THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG SINH SẢN, SINH HỌC 11

16 1.4K 5
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ  NĂNG HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG SINH SẢN, SINH HỌC 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA SINH HỌC ~~~~~~~~ TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG TRONG DẠY HỌC SINH HỌC Đề tài: THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG SINH SẢN, SINH HỌC 11 Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Phan Đức Duy Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Vinh Lớp: LL&PPDHBM Sinh học K22 HUẾ, 11/2014 MỤC LỤC PHẦN I : MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Yêu cầu cấp thiết của xã hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế cần những con người tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học. Vì vậy, đặt ra cho ngành giáo dục cần phải đổi mới phương pháp dạy học. Theo Thái Duy Tuyên : “ Then chốt của đổi mới phương pháp dạy học là điều chỉnh mối quan hệ giữa tái hiện và sáng tạo, phải hướng đến việc tăng cường các phương pháp sáng tạo nhằm đổi mới tính chất hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học. Cần đặt ra cho các em những nhiệm vụ tìm tòi, những mâu thuẫn, những hiện tượng, những vấn đề, những mối liên hệ mới cần phát hiện. Trên cơ sở đó mà tăng cường hoạt động phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hoá, khái quát hoá, tưởng tượng và sáng tạo ”[8] Một trong những phương hướng để rèn luyện kỹ năng cho học sinh là đưa học sinh vào các tình huống. Từ việc giải quyết các tình huống đó một mặt các em được trang bị, củng cố tri thức, một mặt có thể rèn luyện cho các em kỹ năng về tư duy và các kỹ năng khác cần thiết cho quá trình học tập. Xuất phát từ những lý do trên, với mong muốn góp phần cải tiến phương pháp dạy học, nâng cao hiệu quả dạy học Sinh học 11 và rèn luyện được một số kỹ năng cho học sinh, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Thiết kế các bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa kiến thức trong dạy học chương Sinh sản, Sinh học 11”.” 2. Mục đích nghiên cứu Thiết kế và sử dụng các bài tập tình huống để để rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa kiến thức chương Sinh sản, Sinh học 11 nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy sinh học. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết Sưu tầm tài liệu có liên quan để hiểu rõ cơ sở lý luận về bài tập tình huống. Từ đó tiến hành thiết kế và sử dụng bài tập tình huống một cách hiệu quả. 3.2. Phương pháp chuyên gia Trao đổi với đồng nghiệp có hiểu biết và từng sử dụng bài tập tình huống trong dạy học. 3 PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1.Tình huống, bài tập tình huống 1.1.1.Tình huống Theo quan điểm triết học, tình huống được nghiên cứu như là một tổ hợp các mối quan hệ cụ thể, đến một thời điểm nhất định liên kết con người với môi trường của anh ta, lúc đó anh ta biến thành một chủ thể của hành động có đối tượng nhằm đạt được mục tiêu nhất định. Xét về mặt tâm lý học: "Tình huống là một hệ thống những điều kiện bên trong quan hệ với chủ thể, những điều kiện này tác động một cách gián tiếp lên tính tích cực của chủ thể đó". Nói một cách khái quát hơn, “Tình huống là toàn thể sự việc xảy ra tại một nơi, trong một thời gian, buộc người ta phải suy nghĩ hành động, đối phó, chịu đựng’’ [3],[ 4]. Người ta phân biệt tình huống làm hai dạng chính [5]:  Tình huống đã xảy ra, đây là những tình huống đã xảy ra và được tích luỹ lại trong vốn tri thức của loài người.  Tình huống sẽ xảy ra (dự đoán), đây là những tình huống mà con người dự đoán xảy ra trong tương lai. 1.1.2. Bài tập tình huống Bài tập tình huống là những hệ thống đã, đang và có thể xảy ra được cấu trúc lại dưới dạng bài tập, là một cấu trúc ngôn ngữ mô hình hoá yêu cầu về KỸ thuật, biện pháp, phương pháp dạy học mà yêu cầu đó đang tiềm ẩn chưa được bộc lộ trước người dạy không có kinh nghiệm. Mô hình này có khả năng thức tỉnh nhu cầu phân tích những khía cạnh có liên quan đến mô hình để có định hướng đáp ứng yêu cầu. Khi giải bài tập tình huống thì không những giúp học sinh khắc sâu kiến thức mà còn rèn luyện các kỹ năng để vận dụng trong thực tiễn cuộc sống [2],[3]. 1.1.3. Tình huống dạy học Xét về mặt khách quan, tình huống dạy học là tổ hợp những mối quan hệ xã hội cụ thể được hình thành trong quá trình dạy học, khi mà học sinh đã trở thành chủ thể hoạt động với đối tượng nhận thức trong một trường dạy học nhằm một mục đích dạy học cụ thể. Xét về mặt chủ quan, tình huống dạy học 4 chính là trạng thái bên trong được sinh ra do sự tương tác giữa chủ thể với đối tượng nhận thức. Theo lý luận dạy học Xô Viết, tình huống dạy học là đơn vị cấu trúc, là tế bào của bài lên lớp, bao gồm tổ hợp những điều kiện cần thiết. Đó là mục đích dạy học, nội dung dạy học và phương pháp dạy học để thu được những kết quả hạn chế, riêng biệt [3]. Nguyễn Ngọc Quang còn đưa ra một cách tiếp cận mới của tình huống dạy học đó là tình huống mô phỏng hành vi. Mô phỏng hành vi là bắt chước, sao chép, phỏng theo quá trình hành vi của con người, sự tương tác riêng cá nhân của người đó, nhằm đạt mục đích nào đó. Quá trình hành vi của con người trong tình huống thực, cụ thể được xử lý sư phạm bằng mô hình hoá tạo nên tổ hợp các tình huống mô phỏng, là một mô hình của tình huống thực tiễn. Dùng tình huống mô phỏng này trong tổ chức dạy học nó trở thành tình huống dạy học. Thực chất đó là quy trình chuyển tình huống mô phỏng thành tình huống dạy học [3],[6]. Tóm lại, bản chất của tình huống dạy học là đơn vị cấu trúc của bài lên lớp, chứa đựng mối liên hệ mục đích - nội dung - phương pháp theo chiều ngang tại một thời điểm nào đó với nội dung là một đơn vị kiến thức. 1.1.4. Cấu trúc của bài tập tình huống trong dạy học Cấu trúc của bài tập tình huống trong dạy học được tạo thành từ hai yếu tố cơ bản: Con người và các thành tố của quá trình dạy học [9]. Con người: Là giáo viên và học sinh. Các thành tố của quá trình dạy học: Là thành phần cơ bản của tình huống dạy học. Quá trình dạy học có hai mặt: Mặt nội dung và mặt quá trình có quan hệ chặt chẽ với nhau. 1.1.5. Đặc điểm của dạy học tình huống [7] - Dựa vào các tình huống để thực hiện chương trình học (học sinh nắm các kiến thức, kỹ năng); những tình huống không nhằm kiểm tra kỹ năng mà giúp phát triển chính bản thân kỹ năng. - Những tình huống có cấu trúc thực sự phức tạp - nó không phải chỉ có một giải pháp cho tình huống (tình huống chứa các biến sư phạm). - Bản thân tình huống mang tính chất gợi vần đề, không phải học sinh làm theo ý thích của thầy giáo; học sinh là người giải quyết vấn đề theo 5 TẬP THỂ NĂNG ĐỘNG (Không nghe, ếp thu một cách thụ động) DÂN CHỦ + Sự bình đẳng mọi người tham gia. + Trao đổi ý tưởng. phương thức thich nghi, điều tiết với môi trường; có hay không sự hỗ trợ của thầy giáo tùy thuộc vào tình huống. - Học sinh chỉ được hướng dẫn cách tiếp cận với tình huống chứ không có công thức nào giúp học sinh tiếp cận với tình huống. - Việc đánh giá dựa trên hành động và thực tiễn. 1.1.6. Ưu - nhược điểm của dạy học tình huống [4] - Ưu điểm: Đây là phương pháp có thể kích thích ở mức cao nhất sự tham gia tích cực của học sinh vào quá trình học tập; phát triển các kỹ năng học tập, giải quyết vấn đề, kỹ năng đánh giá, dự đoán kết quả, kỹ năng giao tiếp như nghe, nói, trình bày của học sinh; tăng cường khả năng suy nghĩ độc lập, tính sáng tạo, tiếp cận tình huống dưới nhiều góc độ; cho phép phát hiện ra những giải pháp cho những tình huống phức tạp; chủ động điều chỉnh được các nhận thức, hành vi, kỹ năng của học sinh. Phương pháp này có thế mạnh trong đào tạo nhận thức bậc cao. Ngoài ra, phương pháp này còn làm tăng tính thực tiễn của môn học, giảm nhiều rủi ro cho người học khi tham gia thực tiễn cuộc sống, thực tiễn nghề nghiệp; nâng cao tính chủ động, sáng tạo và hứng thú cho người học; cung cấp kinh nghiệm, cách nhìn và giải pháp mới cho người dạy… Như vậy, phương pháp sư phạm này có thể phát huy được tính chất "dân chủ, năng động và tập thể" để đạt được mục đích dạy học. - Nhược điểm: Để thiết kế được tình huống phù hợp nội dung, mục tiêu đào tạo, trình độ của học sinh, kích thích được tính tích cực của học sinh đòi 6 hỏi cần nhiều thời gian và công sức. Đồng thời giáo viên cần phải có kiến thức, kinh nghiệm sâu, rộng; có kỹ năng kích thích, phối hợp tốt trong quá trình dẫn dắt, tổ chức thảo luận và giải đáp để giúp học sinh tiếp cận kiến thức, kỹ năng. Trên thực tế, không phải giáo viên nào cũng hội đủ các phẩm chất trên. Do sự eo hẹp về thời gian giảng dạy trên lớp cộng với sự thụ động của học sinh do quá quen với phương pháp thuyết trình là một trở ngại trong việc áp dụng phương pháp này. 1.2. Kỹ năng và kỹ năng hệ thống hóa 1.2.1. Kỹ năng Kỹ năng là khả năng vận dụng các kiến thức (khái niệm, cách thức, phương pháp,…) để giải quyết một nhiệm vụ mới. Thực chất của sự hình thành kỹ năng học tập là tạo điều kiện cho HS nắm vững một hệ thống phức tạp các thao tác nhằm biến đổi và làm sáng tỏ những thông tin chứa đựng trong học tập, trong nhiệm vụ và đối chiếu chúng với hành động cụ thể. Vì vậy muốn hình thành kỹ năng cho HS, GV cần : - Giúp HS biết cách tìm tòi để nhận ra yếu tố đã biết, yếu tố phải tìm và mối quan hệ giữa chúng. - Giúp HS hình thành một mô hình khái quát để giải quyết các bài tập, các đối tượng cùng loại. - Xác lập mối quan hệ giữa bài tập mô hình hệ thống hóa và các kiến thức tương ứng. 1.2.2. Kỹ năng hệ thống hóa - Kỹ năng HTH: Là khả năng phân tích và sắp xếp một cách logic các yếu tố, các nội dung thông tin về đối tượng, hiện tượng theo một quan điểm nhất định nhờ đó mà chủ thể nhận thức sâu sắc hơn, đầy đủ hơn về đối tượng đó. [1][10] - Kỹ năng HTH kiến thức trong học tập: Là khả năng vận dụng thành thạo các thao tác tư duy để sắp xếp kiến thức đã học vào những trật tự logic, chặt chẽ khác nhau tùy theo mục đích cần hệ thống. [10] 7 1.3. Mục tiêu, cấu trúc và nội dung chương “Sinh sản” phần Sinh học cơ thể– Sinh học 11 1.3.1. Mục tiêu - Kiến thức: + Trình bày được khái niệm sinh sản vô tính và hữu tính ở cấp độ cơ thể. + Phân biệt được sinh sản vô tính và hữu tính, các kiểu sinh sản vô tính và hữu tính - Kỹ năng: + Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng tư duy: phân tích tổng hợp, so sánh, khái quát hóa - Thái độ: + Thông qua chương giúp học sinh có cái nhìn khái quát về chiều hướng tiến hóa của sinh giới. + Việc rèn luyện các kỹ năng góp phần giúp học sinh hứng thú hơn đối với môn học. 1.3.2. Nội dung Chương “Sinh sản” phần “Sinh học cơ thể” bao gồm các bài: A. Sinh sản ở thực vật Bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật Bài 42: Sinh sản hữu tính ở thực vật Bài 43: Thực hành: Nhân giống giâm, chiết, ghép ở thực vật B. Sinh sản ở động vật Bài 44: Sinh sản vô tính ở động vật Bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật Bài 46: Cơ chế điều hòa sinh sản Bài 47: Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người 1.3.3. Cấu trúc 8 Sinh sản Sinh sản vô >nh Sinh sản hữu >nh Sinh sản phân đôiSinh sản sinh dưỡngSinh sản bằng bào tử Tiếp hợp Thụ nh 9 CHƯƠNG II: THIẾT KẾ CÁC BÀI TẬP TÌNH HUỐNG ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG SINH SẢN, SINH HỌC 11 2.1. Bài tập tình huống 1 Khi học bài Sinh sản hữu tính ở động vật, giáo viên yêu cầu một bạn lập sơ đồ tổng quát về “Sự tiến hoá trong sinh sản hữu tính ở động vật” và bạn đã lập một sơ đồ như sau: Do còn hạn chế về kiến thức nên bạn còn để trống một vài chỗ, em hãy giúp bạn hoàn thành sơ đồ trên. Sau đó em hãy giải thích sự tiến hoá trong sinh sản hữu tính ở động vật theo sơ đồ trên. Đáp án: sơ đồ hoàn chỉnh: 10 Sự ến hoá trong sinh sản hữu >nh ở động vật Hình thức thụ nh Hình thức sinh sản Giao phối Đẻ trứng thai …………… … …………… … Tự phối …………… ………… Thụ nh trong…………… [...]... định được hệ thống bài tập tình huống trong dạy học phần đó làm cơ sở thiết kế bài tập tình huống rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa cho học sinh 3 Từ những bài tập tình huống này giáo viên có thể sử dụng trong nhiều khâu khác nhau của quá trình dạy học hoặc có thể định hướng cho học sinh cách làm để học sinh có thể tự mình hệ thống hóa lại các khái niệm Sinh học mới 2 Kiến nghị Trên cơ sở những kết quả... pháp dạy học mang tính tích cực TÀI LIỆU THAM KHẢO 15 1 Ngô Văn Hưng (2009), “Vận dụng quy trình rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa hướng dẫn học sinh ôn tập trong dạy HS học 9”, Tạp chí giáo dục, (50), tr 34-35 Phan Đức Duy (1998), Sử dụng bài tập tình huống dạy học để rèn luyện kỹ năng tổ chức bài lên lớp Sinh học , Tạp chí Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, (10), tr 34-35 3 Phan Đức Duy (1999), Sử dụng. .. dụng bài tập tình huống sư phạm để rèn luyện cho sinh viên kỹ năng dạy học Sinh học, Luận án Tiến sĩ, Trường ĐHSP Hà Nội 4 Ngô Diệu Nga (1998), "Tổ chức tình huống dạy học vật lý theo hướng phát triển năng lực tự chủ chiếm lĩnh tri thức cho HS PTTH cơ sở", Thông báo khoa học của các trường Đại học 1998, tr 76-80 5 Trần Thị Kim Nhạn (2 011) , Xây dựng và sử dụng bài tập tình huống trong dạy - học sinh học. .. tinh trùng và trứng Thụ tinh Phát triển phôi thành cơ thể PHẦN III: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 14 1 Kết luận Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài tôi đã thu được kết quả như sau: 1 Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng bài tập tình huống nhằm rèn luyện một số kỹ năng tư duy cho học sinh 2 Trên cơ sở phân tích cấu trúc, nội dung Chương : Sinh sản, Sinh học 11 chúng... tôi có kiến nghị sau: Việc sử dụng bài tập tình huống đem lại hiệu quả cao trong dạy học Tuy nhiên, đây là phương pháp dạy học còn khá mới, chưa được áp dụng nhiều và đòi hỏi người giáo viên phải có nhiều kinh nghiệm cũng như kiến thức chuyên sâu Vì vậy, chúng tôi kính đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo cần tăng cường bồi dưỡng, tập huấn năng lực cho đội ngũ cán bộ giáo viên đặc biệt là năng lực sử dụng. .. Đại học Quốc gia Hà Nội 9 Nguyễn Quang Vinh, Trần Doãn Bách và Trần Bá Hoành (1980), Lý luận dạy học sinh học, Phần Lý luận đại cương - Tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội 10 Võ Thị Bích Thủy (2007), Các biện pháp rèn luyện cho học sinh kỹ năng 2 diễn đạt nội dung trong quá trình tổ chức hoạt động tự lực nghiên cứu sách giáo khoa sinh học 11, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành lý luận và phương pháp dạy học môn Sinh. .. hình thức sinh sản tương ứng với từng ví dụ? Hình thức 3 có gì khác so với hình thức 1, 2? Từ đó em hãy nêu khái niệm sinh sản hữu tính là gì? Gợi ý phần trả lời: Hình thức 1 và 2 thuộc hình thức sinh sản sinh dưỡng, hình thức 3 thuộc hình thức sinh sản hữu tính Khái niệm sinh sản hữu tính: Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự hợp nhất giữa giao tử dực và giao tử cái tạo thành hợp tử 2.4 Bài tập. .. học 11 - Trung học phổ thông, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, ĐHSP - Đại học Huế 6 Nguyễn Ngọc Quang (1989), Lý luận dạy học đại cương, Tập 2, Trường cán bộ quản lý giáo dục Trung ương I, Hà Nội 7 Đào Tam (2003), "Rèn luyện cho sinh viên ngành Toán năng lực thực hành vận dụng lý thuyết tình huống vào việc dạy học Toán ở trường THPT", Tạp chí Giáo dục (61), tr 33-34 8 Thái Duy Tuyên (2001), Giáo dục học. .. thành hợp tử 2.4 Bài tập tình huống 4 Một bạn lập sơ đồ về sự tiến hóa trong sinh sản hữu tính ở động vật nhưng còn thiếu Em hãy giúp bạn hoàn chỉnh sơ đồ Sự tiến hóa trong sinh sản hữu tính ở động vật Sự tiến hóa trong sinh sản hữu tính ở động vật Cơ quan sinh sản Hình thức thụ tinh Bảo vệ phôi và chăm sóc con Cơ quan sinh sản Hình thức thụ tinh Bảo vệ phôi và chăm sóc con Phân hóa Thụ tinh ngoài Trứng... tiến hoá trong sinh sản hữu tính ở động vật Hình thức thụ tinh Hình thức sinh sản Tự phối Giao phối Tự thụ tinh Đẻ trứng Đẻ trứng thai Đẻ con Thụ tinh chéo Thụ tinh ngoài Thụ tinh trong 2.2 Bài tập tình huống 2 Sau khi học xong về sự sinh sản hữu tính ở thực vật, một bạn đã phát biểu về hướng tiến hóa trong sinh sản hữu tính của thực vật như sau: + Sinh sản hữu tính ngày càng chiếm ưu thế so với sinh sản . thức trong dạy học chương Sinh sản, Sinh học 11 .” 2. Mục đích nghiên cứu Thiết kế và sử dụng các bài tập tình huống để để rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa kiến thức chương Sinh sản, Sinh học 11. học, nâng cao hiệu quả dạy học Sinh học 11 và rèn luyện được một số kỹ năng cho học sinh, tôi chọn đề tài nghiên cứu: Thiết kế các bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa kiến thức. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA SINH HỌC ~~~~~~~~ TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG TRONG DẠY HỌC SINH HỌC Đề tài: THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ

Ngày đăng: 24/06/2015, 02:08

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN I : MỞ ĐẦU

  • 1. Lý do chọn đề tài

  • 2. Mục đích nghiên cứu

  • 3. Phương pháp nghiên cứu

  • PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

    • CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

      • 1.1.Tình huống, bài tập tình huống

        • 1.1.1.Tình huống

        • 1.1.2. Bài tập tình huống

        • 1.1.3. Tình huống dạy học

        • 1.1.4. Cấu trúc của bài tập tình huống trong dạy học

        • 1.1.5. Đặc điểm của dạy học tình huống [7]

        • 1.1.6. Ưu - nhược điểm của dạy học tình huống [4]

        • 1.2. Kỹ năng và kỹ năng hệ thống hóa

          • 1.2.1. Kỹ năng

          • 1.2.2. Kỹ năng hệ thống hóa

          • 1.3. Mục tiêu, cấu trúc và nội dung chương “Sinh sản” phần Sinh học cơ thể– Sinh học 11

            • 1.3.1. Mục tiêu

            • 1.3.2. Nội dung

            • 1.3.3. Cấu trúc

            • CHƯƠNG II: THIẾT KẾ CÁC BÀI TẬP TÌNH HUỐNG ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG SINH SẢN, SINH HỌC 11

              • 2.1. Bài tập tình huống 1

              • 2.2. Bài tập tình huống 2

              • 2.3. Bài tập tình huống 3

              • 2.4. Bài tập tình huống 4

              • 2.5. Bài tập tình huống 5

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan