1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lựa chọn sản lượng tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận tại công ty TNHH Trang Anh

50 1,9K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 228,31 KB

Nội dung

MỤC LỤC TÓM LƯỢC i LỜI CÁM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC BẢNG BIỂU v DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ vi LỜI MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan 2 3. Xác lập và tuyên bố vấn đề 4 4. Mục tiêu nghiên cứu 5 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 6. Phương pháp nghiên cứu 5 7. Kết cấu đề tài khóa luận 7 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỢI NHUẬN VÀ TỐI ĐA HÓA LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP 8 1.1. Lý thuyết về lợi nhuận 8 1.1.1. Khái niệm lợi nhuận 8 1.1.2. Ý nghĩa của lợi nhuận đối với doanh nghiệp 9 1.1.3. Một số chỉ tiêu về lợi nhuận 9 1.1.4. Các yếu tố tác động đến lợi nhuận 10 1.2. Lý luận chung về lựa chọn sản lượng tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận. 12 1.2.1. Điều kiện chung để xác định sản lượng tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp 12 1.2.2. Lựa chọn sản lượng tối ưu đối với hãng chấp nhận giá 14 1.2.3. Lựa chọn sản lượng tối ưu đối với hãng định giá 15 1.3. Nội dung và nguyên lý giải quyết vấn đề nghiên cứu 17 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LỰA CHỌN MỨC SẢN LƯỢNG CUNG ỨNG ĐỂ TỐI ĐA HÓA LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY TNHH TRANG ANH 20 2.1. Tổng quan tình hình hoạt động kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn sản lượng tối ưu của công ty TNHH Trang Anh 20 2.1.1. Tổng quan tình hình hoạt động thương mại của công ty TNHH Trang Anh trong giai đoạn 20122015 20 2.1.2. Các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến lựa chọn sản lượng tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận. 21 2.2. Thực trạng lựa chọn mức sản lượng cung ứng để tối đa hóa lợi nhuận của công ty TNHH Trang Anh giai đoạn 2012 2015 23 2.2.1. Thực trạng sản lượng cung ứng và lợi nhuận của công ty trong gia đoạn 2013 2015 cuả công ty THNN Trang Anh. 23 2.2.2. Lựa chọn sản lượng tối ưu nhằm tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp theo kết quả ước lượng 25 2.2.1.1. Ước lượng hàm cầu của doanh nghiệp 26 2.2.1.2. Ước lượng hàm chi phí của doanh nghiệp 28 2.2.1.3. Lựa chọn sản lượng tối ưu nhằm tối đa hóa lợi nhuận 31 2.3. Các kết luận và phát hiện nghiên cứu. 32 2.3.1. Những thành công trong lựa chọn sản lượng tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận của công ty TNHH Trang Anh. 33 2.321. Những hạn chế trong lựa chọn sản lượng tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận của công ty TNHH Trang Anh. 34 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ THỰC HIỆN LỰA CHỌN SẢN LƯỢNG TỐI NHẰM TỐI ĐA HÓA LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY TNHH TRANG ANH 36 3.1. Mục tiêu và đinh hướng phát triển của công ty TNHH Trang Anh trong thời gian tới 36 3.1.1. Mục tiêu và các chiến lược phát triển của công ty 36 3.1.2. Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 37 3.2. Gỉai pháp để thực hiện lựa chọn sản lương tối ưu nhằm tối đa hóa lợi nhuận của công ty TNHH Trang Anh. 37 3.2.1. Giải pháp đối với công tác dự báo giá và sản lượng 37 3.2.2. Thiết lập bộ phận nghiên cứu và phân tích thị trường. 38 3.2.3. Biện pháp cắt giảm chi phí, giảm giá thành, tăng doanh thu một cách đồng đều và ổn định. 38 3.3. Một số đề xuất và kiến nghị 39 3.3.1. Kiến nghị về phía nhà nước 39 3.4. Các vấn đề tiếp tục đặt ra cần nghiên cứu 40 KẾT LUẬN 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

Trang 1

TÓM LƯỢC

Lựa chọn sản lượng tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận là công tác có vai trò hết sứcquan trọng cũng như có tầm ảnh hưởng lớn đến quá trình tiêu thụ hàng hóa và hoạtđộng kinh doanh của các doanh nghiệp Trong điều kiện nền kinh tế thị trường pháttriển hiện nay, mức sống và nhu cầu của người dân từng bước được cải thiện đồngnghĩa với việc ngày càng xuất hiện nhiều các doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường

Vì vậy, để tồn tại, đứng vững và phát triển, các doanh nghiệp cần thực hiện tốt côngtác ước lượng, lựa chọn sản lượng tối ưu nhằm đạt được mức lợi nhuận tối đa tiến tớicác mục tiêu lớn trong tương lai

Trên cơ sở những kiến thức đã được đào tạo và nhận thức về tình hình thực tếcủa công ty trong quá trình thực tập tại công ty TNHH Trang Anh, tác giả đã lựa chọn

và thực hiện đề tài “Lựa chọn sản lượng tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận tại công ty TNHH Trang Anh” Với đối tượng nghiên cứu là sản phẩm gạch lát của công ty, nội

dung của đề tài khóa luận tập trung vào những vấn đề chính sau:

- Hệ thống những lý luận cơ bản về sản lượng tối ưu, lợi nhuận tối đa và cách thức lựachọn sản lượng tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận

- Thực trạng tình hình lựa chọn sản lượng tối ưu và các yếu tố tác động đến công tác lựachọn sản lượng tối ưu

- Tiến hành công tác lựa chọn sản lượng tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận bằng phươngpháp ước lượng các hàm cầu và hàm chi phí của doanh nghiệp

- Đánh giá thành công và hạn chế mà công ty TNHH Trang Anh đã làm được trongcông tác lựa chọn sản lượng tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận Từ đó, tác giả đề xuất một

số giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của công ty trong thời giantới

Trang 2

LỜI CÁM ƠN

Qua quá trình học tập tại trường em đã có được những kiến thức cơ bản về cungcầu thị trường và cách thức lựa chọn sản lượng tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận, tuynhiên việc áp dụng kiến thức và ứng dụng vào thực tế chưa có nhiều dẫn đến việcnghiên cứu đề tài còn gặp phải một số khó khăn Song với sự giúp đỡ nhiệt tình củaBan giám đốc cùng với anh chị trong công ty TNHH Trang Anh đã giúp em có đượcnhững kiến thức thực tế và giúp đỡ em nắm được cách ứng dụng kiến thức vào thựctiễn Cùng với sự hướng dẫn chi tiết, chu đáo, tận tình của cô Lương Nguyệt Ánh em

đã hoàn thành bài khóa luận của mình Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo

đã hướng dẫn em trong thời gian vừa qua, đồng thời tới quý công ty đã cung cấp cho

em những số liệu về kết quả kinh doanh của công ty nhằm phục vụ cho đề tài khóaluận

Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu có hạn và hiểu biết của bản thân về vấn đềnghiên cứu còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy em rấtmong nhận được sự đánh giá, nhận xét, góp ý của các thầy, cô giáo để bài khóa luậncủa em hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 3 tháng 5 năm 2016.

Sinh viên

Lê Thị Lan Phương

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ 2012- 2014 của công ty

TNHH Trang Anh

ty TNHH Trang Anh giai đoạn năm 2013 – 2015

Bảng 2.3 kết quả ước lượng hàm cầu của công ty TNHH Trang Anh giai đoạn

2013 – 2015

TNHH Trang Anh giai đoạn 2013 – 2015

Trang 4

DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ

TNHH Trang Anh

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ATC Tổng chi phí bình quân

AVC Tổng chi phí biến đổi bình quân

SMC Chi phí cận biên trong ngắn hạn

TFC Tổng chi phí cố định

TVC Tổng chi phí biến đổi

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế thực hiện các hoạt động kinh tế thông quacác sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ mà doanh nghiệp đó sở hữu Để tồn tại trên thịtrường thì các doanh nghiệp phải thực hiện tốt các hoạt động kinh doanh của mình haynói cách khác, các doanh nghiệp phải bán được hàng hóa, sản phẩm mà doanh nghiệpđang sở hữu Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đó càng bánđược nhiều sản phẩm thì càng tốt Vì nhu cầu thị trường có hạn mà mục tiêu cuối cùngcủa doanh nghiệp là lợi nhuận, lợi nhuận tối đa Chính vì vậy, để tồn tại và phát triển,

để thu được lợi nhuận tối đa trong hoạt động kinh tế của mình, các doanh nghiệp cần

có những cách thức và những phương pháp để định cho mình mức sản lượng tối ưucần cung ứng và tìm cách cung ứng ra thị trường đúng mức sản lượng tối ưu đó

Để có thể thực hiện mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp cần thực hiệnđồng thời cả hai mục tiêu là tối đa hóa doanh thu và tối thiểu hóa chi phí Tăng doanhthu tối đa mà chưa thực hiện tối thiểu hóa chi phí thì chưa đạt được mức lợi nhuận tối

đa và ngược lại Muốn vậy, doanh nghiệp luôn cần có những biện pháp và cách thứclựa chọn cho mình một mức sản lượng cung ứng hợp lý, phù hợp với nhu cầu của thịtrường, của tình hình kinh tế xã hội Khi thực hiện mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận,doanh nghiệp sẽ mang về nhiều lợi ích: mở rộng thị trường, tăng uy tín cho doanhnghiệp, ngoài ra thông qua việc bán được nhiều hàng sẽ làm tăng quy mô doanhnghiệp và ngày càng có thương hiệu hơn Do vậy, việc lựa chọn mức sản lượng cungứng là vô cùng quan trọng trong mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận Điều này luôn được cácdoanh nghiệp quan tâm và chú trọng nhằm đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển bềnvững của mình

Công ty TNHH Trang Anh là một công ty còn non trẻ, có thể thấy rằng công tyvẫn còn đang trong quá trình thâm nhập và phát triển thị trường Tuy nhiên trong thờigian vừa qua công ty đã có sự tăng lên về doanh thu và lợi nhuận, đó được xem lànhững thành quả đáng khen của công ty Mặc dù vậy, hiện nay trong quá trình quản lýcũng như kinh doanh của mình công ty còn tồn tại nhiều khó khăn cần được giảiquyết, trong đó có khó khăn về xác định mức sản lượng tối ưu và tối đa hóa lợi nhuận.Lợi nhuận đạt được chưa phải là tối đa và yêu cầu đặt ra là công ty phải tìm ra nhữnggiải pháp có thể đẩy cao hơn nữa mức lợi nhuận thu được hàng năm, nhằm tiến tới đạtmức lợi nhuận tối đa, chiến lĩnh thị phần trên thị trường, nâng cao uy tín và khẳng địnhthương hiệu của công ty Từ thực trạng của công ty, có thể thấy vấn đề lựa chọn mứcsản lượng cung ứng tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận của công ty là rất cần thiết và đáng

Trang 7

được quan tâm chút trọng nhằm duy trì sự ổn định cũng như phát triển bền vững củacông ty.

2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

Hiện nay vấn đề lựa chọn sản lượng tối ưu cho một doanh nghiệp không còn mới

mẻ, đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã đề cập đến việc sản xuất

số lượng sản phẩm là bao nhiêu là phù hợp để tối đa hóa lợi nhuận Dưới đây là một số

đề tài nghiên cứu nổi bật:

Trefor Jone (2004), “Business economic and managerial making” với nền tảng

kinh tế vi mô, tác phẩm này nghiên cứu về cấu trúc của doanh nghiệp và khai phá ranhững nguyên tắc quan trọng trong quyết định kinh tế của doanh nghiệp Đây là mộtcông trình đồ sộ với tất cả 25 chương, bằng việc áp dụng lý thuyết kinh tế và phươngpháp định lượng (toán học và thống kê) tác phẩm đã nêu ra phương thức tối đa hóa lợinhuận đặc biệc là đề cập đến việc lựa chọn tối ưu các yếu tố trong đó có sản lượng, chỉ

ra những ví dụ thực tế hiện nay trên toàn cầu để minh họa cho ý nghĩa thực tiễn của lýthuyết kinh tế cho doanh nghiệp Tuy nhiên tác phẩm chỉ đi trên nền tảng lý thuyếtkhông áp dụng vào thực tế hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trườnghiện nay

R.Garcia-Rubio, L.Bayon, JM Grau (2014), Generalization of the film’s Profit Maximization Problem: An Algorithm for the Analytical and Nonsmooth Solution” được đăng trên tạp chí Comoutational Economics, bài nghiên cứu của nhóm tác giả

được trình bày tổng quát về vấn đề lợi nhuận tối đa hóa của các doanh nghiệp, sử dụng

mô hình tuyến tính cho các chức năng sản xuất, tính toán phân tích chi phí tối thiểu

Để giải quyết các vấn đề tối ưu hóa tác giả trình bày một mô hình tuyến tính phức tạp,tối đa hóa lợi nhuận các vấn đề được giải quyết trong khuôn khổ của phân tíchNonsmooth Đây là một bài nghiên cứu mới mẻ trình bày việc ứng dụng các phầnmềm tính toán hiện đại vào quản lý doanh nghiệp trong đó cũng đề cập đến mô hìnhtối đa hóa lợi nhuận bằng các quyết định sản xuất nhưng tác phẩm không đi sâu nghiêncứu, phân tích một mặt hàng nào cụ thể

Cùng với một công trình nghiên cứu trên thế giới thì trong nước cũng cũng cónhững đề tài nghiên cứu liên quan đến vần đề sản lượng và lợi nhuận:

Nguyễn Thị Hằng (2008), “Mối quan hệ giữa sản lượng và lợi nhuận tại Công ty

cổ phần gạch men Thăng Long Vigllacera” – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tác

giả đã chỉ ra ba trường hợp sản lượng ảnh hưởng đến lơi nhuận: Một là khi doanhnghiệp sản xuất mức sản lượng mà tại đó MR=MC (hay doanh thu cận biên bằng chiphí cận biên) lúc này lợi nhuận thu được là tối đa; khi doanh nghiệp sản xuất với mứcsản lượng mà tại đó MR=ATC (hay chi phí cận biên bằng tổng chi phí bình quân) lúc

Trang 8

này doanh nghiệp chỉ hòa vốn mà không có lãi và thé ba là nếu doanh nghiệp sản xuấtvới mức sản lượng mà tại đó MR=AFC thì doanh nghiệp nên đóng cửa ngừng sảnxuất Đây là nghiên cứu có ý nghĩa khi đưa lý thuyết về mối quan hệ giữa sản lượng vàlơi nhuận và thực tế từng sản phẩm của Công ty cổ phần gạch men Thăng LongViglacera Với mỗi loại sản phẩm tác giả đều chỉ ra mối quan hệ giữa số lượng sảnphẩm sản xuất ra với lợi nhuận mà Công ty thu được Tuy nhiên, bài nghiên cứu cònmang tính chủ quan, mới chỉ ra mối quan hệ mà chưa nêu bật được sản lượng tối ưu đểdoanh nghiệp có thể tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp của mình.

Trần Quảng (2008), “Lựa chọn mức sản lượng cung ứng tối ưu để tối đa hóa doanh thu bán hàng tại Công ty TNHH thương mại và xây dựng Hùng Lâm” – Trường

Đại học Thương mại Với phương pháp mô hình hóa các số liệu thu thập được từdoanh nghiệp tác phẩm chỉ ra mối quan hệ giữa sản lượng và doanh thu, từ đó tìm rasản lượng tối ưu để doanh nghiệp có thể tối đa hóa doanh thu của mình Tác phẩm cơbản đã giải quyết được vấn đề nghiên cứu nhưng vẫn chưa cụ thể và làm cho ngườiđọc hiểu rõ được bản chất cuả vấn đề mà tác giả muốn nói đến Mặt khác, đối tượngnghiên cứu ở đây là doanh thu, đó chỉ là vẻ bề ngoài còn cái cốt lõi mà mọi doanhnghiệp hướng tới chính là lợi ích mà họ thu về được bao nhiêu Nhiều doanh nghiệp códoanh thu rất cao nhưng lại có lợi nhuận âm hoặc chỉ hòa vốn, điều này họ không hềmong muốn

Đinh Thị Phương Thảo (2012), “Lựa chọn sản lượng tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận mặt hàng máy phát điện dân dụng của Công ty TNHH Vĩnh Hưng” – Trường

Đại học Thương mại Tác phẩm nêu ra mức sản lượng tiêu thụ mặt hàng máy phát điệndân dụng, so sánh sản lượng thực tế sản xuất với sản lượng tối ưu để từ đó đánh giáviệc lựa chọn sản lượng của doanh nghiệp đưa ra những dự báo và giải pháp giúpdoanh nghiệp lựa chọn những sản lượng tối ưu để tối đa hóa lơi nhuận Tác phẩm chỉ

ra được sản lượng tối ưu mà Công ty TNHH Vĩnh Hưng nên sản xuất ở từng quý giaiđoanh 2009-2011 Tuy nhiên, tác phẩm chỉ đề cập đến mặt hàng máy phát điện trongkhi công ty kinh doanh rất nhiều mặt hàng ở các lĩnh vực khác nhau

Nguyễn Thị Liên (2014), “Lựa chọn sản lượng tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận của Công ty TNHH Nghĩa Bình” – Trường Đại học Thương mại Tác phẩm sử dụng

phương pháp so sánh, ước lượng để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọnsản lượng, tìm ra mức sản lượng tối ưu cho doanh nghiệp, tuy nhiên tác giả chưa đềcập sâu đến các nhân tố bên ngoài như lạm phát, chính sách vĩ mô của Nhà nước cũngnhư mùa vụ cũng ảnh hưởng đến mức sản lượng sản xuất ra của doanh nghiệp

Trên đây là những công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề lựa chọn sảnlượng và lợi nhuận cùng với những đóng góp và hạn chế mà em rút ra được Nhìn

Trang 9

chung các công trình nghiên cứu đều có cơ sở lý luận rõ ràng, chỉ ra mức sản lượng tối

ưu để tối đa hóa lợi nhuận, tuy nhiên vấn đề nghiên cứu chưa đi sâu, cụ thể do đónhững giải pháp đưa ra còn chung chung Bài khóa luận của tác giả dưới đây sẽ tiếptục kế thừa những giá trị khoa học đồng thời đưa ra những cái mới, cái khác biệt trongtoàn bộ quá trình tìm hiểu và thực hiện với đối tượng nghiên cứu là sản phẩm gạch,đây là một mặt hàng mà có rất ít tác giả đi sâu nghiên cứu

Do vậy, việc lựa chọn sản lượng tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận của công ty là rất cầnthiết và đáng được quan tâm, chú trọng trong công tác quản lý Nếu lượng cung ứngquá nhiều hoặc quá ít sẽ làm ảnh hưởng đến nguồn tài chính cũng như tất cả quá trìnhhoạt động kinh doanh của công ty Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề nghiêncứu, thông qua tìm hiểu thực trạng công ty TNHH Trang Anh, tác giả đã quyết định

lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Lựa chọn sản lượng cung ứng tối ưu để tối đa lợi nhuận của công ty TNHH Trang Anh”.

Đề tài tập trung giải quyết các vấn đề sau:

Một là: Nguyên tắc lựa chọn sản lương cung ứng tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận là

gì?

Hai là: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH ô tô Hoa

Mai như thế nào? Thực trạng hoạt động lựa chọn mức sản lượng cung ứng tối ưu rasao?

Ba là: Cách thức ước lượng hàm cầu và hàm chi phí của sản phẩm như thế nào?

Trang 10

Bốn là: Các giải pháp nào để giảm thiểu chi phí sản xuất , nâng cao sản lượngđầu ra để tối đa hóa lợi nhuận cho công ty TNHH Trang Anh.

Trang 11

4. Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu nhằm tìm ra cách thức lựa chọn sản lượng tối ưu nhằm tối đahóa lợi nhuận của công ty TNHH Trang Anh Với các mục tiêu cụ thể:

- Làm rõ một số vấn đề lý luận về lợi nhuận và lợi nhuận tối đa với lựa chọn mức sảnlượng tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận

- Nghiên cứu thực trạng lựa chọn sản lượng tối ưu nhằm tối đa hóa lợi nhuận của công

ty TNHH Trang Anh trong giai đoạn 2012 – 2015, từ đó đưa ra những kết quả đạtđược và những mặt hạn chế cần khắc phục

- Đưa ra các giải pháp nhằm lựa chọn sản lượng tối ưu nhằm tối đa hóa lợi nhuận củacông ty TNHH Trang Anh trong thời gian tới

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về cách thức lựa chọn sản lượng cung ứng tối ưu nhằm tối đahóa lợi nhuận của công ty TNHH Trang Anh

Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Đề tài nghiên cứu cách thức lựa chọn mức sản lượng tối ưu để tối đa

hóa lợi nhuận của công ty TNHH Trang Anh trên thị trường miền Bắc và mở rộng raphạm vi toàn quốc

Về thời gian: Đề tài sử dụng số liệu nghiên cứu sản lượng cung ứng sản phẩm của

công ty ra thị trường giai đoạn từ 2012 đến 2015 Các giải pháp đưa ra được áp dụngcho doanh nghiệp đến năm 2020

Về nội dung: Đề tài nghiên cứu tập trung đi sâu vào vấn đề lý luận về việc xác định

mức sản lượng cung ứng tối ưu, thực hiện tối đa hóa lợi nhuận của công ty trong nềnkinh tế thị trường Ngoài ra, trên cơ sở phân tích đánh giá thông qua số liệu báo cáokết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 2012 đến năm 2015, khóaluận đưa ra một số giải pháp, đề xuất nhằm xác định mức sản lượng cung ứng tối ưunhằm tối đa hóa lợi nhuận cho công ty trong thời gian tới

6. Phương pháp nghiên cứu

Có hai phương pháp chính được sử dụng trong đề tài nghiên cứu là thu thập dữliệu và xử lý dữ liệu

Phương pháp thu thập dữ liệu

Có hai dạng dữ liệu phổ biến đó là dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp:

Dữ liệu sơ cấp: Là thông tin thu thập tại hiện trường thực tế thông qua các cuộc

điều tra, thăm dò thị trường, khách hàng

Dữ liệu thứ cấp: Là dữ liệu đã có sẵn do những người khác đã thu thập và xử lý

thông tin

Thu thập dữ liệu là một giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quátrình nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội Phương pháp này dựa trên nguồn thôngtin sơ cấp và thứ cấp thu thập được từ những tài liệu nghiên cứu trước đây để xây dựng

Trang 12

cơ sở luận cứ để chứng minh giả thuyết Tuy nhiên, thu thập dữ liệu thường tốn nhiềuthời gian, công sức và chi phí, do đó cần phải nắm chắc các phương pháp thu thập dữliệu để từ đó chọn ra các phương pháp thích hợp với hiện tượng, làm cơ sở để lập kếhoạch thu thập dữ liệu một cách khoa học nhằm đạt được hiệu quả cao nhất của giaiđoạn quan trọng này

Trong thu thập dữ liệu, đề tài sử dụng chủ yếu các dữ liệu thứ cấp Dữ liệu thứcấp được thu thập từ các nguồn như:

+ Nguồn dữ liệu được thu thập từ công ty: thông tin công ty, báo cáo tài chínhhàng năm, sổ kế toán…

+ Internet: Các bài viết, các chia sẻ của các doanh nhân về cách thức, về chiếnlược kinh doanh…

Dữ liệu thứ cấp được thu thập để phân tích các số liệu liên quan đến tình hìnhkinh doanh của công ty TNHH Trang Anh, các kết luận và phát hiện, dự báo xu hướng

và cách thức cũng như sản lượng cung cấp để tối đa hóa lợi nhuận được sử dụng trongphần thực trạng lựa chọn mức sản lượng cung ứng để tối đa hóa lợi nhuận của công ty

Từ đó đưa ra các chiến lược và biện pháp phát triển kinh doanh ổn định và bền vững

Phương pháp phân tích dữ liệu

Thông tin sau khi đã thu thập về cần phải có chọn lọc và xử lý các thông tin đócho phù hợp với mục tiêu mà mình hướng tới Sau khi các thông tin, dữ liệu đã đượcchọn lọc và xử lý thì cần được phân tích để phục vụ cho việc nghiên cứu Việc phântích thông tin như thế nào sẽ do mục tiêu nghiên cứu quyết định Trong phân tích sốliệu, đề tài đã sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp so sánh

Là phương pháp dùng để làm rõ sự khác biệt hay những đặc trưng riêng có củađối tượng nghiên cứu, từ đó giúp cho các đối tượng quan tâm có căn cứ để đề ra quyếtđịnh lựa chọn

Dữ liệu được lấy từ báo cáo tài chính hàng năm, sổ kế toán của công ty, từ đódùng phương pháp so sánh để thấy được sự thay đổi về: Sản lượng cung ứng qua cácnăm, doanh thu và lợi nhuận của công ty theo các năm, cơ cấu thị trường…

- Phương pháp bảng biểu

Là phương pháp sử dụng sơ đồ, bảng biểu để khái quát các dữ liệu dạng sốnhằm đưa ra cho người đọc, người xem có cái nhìn tổng quát về sự biến đông của cáchiện tượng kinh tế xã hội

Tác giả dùng phương pháp bảng biểu để làm rõ những vấn đề: Sử dụng bảng sốliệu để thể hiện sự thay đổi của số lượng, giá trị sản lượng cung ứng qua các năm Sửdụng biểu đồ: Mô hình hóa các số liệu thu thập được bằng các biểu đồ nhằm cung cấp

Trang 13

cho người đọc các nhìn tổng quan và dễ dàng hơn về tình hình biến động của số liệu.

- Phương pháp chỉ số

Là phương pháp phân tích thống kê nghiên cứu sự biến động của những hiệntượng kinh tế phức tạp bao gồm nhiều đơn vị, nhiều phần tử mà các đại lượng khôngthể trực tiếp cộng được với nhau

Tác giả dùng phương pháp chỉ số để tính toán và phân tích các số liệu cung ứngsản phẩm và sự biến động qua các năm, giúp người đọc có một cái nhìn tổng quát,chính xác về tình hình kinh doanh, sự biến đổi của lợi nhuận cũng như các nhân tố ảnhhưởng đến lợi nhuận và cách thức lựa chọn sản lượng tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận

7. Kết cấu đề tài khóa luận

Ngoài phần mở đầu, danh mục bảng biểu, hình vẽ, khóa luận có kết cấu 3chương:

Chương 1: Một số lý luận chung về lợi nhuận và tối đa hóa lợi nhuận của doanhnghiệp

Chương 2: Thực trạng lựa chọn mức sản lượng cung ứng để tối đa hóa lợi nhuậncủa công ty TNHH Trang Anh

Chương 3: Một số giải pháp để thực hiện lựa chọn sản lượng cung ứng tối ưu đểtối đa hóa lợi nhuận của công ty

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỢI NHUẬN VÀ TỐI ĐA

HÓA LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP

1.1.Lý thuyết về lợi nhuận

1.1.1. Khái niệm lợi nhuận

Trang 14

 Khái niệm: Lợi nhuận trong kinh tế học là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu vàtổng chi phí sản xuất trong hoạt động của doanh nghiệp hoặc có thể là phần dôi ra củamột hoạt động sau khi đã trừ mọi chi phí cho hoạt động đó.

Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh doanh,

là một trong những đòn bẩy kinh tế quan trọng đồng thời là một chỉ tiêu cơ bản đánhgiá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Do vậy, lợi nhuận tác động đến tất

cả các mặt hoạt động của doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chínhcủa doanh nghiệp, việc thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận là điều kiện quan trọng đảm bảocho tình hình tài chính của doanh nghiệp được ổn định, vững chắc

Q : Khối lượng sản phẩm bán ra(P - ATC): Lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩmTrong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài dựa trên chỉ tiêu tổng lợinhuận của doanh nghiệp, người ta còn phân tích mối quan hệ của chi phí và lợi nhuận

để đánh giá một cách chính xác một cách chính xác hơn về tình hình lợi nhuận củadoanh nghiệp thông qua chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệpđược tính theo công thức sau:

Tỷ suất lợi nhuận = π / TC

Trong đó:

Π : Tổng lợi nhuậnTC: Tổng chi phíChỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng chi phí đầu vào sản xuất kinh doanh sẽ thuđược bao nhiêu đồng lợi nhuận

1.1.2. Ý nghĩa của lợi nhuận đối với doanh nghiệp

Lợi nhuận có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,gắn liền với lợi ích của doanh nghiệp và đó cũng là mục tiêu của mọi quá trình kinhdoanh Tất cả các doanh nghiệp đều mong muốn tối đa hóa lợi nhuận và sẽ không tồntại được nếu như hoạt động kinh doanh không mang lại lợi ích cho họ

Lợi nhuận được coi là một đòn bẩy kinh tế quan trọng đồng thời còn là một chỉtiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh toàn bộ kết quả và hiệu quả của quá trình sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp Doanh nghiệp muốn thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận thì trước

Trang 15

tiên sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp phải được thị trường chấp nhận Rõ ràng lợinhuận là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp không ngừng cải tiến đổi mới trang thiết

bị, sử dụng tốt các nguồn lực của mình để tăng lợi nhuận doanh nghiệp

Lợi nhuận tác động đến tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp, nó có ảnh hưởngđến tình hình tài chính của doanh nghiệp Khi doanh nghiệp kinh doanh có lợi nhuận

có nghĩa là doanh nghiệp không những bảo toàn được vốn kinh doanh mà còn có mộtkhoản lợi nhuận bổ sung nguồn vốn kinh doanh hay nói cách khác, lợi nhuận đáp ứngnhu cầu tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp Có vốn, doanh nghiệp có cơ hội đểthực hiện các dự án kinh doanh lớn nâng cao uy tín chất lượng và sự cạnh tranh trênthương trường của doanh nghiệp Từ đó, doanh nghiệp sẽ nâng cao hơn nữa lợi nhuậncủa mình

Lợi nhuận là nguồn tích lũy quan trọng giúp doanh nghiệp đầu tư chiều sâu mởrộng quy mô sản xuất kinh doanh, là điều kiện để củng cố thêm sức mạnh và uy tín củadoanh nghiệp trên thương trường Thật vậy, lợi nhuận của doanh nghiệp sau khi đãthực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và chia cho các chủ thể liên doanh, phần còn lạiphân phối vào quỹ đầu tư phát triển kinh doanh và quỹ dự phòng tài chính các quỹ nàyđược doanh nghiệp dùng để đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh Thay đổitrang thiết bị, máy móc vì doanh nghiệp muốn ngày càng phát triển thì luôn phải mởrộng quy mô kinh doanh và nâng cao năng suất lao động

1.1.3. Một số chỉ tiêu về lợi nhuận

Tỷ suất lợi nhuận của vốn

Đây là quan hệ tỷ lệ giữa số lợi nhuận đạt được với số vốn đã chi ra bao gồm cácvốn cố định và vốn lưu động Tỷ suất lợi nhuận của vốn là chỉ tiêu quan trọng nhấtphản ánh hiệu quả sử dụng tổng số vốn đầu tư vào doanh nghiệp, nó liên quan tới hiệuquả hoạt động quản lý kinh doanh trong kỳ

Tỷ suất lợi nhuận của vốn =

Tổng số vốn sản xuất kinh doanh bao gồm vốn cố định và vốn lưu động đã chi ra(trong đó vốn cố định là nguyên giá tài sản cố định trừ đi số đã khấu hao và vốn lưuđộng là vốn dự trữ sản xuất, vốn thành phẩm dở dang, vốn thành phẩm)

Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận của vốn cho thấy hiệu quả sử dụng một đồng vốn sảnxuất tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Để nâng cao chỉ tiêu này đòi hỏi doanh nghiệpphải quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm vốn trong các khâu của quá trình sản xuấtkinh doanh

Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu bán hàng

Là một chỉ số phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,biểu hiện quan hệ giữa tỷ lệ lợi nhuận tiêu thụ và doanh thu bán hàng

Tỷ suất doanh lợi =

Trang 16

Qua công thức cho thấy rằng hiệu quả của một đồng doanh thu thì tạo ra đượcbao nhiêu đồng lợi nhuận.

Tỷ suất lợi nhuận của vốn chủ sở hữu =

Tỷ suất lợi nhuận theo lao động

Là so sánh giữa tổng lợi nhuận với số lượng lao động tham gia vào quá trình sảnxuất kinh doanh hoặc với tổng chi phí về tiền lương (tiền công) sử dụng trong quátrình sản xuất kinh doanh Điều này có tác dụng khuyến khích các doanh nghiệp quản

lý và sử dụng tốt lao động trong doanh nghiệp theo các hợp đồng lao động

Tỷ suất lợi nhuận theo lao động =

Thông qua các chỉ tiêu trên ta có thể đánh giá một cách tương đối đầy đủ, chínhxác tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Đồng thời so sánhđược chất lượng của các hoạt động giữa các doanh nghiệp với nhau một cách hoànchỉnh

1.1.4. Các yếu tố tác động đến lợi nhuận

Với vai trò rất lớn của mình, lợi nhuận tác động tới mọi hoạt động của doanhnghiệp, lợi nhuận là nguồn tích luỹ cơ bản để tái sản xuất mở rộng Tuy nhiên, đâykhông phải là chỉ tiêu duy nhất để đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp và cũng không thể chỉ dùng lợi nhuận để so sánh chất lượng hoạtđộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khác nhau, bởi vì bản thân lợi nhuậnchịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, đó là:

Trang 17

 Giá bán hàng hóa

Giá cả hàng hóa là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu bán hàng và lợinhuận của doanh nghiệp Trong sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp muốn tồn tại vàphát triển thì giá bán phải tương ứng với giá trị, nghĩ là giá sản phẩm Với điều kiệncác yếu tố khác không đổi, giá bán hàng hóa dịch vụ tăng lên thì doanh thu bán hàng

sẽ tăng lên và ngược lại Tuy nhiên, thông thường khi tăng giá bán sản phẩm thì khốilượng tiêu thụ lại có xu hướng giảm xuống và ngược lại Vì vậy, trong nhiều trườnghợp tăng giá không phải là biện pháp thích hợp để tăng doanh thu, nếu việc tăng giábán không hợp lý sẽ làm cho việc tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn, gây nên tình trạng

ứ đọng hàng hóa và sẽ làm cho doanh thu giảm xuống Như vậy, giá bán tăng haygiảm một phần quan trọng là do quan hệ cung cầu trên thị trường quyết định Do vậy,

để đảm bảo được doanh thu và lợi nhuận, doanh nghiệp cần phải có một chính sách giábán hợp lý

 Chi phí đầu vào

Chi phí trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bao gồm cả chi phí muanguyên vật liệu, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí thuê nhân công và vốn, chiphí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, nộp thuế và các khoản khác trong Nhànước…tất cả các khoản chi phí này nằm trong giá thành sản phẩm Chi phí cao sẽ làmgiảm lợi nhuận của doanh nghiệp

 Quy mô thị trường của doanh nghiệp và phương thức tiêu thụ, thanh toán tiềnhàng

Việc lựa chọn phương thức tiêu thụ và thanh toán tiền hàng cũng có ảnh hưởngtới doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Một doanh nghiệp áp dụng nhiềuhình thức bán hàng và thanh toán tất yếu sẽ tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn doanhnghiệp chỉ áp dụng một hình thức Bên cạnh đó việc tổ chức hoạt động quảng cáo, giớithiệu mặt hàng và các dịch vụ sau bán hàng cũng cần được coi trọng vì thế khách hàng

sẽ biết được nhiều thông tin và yên tâm về sản phẩm hơn, qua đó mở rộng thị trườngtiêu thụ làm cơ sở cho việc tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ

 Các biện pháp đẩy nhanh quá trình tiêu thụ sản phẩm

Để cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao, cácdoanh nghiệp cần phải chuẩn bị tốt các điều kiện, các yếu tố chi phí thấp nhất và phải

có các biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm Các đầu vào được lựa chọn tối ưu sẽ tạokhả năng tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí hoạtđộng và giá thành sản phẩm Do đó cơ sở để tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp làchuẩn bị các đầu vào hợp lý tạo khả năng tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp và cónhững cách thức để đẩy mạnh tiêu thụ một cách hợp lý

Trang 18

Nội dung của các biện pháp đẩy nhanh quá trình tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc vàonhiệm vụ, tính chất sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.Trước hết đó là chuẩn

bị tốt về khâu thiết kế sản phẩm và công nghệ sản xuất Thiết kế sản phẩm và côngnghệ chế tạo hợp lý sẽ tạo điều kiện giảm thời gian chế tạo, hạ giá thành, tạo lợi nhuậncho quá trình tiêu thụ Tiếp đó là chuẩn bị tốt các yếu tố vật chất cần thiết cho quátrình hoạt động như lao động, máy móc thiết bị, dụng cụ sản xuất được thuận lợi, nhịpnhàng và liên tục giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh Cuối cùng là doanh nghiệp phải

có phương án hợp lý về tổ chức điều hành quá trình tiêu thụ sản phẩm

 Các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước

Hoạt động của doanh nghiệp không bị chi phối bởi các quy luật của thị trường nócòn bị chi phối bởi những chính sách kinh tế của nhà nước Khi có một sự thay đổitrong các chính sách sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của doanh nghiệp Ví

dụ như sự thay đổi trong chính sách tiền tệ có thể làm giảm xuống hoặc tăng lên củamức lãi suất có ảnh hưởng trực tiếp đến việc vay vốn của doanh nghiệp hay hiện nay,lạm phát tăng cao, lãi suất và tỷ giá bất ổn khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.Ngoài ra những yếu tố trên, một số các yếu tố như thị trường tiêu thụ, chính sáchbán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, trình độ tổ chức và quản lý kinh doanh… tất

cả đều tác động đến lợi nhuận cũng như sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.1.2.Lý luận chung về lựa chọn sản lượng tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận.

1.2.1. Điều kiện chung để xác định sản lượng tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận của

Trang 19

Q1 O

Hình 1.1: Xác định sản lượng tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận

Nếu doanh nghiêp sản xuất ở mức sản lượng Q1 có MR > MC thì S1 là phần lợinhuận không thu được do Q1 < Q*

Nếu doanh nghiệp sản xuất ở mức sản lượng Q2 có MC > MR thì S2 là phần lợinhuận bị mất đi khi sản xuất Q2 > Q*

Như vậy, khi chi phí cận biên lớn hơn doanh thu cận biên thì việc sản xuất sẽ làmgiảm lợi nhuận chứ không phải làm tăng lợi nhuận Do đó, khi MR > MC thì đầu raphải được nâng cao và khi MR < MC thì phải giảm sản xuất Lợi nhuận chỉ tối đa tạiđiểm mà ở đó có doanh thu bằng chi phí (MR = MC)

- Xét trong mối quan hệ giữa chi phí cận biên (MC) và chi phí bình quân (ATC)

Hình 1.2: Mối quan hệ giữa chi phí biên MC và chi phí bình quân ATC

Bất kỳ khi nào chi phí cận biên nhỏ hơn chi phí bình quân, chi phí bình quân đềugiảm Bất kỳ khi nào chi phí cận biên lớn hơn chi phí bình quân, chi phí bình quân đềutăng MC cắt ATC tại điểm có chi phí bình quân nhỏ nhất, nhưng đó chưa phải là điểm

Trang 20

P, C MC

F A

1.2.2. Lựa chọn sản lượng tối ưu đối với hãng chấp nhận giá

Đối với hãng chấp nhận giá, để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ lựa chọnmức sản lượng mà tại đó chi phí cận biên (MC) bằng doanh thu cận biên (MR): MR =MC

Doanh nghiệp đứng trước một đường cầu nằm ngang Do đó, đường doanh thucận biên trùng với đường cầu, hay nói cách khác, doanh thu cận biên không đổi vàbằng giá bán (MR = P)

Do vây, hãng chấp nhận giá sẽ chọn mức sản lượng tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận

và thỏa mãn điều kiện: giá bán bằng chi phí cận biên

P = MC

Hình 1.3: Quyết định lựa chọn sản lượng của hãng chấp nhận giá

Như vậy, đối với hãng chấp nhận giá thì sản lượng tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận

là Q*, tại đó P = MC

Các bước xác định sản lượng tối ưu đối với hãng chấp nhận giá:

Bước 1: Dự báo giá sản phẩm

Sử dụng kỹ thuật dự báo: Dự báo dãy số thời gian và dự báo kinh tế lượng

Bước 2: Ước lượng các hàm chi phí AVC và SMC

AVC = a +bQ + cQ2

SMC = a + 2bQ + 3cQ2

Bước 3: Kiểm tra nguyên tắc đóng cửa

 Nếu P ≥ AVC min thì sản xuất

 Nếu P < AVCmin thì đóng cửa, ngừng sản xuất

 Để tìm AVCmin thay thế Qmin vào trong phương trình AVC

Trang 21

MC F

Đồng thời, nó sẽ định giá với mức giá P cao hơn chi phí biên MC do có lợi thế

sản xuất và sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp là sản lượng Q* được xác định tương ứng với giao điểm E của đường MC và đường MR Mức giá P* mà

doanh nghiệp đặt sẽ là mức mà những người tiêu dùng sẵn sàng trả khi sản lượng

là Q* Điểm P* được xác định như là tung độ của điểm F, là một điểm nằm trên đường cầu được dóng lên từ mức sản lượng Q* Rõ ràng, P* > MC (Q*)

Hình 1.4: Quyết định lựa chọn sản lượng của hãng định giá

Hãng định giá thường có quyền lực thị trường lớn bởi vì đây là hãng có lợi thế vềcung ứng một loại hàng hóa tương đối đặc thù trên thị trường Không có các hàng hóathay thế gần gũi để lựa chọn, những người tiêu dùng chấp nhận sự kiểm soát hay chiphối giá tương đối mạnh của hãng Tuy nhiên, mức độ kiểm soát giá hay quyền lực thịtrường của hãng còn phụ thuộc vào độ co giãn theo giá của cầu Một đường cầu dốc

Trang 22

đứng (cầu kém co giãn theo giá) cho phép hãng có quyền lực thị trường tương đối lớn.Còn nếu đường cầu này tương đối thoải, khả năng chi phối giá của hãng là hạn chế.

 Các bước xác định mức sản lượng tối ưu đối với hãng định giá

Bước 1: Ước lượng phương trình cầu

 Sử dụng các phương pháp ước lượng cầu

Bước 4: Ước lượng các hàm chi phí AVC và SMC

 Sử dụng các phương pháp ước lượng

AVC = a +bQ + cQ2

SMC = a + 2bQ + 3cQ2

Bước 5: Tìm mức sản lượng mà tại đó MR = SMC

Bước 6: Xác định mức giá tối đa hóa lợi nhuận

 Thay thế Q*vào phương trình hàm cầu ngược để tìm P*

Bước 7: Kiểm tra nguyên tắc đóng cửa

 Thay thế Q* vào hàm AVC được ước lượng, tìm AVC*

 Nếu P ≥ AVCmin, hãng sẽ sản xuất Q* đơn vị sản phẩm và bán với giá P*

 Nếu P < AVCmin, hãng sẽ ngừng sản xuất trong ngắn hạn

Bước 8: Tính toán mức lãi hay thua lỗ

 Lợi nhuận = TR – TC

= P x Q* - AVC x Q* - TFC

= (P – AVC) x Q* - TFC

Nếu P < AVC, hãng không sản xuất và bị thua lỗ bằng TFC

1.3.Nội dung và nguyên lý giải quyết vấn đề nghiên cứu

Bài khóa luận nghiên cứu về một doanh nghiệp tham gia thị trường cạnh tranhđộc quyền và công ty là hãng định giá tức là thị trường có số lượng lớn các hãng nhỏ

có quy mô nhỏ, sản phẩm tương tự nhau nhưng có đôi nét khác biệt, tự do ra nhập thịtrường Vì thế doanh nghiệp có khả năng định giá đối với sản phẩm của mình Thêmvào đó, từ thực tế tiêu thụ sản phẩm của công ty cũng như nhiều doanh nghiệp khác

Trang 23

trong ngành thì sản lượng tiêu thụ bị ảnh hưởng bở yếu tố thu nhập bình quân của hộgia đình vì vậy ước lượng hàm cầu của hãng cần cho thêm biến thu nhập để thấy được

sự tác động của nó đến cầu mặt hàng này Khi thực thi quyết định về sản lượng để tối

đa hóa lợi nhuận cần trải qua các bước sau:

Bước 1: Xác định phương trình đường cầu

Hàm cầu thực nghiệm có dạng:

Q = a + bP + cM + dRR

Trong đó:

Q: là sản lượng bán ra của công ty Đơn vị: m2

P là giá bán một đơn vị sản phẩm gạch của công ty Đơn vị: đồng/m2

PR là giá bán một đơn vị sản phẩm gạch của đối thủ cạnh tranh Đơn vị:đồng/m2

M là thu nhập bình quân theo quý của người dân

Bước 2: Tìm phương trình đường cầu ngược

Bước 4: Ước lượng các hàm chi phí AVC và SMC

 Hàm chi phí bình quân thực nghiệm có dạng:

= a +bQ + cQ2 (với a>0, b<0, c>0)Trong đó: AVC là chi phí biến đổi bình quân ngắn hạn của công ty TNHH TrangAnh (đơn vị: đồng/m2)

Q là sản lương bán ra của công ty (đơn vị: m2)

Thu thập dữ liệu về các biến số có trong hàm chi phí biến đổi bình quân ngắn hạncủa hãng Với yêu cầu dữ liệu thu thập thường không bao quát được thự tế do chi phí

kế toán không phản ánh được toàn bộ chi phí cơ hội Khi thu thập dữ liệu chi phí cầnloại bỏ ảnh hưởng của lạm phát

 Ước lượng hàm chi phí biến đổi bình quân ngắn hạn của hãng định giá bằng phươngpháp OLS

Do cả 3 đường chi phí: chi phí bình quân, chi phí biến đổi bình quân và chi phícận biên trong ngắn hạn đều có các tham số giống nhau Từ hàm chi phí biến đổi bìnhquân ta xác định được hàm chi phí biến đổi (TVC) và hàm chi phí cận biên (MC)

- Hàm chi phí biến đổi có dạng:

TVC = aQ + bQ2 + cQ3

- Hàm chi phí cận biên:

- MC = TVC’ = a + 2bQ + 3cQ2

Bước 5: Tìm mức sản lượng Q* màtại đó MR = SMC

Bước 6: Xác định mức giá tối đa hóa lợi nhuận

Thay thế Q* vào phương trình hàm cầu ngược để tìm P*

Trang 24

P* = A + BQ*

Bước 7: Kiểm định nguyên tắc đóng cửa

 Thay thế Q* vào hàm AVC được ước lượng, tìm AVC*

 Nếu P ≥ AVC, hãng sẽ sản xuất Q* đơn vị sản phẩm và bán với giá P*

 Nếu P < AVC*, hãng sẽ ngừng sản xuất trong ngắn hạn

Bước 8: Tính toán mức lãi hay thua lỗ

 Lợi nhuận = TR – TC

= P.Q* - AVC Q* - TFC

= (P – AVC).Q* - TFC

Nếu P < AVC, hãng không sản xuất và bị thua lỗ bằng TFC

Từ hàm cầu và hàm chi phí biến đổi bình quân ta xác định được hàm chi phí cậnbiên và doanh thu cận biên Sau đó, áp dụng điều kiện tối đa hóa lợi nhuận MR = MC

để tìm ra sản lượng tối ưu Q* của công ty trong giai đoạn 2013-2015

Sau khi tìm được mức sản lượng tối ưu của doanh nghiệp trong các quý, ta sosánh mức sản lượng thực tế mà doanh nghiệp cung ứng ra thị trường với mức sảnlượng tối ưu và đánh giá sự phù hợp về việc lựa chọn sản lượng tối ưu của doanhnghiệp trong giai đoạn 2013-2015

Bên cạnh việc so sánh mức sản lượng thực tế với mức sản lượng tối ưu, bàinghiên cứu còn chỉ ra mối quan hệ giữa các biến số kinh tế từ đó đưa ra quyết định lựachọn sản lượng trong tương lai như độ co giãn của cầu theo giá, cầu theo giá chéo, mốiquan hệ giữa cầu theo giá với sản lượng và doanh thu, mối quan hệ giữa các mức sảnlượng thực tế của doanh nghiệp với các đường chi phí biến đổi bình quân và chi phícận biên

Trang 25

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LỰA CHỌN MỨC SẢN LƯỢNG CUNG ỨNG ĐỂ

TỐI ĐA HÓA LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY TNHH TRANG ANH

2.1 Tổng quan tình hình hoạt động kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn sản lượng tối ưu của công ty TNHH Trang Anh

2.1.1 Tổng quan tình hình hoạt động thương mại của công ty TNHH Trang Anh trong giai đoạn 2012-2015

Tên công ty: Công ty TNHH Trang Anh

Địa chỉ: Quận Thanh Xuân- thành phố Hà Nội

Hiện tại, công ty vẫn đang hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh, bánbuôn vật liệu trong xây dựng và đa dạng hóa các mặt hàng kinh doanh nhằm đápứng một cách tốt nhất các nhu cầu của cá nhân, tổ chức và các chủ thể kinh doanhkhác trong xã hội Trong xu thế phát triển của đất nước, công ty TNHH Trang Anhcũng ngày một lớn mạnh, công ty đã có cái nhìn khách quan và đúng đắn về xu thếbiến động của thị trường ngày nay, kết hợp với sự cố gắng nỗ lực của toàn bộ côngnhân trong công ty mà phạm vi kinh doanh của công ty ngày càng được mở rộng, đadạng và phong phú hơn Dưới đây là bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh củacông ty trong giai đoạn từ năm 2012 – 2015

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ 2012- 2015 của công ty

TNHH Trang Anh

ĐVT: Đồng

Tổng doanh thu 88.461.721.988 94.709.827.597 108.369.828.612 110.476.782.672Tổng chi phí 88.417.400.171 94.646.296.490 108.286.469.217 110.372.110.14

3Lợi nhuận trước

thuế 44.321.817 63.531.107 83.359.395 104.672.529Khoản nộp

Lợi nhuận sau

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2012-2015)

Căn cứ vào bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có thể nhận thấy mứctăng trong các chỉ tiêu qua các năm Năm 2012 mức doanh thu của công ty là 88.4 triệuđồng Năm 2013 tiếp tục tăng lên đến 94.7 triệu đồng, tăng 7,06% so với năm 2012.Đến năm 2014, mức tăng của doanh thu công ty tăng lên đáng kể, lên tới 108.4 triệu

Ngày đăng: 05/05/2016, 10:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. R.Garcia-Rubio, L.Bayon, Jm Grau (2014) “Generalization Of The Firm’s Profit Maximization Problem: An Algorithm For The Analytical And Nonsmooth Solution” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Generalization Of The Firm’sProfit Maximization Problem: An Algorithm For The Analytical And NonsmoothSolution
2. Bộ giáo dục và đào tạo (2007), giáo trình kinh tế vi mô, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: giáo trình kinh tế vi mô
Tác giả: Bộ giáo dục và đào tạo
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2007
3. Đoàn Xuân Tiên (2009), Kế toán quản trị chi phí và các quyết định tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế toán quản trị chi phí và các quyết định tối đa hóalợi nhuận doanh nghiệp
Tác giả: Đoàn Xuân Tiên
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài chính
Năm: 2009
4. Phan thế công (2014), Giáo trình kinh tế vi mô, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế vi mô
Tác giả: Phan thế công
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2014
5. Đinh Thị Phương Thảo (2012), “Lựa chọn sản lượng tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận mặt hàng máy phát điện dân dụng của Công ty TNHH Vĩnh Hưng”, luận văn tốt nghiệp-trường Đại học Thương Mại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lựa chọn sản lượng tối ưu để tối đa hóa lợinhuận mặt hàng máy phát điện dân dụng của Công ty TNHH Vĩnh Hưng
Tác giả: Đinh Thị Phương Thảo
Năm: 2012
6. Ngô Thị Mai (2008), “Lựa chọn sản lượng cung ứng tối ưu để tăng doanh thu sản phẩm Colgate Palomolive tại Công ty siêu thị Hà Nội, thực trạng và giái pháp”, luận văn tốt nghiệp-trường Đại học Thương Mại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lựa chọn sản lượng cung ứng tối ưu để tăng doanh thusản phẩm Colgate Palomolive tại Công ty siêu thị Hà Nội, thực trạng và giáipháp
Tác giả: Ngô Thị Mai
Năm: 2008
7. Trần Quảng (2008), “Lựa chọn mức sản lượng cung ứng tối ưu để tối đa hóa doanh thu bán hàng tại Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Hùng Lâm ”, luận văn tốt nghiệp-trường Đại học Thương Mại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lựa chọn mức sản lượng cung ứng tối ưu để tối đa hóadoanh thu bán hàng tại Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Hùng Lâm
Tác giả: Trần Quảng
Năm: 2008
8. Phòng kinh doanh (2015) “Mục tiêu, phuong hướng phát triển của công ty đến năm 2020”, Công ty TNHH Xây lắp và Thương mại Thiên Phúc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mục tiêu, phuong hướng phát triển của công ty đếnnăm 2020
9. Phòng tài chính kế toán (2012-2015),“Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh”,Công ty TNHH Xây lắp và Thương mại Thiên Phúc Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinhdoanh”

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w