mường ở Hòa Bình”, “Hoa văn Mường”, “Vũ
trụ luận người Mường” …của tác giả Trần Từ là những tài liệu quý báu tìm
hiểu về VHTT của người Mường Hòa Bình Tác giả nghiên cứu những chi tiết
hoa văn trên cạp váy người Mường và nhận định: “Cạp váy không chỉ là một
bộ phận trang phục Nó còn chiếm một vị trí quan trọng bậc nhất trong nghệ thuật trang trí cổ truyền của dân tộc Mường…” Những phát hiện của ông là
minh chứng sinh động về tính bản địa của nền văn hoá Đông Sơn, góp phầnkhẳng định vai trò chủ nhân quan trọng của cư dân Việt - Mường với nền vănhóa này Ông còn là tác giả của một số các bài viết về VHDG của người
Mường, về Mo mường, hình thức tang ca, một phong tục không thể thiếu
trong đời sống văn hóa tinh thần của người Mường
Tác giả Bùi Thiện là người có nhiều công trình nghiên cứu và cũng làngười có công lớn trong việc sưu tầm các TPVHDG Mường một cách có hệthống Ông và tác giả Trương Sĩ Hùng đã giới thiệu trọn vẹn tác phẩm “Đẻđất đẻ nước” bằng tiếng Việt và tiếng Mường Trong tác phẩm đồ sộ này, các
tác giả đã chứng minh Đẻ đất đẻ nước mang tầm vóc của một sử thi thần
thoại, là công trình nghệ thuật nổi bật trong các sáng tác dân gian Mường Tácphẩm phản ánh trọn vẹn đời sống văn hóa (vật chất, tinh thần) và dựng lại mộtthời kì lịch sử hùng tráng trong cuộc vật lộn với thiên nhiên hình thành nênbản, nên Mường như ngày nay
Ngoài ra, tác giả Bùi Thiện còn sưu tầm và biên soạn 2 tập “Truyện dângian dân tộc Mường” Có thể nói hai tập truyện này là tài sản quý để có thểnghiên cứu, tìm hiểu vốn cổ văn học truyền miệng của người Mường
Các tác giả: Nguyễn Thị Thanh Nga, Trần Thị Mai Lan, Khổng ThịKim Anh trên cơ sở tìm hiểu những nét khái quát về người Mường và tổ chức
Trang 10xã hội truyền thống của họ, các tác giả đã đi sâu nghiên cứu các giá trị vănhóa vật chất (Ăn, uống, hút; trang phục; nhà ở; các sản phẩm từ nghề dệt…)
và văn hóa tinh thần của người Mường (Nghệ thuật dân gian; phong tục tập
quán; lễ hội…) Các tác giả đã nhận định: Tìm hiểu những nét VHTT của
người Mường, chúng ta có dịp làm quen với văn hóa của một dân tộc yêu tự
do, yêu đất nước, có nhân sinh quan trong sáng khi nhìn về vũ trụ và sức mạnh của con người Với những ý nghĩa nhân văn cao cả, họ luôn hướng tới tương lai, chinh phục thiên nhiên, hòa cùng thiên nhiên để tồn tại và phát triển Những nghi lễ tộc người đầy lòng nhân ái, những lễ hội dân gian đầy tính cộng đồng, những áng thơ văn trữ tình… sẽ sống mãi cùng dân tộc Mường nơi núi rừng Tây Bắc.[34;158]
Nhà báo Nguyễn Hải với những chuyến đi thực tế và công tác ở khắpcác Mường lớn trên đất Hòa Bình là cơ duyên để ông nghiên cứu, chiêm
nghiệm thực tế về VHTT của người Mường trên đất Hòa Bình: Đã nói đến văn
hóa, cho dù văn hóa của một tộc người (cụ thể là người Mường) thì cũng là vấn đề rất lớn, rất rộng Vì văn hóa là xã hội, là sinh hoạt, là tất cả những gì
do con người tạo ra… Được sống, làm việc trên đất Mường Hòa Bình, qua nhiều năm, tôi nghiệm ra rằng những phong tục tập quán của người Mường và người Kinh giống như một cây mà có hai cành, cành la cành bổng Cho nên, việc tìm hiểu văn hóa Mường với tôi thực sự là một công việc lí thú [17;5-6]
Các tác giả Pierre Grossin[60], Bùi Văn Kín[23], Vũ Ngọc Khánh[26],Nguyễn Tấn[37;255]… nghiên cứu về người Mường với nhiều phương diệnkhác nhau trong đời sống sinh hoạt văn hóa, xã hội Nhóm tác giả Lê NhưHoa, Nguyễn Hữu Thức, Nguyễn Tấn Việt [14] nghiên cứu những nét đặc sắc
về văn hóa ứng xử của người Mường xưa và nay…Nhìn chung các nghiêncứu này đã dựng lại bức chân dung toàn diện về một nền văn hóa Mường giàubản sắc
Trang 112 Những nghiên cứu về việc sử dụng TPVHDG Mường với GDVHTT của người Mường cho trẻ MG
Khai thác các TPVHDG Mường nhằm GDVHTT của người Mườngcho trẻ MG trong thực tế ở các trường MN rất ít sử dụng, đặc biệt là các sángtác dân gian truyền miệng như như mảng truyện cổ, thơ, ca dao… Trongchương trình CSGD chỉ một số ít các bài hát dân ca và trò chơi dân gian được
GV một số trường mầm non trên địa bàn sử dụng
Những nghiên cứu về việc sử dụng TPVHDG Mường nhằm GDVHTTcủa người Mường cho trẻ MG rất khiêm tốn Hiện tại duy nhất có một cuốntài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho GVMN do Sở Giáo dục và Đào tạo HòaBình phối hợp với Khoa Mầm non, trường CĐSP Hòa Bình biên soạn Trongtài liệu này, các tác giả tập trung sưu tầm, giới thiệu và hướng dẫn học viên
tìm hiểu một số tác phẩm như hát Ru em, đoạn trích Đẻ gà trong Đẻ đất đẻ
nước và truyện cổ các dân tộc thiểu số ở Hòa Bình (dân tộc Mường có Trứng ngựa, Vì sao người Mường ở nhà sàn, Con trâu thần; dân tộc Thái có Sự tích con ve sầu và Truyền thuyết chiếc khèn Mông, Hát Che của người Mông…)
[56]
Nhìn chung các tác phẩm được giới thiệu nhằm hướng dẫn học viênkhai thác vốn VHDG các dân tộc miền núi để dạy trẻ ở các trường MN trênđịa bàn tỉnh Hòa Bình với hoạt động chủ đạo là LQTPVH Các tác giả chưa đisâu khai thác các thể loại khác nhau trong kho tàng VHDG Mường nhằm giớithiệu và giáo dục các giá trị VHTT của người Mường cho trẻ MG
TPVHDG Mường phản ánh hết sức sinh động những sinh hoạt văn hóavật chất và đời sống tinh thần của người Mường cổ Việc khai thác TPVHDGMường nhằm GDVHTT của người Mường cho trẻ MG là việc làm rất có ýnghĩa Trong đề tài này, chúng tôi nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp sử
Trang 12dụng TPVHDG Mường nhằm GD VHTT của người Mường cho trẻ MG thôngqua nhiều hoạt động giáo dục, trong đó trọng tâm là HĐ LQTPVH.
III Mục đích nghiên cứu
Lựa chọn tác phẩm và đề xuất một số biện pháp sử dụng VHDGMường để GDVHTT của người Mường cho trẻ mẫu giáo
IV Khách thể và đối tượng nghiên cứu
1 Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục VHTT cho trẻ mẫu giáo
2 Đối tượng nghiên cứu
Lựa chọn và sử dụng TPVHDG Mường để GDVHTT của ngườiMường cho trẻ MG
V Giả thuyết khoa học
Nếu lựa chọn được các TPVHDG Mường phù hợp và có các biện pháp sửdụng hợp lí sẽ nâng cao hiệu quả việc GDVHTT của người Mường cho trẻ MG
VI Nhiệm vụ nghiên cứu
1 Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc lựa chọn và sử dụng TPVHDGMường nhằm GDVHTT của người Mường cho trẻ MG
2 Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng TPVHDG Mường để giáo dụcVHTT của người Mường cho trẻ MG ở một số trường MN trên địa bàn tỉnhHòa Bình
3 Lựa chọn những TPVHDG Mường phù hợp với việc GDVHTT củangười Mường cho trẻ MG
4 Đề xuất một số biện pháp sử dụng TPVHDG Mường để GDVHTTcủa người Mường cho trẻ mẫu giáo
5 Tổ chức TN nhằm đánh giá hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất
Trang 13VII Phạm vi nghiên cứu
1 Phạm vi về trẻ
- Trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
2 Phạm vi tác phẩm văn học
- Những tác phẩm hoặc trích đoạn TPVHDG (truyện cổ dân gian, thơ ca
dân gian…) của người Mường phù hợp với sự tiếp nhận của trẻ MG 5 – 6 tuổi
3 Phạm vi hoạt động
- Tổ chức HĐ LQTPVH (trọng tâm) và một số HĐ giáo dục khác ởtrường MN
VIII Phương pháp nghiên cứu
1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Thu thập tài liệu, đọc, tổng hợp, phân tích khái quát và hệ thống hóacác nguồn tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu, xây dựng cơ sở lí luậncho đề tài
2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
1.1 Phương pháp điều tra bằng phiếu Anket
Sử dụng phiếu thăm dò ý kiến của GV trong một số trường MN trên địabàn tỉnh Hòa Bình để tìm hiểu nhận thức của GV về việc lựa chọn và sử dụngTPVHDG Mường nhằm giáo dục VHTT của người Mường cho trẻ MG
1.2 Phương pháp đàm thoại
Tiến hành trao đổi, trò chuyện với GV để tìm hiểu về chương trìnhCSGD, tìm hiểu các hoạt động và biện pháp GV sử dụng nhằm giáo dụcVHTT của người Mường cũng như việc lựa chọn và sử dụng TPVHDGMường đưa vào chương trình CSGD nhằm giáo dục VHTT của người Mườngcho trẻ MG
Trang 141.3 Phương pháp quan sát
Dự giờ một số HĐ theo chế độ sinh hoạt tại trường MN nhằm xác địnhcác biện pháp mà GV tổ chức nhằm GDVHTT của người Mường và quan sátmức độ hứng thú của trẻ với các giá trị VHTT của người Mường được giớithiệu
1.4 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Tổng kết kinh nghiệm của cán bộ quản lí và GV các trường MN trênđịa bàn tỉnh Hòa Bình về việc lựa chọn các TPVHDG Mường đưa vàochương trình CSGD và các biện pháp nhằm GDVHTT của người Mường chotrẻ MG thông qua việc sử dụng TPVHDG Mường trong các HĐ giáo dục ởtrường MN
1.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Phương pháp TN sư phạm được sử dụng nhằm kiểm chứng hiệu quảcủa các biện pháp đã đề xuất và khẳng định sự phù hợp của kết quả đạt đượcvới giả thuyết khoa học đề ra
1.6 Phương pháp xử lí số liệu bằng toán thống kê.
Sử dụng một số công thức toán học để xử lý các số liệu thu được trongquá trình thực nghiệm
IX Đóng góp mới của đề tài
Trang 15- Đề xuất một số biện pháp sử dụng TPVHDG Mường nhằm GDVHTT của người Mường cho trẻ mẫu giáo.
X Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm có ba phần:Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận và kiến nghị Phần nội dung gồm
Trang 16NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC LỰA CHỌN VÀ
SỬ DỤNG TPVHDG MƯỜNG ĐỂ GDVHTT CỦA NGƯỜI MƯỜNG
CHO TRẺ MG 1.1 Cơ sở tâm lí học
Đặc điểm xúc cảm, tình cảm của trẻ MG.
Giàu xúc cảm và tình cảm là nét tâm lí nổi bật ở trẻ thơ, đặc biệt là trẻ
em lứa tuổi mẫu giáo Ở độ tuổi này, xúc cảm, tình cảm phát triển mạnh,thống trị tất cả các mặt trong hoạt động tâm lí của trẻ Các em đặc biệt nhạycảm trước sự đổi thay của thế giới xung quanh và xúc động, ngỡ ngàng trướcnhững điều tưởng chừng như rất đơn giản Trẻ ngạc nhiên trước vẻ đẹp củabông hoa nở, hứng thú khi thấy một chiếc lá rơi, chăm chú quan sát một conkiến tha mồi, một chú chim trời sải cánh… những điều giản dị ấy cũng có thểlàm cho trẻ xúc động một cách sâu sắc
Xúc cảm, tình cảm của trẻ không chỉ được thể hiện qua trò chơi, quacác HĐ mà nó còn được bộc lộ rõ nét thông qua việc tiếp xúc với các TPVH.Chính đặc điểm dễ nhạy cảm, dễ bày tỏ xúc cảm một cách mãnh liệt nên khinghe kể chuyện, đọc thơ trẻ có thể dễ dàng hóa thân vào nhân vật trong tácphẩm Theo quy luật chung, trẻ tiếp nhận mọi tri thức theo kiểu tư duy trựcquan hình tượng, nghĩa là những thứ mà chúng có thể “mắt thấy, tai nghe”được Nhưng riêng đối với TPVH thì trẻ tiếp nhận bằng cả tâm hồn, trái tim
và những tình cảm hết sức hồn nhiên, ngây thơ của mình Nhà văn Nga
K.Pautopxki, trong tác phẩm “Bông hồng vàng” đã viết: “Trong thời thơ ấu,
tất cả đều khác Chúng ta đã nhìn thế giới bằng đôi mắt trong sáng và tất cả đối với chúng dường như đều rực rỡ hơn nhiều Mặt trời chói lọi hơn, tiếng sấm vang rền hơn, mưa to hơn và cỏ mọc cao hơn Cả lòng người cũng rộng
mở hơn, nỗi đau thương cũng sâu sắc hơn và mảnh đất quê hương cũng chứa
Trang 17nhiều bí ẩn hơn gấp hàng nghìn lần” Chính bởi trẻ thơ nhìn đời bằng cặp
mắt trong trẻo, nên chúng luôn ngạc nhiên và xúc động hay nói như nữ thi sĩ
Xuân Quỳnh: Tấm lòng ấy (trẻ em) là tình thương, là lòng tốt, sự nhạy cảm
phong phú Khi có được tấm lòng ấy ta có thể nghe được sự giận dữ của cỏ cây trong cơn bão, nụ cười của những bông hoa mùa xuân, niềm vui của con chim mẹ khi bay đùa vớ đàn con, sự gắng sức đầy can đảm của chú ngựa kéo chiếc xe nặng nề lên dốc … Như vậy, trong việc tiếp nhận văn học của trẻ
MG, vấn đề tri thức và kinh nghiệm rất cần, nhưng quan trọng hơn vẫn là cảmxúc Đó là năng lực hóa thân của các em với cái nhìn ngây thơ, giản đơn về sựgiống nhau giữa tác phẩm và cuộc sống Trẻ luôn cho rằng thế giới nghệ thuậttrong TPVH cũng là hiện thực ngoài đời nên dễ dàng đồng cảm và thực lòngmuốn chia sẻ
Đặc điểm tưởng tượng của trẻ MG.
Trí tưởng tượng của trẻ MG phát triển mạnh mẽ, nhất là lứa tuổi MGlớn Trí tưởng tượng bay bổng giúp các em khám phá thế giới và thỏa mãnnhu cầu nhận thức của bản thân, đặc biệt tâm hồn các em có mối giao cảm kì
lạ với truyện cổ dân gian và tưởng tượng trở thành cầu nối giữa hai thế giớihiện thực và hư ảo Các em tin vào thế giới huyền bí, với bao phép lạ vàngược trở lại, những yếu tố hoang đường ấy làm cho tư duy tưởng tượng phát
triển Nhà tâm lí học M.Arnauđôp trong cuốn “Tâm lí học sáng tạo văn học” (1978) đã nhận định “Sáng tác hoang đường thích hợp với tư duy trẻ em -
những người chưa quen với chuyện tầm phào của cuộc sống, chưa được những kinh nghiệm cay đắng làm cho khôn ngoan…Đối với trẻ em, những gì làm xúc động mạnh mẽ là phương tiện duy nhất để làm cho trí tưởng tượng
và tính nhạy cảm hoạt động”
Trí tưởng tượng là một phần quan trọng của các quá trình tâm lí, nó gópphần tích cực vào hoạt động tư duy và nhận thức của trẻ Tưởng tượng của trẻ
Trang 18gắn chặt với xúc cảm Đó là quan hệ hai chiều Tưởng tượng phụ thuộc vào sựphát triển của cảm xúc, cảm xúc càng sâu sắc thì tưởng tượng càng phát triển
để phụ thuộc với tình cảm đó, và ngược lại, tưởng tượng cũng giữ vai tròtrong việc làm giàu thêm những kinh nghiệm cảm xúc của trẻ Tưởng tượngđược phát triển thông qua các hoạt động giáo dục Qua các hoạt động giáodục, trẻ xâu chuỗi được các sự kiện bằng trí tưởng tượng phong phú của mình
và tích lũy được vốn biểu tượng trong từng hoạt động, sau đó, trong nhữngthời điểm và hoàn cảnh cụ thể, trẻ sẽ có những sự liên tưởng cần thiết Việcnuôi dưỡng và phát triển trí tưởng tượng là một trong những nhiệm vụ quantrọng của giáo dục mầm non Trong đó việc cho tiếp xúc với TPVH mà đặcbiệt là sáng tác thần kì của mảng truyện cổ dân gian giúp ích rất nhiều trongviệc bồi dưỡng trí tưởng tượng cho trẻ
Đặc điểm tư duy và nhận thức của trẻ MG.
Ở lứa tuổi MG, đặc biệt là độ tuổi MG lớn, tư duy của trẻ đã có mộtbước ngoặt cơ bản: đó là sự chuyển tư duy từ bình diện bên ngoài vào bìnhdiện bên trong Bên cạnh tư duy trực quan hành động, trẻ mẫu giáo đã biết tưduy và suy diễn trừu tượng Đây là điều kiện thuận lợi để cảm thụ tốt hìnhtượng nghệ thuật, các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần mà các nghệ sĩ dângian gửi gắm trong các sáng tác của họ Trong giai đoạn này, ngôn ngữ củatrẻ đã phát triển, trẻ đã biết sử dụng ngôn ngữ như một phương tiện để tư duy.Khi tiếp xúc với tác phẩm nghệ thuật, trẻ không chỉ dừng ở việc nhận biết cácnhân vật, các hình tượng nghệ thuật, thích mô phỏng lời nói, hành động củacác nhân vật, trẻ bắt đầu biết so sánh, phân tích các nhân vật trong tác phẩm,
từ đó nhận thức về nhân vật một cách sâu sắc Đây cũng chính là điều kiệnthuận lợi để GDVHTT của người Mường cho trẻ MG Tận dụng điều kiệnnày, GV giúp trẻ làm quen các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần của ngườiMường, giúp các em lĩnh hội được các giá trị tốt đẹp và có thái độ đúng đắn
Trang 19nhằm góp phần giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị VHTT tốt đẹp củadân tộc.
Trẻ MG tư duy một cách cụ thể, gắn liền với những hình ảnh, màu sắc
và âm thanh, do đó tính cụ thể của ngôn ngữ trong tác phẩm có liên quan mậtthiết tới sự tiếp nhận văn học của trẻ TPVHDG Mường chủ yếu do nhân dânlao động sáng tác với lối trình diễn giản dị, mộc mạc, ngôn từ cụ thể, dễ hiểu,các sự kiện diễn ra trong mang mầu sắc li kì, với thời gian xa vời vợi, cái
“ngày xưa” huyền bí nhưng lại hợp với tư duy “vật ngã đồng nhất” ở trẻ em:
ngày xưa các loài vật biết nói tiếng người hay lúa ngô lúc chín tự biết đi về nhà; Mường trời với Mường đất sát nhau và xa dần là do người dân Mường dùng chày giã gạo, mỗi lần nâng chày lên để giã thì trời nâng lên một chút và
do người mường ăn ba bữa nên càng giã gạo nhiều hơn kết quả làm cho trời ngày càng xa đất như ngày nay…
Tóm lại, lứa tuổi MG là lứa tuổi nhạy cảm với cái đẹp và luôn khaokhát được tiếp xúc, khám phá cái đẹp Vì vậy khi trẻ làm quen với TPVH trẻthường bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp, khao khát được nghe kể các câutruyện cổ dân gian, được chìm đắm vào không gian lộng lẫy, kì ảo, vạn vật là
bầu bạn… Tuy nhiên, khác với người lớn, trẻ em lứa tuổi MN chỉ có thể đọc
tác phẩm một cách gián tiếp và sự tiếp nhận TPVH của trẻ bị chi phối bởi cácquá trình tâm lí Chính vì vậy, GV cần phải hiểu những đặc điểm tâm lí rất cơbản của trẻ để có thể phát huy được sức mạnh của văn học trong việc giáo dụctrẻ MG nói chung và giáo dục một số giá trị nổi bật trong VHTT của ngườiMường nói riêng
1.2 Cơ sở giáo dục học
Giáo dục VHTT cho trẻ MG cũng giống như các nội dung giáo dụckhác ở trường mầm non, cần phải được tổ chức như một quá trình sư phạm vàtuân theo hệ thống các nguyên tắc, các phương pháp dạy học
Trang 20Xuyên suốt trong quá trình tổ chức các hoạt động CSGD mầm non hiệnnay là quan điểm dạy học lấy trẻ em làm trung tâm, phát huy tối đa tính tíchcực, chủ động và sáng tạo của người học trong mọi hoạt động; Giáo dụchướng đến “vùng phát triển gần nhất” và nội dung giáo dục trẻ cần tập trung,tích hợp trong những chủ đề gần gũi, xuất phát từ cuộc sống thực tiễn của trẻ.
Theo A.N.Leonchiev (Lý thuyết hoạt động) thì nhân cách của trẻ emchỉ được hình thành và phát triển trong hoạt động, nhà giáo dục phải coi trọnghoạt động chủ đạo của trẻ từng độ tuổi để lựa chọn nội dung, phương pháp vàhình thức tổ chức khác nhau phù hợp với đặc điểm của trẻ Quan điểm dạyhọc “lấy trẻ em làm trung tâm” và phát huy tính tích cực của trẻ trong hoạtđộng luôn được đề cao Ở đây, trẻ em là người chủ động, tích cực tham giacác hoạt động trải nghiệm, khám phá còn GV là người giữ vai trò tổ chức,hướng dẫn trẻ hoạt động trên cơ sở nhu cầu, hứng thú của người học Việc sửdụng TPVHDG Mường nhằm GDVHTT của người Mường cho trẻ MG cũngcần quán triệt quan điểm dạy học này Để nâng cao được hiệu quả giáo dục,nhất thiết các nội dung giáo dục VHTT của người Mường phải được tổ chứctrong các hoạt động mà trẻ được trực tiếp khám phá, trải nghiệm Ví dụ: Trẻ
nghe cô giáo kể trích đoạn về Sự tích rượu cần, đồng thời được khám phá trực
tiếp sinh hoạt văn hóa này trong tiếng cồng chiêng, với các làn điệu dân ca…những ấn tượng của trẻ về một nét sinh hoạt truyền thống của người Mường
sẽ được khắc sâu hơn
Lí thuyết dạy học hướng đến “vùng phát triển gần nhất” củaL.X.Vưgôtxki cho rằng dạy học cần thấy trước sự phát triển nhận thức củatrẻ em, bằng cách tiếp cận được “vùng phát triển gần nhất” Vùng phát triểngần nhất là giới hạn cao nhất mà trẻ có thể đạt được bằng cách tự làm hoặc có
sự trợ giúp một chút của người lớn Theo ông, nhà giáo dục là “điểm tựa” củatrẻ trong những lúc cần thiết, tạo điều kiện và cơ hội cho trẻ vươn lên Ông
Trang 21cũng chứng minh nếu đặt trẻ vào một môi trường kích thích thì trẻ có thể đạtđược những giai đoạn nhận thức nhanh hơn Vận dụng quan điểm này đối vớiviệc giáo dục VHTT của người Mường cho trẻ MG thông qua hoạt độngLQTPVH, cô giáo MN trong quá trình tổ chức hoạt động, đặc biệt là để trẻ cóthể khám phá các giá trị VHTT được phản ánh trong hệ thống TPVH, thì cầnxây dựng được một môi trường lớp học chứa đựng các giá trị VHTT củangười Mường hấp dẫn, kích thích hứng thú của trẻ và đồng thời tạo ra các tìnhhuống, đặt nhiều câu hỏi khuyến khích trẻ phải suy nghĩ để trả lời.
Quan điểm giáo dục tích hợp nhìn nhận thế giới tự nhiên, xã hội và conngười như một chỉnh thể thống nhất, các nội dung CSGD được tích hợp xoayquanh các chủ đề gần gũi, xuất phát từ chính cuộc sống thực tế của trẻ Đâycũng chính là điều kiện thuận lợi để đưa các nội dung giáo dục VHTT củangười Mường vào trong chương trình CSGD trẻ ở các trường MN trong tỉnhHòa Bình Trong đó, hoạt động LQTPVH là một trong những hoạt độngchiếm ưu thế, bởi VHDG Mường chính là lời ăn tiếng nói, nếp nghĩ và phảnánh chân thực đời sống văn hóa của người Mường với các giá trị đặc sắc vềphong tục tập quán, về văn hóa ứng xử, về những lễ hội mang đậm tính nhânvăn cần được gìn giữ và phát huy
Thực tiễn đã chứng minh, với trẻ mầm non các TPVHDG đặc biệt làtruyện cổ luôn có sức hấp dẫn kì lạ Các em dễ tin tưởng vào những điều thần
kì, bay bổng, chân lí đơn giản về sự chiến thắng của cái thiện… Truyện kểdân gian, âm nhạc và trò chơi dân gian là những món ăn tinh thần không thểthiếu được với các em Bởi vậy việc sử dụng TPVHDG Mường làm phươngtiện để giới thiệu và giáo dục VHTT của người Mường là một trong nhữngcon đường giáo dục phù hợp
Tóm lại, việc sử dụng TPVHDG Mường nhằm giáo dục VHTT củangười Mường cho trẻ MG để đạt được hiệu quả cần phải được tổ chức như
Trang 22một quá trình sư phạm Trước tiên mỗi nhà trường cần xây dựng được mộtmôi trường chứa đựng các giá trị VHTT để trẻ có thể HĐ, môi trường này cần
có sự chung tay xây dựng giữa phụ huynh, GV và các cấp quản lí Bên cạnh
đó, việc tổ chức HĐ cần tuân theo những nguyên tắc và quan điểm giáo dụchiện đại, trong đó các nội dung giáo dục VHTT phải được lựa chọn phù hợpvới độ tuổi, xuất phát từ chính cuộc sống thực tế của trẻ, thu hút được sự quantâm cũng như tạo được tâm thế, tình cảm, xúc cảm của trẻ với các giá trịVHTT tốt đẹp của dân tộc
1.3 Văn hóa và văn hóa truyền thống
1.3.1 Khái niệm “Văn hóa”
Văn hóa là sản phẩm của loài người do từng cộng đồng dân tộc và conngười trong quá trình sống, lao động tích lũy nên Tìm hiểu khái niệm văn hóa
là một vấn đề tương đối phức tạp và còn nhiều bàn cãi Văn hóa có thể hiểutheo nhiều phương diện và bình diện khác nhau, bởi bản thân nó có một nộihàm hết sức phong phú, liên quan đến sự sáng tạo của con người từ cái nhỏnhất cho đến cái lớn nhất trên mọi lĩnh vực sinh tồn
Trong từ điển Tiếng Việt, khái niệm “văn hóa” được giải thích với các nghĩa:
1 Tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng
tạo ra trong quá trình lịch sử: kho tàng văn hóa dân tộc; văn hóa phương Tây;
2 Những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống
tinh thần, nói chung: sinh hoạt văn hóa văn nghệ;
3 Tri thức, kiến thức khoa học: học văn hóa; trình độ văn hóa;
4 Trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh: người
thiếu văn hóa; cư xử rất có văn hóa; gia đình văn hóa;
5 Tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần của một thời
kì lịch sử cổ xưa, được xác định trên cơ sở một tổng thể những di vật tìm thấy
Trang 23được có những đặc điểm giống nhau: văn hóa Đông Sơn; văn hóa Sa Huỳnh.
[40;1705]
Trong hội nghị toàn thể khóa 31 họp ngày 02/11/2001, tổ chứcUNESCO đã thông qua bản “Tuyên ngôn phổ quát về Đa dạng văn hóa”,
trong đó có nêu lên định nghĩa chung về văn hóa: “Văn hóa phải nên được
nhìn nhận như một tập hợp những nét khác biệt về đời sống tinh thần, vật chất, trí tuệ và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm xã hội, nó bao gồm văn học nghệ thuật, thêm vào là lối sống, phong cách chung sống, hệ giá trị, truyền thống và tín ngưỡng ” (Dẫn theo Nguyễn Thừa Hỷ, Văn hóa Việt Nam truyền thống, một góc nhìn [16;9])
Có rất nhiều cách hiểu về khái niệm “văn hóa”, trong phạm vi nghiêncứu của đề tài, chúng tôi lựa chọn khái niệm “văn hóa” hiểu theo nghĩa chung
và nghĩa riêng của tác giả Nguyễn Thừa Hỷ
Theo nghĩa chung, văn hóa là toàn bộ phức hợp những mô thức ứng
xử, hệ giá trị và thành tựu của con người – xã hội trong các mối quan hệ với môi trường thiên nhiên, quần thể cộng đồng và thế giới tâm linh
Theo nghĩa riêng, văn hóa là những nét đặc trưng của đời sống mang
tính phổ biến cho một cộng đồng người, đồng thời là bản sắc khu biệt khi đối sánh với những cộng đồng người khác [16;9]
1.3.2 Khái niệm “truyền thống”
Theo từ điển Tiếng Việt, từ “truyền thống” có nghĩa:
+ Danh từ: Thói quen hình thành đã lâu đời trong lối sống và nếp nghĩ,
được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác: truyền thống yêu nước; gia đình
có truyền thống hiếu học.
+ Tính từ: có tính chất quen thuộc từ lâu đời, được truyền từ thế hệ này
sang thế hệ khác: trang phục truyền thống; nghề thủ công truyền thống; nghi
lễ truyền thống [40;1637]
Trang 24Theo tác giả Hà Nhật Thăng, “truyền thống” có một số đặc trưng cơbản sau:
+ Đó là những giá trị tinh thần, tư tưởng, tâm lí, đạo đức… tốt đẹp, có tácdụng củng cố, phát triển quan hệ xã hội, tạo ra sức mạnh cho con người vượt quakhó khăn trong cuộc sống để phát triển xã hội và hoàn thiện nhân cách
+ Truyền thống được hình thành một cách tự nhiên, trải qua một thờigian nhất định của cuộc sống, giao lưu xã hội, hoạt động thực tế… Ví dụ nhưtruyền thống yêu nước nảy sinh trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, giữgìn giang sơn của Tổ quốc…
+ Truyền thống là những giá trị được nhiều người thừa nhận là nhữnggiá trị tốt đẹp, cần giữ gìn, phát triển, được mọi người thực hiện như một nhucầu tất yếu không cần có sự giám sát của cơ quan pháp luật, những hành vicủa mọi người được điều chỉnh bằng dư luận của cộng đồng xã hội và lươngtâm của mỗi người… Sức mạnh của truyền thống chính là cái sức mạnh củakhả năng tự điều chỉnh của mỗi cá nhân sao cho phù hợp với đòi hỏi của cộngđồng xã hội…
Như vậy, có thể thấy truyền thống là những tập tục, thói quen và nóichung là những kinh nghiệm xã hội được hình thành từ lâu đời trong lối sống
và nếp nghĩ của con người, được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác.Truyền thống của dân tộc phản ánh nhiều mặt của cuộc sống xã hội như: đạođức, văn hóa, truyền thống lao động xây dựng đất nước, truyền thống làng xã,truyền thống gia đình…Truyền thống có khả năng điều chỉnh nhận thức tìnhcảm, thái độ, ý chí và hành vi của con người trong cuộc sống hàng ngày
1.3.3 Văn hóa truyền thống (VHTT)
Yếu tố cốt lõi của mỗi nền văn hóa chính là hệ thống những giá trị, hệthống giá trị của mỗi nền văn hóa được duy trì bằng truyền thống văn hóa
Trang 25Giá trị VHTT được truyền lại cho đời sau và trở thành động lực nội sinh pháttriển đất nước.
Vậy VHTT là gì? Theo tác giả Trần Ngọc Thêm: “VHTT là những giá
trị tương đối ổn định (những kinh nghiệm tập thể) thể hiện dưới những khuôn mẫu xã hội được tích lũy và tái tạo trong cộng đồng người qua không gian và được cố định hóa dưới dạng những phong tục tập quán, nghi lễ, luật pháp, dư luận…”
Theo tác giả Trần Văn Giàu: “Giá trị truyền thống được hiểu là những
cái tốt, bởi vì những cái tốt mới được gọi là giá trị Thậm chí không phải bất
cứ cái gì tốt đều được gọi là giá trị; mà phải là cái tốt cơ bản, phổ biến có nhiều tác dụng tích cực cho đạo đức, cho sự hướng dẫn nhận định, đánh giá
và dẫn dắt hành động của một dân tộc thì mới mang đầy đủ ý nghĩa của khái niệm giá trị truyền thống”
VHTT có thể khái quát ở những đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất là tính giá trị (là tính chất cốt yếu của VHTT): Giống như văn
hóa nói chung, VHTT mang tính giá trị VHTT trở thành một bộ phận thiếtyếu của cuộc sống và góp phần phát triển cuộc sống VHTT mang tính giá trị
vì nó là chuẩn mực, là thước đo cho hành vi đạo đức, cho những quan hệ ứng
xử giữa người và người trong một cộng đồng, một giai cấp, một quốc gia, mộtdân tộc nhất định
Thứ hai là tính lưu truyền Văn hóa nảy sinh, phát triển trong suốt chiều
dài lịch sử của dân tộc Những giá trị của nó được chuyển giao, tiếp nối quanhiều thế hệ, được giữ gìn và không ngừng phát huy lên một tầm cao mới.Thực tiễn lịch sử văn hóa Việt Nam đã chứng minh: qua hàng nghìn năm lịch
sử, các giá trị VHTT Việt Nam như chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân văn,
ý thức cộng đồng được lưu truyền, phát triển tạo thành một hệ giá trị mới củadân tộc
Trang 26Thứ ba là tính ổn định, là một trong những tính chất đặc trưng của
VHTT Những giá trị của VHTT được gạn lọc, khẳng định qua nhiều thế hệ,
nó trở thành các giá trị chân, thiện, mỹ được lịch sử thừa nhận Nó là mộttrong những hệ giá trị của văn hóa dân tộc, một thành tố ổn định của ý thức xãhội VHTT trở thành những khuôn mẫu được cố định hóa dưới dạng nghệthuật, phong tục tập quán, nghi lễ, dư luận xã hội, pháp luật Ở nước ta, truyềnthống “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách”… trở thành những giá trị
ổn định Nó là những thước đo, khuôn mẫu đánh giá nhân cách con người,hành vi của mỗi cá nhân và cả cộng đồng xã hội (Dẫn theo các tác giả Lê
Hữu Ái, Trần Quang Ánh, “Vấn đề giáo dục giá trị VHTT cho sinh viên trong
bối cảnh hiện nay ở nước ta”, tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà
Nẵng, số 5.2008, tr 119 - 120)
Giữa truyền thống và truyền thống văn hóa có mối quan hệ thống nhấtnhưng không đồng nhất Truyền thống mang trong nó tính hai mặt Một mặt,truyền thống góp phần suy tôn, giữ gìn những gì quý giá, là cốt cách, là nềntảng cho sự phát triển của cộng đồng dân tộc Ở góc độ này, truyền thốngmang những giá trị tích cực, là chỗ dựa không thể thiếu cho của mỗi dân tộctrên con đường đi đến tương lai Tuy nhiên, mặt khác truyền thống còn là nơidung dưỡng, duy trì, làm sống lại mặt bảo thủ, lạc hậu khi điều kiện hoàncảnh đã thay đổi Mặt này góp phần tiêu cực: kìm hãm và có ảnh hưởng xấuđến sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc VHTT là một bộ phận của truyềnthống, là mặt tích cực, mặt giá trị cần phát huy của truyền thống
Như vậy, nói đến VHTT là nói đến những truyền thống đã được lịch sử đánhgiá, khẳng định ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng trong một giai đoạn nhất định
1.3.4 Giáo dục VHTT cho trẻ mầm non
Giáo dục VHTT cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non là việc làm quantrọng, góp phần hình thành nhân cách và giáo dục toàn diện cho trẻ
Trang 27Mục tiêu cao nhất của hoạt động văn hóa là vì con người, vì sự pháttriển và hoàn thiện con người VHTT với hệ thống các giá trị và tính chất cơbản thực hiện các chức năng như chức năng nhận thức, chức năng giáo dục,chức năng thẩm mĩ (chức năng giáo dục được đánh giá là chức năng bao trùm
và quan trọng nhất)… Những chức năng đó đều hướng tới việc bồi dưỡng và
hình thành nhân cách cho cá nhân và cộng đồng: “Văn hóa thực hiện chức
năng giáo dục (giáo dục truyền thống) không chỉ bằng những giá trị ổn định
mà còn bằng những giá trị đang hình thành Các giá trị đã ổn định và những giá trị đang hình thành tạo thành một hệ thống chuẩn mực mà con người hướng tới Nhờ nó, văn hóa đóng vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách ở con người, trồng người, dưỡng dục nhân cách Một đứa trẻ được sống với cha mẹ sẽ được giáo dục theo truyền thống văn hóa của gia đình mình được sinh ra; còn nếu bị rơi vào rừng, đứa trẻ ấy sẽ mang tính cách của loài thú” [54;63]
Đối với trẻ em, giáo dục VHTT là giúp các em lĩnh hội được nhữngkinh nghiệm lịch sử - xã hội cha ông ta tích lũy qua nhiều thế hệ, ẩn chứatrong tất cả các sản phẩm, đồ dùng sinh hoạt … gắn bó với môi trường sốngxung quanh trẻ Đồng thời với việc lĩnh hội tri thức và kinh nghiệm, trẻ cũngđược hình thành thái độ yêu mến, biết trân trọng những thành quả lao độngcủa cha anh Các em cũng chính là những nhân tố tiếp tục bổ sung những trithức, kinh nghiệm, tạo nên những giá trị mới để tạo thành những giá trịVHTT truyền lại cho thế hệ sau
Tóm lại, việc GDVHTT cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non là việc làmcần thiết, góp phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển toàn diện
nhân cách trẻ Và “GD hành vi văn hóa cho trẻ cần kế thừa những nét tinh
hóa đậm đà bản sắc dân tộc, đó là cốt cách ứng xử của người Việt Nam cần được hun đúc vào lối sống của thế hệ trẻ.[47;129]
Trang 281.3.5 Văn hóa truyền thống của người Mường tỉnh Hòa Bình
Tỉnh Hòa Bình được thành lập cách đây không lâu (1972) nhưng “vănhóa Hòa Bình” có một bề dày truyền thống đáng tự hào, được khẳng định là
“những giá trị to lớn để lại cho Việt Nam và thế giới” J.Cuisinier, tiến sĩ văn
học người Pháp, người có công trình “Người Mường địa lí nhân văn và xã hội
học” nổi tiếng đã viết trong lời tựa của cuốn sách trên như sau: “Việc nghiên cứu người Mường là cần thiết, giống như việc nghiên cứu tỉ mỉ tất cả các dân tộc khác ở Đông Dương”[58;17]
Theo dòng chảy của lịch sử, người Mường là chủ nhân lâu đời nhất củamảnh đất Hòa Bình (chiếm trên 60% dân số toàn tỉnh) Từ thời xa xưa, ngườiMường đã cư trú ở khắp các huyện thị trên địa bàn tỉnh, nhưng mức độ phân bốkhông đồng đều cả về số lượng dân và mật độ phân bố Các trung tâm trù phúnhất của người Mường ở Hòa Bình với những cái tên như: Mường Bi, Mường
Vang, Mường Thàng, Mường Động.(Nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động)
Nói đến văn hóa Hòa Bình là nhắc đến văn hóa của người Mường trênđất Hòa Bình Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, dân tộc học, ngôn ngữ học vàvăn hóa học… người Mường và người Việt cùng một gốc, tộc Việt – Mườnghình thành từ lâu trong lịch sử Việt Nam Người Mường ở Hòa Bình khôngchỉ gần gũi với người Việt về chủng tộc, tiếng nói và địa lí (kế cận với vùngđồng bằng Bắc Bộ, nơi cư trú của người Việt), mà các yếu tố văn hóa cũng cónhững nét tương đồng GS Nguyễn Từ Chi, người rất gắn bó và có nhiều công
trình nghiên cứu về văn hóa của người Mường đã khẳng định “Hai dân tộc
này chỉ tách rời nhau vào khoảng cuối thời Bắc thuộc, cuối thế kỉ VIII và IX thuộc Công nguyên”.
VHTT của người Mường độc đáo và phong phú, một mặt do có sự giaolưu văn hóa giữa các vùng miền, mặt khác VHTT của người Mường có mộtbản sắc riêng, thể hiện trong quan niệm, lối sống, tập tục… đặc biệt nhất là ở
Trang 29văn hóa ăn, ở, mặc, ứng xử và các di sản văn hóa, văn nghệ dân gian Tronggiới hạn nghiên cứu, chúng tôi đi theo hướng phân loại văn hóa vật chất vàvăn hóa tinh thần Ở mỗi lĩnh vực, chúng tôi chỉ giới thiệu một số giá trịtruyền thống tiêu biểu phù hợp cho việc GD trẻ độ tuổi MG.
1.3.5.1 Một số nét văn hóa vật chất (ẩm thực, nhà ở, trang phục…)
Văn hóa truyền thống (vật chất) của người Mường, có rất nhiều giá trịkhác nhau nhưng có lẽ văn hóa ăn, ở, mặc là những nét đặc sắc mà ta có thểphân biệt người Mường với các cộng đồng dân tộc khác
Về nhà ở: Ở nước ta, cư trú trên nhà sàn là truyền thống của nhiều dân
tộc như Gia Rai, Ê Đê, Tày, Thái, Mường Người Mường cư trú trên nhữngngôi nhà sàn không biết từ bao đời nay nhưng nhà sàn của người Mường vẫn
có nhiều nét đặc biệt không giống với nhà sàn của các dân tộc khác
Giải thích nguồn gốc nhà sàn của người Mường gắn với một huyền tích
rất hay trong tác phẩm “Đẻ đất, đẻ nước” Rùa đá đã dạy người Mường cách làm nhà để ở: Bốn chân tôi là bốn cột cái/ Hai mai tôi là hai mái nhà/ Xương
sống tôi là đòn nóc/ Chặt cây lim làm cột/ Lạt buộc bằng cây giang/ Cỏ gianh dùng để lợp…[60;19] Đây chính là hình dáng của ngôi nhà sàn truyền thống
của người Mường xưa Tuy nhiên đến nay, ở một số nơi như thị trấn, ven lộgiao thông, người Mường không ở nhà sàn mà ở nhà đất hoặc nhà xây có kiếntrúc hiện đại
Truyền thống văn hoá của người Mường không cho phép dựng nhàthành hàng, lối nhưng bao giờ nhà sàn cũng đều ở vị trí dựa lưng vào thế đấtcao như sườn đồi, sườn núi Mỗi nhà có thể bày biện, trang trí khác nhaunhưng cấu trúc cơ bản về gian, buồng giống nhau Giữa màu xanh thiên nhiênnúi rừng, những nếp nhà sàn vẫn tồn tại như một minh chứng rõ nét nhất vềsức sống lâu bền của văn hoá Mường truyền thống
Trang 30Hình 1: Một số hình ảnh về nhà sàn của người Mường Hoà Bình
+
Nguyên liệu và cấu trúc cơ bản của nhà sàn cổ truyền Mường:
Nguyên liệu cơ bản được sử dụng để dựng nhà sàn là gỗ: gỗ chai, chòchỉ, nghiến; sến, táu, dổi, de, đinh, lát Vì chân cột nhà sàn thường đượcchôn sâu xuống đất từ 80 cm - 1m nên phải làm cột bằng thứ gỗ không bị mối
ăn, không mục, không mọt Ngoài gỗ để làm các chi tiết chính, nhà sàn củangười Mường cần sử dụng các loại tre, bương, hóp để làm đòn tay, đanvách Nhà sàn truyền thống thường được lợp bằng cỏ gianh, lá cọ nên ấm áp
về mùa đông, mát mẻ về mùa hè
+ Bố cục nhà sàn: Điểm độc đáo của nhà sàn Mường là có nhiều bộ
phận cấu thành, trong đó, mỗi bộ phận lại có những tác dụng, ý nghĩa riêng.Trước khi bước chân lên nhà sàn, họ phải rửa chân ở một cái “mọoc chạn”đựng nước sạch, có thể là một cái bể đục từ đá, một cái chum nhỏ hoặc đơngiản là 3-4 cái ống bương chôn chụm một chỗ Ngày Tết, người Mường
Trang 31thường cắm một cây nêu ngay bên cạnh mọoc chạn để cho tổ tiên biết chỗ rửa
chân mà lên nhà sàn Màn (cầu thang) lên nhà sàn Mường thường là thang gỗ
được đẽo thành hình chữ nhật và cũng có khi để nguyên thân cây gỗ tròn vàcắt bậc vào chính thân cây đó, số lượng bậc cũng khác nhau, có thể là 3, 5, 7,
9 nhưng tuyệt đối phải là số lẻ Màn không dựng thẳng vào cửa chính màdựng vào mép một cái sảnh gỗ và đặt vuông góc với chiều đòn nóc nhà
Ngoài ra, nhà sàn còn có sạp nước và sạp phơi Sạp nước là một bộphận rất cần thiết và không tách rời của nhà sàn Mường cổ truyền Sạp là nơidựng các ống bương to để vác nước, chum đựng nước, vại đựng nước, đá màidao và các dụng cụ nấu bếp như xoong nồi, dao, thớt, chậu rửa, đồng thờicũng là nơi chế biến thức ăn trước khi đem lên bếp để đun nấu Còn sạp phơiđược dựng phía ngoài cửa voóng, tránh voóng tôông Nó chính là cái sân trờicủa ngôi nhà sàn nên nó được làm chắc chắn bằng những thứ vật liệu tốt Sạpphơi thường được làm rộng rãi và chắc chắn nên ngoài việc phơi khô nôngsản, sạp còn là nơi kéo sợi vào đêm trăng, nơi trai gái ngồi hát Thường rang,
Bọ mẹng, hát ví, nơi các mế ngồi kể chuyện cho con trẻ nghe, khi quá đôngkhách còn có thể dọn mâm cỗ ngoài trời
+ Bếp lửa - linh hồn của nhà sàn Mường: Đây là bộ phận đặc biệt và
quan trọng nhất của một ngôi nhà sàn Bếp chính được đặt ở bên trong và bêndưới nhà sàn Bếp ở gian khách chỉ dùng để sưởi, hong khô các vật dụng vàđun nước pha trà Trên bếp lò chính ở gian trong, người ta làm một cái giá to
và vững chắc (khựa) để sấy khô các lương thực, thực phẩm Trong lò bếpngười Mường, dù cho đến khi có kiềng sắt, người ta vẫn dùng ba hòn nục(còn gọi là ba ông đầu rau - người Kinh) Ba hòn nục tượng trưng cho vua bếp(bua pêp) Điều đặc biệt, người Mường rất cẩn thận trong sử dụng bếp, tuyệtđối kiêng kỵ không được làm ô uế lò bếp Khách đến nhà chơi cũng được giachủ thân tình tiếp chuyện bên bếp lửa Thường người Mường ít khi để bếp tắt,
Trang 32nếu không đun nấu thì sẽ ủ than dưới lớp tro Ngọn lửa ấm áp của bếp lửa nhàsàn thể hiện nét sinh hoạt văn hoá đoàn kết, ấm cúng và thân thiện của bà condân tộc Mường đã được lưu giữ qua bao thế hệ.
+ Nhà trẻ: Là nơi dành riêng để trẻ em chơi đùa Đây là một chi tiết
không phổ biến, nhưng khá đặc sắc mà bà J.Cuisinier quan sát và ghi chép:
Sau nhà hay bên cạnh nhà, nhưng bao giờ cũng ở phía sau, cứ 3 hay 4 nhà thì có một nhà có một cái lều nhỏ dựng theo kiểu nhà lớn nhưng không bao giờ nó rập đúng những chi tiết riêng của nhà ở như gian kéo dài thêm mái, hay có một bên mái ngang, và hầu như bao giờ nó cũng dở dang Người ta vào túp lều bằng cách nhảy vào hay trèo vào vì không có thang Cột nhà không cao lắm Các túp lều nhỏ này làm cho trẻ con, để chúng quây quần chơi ở đây [58;159]
Truyền thống ở nhà gác là một nét văn hóa đặc sắc của người Mường.Đến nay, nhiều ngôi nhà sàn cổ đã không còn nhưng ở những bản mường sátcác triền đồi hoặc trong các thung lũng những ngôi nhà sàn mới vẫn đượcdựng lên Có thể vật liệu, bố cục nhà sàn bây giờ không còn giống như xưanhưng những tiếng hò dô đồng lòng, đồng sức của cả dân làng trong ngàydựng nhà thì vẫn không thay đổi Hoàn thành một ngôi nhà sàn truyền thốngcủa người Mường ngoài ý nghĩa văn hóa vật chất còn mang giá trị tinh thầnđộc đáo, thể hiện nếp sống tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau của đồng bào Mường
Về trang phục: Trang phục là một trong những nét văn hóa đặc sắc
của người Mường, đặc biệt là trang phục nữ, có những đặc trưng riêng hết sức
nổi bật về tạo hình và phong cách thẩm mỹ Người Mường có câu: “Chém
tàng đất, vật tàng po, làm nên vải lụa phơ phơ, làm nên tơ phất phúng, dúng xuống nước không ngấm, dầm trong sương không ướt” Những vải ấy, tơ lụa
ấy được khâu thành khăn, thành váy, may nên áo, nên quần
Trang 33Trang phục Mường hết sức tinh tế, không thể pha lẫn với các dân tộckhác Nam thường mặc áo cánh phủ kín mông, xẻ ngực, cổ tròn, cúc sừng vai,hai túi dưới hoặc thêm túi trên ngực trái Quần lá ống rộng dùng khăn thắtgiữa bụng còn gọi là khăn quần, trên đầu quấn khăn trắng Trang phục truyềnthống của phụ nữ Mường không cầu kỳ như váy áo của dân tộc Dao, khôngrực rỡ hoa văn như dân tộc Mông, nhưng váy áo Mường lại thể hiện được nétduyên dáng, tinh tế và dường như ẩn chứa sự dịu dàng kín đáo của người phụ
nữ Mường Một bộ trang phục của phụ nữ thường chia làm 3 phần: mũ, áo vàváy Mũ làm bằng vải trắng Dù tóc cắt ngang vai hay tóc búi, mũ vẫn đượcthắt ra ngoài Áo thường của người phụ nữ Mường được gọi là áo pắn và từtrên ngực xuống bàn chân là chiếc váy
Có thể nhận thấy nét nổi bật nhất trong trang phục nữ là sự duyên dáng,giản dị và có một điểm nhấn đặc biệt đó là những nét hoa văn ở cạp váy
Hình 2: Trang phục phụ nữ Mường và hoa văn cạp váy
Trang phục Mường Váy Mường Cạp váy Mường
Hoa văn cạp váy, dù là hoa văn động vật hay hoa văn hình học, dùđược thể hiện bằng màu gì, đều được đặt trên nền đen hay pha nhiều đen Đây
là bí quyết của người “pha màu” cạp váy Màu đen cạp váy làm giảm bớt sắc
độ chói chang của các màu nguyên, làm cho cạp váy đầy dẫy hoa văn và màusắc hoà được vào nền đen của chính mình, rồi vào nền đen tuyền của thânváy Giữa hai bộ phận cạp váy và thân váy tạo nên một sự chuyển tiếp mầusắc rất tự nhiên Nhờ có ánh sáng phản chiếu từ bên trên cạp váy, từ các mảng
Trang 34trắng của yếm, của áo, của khăn chít đầu, hoa văn cạp văn trở nên bừng sáng,sống động.
Về ẩm thực: Nét văn hoá trong ẩm thực Mường toát lên trong mỗi món
ăn, thức uống, trong cách họ ăn như thế nào Với cuộc sống thường nhật,người Mường sáng tạo ra những món ăn của riêng mình, và khi thưởng thức
ẩm thực Mường, ta hiểu hơn về cuộc sống lao động, nếp sống bao đời nay củadân tộc này
Người Mường thường sinh sống trong những thung lũng bao quanh lànúi, gần những con sông, con suối nhỏ Họ trồng lúa trên những thửa ruộngbậc thang hay trong chân núi trũng nước, trồng ngô, khoai sắn trên các nươngrẫy thấp, săn bắt hái lượm trên rừng và đánh bắt cá tôm ở lòng sông, khe suối.Cuộc sống chủ yếu dựa vào thiên nhiên và chính từ sự che chở của thiênnhiên, người Mường đã tồn tại cùng những món ăn, thức uống do họ tự sángtạo ra
Hình 3: Một số hình ảnh về ẩm thực của người Mường
Tập quán trồng lúa nước, lúa nương, ăn cơm đồ là một trong những nétvăn hóa tiêu biểu được người Mường gìn giữ và phát huy Trong những loạicây trồng trước đây, lúa nếp là loại cây mà gia đình nào cũng phải trồng, để
Trang 35khi đến ngày lễ, ngày giỗ, trong mỗi dịp tết đến xuân về gia đình nào cũng đồcơm nếp ngũ sắc để cúng tổ tiên, cũng như tạ ơn trời đất đã cho mưa thuậngió hòa, có được mùa màng bội thu Người Mường thường đồ cơm, (rau,bánh…) bằng “cuốp”, loại cây thân mềm không độc, khi đồ cơm không bịnứt, như thân cây cọ khoét rỗng, hoặc cây “bương” Khi đồ cơm nếp bằng
“cuốp” thì hương thơm của cơm nếp giữ được giá trị dinh dưỡng của gạo
“Cuốp” được đặt trên “Biếng” lót bằng “Pẹ” (đáy cuốp) được đan bằng nantre sao cho vừa khít với (đáy cuốp) để cho gạo không lọt, rơi suống (Biếng).Nhắc đến món xôi nếp nương đồ của người Mường Hòa Bình, nhà thơ QuangDũng đã viết:
“Nhớ ơi Tấy Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
(Tây Tiến)
Truyền thống của người Mường là thích bày cỗ trên lá chuối trong tất
cả những bữa cỗ cộng đồng: Lễ hội, cưới xin, tang ma hoặc lễ cúng lớn trongnăm Trong những dịp này, món ăn và cách bài trí đều có những nét riêng,chứa đựng cả một tín ngưỡng Với người Mường, phần ngọn và mép lá tượng
trưng cho Mường Sáng- mường của người sống, phần gốc lá và mang lá tượng trưng cho Mường Tối- Mường ma, mường của người chết Khi dọn cỗ
cho người sống, phần ngọn lá hướng vào trong, phần gốc lá hướng ra ngoài,còn khi dọn cỗ cho người ma thì ngược lại Đây là một quy tắc khá nghiêmngặt, không thể vi phạm bởi người Mường tin rằng, sự vi phạm sẽ mang lạinhững điều dữ hoặc làm mất lòng khách
Trong văn hoá ẩm thực Mường, tục uống rượu là một nét văn hoá đặcsắc- Văn hoá rượu cần Rượu cần người Mường luôn phải uống tập thể, ngườiuống rượu cần được hoà mình vào những luật vui của các tuần rượu, đượcnghe hát dân ca Thường rang- Bọ mẹng, hát đối đáp của các bên tham gia Có
Trang 36thể khẳng định rằng, văn hoá ẩm thực Mường và văn hoá rượu cần đã thể hiệnđược tính cộng đồng và tính huyết thống rất cao của dân tộc.
Có thể nói, những giá trị văn hóa vật chất thể hiện không gian sống, lốisinh hoạt, lao động sản xuất và những nét văn hoá riêng của cộng đồngMường Văn hóa vật chất của người Mường làm nên sự hấp dẫn đặc biệt chomảnh đất giàu truyền thống văn hoá, Tỉnh Mường Hòa Bình và đồng thời gópphần làm phong phú những giá trị VHTT của đồng bào các dân tộc thiểu sốcủa nước ta
1.3.5.2 Văn hóa tinh thần (văn hóa ứng xử, lễ hội, phong tục tập quán…)
Giống như nghiên cứu về văn hóa vật chất, khi nghiên cứu những giátrị văn hóa tinh thần, trong giới hạn của đề tài, chúng tôi xin đi sâu vào một sốvấn đề phù hợp với giáo dục trẻ mầm non như: Văn hóa ứng xử, phong tụctập quán và lễ hội dân gian Mường Những giá trị văn hóa tinh thần củangười Mường có những nét đặc sắc không thể trộn lẫn mặc dù có sự giao thoavăn hóa giữa các tộc người khác nhau Đó là truyền thống tương thân, tương
ái trong văn hóa ứng xử, là lễ hội cồng chiêng trong những nghi thức lớn của
cộng đồng, là bản hùng ca có tầm vóc sử thi “Đẻ đất, đẻ nước”….
Văn hóa ứng xử
Trải qua hàng nghìn năm vật lộn với thiên nhiên địch họa để sinh tồn,người Mường đã xây dựng nên hệ thống phép tắc ứng xử giữa con người vớicon người tạo ra sắc thái riêng của vùng đất Mường Hòa Bình Trong đó cónhững giá trị tích cực cần được phát huy và giáo dục cho thế hệ trẻ
Người Mường thường sống gần gũi với thiên nhiên, không thích phôtrương, hình thức Họ ít vồn vã mà thường biểu hiện một cách tế nhị, sâu kíntrong từng việc làm cụ thể
Trong quan hệ gia đình, nếu như người Kinh có quy tắc ứng xử “to đầucon ông chú, bé đầu con ông bác” thì người Mường không chấp nhận quy ước
Trang 37này Quy ước của người Mường là con ông chú với ông bác hễ ai trông thấymặt trời trước, thì người đó là anh, là chị Quan hệ trong gia đình ngườiMường thường bình đẳng, nhận thức việc nuôi dạy con cái của người Mường
rất đơn giản nhưng lại sâu sắc: Đánh con người, con người chạy ra búi bái;
Đánh con mình, con mình chạy vào lòng… Người lớn tuổi trong mỗi gia đình
Mường có vai trò rất lớn, là trụ cột trong dòng tộc, trụ cột tinh thần của xómmường Gia đình Mường là nơi bảo tồn các giá trị VHTT, là nơi trao truyềncác truyền thống tộc người trong văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần
Nét nổi bật nhất trong văn hóa ứng xử của người Mường là tính cộngđồng, được thể hiện sâu đậm trong cuộc sống sinh hoạt, trong lao động,những lúc vui buồn, nghi thức lễ hội…
Trong quan hệ dòng tộc, xóm làng, mọi công to việc lớn của một giađình Mường đều có sự giúp đỡ của họ hàng, nhất là việc ma chay, cưới xin,làm nhà …Láng giềng sống chung trong xóm, trong mường luôn duy trì mốiquan hệ thân thiện, chăm lo đến vật chất và tinh thần của nhau Cho đến nay,trong xóm mường ở một số nơi vẫn còn duy trì truyền thống một nhà nào đólàm nhà (nhà sàn) cả xóm mường đều đến tham gia giúp đỡ
Người Mường chủ yếu thu nhập nhờ nông nghiệp Công việc làmruộng, nương mỗi dịp mùa màng diễn ra rất khẩn trương và vui nhộn Từ lâu
trong xóm Mường đã có tục “làm chô” (các gia đình giúp nhau) Vào mùa
cấy, một gia đình nào đó có lời trước nhờ bà con lối xóm đến giúp, mọi ngườinhận lời kéo nhau đến giúp rất đông vui: người cày, người bừa, người nhổ
mạ, cấy… Họ làm giúp cả ngày, buổi trưa nhà nào về nhà nấy ăn cơm Đếntối xong việc, chủ nhà mời họ sang nhà ăn cơm, uống rượu vui đến tận khuya
Tục làm chô tạo ra không khí làm ăn vui vẻ, tình láng giềng thêm gắn bó, đầm
ấm Ngày nay, người Mường vẫn duy trì việc giúp nhau trong mùa cấy, mùagặt nhưng thường làm theo hình thức đổi công
Trang 38Trong quan hệ xã hội, người Mường dành tình cảm lớn cho người concôi Nếu vì lí do nào đó, đứa trẻ bị côi cút không có sự chăm sóc, yêu thươngcủa cha mẹ thì họ hàng đứng ra cưu mang Trong mối quan hệ này, ngườiMường sáng tạo ra khá nhiều chuyện kể dân gian nói lên thái độ của họ vớinhân vật con Côi.
Tình đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau trong họ mạc, hàng xóm lánggiềng của người Mường là những nét văn hóa đặc sắc về ứng xử cần phát huy.Cho đến nay khi mà trình độ dân trí nâng cao, người Mường dần dần loại bỏnhững hủ tục, lựa chọn được những giá trị ứng xử truyền thống mang bản sắcdân tộc Những vấn đề về tự do hôn nhân, bình đẳng giới, kính trọng ngườigià, láng giềng thân thiện tối lửa tắt đèn có nhau, giúp đỡ nhau trong sản xuất,cưới hỏi, tang ma, làm nhà được xã hội thừa nhận và tác động tích cực vàođời sống hiện thực
Trong quá trình giao lưu văn hóa, người Mường đã tiếp nhận và xuấthiện những phép tắc ứng xử của xã hội hiện đại: sự kính trọng, biết ơn thầy côgiáo, áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất…Đặc biệt những ngày lễ lớn củadân tộc được người Mường trân trọng và tổ chức thành ngày hội lớn: Dânchúng tấp nập đi chợ, tham gia các sinh hoạt văn hóa do chính quyền tổ chức,
họ làm bánh, thịt lợn… các gia đình mời nhau ăn uống, vui chơi làm chokhông khí đón tết độc lập tưng bừng lan rộng khắp xóm Mường
Phong tục tập quán
Người Mường có một số phong tục tập quán riêng trong sinh hoạtthường nhật như tập quán canh tác, nghi lễ cưới hỏi, tập quán sinh đẻ, nuôicon…Trong phần này, chúng tôi giới thiệu một phong tục làm nên sự đặc sắctrong văn hóa tinh thần của người Mường: Nghi lễ tang ma
Tang lễ là một trong những nghi lễ mang đậm sắc thái văn hóa của tộcngười Tang lễ Mường đã bảo lưu nhiều nghi lễ, tập tục cổ truyền, thể hiện
Trang 39quan niệm về vũ trụ, nhân sinh quan, góp phần tạo nên cốt cách tâm hồnMường đậm chất dân gian và tính nhân văn sâu sắc Đánh giá về nghi lễ này,
GS Từ Chi nhận định “tang lễ Mường mang nhiều di sản văn hóa dân tộc”.
Về cơ bản, nghi lễ tổ chức tang ma cho người quá cố được tổ chức 12
đêm (thể hiện ở các roóng mo trong sử thi Đẻ đất đẻ nước) Trình tự của Mo
mường kể theo diễn biến các sự kiện như Đẻ gươm, Đẻ sống áo, Đẻ mo, Đẻ
đất, Đẻ gạo cho đến các roóng mo kết thúc như Trống đồng, Về rừng, Cuối lại…,cụ thể như sau:
Đêm mo thứ nhất: Đẻ khót (khót là nhạc khí tựa như một cái chuông
nhỏ, được các bố mo sử dụng kết hợp với lời kể mo) giải thích vì sao có khót,
có đèn nến thắp sáng trong đám ma hay sự kiện nàng Tuội Goạn kể về bà mẹthuở hồng hoang khai nguyên…
Đêm mo thứ hai: Kể chuyện đẻ cây si, mụ Dạ Dần, Đẻ đất đẻ nước Đêm mo thứ ba: Dẫn dắt linh hồn người chết nhìn lại cuộc sống hiện
tại: Nhòm họ, nhòm Mường, ghé nhà, ghé dậu với hai chuyến đi: Chuyến thứnhất: qua Mường ma và trên đường về; chuyến thứ hai để cho người chết tạmbiệt làng và Mường của mình
Đêm mo thứ tư đến đêm mo thứ tám: Kiện: đưa người chết đi lên
Mường Trời để nghe trời phán xử
Đêm mo thứ chín: Xuống sông Tỵ
Đêm mo thứ mười: Kể chuyện vườn hoa núi cối, về tình yêu đôi lứa Đêm mo thứ mười một (đêm mo cuối cùng, gồm 4 đoạn): Nhà xe; Kể
chuyện vua Thục Đế; Đẻ gà, đẻ trâu…; Cỗ bánh và Tách lìa
Bỏ qua những hủ tục của nghi lễ này là những giá trị đặc sắc của Mo
Mường sử dụng trong dịp “chia tay với người quá cố” Mo Mường trước hết là
một sinh hoạt văn hoá cộng đồng của người Mường để đoàn kết người sốngtrước sự ra đi của một thành viên trong cộng đồng Đây là dịp những người
Trang 40sống, với sự có mặt của tất cả mọi thế hệ, cùng tập hợp nhau lại để chia tayvĩnh viễn người chết Bằng những đêm mo, người ta nhắc nhở lại lịch sửnguồn gốc của người Mường, truyền dạy cho nhau những kinh nghiệm, nhữngtri thức của cuộc sống, những phong tục tập quán Cứ như vậy, năm này quanăm khác, thế hệ này đến thế hệ kia, những tri thức, kinh nghiệm, phong tụccủa dân tộc được lưu truyền, khẳng định và ghi nhớ vào tâm trí mỗi người.
Hồi trống, hồi chiêng trong nghi lễ phát tang đã khép lại cuộc sống củamột đời người Nó cũng báo cho cả Mường trên, Mường dưới biết rằng mộtthành viên của họ đã ra đi vĩnh viễn, đó là sự chuyển dịch của con người từMường này đến Mường khác, từ Mường người đến Mường ma
Qua Mo Mường cả thế giới người Mường được thể hiện trong đó.
Những bài mo răn dạy con người ứng xử với thế giới đó như thế nào Điềuthú vị hơn nữa là cả một kho tàng trí tuệ ấy được thể hiện dưới dạng nghệthuật ngôn từ và nghệ thuật biểu diễn Do đó, nó không chỉ có tác dụng GD
mà còn đáp ứng một nhu cầu sinh hoạt văn hoá đối với người tham dự Nhữngđêm mo không chỉ dừng lại ở một sinh hoạt cộng đồng với những triết lý khôkhan, mà trở thành một sinh hoạt nghệ thuật, vì thế tác dụng truyền cảm của
nó còn cao hơn rất nhiều bởi sự giáo dục được thông qua những nghi lễ mangmàu sắc nghệ thuật, đậm chất nhân văn
Lễ hội dân gian
Người Mường ở Hòa Bình có rất nhiều lễ hội trong năm Lễ hội củangười Mường thường gắn với lao động sản xuất: lễ cơm mới, lễ cầu mưa, lễrửa lá lúa… nhưng tiêu biểu nhất là hội khai hạ, còn gọi là lễ hội xuống đồng.Gắn với các lễ hội này là tiếng cồng chiêng trầm vang hòa vào sự trùng điệpcủa núi rừng
Hội khai hạ (Khuống mùa, xuống đồng): là dịp sinh hoạt cộng đồng
lớn ở Mường Bi, tổ chức vào ngày mùng 7 tết Thánh Tản được rước và cúng