Giáo dục học là một trong những môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo của các trường sư phạm. Đây là môn học nền tảng hình thành kỹ năng, thái độ đúng đắn, tình yêu với nghề nghiệp cho sinh viên. Để chiếm lĩnh được những tri thức, kỹ năng của môn học này đòi hỏi phải có phương pháp dạy và học phù hợp.Phương pháp dạy học đóng vài trò quan trọng và quyết định với hiệu quả của việc dạy học. Lựa chọn được phương pháp dạy học hợp lý giúp các em tiếp cận và chiếm lĩnh tri thức một cách khoa học, đầy đủ, dễ dàng, khơi gợi được hứng thú, niềm say mê tìm hiểu tri thức. Ngược lại, việc dạy học sai phương pháp làm cho việc học của sinh viên trở nên thụ động, dẫn đến lối học đối phó.Mỗi sinh viên là một cá thể, một phong cách học tập khác nhau. Việc nắm bắt được phong cách học tập của sinh viên giúp giảng viên lựa chọn được những phương pháp dạy học giáo dục học phù hợp, phát huy tính tích cực của học sinh, nâng cao hứng thú với giờ học giáo dục học, nâng cao chất lượng của môn giáo dục học tại các trường sư phạm. Đối với sinh viên, biết được ưu thế trong phong cách học tập của mình, sinh viên sẽ có phương pháp học phù hợp nhất với mình, điều này giúp cho người học nâng cao hiệu quả học tập của bản thân.Thực tế hiện nay, giảng viên đã có các cách tiếp cận, tìm hiểu, lựa chọn phương pháp dạy học môn giáo môn giáo dục học cho sinh viên của mình, tuy nhiên hiệu quả mang lại chưa cao. Mặt khác, sinh viên năm nhất, năm hai chưa thích ứng ngay được với cách thức học tập ở đại học, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng của các em.Với mong muốn góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Giáo dục học trong các trường sư phạm mà tôi quyết định nghiên cứu đề tài : “ Lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học phù hợp phong cách học tập của sinh viên trong dạy học Giáo Dục học”.
Trang 1LỜI CẢM ƠN.
Tôi xin dành sự kính trọng và lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS.Phan ThịHồng Vinh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thànhđề tài nghiên cứu của mình
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể cán bộ, giảng viên tổ bộ mônTâm lý Giáo dục cùng toàn thể sinh viên của Trường Cao đẳng Sư phạm NamĐịnh đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt đề tàinghiên cứu của mình
Tôi xin tri ân sự khích lệ và ủng hộ nhiệt tình của gia đình, người thân
và bạn bè trong thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp của mình
Hà Nội, ngày 27 tháng 04 năm 2015
Tác giả
Trần Thị Linh
Trang 2DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1.Lý do chọn đề tài: 1
2.Mục đích nghiên cứu 2
3.Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2
4.Giả thuyết khoa học 2
5.Nhiệm vụ nghiên cứu 2
6.Giới hạn đề tài 3
7.Cái mới của đề tài 3
8.Phương pháp nghiên cứu 3
9.Dàn ý nội dung chương trình 4
CHƯƠNG I – CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÙ HỢP VỚI PHONG CÁCH HỌC TẬPCỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM 6
1.1.Tổng quan nghiên cứu vấn đề 6
1.1.1.Các nghiên cứu ở nước ngoài 6
1.1.2.Các nghiên cứu ở Việt Nam 9
1.2.Các khái niệm công cụ 11
1.2.1.Khái niệm phương pháp dạy học 11
1.2.2.Khái niệm phương pháp dạy học Giáo dục học 13
1.2.3.Khái niệm phong cách học tập 15
1.2.4.Khái niệm phương pháp dạy học Giáo dục học phù hợp với phong cách học tập của sinh viên 19
1.3.Lựa chọn mô hình PCHT 20
1.3.1.Căn cứ lựa chọn mô hình PCHT 20
Trang 41.3.2.Lựa chọn mô hình PCHT 29
1.4.Lựa chọn PPDH phù hợp PCHT của sinh viên 30
1.4.1.Nguyên tắc lựa chọn 30
1.4.2.Lựa chọn PPDH phù hợp PCHT của sinh viên 31
1.5.Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn PPDH theo PCHT của SV 36
1.5.1.Khách quan 36
1.5.2.Chủ quan 37
Kết luận chương 1 38
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÙ HỢP PHONG CÁCH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NAM ĐỊNH TRONG MÔN GIÁO DỤC HỌC 39
2.1 Thực trạng phong cách học tập của sinh viên năm thứ nhất Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định 39
2.1.1 Khái quát về tổ chức khảo sát thực trạng 39
2.1.2 Kết quả khảo sát 41
Kết luận chương 2 66
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO VIỆC LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÙ HỢP VỚI PHONG CÁCH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NAM ĐỊNH VÀ THỰC NGHIỆM 67
3.1.Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 67
3.1.1.Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 67
3.1.2.Các biện pháp phải đảm bảo tính hệ thống 68
3.2.Đề xuất một số biện pháp nhằm có thể giúp lựa chọn và sử dụng PPDH dựa vào PCHT của sinh viên 69
Trang 53.2.1.Biện pháp 1: Tư vấn cho sinh viên lựa chọn phương pháp học tập phù
họp với phong cách học tập của bản thân 69
3.2.2.Biện pháp 2: Thiết kế giáo án trong đó giảng viên lựa chọn và sử dụng PPDH phù hợp với PCHT của sinh viên 72
3.2.3.Biện pháp 3: Thiết kế hoạt động học tập phù hợp với phong cách học tập theo phân loại của Honey & Mumford 73
3.2.4.Biện pháp 4: Sử dụng phiếu học tập chuyên biệt dành cho từng nhóm đối tượng sinh viên có PCHT khác nhau 74
3.3.Khái quát chung về thực nghiệm 77
3.3.1.Mục đích thực nghiệm 77
3.3.2.Cơ sở thực nghiệm 77
3.3.3.Phương pháp thực nghiệm 77
3.3.4.Thời gian thực nghiệm 77
3.3.5.Nội dung thực nghiệm 78
3.3.6.Quy trình thực nghiệm 78
3.4.Kết quả thực nghiệm 82
3.4.1.Kết quả trước thực nghiệm 82
3.4.2.Kết quả sau thực nghiệm 87
Kết luận chương 3 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 6DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Sự chuyển đổi giữa các phong cách theo 4 phương diện của Apter 26
Bảng 2: Các loại PCHT theo Kold và Honey – Mumford 28
Bảng 3 : Phân loại định hướng học tập theo Entwistle và Vermunt 29
Bảng 4: Biểu hiện của học viên có PCHT “Người hoạt động” 41
Bảng 5: Biểu hiện của học viên có PCHT “người phản ánh” 43
Bảng 6: Biểu hiện của học viên có PCHT “người lý thuyết” 44
Bảng 7: Biểu hiện của học viên có PCHT “người thực tế” 46
Bảng 8: Thứ bậc các loại PCHT của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định 47
Bảng 9: Nhận thức của sinh viên về ý nghĩa của việc lựa chọn và sử dụng PPDH phù hợp với PCHT 52
Bảng 10: Đánh giá của sinh viên về mức độ sử dụng các PPDH của giảng viên 55
Bảng 11: Nhận thức của sinh viên về những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc lựa chọn và sử dụng PPDH phù hợp với PCHT 58
Bảng 12: Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm 82
Bảng 13: Phân phối tần suất kết quả thực nghiệm 83
Bảng 14: Bảng thể hiện các giá trị kiểm định 85
Bảng 15: Bảng kiểm định hai mẫu độc lập 86
Trang 7DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 1: Mô hình phong cách học tập theo 4 kênh của Gregorc 23Hình 2: Thiết kế các góc theo phong cách học 33Biểu đồ 1: Nhận thức về khái niệm "Phong cách học tập" 48Biểu đồ 2: Biểu đồ thể hiện nhận thức đúng của sinh viên về khái niệmPCHT (%) 49Biểu đồ 3: Biểu đồ thể hiện tương quan tuyến tính của lớp thực nghiệmtrước thực nghiệm và sau thực nghiệm 84
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Giáo dục học là một trong những môn học bắt buộc trong chương trìnhđào tạo của các trường sư phạm Đây là môn học nền tảng hình thành kỹnăng, thái độ đúng đắn, tình yêu với nghề nghiệp cho sinh viên Để chiếm lĩnhđược những tri thức, kỹ năng của môn học này đòi hỏi phải có phương phápdạy và học phù hợp
Phương pháp dạy học đóng vài trò quan trọng và quyết định với hiệuquả của việc dạy học Lựa chọn được phương pháp dạy học hợp lý giúp các
em tiếp cận và chiếm lĩnh tri thức một cách khoa học, đầy đủ, dễ dàng, khơigợi được hứng thú, niềm say mê tìm hiểu tri thức Ngược lại, việc dạy học saiphương pháp làm cho việc học của sinh viên trở nên thụ động, dẫn đến lối họcđối phó
Mỗi sinh viên là một cá thể, một phong cách học tập khác nhau Việcnắm bắt được phong cách học tập của sinh viên giúp giảng viên lựa chọnđược những phương pháp dạy học giáo dục học phù hợp, phát huy tính tíchcực của học sinh, nâng cao hứng thú với giờ học giáo dục học, nâng cao chấtlượng của môn giáo dục học tại các trường sư phạm Đối với sinh viên, biếtđược ưu thế trong phong cách học tập của mình, sinh viên sẽ có phương pháphọc phù hợp nhất với mình, điều này giúp cho người học nâng cao hiệu quảhọc tập của bản thân
Thực tế hiện nay, giảng viên đã có các cách tiếp cận, tìm hiểu, lựa chọnphương pháp dạy học môn giáo môn giáo dục học cho sinh viên của mình, tuynhiên hiệu quả mang lại chưa cao Mặt khác, sinh viên năm nhất, năm haichưa thích ứng ngay được với cách thức học tập ở đại học, điều này ảnhhưởng không nhỏ đến việc chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng của các em
1
Trang 9Với mong muốn góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy và học bộmôn Giáo dục học trong các trường sư phạm mà tôi quyết định nghiên cứu đề
tài : “ Lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học phù hợp phong cách học tập của sinh viên trong dạy học Giáo Dục học”.
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề về lý luận, thực trạng ảnh hưởngcủa phong cách học tập cá nhân đến việc lựa chọn phương pháp dạy học củagiảng viên cũng như phong cách học môn Giáo dục học của sinh viên nămthứ hai Từ đó, đề xuất và thử nghiệm một số phương pháp dạy học Giáo Dụchọc phù hợp với phong cách học tập sinh viên
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1.1 Khách thểnghiên cứu
Hoạt động dạy – học Giáo dục học ở trường Cao đẳng Sư Phạm Nam Định
3.1.2 Đối tượngnghiên cứu
Phương pháp dạy học Giáo dục học phù hợp với phong cách học tậpcủa sinh viên trường Cao đẳng Sư Phạm Nam Định
4 Giả thuyết khoa học
Đa số giảng viên chưa phân loại sinh viên và thực hiện phương phápgiảng dạy theo phong cách học tập của sinh viên khiến cho sinh viên cảm thấykhó khăn trong học tập giáo dục học Vì vậy, nếu giảng viên phân loại họcsinh theo phong cách học tập và lựa chọn phương pháp giảng dạy Giáo dụchọc phù hợp với phong cách học tập của sinh viên sẽ nâng cao chất lượng dạy
và học môn giáo dục học
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về: phương pháp giảng dạy, phươngpháp giảng dạy giáo dục học, phong cách học tập, phương pháp giảng dạyphù hợp với phong cách học tập
2
Trang 105.2 Nghiên cứu thực trạng ảnh hưởng của phong cách học tập cá nhânđến việc lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học của giảng vên cũng nhưcách học tập môn Giáo dục học của sinh viên năm thứ ; nguyên nhân cơ bảncủa thực trạng đó.
5.3 Nghiên cứu đề xuất và thử nghiệm một số phương pháp giảng dạyphù hợp với phong cách của sinh viên
6 Giới hạn đề tài
- Giới hạn đối tượng:
Nghiên cứu thực trạng lựa chọn PPDH phù hợp phong cách học tập củasinh viên trong môn Giáo dục học trên 206 sinh viên năm thứ nhất và 2 giảngviên trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định Trong đó:
+ Khoa học tiểu học – mầm non: Tiểu học A, Tiểu học B, Tiểu học C+ Khoa học xã hội:Văn – sử
+ Khoa học tự nhiên: Toán – lý
+Giảng viên thuộc tổ bộ môn Tâm lý – Giáo dục học
- Giới hạn nội dung:
+Khảo sát trên nhiều phương pháp dạy học
+Trong đề tài sẽ tập trung nghiên cứu, lựa chọn và sử dụng về mộtphương pháp dạy học
7 Cái mới của đề tài
- Đề xuất những biện pháp giảng dạy GDH phù hợp với PCHT của SV
- Ứng dụng phần mềm SPSS được moodul hóa nội dung cơ bản và cáthể hóa hoạt động chuyển giao
8 Phương pháp nghiên cứu
8.1 Phương pháp luận
Những quan điểm phương pháp luận sau đây được sử dụng trongnghiên cứu đề tài:
3
Trang 11- Quan điểm duy vật biện chứng: Xem xét các sự vật hiện tượng trongmối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau mà cụ thể ở đây là mốiquan hệ biện chứng giữa các yếu tố ảnh hưởng đến phong cách học tập củangười học, phương pháp dạy học của giảng viên trong môn Giáo dục học.
- Quan điểm hệ thống: Xem xét sự vật hiện tượng trong một hệ thốngthống nhất, mỗi sự vật hiện tượng đều chịu ảnh hưởng, tác động của nhiềuyếu tố trong hệ thống đó
- Quan điểm hoạt động: Phong cách học tập của người học được thểhiện ra bên ngoài thông qua các hoạt động
-Quan điểm thực tiễn: Xem xét thực trạng phong cách học tập của sinhviên năm thứ nhất Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định thông qua thực tiễn
8.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
8.2.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quáthóa để xử lý các nguồn tài liệu lý luận, các văn bản và các công trình nghiêncứu khoa học về phong cách học tập của người học
8.2.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra: phỏng vấn và anket
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp trắc nghiệm: Test của Honey và Mumford
-Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Giáo án, kết quả học tập, bài kiểm tra
8.2.3 Nhóm phương pháp đo đạc, xử lý số liệu
- Sử dụng toán thống kê
-Phần mềm SPSS
9 Dàn ý nội dung chương trình
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài có 3 chương với các nội dungnghiên cứu cụ thể sau:
4
Trang 12Chương 1: Cơ sở lý thuyết về phương pháp dạy học phù hợp với phongcách học tập của sinh viên trường Cao đẳng Sư Phạm.
Chương 2: Thực trạng về lựa cọn và sử dụng phương pháp dạy học phùhợp phong cách học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng Sư phạmNam Định trong môn Giáo dục học
Chương 3: Đề xuất các biện pháp nâng cao việc lựa chọn và sử dụngphương pháp dạy học phù hợp với phong cách học tập của sinh viên trườngCao đẳng Sư phạm Nam Định
5
Trang 13CHƯƠNG I – CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÙ HỢP VỚI PHONG CÁCH HỌC TẬP
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài
1.1.1.1 Các nghiên cứu về phong cách học tập ở nước ngoài
Nghiên cứu về phong cách học tập (PCHT) là một hướng nghiên cứuvề dạy học phân hóa Quan điểm về dạy học phân hóa đã xuất hiện trong tưtưởng của các nhà triết học Phương Tây cũng như Phương Đông (Khổng Tử)
Sự phát trển của sinh lý học thần kinh, đặc biệt là sự xuất hiện của Tâm lý học
đã cung cấp những cơ sở khoa học có giá trị cho các nghiên cứu về dạy họcphân hóa, trong đó có những nghiên cứu về PCHT của người học Điều nàycó thể lý giải vì sao khái niệm đầu tiên có liên quan đến PCHT là “kiểu nhậnthức” (cognitive styles) do Allport đưa ra vào những năm 30 của thế kỷ XX
Theo nghiên cứu của Coffield, hiện nay có 71 mô hình PCHT đã đượcxây dựng và công bố, các nghiên cứu này tập trung theo 5 nhóm vấn đề(Coffield, 2004):
- Phong cách học tập dựa vào yếu tố gen – môi trường
- Phong cách học tập phản ánh các đặc điểm bên trong của cấu trúcnhận thức, gồm nhiều khả năng khác nhau
- Phong cách học tập các kiểu nhân cách bền vững
- Phong cách học tập là các ưu thế linh hoạt trong học tập
- Phong cách học tập là chiến lược định hướng học tập
Các nghiên cứu về phong cách học tập tập trung một số vấn đề chínhnhư sau:
*Xác định bản chất, đặc điểm của phong cách học tập.
6
Trang 14Các tác giả Ellis (1985); Ken Dunn và Rita Dunn (1979); Davdson(1990); Felder và Silerman (1998) mặc dù có các quan niệm khác nhau vềPCHT, xong đều khẳng định bản chất của PCHT là những đặc trung riêngtương đối ổn định của cá nhân trong quá trình tiếp nhận xử lý và phân tíchthông tin trong các tình huống học tập.
Các nghiên cứu cũng xác định những đặc điểm đáng chú ý của PCHT:
- Các PCHT tồn tại đồng thời ở mỗi người học
- Không có PCHT nào là tuyệt đối tối ưu
- Các PCHT có quan hệ với nhau
- PCHT liên quan mật thiết với sinh lý thần kinh cá nhân
- PCHT có tính ổn định
- PCHT có sự khác biệt về giới tính (Pizzo, Ken Dunn & Rita Dunn,1990; Gred, 1999), về độ tuổi, về văn hóa (Reid 1987) và về thành tích họctập (Milgram, Dunn và Price, 1993)
*Phân loại phong cách học tập:
Mỗi tác giả có một quan niệm về PCHT khác nhau, cho nên có rất nhiềucách phân loại PCHT Ngoài một số cách phân loại PCHT cuat trung tâm nghiêncứu học tập và kỹ năng tại Anh, còn một số cách phân loại khác như:
- Người học có thể thích cách học theo thị giác, thính giác, chuyểnđộng hay sử dụng xúc giác
- Người học thuộc lĩnh vực độc lập và phụ thuộc
- Người học chịu sự chi phối của não trái và não phải
- Mc Carthy (1980) miêu tả người học theo các nhóm người học đổimới, nhóm học phân tích, nhóm học thông thường và nhóm người học có tínhnăng động
- Perter Honey đề xuất 4 kiểu phong cách học tập : Người hoạt động;người thực tế; người lý thuyết; người suy tư
7
Trang 151.1.1.2 Các nghiên cứu về lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học phù hợp với phong cách học tập cho sinh viên.
Sinh viên là đối tượng học tập có chút khác biệt về tuổi tác so vớinhững người học ở cấp học dưới (gọi là học sinh) Đó là những người lớn cónhững nhu cầu lợi ích, định hướng học tập, kinh nghiệm… khác hẳn với độtuổi khác Theo Lindeman (1986): Người lớn có động lực học tập khi họ cónhu cầu và lợi ích của học tập và đây chính là điểm khởi đầu phù hợp choviệc tổ chức hoạt động học tập cho người lớn Định hướng học tập cho ngườilớn là cuộc sống làm trung tâm, do đó các bài học để tổ chức cho sinh viênnói riêng và người lớn nói chung cần xuất phát từ thực tiễn cuộc sống Ngoài
ra, kinh nghiệm cũng là một vấn đề cần đáng lưu tâm khi dạy học cho sinhviên – những người đã có kha khá vốn sống và kinh nghiệm Cho nên,phương pháp cốt lõi trong dạy học người lớn nói chung và sinh viên nói riêng
là phân tích kinh nghiệm Trong dạy học đây chính là sử dụng phương phápphân tích trải nghiệm của người học Sự khác biệt lớn giữa các sinh viên đóchính là phong cách học, thời gian, địa điểm và tốc độ của việc học Vì vậycần phải có một phương án tối ưu được đưa ra để giải quyết vấn đề này
Theo John Dewey, 1985 phương pháp dạy học cho người lớn được thựchiện thông qua các tình huống mà không phải là các chủ thể Trong giáo dụctruyền thống, người học được yêu cầu học theo chương trình được xây dựngdựa trên cơ sở nhu cầu và những quan tâm của người học
Knowles (1950) cho rằng người lớn học tốt nhất khi được thoải mái,không chính thức, mềm dẻo, không đe dọa
Những quan sát của Mellard, Scanlon, và Kisam về giáo dục cơ bảncho người lớn trong các lớp học lấy người học làm trung tâm (năm 2004) chothấy rằng những sinh viên thường làm việc một mình hoặc với máy tính trongsuốt hơn 1/3 thời gian trên lớp Khảo sát của Smith và Hofer (2003) về
8
Trang 16chương trình giáo dục cho người lớn tìm ra rằng những học viên lớn tuổi cũngdành một lượng thời gian tương tự như thế để làm việc một mình hoặc vớimáy tính trong suốt hơn 1/3 thời gian ở trên lơp Khảo sát của Smith và Hofer(2003), chương trình giáo dục cho người lớn tìm ra rằng những sinh viên dànhmột lượng thời gian tương tự như thế để làm việc một mình Hai nghiên cứu
ày có vẻ như đã làm sáng tỏ được lý thuyết vè việc học tập (tự học) của ngườilớn nói chung và sinh viên nói riêng
1.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam
1.1.2.1 Nghiên cứu về phong cách học tập
Theo sự tìm hiểu trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng cácnghiên cứu PCHT ở nước ta chưa nhiều Mới chỉ xuất hiện ở một số tài liệu tâm lýhọc nhưng được đề cập đến với những tên gọi khác nhau như các lý thuyết về trítuệ, các loại trí nhớ mà chưa đề cập một cách chính thức và hệ thống Đa phần tàiliệu về PCHT được biên soạn trong các sách tham khảo, sách dịch từ luận văn, luận
án, tạp chí, sách báo nước ngoài Tuy mỗi tài liệu tiếp cận theo mỗi hướng khácnhau nhưng tựu chung đều nhằm phân loại đặc điểm riêng của người học nhằmphục vụ cho việc điều chỉnh công tác giảng dạy trong nhà trường
Trong bài viết “các lý thuyết về trí tuệ”, Trần Trọng Thủy đã đề cậpđến cách phân loại của Howard Gardner chính là cơ sở của cách phân loạiPCHT thành các kiểu: nhìn, nghe, vận động, ngôn ngữ, logic – toán học,nhóm, cá nhân
Nguyễn Thạc, Phạm Thành Nghị (1992) đã chỉ ra trong nhóm “tâm lýhọc đại học sư phạm” rằng sinh viên trong quá trình học tập khác nhau về đặcđiểm cá nhân như hướng nội – hướng ngoại và kiểu nhận thức như tư duy hội
tụ - tư duy phân kỳ, kiểu phân tích – kiểu thổng hợp
Các tác giả Trần Trọng Thủy, Nguyễn Quang Uẩn dựa vào nội dungđược ghi nhớ chia trí nhớtrọng trong PCHT) (cách thức ghi nhớ thông tin là
9
Trang 17một phần quan thành các loại : Trí nhớ vận động, trí nhớ xúc cảm, trí nhớhình ảnh, trí nhớ từ ngữ - logic.
Như vậy có thể thấy đây là những nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng đốivới việc nghiên cứu PCHT ở Việt Nam Đó là những cơ sở sinh lý cũng nhưtâm lý của PCHT để chúng ta có thể nghiên cứu về phương pháp giảng dạyphù hợp
1.1.2.2 Nghiên cứu về lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học phù hợp với phong cách học tập của sinh viên.
Nghiên cứu về lựa chọn và sử dụng PPDH phù hợp PCHT cho sinh viênnói riêng và cho người lớn nói chung cũng chưa thực sự quan tâm một cách thỏađáng, các nghiên cứu mới chỉ đề cập ở mức sơ bộ, tính hệ thống chưa cao:
Năm 2009, Vụ Giáo dục Thường xuyên, Bộ Giáo dục và Đào tạo nước
ta chủ trương xây dựng và đưa Chương trình đào tạo giáo viên vào các trường
sư pham Theo đó, tác giả Thái Thị Xuân Đào cũng đã có công trình nghiêncứu về vấn đề này, tuy nhiên đến nay chưa được triển khai
Năm 2010, tác giả Nguyễn Thị Thùy Trang có công trình Khảo sát mốiquan hệ giữa quan niệm và thói quen học tập ở đại học với kết quả học tập củasinh viên trường đại học khoa học tự nhiên, đại học quốc gia thành phố Hồ ChíMinh, tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở mức độ khảo sát chứ chưa chuyên sâu vềPCHT và có những biện pháp đưa ra thỏa đáng cho vấn đề này, mới chỉ dừng lạiở những vấn đề cơ bản cụ thể là: a)Xác định những khó khăn và thuận lợi tronghọc tập của học viên người lớn; b)Xác định các điều kiện để người lớn học tậpmột cách tốt nhất; c)Xác định các nguyên tắc giúp người lớn học có hiệu quả
Năm 2013, tác giả Hoàng Tiến Dũng có nghiên cứu công trình “Dạyhọc dựa vào phong cách học tập của học viên người lớn tại trung tâm Giáodục Thường xuyên” Ở công trình này tác giả đã bước đầu nghiên cứu chuyênsâu và hệ thống về dạy học theo PCHT của người lớn
10
Trang 18Ta thấy, đã có những công trình nghiên cứu dạy học dựa vào PCHT nhưngnhững công trình đó đề cập đến một đối tượng khác (học viên người lớn – nhữngngười đã đi làm), ở những môn học khác, tuy nhiên chưa có ai nghiên cứu mộtcách chuyên biệt, sâu sắc, độc lập về lựa chọn PPDH phù hợp với PCHT trên đốitượng là sinh viên cao đẳng và trong môn học Giáo dục học
1.2 Các khái niệm công cụ
1.2.1 Khái niệm phương pháp dạy học
Theo định nghĩa rộng nhất thì phương pháp là cách đạt tới mục đích,tức là tổng hợp nhiều thủ thuật và thao tác dùng để đạt đến mục đích
Có nhiều quan điểm về phương pháp dạy học, có quan điểm nhấn mạnhhành động của giáo viên (hoạt động giảng dạy), có quan điểm nhấn mạnh hoạtđộng nhận thức Dưới đây, tôi xin đưa ra một số quan điểm về phương phápdạy học của các tác giả khác nhau:
Định nghĩa PPDH của Danhilop BR Exipop và Bách khoa toàn thư Sưphạm Liên Xô như sau: PPDH là cách thức hoạt động của thầy và trò dưới sự chỉđạo của thầy nhờ đó mà học sinh lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo hình thành thếgiới quan cộng sản chủ nghĩa và phát triển các năng lực nhận thức.[9]
Cuốn lý luận dạy học tập 2 của Thế Trưởng thì PPDH là chỉ nhữngphương thức công tác của giáo viên và những phương thức công tác của học sinh
do giáo viên chỉ đạo, dựa vào những phương thức công tác ấy có thể làm cho họcsinh nắm được tri thức, kỹ năng và kỹ xảo đồng thời có thể hình thành thế giớiquan cộng sản của chúng và phát triển năng lực nhận thức của chúng
Theo I.Ia Lence (1981): PPDH là hệ thống những hành động có mụcđích của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành của họcsinh, đảm bảo cho học sinh lĩnh hội nội dung học vấn [24, tr 164]
Theo tác giả Hà Thị Đức trong cuốn Giáo trình Giáo dục học đại cươngPPDH có tác dụng tích cực nhằm góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao dân
11
Trang 19trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Đó là phương tiện, là con đường, làcách thức hoạt động chung của cả người dạy và người học nhằm trang bị tri thức,
kỹ năng, kỹ xảo phát triển trí tuệ cho học sinh Trên cơ sở đó hình thành thế giớiquan và các phẩm chất nhân cách cho các em Từ sự phân tích đó, có thể nêukhái niệm phương pháp dạy học như sau: PPDH là cách thức hoạt động phối hợpthống nhất của giáo viên và học sinh do giáo viên tổ chức, điều khiển học sinh tựtổ chức, tự điều khiển thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học [5, tr 85]
Cũng bàn về khái niệm PPDH, tác giả Hà Thế Ngữ – Đặng Vũ Hoạt lạihiểu PPDH như sau: PPDH là cách thức hoạt động phối hợp thống nhất củagiáo viên và học sinh trong quá trình dạy học được tiến hành dưới vai trò chủđạo của giáo viên nhằm thực hiện tối ưu các nhiệm vụ dạy học [4, tr 165]
Trong khi đó, tác giả Phạm Viết Vượng đưa ra khái niệm PPDH là tổnghợp các cách thức hoạt động phối hợp, tương tác giữa giáo viên và học sinh,nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh hệ thống kiến thức khoa học, hình thành hệthống kỹ năng, kỹ xảo, thực hành sáng tạo và thái độ chuẩn mực theo mụctiêu của quá trình dạy học [19, tr 179]
Như vậy, dưới quan điểm hoạt động và coi dạy học là một quá trình tacó thể hiểu PPDH là cách thức hoạt động phối hợp thống nhất của giáo viên
và học sinh trong quá trình dạy học được tiến hành dưới vai trò chủ đạo củagiáo viên nhằm thực hiện tối ưu các mục tiêu và nhiệm vụ dạy học
PPDH biểu hiện sự tác động tương hỗ giữa hai hoạt động dạy và hoạtđộng học Nó là sự kết hợp hữu cơ, biện chứng giữa phương pháp dạy vàphương pháp học của thầy và trò Phương pháp dạy là phương pháp và giáoviên trình bày tri thức, kích thích, xây dựng động cơ, tổ chức và kiểm tra hoạtđộng nhận thức va thực tiễn của người học nhằm đạt được các nhiệm vụ dạyhọc Phương pháp học là cách thức tiếp thu, tự tổ chức kiểm tra hoạt độngnhận thức và thực tiễn của người học nhằm đạt được các nhiệm vụ dạy học
12
Trang 20Trong mối quan hệ này phương pháp dạy đóng vai trò chủ đạo còn phươngpháp học có tính chất độc lập tương đối, chịu sự chi phối của phương phápdạy Song, nó cũng ảnh hưởng trở lại phương pháp dạy.
Đặc điểm của PPDH:
PPDH luôn được đặt trong mối quan hệ với các thành tố khác của quátrình dạy học, trước hết đó là mối quan hệ: Mục tiêu – Nội dung – Phươngpháp; hoặc mối quan hệ Mục tiêu – Nội dung – Phương pháp – Phương tiện –Những điều kiện khác
PPDH chịu sự chi phối của mục đích dạy học và nội dung dạy học;Mục đích và nội dung dạy học quy định PPDH, Mục đích nào – phương phápấy, không có phương pháp nào là vạn năng chung cho tất cả mọi hoạt động,muốn hoạt động thành công phải xác định được mục đích, tìm phương phápphù hợp, nội dung nào – phương pháp ấy tức là không có phương pháp nàoứng với mọi nội dung
1.2.2 Khái niệm phương pháp dạy học Giáo dục học
Giáo dục học là một ngành khoa học nghiên cứu bản chất và các quan hệcó tính quy luật của quá trình hình thành con người như một nhân cách, trên cơsở đó thiết kế mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức quá trìnhgiáo dục nhằm đạt tới kết quả tối ưu trong các điều kiện xã hội nhất định
Do có rất nhiều quan điểm khác nhau về phương pháp dạy học cũngnhư giáo dục học nên cũng có nhiều khái niệm về phương pháp dạy học giáodục học
Tác giả Nguyễn Như An trong Phương pháp dạy học Giáo dục học tập
1 thì PPDH GDH là tổng hợp tất cả các cách thức hoạt động phối hợp thốngnhất của giảng viên và giáo sinh nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học mônGiáo dục học ở trường sư phạm [12, tr 25]
13
Trang 21Theo tác giả Phan Thị Hồng Vinh trong cuốn phương pháp dạy họcGiáo dục học thì phương pháp dạy học Giáo dục học là một chuyên ngànhkhoa học của khoa học giáo dục, nó có đối tượng, phương pháp nghiên cứu cụ
thể và được xây dựng bởi hệ thống các khái niệm, phạm trù khoa học; là cách thức hoạt động phối hợp thống nhất của giảng viên và sinh viên nhằm thực hiện tối ưu mục tiêu và nhiệm vụ dạy học GDH [20].
Phương pháp dạy học giáo dục học nghiên cứu quá trình dạy học giáodục học Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm của môn học GDH, nhiệm vụ, chứcnăng của giảng viên GDH trong các trường sư phạm Ngoài ra, PPDH GDHcòn nghiên cứu ứng dụng những thành tựu khoa học của các khoa học GDvào việc xác định mục tiêu, nội dung và cách thức tổ chức dạy học GDHnhằm góp phần đào tạo GV trong các trường sư phạm
Phương pháp dạy học GDH mang đặc điểm của PPDH nói chung, baogồm cả mặt khách quan và mặt chủ quan Mặt khách quan là những quy luậttâm lý, quy luật dạy học chi phối hoạt động nhận thức của người học mà GDphải ý thức được Mặt chủ quan là những thao tác, những hành động mà GVlựa chọn phù hợp với quy luật chi phối đối tượng
Những đặc trưng cơ bản đó chính là:
- Mang tính chất nghiên cứu về nghiệp vụ sư phạm đòi hỏi khả năngđộc lập và sáng tạo của giảng viên và sinh viên
- Có đặc trưng cấu trúc:
PPDH là tổng hợp phương pháp dạy để hướng dẫn phương pháp tựhọc và nghiên cứu khoa học Giáo dục của giáo sinh
M dh = M d + M u + M th + M nckh
Trong đó: M d = PP dạy của giảng viên
M u = PP tiếp thu ban đầu của giáo sinh
14
Trang 22M th = PP tự học của giáo sinh
M nckh= PP tự nghiên cứu của giáo sinh
M d trực tiếp chỉ đạo, điều khiển, điều chỉnh M u, M th, M nckh
PPDH Giáo dục học là hợp kim của phương pháp khoa học vàphương pháp sư phạm, nó phù hợp với logic khoa học Giáo dục và tâm lý họccủa sự lĩnh hội của các giáo sinh
M dh = M kh + M sp
Giáo dục học là môn khoa học, đồng thời là môn khoa học mang tínhnghiệp vụ sư phạm cao nên trong PPDH Giáo dục học, mặt khoa học phát triểnmạnh đi đến sự thống nhất giữa mặt khoa học và mặt sư phạm vì bản thân PPDHGiáo dục học gần gũi, tiệm cận với phương pháp khoa học Giáo dục
1.2.3 Khái niệm phong cách học tập
a, Khái niệm phong cách
Để hiểu thế nào là phong cách học tập trước tiên chúng ta cần hiểu thếnào là phong cách Theo từ điển Tiếng Việt thì phong cách được định nghĩa là
“ Những lối, những cung cách sinh hoạt, làm việc, hoạt động, xử sự tạo nêncái riêng của mỗi người hay một loại người nào đó” (Hoàng Phê, 1992)
Dưới góc độ Tâm lý học, phong cách được quan niệm như sau:
Theo A.Limov, A.Cubanova và Rakhmatulina thì phong cách là toàn
bộ hệ thống những phương pháp, thủ thuật tiếp nhận, phản ứng hành độngtương đối bền vững, ổn định của cá nhân Chúng quy định sự khác biệt cánhân, giúp cá nhân thích nghi với môi trường sống (đặc biệt là môi trường xãhội) thay đổi để tồn tại và phát triển
Nguyễn Ngọc Khuê cho rằng phong cách của một người chính là sự thểhiện trong đời sống, quan hệ giao tiếp ứng xử và trong công việc những nétđộc đáo riêng biệt được mọi người hay một nhóm người đánh giá và thừa
15
Trang 23nhận Phong cách thường gắn liền với đặc trưng của một người hay một nhómngười thể hiện rõ nét trong hành vi và quan hệ hàng ngày Nó gắn liền với bảnchất của con người, với bản lĩnh của người đó (Nguyễn Ngọc Khuê, 1992).
Theo tác giả Nguyễn Hải Khoát và Nguyễn Quan Uẩn thì: “ Phongcách là hệ thống những nguyên tắc, phong cách, cách thức biểu hiện và đặcthù của một người hay một nhóm người được thể hiện trong hoạt động cơ bảncủa họ”
Trong các định nghĩa trên đây về phong cách tuy diễn đạt có chỗ khácnhau, vì mỗi định nghĩa đều có mục đích riêng, nhưng nhìn chung đều thốngnhất và xem phong cách là:
- Hệ thống những phong cách, thủ thuật tiếp nhận, phản ứng, hànhđộng tương đối ổn định, bền vững của cá nhân; nghĩa là con người hoạt độngứng xử … tương đối như nhau trong những tình huống khác nhau
- Hệ thống những phong cách, thủ thuật…quy định những đặc điểmkhác biệt giữa các cá nhân
- Hệ thống những phương tiện hiệu quả, giúp cá nhân thích nghi vớinhững thay đổi môi trường (nhất là môi trường xã hội), sự linh hoạt, cơ động,mềm dẻo của các phong cách, thủ thuật ứng xử của cá nhân
Từ những phân tích trên có thể đi đến quan niệm : Phong cách là nhữngđặc điểm tâm lý ưu thế, tương đối bền vững của cá nhân quy định cách thíchnghi khác biệt giữa các cá nhân với những thay đổi của môi trường trong hoạtđộng của cá nhân
b, Khái niệm phong các học tập (PCHT)
Phong cách học tập được dịch từ thuật ngữ “learning style” trong tiếnganh Cũng như khái niệm phong cách, quan niệm về phong cách học tập cũngcó nhiều ý kiến khác nhau Riêng nhóm phong cách học tập giác quan(perceptual Learning Style), PCHT đã có nhiều định nghĩa như sau:
16
Trang 24- Rita Dunn (1960) định nghĩa PCHT như là cách thức mỗi người bắtđầu chú ý, xử lý, thu nhận và tái hiện nội dung kiến thức mới.
-Keefe(1979) cho rằng: “PCHT là những đặc điểm nhận thức, xúc cảm,sinh lý tương đối ổn định cho thấy người học tiếp nhận, tương tác và phảnứng với môi trường học tập như thế nào”
-Theo Rossi – Lee (1995), “PCHT giác quan là cách thức ưu thế của cánhân để tiếp nhận, tổ chức và lưu giữ thôg tin”
-Theo Ellis (1985) miêu tả PCHT như là một cách thức nhiều hoặc ítphù hợp hơn với một cá nhân tiếp nhận, khái niệm hóa, tổ chức và tái hiện cácthông tin
-Davdson (1990) đã khẳng định PCHT là những cách thức đặc trungcủa cá nhân trong việc chiếm lĩnh xử lý và lưu trữ thông tin
-Còn theo Reid (1995) “PCHT là những cách thức ưu thế có tính chất
tự nhiên, thói quen của cá nhân khi tiếp nhận, xử lý và lưu trữ thông tin, kỹnăng mới”
-Trong khi đó Gregore cho rằng PCHT là những hành vi biểu hiện rabên ngoài rất rõ ràng và có thể quan sát được những hành vi này cho ta biếtcách thức tiếp nhận, phân tích và sắp xếp thông tin
Trong nhiều định nghĩa khác nhau về PCHT đó, chúng ta có thể rút ranội dung cốt lõi của định nghĩa PCHT như sau:
-PCHT là những đặc điểm riêng của cá nhân
-PCHT bao gồm các đặc điểm về nhận thức, xúc cảm và sinh lý
-PCHT chỉ ra cách thức ưu thế của cá nhân tiếp nhận, xử lý và lưu trữthông tin trong môi trường học tập
-PCHT tương đối bền vững
Qua những phân tích ở trên và căn cứ vào mục đích nghiên cứu của đề
tài, chúng tôi chọn định nghĩa : “Phong cách học tập là những đặc điểm tâm
17
Trang 25lý ưu thế, tương đối bền vững của cá nhân quy định cách tiếp nhận, xử lý và lưu trữ thông tin trong các tình huống học tập của người học nhằm thực hiện các nhiệm vụ học tập đã đề ra”.
c, Các đặc điểm cơ bản của PCHT
- Đặc điểm 1: PCHT là những đặc điểm riêng của cá nhân Thật vậy,
mỗi cá nhân có một PCHT khác biệt theo giới tính, độ tuổi văn hóa và thànhtích học tập:
+Về giới tính: Ken Dunn & Rita Dunn (1990), Gred (1999) tìm thấynam có xu hướng thiên về vận động, xúc giác và nhìn, trong khi nữ lại chiếm
ưu thế ở PCHT nghe Vì thế, nữ thường thích môi trường yên tĩnh và namkhông thể ngồi yên trong một thời gian dài
+Về độ tuổi: Người học nhỏ tuổi (mẫu giáo, tiểu học) thiên về PCHTxúc giác và vân động, 12% học sinh tiểu học thiên về nghe, rất ít trẻ có thểghi nhớ bài học khi phải nghe quá hiều thông tin trong một khoảng thời giandài PCHT nghe và nhìn phát triển mạnh hơn khi trẻ lớn lên và PCHT xúcgiác và vận động vẫn tồn tại
+Về văn hóa: Nhiều kết quả nghiên cứu PCHT của sinh viên các lớpESL tại Mỹ và Canada cho thấy rằng có sự khác biệt giữa PCHT của sinhviên đến từ các nước không nói tiếng anh như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhậtbản, Tây Ban Nha, Ả Rập …so với sinh viên bản xứ (Reid 1987)
+Về thành tích học tập: Có sự khác biệt về PCHT giữa những học sinhđạt thành tích cao trong học tập với những học sinh có kết quả học tập kémhơn (Milgram, Dunn và Price, 1993)
- Đặc điểm 2: PCHT đều có cơ sở sinh lý thần kinh Mỗi loại PCHT
nghe, nhìn, vân động, xúc giác có mối liên quan chặt chẽ đến chức năng tâm lýchuyên biệt tương ứng của từng thùy (vùng) trên vỏ não Thùy chẩm điều khiểnthị giác, thùy thái dương điều khiển thính giác, thùy đỉnh đảm nhiệm khả năngvận động, vùng trung gian giữa thùy thái dương và thùy đỉnh gọi là vùng định
18
Trang 26hướng không gian và thời gian,… Mỗi vùng có một chức năng tâm lý nhất địnhphục vụ cho các quá trình tâm lý khác nhau như: nhận thức, xúc cảm…
- Đặc điểm 3: PCHT chỉ ra cách thức ưu thế của cá nhân tiếp nhận,
xử lý và lưu trữ thông tin trong môi trường học tập Mỗi người học đều kết
hợp nhiều PCHT khác nhau Ví dụ, họ có thể kết hợp nhìn với nghe, với vậnđộng … Tuy nhiên, trong các PCHT đó sẽ có một PCHt đóng vai trò chủ đạo,ảnh hưởng lớn nhất đến hiệu quả của việc chiếm lĩnh tri thức và người ta gọiđó chính là thế mạnh của người học hay PCHT ưu thế Chẳng hạn nhữngngười thiên về nhìn có điểm mạnh là tiếp nhận thông tin dưới dạng hình ảnh
và văn bản rất tốt, nhưng điểm yếu của họ là khó hiểu và khó ghi nhớ nhữngvấn đề mà người khác thuyết trình, diễn giảng Do đó, trong những nội dung,tình huống học tập đặc trưng có sự chiếu ưu thế hơn của một PCHT nhất định
- Đặc điểm 4: PCHT tương đối bền vững PCHT tương đối ổn định,
ít thay đổi với bất kỳ phương pháp giảng dạy hay nội dung học tập cụ thể nào Nó trở thành thói quen, diễn ra tự nhiên trong quá trình người học giải
quyết các nhiệm vụ học tập Song với kinh nghiệm tích lũy được trong quátrình học và phát triển của bản thân, sự thay đổi của môi trường văn hóa – xãhội, PCHT vẫn có thể biến đổi
1.2.4 Khái niệm phương pháp dạy học Giáo dục học phù hợp với phong cách học tập của sinh viên
Từ sự tìm hiểu trên chúng ta đã thống nhất với nhau rằng:
PPDH Giáo dục học là cách thức hoạt động phối hợp thống nhất của giảngviên và sinh viên nhằm thực hiện tối ưu mục tiêu và nhiệm vụ dạy học GDH
PCHT là những đặc điểm tâm lý ưu thế, tương đối bền vững của cánhân quy định cách tiếp nhận, xử lý và lưu trữ thông tin trong các tình huốnghọc tập của người học nhằm thực hiện các nhiệm vụ học tập đã đề ra
Như vậy, ta có thể hiểu Phương pháp dạy học Giáo dục học phù hợp
với phong cách học tập của sinh viênlà cách thức hoạt động phối hợp thống
nhất của giảng viên và sinh viên mà trong đó giảng viên dựa vào những đặc
19
Trang 27điểm tâm lý ưu thế, tương đối bền vững của cá nhân quy định cách tiếp nhận,
xử lý và lưu trữ thông tin trong các tình huống học tập của người học nhằm thực hiện tối ưu mục tiêu và nhiệm vụ dạy học GDH đã đề ra.
Mỗi tác giả đã xây dựng nên một hệ thống quan điểm riêng về PCHT dựatrên một nền tảng lý thuyết khác nhau, cách tiếp cận khác nhau Ví dụ: mô hìnhPCHT của Dunn và Dunn dựa trên quan điểm PCHT phụ thuộc vào các yếu tốgen và di truyền, các giác quan; mô hình PCHT của Witkin dựa trên quan điểmPCHT có liên quan đến cấu trúc nhận thức; mô hình PCHT của Kolb lại dựa trên
lý thuyết học tập trải nghiệm, và quan điểm PCHT là các ưu thế linh hoạt tronghọc tập Như vậy có thể hiểu mô hình PCHT là hệ thống các quan điểm về lýthuyết PCHT của một tác giả nhất định, trong đó bao gồm các luận điểm về lýthuyết PCHT theo cách tiếp cận của tác giả đó, cách phân chia các loại PCHT và
bộ công cụ điều tra PCHT do tác giả đó xây dựng Mỗi một mô hình PCHT lànhững quan điểm của mỗi tác giả nghiên cứu về vấn đề này Mô hình PCHT củatác giả này có thể hoàn toàn khác nhau về quan điểm lý thuyết, cách phân loạiPCHT nhưng trong một số trường hợp có sự kế thừa, phát triển của một mô hình
đã có Mô hình PCHT của Kolb (1982) đã được Honey-Mumford tiếp tục nghiêncứu và phát triển để áp dụng cho đối tượng các nhà quản lý
Theo nghiên cứu của Coffield, hiện nay có 71 mô hình PCHT đã đượcxây dựng và công bố, các nghiên cứu này tập trung theo 5 nhóm vấn đề(Coffield, 2004):
Các mô hình phong cách học tập xem bảng 1.1: Mô hình phong cáchhọc tập
20
Trang 28Gardner Cooper
Guiford
Witkin Pettigrew Messick Kogan Kagan Hunt
Hozlman và Klein Hudson
Apter
Miller Harrison - Branson
Jackson
Epstein và Meier Myers - Briggs
Allinson và Hayes
Herrmann Mumford Kolb
Hermanusen, Wierstra, de Jong và Thijssen
Felder và Silverman
Vermunt Sternberg Entwistle
Pask Pintrich, Smith
MeKenney và Kenn Marton và Saljo
Gareica và MeaCachie Riding
Weinstein,Zimmerman
Whetton và Cameron
21
Trang 29Đặc điểm của mỗi nhóm mô hình PCHT:
+ Nhóm các mô hình phong cách học tập dựa trên yếu tố gen - môi trường
Đặc điểm chung của các lý thuyết theo nhóm này đều cho rằngPCHT là bền vững, rất khó thay đổi trong suốt cuộc đời Bởi các yếu tốsinh học đã tác động đến đặc điểm nhân cách, giác quan chiếm ưu thếcũng như chức năng nổi trội của bán cầu não phải và bán cầu não trái Tùytheo sự phân chia của các tác giả mà PCHT thuộc nhóm này phân thànhcác loại khác nhau Nhìn chung có thể tóm tắt thành 4 loại chính dựa vàocác giác quan, viết tắt là VAKT (Visual (nhìn), Auditory (nghe),Kinaesthetic (vận động), Tactile (xúc giác))
Với mỗi tác giả thuộc nhóm này thì đặc điểm chung ở trên được mởrộng rất phong phú Theo A.Gregorc (1982), PCHT là những hành vi đặcbiệt đóng vai trò chỉ dẫn giúp con người học và đáp ứng môi trường Ôngcho rằng trí óc của con người tương tác với môi trường thông qua 2 quá trìnhlớn là "tri giác" (perception) gồm cụ thể (concrete) - trừu tượng (abtract) và
"sắp xếp" (ordering) gồm liên tục (sequential) - ngẫu nhiên (random) "Trigiác" là cách người học tiếp nhận thông tin, còn "sắp xếp" là cách người họcthay đổi, hệ thống hóa và điều chỉnh thông tin Từ đây tạo thành 4 kênhtrung gian để tiếp nhận và thể hiện thông tin: cụ thể liên tục, trừ tượng liêntục, cụ thể ngẫu nhiên và trừu tượng ngẫu nhiên Cấu trúc theo 2 chiều nàytương tự như khái niệm của Piaget về sự điều chỉnh và đồng hóa
Trang 30Hình 1: Mô hình phong cách học tập theo 4 kênh của Gregorc
Cách tiếp cận PCHT theo mô hình của Dunn, Dunn thì phức tạp hơn RitaDunn khẳng định kết quả học tập của HS phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác chứkhông phải chỉ là trí thông minh, ví dụ: môi trường, cơ hội được di chuyển xungquanh lớp học, thời gian học, và các dạng hoạt động khác nhau ở lớp
Trong bộ công cụ này bà chia PCHT thành 5 kích thích (stimuli) gồm:môi trường, xã hội, cảm xúc, tâm lý và sinh lý Các kích thích này sẽ được cụthể hóa thành 4 biến số, mỗi biến số lại gồm nhiều yếu tố
Trong bộ công cụ này bà chia PCHT thành 5 kích thích (stimuli) gồm:môi trường, xã hội, cảm xúc, tâm lý và sinh lý Các kích thích này sẽ được cụthể hóa thành 4 biến số, mỗi biến số lại gồm nhiều yếu tố
Rita Dunn nhấn mạnh rằng ảnh hưởng của sinh học chiếm 3/5 trongPCHT Bà khẳng định rằng yếu tố môi trường và tâm sinh lý khá bềnvững, trong khi yếu tố xúc cảm và xã hội thì dễ biến đổi hơn
+Nhóm mô hình phong cách học tập phản ánh các đặc điểm bên
trong của cấu trúc nhận thức.
Các mô hình thuộc nhóm này xem PCHT như là các đặc điểm cấu trúccủa hệ thống nhận thức (Messick 1984) hay là những tác động giữa năng lựcnhận thức và các quá trình nhận thức (Ridding và Rayner 1998) Có một số
Cụ thể ngẫu
tượng liên tục
Cụ thể liên tục
Trìu tượng ngẫu nhiên
Trang 31tác giả gọi PCHT trong nhóm này bằng một khái niệm khác là phong cáchnhận thức (cognitive styles) vì cách phân chia loại phong cách ở đây đều dựavào những thói quen chung của tư duy có tính chất ổn định, thường được chiathành những cực đối lập.
Ridding (1998) cho rằng phong cách nhận thức là cách con người tưduy và là những ưu thế, thói quen khi tổ chức và thể hiện thông tin Ông chia
mô hình đánh giá phong cách nhận thức của mình thành 2 chiều, mỗi chiều lạicó 2 cực đối lập Một chiều về cấu trúc nhận thức với 2 cực: tổng hợp(holistic) - phân tích (analytic) Chiều thứ 2 về hình thức nhận thức gồm:ngôn ngữ (verbaliser) - hình ảnh (imager)
Với cách phân chia như vậy nhưng mỗi loại phong cách lại có tên gọikhác nhau Mô hình của Witkin (1962) có 2 loại phong cách nhận thức: phụthuộc (field dependence) - độc lập (field independence); mô hình củaHuddson (1966): tư duy hội tụ (convergent thinking) - tư duy phân kỳ(divergent thinking)
Giống như nhóm PCHT trên, các tác giả của nhóm PCHT về nhận thứccũng nhấn mạnh yếu tố bẩm sinh của cá nhân Có nghĩa là PCHT hay phongcách nhận thức của mỗi người khó có thể thay đổi được
+ Nhóm mô hình phong cách học tập dựa trên các kiểu nhân cách bền vững.
Hầu hết các lý thuyết trong nhóm này đều nghiên cứu về nhâncách, nhưng vẫn được xếp vào nhóm lý thuyết phong cách học tập.Miller (1991), Myers - MacCaulley (1985) tranh luận rằng, tuy công cụ
mà họ xây dựng nhằm đánh giá các đặc điểm nhân cách nhưng chúngcũng phục vụ cho việc học tập GV, nhà quản lý, nhà tư vấn dùngnhững công cụ này để giúp đỡ người học phân loại kiểu nhân cách của
cá nhân nói chung, các cách tiếp cận giải quyết của cá nhân đối với các
Trang 32mối quan hệ giữa người-người và thế giới Từ đó hỗ trợ người học cónhững lựa chọn học tập phù hợp.
Myers-Briggs, Apter và Jackson là ba tác giả tiêu biểu thuộcnhóm này Cách triển khai, đánh giá nhân cách của mỗi tác giả cũngphức tạp và đa dạng như chính bản chất của nhân cách trong lịch sửnghiên cứu Tâm lý học
Những năm 40 của thế kỉ XX, Myers và Briggs dựa trên lýthuyết nhân cách của Jung phát triển thành trắc nghiệm đánh giá nhâncách khá nổi tiếng có tên là MBTI (Myers - Briggs Type Indicator).Trong đó có 16 kiểu nhân cách được tạo từ 4 cặp đôi:
Hướng ngoại (Extraversion) Hướng
nội(Introversion)
(Intuition)
Tư duy logic (Senking) Cảm nhận (Feeling)
(Perceiving)
Mỗi kiểu nhân cách có đặc trưng riêng và đây cũng là đặc điểmổn định của từng cá nhân Ví dụ kiểu nhân cách INFP (theo chữ cái đầutiên của 4 cặp đôi) có điểm mạnh là rất nghệ sĩ, suy tư, nhạy cảm; điểmyếu là bất cẩn, lười biếng Còn kiểu nhân cách INFJ có điểm mạnh làchân thật, dễ mến, khiêm tốn; điểm yếu là dễ dãi, yếu đuối
Mô hình của Apter tập trung theo khía cạnh khác của nhân cách
là động cơ, sự chuyển đổi giữa các động cơ khác nhau Điều này có ảnhhưởng lớn đến kết quả học tập Điều thú vị mà Apter đưa ra là lý thuyếtcủa ông giúp chúng ta hiểu hành vi và trải nghiệm của con người ở
Trang 33những thời điểm khác nhau bằng cách chuyển đổi qua lại trong 4phương diện sau:
- Phương tiện-mục đích (means- ends)
- Nguyên tắc (rules)
- Thực hiện (transactions)
- Mối quan hệ (relationships)
Bảng 1: Sự chuyển đổi giữa các phong cách theo 4 phương diện của Apter
Nhu cầu Thành tích Mục đích – Phương tiện Niềm vui
Nghiêm túc Vui chơi
Nhu cầu Cá nhân Mối quan hệ Siêu cá nhân
Hướng về bản thân Hướng về ngườikhác
Phong cách
Áp dụng chuyển đổi giữa các loại động cơ vào PCHT, Apter gợi
ý rằng việc học sẽ hiệu quả hơn khi giáo viên tạo ra những môi trườnghọc tập vừa đạt được những giá trị quan trọng, vừa giảm thiểu sự nhàmchán ở học sinh Ông khẳng định mọi vấn đề đều bắt đầu và quay trở lạivới các mặt đối lập cơ bản giữa nghiêm túc và vui chơi, phục tùng vàkháng cự, quyền lực và tình cảm, cá nhân và tập thể, nên khi cá nhânthay đổi giữa những mặt này thì chắc chắn các nhu cầu tâm lý đượcthỏa mãn
Không xem xét PCHT ở một khía cạnh khá sâu như động cơtrong nhân cách, Jackson nhìn PCHT ở góc độ khái quát hơn PCHTtheo ông là một tiểu bộ phận của nhân cách, lấy thần kinh làm cơ sở
Trang 34Ông chia PCHT thành 4 loại: người khởi xướng (initiator), người lýluận (reasoner), người phân tích (analyt), người thực hiện(implementer) (Jackson nhìn PCHT, tr 56).
Hầu hết ứng dụng thực tiễn của lý thuyết này dành cho quản lýdoanh nghiệp: đào tạo chuyên môn cho nhân viên, làm theo nhóm cũngnhư tạo môi trường học tập tích cực trong tổ chức Không những thế,Jackson mong muốn qua đánh giá PCHT của từng cá nhân, nhà quản lýcó định hướng phát triển nhiều dạng thế mạnh hơn là chỉ khuyến khíchnhân viên làm việc theo ưu thế tự nhiên của họ
+ Nhóm mô hình phong cách học tập dựa trên các ưu thế linh hoạt trong học tập
Đặc điểm khác biệt lớn nhất của nhóm PCHT này so với 3 nhómtrên là PCHT không cố định ở một đặc điểm nào đó mà có thể thay đổi
do yếu tố xã hội, văn hóa và kinh nghiệm mặc dù sự phân chia các loạiPCHT ở một số mô hình vẫn dựa trên nền tảng sinh học - chức năngnão bộ
David Kolb là tác giả tiêu biểu của nhóm lý thuyết theo hướngnày Từ đầu những năm 70, Kolb đã nghiên cứu lý thuyết học tập trảinghiệm và từ đó xây dựng mô hình PCHT và công cụ đánh giá PCHT
là LSI (Learning styles inventory) Quan điểm xuất phát của ông vềPCHT không phải là những nét nhân cách cố định, mà là các ưu thế họctập khác nhau thay đổi từ tình huống này sang tình huống khác Tuynhiên tại một thời điểm vẫn tồn tại PCHT tương đối ổn định trong mộtthời gian dài Kolb cũng khẳng định rằng kết quả đo phong cách họctập bằng công cụ LSI là ổn định trong một khoảng thời gian dài Ví dụ:PCHT của một người 60 tuổi vẫn có những nét tương đồng với PCHTkhi họ ở tuổi 20 Sự phân chia PCHT thành 4 loại: diverging (phân kỳ),
Trang 35assimilating (đồng hóa), converging (hội tụ), accomodating (điềuchỉnh), mỗi một loại lại gắn với một mốc trong chu trình học tập củaKolb đã có ảnh hưởng lớn đến giáo dục, y tế, quản lý đào tạo Rất nhiềunhà nghiên cứu đã dựa trên quan điểm của Kolb để phát triển các công
cụ và phương pháp dạy học của riêng mình
Đến cuối thập niên 70, Honey và Mumford nhận thấy LSI củaKolb có độ ứng nghiệm thấp với các nhà quản lý - đối tượng đích củaLSI, nên họ đã dành 4 năm nghiên cứu các công trình của Kolb trướckhi xây dựng LSQ (Learning styles questionaire) của riêng mình Vìcùng quan điểm về PCHT nên cách phân chia các loại PCHT củaHoney và Mumford tương đối giống nhau nhưng được đặt tên khácnhau
Bảng 2: Các loại PCHT theo Kold và Honey – Mumford.
Loại PCHT
Năng động ( active) Người hoạt động (activisits)Phản ánh (reflective) Người phản ánh (reflectors)Trừu tượng (abstract) Người lý thuyết (theorists)
Cụ thể (concrete) Người thực tế (pragamatists)
Cũng chịu ảnh hưởng của Kolb, Herrmann(1989) và Allinson –Hayes (1996) đã căn cứ chủ yếu vào các nghiên cứu của não bộ đểphân loại PCHT Mô hình PCHT của Herrmann chia làm 4 loại dựatrên chức năng của từng vùng trên bán cầu đại não: Người lý thuyết(theorists) não trái; người tổ chức ( organisers) hệ limbic trái
+ Nhóm mô hình phong cách học tập dựa trên các chiến lược, cách tiếp cận học tập
Trong những năm 70 của thế kỷ XX, có một nhóm các tác giảnghiên cứu quan điểm về định hướng, chiến lược học tập dựa trên tácđộng, ảnh hưởng của kinh nghiệm và hoàn cảnh Các thuyết của nhóm
Trang 36này không hướng vào đặc điểm cá nhân học sinh nhận thức hay nhâncách mà nhấn mạnh vào cách học sinh giải quyết nhiệm vụ học tậpđược giao Do đó họ đưa ra khái niệm mới "chiến lược học tập"(learning strategies) và định hướng học tập (learning approaches),không dùng thuật ngữ "phong cách học tập" ( Learning Styles) như các
lý thuyết trên
Entwistle (1979) cho rằng “chiến lược” (strategy) là cách họcsinh chọn để giải quyết các nhiệm vụ học tập cụ thể theo yêu cầu đượcđề ra và "phong cách" (styles) là đặc điểm khái quát trong ưu thế củahọc sinh khi thực hiện nhiệm vụ học tập một cách chung nhất Nghĩa làchiến lược học tập của học sinh sẽ thay đổi tùy theo nội dung, yêu cầu,nhiệm vụ môn học Bằng cách dạy thì học sinh hoàn toàn có thể thayđổi chiến lược học tập của bản thân Trong khi đó PCHT khó có thểthay đổi đuọc như chiến lược học tập Cho nên giáo viên thường phảilựa chọn và sử dụng phối kết hợp các phương pháp dạy học để dạy họcphù hợp với PCHT của học sịnh
Cho nên, các tác giả trong nhóm lý thuyết PCHT theo nhóm nàyđều nhấn mạnh đến việc thiết kế chương trình học tập, môi trường học,cách đánh giá, phương pháp giảng dạy phải đa dạng để giúp học sinhcó kĩ năng học tập đáp ứng yêu cầu môn học Họ không coi trọngnhững sự khác biệt cá nhân, cũng như dạy học phải phải phù hợp vớiđặc điểm đó
Bảng 3: Phân loại định hướng học tập theo Entwistle và Vermunt
Định hướng
học tập
Sâu sắc (Deep) Định hướng ý nghĩa (meaning
– directed)Bề mặt (Surface) Định hướng ứng dụng
(application – directed)
Trang 37Chiến lược Định hướng tái hiện
(reproduction – directed)Không có định hướng(undirected)
1.3.2 Lựa chọn mô hình PCHT.
Qua phân tích, đánh giá 5 nhóm PCHT như đã trình bày ở trên,tôi lựa chọn nhóm “ Phong cách học tập là các ưu thế linh hoạt tronghọc tập” và phân loại của hai tác giả Honey và Mumford làm cơ sở đểnghiên cứu về PCHT của sinh viên trường cao đẳng Sư Phạm NamĐịnh Từ đó tiến hành lựa chọn PPDH Giáo dục học phù hợp vớiPCHT của sinh viên
Sự lựa chọn này xuất phát từ lý do cách phân loại của hai tác giảHoney và Mumford không chỉ dựa trên nền tảng sinh học ( yếu tố gen –môi trường) mà còn chú ý đến các yếu tố văn hóa – xã hội và kinhnghiệm của người học
Honey và Mumford đã chia PCHT của người học ra là 4 loạichính, đó là: Người hoạt động (activisits), Người phản ánh (reflectors),Người lý thuyết (theorists), Người thực tế (pragamatists)
1.4 Lựa chọn PPDH phù hợp PCHT của sinh viên
1.4.1 Nguyên tắc lựa chọn.
Thực tiễn đã chứng minh không một bài giảng Giáo dục học hiệuquả nào mà giảng viên chỉ sử dụng duy chỉ một phương pháp dạy họchay câu “ không có phương pháp dạy học nào là vạn năng” Trong dạyhọc các phương pháp dạy học được sử dụng phối kết hợp với nhau, thểhiện sự tác động thống nhất giữa giảng viên và sinh viên trong quá trìnhdạy học
Trang 38Trong dạy học Giáo dục học, giảng viên phải tiến hành lựa chọn
và sử dụng PPDH đảm bảo các yêu cầu sau:
- Căn cứ vào mục tiêu bài dạy
- Đặc điểm, nội dung bài dạy
- Căn cứ vào đặc điểm, trình độ, kỹ năng và thói quen học tập của sinh viên
- Lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với năng lực sư phạ củagiảng viên
- Dựa trên phương tiện hiện có
- Căn cứ vào đặc điểm môi trường lớp học
Thực hiện quan điểm dạy học hiện đại “lấy người học làm trungtâm” phải sử dụng “phương pháp dạy học tích cực” Toàn bộ quá trình dạyhọc phải hướng vào người học, phương pháp dạy học phải dựa trên đặcđiểm của người học để khai thác tối đa tiềm năng trí tuệ, tính tích cực vàsáng tạo của sinh viên và tập thể sinh viên với mục tiêu là làm phát triểntối đa năng lực của người học Sự khác biệt về PCHT giữa các sinh viên làđiểm cần lưu ý trong dạy học Bởi PCHT quy định cách tiếp nhận, xử lý
và lưu trữ thông tin trong các tình huống học tập của người học nhằm thựchiện các nhiệm vụ học tập đã đề ra
1.4.2 Lựa chọn PPDH phù hợp PCHT của sinh viên.
Trước tiên, xin được khẳng định rằng tất cả các phương pháp dạyhọc đều có thể lựa chọn và sử dụng nhằm phát huy những điểm mạnhhoặc khắc phục những điểm yếu trong phong cách học tập của ngườihọc Tôi lấy ví dụ như: có thể sử dụng phương pháp thuyết trình đối vớinhững sinh viên có PCHT thiên về người phản ánh Bởi “người phảnánh” có xu hướng nghe nhiều hơn là nói Đối với những người cóPCHT thiên về người lý thuyết bạn có thể sử dụng PP vấn đáp hoặcPPDH dự án Bởi “người lý thuyết” có xu hướng nói nhiều hơn là nghe
Trang 39người khác nói (Có thể xem bảng đặc điểm của 4 loại PCHT theo phânloại của Honey và Mumford ở phần phụ lục để hiểu rõ thêm về điềunày)
Dự án Việt – Bỉ (Dạy và học tích cực - Một số phương pháp và
kỹ thuật dạy học) có hướng dẫn giáo viên một số phương pháp dạy họcmới nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của người học Đó là nhữngphương pháp: học theo hợp đồng, theo góc và theo dự án Qua tìm hiểutôi quyết định lựa chọn PP học theo góc là phương pháp chính cho thựcnghiệm của mình, bởi đây là phương pháp thể hiện rõ nhất mối liên hệgiữa PCHT của người học với việc lựa chọn và sử dụng PPDH đặc thùdành riêng cho từng nhóm đối tượng nhằm phát huy tối đa được khảnăng của người học Ngoài ra sẽ phối kết hợp với một số phương pháp,
kỹ thuật dạy học khác như: Nhóm lắp ghép, hướng dẫn SV sử dụnggiáo trình và tài liệu, trực quan…
a, Thế nào là học “theo góc”?
Học “theo góc” là một phương pháp tổ chức hoạt động học tập theo đó học sinh thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại các vị trí cụ thể trong không gian lớp học nhưng cùng hướng tới chiếm lĩnh một nội dung học tập theo các phong cách học khác nhau đảm bảo cho HS học
sâu và học thoải mái
Mỗi sinh viên thường có phong cách học khác nhau, có sinh viênhọc qua phân tích (nghiên cứu tài liệu, đọc sách để rút ra kết luận hoặcthu nhận kiến thức); có sinh viên thích học qua quan sát (quan sátngười khác làm, quan sát qua hình ảnh để rút ra kết luận hoặc thu nhậnkiến thức); có sinh viên thích học qua trải nghiệm (Khám phá, làm thử
để rút ra kết luận hoặc thu nhận kiến thức); có sinh viên thích học qua
Trang 40thực hành áp dụng (học thông qua hành động để rút ra kết luận hoặc thunhận kiến thức).
Giải quyết vấn đề đa dạng trong hoạt động học tập của sinh viên:Học theo góc thể hiện sự đa dạng, do đó sinh viên có sở thích và nănglực khác nhau, nhịp độ học tập và phong cách học khác nhau đều có thể
tự tìm cách để thích ứng và thể hiện năng lực của mình
Mỗi sinh viên đều có cơ hội để phát triển năng lực cá nhân theonhững cách khác nhau
Sinh viên được thực hành, khám phá tại các góc khác nhau vớicùng một nội dung học tập giúp học sâu, học thoải mái
PHONG CÁCH HỌC T P ẬP
HOẠT Đ NG (Trải nghi m) ỘNG (Trải nghiệm) ệm) QUAN SÁT (Suy ngẫm về các hoạt đ ng đã thực hi n) ộng đã thực hiện) ệm) PHÂN TÍCH (Suy nghĩ) ÁP DỤNG (Hoạt đ ng có hỗ trợ) ộng đã thực hiện)