1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN CAO DUY SƠN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

76 1,1K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 512 KB

Nội dung

Một số quan niệm về cảm hứng nghệ thuật Cảm hứng nghệ thuật là một yếu tố quan trọng và không thể thiếu đượctrong văn học, nhất là trong việc hình thành nên ý đồ sáng tác cũng như việc l

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Thế giới nghệ thuật là một chỉnh thể với những quy luật vận động nội tại.

Đi vào thế giới ấy là đi vào một cấu trúc có lôgíc của tổ chức bên trong, có sựthống nhất biện chứng của các mặt đối lập, có sự hài hoà giữa nội dung và hình

thức Thế giới nghệ thuật “chịu sự chi phối của quan niệm nghệ thuật của tác giả về thế giới như một quy luật tuyệt đối” và do đó nó có tính ước lệ so với thế

giới thực tại Khám phá thế giới nghệ thuật cụ thể cũng có nghĩa chúng ta đãnghiên cứu văn học từ góc độ thi pháp Đây là một hướng nghiên cứu mới mẻ vàđang được rất quan tâm hiện nay Hướng nghiên cứu này khám phá vẻ đẹp củavăn học từ phương diện bản thể của nó, từ cấu trúc, cảch biểu hiện nội dung Nógiúp chúng ta thoát khỏi cách tiếp cận xã hội học đang trở thành lối mòn trongnghiên cứu văn học

Hơn nửa thế kỉ qua, văn xuôi viết về miền núi có những đóng góp quantrọng cho văn học hiện đại nước nhà Nó đã tạo dựng được bức tranh hiện thựclớn lao về cuộc sống, con người miền núi trong cách mạng, kháng chiến vàtrong công cuộc xây dựng đất nước Thành tựu của mảng đề tài này thể hiện ở

cả đội ngũ sáng tác cùng với sự kết tinh ở không ít tác phẩm Đã có không ítnhững nhà văn dành phần lớn công sức, tâm huyết cho đề tài miền núi, cũng lànhững cây bút chủ lực trong nền văn học nước nhà như : Tô Hoài, NguyênNgọc, Ma Văn Kháng

Văn học viết về miền núi là khu vực duy nhất trong nền văn học có sự hiệndiện khá đông đủ bộ mặt văn học các dân tộc anh em trong đại gia đình các dântộc Việt Nam Với khả năng khơi sâu vào cái riêng, cái đặc sắc của mỗi dân tộc,vùng miền, văn học miền núi đã đem lại sự phong phú, đa dạng và tầm vóc riêngcho cả nền văn học hiện đại Đặc biệt, những nét đặc thù trong thiên nhiên vàkhí chất con người miền núi đã tạo nên sức gợi riêng, so với văn xuôi viết về

Trang 2

đồng bằng, đụ thị Nhà nghiờn cứu Phong Lờ đó từng nhận xột : “văn xuụi miền nỳi chiếm lĩnh được một vẻ riờng, khụng thay thế được, khụng ai bắt chước được”.

Cao Duy Sơn là một gơng mặt tiêu biểu của văn xuôi miền núi đơng đại

Đây là cây bút trẻ có bút lực sung mãn ở mảng đề tài này

Trong “tấm thổ cẩm rực rỡ sắc màu” của nền văn học cỏc dõn tộc thiểu số

Việt nam hiện đại, sỏng tỏc của Cao Duy Sơn cú một vẻ riờng, đẹp và hấp dẫn.Bước chõn vào thế giới nghệ thuật của ụng, ta sẽ bắt gặp hồn dõn tộc, bản sắcdõn tộc người miền nỳi qua những cõu chuyện đầy tớnh nhõn văn Cú lẽ đú là lớ

do giải thớch vỡ sao tỏc giả lại “cú duyờn” với nhiều giải thưởng văn chương đến

thế Cầm bỳt hơn hai chục năm, ụng đó cú trong tay những giải thưởng cú giỏ trị: Giải A Văn học dõn tộc thiểu số của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1993, Giải

nhỡ Hội Hữu nghị văn hoỏ Việt - Nhật năm 1993 với tiểu thuyết Người lang thang; Tặng thưởng của Hội nhà văn Việt Nam năm 1997 với tập truyện Những chuyện ở lũng Cụ Sầu; Giải B Hội Văn học nghệ thuật cỏc dõn tộc thiểu số Việt Nam năm 2003 với tập truyện Những đỏm mõy hỡnh người; Giải A Hội

Văn học nghệ thuật cỏc dõn tộc thiểu số Việt Nam năm 2006 với tiểu thuyết

Đàn trời Và tập truyện ngắn Ngụi nhà xưa bờn suối của ụng nhận hai giải

thưởng lớn : Giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam năm 2008, Giải thưởng vănhọc Đụng Nam Á năm 2009

Cao Duy Sơn sinh năm 1956, là hội viên hội nhà văn Việt Nam Ông sángtác cả truyện ngắn và tiểu thuyết Bằng những tác phẩm nghệ thuật, Cao Duy Sơn

đã khẳng định đợc phong cách, giọng điệu riêng của mình Ở mảng truyện ngắnviết về ngòi dân tộc miền núi, Cao Duy Sơn đã có nhiều đóng góp cho nền vănhọc đơng đại Việt Nam Tác phẩm của ông đã mở ra một thế giới nghệ thuật đầymới lạ và hấp dẫn Hiện thực cuộc sống, con ngời miền núi hiện ra dới ngòi bútcủa nhà văn thật đa diện, đa chiều Sức mạnh của ngòi bút Cao Duy Sơn ở chỗ

ông làm thay đổi cái nhìn của ngời đọc, của công chúng về cuộc sống, con ngờicác dân tộc miền núi Phải thực sự tài năng và tâm huyết, nhà văn mới có thểsáng tác nên những tác phẩm nghệ thuật chân thực và sống động đến vậy

Cao Duy Sơn thuộc thế hệ thứ hai trong đội ngũ cỏc nhà văn dõn tộc thiểu sốViệt Nam hiện đại ễng viết chậm và kỹ, từ năm 1984 đến nay, ụng mới chỉ

Trang 3

trình làng ba tập truyện ngắn và năm cuốn tiểu thuyết Tuy nhiên trong văn học

nghệ thuật “qúy hồ tinh bất qúy hồ đa”, với một số lượng truyện không lớn,

nhưng nếu có chiều sâu tư tưởng và đặc sắc về phong cách vẫn có thể là đốitượng của một công trình khoa học nghiêm túc Trường hợp của Cao Duy Sơn

l à một ví dụ điển hình Thêm nữa, đây là một nhà văn thuộc khu vực văn họcdân tộc ít người, một vùng văn học rất cần được chú trọng tìm hiểu và quảng bá

Vì tất cả những lí do ấy, chúng tôi lựa chọn đề tài Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Là tác giả trẻ trong nền văn học đương đại, Cao Duy Sơn vẫn tiếp tục sựnghiệp sáng tác và khẳng định phong cách riêng độc đáo trong sáng tác nghệthuật Ông được đánh giá là nhà văn có những đóng góp lớn ở mảng đề tài viết

về miền núi Tuy nhiên đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có nhiều công trìnhnghiên cứu riêng về Cao Duy Sơn và những tác phẩm của nhà văn

Tác phẩm của Cao Duy Sơn mới được giới thiệu chung chung trên cácphương tiện thông tin đại chúng như báo, tạp chí và chương trình giới thiệu sáchtrên đài phát thanh truyền hình Sự đánh giá về ông cũng chỉ được đề cập ởnhững nét khái quát nhất trong những công trình nghiên cứu về văn học các dântộc thiểu số

Có thể kể tên các bài viết sau:

- Cao Duy Sơn - Từ chú cầy hương đến chàng gấu rừng già - Tác giả Trung Trung Đỉnh, (Trích nhà văn các dân tộc thiểu số Việt Nam - Đời và văn, Lò

Ngân Sủn (chủ biên) , NXB Văn hoá dân tộc, 2003)

- Đàn trời - Tiểu thuyết của Cao Duy Sơn, NXB văn hoá dân tộc 2006, tác giả

Thạch Linh, Thể thao văn hoá, 5/2006

- Đàn trời ai đọc nấy nghe Tác giả Vũ Xuân Tửu - Tạp chí Văn hoá các dân

tộc thiểu số 7/2006

- Cõi nhân gian như cổ tích - Đọc Đàn trời, tiểu thuyết của Cao Duy sơn, NXB

Văn hoá dân tộc- Hà Nội 2006- Tác giả Nguyễn Chí Hoan - Văn nghệ tết ĐinhHợi- 2007

Trang 4

- Đàn trời cất tiếng ca vang - Tác giả Mai Hồng www.vo.vnews.vn -8/2007

- Nhà văn người Co Xàu đoạt giải văn chương - tác giả Hứa Hiếu Lễ- Báo Văn

hoá văn nghệ Cao Bằng

- Văn xuôi độc chiếm giải thưởng hội nhà văn Việt Nam 2008 - Tác giả Hà

Linh - Báo văn nghệ Quân đội

- Phản ánh đánh giá của Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam Hữu Thỉnh về tập

truyện ngắn Ngôi nhà xưa bên suối.

- Viết văn là một cuộc viễn du về cội nguồn - tác giả Võ Thị Thuý - Báo Kinh

tế đô thị

- Viết văn phải có sự ám ảnh - tác giả Huy Sơn - Trang văn hoá giải trí

- Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam 2008 với tác giả Ngôi nhà xưa bên suối

- tác giả Mai Thi - Báo Hà Nội mới

- Ban mai có một giọt sương - tác giả Đỗ Đức - báo Văn nghệ 2008.

Cao Duy Sơn trò chuyện về Ngôi nhà xưa bên suối tác giả Thuỳ Dương

-evan- 2009

- Cao Duy Sơn nhận giải văn chương Đông Nam Á- VietNam plus - 10/2009

- Nhà văn Cao Duy Sơn : Tôi được nhiều “lộc từ quê hương” - tác giả Trần

Hoàng Thiên Kim - CAND.com - 3/2 010

- Cao Duy Sơn - nhà văn của thung lũng Cô Sầu - tác giả Đoàn Đức Thanh

Trên đây là những bài viết về nhà văn Cao Duy Sơn được đăng tải trên cácbáo

Trong bài phỏng vấn của Báo Văn Nghệ Quân đội, Chủ tịch Hội nhà văn

Việt Nam Hữu Thỉnh nhận xét : “Cao Duy Sơn đem đến cho người đọc mảng sống đậm đặc, tươi ròng về những con người miền núi, vừa cổ kính vừa hiện đại, mộc mạc, chân chất, không đánh mất mình trong những hoàn cảnh éo le, đau đớn Với bút pháp không khoa trương, không màu mè, Cao Duy Sơn đã dựng lên một loạt chân dung với những đường nét, góc cạnh riêng biệt nhưng rất đỗi hồn nhiên , dung dị, tạo nên sức hút với người đọc”.

Tác giả Đỗ Đức nhận xét về Cao Duy Sơn khi đọc Ngôi nhà xưa bên suối qua

bài viết trên báo văn nghệ Ban mai có một giọt sương : “Văn trong tập này của

Trang 5

Cao Duy Sơn giống tổ chim gáy ấy Nó không cầu kì, thoáng đọc còn cảm thấy

nó quyềnh quàng, vụng dại Nhưng truyện nào cũng có những câu khiến người

ta giật mình về sự sắc sảo trong quan sát cuộc sống và gọi nó ra bằng chính ngôn ngữ của người vùng mình”

Lâm Tiến - tác giả của một số công trình nghiên cứu về văn học các dân tộcthiểu số Việt Nam đã có những nhận xét xác đáng về cá tính sáng tạo nhà văn

Cao Duy Sơn : “Ông miêu tả nhân vật dưới góc độ đời tư, có số phận riêng và một sự tự ý thức ( ) Nhân vật của ông thường khoẻ khoắn, mạnh mẽ, có cuộc sống nội tâm phong phú, phức tạp, dữ dội nhưng lại lặng lẽ, kín đáo Truyện của Cao Duy Sơn còn hấp dẫn người đọc ở cách viết giàu cảm xúc, giàu hình tượng với cách cảm nhận sự vật, hiện tượng tinh tế, chính xác, sắc sảo vưói những tình huống căng thẳng gay gắt, bất ngờ Với cách viết đó, Cao Duy Sơn

đã đem lại cho văn xuôi các dân tộc thiểu số một cảm nhận mới về con người và cuộc sống các dân tộc ” (21, 151).

Cao Duy Sơn có ý thức hoà trộn trong tác phẩm của mình cả hai yếu tố truyềnthống và hiện đại Truyện ngắn của ông vừa xưa xưa như cổ tích lại vừa manghơi thở của cuộc sống đương đại, đậm đặc chất tiểu thuyết trong tính đa dạngcủa chủ đề, trong những yếu tố đời tư, trong những nếm trải của nhân vật vớinhững độc thoại nội tâm day dứt Ngôn ngữ và giọng điệu của Cao Duy Sơn

mang đặc trưng “người vùng mình” vừa giàu chất trữ tình, chất thơ vừa mộc

em, quan hệ bạn bè…Thế nhưng, mỗi người rút cục vẫn tìm ra một cách ứng xửbao dung, nhân hậu, giàu tình nghĩa Cách ứng xử ấy đã khiến cho chính các

Trang 6

nhân vật từng có những hành vi tội lỗi, xấu xa dần dần hướng thiện, trở nên tốtđẹp hơn Tập truyện bộc lộ niềm tin mãnh liệt, sâu xa của nhà văn hướng vềnhững đức tính truyền thống của dân tộc mình Một dân tộc với những conngười không chỉ thuỷ chung, mạnh mẽ, bao dung, tình nghĩa mà nhiều khi tỏ ragiàu có về tâm hồn, cẩn trọng, tinh tế trong giao tiếp, quan hệ

Từ những y kiến đã đề cập ở trên có thể thấy những tác phẩm của Cao Duy Sơn

đã được giới nghiên cứu phê bình quan tâm khảo sát, đề cập ở những mức độnhất định Tất cả những bài viết, công trình nghiên cứu này ít nhiều đều đem lạinhững gợi mở cần thiết cho luận văn

Và như vậy, mới chỉ có những bài viết nhỏ, những phát hiện rời rạc về thếgiới nghệ thuật trong truyện ngắn Cao Duy Sơn, chưa có công trình nào mởrộng, có hệ thống về thế giới nghệ thuật đó Vấn đề còn bỏ ngỏ này gợi ý cho

người viết đi vào đề tài Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.

Chúng tôi hi vọng có thể nghiên cứu những sáng tác truyện ngắn Cao Duy Sơnnhư một chỉnh thể nghệ thuật

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Thế giới nghệ thuật là một chỉnh thể thống nhất bao hàm các thành tố cấu trúc

và các quy luật cấu trúc riêng Thế giới nghệ thuật đó gắn với kinh nghiệm cánhân, gắn với phong cách sáng tác chủ quan của nhà văn, nó phản ánh trình độnghệ thuật của một giai đoạn lịch sử, của một thời đại Do đó người ta có thểnghiên cứu thế giới nghệ thuật từ nhiều góc độ, trên nhiều bình diện

Ở đây chúng tôi đi vào ba bình diện và đó cũng là ba nhiệm vụ cần giải quyếtcủa luận văn:

- Cảm hứng nghệ thuật trong truyện ngắn Cao Duy Sơn

- Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Cao Duy Sơn

- Một số phương diện nghệ thuật đặc sắc trong truyện ngắn Cao Duy Sơn

4 Phạm vi nghiên cứu

Cao Duy Sơn sáng tác cả truyện ngắn và tiểu thuyết Đề tài tập trung nghiên cứuvào lĩnh vực truyện ngắn với các tập truyện sau:

Trang 7

Tập truyện ngắn Những chuyện ở lũng Cô Sầu - NXB Quân đội Nhân dân

(giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam - 1997)

- Tập truyện ngắn Những đám mây hình người – NXB Văn hóa dân

tộc (giải B của Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam - 2003)

- Tập truyện ngắn Ngôi nhà xưa bên suối ( Hoa bay cuối trời ) –

NXB Văn hóa dân tộc (giải thưởng Hội nhà văn năm 2008, giải thưởng ASEAN

5.2 Vận dụng quan điểm lịch sử

Chúng tôi đặt sáng tác Cao Duy Sơn vào bối cảnh lịch sử cụ thể để nghiên

cứu Những giá trị của truyện ngắn Cao Duy Sơn được nhìn trong tương quanvới thành tựu văn học đương thời Nét mới, nét độc đáo của truyện ngắn CaoDuy Sơn được xem xét ở thời điểm nó ra đời

5.3 Sử dụng những thao tác khoa học như so sánh, phân tích tổng hợp

Chúng tôi đã sử dụng thao tác so sánh đồng đại để thấy những điểm giống

và khác biệt của Cao Duy Sơn với các nhà văn cùng thời Phép so sánh lịch đạiđược vận dụng để nghiên cứu tác giả này dưới một cái nhìn xuyên suốt lịch sửvăn học dân tộc

Những thao tác phân tích, tổng hợp được vận dụng ở đây để làm sáng tỏ nhữngluận điểm của luận văn

6 Bố cục luận văn

Luận văn gồm ba phần: mở đầu, nội dung và kết luận Phù hợp với nhữngnhiệm vụ đặt ra cho đề tài, phần nội dung của luận văn chia thành ba chương:

Trang 8

Chương I : Cảm hứng nghệ thuật trong truyện ngắn Cao Duy Sơn

Chương II : Quan niệm nghệ thuật về con người trong truỵện ngắn Cao Duy SơnChương III : Một số phương diện nghệ thuật đặc sắc

Trang 9

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CAO DUY SƠN

1 Một số quan niệm về cảm hứng nghệ thuật

Cảm hứng nghệ thuật là một yếu tố quan trọng và không thể thiếu đượctrong văn học, nhất là trong việc hình thành nên ý đồ sáng tác cũng như việc lựachọn thế giới nhân vật cho tác phẩm Nó cũng là một yếu tố quan trọng gópphần không nhỏ vào sự thành công của tác phẩm và tạo nên những nét đặc sắccho ngòi bút của nhà văn Do đó, nghiên cứu tác phẩm văn học không thể khôngquan tâm tới cảm hứng nghệ thuật và xem nhà văn thể hiện nó như thế nào trongtác phẩm, để từ đó có thể cảm nhận đúng đắn và sâu sắc về tác phẩm

Theo GS Trần Đình Sử, “Cảm hứng là một tình cảm mạnh mẽ, mang tư tuởng,

là một ham muốn tích cực đưa đến hành động Là niềm say mê khẳng định chân

lí, lí tưởng, phủ định sự giả dối và mọi hiện tượng xấu xa, tiêu cực, là thái độ ngợi ca, đồng tình với nhân vật chính diện, là sự phê phán tố cáo các thế lực đen tối, các hình tượng tầm thường” (8, 52) Với khái niệm này, cảm hứng nghệ

thuật đã được cụ thể hoá một cách rõ nét trong các tác phẩm nghệ thuật Đồng

thời GS Trần Đình Sử còn nhấn mạnh: “Nội dung của cảm hứng tư tưởng trong tác phẩm bao giờ cũng là một tình cảm xã hội đã được ý thức… Người ta thường nói đến cảm hứng yêu nước, cảm hứng công dân, cảm hứng nhân loại, cảm hứng anh hùng, chính là nói đến những tình cảm mang lí tưởng lớn chi phối sự đánh giá trong tác phẩm… Chỉ những tư tưởng lành mạnh, tiến bộ của thời đại mới dấy lên được những cảm hứng nghệ thuật đích thự ” (8, 52).

Như vậy, cảm hứng nghệ thuật là yếu tố quan trọng không thể thiếu được trongsáng tác văn học, cũng là yếu tố quan trọng đóng vai trò động lực thôi thúc nhà

văn có “ý đồ” và động cơ sáng tác, giúp nhà văn xác định được phương hướng

chung nhất cho cả quá trình sáng tác

Trang 10

Ở mỗi nhà văn, cảm hứng nghệ thuật là trạng thái hưng phấn cao độ dochiếm lĩnh được bản chất cuộc sống mà họ định miêu tả, được biểu hiện ra làniềm say mê khẳng định chân lí, lí tưởng, phủ định sự giả dối và mọi hiện tượngxấu xa tiêu cực Là thái độ ca ngợi, đồng tình với những nhân vật chính diện, là

sự phê phán, tố cáo các thế lực đen tối, các hoạt động tầm thường của nhân vật Trong quá trình sáng tác, cảm hứng nghệ thuật là trạng thái tâm lí then chốt baotrùm toàn bộ tác phẩm, được biểu hiện rõ nhất khi nhà văn bắt đầu viết và có mặt

“bàng bạc” trong hầu khắp các khâu của quá trình lao động nghệ thuật của nhà văn.

Nó cũng là trạng thái tâm lí căng thẳng nhưng say mê khác thường mang lại cho nhàvăn những rung động sâu xa trước hiện thực cuộc sống xã hội - lịch sử làm cho nhàvăn có nhu cầu bộc bạch và viết thành tác phẩm

Cảm hứng nghệ thuật của nhà văn chỉ có thể có được khi nhà văn có cảm xúc vềcon người hoặc những sự vật, hiện tượng nào đó có trong thiên nhiên hoặc trongđời sống xã hội - lịch sử Nó chỉ có thể trở thành một lớp nội dung đặc thù của

tác phẩm văn học khi nhà văn đã “thai nghén” và có sự suy tư, cấu tứ, tưởng

tượng trước đó về những điều mình định miêu tả, thể hiện trong tác phẩm Cảmhứng nghệ thuật biểu hiện rõ nét và sâu sắc qua thế giới nhân vật và những lớp

nội dung của tác phẩm Đôi khi nó được biểu hiện ra thành những “khoảng trống” để

huy động sự cộng hưởng cảm xúc của độc giả

2 Các loại cảm hứng phổ biến trong sáng tác văn học

Để sáng tác một tác phẩm văn học cụ thể nào đó, tuỳ theo cảm hứng về đềtài, chủ đề hoặc những mảng hiện thực sẽ phản ánh trong tác phẩm mà nhà văn

có thể huy động những loại cảm hứng nghệ thuật khác để thể hiện tư tưởng, chủ

đề và nội dung tác phẩm

Trong tác phẩm văn học, chúng ta thường bắt gặp các loại cảm hứng như:cảm hứng yêu nước, cảm hứng nhân đạo, cảm hứng anh hùng, cảm hứng sử thi,cảm hứng trữ tình, cảm hứng lãng mạn, cảm hứng bi kịch, cảm hứng phê phán…Một tác phẩm có thể được xây dựng lên từ nhiều loại hình cảm hứng nghệ thuậtkhác, tuỳ theo quy mô phản ánh và tài năng của nguời nghệ sỹ song người đọcvẫn thấy nổi bật lên là cảm hứng chủ đạo Vì những cảm hứng này không chỉ chi

Trang 11

phối âm hưởng chung của tác phẩm mà nó còn chi phối sâu sắc đến việc lựachọn nhân vật và nội dung phản ánh, tương ứng, phù hợp tư tưởng, tình cảm vànhững ước vọng mà nhà văn sẽ gửi gắm vào tác phẩm Cảm hứng chủ đạo chính

là trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm, xuyên suốt tác phẩm nghệ thuật; gắnliền với tư tưởng xác định gây tác động mạnh mẽ đến cảm xúc người tiếp nhận

Nó cũng là yếu tố cơ bản của nội dung nghệ thuật và thái độ tư tưởng, cảm xúccủa người nghệ sỹ đối với thế giới được mô tả

Cảm hứng nghệ thuật chân chính bao giờ cũng bắt nguồn từ đời sống Nhàvăn chân chính không bao giờ ngồi chờ cảm hứng nghệ thuật để sáng tác Họ

thường “lao” vào cuộc sống để săn tìm cảm hứng nghệ thuật cho ngòi bút của

mình Thực tế cho thấy, những tác phẩm văn học hay nhất xưa nay đều là nhữngtác phẩm khơi gợi ra từ nguồn cảm hứng nghệ thuật sâu sắc, mãnh liệt, mang hơithở cuộc sống mang dấu ấn thời đại, mang những vui buồn, những ước vọng củanhân loại thể hiện được đời sống tình cảm phong phú cũng như trí tuệ, tài năng

và sự gắn bó của nhà văn đối với quê hương, đất nước, nhân dân… Cảm hứngnghệ thuật chân chính sẽ giúp cho nhà văn phản ánh một cách đúng đắn, chânthực hiện thực xã hội lịch sử và góp phần thúc đẩy lịch sử - xã hội tiến về phíatrước Đồng thời, khêu gợi được những tình cảm tốt đẹp của con người, hướngcon người vươn tới những ước mơ, hi vọng về một cuộc sống mới tốt đẹp hơn,công bằng hơn

3 Cảm hứng nghệ thuật trong các tác phẩm văn học Việt Nam sau năm 1986

Cảm hứng chủ đạo trong văn chương Việt Nam trước năm 1975 gắn liềnvới những sự kiện lớn lao có liên quan tới vận mệnh dân tộc: công cuộc khángchiến chống ngoại xâm và sự nghiệp xây dựng tổ quốc Sau ngày đất nước thốngnhất (1975), đời sống con người đổi khác, tư tưởng, tâm lí, nhu cầu vật chất vàtinh thần của con người cũng không còn như trước, vì vậy văn học cũng khôngthể chỉ mang mãi cảm hứng cũ Hiện thực cuộc sống đời thường sau chiến tranh

mở ra những vùng đất mới, khơi gợi những nguồn cảm hứng mới mẻ cho cácnhà văn Thêm vào đó, Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảngcộng sản Việt Nam tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã mở ra

Trang 12

con đường cho các văn nghệ sĩ nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói

rõ sự thật Và từ đó, một khuynh hướng văn học mới phát triển mạnh mẽ với cáinhìn hiện thực thẳng thắn hơn, đa chiều hơn Công cuộc đổi mới ngày càng pháttriển cả ở chiều rộng lẫn bề sâu, sự đổi mới diễn ra từ tư tuởng thẩm mĩ đến hệthống thể loại, thi pháp và phong cách nghệ thuật Các nhà văn không còn nhìnđời và nhìn người một phía, họ không chỉ dừng lại ở cảm hứng ngợi ca mà nhậnthức được rằng hiện thực không phải là một cái gì đơn giản, xuôi chiều; conngười là một sinh thể phong phú, phức tạp, còn nhiều bí ẩn phải khám phá; nhàvăn phải là người có tư tưởng, phải nhập cuộc bằng tư tưởng chư không chỉbằng nhiệt tình và trong tìm tòi sáng tạo, không chỉ dựa vào kinh nghiệm cộngđồng mà còn phải dựa vào kinh nghiệm của cá nhân mình nữa… Với cái nhìn

đa chiều ấy, văn học đồng thời cũng xuất hiện những cảm hứng mà văn học thờichiến tranh rất ít xuất hiện như: cảm hứng bi kịch, cảm hứng trào lộng…

Cảm hứng bi kịch khai thác những bi kịch đổi đời; bi kịch hậu chiến; bi kịchtình yêu, hôn nhân… phản ánh đúng những bộn bề của cuộc sống của thời kinh

tế thị trường đầy xáo động Những tác phẩm mang cảm hứng này đánh dấu sựkhởi sắc của văn chương thời kì đổi mới Có thể nhắc tới những sáng tác ở giai

đoạn đầu như Đất trắng của Nguyễn Trọng Oánh, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành của Nguyễn Minh Châu, Thời xa vắng của Lê Lựu, Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng… Và ở chặng sau là hàng loạt những tên tuổi

như: Bảo Ninh, Võ Thị Hảo, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Thị Thu Huệ…

Cảm hứng phê phán, cảm hứng trào lộng cũng là một nguồn cảm hứng lớntrong văn học giai đoạn này Khi ý thức cá nhân phát triển, khi con người khôngcòn được nhìn ở góc nhìn lịch sử, công dân nữa mà chủ yếu được nhìn nhận ởphương diện cá nhân trong quan hệ đời thường, những bi kịch, hài kịch bắt đầuxuất hiện Cảm hứng trào lộng mở ra những bức tranh cuộc sống với nhiềumảng màu tương phản: niềm vui chiến thắng xen với nỗi buồn mất mát, sự đủđầy của vật chất thời mở cửa lại là mầm mống của mất mát đạo đức, tình cảmtrong cuộc sống tinh thần, hạnh phúc tồn tại song song với những bất hạnh củađời thường… Những hiện tượng dở khóc dở cười diễn ra tạo thành nguồn cảm

Trang 13

hứng cho các tác giả sáng tác Cái tôi cá nhân càng được đề cao thì việc khaithác vào tận cùng của nỗi niềm càng được chú ý tới và vì thế văn chương ngàycàng sâu sắc hơn Chính vì vậy sáng tác văn học trong giai đoạn này đã đạt đếnnhững thành công nhất định khi vấn đề quyền sống, nỗi đau khổ và hạnh phúccủa con người được khai thác trong văn chương với cảm hứng nhân đạo sâu sắc.Việc tìm hiểu những đặc điểm tiêu biểu của văn học Việt Nam sau năm 1975 làmột điều quan trọng Cảm hứng thế sự tăng mạnh, trong khi cảm hứng sử thilãng mạn giảm dần; từ đó văn học quan tâm nhiều hơn tới số phận cá nhân trongnhững quy luật phức tạp của đời thường; nội tâm của nhân vật được khai thácsâu hơn, bút pháp hướng nội được phát huy, không gian đời tư được chú ý, thờigian tâm lí ngày càng mở rộng, phương thức trần thuật trở nên đa dạng, giọngđiệu trần thuật trở nên phong phú; ngôn ngữ văn học cũng gần với hiện thực đờithường hơn Từ đó có thể thấy sự tác động to lớn của cảm hứng nghệ thuật vớicác thành tố khác trong văn chương Tìm hiểu được kỹ cảm hứng nghệ thuậtngười nghiên cứu sẽ hiểu rõ thế giới nghệ thuật, quan niệm sáng tác, phong cáchnhà văn, thậm chí của cả một giai đoạn văn học

Cao Duy Sơn là một nhà văn chuyên viết về đề tài miền núi, trong sáng tác củaông vừa mang cảm hứng lãng mạn ngợi ca vừa mang cảm hứng bi kịch, phêphán… Chính vì thế ông đã tạo được một phong cách văn chương đa dạng, mộtthế giới nghệ thuật đa chiều, tiếp thu và sáng tạo không ngừng

4 Cảm hứng nghệ thuật trong truyện ngắn Cao Duy Sơn

4.1 Cảm hứng lãng mạn đan xen với cảm hứng bi kịch

Ở trên đất nước Việt Nam này, hay thế giới ta đang sống đây, nơi đâu, chỗnào cũng có con người tồn tại Con người theo nghĩa rộng đó là con người cóvăn hoá, mang trong mình những dòng văn hoá đặc trưng, cốt cách đặc trưngcủa dân tộc đó, có đời sống riêng, có sự giao thoa giữa các dân tộc, quốc gianhưng không lệ thuộc Ý nghĩa đó đã khiến cho thế giới ngày một đa dạngphong phú, văn hoá ngày càng được củng cố, bồi đắp, liên tục được chuyển giaoqua các thế hệ Sự mở ra cánh cửa văn hoá để mọi người, mọi dân tộc hiểu biết

về nhau, giao lưu với nhau, trân trọng nhau Văn học là một loại hình nghệ thuật

Trang 14

đã làm được điều đó Thông qua ngôn ngữ, thông qua các hình tượng được nângcao người đọc có dịp được soi chiếu và vỡ ra nhiều điều cho mình và cho cuộcsống quanh mình Con người sẽ bớt đi sự cô đơn, được giãi bày và hoà nhậptrong thế giới nghệ thuật, thông qua tư tưởng của tác phẩm văn học Đọc nhữngtruyện ngắn của Cao Duy Sơn ta nhận biết về điều đó thêm sâu sắc và lắng đọnghơn Những truyện ông viết ra đều bắt đầu từ một vùng đất nơi ông đã sinh ra,nuôi giữ trong ông bao ký ức về một thời Đó là vùng đất Cô Sầu một thị trấnnhỏ miền núi phía Bắc Và cũng chính mảnh đất này đã tích tụ cảm hứng vănchương và hình thành nên bút pháp riêng biệt của Cao Duy Sơn.

Cảm hứng lãng mạn đan xen với cảm hứng bi kịch đậm đặc ở những câu chuyệnviết về tình yêu Đề tài này khá quen thuộc trong văn học nhưng ở trong sáng táccủa Cao Duy Sơn nó lại mang một nét đặc trưng riêng

Cảm hứng lãng mạn trong tác phẩm của Cao Duy Sơn không chỉ nằm trong

đoạn hay từng câu chữ văn, mà nó hiện hình trong tổng thể tác phẩm Hoa bay cuối trời là một truyện ngắn hay, một câu chuyện tình yêu lãng mạn đầy bi kịch.

Tưởng chừng những chi tiết chỉ thể hiện cho cho diễn biến nội tại một cách ngẫu

nhiên “Hãy đợi anh, anh sẽ nhờ người trở lại Pác Gà đón em về làm vợ trên chiếc xe ngựa do chính tay anh đóng”(14, 97) lại báo trước bi kịch của câu

chuyện tình không có hồi kết có hậu Vì bệnh tật, Dình biết mình sẽ không cònmang lại hạnh phúc cho người mình yêu, không muốn người yêu phải manggánh nặng suốt cuộc đời, Dình tự nhận lấy đau khổ về riêng mình và từ bỏ ước

mơ ngày mình về Cô Sầu làm dâu sẽ được ngồi trên chiếc xe ngựa do chính tayKhơ đóng, đi hai bên sẽ là đoàn phù dâu, phù rể áo quần lộng lẫy Dình đã sống

cô độc bao nhiêu năm đằng đẵng cho đến ngày biết mình không còn sống đượcbao lâu nàng đã quyết định gặp lại Khơ khi nét xuân xanh chỉ còn lại trong ký

ức, sự sống chỉ còn được tính bằng ngày Trước sự thật phũ phàng, không nhưbấy lâu vẫn tưởng Khơ đã vô cùng ân hận đau khổ Bây giờ đã là một lão Khơ,một lão thợ mộc bình thường như bao người ở đất Cô Sầu mang tâm trạng buồnthương trước một sự thật đau lòng, nàng không chết như bấy lâu lão vẫn tưởng,nàng vẫn còn đó, tình yêu của Khơ ngày nào còn đó nhưng đã trong những phút

Trang 15

cuối của cuộc đời “Lão cảm giác như đang trong giấc mộng, một giấc mộng buồn vô cùng Hình như thân thể nàng đang mỗi lúc một giá lạnh, chỉ đôi mắt vẫn ngời sáng và ấm áp Giọng nàng chậm nhưng mạch lạc như sợ người nghe không nghe hết được ý mình:

- Anh nhớ ngày xưa có lần anh đã nói với em không?

- Em nói đi!

- Anh nói anh muốn ngày cưới chúng mình em sẽ được ngồi trên cỗ xe do chính tay anh đóng?

- Anh nhớ! Phù dâu, phù rể sẽ bước theo hai bên.

- Hôm nay anh có đánh chiếc xe đó đến đây không?

- Cả con ngựa hồng nữa em à!

- Hôm nay em muốn được ngồi lên và anh đưa em đi trên chiếc xe đó” (14, 116

- 117)

Trong cấu trúc truyện ngắn các chi tiết chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng,

nó vừa là khởi đầu cho đỉnh điểm mâu thuẫn đồng thời vừa biến hoá chuyểnđộng mạch truyện một cách sinh động Chi tiết đắt sẽ mang đến cho độc giả hiệuứng cảm thụ sâu sắc Chi tiết dở, giá trị thẩm mỹ thấp chỉ tạo nên những tácphẩm tầm thường Việc chú trọng đưa vào tác phẩm mỗi chi tiết luôn đòi hỏinhà văn cần có sự lựa chọn, đối với thể loại truyện ngắn công việc này càng đòihỏi khắt khe hơn Bởi tính chất truyện ngắn yếu tố đầu tiên là phải viết thật ngắnnên việc tiết giản câu chữ, chi tiết cần phải được tính toán Việc đưa bất cứ chitiết nào vào trong tổ chức truyện cũng cần phải được cân nhắc và phải giải quyết

nó như một sự bắt buộc Trong truyện ngắn Hoa bay cuối trời của Cao Duy

Sơn, tác giả đã đưa chi tiết chiếc xe ngựa vào phần đầu truyện là có dụng ý Chitiết tưởng rất đỗi bình thường mà hoá ra có chủ định cho phần kết truyện Vừasay mê, vừa tỉnh táo trong phút thăng hoa tác giả đã cho xuất hiện trở lại hìnhảnh chiếc xe ngựa vào phần cuối truyện đã mang lại hiệu quả bất ngờ Đến đâyngười đọc chợt thấy dâng lên trong lòng nỗi buồn, một nỗi buồn xa xăm giống

như một tiếng thở dài, gợi tâm tưởng suy ngẫm về số kiếp con người: “Lão Khơ đánh xe đi về phía chân núi Phjia Đán, nơi có con suối và những cây đào cổ thụ

Trang 16

đang trút lá vàng, trên xe đôi cánh tay người đàn bà chợt thõng xuống hai bên ghế Một chiếc vòng đồng cuốn vải đỏ chợt rơi xuống mặt sàn Sau hai vòng quay nó khẽ kháng nằm xuống nem nép khiêm nhường như một a hoàn….Khuôn mặt bà vẫn tươi như một bông đào, một bông đào đang ngủ trong tiết cuối thu dường như bà đã đem theo vào giấc ngủ một tâm trạng vui, niềm vui trong ngày cưới không phù dâu, phù rể sóng bước hai bên chiếc xe ngựa do chính tay lão Khơ đóng cách đây đã mấy mươi năm, chưa một lần lăn bánh, chưa một lần có

ai ngồi lên đang đưa bà đi về cuối chân trời.”(14, 118 - 119)

Cảm hứng lãng mạn xen với cảm hứng bi kịch người đọc còn gặp lại trong

truyện Chợ tình của Cao Duy Sơn Truyện ngắn chứa đựng yếu tố nhân văn sâu

sắc viết về một mối tình xuyên suốt gần một kiếp người đã để lại những cảm xúc

sâu lắng Có thể nói Chợ tình là một bài thơ tình lãng mạn, một câu chuyện tình

vượt thời gian, không gian mang đến cho người đọc sự rung động và cảm nhậnxót xa về tình yêu Hình như trên cuộc đời này đâu đó cũng đã từng có nhữngmối tình như Sinh và Ếm Họ đi tìm nhau gần một kiếp người ở phiên chợ phonglưu, nơi hai người đã gặp nhau và trao nhau mối tình đầu, một câu chuyện tìnhnhư một khúc ca buồn của người miền núi Người đọc bỗng chạnh lòng khingẫm về số kiếp Trên đời này đã có bao đôi lứa yêu nhau mà không lấy đượcnhau? Liệu có mấy ai như lão Sinh đã giữ gìn đôi giày Ếm tặng suốt một đời

như một báu vật, chỉ đi vào chân mỗi khi đến chợ tình: “…Lão sinh lấy đôi giày vải từ túi trong của áo ngực đưa ra ngắm nghía rồi nhẹ nhàng đi vào chân Thấy mú Ếm nhìn, tự nhiên lão cố toè các ngón chân cho cạnh giày phình ra.

Mú Ếm quay nhìn đi chỗ khác rồi nén tiếng thở dài:

- Đừng cố làm thế, không khéo giày bị rách đi thôi Bây giờ mình có tuổi chân tay nhỏ đi có sao đâu!

Trang 17

như mới và chỉ đi vào chân khi đến phiên chợ này gặp Ếm…bây giờ thì chân nhỏ giày rộng, thời gian đấy, không còn được như xưa nữa…” (14, 71)

Bằng lối quan sát và lựa chọn tinh tế các chi tiết Cao Duy Sơn đã khắc hoạ chândung nhân vật một cách sinh động Thông qua chi tiết người đọc thấy được chândung và tâm trạng con người

Chỉ một đoạn văn ngắn trong Chợ tình tác giả đã đưa độc giả đến một vùng đất

văn hoá với nét đẹp từ ngàn đời nhưng trên hết là sự lãng mạn của một phiên

chợ “ không tranh mua, tranh bán, không đuổi đánh nhau vì ghen hay thù oán… đến đây chỉ đem theo con tim bồi hồi và những lời thầm thì ái ân tìm vào tai người xưa” ( 14, 69) Không chỉ giới thiệu phong tục tập quán đẹp của một vùng

miền núi, tác giả còn khéo léo giới thiệu cho bạn đọc tính cách cởi mở, sẵn lòngđón bạn phương xa của cộng đồng các dân tộc miền núi phía Bắc mỗi khi xuân

về Nhưng hình như tất cả những thứ đó chỉ là cái cớ để Cao Duy Sơn chuẩn bịcho hành trình mới, một hành trình đến với cái đẹp, cái cao quý nhất đó là tìnhyêu, tình yêu giữa con người với con người đã vượt lên trên hết mọi ham muốn

trần tục, thẫm đẫm chất nhân văn và tinh thần lãng mạn Chợ tình đem đến cho

bạn đọc một thông điệp : Không có phẩm chất đó liệu con người có còn là conngười? Cho dù người đó ở lứa tuổi nào, hoàn cảnh nào trước tình yêu đều mộtcảm xúc như nhau, đều rung động và đắm say như nhau:

“- Ếm à, có mệt thì ngả vào anh nghỉ một chút đi!

- Không mệt đâu Sinh à, năm nay tôi thấy tay của Sinh cầm đũa run lắm rồi.

- Đừng lo, mùa đông năm nay tôi còn lặn sông bắt cá đấy!

Mú Ếm vờ nghiêng đầu nhổ bã trầu, kỳ tình mú tránh đi cái miệng cười Sinh đâu còn sức như hồi trẻ? Chỉ là cách nói khoe cái sức ngày xưa thôi Người già vẫn thường thế…Thôi chẳng cần nói thêm gì, Ếm vẫn thương Sinh và nhớ Sinh lắm! Chỉ cần được ngồi bên nhau chẳng cần nói gì cũng đã thấy hạnh phúc lắm rồi Sinh à…” (14, 74) Biết Ếm không còn nữa, lão Sinh đã tự sắp mâm cơm

giữa rừng, một bữa cơm thanh đạm và giản dị như tình người miền núi, rồi gọi

tên nàng với nỗi xót thương: “Về a Ếm ơi! Anh biết em bỏ anh khác đi một mình rồi, anh đâu dám trách Ếm Ba xuân rồi anh đến mà không còn được gặp em,

Trang 18

anh biết em nghe được lời anh nói Anh mua bát canh ngon này cho em ăn, anh thả cơm nắm vào canh cho em làm rau, anh biết Ếm thường thích ăn như thế… Bây giờ thế này thôi, chợ từ nay không có chúng mình nữa, không có em không còn chợ…đôi giày này đây, anh đã đem theo bên mình bằng cả mười lăm đời ngựa Giày này tay em khâu, anh chỉ đi cho một mình em nhìn thấy, giờ không

có em anh đi cho ai ngắm đây? Bây giờ anh gửi nó theo em.

Lão run run bật diêm Đôi giày bén lửa bốc cháy Ánh lửa vàng như những vũ công cong mình nhảy nhót trên tay…”.( 14, 79) Nhiều nhà nghiên cứu phê bình

văn học cho đây là đoạn văn hay nhất của Chợ tình, nó thống thiết ma mị như

vọng lên từ lòng đất, là tiếng nói cất lên từ sâu thẳm tâm hồn khi con người đốidiện với giới hạn kiếp sống Có thể nói nó thể hiện đầy đủ nhất tính chất bi kịchcủa tác phẩm Cái hay trong mỗi tác phẩm viết theo cảm hứng này chính là phầnkết của truyện Không rườm rà, không đao to búa lớn, cũng không uỷ mị sướtmướt Cao Duy Sơn đã dẫn người đọc theo một mạch cảm hứng thấm đẫm tiếc

nuối bâng khuâng: “Từ năm sau cái Nhin bán bún và mọi người ở chợ tình Âu Lâm không còn thấy lão Sinh Không hiểu lão đi đâu? Dân cùng bản lão nói, từ sau phiên chợ tình… năm Nhâm Ngọ không hiểu sao lão Sinh đã đi vào núi Phjia Bjoóc và biến mất, chỉ có con ngựa trở về, con ngựa thứ mười lăm lão thay trong cuộc đời mình” (14, 79).

Trong một loạt những truyện ngắn của Cao Duy Sơn những truyện mang cảmhứng đan xen này còn gặp ở những tác phẩm ông viết ở thời kỳ đầu khi mới cầm

bút như Người săn gấu, một tác phẩm đã nhiều lần được in trong các tuyển tập

truyện ngắn hay của những nhà xuất bản danh tiếng Đây cũng là tác phẩm đánhdấu bước khởi đầu cho một phong cách mang đậm chất miền núi dân tộc thời kỳ

văn học đổi mới Những thân phận trong tác phẩm Người săn gấu như bước ra

từ trong huyền thoại, như bản tình ca với những giai điệu thấm đẫm tình người,tình rừng, thấm đẫm sự hồn nhiên bản năng Thim một chàng trai mồ côi sốngbằng nghề săn gấu đã đem lòng yêu một cô gái xinh đẹp, con nhà giàu tên Phón Những tưởng tình yêu đó sẽ là bước khởi đầu làm thay đổi số kiếp thân phận tôiđòi khi Thim có y định gắn bó thuỷ chung trong một mái ấm gia đình với Phón

Trang 19

Người con gái ấy đã đem lòng gửi gắm nơi chàng trai dũng cảm có một thân thểcường tráng như cây lim cây, nghiến trên rừng, có tài săn bắt thú rừng nổi tiếngkhắp vùng Pác Miều Nhưng tình yêu đó đã bị gia đình nàng ngăn cản Bằng thủđoạn thâm hiểm, Sài Vẳn anh trai của Phón đã tìm cách hãm hại Thim Đượcnhững người Việt Minh cứu sống Thim đã nhập vào quân đội Năm tháng qua

đi, chiến tranh qua đi, hoà bình đã trở về trên đất nước, tuổi xuân của Thim đãgửi lại trên khắp các chiến trường nhưng hình ảnh Phón vẫn không sao phai mờ

trong tâm chí chàng trai săn gấu: “ Mỗi khi nhớ về vùng quê xa ấy, nơi Thim đã

có một thời trẻ trung chát đắng, nơi có người con gái yêu mình bằng tất cả tấm lòng trong trắng chân thật Cô gái ấy như không sinh ra từ cái gia đình quyền quý nhất vùng Pác Miều, mà sinh ra từ hạt gạo thuỷ chung nhân hậu Tình nguyện đánh đổi tất cả để đến với chàng trai săn gấu nghèo khổ mồ côi, để rồi cùng phải chịu những bất hạnh của chính gia đình giáng xuống mối tình như cánh hoa đầu tiên mới nhú đã bị giập nát tổn thương dưới cánh đập phũ phàng của loài chim ác”(12, 24 - 25) Rồi cuộc hành trình đi tìm cố nhân bắt đầu từ

những ngày mới rời quân ngũ Nỗi khao khát được gặp lại người yêu như ngàyđông lạnh giá gọi mặt trời đầy nắng Thim từ chối mọi chức vụ, tình nguyện làmngười bưu tá, một chân đưa thư báo về các thôn bản, một công việc nặng nhọc

vất vả chẳng ai muốn nhận, chỉ mục đích: “…Giấu trong mình một niềm hy vọng, niềm hy vọng này sẽ vĩnh viễn không rời xa khỏi ý nghĩ mình nữa Có thể điều bất ngờ tìm thấy bóng dáng xưa sẽ không đến với anh, nhưng dẫu sao như thế vẫn hơn….Và thế là Thim đã đóng chặt tất cả những cánh cửa của lòng mình và chỉ để ngỏ một lối duy nhất cho tình yêu ban đầu ấy vĩnh viễn tồn tại, lấp ló một đốm sang vĩnh cửu Đã hơn ba mươi năm tìm kiếm qua đi nhưng cái đốm lửa nhỏ nhoi đó vẫn bỏng rát trong lòng” (12, 27) Đọc những trang văn

của Cao Duy Sơn độc giả như cùng thổn thức với những mất mát và khát vọngtình yêu cháy bỏng của nhân vật Nhân vật của ông vạm vỡ, cá tính mạnh mẽsong trong tình yêu lại khổ đau và lãng mạn vô cùng Ông viết mà như trải lòngmình, lòng người nghệ sỹ thấm niềm vui, nỗi buồn cả những bất hạnh của nhânvật do mình tạo ra Những nhân vật xuất hiện trong tác phẩm của ông người đọc

Trang 20

có cảm giác nó như còn đâu đó trên cuộc đời này Nó cần được yêu thương vàcảm thông với một tình yêu con người với con người Và trên hết phải biết nuôi

hy vọng vào tình yêu thuỷ chung son sắt như chàng Thim với Phón trên con

đường ba mươi năm đi tìm cố nhân: “Ông không nhớ đã hỏi ai, ai đó đã chỉ cho ông ngôi nhà phía cuối bản Ông lại chợt phân vân “Có thể là sự trùng lặp chăng, và đứa con nữa, là con ai, sao lại mang họ mẹ, con nuôi hay con riêng?” Một loạt những câu hỏi lao vào đầu ông châm chích nhưng vô ích Không, ông không cần biết điều đó, vì trong ông cái linh cảm ông nén hơn ba mươi năm nay

có gì đó ông tin là sẽ không nhầm Ngôi nhà hiện ra trước mắt ông, cánh cửa khép hờ như suốt ba mươi năm nay vẫn khép hờ như vậy, chờ ai đó đến mở ra”

4.2 Cảm hứng ngợi ca

Trong những tác phẩm viết về người phụ nữ Cao Duy Sơn luôn dành chonhân vật của mình những tình cảm trìu mến Bởi vậy cảm hứng ngợi ca luônđược dành cho phái nữ.Vẻ đẹp bên ngoài và tâm hồn người phụ nữ luôn trở nênlong lanh dưới ngòi bút của ông Với cảm xúc sâu sắc các nhân vật nữ của ông

đã được truyền thêm chất tình say đắm, tinh khôi và trong sáng như chính phẩm

chất mộc mạc của núi rừng Nàng Ban trong Âm vang vong hồn, Líu trong Góc trời Tây có cơn mưa đá, hay Lơ trong Những đám mây hình người, mỗi nhân

vật trong mỗi truyện đều có số phận khác nhau, đều phải đương đầu với nhữngbiến cố phức tạp khác nhau nhưng đều có một điểm chung đó là sống nhân hậu

và hết mình cho tình yêu đôi lứa Lòng nhân hậu khiến cuộc đời họ trở nênthánh thiện, còn tình yêu là cứu cánh giúp họ vượt qua những hủ tục lạc hậu,

Trang 21

miệng lưỡi thế gian Người phụ nữ suốt đời chỉ biết sống thu mình trong cáinhịp điệu diễn ra mòn mỏi ngày này qua tháng khác Nhịp điệu đó nhiều lúc đãbiến họ thành cỗ máy, những cỗ máy vô hồn lặng lẽ cam chịu đã làm họ nhiềulúc quên đi bản thân Nhưng đến một ngày họ nhận ra, hình như trong mình còn

có con người khác, con người mộng mơ, con người khao khát tình yêu đôi lứa,con người muốn vượt lên hoàn cảnh để có lúc được sống cho riêng mình Líu

trong Góc trời Tây có cơn mưa đá là thế Sống bên người mẹ chồng ở goá như

mình, nàng thấy thật yên tâm khi mọi thứ trong gia đình đều được bà tính toánsắp đặt, chỉ mục đích duy nhất giữ được nền nếp gia phong, giữ được tiếng thơmgần một đời người bà đã nguyện ở vậy cho trọn đạo dâu hiền Điều bà luôn canhcánh về đứa con dâu ấy là nó còn trẻ và đẹp quá, đến một ngày nào đó con dâu

bà sẽ không còn giữ được mình, nó sẽ quên đi đứa con trai xấu số của bà chạytheo một tình yêu mới, và nếu thế mọi trật tự trong gia đình bà sẽ bị đảo lộn Chitiết mẹ chồng Líu buộc thừng rồi đánh trâu kéo đổ kềnh chiếc cối đá mà hàngđêm Líu thường lấy làm điểm đặt chân thoát ra khỏi ngôi nhà sàn đi theo tiếnggọi tình yêu, đêm đó chính tay bà đã dùng chiếc gậy từng lập công đánh cướpgiữ làng của dòng tộc để lại quất lên thân thể đứa con dâu hư đốn Đây chính làchi tiết hay nhất, đắt nhất của truyện Sự dồn nén của những mâu thuẫn đượcđẩy cao càng làm nổi bật nét đẹp của Líu, bất chấp mọi ngăn cản, cả khi thân thể

bị hành hạ đau đớn nàng vẫn quyết chạy đến với Sín, chạy đến với hạnh phúccủa đời nàng Có thể nói việc ngợi ca vẻ đẹp người phụ nữ đã từng có rất nhiềunhà văn viết, nhưng Cao Duy Sơn lại có những nét đặc trưng riêng Ông viết về

vẻ đẹp người phụ nữ miền núi với tất cả sự cảm thông và hiểu biết sâu rộng cả

về phong tục tập quán của người Tày, cả về tính cách thầm lặng mà nhân hậucủa người phụ nữ dân tộc, dịu dàng kín đáo những cũng thật mạnh mẽ quyết liệt

Ngoài Líu trong Góc trời tây có cơn mưa đá ta còn có thể bắt gặp nhân vật Lơ trong Những đám mây hình người, một mẫu nhân vật cùng nằm trong cảm

hứng ngợi ca của tác giả Một cô gái do số phận đưa đẩy bỗng chốc bị cuốn vàokiếp buôn phấn bán hoa ở một phố thị miền núi Gặp lại người mình yêu saumười năm xa cách, nàng âm thầm vui sướng nhưng cũng thật đau khổ, nhưng vì

Trang 22

yêu, vì nghĩ mình không còn xứng đáng nàng gắng vượt qua nỗi sợ hãi thổ lộvới người tình những chuyện xấu của bản thân, và cũng không giấu giếm rằnglòng còn nặng tình cũ, nhưng phận nay nhơ nhuốc, nhân phẩm không cao bằngngọn cỏ đâu còn dám mơ cao Dù đã đẩy nhân vật đến tận cùng của xấu xa tộilỗi nhưng hình ảnh tâm hồn Lơ dưới ngòi bút tác giả vẫn thấp thoáng chất con

người, thấp thoáng một tâm hồn chung trinh nhân hậu: “Dù trên thân thể này có dính mồ hôi của vài trăm gã đàn ông những lòng vẫn chỉ hướng về một người thôi” (13, 63) Giọng văn trôi dần về cuối chuyện thấm đẫm tình thương mến,

thương mến một thân phận phụ nữ do hoàn cảnh mà tự vùi dập cuộc đời mình.Điều mà bạn đọc nhận thấy ý đồ tác giả có lẽ là ở cách đặt vấn đề, khi con người

ta nhơ nhuốc chắc gì tự người ta làm nhơ nhuốc bản thân, cũng có thể do sự đời

xô đẩy, người đời đã vô tình vấy bẩn lên họ khiến cho cuộc đời họ không thể

ngẩng lên: “Khuôn mặt Lơ chợt bừng sáng, mắt nàng lấp lánh xúc động:

- Mơ khều trăng trên trời là chẳng thể, vậy mà trăng đã đến nhà Giờ em như người ốm khỏi bệnh- Giọng Lơ chợt lắng- em không còn như ngày xưa…thân này không ít lần mặc cho lũ đàn ông dày vò, danh giá chỉ còn ngang với bọn bất lương nhưng tình thực lòng này chỉ hướng về một người, nhưng giờ thân chẳng còn nguyên vẹn, nó đã nhuốm mồ hôi bao gã đàn ông, dơ bẩn quá rồi…” (13, 62,63………… ) Cuộc trùng phùng sau mười năm xa cách cũng là cuộc gặp

mang đến cho lứa đôi nhiều trạng thái cảm xúc Trong những ngày được sốngtrong niềm thương mến, hối hận và cảm thông tưởng như hạnh phúc đã trongtầm tay thì Ký đã không còn được gặp nàng Lơ đến và rời khỏi cuộc đời Ký chỉnhư một giấc mơ Nàng đã nhận về mình mọi bất hạnh cuộc đời Đến đây nàngchỉ dám nhận mình như những đám mây trên bầu trời, có những đám mấy manghình trái núi, những đám mấy mang hình biển khơi với cánh buồm cô độc, cóđám mây mang hình mặt người, tụ đấy rồi lại tan ngay Nhưng vẻ đẹp tâm hồnnàng đã xoá đi mọi xấu xa của bản thân, chỉ còn lại trong lòng người đọc hìnhảnh một con người, một con người trong sáng không tì vết tội lỗi

Bên cạnh mạch cảm hứng ngợi ca về lòng trung hậu, tình yêu và sự thuỷ chungcủa người phụ nữ, Cao Duy Sơn còn có những truyện ngắn phản ánh con người

Trang 23

thánh thiện, con người đầy lòng nhân ái Trong cuộc sống hiện nay con ngườiđang phải đối mặt với những mối quan hệ hết sức phức tạp và đa chiều Sự lựachọn cho mình một lối sống không toan tính, vụ lợi đã là khó, sống hết mình vàbao dung với mọi sự cuộc đời lại còn khó hơn Những vấn đề về nhân cách, đạođức luôn là thời sự nóng bỏng đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ, khiến cho conngười ta nhiều khi nghĩ đến, ước có như thể chỉ còn thấy trong cổ tích Cao DuySơn đã đóng góp một phần quan trọng viết nên những câu chuyện cổ tích thờinay Lòng khoan dung, độ lượng và tình thương yêu con người của lão Sấm

trong truyện ngắn Người ở muôn nơi là một điển hình về lòng nhân ái Một lão

ăn mày ngày ngày đi khắp nơi xin miếng ăn nuôi sống thân phận không nơinương tựa của mình lại là một con người có tấm lòng của chúa Những đứa trẻnghèo khó sống trong những gia đình bất hạnh đã nhận được mối quan tâmchăm sóc thầm lặng của ông Bên cạnh cuộc sống no đủ của nhiều gia đình vẫncòn có những số phận bất hạnh thiếu thốn, đó là thực tế của đời sống xã hội hiện

nay Đọc xong Người ở muôn nơi của Cao Duy Sơn độc giả như được nếm một

món quà chát đắng khi thực tế cuộc đời còn đầy rẫy những bất công, nhưngcũng thật ấm lòng khi vẫn còn những tấm lòng như lão Sấm

Trong những truyện ngắn Nơi đây không một bóng người, Thằng Hoán, Tượng trắng hay Ngôi nhà xưa bên suối những nhân vật thánh thiện giàu lòng

nhân ái tái hiện như một vệt cảm hứng sáng tạo liên tục trong suốt hơn hai mươinăm cầm bút của Cao Duy Sơn Nếu nói văn là người thì rõ ràng trong tâm hồntác giả những nhân vật này luôn được ông dành những tình cảm thiết tha, nhữngkhát vọng cháy bỏng về một thế giới người với người cùng chung sống trong sựhoà hợp, thân ái Mỗi khi ngòi bút chạm đến nỗi đau tâm hồn, thể xác nhân vật,người đọc cảm nhận tác giả như đắm sâu vào từng trang viết với tất cả nỗi niềm

xúc động, yêu thương chân thành của tình người nghệ sỹ Truyện ngắn Tượng trắng mang một cảm xúc như thế Có thể nói Tượng trắng là một tuyên ngôn

nghệ thuật của nghệ sỹ tôn vinh cái đẹp thánh thiện và luôn đứng về phía thếgiới khổ đau Thái độ và tình cảm đó được khái quát qua hình tượng của chàngtrai duy nhất lành lặn sống giữa một làng hủi, một vùng quê rừng núi cô đơn

Trang 24

giữa mênh mông vũ trụ Nhiều lúc ý nghĩ bỏ làng để đi theo tiếng gọi tình yêuđôi lứa đã cắn xé trái tim chàng Nhưng giữa những bộn bề công việc, tìnhthương và trách nhiệm với những thân phận tật nguyền, những con người đã cứuvớt cuộc đời chàng, chỉ cho chàng thấy con đường mình đi trên cõi đời chàngkhông thể bỏ mặc họ bởi ý nghĩ: Mọi người đều trông vào ta như trông vào mộtcon thuyền giữa mênh mông biển khơi, nếu như lúc này ta buông tay con thuyền

chắc gì còn nổi nênh Rồi ngày ngày tình yêu và nỗi khổ đau vì thương nhớ người con gái “đẹp như một vầng trăng thu” vò xé trái tim chàng, cùng với lòng

quý trọng những thân phận tật nguyền đã biến thành nguồn cảm hứng dồn vàođôi bàn tay khéo léo để chàng tạc nên những hình mặt người dị tật trên nhữngmỏm đá quanh làng Những bức tượng mang những hình mặt người lồi lõm tậtnguyền được chàng tạc nên mỗi ngày một nhiều, cũng đồng nghĩa với người

làng hủi đang ngày ngày chết dần chết mòn Những dòng văn ngậm ngùi chứa

đựng bao xúc cảm của tác giả, cũng là tiếng lòng của bao con người khi đứngtrước thực tế cái hạn hữu của số kiếp, trước những giá trị lớn lao của cái đẹpvượt trên thói đời toan tính thấp hèn, mọi vụn vặt kèn cựa, nhếch nhác rối ren,

để chỉ một lối duy nhất cho sự thánh thiện, nhân hậu, tha thứ bước vào tâm hồnnhẹ nhõm thênh thang

Ở dòng cảm hứng ngợi ca những con người thánh thiện nhân ái ta còn thấy ở

trong truyện ngắn Thằng Hoán Ẩn sau một ngoại hình dị biệt “Cái đầu to quá

khổ bị cái u trên lưng đè nặng, luôn trĩu về phía trước Hai bàn chân to bè có những ngón toè ra vững chãi đỡ cái thân hình thấp lùn không cao quá một mét tư…” (12, 60) lại là một tâm hồn nhân ái vị tha, một tấm lòng bao dung Người

đọc phải lặng đi khi đọc tới những đoạn nhà văn miêu tả tâm trạng nhân vật

Hoán, sau khi vợ mình bỏ đi theo trai nay trở về đón con trai đi theo vì “Thằng Mìn không phải con của mày”, thì “đất dưới chân Hoán như nứt ra, Hoán như thấy mình như đang bị rơi xuống khe vực thẳm giá buốt…có một điều gì đó rất trong sáng và tinh khiết đang đổ vỡ trong lòng Hoán, làm cho cái thân thể dị tật đứng chết lặng Hoán thầm rên lên đau đớn: Thằng Mìn, không, Mìn con ơi…” (12, 76) Ở đây người đọc bỗng thấy một Hoán nhu mì bỗng trở nên chới với

Trang 25

đáng thương Nhưng trong giây phút ngắn ngủi, lòng nhân hậu và vị tha bỗngtrỗi dậy trong tâm hồn kẻ tật nguyền Tình cha con bấy lâu đã vượt lên sự thậtphũ phàng và đau khổ Trước người đàn bà phản bội, trước đứa con không phảicon mình ngây thơ nhưng cũng đầy tình thương mến, tác giả đã để cho Hoánđứng giữa Sự lựa chọn không thuộc về Hoán một kẻ suốt đời sống yếm thế, mà

nó thuộc về hai con người đang đứng trước Hoán Cuối cùng tác giả đã để cho

đứa bé quyết định, một cái kết thông minh và có hậu : “…Đôi mắt Mìn ráo hoảnh nhìn làn Dì chăm chăm, nó hỏi:

- Bố nào nữa, sao lại có hai bố?

Làn Dì chết lặng…thằng Mìn bỗng lùi lại sợ hãi Đôi mắt nó đỏ nọc Nó quay người bước về phía Hoán Thấy pa nó đứng rũ như một cái xác, tay vẫn nắm chạt ngọn tre đầy gai, từ khoé mắt nó bỗng trào ra hàng lệ mặn chát Nó nấc lên nghẹn ngào:

- Pa ơi, ta vaò nhà đi…” (12, 77).

Trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn, ở những nhân vật thánh thiện và đầy

lòng nhân ái, cuộc đời họ luôn phải đương đầu với những nỗi bất hạnh Sự bất

hạnh cứ liên tiếp giáng xuống cuộc đời ông giáo Hạc (Ngôi nhà xưa bên suối)

một người con gốc Hà Nội tình nguyện lên miền núi dạy học vì sự nghiệp trồngngười Ông giáo Hạc cứ lặng lẽ sống, không quá vồn vã khi người ta giao lạingôi nhà bên suối cho ở tạm vào lúc mình đang bơ vơ như một kẻ vô gia cư

Ông cũng không đến nỗi oằn mình khi người ta cố chụp lên đầu ông một “cái thai” của cô học trò, về sau còn là đồng nghiệp của ông Và cũng vì chuyện này người ta đã cho ông “về vườn” theo cả nghĩa đen Ông chỉ lặng lẽ làm vườn

theo sự phân công của nhà trường Đến khi cái mảnh vườn thực nghiệm mà thầyHạc có sáng kiến định dành cho học sinh tham quan như một thứ giáo cụ trựcquan môn sinh học, thì chẳng còn ai nhớ công vun trồng của thầy Rồi ngay cảđứa con nuôi mà thầy hết lòng yêu thương, chăm bẵm , coi nó như con đẻ cuốicùng cũng bị mẹ nó đón đi Thầy vẫn chịu đựng và khuyên con theo mẹ dù lòngthầy đau như sát muối, lưng thầy còng xuống tưởng chừng như không thể chịu

nổi mất mát đó Nhưng cái hay nhất của Ngôi nhà xưa bên suối chính là cái

Trang 26

tưởng như không thể mà lại có thể Đó là sự chịu đựng vượt quá sức của conngười Cao Duy Sơn đã dồn nén cho nhân vật thầy giáo Hạc những sự kiện, biến

cố gần như liên tiếp trải dài ra gần hết một kiếp người Sự nhẫn nhịn chịu đựngcủa thầy Hạc đã khiến người đọc nảy sinh nhiều trạng thái cảm xúc Khi tứcgiận, lúc thương cảm, có lúc muốn thay thầy giáo Hạc hét lên một tiếng đòi lại

sự công bằng Nhưng thầy giáo Hạc trong truyện ngắn Cao Duy Sơn là thế, thầy

đã một đời nhẫn nhịn và nhân ái, cái mà thầy để lại đó là ngôi nhà xưa thầy ở,bên con suối Cun ngày đêm chảy róc rách, gợi cho người ta nhớ tới một thời,thời của những người sống hết mình cho sự nghiệp cao cả, cho ước mơ hoài bão

mà tuổi trẻ đã chọn, để đến bây giờ trở thành một dấu ấn kỷ niệm không bao giờphai trong lòng các thế hệ Và như một câu hỏi liệu những tấm lòng cao cả, nhânhậu và hết hy sinh vì sự nghiệp trồng người của một thế hệ các thầy cô giáomiền xuôi tình nguyện lên miền núi liệu còn lại bao lăm, hay đó chỉ còn lạinhững dấu ấn phai mờ, một câu chuyện cổ tích thời nay?

4.3 Cảm hứng phê phán

Trong hành trình sáng tạo, bên những tác phẩm đậm cảm hứng ngợi ca,sáng tác của Cao Duy Sơn còn đậm cảm hứng phê phán Ông có những tácphẩm đậm nét phong tục tập quán của vùng đồng bào dân tộc với những lối ứng

xử mang đậm nét văn hoá vùng miền Nhưng cũng không ít lần ông tỏ thái độphê phán những hủ tục lỗi thời, lối ứng xử đầy cảm tính cứng nhắc, lạc hậu bảothủ khiến gây nên những bất hạnh đau khổ cho con người

Sinh năm 1956, Cao Duy Sơn lớn lên khi đất nước đã đổi đời nhờ cuộc cáchmạng Trong truyện ngắn của ông không còn nhiều hủ tục mê tín nặng nề thắtbuộc con người vào bể khổ trần ai như trong tác phẩm của Vi Hồng, Triều Ân,

Tô Hoài, Ma Văn Kháng… Đời sống người vùng cao bây giờ đã có nhiều đổithay Nhưng đứng từ điểm nhìn hiện tại, nhà văn vẫn xót xa bởi bao nỗi đau xưacòn hiện hữu đến tận bây giờ Đó là những cuộc tình lỡ dở của bao đôi lứa bởinhững quan niệm lạc hậu, khiến số phận con người rơi vào nững bi kịch buồnđau Bao lứa đôi yêu thương nhau tha thiết mà chẳng thể nên duyên chồng vợ để

cả cuộc đời dài phải sống trong nỗi niềm thương nhớ khôn nguôi Ông Thim –

Trang 27

bà Phón (Người săn gấu), lão Sinh - bà Ếm (Chợ tình) đánh mất tình yêu chỉ vì

những ngăn cản bởi quan niệm giàu nghèo, không “môn đăng hậu đối” Những

quan niệm cổ hủ lạc hậu còn giam hãm bao cuộc đời không cho họ hưởng hạnh

phúc lứa đôi, ái ân Bà mẹ chồng của Líu trong Góc trời Tây có cơn mưa đá đã

từng quằn quại trong sự them khát hạnh phúc ái ân Chồng mất khi bà mới đôimươi, tuổi xuân phới phới Dập tắt lửa lòng để giữ tiếng thơm cho gia đình,dòng họ, bà đã trải qua bao đau đớn, vật vã Bây giờ đến lượt nàng dâu cũng mộtphận như bà Tìm mọi cách ngăn cản chuyện tình của nàng dâu, buộc đôi trẻchia lìa, bà đã trở thành kẻ có tội Ngòi bút giàu tinh thần nhân đạo của Cao DuySơn đã thể hiện thái độ cảm thông, đồng tình với khát vọng chân chính của con

người “Nàng đi đây Nàng sẽ đến với tình yêu của nàng Thứ men lạ lung nhất trần đời cám dỗ nàng như bùa bả” – Lời văn như reo vui với bước chân của Líu.

Nhưng còn biết bao rào cản khiến người phụ nữ trẻ bế tắc, chẳng biết lựa chọn

bề nào Lời văn bỗng trĩu nặng, xót thương: “Dường như không thể quay lại mà cũng chẳng thể bước qua chiếc cổng đá kia ” Thân phận người phụ nữ vùng

cao đến bây giờ cũng đã đâu hết được cái khổ Tục lệ vợ chồng lấy nhau phảiđợi đến ngày có con mới được về sống chung dưới một mái nhà đã tạo cơ hộicho cái xấu hoành hành, gây đau khổ cho bao đôi lứa yêu đương Nếu chẳngphải ái ân ở rừng, đâu đến nỗi có chuyện lầm lẫn để cả Du, Lu và Sìu đau khổ,

người bỏ đi biệt xứ, kẻ trở thành phế nhân (Song sinh) Hủ tục lạc hậu, định

kiến xã hội và sự thiếu hiểu biết cũng đã dồn đẩy bao phận người lương thiện

đến bước đường cùng Những người mắc căn bệnh hủi trong truyện ngắn Tượng trắng bị xua đuổi ra khỏi xã hội loài người, sống vất vả và thiếu thốn, cô đơn nơi rừng thiêng nước độc Mẹ con Ò Lình ( Nơi đây không một bóng người )

phải trốn vào hang hủi chỉ vì sợ nạn Phly Piài: “…đứa con sẽ bị quyệt chàm lên mặt, đặt trong một cái rọ tre cùng với một ít tã lót và một quả trứng luộc, tất cả những thứ đó được rắc lên một nắm gạo trộn muối, rồi bị treo tít lên một ngọ cây, phơi nắng phới sương cho đến chết thối, chết mục…” (13, 74).

Ngòi bút của Cao Duy Sơn không chỉ dừng lại ở phê phán những hủ tục lạc hậuđầy đọa cuộc sống con người miền núi mà còn lên án chính những cái xấu xa

Trang 28

tồn tại trong xã hội miền núi, thậm chí trong chính mỗi con người Dựa vào

quyền chức, địa vị trong xã hội, lão Kình (Hấp hối) đã cưỡng bức một người

con gái đã có chồng, phá nát hạnh phúc gia đình họ khiến người vợ hóa điên,sau đó lại hãm hại người chồng khiến anh ta phải đi tù và tự vẫn ở trong đó Thếnhưng hắn vẫn thản nhiên cất bước rồng mây giữa cuộc đời dưới cái vẻ đạo mạocủa một ông quan tai to mặt lớn Đằng sau mỗi câu văn của Cao Duy Sơn ta thấy

rõ thái độ phê phán, bất bình Thầy giáo Hạc suốt đời tận tụy cống hiến cho nonnước Mục Mã, đối xử tốt với tất cả mọi người nhưng hết lần này đến lần khác lại

bị kỉ luật vì những lí do rất vớ vẩn, bị người ta đáp trả lại tấm lòng nhân ấy bằngnhững việc làm bạc bẽo, thiếu tình người Cuối cùng, sau bao thăng trầm đauđớn của số phận, thân Hạc khô gầy đi vào cõi vĩnh hằng lặng lẽ như một giọt

sương mai “Thiện ác đáo đầu” cũng là vấn đề đặt ra gay gắt trong truyện ngắn

Song sinh Nhà văn đã tiến hành một cuộc khảo nghiệm vào cái hang ổ tối mò

của bản thể để kiểm chứng hai mặt song sinh cùng tồn tại đối lập mà luôn luônchuyển hóa, vận động không ngừng Du là phần lương thiện, hiền lành, thật thà

bị phản bội đã dần lớn khôn, đủ mạnh để đối đầu với cái xấu, cái ác Sìu là phầnbản năng thấp hèn đã tìm cách lợi dụng để hãm hại cái đẹp, cuối cùng phải nhận

về số phận bất hạnh và buộc phải quy phục cái thiện Đó là những lẽ thườngnhật của quả báo Nhưng cuộc đấu tranh sinh tồn của hai an hem sinh đôi thiện –

ác không hề đơn giản mà đầy khắc nghiệt, cam go Để chiến thắng, cái thiện cầnmột sự tỉnh táo, một bản lĩnh và cả một lòng nhân

Bằng việc phê phán những hủ tục lạc hậu, lên án những cái xấu xa trong xã hội,nhà văn Cao Duy Sơn đã thể hiện cái nhìn đầy nhân bản đối với mỗi con ngườimiền núi nói riêng, với số phận con người nói chung Đó là tiếng nói cảm thôngsâu sắc, là sự sẻ chia với những mảnh đời

CHƯƠNG II

QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN NGẮN

CAO DUY SƠN

Trang 29

Thế giới nghệ thuật là một khái niệm chỉ tính chỉnh thể của sáng tạo nghệthuật Là sản phẩm của hoạt động sáng tạo cú ý thức của con người, thế giới đúchỉ tồn tại trong tác phẩm nghệ thuật, nó thống nhất nhưng không đồng nhất vớithế giới thực tại Sản phẩm của hoạt động sáng tạo này có không gian riêng, thờigian riêng, có quy luật tâm lý riêng, có quan hệ xã hội riêng, quan niệm đạo đứcriêng, thang bậc giá trị riêng Cốt lõi để tạo nên thế giới nghệ thuật là những

mô hình nghệ thuật về con người và thế giới trong mối liên hệ nhất định vớithực tại Bởi thế khám phá thế giới nghệ thuật trong sáng tác của một nhà văn,trước hết chúng ta cần tìm hiểu con người trong thế giới đó

Trong bất kì một giai đoạn nào đó của lịch sử, khi tìm hiểu tầm vóc và sự đónggóp của một nhà văn với nền văn học dân tộc, ta không thể không tìm hiểu quanniệm nghệ thuật của họ Bởi lẽ, quan niệm nghệ thuật không chỉ thuộc phạm vi ý

thức của văn học mà còn là “nguyên tắc cắt nghĩa thế giới và con người vốn có của hình thức nghệ thuật, đảm bảo cho nó khả năng thể hiện đời sống với một chiêu sâu nào đó” (9, 273) Như thế, nói tới quan niệm nghệ thuật là nói tới sự

sáng tạo về chất trong cảm thụ và miêu tả đời sống Quan niệm nghệ thuật còn

“thể hiện cái giới hạn tối đa trong cách hiểu thế giới và con người của một hệ thống nghệ thuật, thể hiện khả năng phạm vi mức độ chiếm lĩnh đời sống của nó” (9, 274) Như vậy thực chất việc tìm hiểu quan niệm nghệ thuật của nhà văn

chính là tìm hiểu sự năng động, sáng tạo của họ trong việc phản ánh hiện thực, lígiải con người bằng các phương tiện nghệ thuật phù hợp như thế nào, khả năngthâm nhập, chiếm lĩnh đời sống của một hệ thống nghệ thuật ra sao

Tuy nhiên, cũng cần phải khẳng định rằng: “Quan niệm nghệ thuật của văn học

có liên hệ mật thiết với quan niệm , về thế giới và con người về mặt triết học, khoa học, tôn giáo, đạo đức, chính trị vốn có của thời đại mình” (9, 224) Do

vậy, quan niệm nghệ thuật chính là cánh cửa rộng mở dẫn dắt người đọc thâmnhập vào thế giới nghệ thuật của nhà văn Từ việc xem xét những biểu hiện cụthể như hiện thực được phản ánh, chủ đề, nhân vật, cách xử lí các biến cố vàquan hệ nhân vật… sẽ giúp ta có một cái nhìn bao quát về chân dung tinh thần

và chiều sâu tư tưởng nghệ thuật của nhà văn

Trang 30

1 Khái niệm quan niệm nghệ thuật về con người

Nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác văn học tức

là một hướng tiếp cận quan trọng của thi pháp học Xét về mặt phản ánh của văn

học thì con người bao giờ cũng là trung tâm “Dù miêu tả thần linh, ma quỷ, miêu tả đồ vật hay giản đơn là miêu tả các nhân vật, văn học đều thể hiện con người” (19, 44).

Không chỉ là đối tượng, phản ánh văn chương, con người là chủ thể sáng tạo Nótạo thành chiều sâu, tính độc đáo của hình tượng con người trong văn học Đồngthời, nó cũng đánh dấu tài năng của mỗi tác giả trong việc khám phá và biểuhiện bản chất cuộc sống

Chính vì vậy, khi lí giải một hiện tượng văn học, người nghiên cứu không thể bỏqua vấn đề con người được thể hiện trong đó Song không phải là xem conngười được miêu tả như thế nào mà quan trọng hơn là xem nhà văn đã quanniệm con người ra sao để qua đó cắt nghĩa, lí giải cuộc sống

Ở Việt Nam, vấn đề “quan niệm nghệ thuật về con người” nói riêng và thi pháp

học nói chung được đề cập muộn hơn Đáng chú ý là các công trình nghiên cứucủa Trần Đình Sử, Lê Ngọc Trà…, trong đó có tính chất hệ thống hơn cả là cuốn

giáo trình Dẫn luận thi pháp học in Rônêô ở trường Đại học Sư phạm Huế,

1988 Sau đó là cuốn Một số vấn đề thi pháp học hiện đại, Thi pháp thơ Tố Hữu… đều ít nhiều đề cập đến vấn đề quan niệm nghệ thuật về con người

Đầu những năm 90, vấn đề quan niệm nghệ thuật về con người theohướng thi pháp học Việt Nam được giới nghiên cứu đặc biệt chú ý

Sách Từ điển thuật ngữ văn học, có viết quan niệm nghệ thuật về con

người là: “nguyên tắc cắt nghĩa thế giới và con người vốn có của hình tượng nghệ thuật, đảm bảo cho nó khả năng thực hiện đời sống với một chiều sâu nào đó”(10, 229)

Song có lẽ khái quát về con người đầy đủ nhất là ý kiến của Giáo Sư Trần Đình

Sử trong cuốn giáo trình Dẫn luận thi pháp học , NXB GD 1998 Tác giả đã lí

giải rằng: “Quan niệm nghệ thuật về con người là sự lí giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã được hoá thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp

Trang 31

thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho các hiện tượng đó”(19, 41).

2 Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Việt Nam sau năm 1975

Từ xưa đến nay, con người luôn được coi là trung tâm trong cái nhìn nghệ

thuật của nhà văn về thế giới J Bêsơ đã rất có lí khi cho rằng: “Một nền văn học mới bao giờ cũng ra đời cùng lúc với con người mới” Hay nói cách khác,

một thời đại nghệ thuật mới về con người cùng với sự đổi mới và đa dạng củavăn học trước hết là đổi mới và đa dạng trong quan niệm nghệt uật về conngười Quan niệm nghệ thuật về con người khi ấy được coi là thước đo trình độchiếm lĩnh hiện thực đời sống của một tác phẩm, một tác giả, một trào lưu haymột thời đại văn học

Đành rằng, con người là trung tâm trong cái nhìn nghệ thuật của nhà văn vềthế giới song quan niệm về con người ở mỗi thời kì lại có sự thay đổi cho phùhợp với hoàn cảnh xã hội Ở giai đoạn 1945 – 1975, quan niệm nghệ thuật về

con người là con người gắn liền với chiến đấu và bảo vệ tổ quốc, “con người mới”, “con người bảo vệ cộng đồng” Những con người của số đông ấy được

xây dựng theo những mô hình quen thuộc với tính cách đơn giản một chiều,hoặc hoàn toàn tốt hoặc hoàn toàn xấu

Từ 1975 trở đi, nhất là khi có chủ trương “cởi trói” cho văn nghệ sỹ thì quan

niệm nghệ thuật về con người trở nên vô cùng đa dạng và phong phú, mang màusắc cá nhân riêng biệt chứ không còn đồng nhất trong một quan niệm như trướcđây nữa Chiến tranh có những quy luật khắc nghiệt của chiến tranh nhưng hòabình cũng có những quy luật khắc nghiệt của riêng nó Lúc này, thay vì cái nhìnđơn giản, phân định rạch ròi các quan hệ, các giá trị: thiện – ác, bạn – thù, cao cả

- Thấp hèn là cái nhìn đa chiều, phức hợp về hiện thực và số phận con người.Quan niệm con người sử thi được chuyển dần sang quan niệm kiểu con ngườiđời tư, con người cá nhân Cảm hứng thế sự và góc nhìn đời tư đã lấn át cảmhứng sử thi Mẫu những người anh hùng lí tưởng xuất hiện ít đi, thay vào đó làhình ảnh con người như vốn có, không thần thánh, không lí tưởng hóa Gắn với

Trang 32

con người cá nhân là vị thế và tính đa chiều của mọi mối quan hệ, con người xãhội, con người của gia đình, gia tộc, con người với phong tục, tập quán, thiênnhiên, con người với những người khác và với cả chính mình Khoảng cách tiếp

cận đối tượng “suồng sã phi sử thi” đã kéo con người về với sân khấu cuộc đời

với nhiều cung bậc, sắc điệu: bi – hài, khổ đau – hạnh phúc, cao cả - thấp hèn…

Có lẽ thế mà con người không còn là nhất phiến, đơn trị mà luôn là con người đadiện, đa trị, lưỡng phân, trong con người đan cài chen lẫn, giao tranh bóng tối vàánh sáng…

Đi sâu vào những số phận riêng, mổ xẻ cảm xúc, suy tư, tìm hiểu những mốiquan hệ phức tạp, những dằn vặt, trăn trở, đào xới sâu hơn vào nội tâm conngười… là đặc điểm của văn học giai đoạn này Có thể nói, sau năm 1975, conngười được đặt trong tổng hòa các mối quan hệ xã hội Khi khoảng cách sử thi

bị xóa bỏ, văn học nhìn con người sinh động, chân thực hơn Con người có khikhông trùng với chính mình mà phức tạp nhiều chiều Việc phát hiện và phảnánh con người lưỡng diện, con người không nhất quán với chính mình khiến vănxuôi thời kì đổi mới có sức hấp dẫn riêng

Như vậy có thể nói, sự đổi mới nghệ thuật suy cho cùng là sự đổi mới quanniệm nghệ thuật về con người trong sự tìm tòi, lí giải trong quá trình vận động

đó của quan niệm nghệ thuật Do vậy, để mà thẩm định giá trị mỗi hiện tượngvăn học trong tiến trình văn học sử, người nghiên cứu không thể bỏ qua vấn đềquan niệm nghệ thuật về con người Nghiên cứu này cho phép chúng ta chiếmlĩnh con người cả ở mặt rộng và chiều sâu của bất cứ hiện tượng văn học nào,đồng thời sẽ xác định vị trí của nó trong lịch sử văn học dân tộc Mặt khác,chúng ta sẽ đánh giá những khám phá sáng tạo riêng, tạo nên những phong cáchnghệ thuật độc đáo – đặc biệt kết tinh ở những nhà văn lớn Bởi lẽ, mỗi nhà vănlớn đều có một quan niệm nghệ thuật về con người khác nhau

3 Con người trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn

Con người trong sáng tác của Cao Duy Sơn là những con người vùng cao vớinhững gian truân số phận Bất hạnh như những giọt sương từng ngày giănggiăng qua cuộc đời họ, những phận người sống nghèn nghẹn trong sự chờ đợi

Trang 33

dai dẳng và vô vọng; tình yêu chủ họ thẳm sâu nhưng lại mịt mùng không lốithoát vì những tập tục cổ hủ , những luật lệ hà khắc ngàn đời, cuộc đời họ cứnhư một dòng sông trôi, chậm và bất tận, mỗi câu chuyện là một nỗi đau lăn dài,

in dấu lên cuộc đời đầy sóng gió Sức hút của tác phẩm Cao Duy Sơn là cáchnhà văn chuyển tải nét văn hoá của đồng bào miền núi, khai thác tận vào nhữngđiều sâu thẳm và cả những bi kịch phận người Chính vì vậy, câu chuyện củaông không chỉ đơn thuần lầ chuyện kể mà đạt đến một ý nghĩa sâu xa hơn - nỗi

đau chung vẫn hằn trong tâm thức con người (Ngôi nhà xưa bên suối, Chợ tình, Hoa bay cuối trời… ).

3.1 Con người với những mất mát lớn

Đạo Phật dạy rằng:“Đời là bể khổ, tình là dây oan” Có lẽ điều đó đúng

với các nhân vật trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn Ai đó đã nói ông viết như

gieo nỗi đau vào mỗi trang viết Con người trong sáng tác của Cao Duy Sơn dù

là xuất thân như thế nào, hoàn cảnh sống ra sao đều phải hứng chịu những nỗiđau khác nhau, những nỗi đau đi theo họ suốt cả cuộc đời Đó có thể là nỗi đau

do xã hội không thừa nhận, nỗi đau mất đi tình yêu của cả đời mình ( nhiều

truyện ngắn của Cao Duy Sơn đề cập đến vấn đề này: Người săn gấu, Chợ tình, Hoa bay cuối trời …), và cả những mất mát của cả kiếp người

Chàng Thim trong Người săn gấu đã phải chứng kiến cảnh cha bị rơi

xuống vực lúc đi săn gấu.Cảnh tượng ấy mãi ám ảnh cậu bé mới chỉ mười hai

tuổi đầu “Cảnh tượng ấy đau đớn, khủng khiếp suốt đời Thim không bao giờ quên – Người cha đã đẩy lùi con thú bằng sức mạnh kì diệu nhưng ông đã không thoát ra được trong những chiếc vuốt cong nhọn hoắt của nó, người và gấu cùng lao xuống đáy vực hun hút ” (12, 8 - 9) Mồ côi cha từ nhỏ, Thim sống

một mình côi cút, lẻ loi trong một túp lều cuối bản – cái gia sản cuối cùng củangười cha để lại Những tưởng số phận, khổ đau đã buông tha cho cậu bé nhưngnhững bất hạnh dường như mới thực sự bắt đấu khi Thim khôn lớn Khát vọng

về tình yêu, tự do của Thim gặp phải rào cản của xã hội phong kiến miền núitrước cách mạng tháng Tám năm 1945 Sài Vằn - đại diện cho chế độ phongkiến miền núi, với âm mưu thâm độc, tàn ác đã tim đủ mọi cách để hãm hại

Trang 34

Thim Nhưng có lẽ nỗi đau đớn, mất mát lớn nhất không phải là những đòn roisát muối mà Sài Vằn gây ra mà là việc để tuột mất Phón – người con gái với

“đôi mắt có đuôi dài mở to nhìn Thim không chớp” Sau này, sau khi rời quân ngũ Thim đã đi bộ hơn mười ngày dòng để trở về Pác Miều bởi “Nỗi khao khát được gặp lại người yêu như ngày đông lạnh giá gọi mặt trời đầy nắng” Và đã

ba mươi năm, chàng trai Thim ngày nào đã trở thành ông già Thim trầm tĩnh, ítnói, tóc đã điểm sương… Nhiều người không hiểu được vì sao ông từ chối cáichức phó phòng hành chính để chọn cái nghề đưa thư vất vả Những mất mát,khổ đau thủa thiếu thời hay những tai hoạ mà cha con Coằng gây ra, rồi cảnhững năm tháng trong quân ngũ cũng không làm ông nguôi ngoai nỗi nhớ về

Phón, về “một tình yêu mà Thim vẫn chưa được đụng tay, chưa nói được một lời mềm ngọt như ngọn gió, bỗng chốc tan đi như sương mỏng dưới ánh nắng chói chang” (12, 16) Những nỗi bất hạnh cứ đeo bám chàng trai này như một định

mệnh Liệu rằng Thim có tìm lại được người con gái xưa anh yêu hết lòng để bùđắp phần nào cho những năm tháng khổ đau của tuổi trẻ, để an ủi phần nào tuổi

già cô đơn Câu chuyện với kết thúc mở nhưng vẫn ánh lên niềm lạc quan “Ngôi nhà hiện ra trước mắt ông, cánh cửa khép hờ như suốt ba mươi năm nay vẫn khép hờ như vậy, chờ ai đó đến mở ra” (12, 27) Tuy vậy, câu chuyện vẫn không

khỏi làm người đọc phải suy ngẫm về nhân tình thế thái, về nỗi đau chung củakiếp người

Con người khi được cha mẹ sinh ra đều có quyền sống, quyền làm người.Vậy mà có những sinh linh khi mới chào đời đã bị chối bỏ vì mang những hình

hài không giông ai như Ò Lình (Nơi đây không một bóng người) hay bị chê cười, trêu chọc như thằng Hoán (Thằng Hoán).Nỗi đau như một định mệnh gắn

liền với những con người này từ thủa mới lọt lòng và trở thành nguyên cớ chonhững bất hạnh sau này của họ

Ngay từ khi mới lọt lòng Ò Lình đã mang hình hài của một con khỉ mìnhphủ đầy lông lá và bị câm Ngay cái tên Ò Lình ( thằng Khỉ ) cũng do người bản

Luông đặt cho nó “Ò Lình có cha, một người đàn ông hẳn hoi, chứ không phải

là một con khỉ độc như mồm thiên hạ đồn đại Bố Ò Lình là một người to, cao

Trang 35

và đẹp trai…” (13, 70) Nhưng đó lại là một “người đàn ông hèn nhát nhẫn

tâm” khi chối bỏ đứa con của mình, muốn đem nó đi làm Phly Piài (… đứa con

sẽ bị quệt chàm lên mặt, đặt trong một cái rọ tre cùng với một ít tã lót và mộtquả trứng luộc, tất cả những thứ trong đó được rắc lên một nắm gạo trộn muối,rồi bị treo tít lên một ngọn cây, phơi nắng, phơi sương cho chết thối, chết mục

Gió sẽ đưa mùi hôi thối của xương thịt đến mời lũ quạ về rỉa róc… ) : “Thôi đừng can ngăn vô ích… Mọi chuyện sẽ qua đi, thiên hạ sẽ coi là một đứa bé xấu

số thôi… Hừ, chết đứa này có đứa khác, việc gì phải lo!” (13, 74) Người đọc

rùng mình bởi Ply Piài và sự nhẫn tâm của người cha và cũng không khỏi xótthương cho số phận Ò Lình Sự nhẫn tâm của người cha đã là một nỗi bất hạnhghê gớm với Ò Lình Nhưng chưa dừng lại ở đó, xã hội cũng không chấp nhận,

thậm chí coi Ò Lình như một “con vật lạ” Đáng thương hơn, khi được nhìn thấy

lũ trẻ đang cười đùa reo hò vang khắp thung lũng núi, em cũng ao ước được

sống trong thế giới đó “Ò lình bỗng mê mẩn thế giới lạ lùng này” và nhận thấy rằng: “Chúng cũng giống mình, chỉ khác chúng thì mặc quần áo, còn mình thì trần truồng, nếu bọn chúng không khoác thứ vải kia trên người, có lẽ cũng giống mình cả thôi…” Những suy nghĩ ngây thơ và tội nghiệp của em thật đáng

để chúng ta suy nghĩ và xót xa

Với những ý nghĩ ngây thơ trong sáng, hết lần này đến lần khác Ò Lìnhtìm đến thế giới loài người để mong được làm quen, được hoà nhập trong thếgiới ấy, thậm chí không quản nguy hiểm đến tính mạng để cứu bọn trẻ nhưngthiện ý của Ò Lình không những không được chấp nhận mà còn bị họ coi là

“con vật lạ”, là kẻ gây ra tai hoạ: “Chính nó đấy…! chính con vật này hôm qua

nó đã đến đây và đám cháy này do nó gây ra đấy! Giết… Giết nó đi…!” Trong

tâm hồn non nớt của Ò Lình, có lẽ chưa thể hiểu hết được thế giới loài người,cái thế giới lẽ ra thuộc về em nhưng đã hết lần này đến lần khác chối bỏ em! Và

rồi em nhớ ra lời mẹ dặn nhưng có lẽ đã qua muộn rồi: “Da thịt Ò Lình mỗi lúc một thêm căng nhức như có ngàn vạn con kiến lửa đang đua nhau cắn xé” Lần đầu tiên nó cất tiếng gọi mẹ cũng là lần cuối cùng: “Mẹ! Mẹ ơi… ” “Thế là hết rồi, nó đã mang theo cái tiếng nói đầu tiên ấy, cái tiếng nói của một con người

Trang 36

thực sự theo vào giấc ngủ vĩnh viễn” (13, 102) Chẳng cần nói thêm gì nữa, số

phận của Ò Lình, cái chết của em đã cho thấy những con người kia – những kẻmang đầy đủ hình hài con người lại nhẫn tâm hơn cả loài thú Và quả thật, xung

quanh em, ngoài bà đỡ và người mẹ đáng thương của em thì Nơi đây không một bóng người.

Cũng giống như Ò Lình, thằng Hoán (trong truyện ngắn cùng tên) cũng

chịu nhiều thiệt thòi, bất hạnh khi mang một hình hài xấu xí, dị dạng “Cái đầu

to quá khổ như bị cái u trên lưng đè nặng, luôn trĩu về phía trước Hai bàn chân

to bè những ngón toè ra vững chãi đỡ lấy thân hình thấp lùn không cao quá một mét tư” (13, 151) Vì thế, Hoán trở thành mục tiêu cho những trò đùa của bọn

trẻ Và cũng không biết tự bao giờ, cũng chẳng ai bảo ai, từ già đến trẻ, ai cũng

gọi nó là “thằng Hoán” Nói rằng Hoán không suy nghĩ gì về bản thân mình thì chưa đúng Đôi lúc trong lòng Hoán cũng “cồn lên một nỗi tủi hờn” về hình

dáng của mình Nhưng những bất hạnh của Hoán chỉ thực sự bắt đầu khi Hoánlấy vợ Một người như Hoán mà có người lấy thì lẽ ra phải mừng vui mới đúngchư? Ấy vậy mà đó lại là khởi đầu của mọi bất hạnh Vợ Hoán còn khá đẹp vớicái tên cũng đẹp như người : Làn Dì! Dường như thị sinh ra để làm dày thêmnhững bất hạnh của Hoán Thị chẳng phải là một người đàn bà tử tế, chấp nhậnlấy Hoán chỉ để cho có chỗ nương thân sau những ngày tháng phiêu bạt, sau

những lầm lỗi của tuổi trẻ Trong mắt thị, Hoán chỉ là một “thằng lùn vượn cào”

không hơn không kém! Và khi có cơ hội đến, thị sẵn sàng phản bội chồng đểtheo tên thợ cả còn khá trẻ và có duyên Thị cũng chẳng mấy ăn năn, hối lỗi vềviệc ấy khi bị Hoán phát hiện mà thản nhiên như không Hoán đón nhận sự phảnbội ấy trong đau đớn âm thầm Nhưng nỗi đau ấy cũng nguôi ngoai phần nào khiHoán được làm cha một đứa trẻ Niềm vui ấy quá lớn nhưng cũng thật mongmanh khi Làn Dì muốn đem đứa trẻ đi Truyện kết thúc có hậu, sự nhẫn tâm, bạcbẽo tự ra đi như ngày nó đến , chỉ còn tình người ở lại nhưng vẫn gieo vào lòngngười đọc nỗi chua xót, cay đắng cho số kiếp một con người đã phải hứng chịubiết bao đau khổ

Trang 37

Tình yêu là một phần không thể thiếu được của mỗi con người, mất đitình yêu là mất đi một phần thiêng liêng, quý báu của cuộc đời mình Có biếtbao người vì những lí do, hoàn cảnh khác nhau đã để tuột mất đi tình yêu củamình, đặc biệt là mối tình đầu trong sáng với tất cả những rung động đầu đời.

Hoa bay cuối trời là một câu chuyện tình yêu đầy mất mát và bi kịch Dình và

Khơ yêu nhau như bao đôi trai gái khác nhưng họ chẳng thể đến được với nhaunhư mong đợi Có muôn vàn lí do khiến cho bao đôi lứa chẳng thể ở bên nhauđến trọn cuộc đời như tình yêu của họ dành cho nhau Mối tình buồn của Khơ vàDình là một minh chứng cho điều đó Khơ yêu Dình bằng tất cả trái tim, tâmhồn mình Dình cũng vậy Nhưng trớ trêu thay bệnh tật đã khiến họ chia lìanhau Dình mang trong mình căn bệnh nan y chẳng thể nào cứu chữa, chẳng thể

nào đi lại được như người bình thường Sợ mình sẽ trở thà “vô tình vô nghĩa”,

phản bội lại lời nguyện ước hôm nào để một mình ôm mối tình tuyệt vọng vớicăn bệnh quái ác hành hạ từng ngày, từng giờ Khơ cũng vậy, đau đớn vì bịngười yêu bội ước, trái tim người trai trẻ đau đớn như bị ai bóp nghẹt Dường

như mọi vật xung quanh cũng u ám khác thường “Khơ không sao cất nổi mặt lên trời để gào thét cho hả Tất cả đều tiêu tan như bóng chim mặt nước” Và rồi

cứ ngỡ như mọi chuyện qua đi như vốn dĩ nó thế nhưng Dình vẫn còn đó nhưtình yêu ngày nào Đến lúc biết được sự thật rắng người yêu mình vẫn còn đó,vẫn khắc khoải đợi chờ trong bệnh tật đau đớn, trong những chuỗi ngày dằngdặc của sự cô đơn, Khơ đau đớn xiết bao Nỗi đau ấy có khác chi cái ngày nhậnđựơc tin Dình lấy chồng Sau hơn hai chục năm tưởng như mối tình đẹp đẽngày nào đã lắng sâu trong kí ức nhưng giờ Khơ đang ngồi đây, đối diện với

Dình Kỉ niệm một thời như sống lại “lễ hội pháo hoa Pác Gà, những gốc đào

nở hoa thắm đỏ, con suối xuân trong vắt và giá buốt; chiếc vòng đỏ đeo vào cổ tay trắng tròn của nàng… ngày xưa, ngày xưa như hiện về trong đôi mắt nàng cười” (14, 118) Hạnh phúc thật bất ngờ mà cũng thật mong manh! Hai trái tim

tràn ngập yêu thương ấy đang có những giờ phút ngắn ngủi bên nhau rồi lại phải

xa nhau vĩnh viễn bởi Dình chẳng còn sống được bao lâu nữa.Khơ đưa nàng vềbên con suối ngày xưa nơi có gốc đào cổ thụ , có tình yêu trong sáng thủa

Trang 38

nào.Giờ phút gặp lại cũng là lúc họ phải lìa xa nhau mãi mãi Tình yêu đó đẹpthật nhưng cũng thật oan trái đắng cay, số phận như cứ mãi trêu ngươi, cứ mãiđùa cợt với những con người đáng thương như họ Những bi kịch tình yêu này ta

còn gặp lại trong Chợ tình, Người săn gấu… cho ta thấy con người trong

truyện ngắn của Cao Duy Sơn luôn phải đối mặt với những khổ đau, mất mát

3.2 Con người tha hoá và sám hối

Trước tiên, ta cần hiểu thế nào là “tha hoá” Thuật ngữ “tha hoá” tồn tại

nhiều cách hiểu Theo từ điển bách khoa tha hoá là cảm giác cô đơn, bất lực và

do đó thất vọng; cảm giác không kiểm soát được mình; cảm giác xa lạ (ghẻlạnh) đối với xã hội và ngay cả với bản thân mình

Nhà triết học Pháp Đurkheir dùng thuật ngữ “tha hoá” để diễn tả trạng

thái mất gốc, là kết quả suy sụp cộng đồng truyền thống và phong tục tôn giáo

Từ điển tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội 1999 định nghĩa tha hoá là “con

người biến thành xấu đi”, “biến thành cái khác đối nghịch lại những giá trị ngườ ” Đại từ điển tiếng Việt, NXB Văn hoá Thể thao viết tha hoá là: 1 Trở

nên khác đi, biến thành cái khác 2 Trở thành người mất phẩm chất đạo đức… Tóm lại, ta có thể hiểu một cách đơn giản về ý niệm của thuật ngữ thahoá: tha hoá là trạng thái con người bị biến thành xấu đi, trở thành đối lập vớinhững giá trị người, xa rời những chuẩn mực xã hội, xa lạ với cộng đồng và môitrường hoàn cảnh sống, có nghĩa là con người đánh mất nhân tính

Trong một con người luôn luôn tồn tại cả mặt tốt và mặt xấu và trongnhững hoàn cảnh nhất định nào đó cái tốt, xấu mới có dịp bộc lộ và thể hiện ra

thành hành động Lão Tử cho rằng: “hữu vô tương sinh”, cái ác, cái thiện tồn tại

song song trong thế giới tự nhiên Không thể nào tạo nên một xã hội toàn nhữngđiều tốt đẹp nên con người phải chấp nhận sống chung , để tồn tại trong một thếgiới hoà bình Con người trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn cũng vậy mangđầy đủ cả những tốt, xấu và trên hết biết ăn năn, sám hối vì những việc làm saitrái của mình dù mức độ sám hối có khác nhau Có người chỉ dừng lại ở ý nghĩ,

có người thể hiện thành hành động Các truyện Hấp hối, Hòn bi đá màu trắng, Song sinh thể hiện con người ở một khía cạnh khác với chiều sâu tâm hồn ở các

Ngày đăng: 05/04/2014, 19:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Thùy An (2007) – Thi pháp nhân vật tiểu thuyết trong tiểu thuyết Người lang thang và Đàn trời của Cao Duy Sơn – Luận văn thạc sỹ ngữ văn – ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi pháp nhân vật tiểu thuyết trong tiểu thuyết Người lang thang và Đàn trời của Cao Duy Sơn –
2. Hà Minh Đức (1993) – Lí luận văn học – NXB Giáo dục 3. Nhiều tác giả (2005) – Từ điển văn học - NXB Thế giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học" – NXB Giáo dục3. Nhiều tác giả (2005) – "Từ điển văn học
Nhà XB: NXB Giáo dục3. Nhiều tác giả (2005) – "Từ điển văn học " - NXB Thế giới
4. Nguyễn Thái Hoà (2000) - Những vấn đề thi pháp truyện, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp truyện
Nhà XB: NXB Giáo dục
5. Phong Lê (1998) – Nhà văn các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại – NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà văn các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại
Nhà XB: NXB Văn hóa dân tộc
6. Phương Lựu (2004) – Lí luận văn học - NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Nhà XB: NXB Giáo dục
7. M.B Khrapchenco (1978) - Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học
Nhà XB: NXB Tác phẩm mới
8. Nhiều tác giả (1986) - Lí luận văn học tập 1, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học tập 1
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
9. Nhiều tác giả (1997) - Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia
10. Nhiều tác giả (1996) – Từ điển thuật ngữ văn học – NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Nhà XB: NXB Giáo dục
11. Pautopxki (1982) – Bông hồng vàng, NXB Văn hóa, Hà Nội 12. Cao Duy Sơn (1997) – Những chuyện ở lũng Cô Sầu – NXB Quân đội nhân dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bông hồng vàng", NXB Văn hóa, Hà Nội12. Cao Duy Sơn (1997) – "Những chuyện ở lũng Cô Sầu
Nhà XB: NXB Văn hóa
13. Cao Duy Sơn (2002) – Những đám mây hình người – NXB Văn hóa dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những đám mây hình người
Nhà XB: NXB Văn hóa dân tộc
14. Cao Duy Sơn (2008) – Hoa bay cuối trời (Ngôi nhà xưa bên suối) – NXB Văn hóa dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoa bay cuối trời (Ngôi nhà xưa bên suối)
Nhà XB: NXB Văn hóa dân tộc
15. Trần Đình Sử (2003) – Giáo trình lí luận văn học tập 1 – NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình lí luận văn học tập 1
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
16. Trần Đình Sử (2007) – Giáo trình lí luận văn học tập 2 – NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình lí luận văn học tập 2
Nhà XB: NXB Giáo dục
17. Trần Đình Sử (2005) – Tuyển tập I - NXB Giáo Dục 18. Trần Đình Sử (2005) – Tuyển tập II – NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập I " - NXB Giáo Dục18. Trần Đình Sử (2005) – "Tuyển tập II – "NXB Giáo dụ
Nhà XB: NXB Giáo Dục18. Trần Đình Sử (2005) – "Tuyển tập II – "NXB Giáo dụ"c
19. Trần Đình Sử (1998) - Dẫn luận thi pháp học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn luận thi pháp học
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
20. Lò Ngân Sủn (2003) – Nhà văn dân tộc thiểu số - Đời và văn - NXB Văn hóa dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà văn dân tộc thiểu số - Đời và văn
Nhà XB: NXB Văn hóa dân tộc
21. Lâm Tiến (2002) – Văn học và miền núi - NXB Văn hóa dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học và miền núi
Nhà XB: NXB Văn hóa dân tộc
22. Lâm Tiến (1995) – Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại – NXB Văn hóa dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại
Nhà XB: NXB Văn hóa dân tộc
23. Lâm Tiến (1997) – Văn học các dân tộc thiểu số - NXB Văn hóa dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học các dân tộc thiểu số
Nhà XB: NXB Văn hóa dân tộc

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w