1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KIỂU CÂU CHỈ TÌNH THẾ TRONG TIẾNG VIỆT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

190 627 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 190
Dung lượng 1,5 MB

Nội dung

LỜI CẢM ƠN   !"#$ %&#'() *+, $/01 !23(43%51 6!573(1894:;95<) =>9>?'7@-A-<' !#B"#$  %-C0) 5<10DD$DE(EFDE Ninh Thanh Hà MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Sự xuất hiện của tên gọi các loài vật trong tục ngữ 43 Bảng 2: Thống kê hệ thống các loài thuộc nhóm Trùng xuất hiện trong 50 tục ngữ 50 Bảng 3: Thống kê tần số xuất hiện của các động vật thuộc nhóm Ngư trong tục ngữ 51 Bảng 4: Hệ thống từ ngữ biểu thị thế giới loài cá và tần số xuất hiện của chúng trong tục ngữ 52 Bảng 5: Thống kê hệ thống từ ngữ biểu thị thế giới loài chim trời và tần số xuất hiện của chúng trong tục ngữ 54 Bảng 6: Thống kê tần số xuất hiện của nhóm chim nuôi trong tục ngữ 55 Bảng 7: Thống kê tần số xuất hiện của các loài vật thuộc nhóm Thú trong tục ngữ Việt Nam 57 Bảng 8: Tổng kết các loài vật thuộc các nhóm: Trùng, ngư, điểu, thú và các con vật mang Anh huyền thoại 62 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Tần số xuất hiện của loài tằm so với các loài côn trùng khác thuộc nhóm Trùng trong tục ngữ 51 Biểu đồ 2: Biểu đồ miêu tả tần số xuất hiện của động vật thủy sinh thuộc nhóm Ngư trong tục ngữ 53 Biểu đồ 3a: Tần số xuất hiện của các con vật thuộc nhóm điểu trong tục ngữ 55 Biểu đồ 3b: Miêu tả tỷ lệ phần trăm sự xuất hiện của nhóm chim nuôi trong tục ngữ 55 Biểu đồ 3c: Miêu tả tỷ lệ phần trăm của nhóm chim nuôi và chim trời thuộc nhóm điểu trong tục ngữ 56 Biểu đồ 4a: Tần số xuất hiện của các con vật thuộc nhóm thú nuôi trong tục ngữ 58 Biểu đồ 4b: Tần số xuất hiện của các con vật thuộc nhóm thú hoang trong tục ngữ 59 Biểu đồ 4c: Miêu tả phần trăm xuất hiện của nhóm thú hoang và thú nuôi thuộc nhóm Thú trong tục ngữ 60 Biểu đồ 5: Tần số xuất hiện của các con vật huyền thoại trong tục ngữ 62 Biểu đồ 6a: Tần số xuất hiện của các nhóm động vật trong tục ngữ 63 Biểu đồ 6b: Miêu tả tỷ lệ phần trăm xuất hiện của các nhóm động vật trong tục ngữ 64 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Các cách gọi tên động vật thường thấy 42 Sơ đồ 2: Phân loại các nhóm động vật trong tục ngữ 48 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong đời sống của người dân Việt Nam, tục ngữ là một hiện tượng ngôn ngữ thú vị. G7H;$,I, !'J >JK&<L&!9'(4 M(0#&-+NN%1 MM 7#OP41+Q1#'/-%#11R1R #0C (17,377). Trong văn nói hàng ngày, cũng như trong văn viết, tục ngữ thường xuyên xuất hiện. Có thể nói, tục ngữ là bách khoa thư trong đời sống của dân tộc ta. Trong khoa học, tục ngữ là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn như folklore học, văn học, ngôn ngữ học, dân tộc học, tâm lý học, Nói theo Nguyễn Văn Nở, “G7&,S#01& GR-97 M1N%"#T>$#17 &T 'U#P1'U+01'UNNV,/%#” (39, 11). Vì thế, tục ngữ đi vào lời ăn tiếng nói của nhân dân một cách tự nhiên và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cho nên, nhân dân ta hoàn toàn có thể tự hào về bộ “bách khoa thư” này khi vận dụng nó vào đời sống. Người Việt Nam thường sử dụng lối nói bóng bẩy và giàu hình ảnh, mang tính hình tượng nên thường vận dụng những gì gần gũi nhất vào lời ăn, tiếng nói hàng ngày. Trong đó, lối diễn đạt của tục ngữ đã hấp dẫn, lôi cuốn nhiều nhà ngôn ngữ, nhà nhiều triết gia và các nhà văn hoá dân gian. Có rất nhiều hình ảnh đã trở thành chất liệu biểu trưng trong tục ngữ của người Việt như: tự nhiên, thực vật, động vật, vật thể nhân tạo và cơ thể con người. Các chất liệu biểu trưng này đã thể hiện lối tư duy, văn hóa, thói quen, tập tục của người Việt. Với nền kinh tế nông nghiệp, đời sống của người dân Việt Nam chủ yếu gắn bó với thiên nhiên và thế giới động vật. Đặc biệt, từ xa xưa, loài vật luôn gần gũi với đời sống người dân Việt Nam, nên đã đi vào tâm thức của người Việt Nam và biểu hiện ra ở lối nói giàu hình ảnh, giàu hình tượng 1 này. Loài vật trong ca dao được biểu hiện rất phong phú và đa dạng. Chúng đã trở thành đối tượng nhận thức thẩm mỹ và là chất liệu để thể hiện những quan niệm về nhân sinh. Vậy trong tục ngữ, chất liệu động vật mang ý nghĩa biểu trưng như thế nào và được thể hiện ra sao? Hiện nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tục ngữ, cũng như nghiên cứu về các chất liệu biểu trưng của tục ngữ. Trên cơ sở kế thừa và phát huy những nghiên cứu đi trước, chúng tôi mạnh dạn tìm hiểu, nghiên cứu đề tài: Trường nghĩa động vật trong tục ngữ Việt Nam. Chúng tôi mong muốn rằng, đề tài này sẽ góp một phần nhỏ vào kết quả nghiên cứu tục ngữ của người Việt, cũng như lưu giữ, phát huy việc vận dụng tục ngữ trong lời ăn, tiếng nói hàng ngày và đặc biệt là khơi dậy niềm tự hào của người Việt về ngôn ngữ dân tộc. 2. Lịch sử vấn đề Từ trước đến nay, tục ngữ luôn là đối tượng được nhiều ngành khoa học quan tâm, nghiên cứu. Có rất nhiều nhà nghiên cứu đã có các công trình nghiên cứu đáng kể về tục ngữ như: Chu Xuân Diên (Tục ngữ Việt Nam), Cao Huy Đỉnh, Đỗ Bình Trị (Những đặc điểm thi pháp của tục ngữ), Nguyễn Xuân Kính (Kho tàng tục ngữ người Việt), Triều Nguyên (Khảo luận tục ngữ người Việt), Nguyễn Thái Hòa (Tục ngữ Việt Nam - cấu trúc và thi pháp), Phan Thị Đào (Tìm hiểu thi pháp tục ngữ Việt Nam), Nguyễn Văn Nở (Biểu trưng trong tục ngữ người Việt), , tuy nhiên, chúng tôi chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu lịch sử nghiên cứu về tục ngữ ở một số phương diện liên quan và gần gũi với đề tài luận văn. Năm 1986, nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Dân khi nghiên cứu về đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ và tục ngữ đã đề cập đến quá trình hình thành nghĩa biểu trưng của hai thể loại văn học này. Theo ông, nghĩa của thành ngữ được hình thành qua nghĩa biểu trưng của cụm từ, còn nghĩa của tục ngữ được hình thành qua sự biểu trưng của một câu. 2 Trong bài viết: Vài nét về sự dị biệt giữa biểu trưng của văn bản tục ngữ và biểu trưng của tục ngữ trong ngữ cảnh1Tạp chí kiến thức ngày nay, số 547, tác giả Nguyễn Văn Nở cho rằng, tục ngữ chỉ thật sự sống, trường thọ hay yểu mệnh, khi được vận dụng trong lời nói chứ không phải nhờ “nằm trang trọng nhưng im lìm trong các công trình sưu tập về chúng”. Biểu trưng của văn bản tục ngữ mang tính trừu tượng và khái quát, nó chỉ giới hạn trong cấu trúc hình thức, cấu trúc logic, cấu trúc hình ảnh của nó, vì vậy nên biểu trưng này tồn tại ở dạng tĩnh, trong ý thức và tư duy của con người hoặc trong các từ điển. Trong khi đó, biểu trưng của tục ngữ trong ngữ cảnh mang tính chất linh hoạt, sinh động, cụ thể và tồn tại trong một hoàn cảnh vận dụng cụ thể; ngoài ra nó còn chịu sự chi phối của các nhân tố ngôn ngữ và ngoài ngôn ngữ. Vậy nên, khi được vận dụng, tục ngữ như được khoác lên một sinh khí mới, vận động mới, phần hồn mới và đem đến một phát hiện mới do hoàn cảnh mới tạo ra. Năm 1996, tác giả Nguyễn Thúy Khanh nghiên cứu thành công luận án Đặc điểm trường từ vựng ngữ nghĩa tên gọi động vậtH &%#-B# 3%'5K) Năm 1999, tác giả Triều Nguyên với chuyên luận: Tìm hiểu thế giới động vật dưới góc độ ngôn ngữ - văn hóa dân gian người Việt đã đưa ra bảng phân loại động vật học tiếng Việt và xác định các kiểu cấu tạo từ trong tên gọi động vật, đồng thời trình bày quan niệm dân gian qua các bảng đánh giá, phân nhóm động vật dưới góc độ văn hóa. Tác giả Nguyễn Văn Nở trong chuyên khảo: Biểu trưng trong tục ngữ người Việtđã tập trung nghiên cứu về nghĩa biểu trưng và một số biện pháp tạo nghĩa biểu trưng trong tục ngữ của người Việt trong tục ngữ. Ông phân tích các nhóm chất liệu tiêu biểu của tục ngữ người Việt bao gồm nhóm chất liệu tự nhiên, chất liệu là thực vật, chất liệu là động vật, chất liệu là vật thể 3 nhân tạo, chất liệu là bộ phận cơ thể con người và qua đó chỉ ra dấu ấn văn hóa, dân tộc được thể hiện qua các chất liệu biểu trưng đó. Trong chuyên khảo này, tác giả tìm hiểu đặc điểm biểu trưng của tục ngữ người Việt. Ông khẳng định tục ngữ là một đơn vị biểu trưng toàn vẹn, ý nghĩa biểu trưng của tục ngữ không chỉ tồn tại trong các văn bản tục ngữ mà còn được mở rộng thêm trong ngữ cảnh và đi sâu vào một số biểu trưng của các câu tục ngữ trong ngữ cảnh cụ thể. Bàn về động vật trong tục ngữ Việt Nam, có nhiều tác giả đã có sự nhìn nhận, phân tích dưới góc độ riêng lẻ từng loài vật. Tác giả Nguyễn Nghĩa Dân trong bài viết: Chú khuyển trong ca dao tục ngữ Việt Nam, đã thống kê được ba đặc điểm về loài chó thường xuất hiện trong ca dao tục ngữ đó là: Xem chó như là một biểu tượng xấu xa và lấy nó để ví von, nói về những hiện tượng tiêu cực của xã hội hoặc của con người; Nói về tập tính tốt và xấu của loài chó, và từ đó liên hệ đến tính tình con người; Quan sát chó để nói về những kinh nghiệm sinh hoạt vật chất và tinh thần của con người. Tác giả Nguyễn Văn Nở trong bài viết: Con gà trong tục ngữ Việt Nam, Tạp chí Văn nghệ Cần Thơ - số Xuân Ất Dậu 2005 đã chỉ ra hình ảnh biểu trưng của con gà trong tục ngữ Việt Nam như thể hiện triết lý nhân sinh của người Việt Nam, thể hiện phong tục tập quán, lối sống, cách suy nghĩ và quan hệ giữa người với người, hay nói cách khác là bản sắc văn hóa con người Việt Nam. Tác giả Trần Tùng Chinh trong bài viết: Năm ngọ nói chuyện ngựa trong thành ngữ, tục ngữ đã nói đến những đặc tính của loài ngựa và những nét đặc trưng của loài ngựa xuất hiện trong tục ngữ Việt. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ dừng lại ở việc chỉ ra những đặc tính của loài ngựa trong thành ngữ, tục ngữ mà chưa có sự nghiên cứu sâu vào biểu tượng của loài ngựa trong tục ngữ. 4 Tác giả Lê Đức Luận với bài viết: Con trâu trong ngôn ngữ ca dao, tục ngữ trên Tạp chí văn nghệ số 141, 142 đã chỉ ra các đặc điểm cũng như vai trò của con trâu trong đời sống của người dân Việt Nam. Tác giả khẳng định hình ảnh con trâu thể hiện đầy đủ các khía cạnh của văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của nhân dân ta; từ đó thể hiện những nhận xét của tác giả dân gian về con người, về việc đời và rút ra các mối quan hệ nhân sinh. Tuy nhiên, bài viết mới chỉ dừng lại ở việc chỉ ra các đặc điểm đó mà chưa có sự đi sâu vào phân tích biểu trưng của con trâu trong tục ngữ người Việt. Tác giả Nguyễn Đức Dân cũng có nhiều bài viết về các con vật xuất hiện trong tục ngữ như: Con dê trong tục ngữ các dân tộc, Thân phận chú khuyển qua tục ngữ các dân tộc, Con chuột trong tục ngữ. Trong các bài viết, tác giả khẳng định các con vật này xuất hiện trong tục ngữ hầu hết đều được hiểu dưới nghĩa biểu trưng và chỉ ra các ý nghĩa này. Năm 2010, tác giả Đỗ Thị Hòa với luận án Thế giới động vật trong ca dao cổ truyền người Việt đã nghiên cứu về thế giới động vật. Trong luận án, tác giả đã miêu tả các đặc điểm hình thức biểu hiện của thế giới động vật trong ca dao bằng cách hệ thống hóa các từ định danh động vật và các dạng kết cấu, các thủ pháp nghệ thuật chủ yếu trong các bài ca dao có hình tượng loài vật. Tác giả cũng đã tìm hiểu về cách ứng xử với môi trường xã hội và tự nhiên được phản ánh vào thế giới động vật và các bài ca dao có hình tượng loài vật, với các bình diện quan hệ xã hội đặc thù và đặc trưng tâm lý, văn hóa của người Việt trong cách ứng xử với tự nhiên qua chăn nuôi, canh tác, đánh bắt liên quan đến các loài vật cụ thể. Tác giả đồng thời đã phân tích những cơ sở hiện thực tạo nên các giá trị biểu trưng của thế giới loài vật được phản ánh trong ca dao và giải mã giá trị biểu trưng của chúng. Có thể nói, nhìn chung, các tác giả nói trên đã chỉ ra những đặc điểm, vai trò của các loài vật được xuất hiện trong tục ngữ nhưng chỉ từ góc độ 5 [...]... trong tục ngữ 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là trường nghĩa về động vật và ý nghĩa biểu trưng của động vật trong tục ngữ Việt Nam Phạm vi nghiên cứu: Trong luận văn này, chúng tôi chủ yếu nghiên cứu các ngữ liệu trong tuyển tập Tinh hoa văn học dân gian người Việt, NXB Khoa học xã hội (4 tập) Ngoài ra, chúng tôi có tham khảo thêm một số tài liệu khác như: Tục ngữ. .. cho rằng: “Tục ngữ là những câu hoàn chỉnh, có ý nghĩa trọn vẹn, hoặc một lời phê 20 phán, khen hay chê, hoặc một câu khuyên nhủ, hoặc một kinh nghiệm về nhận thức tự nhiên hay xã hội” (22, 6) Theo tác giả Hoàng Văn Hành trong Thành ngữ học tiếng Việt, “tục ngữ câu nhưng là loại câu đặc biệt, khác với mọi câu nói thông thường ở tư cách của nó là làm thông điệp nghệ thuật”; “Tục ngữ là thông... hiện tượng nào Biểu trưng của tục ngữ có khi khác với biểu trưng của từ hoặc ngữ Thứ ba, biểu trưng của tục ngữ không chỉ tồn tại trong văn bản tục ngữ mà còn được mở rộng thêm trong ngữ cảnh Tục ngữ vận dụng được nhiều phong cách chức năng, nhất là trong phong cách khẩu ngữ nên thường được vận dụng khá đa dạng Môi trường ứng dụng của tục ngữ khiến cho tục ngữ không chỉ đa nghĩa mà còn mở rộng nghĩa,... giếng”; hoặc ngược lại, không ít những câu tục ngữ chỉ cấu tạo là một cụm từ 23 Khác với tác giả Nguyễn Văn Mệnh, tác giả Cù Đình Tú cho rằng: “Thành ngữ là một hiện tượng ngôn ngữ Tục ngữ cũng là một hiện tượng ngôn ngữ Giải quyết các hiện tượng ngôn ngữ phải có căn cứ ngôn ngữ học Theo Cù Đình Tú, sự khác nhau cơ bản giữa thành ngữ và tục ngữ ở chỗ: “Thành ngữ là những đơn vị có sẵn mang chức... tục ngữ cũng như các sáng tạo khác của dân gian như ca dao, truyện cổ tích, đều là những thông báo Nó thông báo một nhận định, một kết luận về một phương diện nào đó của thế giới khách quan Do vậy, mỗi tục ngữ đọc lên là một câu hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn ý tưởng ” (dẫn theo 5) Theo tác giả Hoàng Văn Hành trong Thành ngữ học tiếng Việt, cho rằng dù thành ngữ có nhiều nét tương đồng với tục ngữ. .. điểm cơ bản về tư duy và bản sắc văn hóa của người Việt qua hình ảnh biểu trưng của động vật trong tục ngữ Việt Nam 6 5 Đóng góp của luận văn Với luận văn Trường nghĩa động vật trong tục ngữ Việt Nam, chúng tôi dự kiến sẽ có những đóng góp sau: a Về lý luận Trên cơ sở kế thừa những thành quả của các công trình nghiên cứu trước, chúng tôi mong muốn luận văn sẽ góp phần bổ sung vào các kết quả nghiên cứu... ngữ của giáo viên Trung học phổ thông 6 Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và mục lục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết Chương 2: Xác lập trường nghĩa động vật trong tục ngữ Việt Nam Chương 3: Ý nghĩa biểu trưng của từ ngữ thuộc trường nghĩa động vật trong tục ngữ Việt Nam 7 NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1 Lý thuyết về trường nghĩa 1.1 Khái niệm trường... hình thái – cấu trúc, hoàn chỉnh, bóng bẩy về ý nghĩa, được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp hàng ngày, đặc biệt là trong khẩu ngữ (14, 31) Trong lịch sử nghiên cứu, các nhà nghiên cứu văn học và ngôn ngữ học đã rất chú ý đến việc phân biệt ranh giới giữa tục ngữ và thành ngữ Tuy nhiên, ranh giới này vẫn chưa được xác định một cách rõ rệt, bởi lẽ giữa tục ngữ và thành ngữ có rất nhiều đặc điểm giống... về năng lực hoạt động trong chuỗi lời nói Về hình thức ngữ pháp, mỗi thành ngữ chỉ là một cụm từ, chưa phải là một câu hoàn chỉnh Tục ngữ thì khác hẳn Mỗi tục ngữ tối thiểu là một câu (dẫn theo 5) Tuy nhiên, có thể nhận thấy trên thực tế, không phải lúc nào thành ngữ cũng là những ngữ cố định, có rất nhiều thành ngữ có kết cấu chủ vị như: “Nước đổ đầu vịt”; “Nước đổ lá khoai”; “Ếch ngồi đáy... ý nghĩa trong từng hoàn cảnh khác nhau 4 Cơ sở văn hóa học Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra trong quá trình hoạt động thực tiễn và tiêu biểu cho trình độ đạt được trong xã hội Theo nghĩa hẹp hơn, người ta vẫn quen nói về văn hóa vật chất (kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất, giá trị vật chất) và văn hóa tinh thần (khoa học, nghệ thuật và văn học, triết học, đạo . #0C (17,377). Trong văn nói hàng ngày, cũng như trong văn viết, tục ngữ thường xuyên xuất hiện. Có thể nói, tục ngữ là bách khoa thư trong đời sống của dân tộc ta. Trong khoa học, tục ngữ là đối. là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn như folklore học, văn học, ngôn ngữ học, dân tộc học, tâm lý học, Nói theo Nguyễn Văn Nở, “G7&,S#01& GR-97. pháp của tục ngữ) , Nguyễn Xuân Kính (Kho tàng tục ngữ người Việt) , Triều Nguyên (Khảo luận tục ngữ người Việt) , Nguyễn Thái Hòa (Tục ngữ Việt Nam - cấu trúc và thi pháp), Phan Thị Đào (Tìm hiểu

Ngày đăng: 19/04/2014, 17:52

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Sự xuất hiện của tên gọi các loài vật trong tục ngữ - KIỂU CÂU CHỈ TÌNH THẾ TRONG TIẾNG VIỆT       LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Bảng 1 Sự xuất hiện của tên gọi các loài vật trong tục ngữ (Trang 48)
Bảng 2: Thống kê hệ thống các loài thuộc nhóm Trùng xuất hiện trong - KIỂU CÂU CHỈ TÌNH THẾ TRONG TIẾNG VIỆT       LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Bảng 2 Thống kê hệ thống các loài thuộc nhóm Trùng xuất hiện trong (Trang 55)
Bảng 3:  Thống kê tần số xuất hiện của các động vật thuộc nhóm Ngư trong - KIỂU CÂU CHỈ TÌNH THẾ TRONG TIẾNG VIỆT       LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Bảng 3 Thống kê tần số xuất hiện của các động vật thuộc nhóm Ngư trong (Trang 56)
Bảng 4: Hệ thống từ ngữ biểu thị thế giới loài cá và tần số xuất hiện của - KIỂU CÂU CHỈ TÌNH THẾ TRONG TIẾNG VIỆT       LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Bảng 4 Hệ thống từ ngữ biểu thị thế giới loài cá và tần số xuất hiện của (Trang 57)
Bảng 6: Thống kê tần số xuất hiện của nhóm chim nuôi trong tục ngữ - KIỂU CÂU CHỈ TÌNH THẾ TRONG TIẾNG VIỆT       LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Bảng 6 Thống kê tần số xuất hiện của nhóm chim nuôi trong tục ngữ (Trang 60)
Bảng 7: Thống kê tần số xuất hiện của các loài vật thuộc nhóm Thú trong - KIỂU CÂU CHỈ TÌNH THẾ TRONG TIẾNG VIỆT       LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Bảng 7 Thống kê tần số xuất hiện của các loài vật thuộc nhóm Thú trong (Trang 62)
Bảng 8: Tổng kết các loài vật thuộc các nhóm: Trùng, ngư, điểu, thú và các - KIỂU CÂU CHỈ TÌNH THẾ TRONG TIẾNG VIỆT       LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Bảng 8 Tổng kết các loài vật thuộc các nhóm: Trùng, ngư, điểu, thú và các (Trang 67)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w