1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI RÈN LUYỆN KỸ NĂNG XẾP DÁN TRANH CHO TRẺ MẪU GIÁO 4 5 TUỔI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

153 2,4K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 153
Dung lượng 455,89 KB

Nội dung

* Về kỹ năng thể hiện màu sắc trong hoạt động xếp dán tranh:Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về đặc điểm sử dụng màu sắc và biệnpháp giáo dục, phát triển khả năng thể hiện màu sắc

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Bằng tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn

PGS.TS Lê Thanh Thủy, Giảng Viên khoa Giáo dục Mầm non, Trường Đại học

Sư phạm Hà Nội - Người đã tận tâm hướng dẫn tôi trong quá trình học tập và thựchiện đề tài

Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể các Thầy, Cô trong Khoa Giáo dục Mầmnon, Phòng sau Đại Học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội - là cơ sở đào tạo đã tạomọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt 2 năm học tập, nghiên cứu và hoàn thànhluận văn

Tôi xin cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu và tập thể Giáo viên trường

Mầm non Hoa Mai, trường Mầm non Bình Minh, trường Mầm non tư thục Họa Mithuộc Thị xã Hương Thủy - Tỉnh Thừa Thiên Huế đã giúp đỡ tôi trong suốt thời giantiến hành thực nghiệm đề tài

Xin biết ơn Gia đình đã luôn luôn là điểm tựa vững chắc để tôi có được côngtrình này

Hà Nội, tháng 10 năm 2015

Tác giả

LÊ THỊ Ý NHI

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3

4 Giả thuyết khoa học 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Phương pháp nghiên cứu 3

7 Phạm vi nghiên cứu 5

8 Đóng góp của luận văn 5

9 Cấu trúc luận văn 5

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 6

1.1 Vài nét tổng quan về vấn đề nghiên cứu 6

1.2 Vài nét cơ bản về nghệ thuật xếp dán tranh 12

1.3 Đặc trưng hoạt động xếp dán tranh của trẻ mẫu giáo 17

1.3.1 Khái niệm xếp dán tranh 17

1.3.2 Vai trò giáo dục của hoạt động xếp dán tranh đối với sự phát triển của trẻ mẫu giáo 18

1.2.3 Nội dung và cách thức tổ chức hoạt động xếp dán tranh cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi 21

1.2.3.1 Nội dung giáo dục và phát triển của chương trình hoạt động xếp dán tranh của trẻ 4 - 5 tuổi 21

1.2.3.2.Cách thức tổ chức hoạt động xếp dán tranh cho trẻ 4 - 5 tuổi 22

1.4 Kỹ năng xếp dán của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi 25

1.5 Trò chơi với việc rèn luyện kỹ năng xếp dán tranh cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi .29

1.5.1 Khái niệm “Trò chơi” 29

1.5.2 Đặc thù của trò chơi mẫu giáo 30

1.5.3 Vai trò của trò chơi đối với sự phát triển nhân cách nói chung và hoạt động xếp dán tranh của trẻ mẫu giáo nói riêng 31

NHẬN XÉT CHUNG VỀ CHƯƠNG 1 36

Trang 3

Chương 2 THỰC TRẠNG CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI RÈN LUYỆN KỸ NĂNG XẾP DÁN TRANH CHO

TRẺ MẪU GIÁO 4 - 5 TUỔI 37

2.1 Mục đích nghiên cứu thực trạng 37

2.2 Đối tượng điều tra 37

2.3 Thời gian nghiên cứu thực trạng 37

2.4 Nội dung nghiên cứu thực trạng 37

2.5 Phương pháp nghiên cứu thực trạng 38

2.5.1 Tìm hiểu, phân tích tài liệu hướng dẫn công tác chăm sóc giáo dục trẻ em có liên qua tới hoạt động tạo hình đang được sử dụng ở trường mầm non 38

2.5.2 Phương pháp điều tra trực tiếp 38

2.5.3 Phương pháp điều tra gián tiếp 39

2.5.4 Phương pháp quan sát tự nhiên 39

2.5.5 Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động 40

2.5.6 Phương pháp thống kê toán học 40

2.6 Tiêu chí và thang đánh giá 40

2.6.1.Tiêu chí đánh giá 40

2.6.2 Thang đánh giá 44

2.7 Kết quả nghiên cứu thực trạng 44

2.7.1 Kết quả nghiên cứu tài liệu hướng dẫn 44

2.7.2 Kết quả đàm thoại với giáo viên 46

2.7.3 Kết quả điều tra gián tiếp 50

2.7.4 Kết quả quan sát tự nhiên 57

2.7.4.1 Quan sát cách thức tổ chức hoạt động xếp dán của giáo viên 57

2.7.4.2 Quan sát đánh giá kỹ năng xếp dán tranh của trẻ khi tham gia vào hoạt động .62 2.7.5 Kết quả phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ 63

NHẬN XÉT CHUNG CHƯƠNG 2 66

Chương 3 THIẾT KẾ, SỬ DỤNG VÀ THỰC NGHIỆM MỘT SỐ TRÒ CHƠI RÈN LUYỆN KỸ NĂNG XẾP DÁN TRANH CHO TRẺ MẪU GIÁO 4 - 5 TUỔI 67

Trang 4

3.1 Các nguyên tắc của việc thiết kế và sử dụng một số trò chơi rèn luyện kỹ

năng xếp dán tranh cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi 67

3.1.1 Đảm bảo tính mục đích 67

3.1.2 Đảm bảo tính hấp dẫn 67

3.1.3 Đảm bảo tính phát triển 67

3.1.4 Đảm bảo tính đa dạng 68

3.1.5 Đảm bảo tính linh hoạt 68

3.1.6 Đảm bảo tính thực tiễn 68

3.2 Yêu cầu việc thiết kế và sử dụng một số trò chơi rèn luyện kỹ năng xếp dán tranh cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi 69

3.2.1 Yêu cầu việc thiết kế một số trò chơi rèn luyện kỹ năng xếp dán tranh cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi 69

3.2.2 Yêu cầu việc sử dụng một số trò chơi rèn luyện kỹ năng xếp dán tranh cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi 69

3.3 Quy trình thiết kế một số trò chơi rèn luyện kỹ năng xếp dán tranh cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi 70

3.4 Một số TCHT đã thiết kế nhằm rèn luyện kỹ năng xếp dán tranh cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi 72

3.5 Cách thức sử dụng TC rèn luyện kỹ năng XDT cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi .91

3.5.1 Lập kế hoạch cho việc sử dụng TC rèn luyện kỹ năng XDT cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi 91

3.5.2 Tổ chức môi trường hoạt động chơi cho trẻ 93

3.5.3 Hướng dẫn cách sử dụng TC tạo hình đã thiết kế cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi 95

3.5.4 Đánh giá hiệu quả sử dụng trò chơi 99

3.6 Điều kiện để thực hiện việc thiết kế và sử dụng một số trò chơi rèn luyện kỹ năng xếp dán tranh cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi 100

3.6.1 Về phía nhà trường 100

3.6.2 Về phía trẻ 101

3.6.3 Về phía gia đình 101

Trang 5

3.6.4 Sự phối hợp giữa trường mầm non và gia đình 101

3.7 Thực nghiệm một số trò chơi rèn luyện kỹ năng xếp dán tranh cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi 102

3.7.1 Mục đích thực nghiệm 102

3.7.2 Tổ chức thực nghiệm 102

3.7.3 Cách tiến hành thực nghiệm 102

3.7.4 Các tiêu chí và cách đánh giá thực nghiệm 104

3.7.5 Phân tích kết quả thực nghiệm 105

3.7.5.1 Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm 105

3.7.5.2 Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm 108

NHẬN XÉT CHUNG VỀ CHƯƠNG 3 118

KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ 119

TÀI LIỆU THAM KHẢO 121 PHỤ LỤC

Trang 6

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

1 BẢNG

Bảng 2.1 Giờ hoạt động tạo hình của trẻ mầm non đã được dự 39Bảng 2.2 Số lượng tranh xếp dán của trẻ được phân tích 40Bảng 2.3 Những nội dung giáo viên thường chú trọng khi tổ chức các hoạt động

xếp dán tranh cho trẻ 50Bảng 2.4 Mức độ sử dụng các phương pháp, biện pháp của giáo viên trong quả

trình tổ chức hoạt động xếp dán tranh cho trẻ mầm non 51Bảng 2.5 Những khó khăn giáo viên thường gặp trong quá trình tô chức hoạt động

xếp dán tranh cho trẻ 52Bảng 2.6 Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng củaviệc thiết kế TCTH nhằm

phát triển kỹ năng xếp dán tranh cho trẻ 53Bảng 2.7 Mức độ sử dụng TCTH nhằm phát triển kỹ năng xếp dán tranh cho trẻ

trong quá trình tổ chức hoạt động xếp dán tranh 53Bảng 2.8 Những khó khăn giáo viên thường gặp khi thiết kế và sử dụng TCTH

nhằm phát triển kỹ năng xếp dán tranh cho trẻ 54Bảng 2.9 Nguồn trò chơi để giáo viên lựa chọn và sử dụng trong quá trình tổ chức

hoạt động xếp dán tranh cho trẻ 55Bảng 2.10 Thời điểm giáo viên sử dụng TCTH: 55Bảng 2.11 Những điều kiện đế nâng cao kỹ năng xếp dán tranh cho trẻ 56Bảng 2.12 Mức độ hình thành kỹ năng xếp dán tranh của trẻ trong quá trình trẻ

tham gia vào hoạt động xếp dán tranh (được đánh so từ 1- 4, bắt đầu từ

kỹ năng khó hình thành nhất) 57Bảng 2.13 Kết quả đánh giá kỹ năng xếp dán tranh trong sản phẩm của trẻ 64Bảng 3.1 Hệ thống TCTH nhằm rèn luyện kỹ năng xếp dán tranh cho trẻ mẫu giáo

4-5 tuổi 73Bảng 3.2 So sánh kết quả XDT của hai nhóm trẻ 105Bảng 3.3 So sánh khả năng XDT của trẻ ở hai nhóm TTN theo điểm X của từng

bài tập 107Bảng 3.4 Kết quả XDT của hai nhóm STN 108

Trang 7

Bảng 3.5 So sánh kỹ năng XDT của trẻ ở hai nhóm STN theo điểm X của từng bài tập111

Bảng 3.6 Xếp loại khả năng SDT của trẻ trước và sau TN 113Bảng 3.7 So sánh kỹ năng XDT của trẻ ở hai nhóm theo điểm TB của từng bài tập 115

2 BIỂU Đ

Biểu đồ 2.1: Kết quả mức độ kỹ năng xếp dán tranh trong sản phẩm của trẻ 65Biểu đồ 3.1 So sánh kết quả XDT của hai nhóm TTN (Theo %) 106Biểu đồ 3.2 So sánh khả năng XDT của trẻ ở hai nhóm TTN theo điểm X của

từng bài tập 107Biểu đồ 3.3 Kết quả XDT của hai nhóm STN (Theo tỷ lệ %) 108Biểu đồ 3.4 So sánh kỹ năng XDT của trẻ ở hai nhóm STN theo điểm X của từng

bài tập 112Biểu đồ 3.5 Xếp loại kỹ năng XDT của trẻ trước và sau thực nghiệm (theo %) 113Biểu đồ 3.6 So sánh kỹ năng XDT của trẻ ở hai nhóm theo điểm TB của từng bài tập 116

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trẻ mẫu giáo phát triển qua quá trình "chơi mà học, học mà chơi" Trẻ rấthiếu động, tò mò, ham muốn học hỏi, tìm hiểu thế giới xung quanh Trong khi chơi,trẻ thực sự học để lĩnh hội các khái niệm ban đầu, các tri thức tiền khoa học và dầnhình thành ở trẻ những kỹ năng hoạt động Biết được tầm quan trọng đó, là mộtngười giáo viên chúng ta cần phải coi trọng việc tạo ra môi trường giáo dục trẻ bằngnhững hoạt động thiết thực, nhằm phát triển một cách toàn diện trên tất cả các lĩnhvực: Trí tuệ - Đạo đức - Thẩm mĩ - Thể lực

Đối với việc giáo dục phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ em, hoạt động tạohình có một vị trí rất quan trọng Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động hấpdẫn nhất đối với trẻ mẫu giáo, nó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện một cách sinhđộng những gì chúng nhìn thấy trong thế giới xung quanh, những gì làm trẻ rung độngmạnh mẽ và gây cho chúng những rung động xúc cảm, tình cảm tích cực HĐTH cóđầy đủ điều kiện để đảm bảo sự tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ và hìnhthành các phẩm chất kỹ năng ban đầu của con người như một thành viên trong xã hộibiết tích cực, sáng tạo

Chương trình tạo hình có rất nhiều thể loại tạo hình khác nhau như vẽ, nặn,chắp ghép và xếp dán tranh Trong đó hoạt động XDT được xem là hoạt động khónhất, nó đòi hỏi ở trẻ đôi bàn tay khéo léo, óc quan sát tư duy, trí nhớ tưởngtượng…góp phần phát triển trí tuệ, trẻ tìm tòi khám phá để tạo ra bức tranh đẹp giúpcho trẻ hiểu biết thêm những kiến thức cơ bản của HĐTH và sử dụng hiệu quả trongtác phẩm nghệ thuật của mình Trong tác phẩm nghệ thuật xé dán của trẻ người ta

có thể nhận thấy được trẻ muốn nói gì (ngôn ngữ tạo hình) thể hiện tình cảm gì(phương tiện truyền cảm) cũng như mơ ước ngày thơ của trẻ…Đặc biệt thông quaHĐXDT trẻ có nhiều cơ hội được rèn luyện và bồi dưỡng những kỹ năng tạo hìnhcần thiết như: kỹ năng thể hiện họa tiết, kỹ năng phối hợp màu sắc, kỹ năng sắpxếp và thể hiện bố cục tranh, kỹ năng thể hiện hình dạng… Đây không chỉ lànhững kỹ năng cần thiết giúp trẻ học tốt HĐTH ở trường mầm non mà còn giúptrẻ cảm thấy tự tin khi bước vào trường tiểu học với việc học đọc, học viết

Trang 10

Trong chương trình giáo dục mầm non, HĐTH có mối quan hệ chặt chẽ vớihoạt động vui chơi Khi tham gia chơi khả năng nhận thức và tính sáng tạo của trẻdần dần được hình thành và phát triển từ đó làm phong phú trí tưởng tượng nhậnthức và xúc cảm tình cảm của trẻ qua những bài xếp dán tranh, chắp ghép, nặn và

vẽ Đối với mẫu giáo vui chơi là hoạt động chủ đạo nên nó được tính hợp lồng ghéptrong mọi hoạt động của trẻ

Trên thực tế, hoạt động tạo hình nói chung và hoạt động xếp dán tranh nóiriêng đã được các trường mầm non quan tâm Tuy nhiên, hiện nay chất lượng cácgiờ dạy xếp dán tranh ở trường Mầm non vẫn chưa cao bởi các giờ học mang tínhkhuôn mẫu, áp đặt Bài xếp dán của các em mang tính tái tạo, dập khuôn, thiếu đi sựmềm mại và ít có tính sáng tạo, không khí của giờ học của trẻ trở nên căng thẳng,nặng nề hơn bởi tâm lý phải tạo ra sản phẩm và hoàn thành nhiệm vụ tạo hình Làmthế nào để trẻ giảm bớt những căng thẳng, kích thích được hứng thú tham gia vàmong muốn tạo ra các sản phẩm tạo hình đẹp là điều mà nhiều giáo viên còn trăntrở Trò chơi với tính hấp dẫn tự thân của nó có tiềm năng lớn để trở thành phươngtiện dạy học mang lại hiệu quả, kích thích hứng thú, tích cực tham gia hoạt động,tạo niềm say mê ở trẻ, nó giúp trẻ nắm vững tri thức và kỹ năng…

Trong thực tế ở trường mầm non hiện nay, các giáo viên đã nhận thức đượctầm quan trọng của việc thiết kế trò chơi tạo hình trong việc bồi dưỡng kỹ năngXDT cho trẻ nhưng do ngại làm, ngại suy nghĩ nên việc đưa trò chơi vào tiết học tạohình còn rất hạn hẹp Xuất phát từ thực tế trên, trong xu hướng đổi mới hình thứcdạy học Mầm non hiện nay thì cần tăng cường yếu tố vui chơi vào các hoạt độngdạy học, trong đó có hoạt động tạo hình nhằm giúp trẻ thấy được sự hấp dẫn củahoạt động này và được thỏa thích thể hiện sự sáng tạo, qua đó các kỹ năng tạo hìnhcủa trẻ cũng được phát triển một cách nhẹ nhàng Chính vì vậy việc thiết kế một sốtrò chơi nhằm bồi dưỡng kỹ năng tạo hình cho trẻ là một vấn đề hết sức cấp thiết

Với tất cả những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Thiết kế và sử dụng một số trò chơi rèn luyện kỹ năng xếp dán tranh cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi”làm

đề tài nghiên cứu của mình

Trang 11

2 Mục đích nghiên cứu

Thiết kế và sử dụng một số trò chơi tạo hình rèn luyện kỹ năng xếp dán tranhcho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi, từ đó tăng cường phát triển tư duy không gian, khả năngđịnh hướng không gian, biểu cảm trong không gian hai chiều bằng ngôn ngữ tạohình,… phát triển khả năng tạo hình

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Quá trình tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi ở trườngmầm non

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Thiết kế và sử dụng một số trò chơi rèn luyện kỹ năng xếp dán tranh cho trẻmẫu giáo 4 - 5 tuổi

4 Giả thuyết khoa học

Nếu thiết kế và sử dụng một số trò chơi tạo hình bồi dưỡng được khả năng quansát, cung cấp vốn hiểu biết, kích thích được tình cảm, xúc cảm, thẩm mỹ, tăng cườngkhả năng phối hợp hoạt động tay và mắt, rèn luyện sự khéo léo, linh hoạt của đôi taycho trẻ thì sẽ nâng cao được hiệu quả rèn luyện kỹ năng xé dán tranh của trẻ

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động tạo hình, về HĐXDT của trẻ mẫu giáo

và những phương pháp bồi dưỡng kỹ năng tạo hình cho trẻ

5.2 Nghiên cứu thực trạng việc thiết kế và sử dụng một số trò chơi rèn luyện kỹxếp dán tranh cho trẻ ở một số trường mầm non tỉnh Thừa Thiên Huế

5.3 Thiết kế và thực nghiệm sử dụng một số trò chơi tạo hình nhằm rènluyện kỹ năng xếp dán tranh cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Sưu tầm, đọc, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa những vần đề lý luận có liênquan đến đề tài

Trang 12

6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

6.2.2.Phương pháp điều tra trực tiếp

Trao đổi, trò chuyện trực tiếp với giáo viên mầm non nhằm tìm hiểu về nhậnthức, kinh nghiệm sư phạm của giáo viên liên quan đến thực trạng thiết kế và sửdụng trò chơi tạo hình, xác định nguyên nhân và những giải pháp cho thực trạng ấy

6.2.3 Phương pháp điều tra gián tiếp

Sử dụng phiếu điều tra đối với giáo viên nhằm khai thác, xử lý những kinhnghiệm có liên quan đến đề tài, đồng thời tìm hiểu những mặt hạn chế cần khắc phục

6.3.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Sử dụng phương pháp này để kiểm nghiệm những trò chơi đã đề xuất trong

đề tài Thự nghiệm gồm 3 bước:

Bước 1: Thực nghiệm khảo sát

Bước 2: Thực nghiệm tác động

Bước 3: Thực nghiệm kiểm chứng

6.3.5 Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động

Thu thập sản phẩm tạo hình của trẻ, xem xét, phân tích về kỹ năng xếp dán tranh của trẻ

Thu thập các bài soạn, giáo án, tranh mẫu… của giáo viên để xem xét, phân tích về cách thức, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động tạo hình của giáo viên

6.3 Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

Sử dụng các công thức toán học như tính phần trăm, điểm trung bình, độ lệchchuẩn… nhằm thu thập, xử lý các kết quả nghiên cứu

Trang 13

8 Đóng góp của luận văn

- Hệ thống hóa một số vấn đề về TCTH, về hoạt động XDT và phươngpháp rèn luyện kỹ năng xếp dán tranh cho trẻ

- Bước đầu thiết kế và sử dụng một số trò chơi tạo hình theo 2 chủ đề nhằmđánh giá kỹ năng xếp dán tranh của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi và tiến hành thực nghiệmcác TCTH đã xây dựng

9 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khỏa và phụ lục, danh mục cácbảng biểu và chữ viết tắt, cấu trúc luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài

Chương 2: Thực trạng của việc tổ chức hoạt động tạo hình và sử dụng tròchơi rèn luyện kỹ năng xếp dán tranh cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi

Chương 3: Thiết kế và thực nghiệm một số trò chơi rèn luyện kỹ năng xếpdán tranh cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi

Trang 14

* Về kỹ năng thể hiện màu sắc trong hoạt động xếp dán tranh:

Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về đặc điểm sử dụng màu sắc và biệnpháp giáo dục, phát triển khả năng thể hiện màu sắc trong hoạt động xếp dán tranh củatrẻ như:

Nghiên cứu về sự hình thành những hình tượng biểu cảm trong các bức tranhcủa trẻ, N.A.Vetlugina đã chỉ ra vai trò của môi trường vật chất và các tác động sưphạm trong việc hình thành biểu tượng về màu sắc và sự thể hiện màu sắc vào các bứctranh T.X.Kômaravo với luận án tiến sĩ của mình đã soạn thảo chi tiết hệ thống kỹnăng, kỹ sảo cho tất cả các lứa tuổi ở vườn trẻ, nhấn mạnh vấn đề dạy trẻ kỹ năng,

kỹ thuật có liên quan chặt chẽ tới việc tạo ra các hình tượng biểu cảm, trong đó cócác kỹ năng, kỹ thuật phối màu

Trang 15

A.V Daparogiet khi nghiên cứu về đặc điểm của trẻ trong HĐTH có nhận

xét rằng : “Trẻ mẫu giáo bắt đầu mô tả các đối tượng tri giác được một cách đầy

đủ và hoàn hảo hơn Đương nhiên, trong giai đoạn phát triển này, hiện tượng mô tả của trẻ em vẫn còn thô thiển về kết cấu, không tính gì đến những luật viễn cảnh, không truyền đạt được những sắc thái về màu sắc và độ chiếu sáng.” [4, 267] Với

nhận xét này, tác giả nhận định rằng trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi thể hiện màu sắc trongtranh còn yếu mặc dù khả năng tri giác của trẻ đã dần hoàn thiện hơn giai đoạntrước Chính vì thế nhà giáo dục cần giúp trẻ vận dụng tốt khả năng tri giác của trẻvào việc rèn luyện kỹ năng thể hiện màu sắc

Ở Việt Nam các nghiên cứu về màu sắc trong hoạt động tạo hình nói chung,hoạt động xếp dán tranh nói riêng của trẻ vẫn còn kiêm tốn và thiếu tính hệ thống

Tác giả Nguyễn Quốc Toản trong khi phân tích các giai đoạn hình thành và pháttriễn các ngôn ngữ tạo hình ở trẻ mẫu giáo cũng đưa ra một số nhận xét liên quan đến

kỹ năng cảm nhận và thể hiện màu sắc của trẻ như: “một số trẻ thường dùng quá nhiều màu trong bài vẽ nên có tình trạng loạn màu, bài vẽ rối, thiếu trọng tâm… Trẻ chưa chú ý đến đậm nhạt trong bài vẽ: có bài toàn dùng màu đậm, ngược lại có bài lại không có độ đậm – các màu na ná nhau làm cho bài vẽ mờ ảo, chìm không rõ chính phụ.” [25, 67].

Nghiên cứu về khả năng lĩnh hội màu sắc của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, các tác

giả Lê Hồng Vân đã khẳng định: “Trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi có khả năng lĩnh hội được đầy đủ 7 màu cơ bản và một số sắc độ của màu, cùng với các màu trung gian (đen - xám - trắng) nếu việc giáo dục cảm giác màu sắc cho trẻ được quan tâm một cách đầy đủ’’ [39, 42]

Phan Việt Hoa với đề tài nghiên cứu “Một số biện pháp bồi dưỡng xúc cảm thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo thông qua HĐTH” đã khẳng định rằng cảm xúc thẫm mỹ

của trẻ mẫu giáo được xuất hiện khi trẻ trực tiếp hoạt động với đối tượng hấp dẫn,gần gũi với trẻ về màu sắc, hình dạng,…[11, 25]

Tác giả Lê Thị Đức - Lê Thanh Thủy - Phùng Thị Tường với tác phẩm “Các hoạt động tạo hình của trẻ mầm non” có viết: “Trẻ 4 - 5 tuổi bắt đầu sử dụng màu

bắt chước Nghĩa là màu tương ứng với màu của mọi vật trong hiện thực Trong quá

Trang 16

trình học tạo hình, trẻ bắt đầu nhận biết, phân biệt màu sắc thật của một số đồ vật,hoa quả.”[10,9]

Theo tác giả Lê Thanh Thuỷ trong cuốn Phương pháp tổ chức hoạt động tạo

hình cho trẻ Mầm non: “Trẻ nhỏ thường rất yêu thích các hoạt động xếp ghép dán lên mặt phẳng hai chiều bằng các phiến, các mảng hình đủ màu sắc Vẻ sặc sỡ, rực rỡ của các mảng hình dễ cuốn hút trẻ, tính nhịp điệu của các thao tác sắp đặt gây cho trẻ hứng thú đặc biệt” [36,205] Tác giả cũng cho biết: “Trong hoạt động tạo hình nếu thiếu sự quan tâm hướng dẫn thì trẻ không biết sử dụng sự phong phú của các loại vật liệu màu để thể hiện cảm xúc, ý định tạo hình của mình… Khi xây dựng chương trình hoạt động tạo hình cần lựa chọn và sắp xếp các nội dung tạo hình để dần dần tác động tới trẻ, tập cho trẻ quan sát và nhận ra được vẻ đẹp của màu sắc trong thế giới xung quanh, khơi gợi ở trẻ ước muốn được diễn tả lại vẻ đẹp

-đó vào tranh vẽ, tranh xếp dán…” [36,61]

Trong đề tài luận án “Ảnh hưởng của tri giác tới tưởng tượng sáng tạo trong

hoạt động vẽ của trẻ 5 - 6 tuổi” tác giả Lê Thanh Thủy cho biết: “Việc dạy trẻ biết

sử dụng màu chuẩn quy định cho các sự vật hoặc nhóm các sự vật nhất định là một việc đáng chú ý” [ 34,37]

Qua các nhận định trên cho thấy, các nhà giáo dục đã chú trọng tới việc bồidưỡng khả năng cảm nhận và thể hiện màu sắc trong hoạt động tạo hình của trẻ và

đã chỉ ra được khả năng thể hiện màu sắc trong các bức tranh của trẻ có liên quanchặt chẽ và quyết định bởi yếu tố tâm lý của trẻ qua hứng thú, xúc cảm, tình cảm

* Về kỹ năng xây dựng bố cục trong xếp dán tranh của trẻ

Ở nước ngoài đã có nhiều nhà tâm lý, giáo dục học nghiên cứu về hoạt động tạohình cho trẻ mầm non và khẳng định ý nghĩa của nhà giáo dục đối với sự phát triển khảnăng sang tạo thông qua phương tiện truyền cảm, trong đó bố cục trong HĐTH của trẻ

là một trong những khả năng sáng tạo được các nhà nghiên cứu quan tâm

Tác giả N.P.Xaculinna và T.X.Kômarova trong cuốn “Phương pháp dạy hoạt động tạo hình” đã viết “cảm giác nhịp điệu nảy sinh trước hết trong trường hợp tri giác tính cân đối, nhịp nhàng của đối tượng, sự sắp xếp có nhịp điệu của các bộ phận trong đối tượng chẳng hạn như của các cành cây, của các cây trồng trong phòng” Hay “Việc làm quen với những tác phẩm nghệ thuật tạo hình có một

Trang 17

ý nghĩa to lớn đối với việc giáo dục thẫm mỹ và phát triển những năng lực tạo hìnhcủa trẻ.” [22, 11-12] Như vật, với ý kiến này, nhà nghiên cứu cho chúng ta biếtđường hướng để hình thành cảm giác nhịp điệu cho trẻ (dấu hiệu đầu tiên của khảnăng xây dựng bố cục) chính là tri giác của sự vật, hiện tượng có tính nhịp điệutrong hiện thực Đồng thời ông cũng đưa ra một giải pháp để nâng cao kỹ năng tạohình cho trẻ là tổ chức cho trẻ được làm quen với những tác phẩm nghệ thuật Đây

là cơ sở để chúng tôi nhìn nhận sự cần thiết phải tổ chức cho trẻ mầm non tiếp xúc,tri giác các tác phẩm nghệ thuật như là một biện pháp rèn luyện cho trẻ kỹ năng xâydựng bố cục

Ở Việt Nam có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề HĐTH, đặc biệt

là hoạt động xếp dán tranh của trẻ Trong cuốn “Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nguyễn Thị Ánh Tuyết đã nhận xét khả năng cảm nhận, khả năng thể hiện bố

cục tranh và việc hướng dẫn trẻ cảm thụ vẻ đẹp trong các tác phẩm tạo hình như:

Trẻ rất ham thích HĐTH song chúng lại chưa có ý thức đầy đủ trong việc sáng tạo

ra cái đẹp và chưa có khả năng phát hiện ra cái đẹp trong sản phẩm tạo hình Đặc biệt khi hoạt động xếp dán tranh, trẻ không chỉ dùng các phương tiện truyền cảm hình dạng, màu sắc mà cần phải biết bố cục tranh Bố cục trong tranh vẽ là một vẫn đề rất khó khăn trong việc cảm nhận cũng như khả năng thể hiên đối với trẻ Vì vậy, tác giả khẳng định “… Việc làm để gợi ý có hiệu quả nhất là cho trẻ xem những bức tranh có chọc lọc do các họa sĩ tài hoa hay các em nhỏ có năng khiếu vẽ ra” [30-301] Với nhưng kết luận trên, tác giả đã đưa ra các tiêu chí để giáo viên

lựa chọn những tác phẩm nghệ thuật tạo hình phù hợp với trẻ

Lê Thanh Thủy với kết quả nghiên cứu về “Tổ chức tri giác tác phẩm nghệ thuật tạo hình để phát triển trí tưởng tượng và sáng tạo của trẻ mẫu giáo trong HĐTH” đã chỉ ra rằng: Để phát triển trí tưởng tượng sáng tạo trong hoạt động tạo

hình, trẻ phải đước tiếp xúc một cách tích cực đối với thế giới các sự vật hiện tượngxung quanh, đồng thời phải được tổ chức để lĩnh hội vân dụng một cách sáng tạocác cách thức sử dụng các phương tiện tạo hình (đường nét, màu sắc, hình dáng, bốcục,…) để xây dựng hình tượng thẩm mỹ và thể hiện những suy nghĩ, tình cảm củamình thông qua hình tượng [35,23]

Trang 18

Hay trong cuốn Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non,

Lê Thanh Thủy có viết: “Với các cơ hội được xê dịch, chắp ghép, xếp chồng, chelấp các mảng hình, các chi tiết, bộ phận của hình tượng trong hoạt động xếp dántranh đã tạo điều kiện cho trẻ được học hỏi nhiều về kích thước, về tỷ lệ, về cấu trúccủa các sự vật, đồng thời tập cho trẻ sắp xếp bố cục trên mặt phẳng của không gianhai chiều” [36,205]

Với kết quả nghiên cứu của Đàm Thị Hoài Dung về đề tài “Một số biện pháp tổ chức hoạt động xếp dán tranh trang trí nhằm giúp trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với các hoa văn dân tộc” đã cho thấy hiệu quả việc sử dụng các biện pháp thích hợp

khi trẻ làm quen với các bố cục hoa văn dân tộc trong hoạt động xếp dán tranh trangtrí.[9,72]

* Về kỹ năng thể hiện hình dạng trong xếp dán tranh của trẻ

Theo nghiên cứu của một số tác giả V.X Mukhina N.P.Xakulina…đã bắtđầu hiểu được chức năng thẫm mỹ của các đường nét, hình dạng Số lượng các hình

cơ bản mà trẻ tuổi này có khả năng học tăng lên (hình tròn, hình ô van, hình vuông,hình chữ nhật, hình tam giác…) tạo điều kiện cho trẻ mở rộng phạm vi các đốitượng miêu tả tự do Tuy nhiên các hình vẽ, cắt- xé của trẻ ở tuổi này vẫn còn mangnặng tính lắp ráp và còn gần gũi với các hình học cơ bản

Tác giả Lê Thị Đức - Lê Thanh Thủy - Phùng Thị Tường với tác phẩm “Các hoạt động tạo hình của trẻ mầm non” có viết: “Trẻ 4 - 5 tuổi có khả năng phân biệt

và điều chỉnh để tạo ra các dạng hình học… Tuy nhiên, các hình của trẻ chỉ mangnặng tính lắp ráp và còn gần gũi với các hình cơ bản Trong hoạt động tạo hình, trẻ

dễ tiếp thu và hình thành các khuôn mẫu sơ đồ đông cứng” [10,9]

* Về cảm xúc thẩm mỹ của trẻ trong hoạt động xếp dán tranh

Trẻ mẫu giáo đã có thể cắt được các hình theo từng phần và việc tạo nên cácsản phẩm từ các phần cắt rời của hoạt động xếp dán cũng dễ dàng hơn đối với trẻ.Bằng các nghiên cứu của mình, nhà giáo dục học I.L Guxarova đã chỉ ra rằng: Đểđạt hiệu quả cao trong giờ hoạt động cắt- dán thì việc dạy cắt- dán nên bắt đầu chính

từ việc thực hiện các nhiệm vụ tạo hình cụ thể- tạo các hình quen thuộc- sự hứng

thú đối với đề tài giúp trẻ vượt qua được những trở ngại về các cấu trúc và kĩ thuật.

Trong bài viết "Cảm xúc và sáng tạo"nhà giáo dục học T.X Komarova đã

Trang 19

nhấn mạnh rằng: Sự thể hiện đồ vật, hiện tượng trong tranh vẽ, hay khi nặn, cắt dán

sẽ giúp trẻ chính xác hoá và củng cố biểu tượng, kiến thức Tạo ra sản phẩm bằng các vật liệu khác nhau, trẻ sẽ nhận biết được đặc điểm tính chất và khả năng thể hiện chúng…[32;113]

Điều này có nghĩa rằng, khi được tham gia vào các hoạt động khác nhau củaHĐTH sẽ giúp cho trẻ có thể củng cố được những biểu tượng, những kiến thức cóđược trong quá trình khám phá thế giới xung quanh

Ở Việt Nam cũng đã có rất nhiều các nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề

về HĐTH đối với sự phát triển của trẻ mầm non như Phan Việt Hoa, khi nghiên cứu

đề tài “Một số biện pháp bồi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động tạo hình" đã khẳng định được vai trò của cảm xúc thẩm mĩ trong việc giáo dục thẩm mĩ và trong giáo dục phát triển toàn diện con người [11] Qua công trình

nghiên cứu này, bà đã chứng minh được vai trò của các dạng HĐTH trong việc bồidưỡng xúc cảm thẩm mĩ cho trẻ, đồng thời bà cũng đưa ra được các biện pháp giáodục thẩm mĩ cho trẻ trong HĐTH

Khi nghiên cứu về “Ảnh hưởng của tri giác tới tưởng tượng sáng tạo trong hoạt động vẽ của trẻ 5- 6 tuổi” [34,40], Lê Thanh Thuỷ đã nghiên cứu về các điều kiện để nâng cao khả năng hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non, tác giả đã cho rằng: Việc tăng cường, bồi dưỡng cho trẻ hiểu biết về hệ thống chuẩn mẫu cảm giác và giúp trẻ vận dụng tích cực những hiểu biết đó vào quá trình tri giác, đặc biệt là tri giác các tác phẩm nghệ thuật sẽ tạo điều kiện để trẻ làm xuất hiện, phát triển cảm hứng của mình trong hoạt động tạo hình Kết luận này của tác giả đã

giúp chúng tôi trong việc hiểu được khả năng của trẻ trong HĐTH để từ đó chúngtôi có thể có những tác động cần thiết làm cho trẻ xuất hiện những cảm xúc củamình đối với hoạt động

Bằng những tổng kết về các nguồn tài liệu nghiên cứu, trong đề tài “Bồi dưỡng sinh viên CĐSP khả năng sử dụng nghệ thuật trang trí trong tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non”, tác giả Võ Thị Bích Vân đã kết luận rằng “… những bài vẽ trang trí, xé dán trang trí, hay các bài tập tạo hình nói chung đều là

“mật ngọt"nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, đem đến cho các em những rung cảm về cái đẹp của đường nét, hình khối; của màu sắc, ánh sáng và quy luật xa gần được hiện

Trang 20

lên qua chủ đề miêu tả, để rồi dần làm nảy sinh trong trẻ ước mơ muốn tạo nên cái

gì đó để mang lại niềm vui, những điều tốt đẹp cho những người xung quanh, cho cuộc sống này”[40 ;10]

Nói tóm lại, những nghiên cứu về hoạt động xếp dán tranh cũng như việc rènluyện kĩ năng xếp dán tranh cho trẻ mẫu giáo không nhiều Các nghiên cứu chỉ dầnlại ở những kỹ năng đơn lẻ Nhìn chung, các nghiên cứu trên đã cho thấy sự cần thiếtphải rèn luyện kỹ năng xếp dán tranh cho trẻ bằng những biện pháp khác nhau nhằmnăng cao chất lượng giờ học tạo hình nói chung và hoạt động xếp dán tranh của trẻnói riêng Tuy nhiên, việc đi sâu nghiên cứu về các biện pháp rèn luyện kỹ năng xếpdán tranh vẫn còn chưa được quan tâm đúng mức

Thiết nghĩ việc nghiên cứu một số trò chơi tạo hình rèn luyện kỹ năng xếpdán tranh, cũng như việc làm phong phú thêm nguồn trò chơi và hướng dẫn trò chơi

đó một cách cụ thể sẽ mang ý nghĩa cả về lí luận và thực tiễn đối với việc rèn luyện

kĩ năng xếp dán tranh cho trẻ mẫu giáo

Những thành tựu nghiên cứu đã kiểm chứng ở trên chứa đựng những nộidung quan trọng, trực tiếp góp phần làm cơ sở nghiên cứu cho đề tài

1.2 Vài nét cơ bản về nghệ thuật xếp dán tranh

Cắt- xé giấy là một loại hình thủ công đã có niên đại hàng trăm năm, nhưng

nó vẫn còn rất phổ biến hiện nay Và những mô tả ngắn sau đây sẽ khái quát phầnnào lịch sử và sự phát triển của bộ môn nghệ thuật lâu đời này

* Lịch sử ra đời của giấy

Trước khi phát minh ra giấy, con người đã ghi chép lại các văn kiện là cáchình vẽ trong các hang động hoặc khắc lên các tấm bia bằng đất sét, và sau đó nữa

là người ta dùng da, bản mộc để lưu trữ các văn kiện Kể từ khi người Trung Quốcphát minh ra giấy vào năm 105, giấy đã bắt đầu được sử dụng rộng rãi ở TrungQuốc, và mãi cho đến năm 750 kỹ thuật sản xuất giấy mới lan truyềnđến Samarkand qua các tù binh người Trung Quốc trong một cuộc tranh chấp biêngiới Giấy được mang đến châu Âu từ thế kỷ thứ 12 qua các giao lưu văn hóagiữaphương Tây Thiên chúa giáo, và phương Đông Ả Rập cũng như qua TâyBanNha thời kỳ Hồi giáo

Trang 21

* Nghệ thuật cắt - xé giấy

Từ khi có sự ra đời của giấy thì nghệ thuật cắt giấy đã xuất hiện gần nhưcùng lúc.Chẳng bao lâu nó đã trở nên rất phổ biến ở Trung Quốc, đặc biệt là vàotriều đại nhà Tống (960-1279) Các nghệ sĩ đầu tiên có lẽ là các thành viên phục vụtrong triều đình ,cắt giấy đã nhanh chóng lan rộng và trở thành nghệ thuật dân gian ,

nó được người TQ sử dụng vì nhiều lý do như: trang trí nhà cửa, trang trí cho lồngđèn, trong các lễ hội, vv Các hoa văn tạo thành từ giấy được sử dụng như trang trícho ghế sedan, hộp, tủ , và đĩa) Các mô hình cho giấy cắt của Trung Quốc chủ yếuđược lấy từ thần thoại Trung Quốc Giấy lụa (một loại giấy rất mỏng) và giấy dathường được sử dụng cho nghệ thuật này

Cắt giấy của trung quốc (Xem phụ lục)

Ở Châu Âu Theo chân các nhà buôn qua con đường tơ lụa, nghệ thuật cắt

giấy Trung Quốc lần đầu đã đến Áo theo các món quà dâng lên nhà vua vào thế kỉ

15 và sau đó lan rộng trên toàn Châu Âu Sau khi bị "xuất khẩu" sang châu Âu, nó

đã trở thành một nét văn hóa truyền thống rất phổ biến, đặc biệt là ở Đức, Ba Lan,

Hà Lan, Thụy Sĩ và các nước khác.Các tác phẩm ban đầu thường là 'cỡ lòng bàntay" và bao gồm cảnh quan nhỏ bé, các họa tiết hoa văn trang trí, mẫu cắt giấy vàothời đó thường được sử dụng để trang trí nội thất vì nó rẻ hơn so với những chạmkhắc truyền thống Vào thế kỉ 16-17, nghệ thuật cắt giấy bắt đầu phát triển rộngkhắp và tùy theo từng quốc gia mà tên gọi nghệ thuật này có sự khác nhau

Ở Ba Lan (wycinanki) cắt giấy đạt đỉnh cao giữa năm 1840 và đầu Thế chiến

I Các tác phẩm đầy màu sắc được thực hiện với kéo cắt lông cừu Thậm chíngàynay cắt giấy Ba Lan nhất vẫn còn được thực hiện với kéo cắt lông cừu thô vàchủ yếu cho trang trí tường nhà Tác phẩm chủ yếu là những hình dạng của mộtbánh xe hoặc hình vuông, con gà trống và gà mái, các câu chuyện cổ tích trong đó

có một số mô-típ chung Một số nghệ sĩ thường sử dụng màu sắc trong các thiết kếcủa họ bằng cách sử dụng nhiều tờ giấy dán lên nhau

Một số tác phẩm wycinanki truyền thống của người Ba Lan (Xem phụ lục)

Trong tiếng Đức, cắt giấy được gọi là Scherenschnitte Scherenschnitte xuất hiện tại

Đức vào khoảng thế kỉ 16 và ngày nay vẫn còn là một hình thức nghệ thuật phổ biến

Trang 22

trong văn hóa người Đức, các tác phẩm thường lấy cảm hứng từ kinh thánh, các bàithơ, những câu chuyện tình lãng mạn

Nghệ thuật papercutting tại Hoa Kỳ bắt đầu với những người nhập cư Đức tạiPennsylvania, cũng như những người khác đã đưa nghề của họ đến nước Mỹ từ châuÂu Mặc dù chưa bao giờ được một số lượng lớn các nghệ sĩ tham gia nghệ thuật nàytrong quá khứ, thế nhưng gần đây nó đã được phục hưng bởi những người đam mêcắt giấy và các nhà sưu tập muốn tìm kiếm những tác phẩm cắt giấy cổ The Guild ofAmerican Papercutters là hiệp hội những nghệ sĩ cắt giấy lớn nhất tại mỹ với hàngtrăm thành viên đến từ khắp nơi trên thế giới.Thành viên của GAP từ nghiệp dư đếnchuyên nghiệp , và từ người mới bắt đầu cho đến những nghệ sĩ thực thụ

Tác phẩm Scherenschnitte được làm từ năm 1758 (Xem phụ lục)

Một số tác phẩm Scherenschnitte cổ từ thế kỉ 18 (Xem phụ lục)

Tại các nước khác Papercutting tại Mexico được gọi là Papel-Picado, hoặc

"giấy đục lỗ "và có nguồn gốc ở Mexico thời cổ đại Người Aztec sử dụng dâu và

vỏ cây để làm cho một hình thức thô của giấy, được gọi là 'Amatl.' Ở Mexico, trong

thời gian giữa năm 1800, mọi người buộc phải mua hàng từ 'Hacienda" (Một kiểuhình thức bán hàng như thời bao cấp ở Việt Nam) và ở đây họ bắt đầu tiếp cận vớigiấy từ Trung Quốc Trong những năm gần đây, giấy lụa đã trở thành loại giấy chủ

yếu sử dụng cho Papel-Picado Nghệ nhân sẽ tạo các lớp 40 đến 50 tờ màu sắc khác nhau của giấy tại một thời điểm và họ sử dụng fierritos (dạng như cái xiên dùng để xiên thịt nướng), hoặc đục Khi hoàn thành, tác phẩm được treo trên dây để làm biểu

ngữ dài sử dụng cho đám cưới, lễ hội tôn giáo, và các sự kiện đặc biệt khác Thiết

kế bao gồm các loài chim, hoa, và động vật Thiết kế bộ xương cũng được sử dụng

để tôn vinh "Ngày của người chết" một ngày lễ kỷ niệm đặc biệt ở Mexico

Một số tác phẩm "Papel-Picado" (Xem phụ lục)

Nghệ thuật papercutting đã trở thành một phần của nhiều nền văn hóa khácnhau bao gồm cả người Do Thái Cắt giấy truyền thống của người Do Thái đã được

sử dụng cho dân chúng để trang trí ketubahs (hợp đồng thỏa thuận tiền hôn

nhân Nó được coi là một phần truyền thống hôn nhân của người Do Thái ,Ketubahs vạch ra các quyền và trách nhiệm của chú rể, trong mối quan hệ với các

Trang 23

cô dâu) và những ngày lễ (như Shabbat Mitzvah, và lễ Vượt Qua, vv.) Và được trân

trọng treo như tác phẩm nghệ thuật trong nhà của người Do Thái

Silhouette (Hình cắt bóng) là một hình thức của cắt giấy Hình cắt bóng đầutiên ở Đức đã được thực hiện khoảng năm1631 Lần đầu tiên, cái bóng của nhữngngười thân yêu đã được bảo quản Nó phản ánh mong muốn nắm bắt được chândung của người bằng cách sử dụng cắt giấy đơn giản Một bức chân dung hình bóng

có thể được sơn hoặc vẽ Tuy nhiên, phương pháp truyền thống của việc tạo ra chândung hình bóng là cắt từ các tông màu đen nhẹ, và gắn kết chúng vào một nền nhạt(thường là màu trắng) Một nghệ sĩ chân dung hình bóng truyền thống sẽ cắt chândung của một người, tự do, trong vòng vài phút

Hình cắt bóng (Xem phụ lục)

Nhật Bản là một trong những quốc gia cũng chịu ảnh hưởng từ nghệ thuật cắtgiấy Trung Quốc Thế nhưng người Nhật đã phát triển nó trở thành một trong nhữngnghệ thuật độc đáo và trở thành một nét văn hóa đặc trưng của đất nước mặt trờimọc.Thuật ngữ kirigami vốn được dùng chung cho môn nghệ thuật này Trong ngôn

ngữ Nhật Bản thì “kiri” có nghĩa là “cắt” và “gami” có nghĩa là “giấy Thông

thường, một tác phẩm kirigami được bắt đầu bằng gấp giấy thành nhiều phần , cácđường cắt sau đó sẽ làm tờ giấy sau khi mở ra mang hình ảnh của một bông hoatuyết, các hình đa giác đối xứng, hay những bông hoa và điểm chung là chúng đều

đối xứng qua tâm Những tác phẩm như vậy được gọi là Mon-kiri Ảnh minh họa

là nghệ sĩ nổi tiếng nhất về môn nghệ thuật này Bà đã xuất bản rất nhiều sáchhướng dẫn cắt Kirie

Tại Nhật Bản, còn có tranh xé giấy lại là một nghệ thuật truyền thống phát triển qua rất nhiều thế kỷ Người Nhật gọi những bức tranh đẹp đẽ này là Chigiri-e (ちぎり絵), trong đó chigiri nghĩa là “xé” còn e ở đây nghĩa là “tranh” Nghệ thuật

Trang 24

này có từ hàng thế kỷ trước, đến Nhật Bản từ quá trình thông thương với TrungQuốc Điều đặc biệt là ở nghệ thuật tranh xé dán này, người Nhật Bản chỉ sử dụngloại giấy truyền thống Washi của mình.

Tranh Chigiri-e (Xem phụ lục)

Giấy Washi được tạo ra kể từ sau thế kỷ thứ 6, khi giấy lần đầu tiên xuất hiệntại Nhật Bản bởi những nhà buôn Trung Hoa.Còn về cơ bản, bạn có thể hiểu rằngwashi là loại giấy mỏng nhưng rất dai, với nhiều hoạ tiết và màu sắc khiến nó được

sử dụng trong rất nhiều môn nghệ thuật truyền thống của Nhật Bản như: chế tạoquạt giấy, ứng dụng trong nghệ thuật thư pháp, gấp giấy nghệ thuật…

Điều thú vị nữa của loại hình nghệ thuật này chính là, không chỉ có nhữngnghệ nhân với bàn tay khéo léo mà ngay cả những đứa trẻ hay những bà nội trợ bậnrộn bếp núc vẫn có thể yêu thích và tham gia sáng tạo nên những bức tranh xinh đẹpnày Tại nhiều trường học của Nhật Bản, hay các lớp học nghệ thuật ngoài giờlàm…người ta không chỉ dạy các bộ môn đang phổ biến ở rất nhiều quốc gia nhưnghệ thuật thư pháp, biểu diễn âm nhạc truyền thống… mà còn cùng nhau tìm hiểu

về chigirie Hãy xem sự chăm chỉ của các “nghệ nhân” tí hon hay những phụ huynhbận rộn say mê cùng bức tranh của mình!

Ảnh minh họa (Xem phụ lục)

Ở Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Trung Quốc Tranh dán, cắtgiấy ra đời và phát triển từ ngành nghệ thuật thủ công mỹ nghệ bằng giấy và cácloại chất liệu khác như tre, nứa, lá,… để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt văn hóa,tinh thần, vui chơi, giải trí của các từng lớp nhân dan trong xã hội Vì vậy, cácngành nghệ thuật thủ công mỹ nghệ ra đời và ngày càng phát triển để phục vụ nhucầu đa dạng và phong phú của mọi từng lớp trong xã hội như phục vụ tín ngưỡng vàviệc thờ cúng bằng các đồ hàng mã

Tại Festival Huế 2010 vừa được trao kỷ lục Việt Nam cho bức tranh“Đếnhẹn lại lên” Tận dụng 60 kg giấy từ tạp chí cũ, họa sĩ Hồ Đắc Hiệp xé, dán tạo nênbức tranh miêu tả cảnh đồng quê thanh bình Tác phẩm này cùng 7 hoạt động vănhóa khác tại Festival Huế 2010 vừa được trao kỷ lục Việt Nam

Tranh “Đến hẹn lại lên”(Phụ lục)

Đặc biệt đối với trẻ em Việt Nam, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ được làm

Trang 25

từ giấy có sức hấp dẫn rất lớn bởi hình dáng ngộ nghĩnh, màu sắc tươi vui, sự phongphú, đa dạng về loại hình, mẫu mã của các loại đồ chơi không hề đắt tiền mà lại rất

dễ kiếm như các loại đèn trung thu, các loại mặt nạ, đầu sư tử làm bằng giấy bồi haynhững cánh diều bay trên bầu trời, bên cạnh tiếng sáo réo rắt trong buổi chiều hè là

sự hấp dẫn của những hình mảng với những màu sắc rực rỡ được tạo thành các hìnhkhác nhau từ giấy, lụa…

1.3 Đặc trưng hoạt động xếp dán tranh của trẻ mẫu giáo

1.3.1 Khái niệm xếp dán tranh

Theo tiếng Anh thì thuật ngữ “nghệ thuật cắt dán" được gọi là collage - đó là

việc cắt, xé, dán từ giấy, vải hoặc từ các loại nguyên vật liệu khác để tạo thành bứctranh ảnh yêu thích Theo tiếng Hy Lạp thì xếp dán tranh được gọi là “applicatio”-tức là sắp xếp, đặt lên - đó là phương pháp tạo nên hình ảnh nghệ thuật từ nhữnghình mảng có hình thù khác nhau được tạo ra từ một loại vật liệu nào đó và dán lênhay khâu lên nền (là mặt phẳng) thích hợp…Tranh xé - cắt - dán là một loại hìnhđược thể hiện bằng phương pháp xé, cắt, dán, trên cơ sở màu sắc vốn có của chấtliệu mà người thể hiện lựa chọn cho phù hợp với ý đồ và đối tượng được thể hiện.Đây là loại tranh được bắt nguồn từ tranh ghép nghệ thuật như ghép từ các mảnh sứ,

từ bát đĩa vỡ, từ mảnh kính, từ vỏ chai…Chất liệu của tranh xếp dán chủ yếu là từgiấy hay từ các đồ phế liệu, vì thế nên nó có một sức hấp dẫn rất lớn đối với conngười và cảm xúc của con người

Với tính cách là một dạng HĐTH của trẻ mầm non, cắt - xé dán làmột hoạt động mà trẻ nhỏ rất yêu thích: trẻ vui sướng vì giấy màu rực rỡ, về sự bốtrí các hình theo một nhịp điệu đẹp; hơn nữa chính những kĩ thuật cắt - xé dán cũnglàm cho trẻ thích thú và tích cực đối với hoạt động này Vậy hoạt động xếp dántranh của trẻ mầm non được hiểu như thế nào?

Xếp dán tranh là một hoạt động tạo hình trên mặt phẳng Sau khi được

cắt, xé các hình mảng sẽ dán lên nền giấy… Giấy nền có thể là giấy màu hoặc là giấy trắng.

Bằng cách cắt, xé, dán hình có thể tạo thành tranh tĩnh vật, chân dung,phong cảnh, tranh sinh hoạt và tranh về các con vật

Cắt giấy: Là dùng kéo, dao để cắt, rọc giấy thành hình theo ý muốn

Trang 26

như: con vật, hoa, cây, nhà…, cắt giấy có đặc điểm sau:

Hình cắt không đòi hỏi đúng, chính xác như thật, chỉ cần rõ đặc điểm của đối tượng.

Nét cắt hình: đanh, gọn, sắc, thẳng, cong theo ý muốn.

Xé giấy: là dùng tay để xé thành hình theo ý muốn Vì thế:

Hình xé giấy không yêu cầu đúng, chính xác như mẫu, cần rõ ràng đặc điểm.

Nét xé mềm, không thẳng, không nhẵn nhụi như nét cắt, mà cần rõ nét xơm, to mảnh khác nhau để diễn tả hình.

Cắt, xé dán hình tạo ra sản phẩm trên mặt phẳng bằng giấy màu Vì thếmàu sắc thường rực rỡ, tươi sáng hoặc trầm đậm Ví dụ: mùa xuân thường chọn giấymàu tươi sáng, rực rỡ, ngày đông cần chọn giấy sẫm màu, màu tối hoặc đậm, các ngày

lễ hội màu vui tươi, ngày nắng cần màu chói chang…

Giấy để cắt, xé là rất cần thiết, sao cho phù hợp với nội dung hoặc theo ýthích Sản phẩm của hoạt động tạo hình này được gọi là tranh xếp dán

Trong một bức tranh có thể kết hợp giữa cắt, xé dán và dùng bút dạ đểnhấn mạnh chỗ cần thiết

1.3.2 Vai trò giáo dục của hoạt động xếp dán tranh đối với sự phát triển của trẻ mẫu giáo

*Hoạt động xếp dán tranh góp phần phát triển trí tuệ, nhận thức của trẻ Mẫu giáo

Hoạt động xếp dán tranh tuy không phổ biến và sử dụng nhiều như hoạt động

vẽ ở trường mầm non nhưng đây cũng là một hoạt động mà trẻ mẫu giáo rất thíchthú, vì nó gắn liền với cuộc sống học tập và vui chơi của trẻ Chúng ta hãy tưởngtượng xem, chỉ bằng những đồ phế liệu hay những mảnh giấy vụn, len vụn… với trítưởng tượng phong phú của con người, chúng ta có thể làm ra được những sảnphẩm hết sức độc đáo

Các giờ học xếp dán tranh thường có vai trò rất lớn trong việc phát triểntrí tuệ cho trẻ, bởi vì khi tham gia vào xếp dán, xé dán trẻ được làm quen với cácvật liệu như: giấy màu, hột hạt khô, hồ dán, kéo… trẻ dần nắm được tên gọi, cáctính chất của chúng đồng thời từng bước khai thác được kinh nghiệm sử dụng và

Trang 27

biết cách sử dụng như: cách bôi hồ, cách cầm kéo và xé, cắt… từ đó sẽ thúc đẩy

sự phát triển trí tuệ của trẻ

Trong quá trình xếp dán, trẻ huy động thường xuyên và tích cực các khảnăng hoạt động trí tuệ như: óc quan sát, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng… vào việc

mở rộng vốn hiểu biết về sự phong phú của các biểu tượng, các vị trí trongkhông gian Để thực hiện được nhiệm xếp dán tranh cần hướng trẻ quan sát vàghi chép các yếu tố như: màu sắc, kích thước, hình dạng, sự sắp xếp… và nhữngchuẩn mẫu đã có trong vốn kinh nghiệm của mình Cùng với sự hướng dẫn của

cô giáo phân tích, so sánh, đối chiếu các đối tượng dần hình thành các thao tác tưduy cần thiết cho trẻ, đồng thời mở rộng vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xungquanh để từ đó phát triển các phẩm chất trí tuệ như: tính ham hiểu biết, tính tựgiác, tính tích cực nhận thức

Khi học xếp dán, trẻ quan sát đối tượng và thể hiện suy nghĩ của mìnhbằng lời nói, quá trình nhận xét đánh giá sản phẩm cũng góp phần thúc đẩy ngônngữ mạch lạc của trẻ hoàn thiện hơn

Hoạt động xếp dán tranh cũng góp phần phát huy tính độc lập trong suynghĩ, tìm tòi và giúp các bé có thể tìm hiểu thêm về một số kiến thức cơ bản củanghệ thuật tạo hình, giúp trẻ biết tận dụng vẻ đẹp của tranh xếp dán vào cuộcsống sinh hoạt hàng ngày

* Hoạt động xếp dán góp phần phát huy khả năng sáng tạo và giáo dục thẩm mỹ cho trẻ Mẫu giáo

Trẻ lứa tuổi mẫu giáo đang trong thời kỳ phát cảm của những xúc cảmthẫm mỹ, những xúc cảm tích cực, dễ chịu được nảy sinh khi trẻ tiếp xúc trựctiếp với cái đẹp của màu sắc, bố cục nhịp điệu của các chi tiết, sự thay đổi thú vịkhi xê dịch tạo nên hứng thú đặc biệt với việc tạo ra các sản phẩm xếp dán khôngchỉ là cơ hội cho trẻ tiếp xúc với cái đẹp, hiểu hơn về cái đẹp mà còn nảy sinh vàphát triển hứng thú và say mê sang tạo nghệ thuật cách sắp xếp các hình mảngphối hợp với sự thể hiện màu sắc tạo thành vẻ đẹp hài hòa, cân đối cho bức tranhhình thành ở trẻ những cảm xúc về cái đẹp của thế giới xung quanh, từ đó màhình thành thị hiếu thẩm mỹ sau này

Với việc gắn ghép các hình mảng trên bề mặt tranh cùng với sự tự do trong

Trang 28

việc lựa chọn màu sắc đã giúp trẻ tạo nên được những bức tranh có vẻ đẹp độcđáo Đối với trẻ mẫu giáo chúng ta không đòi hỏi trẻ phải sáng tạo ở mức độ cao

mà chỉ cần dạy cho trẻ tập suy nghĩ, tìm tòi trong việc sắp xếp bố cục, lựa chọnhoạ tiết và phối hợp màu sắc… để có thể tạo ra những bài xếp dán mang sắc tháiriêng, những sản phẩm của riêng mình Chính những sản phẩm đó có ảnh hưởngrất lớn đến việc giáo dục thị hiếu thẩm mĩ và tình cảm thẩm mĩ cho trẻ

*Hoạt động xếp dán tranh góp phần giáo dục tình cảm, đạo đức cho trẻ Mẫu giáo

Hoạt động xếp dán tranh cũng có tác dụng không nhỏ đến việc giáo dục đạođức cho trẻ mầm non bởi vì thông qua quá trình hoạt động trẻ luôn luôn tỏ ra biếttrân trọng những sản phẩm của mình cũng như của bạn, và đồng thời tạo cho trẻ có

ý thức làm điều tốt cho mọi người

Với mỗi sản phẩm xếp dán trẻ được chia sẻ tình cảm của mình và tiếp nhận ýkiến của mọi người xung quanh Trẻ sẽ rất sung sướng và say sưa kể về sản phẩmcủa mình khi có người lắng nghe, khi được sự động viên của người lớn trẻ càngmạnh dạn thể hiện sự sang tạo của mình Trẻ được tự do bộc lộ tình cảm của bảnthan mình, từ đó mà giảm bớt ức chế, tăng sự hưng phấn của bản than, từ đó giảmbớt các ức chế, tăng sự hưng phấn và kích thích hoạt động tích cực của trẻ

* Hoạt động xếp dán tranh góp phần chuẩn bị cho trẻ đi học ở trường phổ thông

Hoạt động xếp dán là một trong những hoạt động giúp hình thành ở trẻ cơ sởban đầu cho hoạt động học tập ở trường phổ thông như: giúp phát triển ở trẻ khảnăng phối hợp, điều chỉnh hoạt động của tay và mắt, biết nghe giảng, thực hiện theolời chỉ dẫn của cô giáo

Thông qua hoạt động xếp dán tranh mà các cơ tay của trẻ luôn luôn đượcphát triển, những vận động tinh của trẻ ngày càng trở nên tinh khéo hơn Trẻ có thể

dễ dàng dùng các cơ của bàn tay để xé toạc, xé bứt, hay xé tỉ mỉ theo những đườngkim châm Với đặc thù của mình, hoạt động tạo hình nói chung hay hoạt động xếpdán tranh nói riêng luôn tạo cho trẻ có một tâm thế thật thoải mái trong quá trìnhhoạt động, chính điều này đã làm cho cơ thể trẻ cũng được phát triển một cách tốtnhất Hoạt động này giúp trẻ chuẩn bị tâm lý sẵn sàng bước vào học tập ở trường

Trang 29

phổ thông như: lòng ham hiểu biết, ham học hỏi, học tập có mục đích và nỗ lực…

Như vậy, các nhà sư phạm cần lưu ý hơn tới việc tổ chức và giải quyết cácnhiệm vụ tạo hình (trong đó có hoạt động xếp dán tranh) góp phần phát triển mộtcách toàn diện nhân cách trẻ Mầm non

1.2.3 Nội dung và cách thức tổ chức hoạt động xếp dán tranh cho trẻ mẫu giáo 4

- 5 tuổi

1.2.3.1 Nội dung giáo dục và phát triển của chương trình hoạt động xếp dán tranh của trẻ 4 - 5 tuổi

Nội dung giáo dục và phát triển của chương trình hoạt động xếp dán tranh

của trẻ được đề cập trong giáo trình “Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non” của tác giả Lê Thanh Thủy như sau:

- Đối với trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi, trẻ đã phát triển nhiều về cả kiến thức, tâm

lí và kĩ năng, tiếp tục mở rộng tầm hiểu biết về các sự vật, hiện tượng trong thiênnhiên cũng như trong cuộc sống Tập phân biệt, gọi đúng tên của các đặc điểm, dấuhiệu đặc biệt là tên hình và màu

- Tập cho trẻ phân biệt tính chất, sự giống nhau và khác nhau của các hình:tròn với ô van, vuông với chữ nhật, tam giác với tứ giác,… Tập phân biệt sự giống

và khác nhau giữa các hình tự nhiên với hình tổ chức (hình mang tính ước lệ) và vớicác hình hình học

- Tiếp tục ôn luyện khả năng cảm nhận và sử dụng 6 màu chủ yếu(đỏ- vàng- dacam- lục- lam- tím) và ba màu trung tính cùng một số sắc thái đậm nhạt của các màu

- Tập sử dụng màu “có suy nghĩ” để tạo được vẻ hấp dẫn cho tranh

- Phát triển khả năng định hướng không gian, khả năng xác định và hiểu cácquan hệ không gian tương đối phức tạp: “ở giữa cái này với cái kia”, “góc phải phíatrên”, “góc trái phía dưới”, “ đối diện”, “khoảng cảnh đều nhau”…

- Tăng cường bồi dưỡng cảm xúc nhịp điệu, rèn luyện ở trẻ khả năng xâydựng bố cục trong không gian tranh Tập sắp xếp có nhịp điệu các hình ảnh trênkhắp mặt trận Tập tạo bố cục theo hang với nhịp lặp đi lặp lại và nhịp kẽ đều đặn

- Tăng cường bồi dưỡng kỹ thuật xé: Xé bằng các vận động thô như: “xétoạc”, “xé bứt”, xé bằng các vận động tinh của các đầu ngón tay: “xé bấm” theo

Trang 30

đường thẳng và các đường cong, lượn…

- Vào cuối học kỳ II của năm học có thể cho trẻ tập sử dụng kéo: tập cầm kéođúng cách, điều khiển lưỡi kéo bằng tay phải, cầm giấy và điều khiển tờ giấy bằngtay trái Tập cắt các đường thẳng và đường cong

- Củng cố kỹ năng xếp và dán

- Cho trẻ làm quen với hoạt động “cùng sang tác” tập thể, tìm kiếm nội dungcho tranh tự do

Như vậy, nội dung giáo dục của hoạt động xếp dán tranh được tổ chức ngay

từ độ tuổi bé và mang tính liên hoàn nhằm củng cố và phát triển cho trẻ cả về nhữngtri thức trong cuộc sống lẫn những kỹ năng kỹ xảo của hoạt động tạo hình đặc biệt

là hoạt động xếp dán tranh

1.2.3.2.Cách thức tổ chức hoạt động xếp dán tranh cho trẻ 4 - 5 tuổi

* Tạo động cơ cho hoạt động xếp dán

- Nguồn cảm hứng cho sự thể hiện trong hoạt động xếp dán có thể xuất phát

từ chính những trò chơi, đặc biệt là các trò chơi xếp hình, ghép tranh bằng các bộ đồchơi chất liệu cứng

- Những tìm kiếm, khám phá các hình dáng đa dạng của mọi vật trong môitrường xung quanh trẻ cũng là xuất phát điểm của các ý tưởng tuyệt vời

- Động cơ của hoạt động còn xuất phát từ các tình huống thú vị xảy ra trongcác cuộc dạo chơi ngoài thiên nhiên, các câu chuyện, những sự kiện, hiện tượngxung quanh

- Nội dung các chủ đề giáo dục trong trường mầm non cũng là nguồn nộisung phong phú cho hoạt động của trẻ

* Gợi ý điều kiện vật chất của Trò chơi rèn luyện kỹ năng xếp dán tranh

Với xu hướng tích cực phối hợp " sự thể hiện hai chiều " với " sự thể hiện bachiều " bằng nhiều vật liệu, chất liệu phong phú trong trường MN cần trang bị chohoạt động của trẻ các loại vật, liệu, công cụ sau:

- Vật liệu xếp dán:

+ Giấy làm nên tranh: các loại giấy dày, không quá mềm, bìa, giấy phế liệu

+ Giấy làm hình: giấy thủ công, giấy phế liệu (báo, họa báo, sách,…) khôngquá cứng và không quá bóng

Trang 31

+ Tăng bông hoặc chổi phết hồ.

+ Các bút màu, bút lông, bàn chải

+ Kéo, kim khâu

+ Búa nhỏ, kìm, đinh ghim,…

- Không gian hoạt động:

+ Trong phòng lớp: không gian chung và các góc (trên bàn và sàn nhà).+ Ngoài lớp học: ngoài sân, vườn, trong các cuộc dạo chơi ngoài thiên nhiên

- Một số điều cần chú ý khi sử dụng các dụng cụ, vật liệu:

+ Tùy theo loại vật liệu và tính chất của chúng (giấy, các loại vải, vật liệuthiên nhiên,…) mà sử dụng hoặc phối hợp các kỹ thuật cắt hay xé và các kỹ thuậttạo hình khác

+ Đặc biệt chú ý cho trẻ rèn luyện kỹ thuật cắt bằng kéo: cầm kéo tay phảiđúng cách, giữ và xoay giấy bằng tay trái,…

+ Chú ý kỹ thuật dán: trước khi dán sắp xếp thành bố cục tranh từ các phần

đã xếp Bôi hồ mặt trái cẩn thận bằng đầu nhón tay hoặc bằng công cụ (tăm bông,que giấy chổi phết hồ,…)

+ Giúp cho trẻ tập nhận biết và sử dụng các loại keo, hồ tùy theo loại chất liệucủa mình (keo dùng cho vải khác với keo dùng cho giấy.)

+ Cho trẻ làm quen và tích cực sử dụng các kỹ thuật mới: Gấp, cuốn, vònắm,vo viên

+ Cần nghiên cứu, tổ chức " Góc lưu trữ vật liệu " và dạy trẻ những cáchthức sắp xếp, bảo quản các loại vật liệu (gấp, vải, vật liệu tự nhiên,…) ở nơi thíchhợp (trong các loại túi, phong bao, hộp chai lọ,…), có trật tự và tiện cho việc sửdụng, dọn dẹp

Trang 32

* Tổ chức hoạt động xếp dán tranh cho trẻ 4 -5 tuổi

Cũng như các dạng hoạt động khác, việc tổ chức hoạt động cắt- xé dán phảidựa trên sự phát triển tri giác của trẻ Chính sự hiểu biết về hình dáng, về màu sắc,

về kích thước, về các mối quan hệ khác nhau của các vật thể trong thế giới xungquanh sẽ giúp trẻ biết suy nghĩ và có sự tưởng tượng sáng tạo trong giờ học

Với những nội dung giáo dục trên, tuỳ theo từng độ tuổi mà chúng ta có nhữngcách thức tổ chức hoạt động riêng Có thể nói rằng, cách thức tổ chức được xem làcác thủ thuật, các bước cụ thể của từng tiết học Để tổ chức một giờ học xếp dán đạthiệu quả, mỗi giáo viên cần cần thực hiện tốt việc chuẩn bị cho giờ học và việc tiếnhành tổ chức giờ học đó

Đối với trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi, thời gian đầu năm học, các hoạt động của trẻ

được tổ chức chủ yếu bằng các phương pháp mang tính ôn luyện để cung cấp các kỹ

thuật xếp và dán, sau đó là kỹ thuật xé và cắt Để sự ôn luyện không bị nhàm chán,cần thay đổi yêu cầu, tăng dần mức độ phức tạp của kỹ thuật và chất lượng của hình

Có thể bổ sung, cung cấp thêm cho trẻ một số hình do giáo viên cắt sẵn để tăng hứngthú và gợi sự tưởng tượng, sự tìm hiểu nội dung mới

Phương pháp chỉ dẫn trực quan có thể được phối hợp với biện pháp ôn luyện

(ví dụ: cắt trong không khí,…) và đặc biệt là biện pháp mang tính vui chơi để giúptrẻ rèn luyện các kỹ năng, hình thành kỹ xảo

Cần chú ý tới việc chính xác hoá những biểu tượng của trẻ về các đối tượng

Khi sử dụng nhóm phương pháp thông tin- tiếp nhận (bao gồm việc xem xét và

phân tích các đối tượng đưa ra để tạo hình) cô giáo cần nâng cao tính tích cực củatrẻ bằng cách tạo cơ hội cho trẻ kể về đồ vật, về các thuộc tính của nó và về cácphương thức thể hiện nó Trong các giờ hoạt động xếp dán cô giáo cần chỉ ra cho trẻthấy những phương án khác nhau về cấu trúc, các giải pháp lựa chọn màu sắc, cáccách sắp xếp khác nhau…

Trong suốt tiến trình giờ học, giáo viên nên vận dụng linh hoạt các phươngpháp và thủ pháp dạy học trong sự thống nhất, liên hoàn với nhau, đặc biệt vai tròcủa phương pháp dùng lời nói vô cùng quan trọng, cô giáo nên dựa vào những trithức, kỹ năng, kỹ xảo của trẻ để giải thích bài tập tạo hình cho trẻ mà không cần sửdụng đến những hành động trực quan

Trang 33

Với quá trình nhận xét tác phẩm nghệ thuật, cô giáo cần phân tích các tácphẩm của trẻ cùng với sự tham gia tích cực của chính bản thân đứa trẻ Những câuhỏi cô giáo đưa ra ngoài việc động viên khích lệ trẻ còn cần giúp trẻ có thể nói lênđược những nguyên nhân khiến tác phẩm của chúng chưa được thành công Ví dụnhư khi cho trẻ nhận xét về các bài cắt- xé dán tranh "nhà của em" không phải bàinào cũng giống nhau, cô giáo cần nhận xét cho trẻ thấy rằng phong cảnh về biển rất

đa dạng, nó được thể hiện bằng rất nhiều các cách khác nhau

Đối với trẻ mẫu giáo nhỡ, các phương pháp, biện pháp dùng lời cần tăng

dần: lời nói dần thay thế cho chỉ dẫn trực quan, lời nói hình tượng (các lời kể, bàithơ, bài hát, câu đố…) được sử dụng tích cực hơn để gợi sự liên hệ giữa các hìnhảnh tạo hình với các sự vật thật

Tổ chức xem tranh, so sánh sản phẩm của trẻ với các tác phẩm nghệ thuật đểgiúp trẻ thấy được mối liên hệ trong phương tiện truyền cảm cũng là một biện pháphướng dẫn hoạt động xếp dán tích cực

Đặc biệt cần tạo nhiều cơ hội, điều kiện cho trẻ tham gia các trò chơi tạo hình, cho trẻ sử dụng sản phẩm của mình vào các trò chơi và các sinh hoạt trong

trường lớp (tổ chức lễ hội, trang trí môi trường…)

Như vậy, để tổ chức một giờ hoạt động cắt- xé dán chúng ta có thể sử dụngnhiều các cách thức cũng như các thủ thuật khác nhau tuỳ theo từng độ tuổi và tuỳtheo từng tính chất của mỗi giờ hoạt động Sự thành công của giờ học phụ thuộc rấtnhiều vào việc các giáo viên sử dụng những phương pháp, biện pháp, thủ thuật dạyhọc phù hợp với tính chất của giờ học cũng như phù hợp với đặc điểm tâm lí cánhân của trẻ

1.4 Kỹ năng xếp dán của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi

* Khái niệm “Kỹ năng”

Kỹ năng là một vấn đề phức tạp Vì vậy, cho đến nay trong tâm lý học và lýluận học vẫn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về kỹ năng

- A.G.Côvalilôp trong cuốn “Tâm lý học cá nhân”cho rằng: “Kỹ năng là phươngthức thực hiện hành động phù hợp với mục đích và điều kiện hoạt động” [3, 11]

- Tác giả X.I.Kiêgop lại cho rằng: “Kỹ năng là khả năng thực hiện có hiệuquả hệ thống các hành động phù hợp với các mục đích và điều kiện của hệ thống

Trang 34

này” [45,18].

- Hai tác giả Paul Hersey và Ken Blanc Hard cho rằng: “Kỹ năng là khả năng

sử dụng tri thức, các phương pháp kỹ thuật và thiết bị cần thiết cho việc thực hiệncác nhiệm vụ nhất định có được từ kinh nghiệm giáo dục và đào tạo” [23,15]

- Theo H.D.Lêvitov: “Kỹ năng là sự thực hiện có kết quả một tác động nào

đó hay một hành động phức tạp hơn bằng cách lựa chọn và áp dụng đúng đắn cáchình thức hành động nhằm thực hiện hành động có hiệu quả” [20,70]

Ở Việt Nam các nhà nghiên cứu cũng đưa ra nhiều quan điểm khác nhau vềkhái niệm kỹ năng

- Tác giả Trần Trọng Thủy khi bàn về kỹ năng đã cho rằng: “Kỹ năng là một

kỹ thuật của hành động, con người nắm được hành động tức là kỹ thuật hành động

+ Quan điểm thứ nhất: Xem xét kỹ năng nghiêng về năng lực của chủ thểhoạt động Theo quan điểm này, kỹ năng vừa có tính ổn định, vừa có tính mềm dẻo,vừa có tính linh hoạt, tính sang tạo và tính mục đích

+ Quan điểm thức hai: Xem xét kỹ năng nghiêng về mặt kỹ thuật của thaotác hay hành động

Với hai quan điểm trên về hình thức diễn đạt tuy có vẻ khác nhau nhưng thựcchất chúng không hề mâu thuẫn hay loại trừ nhau

Như vậy có thể hiểu: Kỹ năng là khả năng của con người thực hiện một cách

có hiệu quả một hành động, công việc nào đó để đạt được mục đích đã xác định trên cơ sở nắm vững phương phức thực hiện và vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã có phù hợp với những điều kiện nhất định Kỹ năng được hình thành trong suốt cuộc đời.

* Khái niệm kỹ năng tạo hình:

Trang 35

Dựa vào việc đúc kết các tài liệu có liên quan chúng tôi đưa ra đượccác khái niệm sau:

Khái niệm về kỹ năng tạo hình được hiểu như sau: Khả năng thực hiện

và vận dụng có hiệu quả các phương tiện truyền cảm trong tạo hình với kinh nghiệm

đã có trong những điều kiện nhất định để hoàn thành tác phẩm tạo hình.

* Khái niệm kỹ năng xếp dán tranh:

Khái niệm về kỹ năng xếp dán tranh: Kỹ năng xếp dán tranh là khả năng thực hiện có hiệu quả những hành động, thao tác xếp dán trên cơ sở nắm vững những phương tiện truyền cảm cũng như ngôn ngữ nghệ thuật với các thể loại khác nhau để tạo ra các tác phẩm trong những điều kiện nhất định.

(Phương tiện truyền cảm cũng như ngôn ngữ nghệ thuật của thể loại xếp dán tranh bao gồm: bố cục, họa tiết, màu sắc, hình dạng).

* Kỹ năng xếp dán tranh của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi bao gồm: kỹ năng cắt, xé, dán.

Trang 36

+ Cắt theo đường viền khung: Cắt từng nhát một theo đường viền khung,

Theo nhà giáo dục học T.X.Komarova thì các yếu tố ảnh hưởng đến sự pháttriển năng lực XDT bao gồm: Các quá trình tâm lý như tri giác, tư duy hình ảnh,tưởng tượng ; cách thức hoạt động nghệ thuật; thái độ cảm xúc đối với các đối tượngnghệ thuật và hoạt động nghệ thuật Những quá trình tâm lý đó là cơ sở, là nền tảngcho mỗi loại hình hoạt động nghệ thuật và sự phát triển chúng ở mỗi loại hình nào đó

sẽ có ảnh hưởng tích cực trong việc thực hiện các loại hoạt động còn lại

Với bản chất là một hoạt động nghệ thuật, hoạt động XDT cũng giống nhưcác loại hoạt động sáng tạo khác của con người, nó cần có sự tham gia của rất nhiềucác yếu tố tâm lý, quá trình tâm lý, phẩm chất tâm lý khác nhau như: tri giác, trínhớ, tư duy, chú ý, tưởng tượng, xúc cảm, tình cảm, ý trí, nhu cầu trong đó yếu tốtâm lý quan trọng nhất ảnh hưởng đến khả năng HĐTH của trẻ là tri giác, tư duy,xúc cảm và tưởng tượng

Với trẻ 4 - 5 tuổi, các sản phẩm tạo hình như tranh vẽ, nặn hay tranh xé dán không chỉ phản ảnh những gì xảy ra ở xung quanh trẻ mà nó còn phản ánh cả những

sự kiện khá xa trong cuộc sống của trẻ Trẻ có những sáng tạo trong việc biến đổicác chủ thể tạo hình, biết bổ sung những cái mới và biết tự tìm ra những phươngthức thực hiện ý định sáng tạo của mình Chính nhờ có khả năng tưởng tượng màtrong quá trình xếp dán tranh trẻ dễ dàng chủ động, sáng tạo trong việc lựa chọn,

sử dụng các họa tiết, màu sắc trang trí và tạo nên những bố cục trang trí phong phú,

đa dạng khác nhau

Nhờ sự phát triển của hệ thần kinh, sự phát triển của não bộ, sự phát triển của

hệ cơ, hệ xương trẻ 4 - 5 tuổi có biểu hiện về sự thuần phục và khéo léo hơn trongviệc điều khiển và kiểm soát vận động của các cơ nhỏ ở ngón tay và bàn tay Đôi

Trang 37

tay trẻ làm việc phối hợp việc quan sát bằng mắt, sự vận động của các ngón taytrong khi xếp dán tranh được trẻ di chuyển một cách chính xác hơn Trẻ có thể thaotác với các vật nhỏ trong bàn tay: cầm, nắm, búng, bật, rải ; Đặc biệt vào cuối tuổimẫu giáo nhỡ trẻ bắt đầu có khả năng cầm, nắm được các vật bằng 2,3 ngón tay nhưcầm kéo, mẩu vải, giấy, bột hạt ngày một cách thuần thục hơn; dùng một tay giữvật này, tay kia giữ vật khác để thực hiện hoạt động xé, cắt, xếp, dán ; sử dụngchóp của ngón tay cái và một số ngón tay khác thao tác với các dụng cụ như nhíp,kẹp, kéo ; xếp chồng các vật lên nhau, lắp ghép, đan cài các đồ chơi đòi hỏi sựkhéo léo; dùng bút để vẽ và cắt được hầu hết các hình hình học; theo dõi việc điềukhiển một vật thể của bàn tay (bút chì, bút màu, kéo ) chỉ bằng mắt trong khi đầuvẫn giữ nguyên; cắt một bức tranh đơn giản trong đó có chỗ nối giữa đường thẳng

và đường cong, các góc chênh lệch nhau không quá 1cm; dán keo gọn gàng, sạchsẽ Do vậy, trẻ có thể thực hiện hoạt động XDT tương đối thuận lợi hơn

1.5 Trò chơi với việc rèn luyện kỹ năng xếp dán tranh cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi

1.5.1 Khái niệm “Trò chơi”

Trong cuốn từ điển Tiếng Việt, do trung tâm từ điển học xuất bản năm 2007định nghĩa: “Trò chơi là hoạt động bày ra để vui chơi, giải trí”.[32, 87]

Trò: Là hoạt động diễn ra trước mắt người khác để mua vui

Chơi: Là hoạt động giải trí hoặc nghỉ ngơi, chỉ nhằm mục đích cho vui mà thôi

- Trò chơi là một thuật ngữ và mang hai nghĩa khác nhau tương đối xa:

+ Nghĩa thứ nhất: “Trò chơi là chơi có luật và có tính cạnh tranh, thách thứcvới người tham gia phải biết quy tắc, mục đích, kết quả và yêu cầu”

+ Nghĩa thứ hai: “Trò chơi là những công việc được tổ chức và tiến hànhdưới hình thức chơi”

Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người và lịch sử phát triển trò chơi,các nhà tâm lý học Xô Viết trước đây đã cho rằng: “Trò chơi là một nghệ thuật xuấthiện sau lao động và là một hiện tượng mang tính xã hội, là phương tiện chuẩn bịcho đứa trẻ làm quen với xã hội người lớn”

Theo N.K.Crupxkalia trong cuốn “Trò chơi của trẻ mẫu giáo, tập 6 -Tuyểntập sư phạm toàn tập” Bà đã chỉ ra: “Trò chơi là phương tiện nhận biết thế giới, là

Trang 38

con đường dẫn dắt trẻ đi tìm chân lý” [22,12]

Như vậy, Cái chung của những nhận định về trò chơi đó là: “Trò chơi là một hoạt động thường dùng để giải trí và đôi khi được sử dụng như một công cụ giáo dục” Trong giáo dục thì: “Trò chơi là một phương pháp thực hành hiệu nghiệm nhất đối với việc hình thành nhân cách - trí tuệ của trẻ em”.

1.5.2 Đặc thù của trò chơi mẫu giáo

Như đã tìm hiểu, Hoạt động vui chơi (HĐVC) là hoạt động chủ đạo của trẻmẫu giáo HĐVC có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành nhân cách trẻ và làmtiền đề cho học tập ở lứa tuổi sau

Chơi là hoạt động mang tính chất vô tư Trẻ tham gia chơi nhờ sự hướng dẫn

của bản thân quá trình chơi chứ không phải kết quả đạt được của hoạt động đó Trò chơi mang tính tự do, tự nguyện và tính độc lập của trẻ được thể hiện rất cao trong trò chơi Tính tự do và tính độc lập của trẻ trong các trò chơi khác nhau được biểu

hiện cũng khác nhau

Một nét đặc thù của trò chơi là hành động chơi mang tính tự điều khiển.

Trong trò chơi chứa đựng luật chơi, đó là những quy định mà nhất thiết trẻ phải tuânthủ trong khi chơi, nếu phá vỡ chúng thì trò chơi cũng bị phá vỡ theo

Trong trò chơi có sự hiện diện của mầm mống sáng tạo L.X.Vưgơtxki đã

chỉ ra rằng, khi trong đầu đứa trẻ xuất hiện một dự định hay một kế hoạch nào đó vàchúng có ý muốn thực hiện nó thì có nghĩa là trẻ đã chuyển sang hoạt động sáng

tạo Óc sáng tạo, sáng kiến trong các trò chơi thuộc nhiều thể loại khác nhau được biểu hiện cũng khác nhau Loại trò chơi này có liên quan với cấu trúc cốt truyện,

với việc lựa chọn nội dung, lựa chọn các vai, với sự sáng kiến khi xây dựng hoàncảnh chơi Ở các thể loại trò chơi khác tính sáng tạo biểu hiện trong việc lựa chọncác phương thức hành động, trong các tình huống Ở loại thứ ba, nó thể hiện trongviệc vận dụng một cách thông minh những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của mình đểphán đoán trước được tình huống có thể xảy ra nhằm thay đổi chiến thuật chơi củamình Như vậy mầm mống sáng tạo của trẻ mẫu giáo được hình thành ngay trongtrò chơi

Trò chơi chứa đựng những xúc cảm tình cảm lành mạnh của người chơi Trò

chơi mang màu sắc cảm xúc chân thực mạnh mẽ Trẻ lao vào chơi với tất cả sự say

Trang 39

mê và long nhiệt tình của nó Trò chơi tác động mạnh mẽ và toàn diện đến trẻ, chính

vì thế nó thâm nhập một cách dễ dàng hơn cả vào thế giới tình cảm của trẻ mà tìnhcảm đối với chúng là động cơ mạnh mẽ nhất

* Sự khác biệt của trò chơi so với các hoạt động khác của trẻ

Ở lứa tuổi mẫu giáo, trò chơi luôn giữ một vị trí đặc biệt, nó chiếm ưu thế sovới các hình thức hoạt động khác Sở dĩ trò chơi khác với tất cả các hoạt động khác

1.5.3 Vai trò của trò chơi đối với sự phát triển nhân cách nói chung và hoạt động xếp dán tranh của trẻ mẫu giáo nói riêng

Trò chơi có mặt trong đời sống sinh hoạt hằng ngày của con người ở mọi lứatuổi Với trẻ nhỏ, vui chơi là nhu cầu không thể thiếu được, nó cũng quan trọng vàcần thiết không kém các nhu cầu của vật chất Nhiều nhà nghiêm cứu đã gọi trò chơi

Trang 40

và đồ chơi là những phép nhiệm màu của thế giới Loài người ra đời bao nhiêu nămthì trò chơi cũng có bấy nhiêu năm Trò chơi rất đáng tôn trọng vì nó chứa chất nhữngkhả năng cực lớn mà trước đây đôi khi các nhà giáo dục không thấy được hết.

Với trẻ mẫu giáo, vui chơi là hoạt động chủ đạo, nó trở thành phương tiệngiáo dục mạnh mẽ quyết định sự phát triển tâm lý, tác động đến tất cả mọi mặt của

cá nhân đứa trẻ, đến ý thức, tình cảm, ý chí, hành vi của trẻ và phát triển trí tuệ, đạođức, thẫm mỹ và thể lực Khi biên soạn về phần lý luận trò chơi các nhà bác học XôViết đã nghiên cứu và sử dụng những tác phẩm của các nhà tư tưởng lớn, các nhàgiáo dục tiến bộ trước đây như J.A.Coomenxki, J.J.Rousseau,… là những người chorằng trò chơi là phương tiện để phát triển toàn diện cho trẻ

Nội dung chủ yếu của trò chơi là phản ánh thế giới xung quanh trẻ, chínhnhờ có chơi mà trẻ hiểu được sâu sắc hơn nữa cuộc sống xung quanh Khi chơi,những kiến thức, kỹ năng mà trẻ lĩnh hội sẽ được làm chính xác hơn, phong phúhơn nhờ sự phát triển của dự định chơi, nhờ sự cụ thể hóa các động tác chơi và cácvai chơi trong trò chơi Mặt khác, trong khi chơi nảy sinh nhu cầu cần có những trithức mới để thể hiện trò chơi sống động hơn, gần với cuộc sống thực hơn Vì thếchơi không chỉ có tác dụng củng cố những biểu tượng đã có của trẻ mà còn là hìnhthức hoạt động nhận thức tích cực, độc đáo Chơi là dịp tốt nhất để trẻ tìm hiểu thếgiới xung quanh, qua đó kích thích tính tò mò, óc quan sát, năng lực phán đoán, tưduy,… Các tình huống nảy sinh trong trò chơi buộc trẻ phải động não suy nghĩ, đóchính là cơ hội rèn luyện trí tuệ, kỹ năng, làm nảy sinh nhiều sáng kiến, mầm mốngcủa sáng tạo sau này

Trò chơi là một hình thức sinh hoạt tập thể độc đáo giúp trẻ gần gũi nhau vàcủng cố thêm tình bạn sâu sắc của trẻ Qua trò chơi, trẻ còn nắm được những quytắc, hành vi xã hội, được trau dồi những phẩm chất tốt đẹp như lòng dũng cảm, tínhthật thà, tinh thần chủ động, tính kiên nhẫn,…

Trò chơi còn là phương tiện giáo dục thể lực bởi phần lớn các trò chơi đều cókèm theo những vận động Những vận động này giúp đẩy mạnh quá trình trao đổichất, tăng cường hô hấp, hệ tuần hoàn máu cho trẻ

Ngoài ra, trò chơi còn được sử dụng rộng rãi như là một phương tiện giáodục thẫm mỹ có hiệu quả bởi vì trẻ phản ánh thế giới xung quanh thông qua các vai,

Ngày đăng: 10/04/2016, 15:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. A.V. Daparogiet (1987), Những cơ sở giáo dục mẫu giáo Tập 1,2. Người dịch:Nguyễn Ánh Tuyết, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cơ sở giáo dục mẫu giáo
Tác giả: A.V. Daparogiet
Năm: 1987
5. Bộ giáo dục và đào tạo, Vụ giáo dục Mầm non – Vụ giáo viên – Trung tâm nghiên cứu giáo viên, Phương pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo hoạt động vui chơi, chương trình phát triển trẻ thơ, HN, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo hoạt động vuichơi, chương trình phát triển trẻ thơ
26. Nguyễn Quốc Toản - Phương pháp dạy học mỹ thuật - NXBĐHSP – 2005 27. Nguyễn Quốc Toản (2010), Giảo trình mỹ thuật. Tập 2: Tập nặn và cắt xé dán,NXB ĐHSPHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Quốc Toản (2010), Giảo trình mỹ thuật. Tập 2: Tập nặn và cắt xé dán
Tác giả: Nguyễn Quốc Toản - Phương pháp dạy học mỹ thuật - NXBĐHSP – 2005 27. Nguyễn Quốc Toản
Nhà XB: NXBĐHSP – 200527. "Nguyễn Quốc Toản (2010)
Năm: 2010
42. L.X.Vư gôtxki (1981), Tâm lí học nghệ thuật, NXB KH XH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lí học nghệ thuật
Tác giả: L.X.Vư gôtxki
Nhà XB: NXB KH XH
Năm: 1981
43. L.X.Vưgốtxki (1985), Trí tưởng tượng sáng tạo ở lứa tuổi thiếu nhỉ, Người dịch: Duy Lập, NXB phụ nữ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trí tưởng tượng sáng tạo ở lứa tuổi thiếu nhỉ
Tác giả: L.X.Vưgốtxki
Nhà XB: NXB phụ nữ
Năm: 1985
1. Đào Thanh Âm (chủ biên) - Giáo dục mầm non - NXBĐHQGHN – 1997 2. Đào Thanh Âm (chủ biên) - Giáo dục học mầm non (T3) - NXBĐHSPHN – 2004 Khác
6. Nguyễn Lăng Bình, Phan Việt Hoa - Tạo hình và phương pháp hướng dẫn hoạt động tạo hình (T2) - Trung tâm nghiên cứu và đào tạo giáo viên-Hà Nội – 1994 7. Ưng Thị Châu - Tạo hình và phương pháp hướng dẫn trẻ hoạt động tạo hình-NXBGD- 1999 Khác
8. Ngô Bá Công - Giáo trình mỹ thuật cơ bản – NXBĐHSPHN Khác
11. Phan Việt Hoa - Một số biện pháp bồi dưỡng cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động tạo hình - Luận án Phó tiến sĩ khoa học sư phạm tâm lý – 1996 Khác
12. Nguyễn Thị Hòa – Phát huy tính tích cực của trẻ mẫu giáo trong hoạt động vui chơi ở trường mầm non - 2006 Khác
13. Lê Xuân Hồng, Lê Thanh Bình (1989), Phương pháp dạy trẻ mẫu giáo vẽ, lắp ghép và cắt dán, TPHCM Khác
14. Ngô Công Hoàn (1995), Tâm lí học trẻ em lứa tuổi từ lọt lòng đển 6 tuổi, Trường CĐSPMGTW1 Khác
15. Hoàng Thị Lan Hương - Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giờ học vẽ trang trí của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi - Luận văn Thạc sỹ khoa học giáo dục mầm non – 2006 Khác
19. Levitov. H. D – Tâm lý học lao động – Matxcova - 1963 Khác
20. Vũ Thị Yến Nhi - Một số biện pháp bồi dưỡng khả năng cảm nhận và thể hiện màu sắc trong hoạt động vẽ cho trẻ 5-6 tuổi - Luận văn Thạc sỹ khoa học giáo dục mầm non – 2005 Khác
21. N.K.Crupxkalia - Trò chơi của trẻ mẫu giáo, tập 6 – NXB Tuyển tập sư phạm toàn tập Khác
22. N.P. Xaculina – J.X. Komarova – Phương pháp dạy hoạt động tạo hình – NXBGD – 1992 Khác
23. Paul Hersey, Ken Blanc Hard – Quản lý nguồn nhân lực – NXB Chính trị Quốc Gia - 1995 Khác
24. Nguyễn Thị Yến Phương - Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động dạy vẽ ở trường mầm non - Luận văn Thạc sỹ khoa học giáo dục mầm mon Khác
25. Nguyễn Quốc Toản - Tạo hình và phưgng pháp dạy tạo hình ở mẫu giáo - Viện khoa học giáo dục Hà Nội – 1999 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w