Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Hà Lâm Kỳ (Luận văn thạc sĩ)Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Hà Lâm Kỳ (Luận văn thạc sĩ)Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Hà Lâm Kỳ (Luận văn thạc sĩ)Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Hà Lâm Kỳ (Luận văn thạc sĩ)Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Hà Lâm Kỳ (Luận văn thạc sĩ)Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Hà Lâm Kỳ (Luận văn thạc sĩ)Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Hà Lâm Kỳ (Luận văn thạc sĩ)Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Hà Lâm Kỳ (Luận văn thạc sĩ)Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Hà Lâm Kỳ (Luận văn thạc sĩ)Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Hà Lâm Kỳ (Luận văn thạc sĩ)Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Hà Lâm Kỳ (Luận văn thạc sĩ)Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Hà Lâm Kỳ (Luận văn thạc sĩ)Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Hà Lâm Kỳ (Luận văn thạc sĩ)Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Hà Lâm Kỳ (Luận văn thạc sĩ)
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ––––––––––––––––––––––
CHU THỊ LEN
THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN HÀ LÂM KỲ
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ,
VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
THÁI NGUYÊN - 2018
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ––––––––––––––––––––––
CHU THỊ LEN
THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN HÀ LÂM KỲ
Ngành: Văn học Việt Nam
Mã ngành: 8.22.01.21
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ,
VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS CAO THỊ HẢO
THÁI NGUYÊN - 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực Những kết luận của khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả luận văn
Chu Thị Len
Xác nhận của khoa chuyên môn Xác nhận của người hướng dẫn khoa học
PGS.TS Cao Thị Hảo
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn
là PGS.TS Cao Thị Hảo - người đã tận tình hướng dẫn, động viên, tạo điều kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình thực hiện luận văn
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, quý thầy cô giáo Khoa Ngữ Văn, đặc biệt là các thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy khóa 24 chuyên ngành Văn học Việt Nam, các cán bộ khoa Sau đại học trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập, nghiên cứu tại trường
Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới người thân, đồng nghiệp, bạn bè đã động viên, quan tâm, chia sẻ và và tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn thành tốt khóa học này
Thái Nguyên tháng 5 năm 2018
Tác giả luận văn
Chu Thị Len
Trang 5MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7
5 Phương pháp nghiên cứu 8
6 Đóng góp của luận văn 8
7 Cấu trúc của luận văn 9
NỘI DUNG 10
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA HÀ LÂM KỲ 10
1.1 Những vấn đề lí luận chung 10
1.1.1 Khái niệm thế giới nghệ thuật 10
1.1.2 Các yếu tố cơ bản liên quan đến thế giới nghệ thuật 11
1.2 Hành trình sáng tác của Hà Lâm Kỳ 19
1.2.1 Tiểu sử con người 19
1.2.2 Hành trình sáng tác 20
1.2.3 Hà Lâm Kỳ trong dòng chảy văn học Tày 28
Tiểu kết chương 1 31
Chương 2: NHỮNG MẠCH NGUỒN CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA HÀ LÂM KỲ 32
2.1 Cảm hứng tự hào về thiên nhiên miền núi tươi đẹp và gắn bó với con người 32
2.1.1 Thiên nhiên miền núi tươi đẹp, phong phú 32
Trang 62.1.2 Thiên nhiên gắn bó với cuộc sống con người miền núi 36
2.2 Cảm hứng ngợi ca những con người tha thiết yêu quê hương 43
2.3 Cảm hứng trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao 50
2.3.1 Cảm hứng trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của ông cha 50
2.3.2 Cảm hứng trân trọng những phong tục, nếp sống sinh hoạt đời thường của người dân 56
Tiểu kết chương 2 61
Chương 3: CỐT TRUYỆN, NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT, NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN HÀ LÂM KỲ 62
3.1 Cốt truyện 62
3.1.1 Cốt truyện lịch sử 62
3.1.2 Cốt truyện cổ tích, dân gian 66
3.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật 70
3.2.1 Xây dựng nhân vật qua khắc họa yếu tố ngoại hình 70
3.2.2 Xây dựng nhân vật qua miêu tả tính cách 73
3.3 Ngôn ngữ nghệ thuật 75
3.3.1 Ngôn ngữ giản dị mang màu sắc văn hóa dân gian các dân tộc thiểu số 75
3.3.2 Ngôn ngữ giàu hình ảnh, đậm chất thơ 80
Tiểu kết chương 3 83
KẾT LUẬN 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Văn học các dân tộc thiểu số là một bộ phận quan trọng của văn học
Việt Nam Bằng sự độc đáo riêng biệt của mình, văn học dân tộc thiểu số (DTTS) đã góp phần tạo nên sự đa sắc diện cho nền văn học Việt Nam hiện đại
và trở thành một bộ phận có vai trò, vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống văn học Trong đó, truyện ngắn dân tộc thiểu số miền núi đã có một quá trình
nỗ lực tự hoàn thiện để hòa nhập với trình độ phát triển chung của văn học nước nhà Truyện ngắn DTTS ngày càng có xu hướng cởi bỏ những trì níu đã lỗi thời của cách tư duy thô mộc Tiếp tục kế thừa truyền thống nhưng ít nhiều
đã thấy cốt truyện linh hoạt, biến ảo hơn, nhân vật đa chiều, phóng túng và gần với đời thực hơn Trong đội ngũ các nhà văn là người dân tộc thiểu số Việt Nam, nhà văn dân tộc Tày - Hà Lâm Kỳ đã đóng góp cho truyện ngắn dân tộc thiểu số một phong cách riêng mang đậm bản sắc văn hóa Tày và màu sắc riêng của quê hương Yên Bái
1.2 Ở Yên Bái, văn học thiểu số đang ngày càng được quan tâm và được
đề xuất đưa vào chương trình giảng dạy Ngữ văn địa phương tại các trường THCS trong tỉnh Hà Lâm Kỳ là cây bút viết sớm và có nhiều đóng góp cho nền văn học DTTS Qua truyện ngắn của Hà Lâm Kỳ, bạn đọc có thể khám phá nhiều điều thú vị về thiên nhiên và con người nơi mảnh đất vùng cao Yên Bái,
với các tác phẩm tiêu biểu như: Chim Ri núi, Gió Mù Cang, Làng nhỏ, Kỷ vật
cuối cùng, Đi tìm chú Cuội, Những đứa con lên núi, Suối làng… Với tình cảm
và sự tâm huyết dành cho mảnh đất quê hương, Hà Lâm Kỳ xứng đáng với các giải thưởng mà nhà văn được trao tặng như: Giải C (không có giải A) cho
truyện dài Kỷ vật cuối cùng trong cuộc thi sáng tác về đề tài thiếu nhi do Hội
Nhà văn và TW Đoàn tổ chức năm 1991; Giải Ba của Hội Văn nghệ Dân gian
Việt Nam với tác phẩm Mỗi nét hoa văn (2005); Liên hiệp Các hội Văn học
Nghệ thuật Việt Nam tặng thưởng huy chương “Vì sự nghiệp văn học nghệ
Trang 8thuật” (2004); Giải thưởng của UBND tỉnh Yên Bái cho tác phẩm Chim Ri núi
và Gió Mù Căng Chính vì vậy, nghiên cứu truyện ngắn Hà Lâm Kỳ sẽ bổ sung
thêm nguồn tư liệu học tập và nghiên cứu về văn học địa phương các tỉnh miền núi phía Bắc, đặc biệt là văn học địa phương Yên Bái
1.3 Các sáng tác của Hà Lâm Kỳ có một vị trí nhất định trong nền văn học dân tộc thiểu số Nghiên cứu truyện ngắn Hà Lâm Kỳ là đóng góp vào việc
nghiên cứu văn học dân tộc Tày nói chung và văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại nói chung Nếu đề tài này được thực hiện thành công thì đây sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích cho việc giảng dạy văn học địa phương ở các trường THCS thuộc tỉnh Yên Bái nói riêng và các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung
Với tất cả những lý do thực tiễn và khoa học trên, chúng tôi đã lựa chọn
đề tài “Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Hà Lâm Kỳ”, cho luận văn thạc sĩ của mình Hi vọng đề tài sẽ góp phần khẳng đinh vị trí của nhà văn Hà Lâm Kỳ trong dòng chảy văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại
Trong các công trình nghiên cứu về văn học các dân tộc thiểu số, nhà
văn Hà Lâm Kỳ được nhắc đến với những sáng tác tiêu biểu ở nhiều thể loại: thơ, văn xuôi, ký, nghiên cứu, phê bình, sưu tầm văn hóa, văn học dân gian Có
thể kể đến các cuốn sách như: Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam thời kỳ hiện
đại - Diện mạo và đặc điểm (Trần Thị Việt Trung chủ biên); Bản sắc văn hóa dân tộc trong văn xuôi của các nhà văn dân tộc thiểu số Việt Nam (Đào Thủy
Nguyên chủ biên); Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam thời kỳ hiện đại - Một số
đặc điểm (Trần Thị Việt Trung - Cao Thị Hảo - Đồng chủ biên); Văn học miền
Trang 9núi (Lâm Tiến); Văn học dân tộc thiểu số và vấn đề đội ngũ tác giả người dân tộc (Hoàng Tuấn Cư)…
Tác giả Đào Thủy Nguyên trong cuốn Bản sắc văn hóa dân tộc trong
văn xuôi của các nhà văn dân tộc thiểu số Việt Nam đã đánh giá: Hà Lâm Kỳ là
một trong những nhà văn “có tiếng nói mới của nhiều cây bút thuộc thế hệ thứ hai, nhiệt tình, năng nổ, thiết tha với văn hóa quê hương, nặng lòng với cội nguồn dân tộc” [31, tr 66]
Trong Báo cáo đề dẫn của Hội thảo về nhà văn Hà Lâm Kỳ với chủ đề
“Hà Lâm Kỳ - Nhà văn quê hương” trên chính quê hương ông, xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, nhà văn Hoàng Việt Quân đã đặt vấn đề: “Cuộc đời Hà Lâm Kỳ dù ở môi trường nào, tâm hồn, tình cảm của anh vẫn hướng về tuổi trẻ về nguồn cội Anh tự hào về quê hương Đại Lịch của mình Anh thao thức, trăn trở với lớp lớp thanh niên dân tộc miền núi quê hương mình một thời chống Pháp, chống Mỹ, về những di sản văn hóa của cha ông để lại Có lẽ vì thế mà lòng anh dâng trào cảm xúc khi viết về quê hương, về tuổi trẻ”[36] Tác giả đã khẳng định đóng góp của Hà Lâm Kì cho quê hương Yên Bái khi viết về những người con ưu tú của quê hương
Đồng quan điểm trên, thạc sĩ Hoàng Thị Lan Hương (với tham luận
“Nhà văn Hà Lâm Kỳ- nhà văn quê hương”) cũng cho rằng: “Tôi gọi Hà Lâm
Kỳ là nhà văn quê hương bởi trong mỗi trang viết của nhà văn đều thấm đượm những nét văn hóa truyền thống của người miền núi, của đồng bào dân tộc và những trang viết ấy hấp dẫn hơn, tự nhiên hơn khi viết về vùng quê Đại Lịch” [16] Văn hoá truyền thống đã trở thành nét phong cách riêng được thể hiện trong sáng tác của Hà Lâm Kì
Trong tham luận “Đôi điều cảm nhận về văn xuôi Hà Lâm Kỳ” nhà văn
Vũ Xuân Tửu đã nhận xét: “Nhà văn Hà Lâm Lỳ được sinh ra trong cái nôi quê hương Đại Lịch đầy ắp truyền thống văn hóa, lịch sử, thiên nhiên hùng vĩ, hữu tình Nhà văn như con chim biết chọn hạt, đã hấp thu tinh hoa văn hóa quê hương và sáng tác lên những tác phẩm văn học có giá trị” [56]
Trang 10Trong tham luận “Một tiếng nói góp vào trang sử người Mông”, tác giả Khang A Chua - dân tộc Mông, Cử nhân Văn hóa, Bí thư Đảng ủy xã Nậm Có
đã đánh giá: “Hà Lâm Kỳ không chỉ là nhà văn, mà còn là một nhà nghiên cứu văn hóa dân gian và lịch sử địa phương, trong đó có những sáng tác và nghiên cứu về văn hóa dân gian Mông Truyện “Gió Mù Cang” của Hà Lâm Kỳ lấy bối cảnh là cuộc kháng chiến chống Pháp Những nhân vật có thật ngoài đời đi vào tác phẩm bằng lối viết giản dị, mộc mạc, mang đậm sắc thái văn hóa Mông Tác phẩm
đã góp phần quảng bá truyền thống văn hóa, lịch sử kháng chiến của đồng bào Mông nói chung, đồng bào Mông Mù Cang Chải Yên Bái nói riêng” [6]
Tác giả Hoàng Hiền với tham luận “Làng nhỏ - thế giới thần tiên của trẻ thơ”, cho rằng: “Nhà văn Hà Lâm Kỳ đã kể lại chính câu chuyện tuổi thơ quê núi của mình và còn khéo léo kể những câu chuyện lịch sử quê hương mình, cùng với ngòi bút miêu tả khung cảnh làng quê miền núi rất nên thơ và tình yêu quê hương hồn hậu, tha thiết Tất cả đã tái hiện một làng quê miền núi giàu bản sắc văn hóa, lịch sử, hấp dẫn trẻ thơ” [12]
Thạc sĩ Hoàng Thị Vân Mai lại cho rằng yếu tố nhân văn là một đặc sắc trong các sáng tác của Hà Lâm Kỳ Trong tham luận “Hà Lâm Kỳ- nhà giáo, nhà văn”, chị khẳng định: “Với Hà Lâm Kỳ, ông không chịu sự áp đặt, sáng tạo của ông luôn hướng tới chất nhân văn, dù ông viết về đối tượng nào, trong môi trường nào, chất nhân văn ấy không thể khác” [28]
Với tham luận “Hà Lâm Kỳ- một tâm hồn thơ đa cảm” nhà thơ Nguyễn Thế Quynh đã chỉ rõ: “Về mặt nghệ thuật thơ Hà Lâm Kỳ không phải là sự sắp đặt câu chữ cầu kỳ mà cảm xúc tự nhiên bộc bạch thành lời Việc lập tứ thơ cũng được anh chú trọng, khá nhiều bài thơ có cấu tứ chặt chẽ Trong thơ anh thi liệu là cảnh sắc, con người Tây Bắc mà đậm nét là quê hương Đại Lịch Đặc sắc nhất vẫn là những câu thơ mang giọng điệu của người vùng cao” [37]
Theo Tiến sĩ Hà Thị Hải Yến (cháu ruột nhà văn) trong tham luận
“Người thắp đèn gom nhặt chuyện quê”, thì điều tạo nên chất dân gian, dân tộc
Trang 11trong các sáng tác của Hà Lâm Kỳ là: “Nhiều đêm chú tôi đốt đóm hay xách
đèn bão đi gặp người già trong làng gom nhặt những tư liệu quý để tập viết Sau này những chất liệu đó được chú xử lý thật khéo léo trong các sáng tác của mình” [58]
Với luận văn Thạc sĩ khoa học: Hà Lâm Kỳ - nhà văn Tày vùng cao Tây
Bắc, tác giả Triệu Thị Thành đã tập trung nghiên cứu về nhà văn Hà Lâm Kỳ
và những sáng tác của ông ở các thể loại: Văn xuôi, thơ, nghiên cứu, phê bình
và sưu tầm văn hóa, văn học dân gian dân tộc thiểu số Luận văn chỉ rõ: các tác phẩm văn xuôi của Hà Lâm Kỳ đã đi sâu khám phá thế giới nhân vật là thanh thiếu nhi dân tộc thiểu số, những nhân vật hành động rất quả cảm, bộc lộ chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong kháng chiến ngay từ thời niên thiếu Đó là những tác phẩm giàu tính chất lịch sử, phong phú về mặt nội dung và có những nét đẹp riêng về nghệ thuật Qua luận văn, người đọc còn cảm nhận được tình yêu quê hương, thiên nhiên, con người miền núi của Hà Lâm Kỳ được ẩn chứa trong những tác phẩm thơ trữ tình Hơn thế, Hà Lâm Kỳ còn là một nhà nghiên cứu, phê bình và sưu tầm văn hóa văn học dân gian dân tộc thiểu số Ông luôn
có ý thức cao trong việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp đã có
từ lâu đời của dân tộc Nhà văn luôn trăn trở làm sao để giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc đích thực
Như vậy, công trình nghiên cứu của tác giả Triệu Thị Thành đã khắc họa bức chân dung văn học Hà Lâm Kỳ - nhà văn đa tài của vùng núi cao Tây Bắc Tuy nhiên, ở thể loại văn xuôi, công trình này chỉ tập trung nghiên cứu sâu về mảng văn xuôi viết cho thiếu nhi Ngoài ra những khía cạnh khác của văn xuôi vẫn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và trọn vẹn, đặc biệt là những truyện ngắn tiêu biểu của Hà Lâm Kì chưa được khảo sát một cách cụ thể
Ngoài những tham luận đã trình bày tại hội thảo, còn có một số bài nghiên cứu về Hà Lâm Kỳ đã đăng tải trên một số sách, báo, tạp chí trung ương
và địa phương Trong bài viết: Đọc Kỷ vật cuối cùng của nhà văn Hà Lâm Kỳ,
Trang 12nhà văn Ma Văn Kháng đã nhận xét về bút pháp của Hà Lâm Kỳ: “Hà Lâm Kỳ rất thông thuộc cảnh trí, sinh hoạt, tâm lý con người vùng quê Đại Lịch Có cảm giác anh viết thật thoải mái Câu chuyện liền mạch, sự việc tiếp nối sự việc, không ngưng nghỉ, trong một dòng chảy thật tự nhiên, tạo nên một lực hấp dẫn rất đáng kể” [21, tr 545]
Cùng quan điểm trên với nhà văn Ma Văn Kháng, còn khá nhiều các bài viết của nhiều tác giả khác Trong bài “Văn xuôi Hà Lâm Kỳ, tập sách quý về tuổi trẻ quê hương miền núi”, nhà nghiên cứu- phê bình Hán Trung Châu khẳng định: “Có thể coi miền núi Tây Bắc là vùng đất riêng thuộc về Hà Lâm Kỳ Anh đã chọn đất này bởi nó màu mỡ, trầm tích nhiều tầng cho những hạt mầm văn học của anh nảy nở tốt tươi Anh đã chọn trời này bởi nó lộng gió cao xanh, là không gian sống lành mạnh cho cây cành, hoa lá văn học của anh hít thở ngày một xum xuê” [5]
Những nhận định từ nhiều tác giả đều khẳng định Hà Lâm Kỳ là một nhà văn miền núi chuyên viết truyện cho thiếu nhi Các sáng tác của Hà Lâm
Kỳ chủ yếu lấy chất liệu từ cuộc sống thực nên rất giản dị, gần gũi, gắn bó và đặc biệt dễ hiểu đối với bạn đọc Hà Lâm Kỳ đã cho ra đời nhiều sáng tác đặc sắc mang hơi hướng “bản sắc dân tộc” và phảng phất “dấu ấn chiến trường” Các sáng tác của ông thường rất mộc mạc, gần gũi nhưng không kém phần ám ảnh, sâu sắc khiến người đọc phải tự vấn, chiêm nghiệm
Tuy nhiên, cho tới nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách tổng thể và thấu đáo về truyện ngắn Hà Lâm Kỳ Vì vậy rất cần có những công trình nghiên cứu một cách hệ thống về các sáng tác của Hà Lâm Kỳ để thấy được vị trí và vai trò, đóng góp của Hà Lâm Kỳ đối với nên văn học dân
tộc thiếu số Việt Nam hiện đại Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Hà Lâm Kỳ cho luận văn thạc sĩ của mình
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Truyện ngắn của Hà Lâm Kỳ với những nét tiêu biểu về thế giới nghệ thuật
Trang 13Ngoài ra, chúng tôi còn nghiên cứu một số tác phẩm khác của các nhà văn dân tộc thiểu số để so sánh, đối chiếu Chúng tôi cũng tham khảo một số sách lý thuyết, lý luận văn học làm cơ sở lý luận cho công trình nghiên cứu của mình
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu một số vấn đề trong thế giới nghệ thuật truyện ngắn của Hà Lâm Kỳ, chúng tôi nhằm mục đích làm rõ hơn những nét riêng của nhà văn Hà Lâm Kỳ Từ đó, góp phần khẳng định những đóng góp toàn diện của Hà Lâm
Kỳ cho nền văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại về phương diện truyện ngắn
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu thế giới nghệ thuật truyện ngắn của Hà Lâm Kỳ để chỉ ra những đóng góp tiêu biểu và khẳng định vị trí của nhà văn trong dòng chảy văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại
- Qua việc nghiên cứu góp phần quảng bá rộng rãi hơn về văn học DTTS nói chung và nét đẹp của văn hóa các dân tộc thiểu số vùng núi cao Yên Bái nói riêng
Trang 145 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chính sau:
5.1 Phương pháp phân tích, tổng hợp: Đây được xác định là phương pháp chủ đạo của đề tài Trên cơ sở phân tích các truyện ngắn của Hà Lâm Kỳ, chúng tôi
sẽ tổng hợp để chỉ ra những đặc điểm nổi bật trong thế giới nghệ thuật truyện ngắn
Hà Lâm Kỳ
5.2 Phương pháp nghiên cứu thi pháp học: vận dụng lí thuyết thi pháp học để nghiên cứu cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ nghệ thuật… trong truyện ngắn Hà Lâm Kỳ
5.3 Phương pháp khảo sát - thống kê: Chúng tôi sử dụng phương pháp khảo sát - thống kê để chỉ ra những yếu tố lặp lại và được nhấn mạnh trong thế giới nghệ thuật của nhà văn
5.4 Phương pháp hệ thống: Là một trong những yếu tố cấu thành chỉnh thể tác phẩm,… Sử dụng phương pháp này giúp cho việc tìm hiểu thế giới nghệ thuật truyện ngắn Hà Lâm Kỳ đạt đến cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn
5.5 Phương pháp so sánh, đối chiếu: được sử dụng để khu biệt những đặc điểm của truyện ngắn Hà Lâm Kỳ so với các nhà văn dân tộc thiểu số khác
5.6 Phương pháp nghiên cứu, phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại: luận văn sử dụng phương pháp này để đi sâu phân tích nét riêng trong truyện ngắn Hà Lâm Lỳ
6 Đóng góp của luận văn
Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu thế giới nghệ thuật truyện ngắn của Hà Lâm Kỳ Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần khẳng định những đóng góp của Hà Lâm Kỳ cho truyện ngắn dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại Đồng thời bổ sung tài liệu tham khảo về văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại vốn chưa được nghiên cứu sâu, rộng
Trang 157 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, danh mục Tài liệu tham khảo, Phụ lục, phần Nội dung của luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung và hành trình sáng tác của Hà Lâm Kỳ
Chương 2: Những mạch nguồn cảm hứng nghệ thuật trong truyện ngắn
Hà Lâm Kỳ
Chương 3: Cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật và ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn Hà Lâm Kỳ
Trang 16NỘI DUNG Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG
VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA HÀ LÂM KỲ
1.1 Những vấn đề lí luận chung
1.1.1 Khái niệm thế giới nghệ thuật
Thế giới nghệ thuật là một cụm từ gần đây được sử dụng khá phổ biến trong đời sống và trong học thuật Vào những năm 70 của thế kỉ XX, ở Liên Xô
cũ đã có một số công trình nghiên cứu quan tâm tới vấn đề này như: Thế giới
nghệ thuật của M.Gorki, Thế giới nghệ thuật của Sôlôkhốp Ở Việt Nam khái
niệm này được nhắc đến vào những năm 80 nhưng cách hiểu của các tác giả chưa hoàn toàn thống nhất về một số phương diện
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, thế giới nghệ thuật là “khái niệm chỉ
tính chỉnh thể của sáng tác nghệ thuật (một tác phẩm, một loại hình tác phẩm, sáng tác của tác giả, một trào lưu)”, “là một thế giới riêng được sáng tạo ra theo các nguyên tắc tư tưởng, khác với thế giới thực tại vật chất hay thế giới tâm lý của con người, mặc dù nó phản ánh các thế giới ấy” [8, tr 302] Trong thế giới nghệ thuật luôn tồn tại một không gian riêng, thời gian riêng, theo những quy luật tâm lý, xã hội riêng… chỉ xuất hiện một lần trong các sáng tác nghệ thuật Trong thế giới cổ tích, con người, loài vật, cây cối, thần Phật đều có thể nói chung một thứ tiếng của con người, đôi hài có thể đi một bước bảy dặm Trong văn học cách mạng, nhân vật thường được chia thành hai tuyến địch - ta, người chiến sĩ cách mạng và quần chúng Trong văn học lãng mạn, mối quan hệ nhân vật lại được xây dựng trên cơ sở cảm hóa Khái niệm thế giới nghệ thuật giúp ta hình dung được tính độc đáo về tư duy nghệ thuật của sáng tạo nghệ thuật Và
tư duy nghệ thuật ấy được bắt nguồn từ trong thế giới quan, văn hoá nghệ thuật
và cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ
Theo nhà nghiên cứu Trần Đình Sử, thế giới nghệ thuật là cấu tạo đặc biệt, có sự thống nhất không thể tách rời, vừa có sự phản ánh hiện thực, vừa có
Trang 17của nhà văn Thế giới này chỉ có trong tác phẩm và trong tưởng tượng nghệ thuật…Thế giới nghệ thuật là thế giới tư tưởng, thế giới thẩm mỹ, thế giới tinh thần của con người Có thể nói, một thế giới nghệ thuật nhất định không chỉ mang đặc trưng cho tác phẩm đó, mà còn đặc trưng chung cho cả nhà văn Nghiên cứu cấu trúc của thế giới nghệ thuật vừa cho ta hiểu hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm, quan niệm của tác giả về thế giới, vừa có thể khám phá thế giới bên trong ẩn kín của nhà văn, cái thế giới chi phối sự hình thành phong cách nghệ thuật của mỗi nhà văn
Như vậy, có thể hiểu thế giới nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của con người, là thế giới hình tượng được sáng tạo, xây dựng nên trong tác phẩm nghệ thuật theo những nguyên tắc tư tưởng - thẩm mĩ nhất định của người nghệ sĩ
Đó là một chỉnh thể nghệ thuật sống động, cảm tính, được xây dựng bằng chất liệu ngôn từ và các phương thức, phượng tiện nghệ thuật đặc thù Là đứa con tinh thần của nghệ sỹ, thế giới nghệ thuật luôn hàm chứa và thể hiện quan niệm riêng của người nghệ sỹ về thế giới, con người và sự sáng tạo Đó không phải
là một thế giới tĩnh mà là một thế giới động, phản ánh những biến chuyển tinh
vi và phức tạp trong tư tưởng của người nghệ sĩ Mỗi nhà văn sẽ có một thế giới nghệ thuật riêng trong các sáng tác của mình Mỗi thế giới nghệ thuật tương ứng với một quan niệm về thế giới, một cách cắt nghĩa riêng về thế giới Nếu thế giới của thần thoại gắn liền với những quan niệm về các sự vật, hiện tượng có thể biến hóa lẫn nhau thì thế giới nghệ thuật trong cổ tích lại gắn liền với quan niệm thế giới không có sức cản…
1.1.2 Các yếu tố cơ bản liên quan đến thế giới nghệ thuật
1.1.2.1 Các mạch nguồn cảm hứng nghệ thuật
Theo Từ điển thuật ngữ văn học của các tác giả Lê Bá Hán - Trần Đình
Sử - Nguyễn Khắc Phi, cảm hứng là “trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốt tác phẩm nghệ thuật, gắn liền với một tư tưởng xác định, một sự đánh giá nhất định, gây tác động đến cảm xúc của người tiếp nhận tác phẩm” [8, tr 38] Nói cách khác, nội dung tư tưởng của một tác phẩm văn học đích
Trang 18thực không bao giờ chỉ là một sự lý giải đơn thuần mà nó luôn gắn với những trạng thái cảm xúc mãnh liệt của người nghệ sĩ Những cảm xúc mãnh liệt ấy sẽ truyền cho người đọc sự đồng cảm, đồng điệu cùng tác giả Nó khiến con người biết yêu thương, biết trân trọng cái đẹp, cái thiện, biết căm ghét, lên án những cái xấu Tất cả những điều đó được thể hiện trong hiện thực đời sống của tác
phẩm văn học Đọc Chí Phèo của Nam Cao, người đọc nhận thấy cảm hứng
nhân đạo được thể hiện sâu sắc trong tác phẩm Đó là tấm lòng yêu thương, đồng cảm, trân trọng của Nam Cao với những người nông dân bần cùng trong
xã hội Chí Phèo còn là tiếng kêu cứu thiết tha của những người bất hạnh; Hãy bảo vệ và đấu tranh cho quyền được làm người của những con người lương thiện; Họ phải được sống và sống hạnh phúc, không còn những thế lực đen tối của xã hội đẩy họ vào chỗ khốn cùng, bế tắc, đầy bi kịch xót xa Với tiểu thuyết
Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, nguồn cảm hứng trào lộng được thể hiện qua các
tình huống truyện, nhân vật Hay với Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành),
Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi), mạch nguồn cảm hứng nghệ thuật
xuyên suốt tác phẩm đó là cảm hứng sử thi, cảm hứng anh hùng ca Tác phẩm tái hiện lại sống động cuộc chiến đấu của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, nói lên tinh thần yêu nước căm thù giặc và tấm lòng anh dũng kiên trung của thế hệ trẻ đối với Đảng và Cách Mạng
Như vây, mạch nguồn cảm hứng nghệ thuật chính là mạch tư tưởng, tình cảm xuyên suốt toàn bộ tác phẩm, qua đó thể hiện quan niệm, tư tưởng, tình cảm của tác giả
Trong truyện ngắn của các nhà văn dân tộc thiểu số, có ba mạch nguồn cảm hứng cơ bản, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc vùng cao
Thứ nhất là cảm hứng trân trọng vẻ đẹp tâm hồn, tính cách của đồng bào dân tộc thiểu số Trong mạch nguồn cảm hứng này, các nhà văn tập trung thể hiện vẻ đẹp tiêu biểu của con người miền núi Họ là những con người có tính cách hồn nhiên, chân thực, giàu lòng nhân ái, khoan dung, giàu đức hy sinh
Trang 19(nàng Thu Khoan trong Dòng Sông nước mắt của Vi Hồng, Hồng Lê trong Bạn
cùng lứa của Triều Ân, nhân vật thầy Hạc trong Ngôi nhà xưa bên suối, hay
Hoán trong Thằng Hoán của Cao Duy Sơn…) Họ là những con người dũng
cảm, lạc quan, có một sức sống tiềm tàng mãnh liệt (Cô gái Tày Ngọc Lan
trong Nắng vàng bản Dao của Triều Ân, cô Đàng trong Vãi Đàng của Vi Hồng,
Hoàng trong Tháng năm biết nói…) Họ là những con người thủy chung, giàu
khát vọng về tình yêu, tự do và hạnh phúc (tình yêu của lão Sinh- bà Ếm trong
Chợ tình, lão Khơ- bà Dình trong Hoa bay cuối trời, ông Thim trong Người săn gấu của Cao Duy Sơn) Và hơn nữa, họ còn là những con người có tâm hồn
nghệ sĩ vô cùng lãng mạn (nhân vật A Pá trong Tiếng khèn A Pá của Triều Ân,
An trong Cực lạc, Xẩm Ky trong Đàn trời của Cao Duy Sơn…) Đó là những
nét phẩm chất vô cùng tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi
Thứ hai, là cảm hứng tự hào về các giá trị văn hóa truyền thống Bởi văn xuôi dân tộc thiểu số luôn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp về đời sống vật chất cũng như tinh thần của đồng bào các dân tộc miền núi Đó là nét đẹp văn hóa trong các lễ hội, trong những ngày chợ phiên, trong những câu hát giao duyên hay cả trong những phong tục bình dị nhất của cuộc sống đời thường như phong tục tang ma, cưới xin, phong tục sinh nở, kết bạn Tất cả được hiện lên một cách chân thực trong trái tim chất chứa tình yêu tha thiếu với quê hương của các nhà văn dân tộc thiểu số Ta có thể bắt gặp nguồn cảm hứng này trong các sáng tác của nhà văn Tô Hoài, Mã A Lềnh, Hà Lâm Kỳ và một số nhà văn khác
Thứ ba, là cảm hứng trữ tình về thiên nhiên miền núi Trong những trang truyện ngắn của các nhà văn dân tộc thiểu số, thiên nhiên là một đối tượng nghệ thuật khách quan mang đậm màu sắc miền núi: vừa hoang sơ, hùng vĩ nhưng cũng vô cùng thơ mộng, lãng mạn, trữ tình Thiên nhiên ấy chính là môi trường sống, là không gian sống, gắn bó chặt chẽ với đời sống con người vùng cao Thiên nhiên thấu hiểu, cảm thông, sẻ chia, nuôi dưỡng và bồi đắp cho tâm hồn của con người
Trang 20Như vậy, trong mỗi tác phẩm cụ thể của mỗi nhà văn đều chứa đựng mạch nguồn cảm hứng nghệ thuật riêng Tuy nhiên, cảm hứng trân trọng, ngợi
ca vẻ đẹp thiên nhiên, những phong tục truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đặc biệt là đề cao vẻ đẹp về tâm hồn, tính cách của con người miền núi giường như
đã trở thành một mạch nguồn cảm hứng nghệ thuật xuyên suốt trong sáng tác của các nhà văn dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại
1.1.2.2 Nhân vật
Trong cuốn lý Lý luận văn học (Phương Lựu chủ biên), các tác giả khẳng
định: “Nhân vật văn học là con người được miêu tả trong văn học bằng phương tiện văn học” [26, tr 277] Văn học không thể thiếu nhân vật, vì đó chính là phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng Nhà văn sáng tạo nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân nào đó,
về một loại người nào đó, về một vấn đề nào đó của hiện thực Nhân vật chính
là người dẫn dắt người đọc vào một thế giới riêng của đời sống trong một thời
kỳ lịch sử nhất định Đó có thể là những nhân vật có tên (như Tấm, Cám, chị Dậu, Chí Phèo…) đó có thể là những nhân vật không tên (như anh đi thả ống
lươn, bác phó cối, người đàn bà góa mù… trong Chí Phèo của Nam Cao), hay
có thể là một đại từ nhân xưng nào đó (như một số nhân vật xưng tôi trong các truyện ngắn, tiểu thuyết hiện đại, như mình - ta trong ca dao )
Trong tác phẩm văn học, nhân vật có thể được miêu tả kỹ hay sơ lược, sinh động hay không rõ nét, xuất hiện một hay nhiều lần, thường xuyên hay từng lúc, giữ vai trò quan trọng nhiều, ít hoặc không ảnh hưởng nhiều đối với tác phẩm Nghĩa là nhân vật có thể được thể hiện dưới những hình thức khác nhau Trong các tác phẩm tự sự, đó có thể là những nhân vật được miêu tả đầy
đủ cả về ngoại hình lẫn nội tâm, cả về tiểu sử lẫn tính cách Hoặc đó có thể là những nhân vật trữ tình chỉ có cảm xúc, nỗi niềm, suy nghĩ trong thơ Đôi khi, khái niệm nhân vật còn được sử dụng một cách ẩn dụ, nghĩa là nhân vật không chỉ một con người cụ thể nào, với một ngoại hình, tâm lý, tính cách nào mà chỉ
một hiện tượng, một đối tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm Đọc Chiến tranh
Trang 21và hòa bình, ta thấy rõ ràng nhân vật chính ở đây là nhân dân, hay thời gian
chính là nhân vật chính trong các sáng tác của Sê - khốp…
“Chức năng của nhân vật văn học là khái quát những quy luật của cuộc sống con người, thể hiện những hiểu biết, những ước ao và kỳ vọng về con người Nhà văn sáng tạo nhân vật là để thể hiện những cá nhân xã hội nhất định
và quan niệm về các cá nhân đó Nói cách khác, nhân vật là phương tiện khái quát các tính cách, số phận con người và các quan niệm về chúng”[26, tr279]
Và tính cách nhân vật chính là sự thể hiện những cá nhân xã hội lịch sử của con người thông qua những đặc điểm gắn liền với phẩm chất của họ Mỗi tính cách
là sự kết tinh của một môi trường, vì thế nhân vật còn là người dẫn dắt ta vào một thế giới đời sống
Khái niệm nhân vật văn học có khi được sử dụng như một ẩn dụ không chỉ một con người cụ thể mà chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm Bên cạnh con người, nhân vật văn học có khi còn là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gán cho những đặc điểm giống con người
Tóm lại, nhân vật văn học là hình thức khái quát đời sống Đọc tác phẩm, cần tìm hiểu hết nội dung đời sống và nội dung tư tưởng thể hiện trong nhân vật
1.1.2.3 Cốt truyện
Trong cuốn giáo trình Dẫn luận thi pháp học, nhà nghiên cứu Trần Đình
Sử nhận xét: Không biết ai là người đầu tiên đặt ra khái niệm cốt truyện trong tiếng Việt, nhưng cứ theo nghĩa mặt chữ của nó thì “cốt truyện là từ chỉ cái phần lõi của cốt truyện, cái phần có thể tóm tắt, thuật lại hay vay mượn để sáng tạo ra tác phẩm khác” [41, tr 112] Nghĩa là, cốt truyện được hiểu là các sự kiện chính, các chi tiết, yếu tố, diễn biến xảy ra trong truyện nhằm biểu hiện
tính cách của nhân vật hay phản ánh mâu thuẫn hay xung đột xã hội nào đó
Cách hiểu khái niệm cốt truyện có truyền thống lâu đời Nó bắt nguồn từ Aristoe và được các nhà chủ nghĩa cổ điển minh định rõ Theo đó, cốt truyện chính là cấu trúc sự kiện của truyện, là tiến trình các sự kiện xảy ra theo quy tắc nhân quả dẫn đến một kết cục Truyện nào cũng có tính thống nhất, bắt đầu từ
Trang 22một trạng thái ổn định, thăng bằng, sau đó xảy ra hỗn loạn, mẫu thuẫn xung đột, cuối cùng trở lại trạng thái thăng bằng
Theo Aristote có hai loại cốt truyện: cốt truyện đơn giản và cốt truyện phức tạp Trừ những cốt truyện đơn giản với các hành động liên tục, thống nhất thì ở cốt truyện "đan vào nhau" (phức tạp) hành động của nhân vật luôn
diễn ra qua đột biến và nhận thức Đột biến tức là sự thay đổi sự kiện theo
chiều ngược lại và sự chuyển biến từ chỗ không biết đến biết thông qua đột
biến là sự nhận biết có ý nghĩa nhất Tuy nhiên, đột biến hay nhận thức phải
bắt nguồn từ chính bản thân thành phần cốt truyện Ở đây Aristote nhấn mạnh đến chức năng, nhiệm vụ của các sự kiện thông qua việc sắp xếp, bài trí như thế nào để làm sao căn cứ trên cơ sở của sự đột biến của các sự kiện có thể tạo
ra những hiệu quả thẩm mỹ nhất định
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, cốt truyện là “hệ thống sự kiện cụ thể,
được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận
cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch” [8, tr 100] Hiểu một cách đơn giản, cốt truyện chính là “bộ xương” của cơ thể tác phẩm văn xuôi Đây là một yếu tố không thể thiếu, nó bao gồm toàn bộ các biến cố, các sự kiện xảy ra trong truyện
G.N Pospelov trong công trình Dẫn luận nghiên cứu văn học cũng cho
rằng cốt truyện được hình thành chủ yếu là nhờ hành động của nhân vật Hành động là sự thể hiện các xúc cảm, ý nghĩa, ý định của con người Tuy nhiên, ở đây G.N.Pospelov không chỉ chú ý đến những hành động tạo ra những biến động bất ngờ, gay gắt trong số phận nhân vật mà ông còn quan tâm đến “sự vận động của hành động chủ yếu chỉ xảy ra bên trong” mà cơ sở là sự vận động của trạng thái tinh thần nhân vật Sự phát triển của cốt truyện không phải căn cứ vào các sự kiện “đột biến” mà là những cơn thăng trầm trong cảm xúc nhân vật, thường độc lập với bất cứ sự kiện nào
Có thể nói, cốt truyện là yếu tố tất yếu cho mọi loại tác phẩm văn học mà chỉ tồn tại trong những tác phẩm thuộc loại tự sự (tiểu thuyết, truyện vừa,
Trang 23truyện ngắn, truyện thơ ), kí và các tác phẩm kịch Trong một số tác phẩm thuộc loại kí, không có yêu cầu xây dựng cốt truyện một cách chặt chẽ Loại tác phẩm trữ tình không có yếu tố cốt truyện vì tác phẩm trữ tình chủ yếu thể hiện trực tiếp tâm trạng, tình cảm, ý nghĩ cảm xúc của tác giả, nó không đòi hỏi nhà văn phải xây dựng những sự kiện, biến cố, hành động thành một hệ thống
liên tục làm cơ sở cho sự triển khai các tính cách
Có thể phân loại cốt truyện thành ba kiểu đó là: kiểu cốt truyện truyền thống (thường miêu tả sự kiện theo dòng thời gian tuyến tính, kết thúc có hậu), kiểu cốt truyện hiện đại (miêu tả gấp khúc, đảo lộn thời gian, nhảy cóc tự sự, kết thúc mở) và kiểu cốt truyện hậu hiện đại (truyện lồng trong truyện, cắt dán, xáo trộn, không có mở đầu và kết thúc)
Có thể nói, trong một tác phẩm văn xuôi, đặc biệt là truyện ngắn, yếu tố không thể thiếu đó là cốt truyện Cốt truyện được coi là yếu tố đặc biệt quan trọng, là nơi xuất phát và quyết định của sự sáng tạo nghệ thuật Nhà văn chưa thể sáng tác được nếu chưa có được một cốt truyện hấp dẫn Hay nói cách khác,
sự lôi cuốn, hấp dẫn của cốt truyện sẽ góp phần tạo nên sức mạnh thuyết phục cho chủ đề và tư tưởng tác phẩm văn học
1.1.2.4 Ngôn ngữ nghệ thuật
Ngôn ngữ nghệ thuật được sử dụng chủ yếu trong các tác phẩm văn
chương có chức năng chủ yếu là xây dựng hình tượng nghệ thuật, tác động đến cảm xúc của người đọc, biểu hiện cái đẹp, khơi gợi nuôi dưỡng cảm xúc thẩm
mỹ cho người đọc
Trong cuốn Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 2 (Nhà xuất bản Giáo dục):
“Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người Nó là ngôn ngữ được tổ chức, xếp đặt, lựa chọn, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật - thẩm mĩ” [38, tr 98] Các nhà văn chọn lựa, chắt lọc, gọt giũa từ vốn ngôn ngữ chung trong kho tàng ngôn ngữ của nhân dân để sáng tạo nên thế giới ngôn ngữ của riêng mình
Trang 24Theo Từ điển thuật ngữ văn học, ngôn ngữ nghệ thuật là “ngôn ngữ
mang tính nghệ thuật được dùng trong văn học” [8, tr 215], là một hệ thống tín hiệu hết sức phức tạp và chặt chẽ Ta có thể khám phá ra rất nhiều lớp nghĩa trong những đơn vị (một từ, một câu hay một văn bản) mang thông tin Mỗi một tác phẩm là một tổng thể không thể tách rời Tất cả các yếu tố của hệ thống đều là những dấu hiệu hướng vào sự thể hiện một thông điệp thống nhất Chức năng quan trọng nhất của ngôn ngữ văn chương là chức năng thẩm mĩ, khác với ngôn ngữ phi nghệ thuật có chức năng quan trọng nhất là chức năng thông báo Ngôn ngữ nghệ thuật vì thế xứng đáng giữ vai trò trung tâm của ngôn ngữ dân tộc; sự phát triển của ngôn ngữ dân tộc luôn luôn gắn với các tên tuổi các nhà văn, nhà thơ lớn
Ngôn ngữ nghệ thuật có vai trò đặc biệt quan trọng trong mỗi tác phẩm bởi nó là yếu tố vật chất duy nhất trong tác phẩm văn học Qua ngôn ngữ, người đọc khám phá được về thế giới hình tượng, tư tưởng, quan niệm… mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm của mình Ngôn ngữ nghệ thuật còn chứa đựng
cả thế giới mà nhà văn sáng tạo, từ cảnh vật, con người, đến cốt truyện, kết cấu, chủ đề…Vì vậy, ngôn ngữ nghệ thuật trở thành phương thức tồn tại, phương thức biểu hiện của nội dung, đồng thời nó còn biểu hiện trực tiếp và rõ nét phong cách và tài năng của nhà văn Khác với ngôn ngữ văn hóa, ngôn ngữ nghệ thuật mang dấu ấn, màu sắc riêng của từng tác giả, phản ánh nét độc đáo không lặp lại của mỗi nhà văn Khi các nhà văn sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật, mỗi người lại có khả năng thể hiện một giọng điệu riêng, cách xử lí riêng tạo nên cá tính sáng tạo, phong cách đặc thù của mỗi tác giả
Như vậy, ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ được sử dụng trong các tác phẩm văn chương Nó là một loại ngôn ngữ phức tạp, mang chức năng chủ yếu
là chức năng thông báo, thẩm mĩ thông qua sự cảm nhận về hình tượng nghệ thuật được xây dựng bằng chất liệu ngôn từ
Trang 251.2 Hành trình sáng tác của Hà Lâm Kỳ
1.2.1 Tiểu sử con người
Nhà văn Hà Lâm Kỳ sinh ngày 18 tháng 07 năm 1952 tại làng Khe Liền,
xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái Đây là mảnh đất đầy ắp truyền thống văn hóa, lịch sử, thiên nhiên hùng vĩ, hữu tình Bởi thế, trong lời tự bạch
cho bộ phim tài liệu Nhà văn của nghĩa tình quê núi (Đài Phát thanh Truyền
hình Yên Bái, tháng 3/2005), nhà văn từng viết:
“Làng sinh ra tôi trong khói lửa chiến tranh Tôi nặng nợ với làng trăm năm không trả hết”
Còn nhà thơ Ngọc Chấn lại từng chia sẻ: “Xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn, quê hương của nhà văn dân tộc Tày Hà Lâm Kỳ với cảnh sắc thiên nhiên thật
kỳ thú, nơi có những đỉnh núi mù sương, những con suối chảy qua làng ngàn năm ca hát, những nếp nhà sàn thấp thoáng trong rừng cây… những bà mế lên nương trong mùa rẫy, những bếp lửa nhà sàn ấm áp, những chõ xôi làm từ thân cây gỗ, đến ống cơm lam mang hương thơm đồng nội, những bậc cầu thang
tất cả đã đi vào trong trang viết của nhà văn” [2]
Có thể nói, mảnh đất quê hương tươi đẹp đã phần nào tác động vào nhận thức, tình cảm của nhà văn Hà Lâm Kỳ Tại chính mảnh đất ấy, ông được tiếp xúc với nền văn học nghệ thuật dân gian từ rất sớm Quê hương Đại Lịch là nơi hội tụ các điệu múa, hát và nhạc cụ dân tộc: then, lượn cọi, đàn tính của người Tày; xòe, khắp, kèn bè người Thái; vần va, múa mỡi người Mường; chèo người kinh từ Thái Bình lên khai hoang Quê hương ấy còn là nơi trú quân của tướng Cần Vương Nguyễn Quang Bích, là ngôi đình có bát hương vẽ hoa văn con rồng, tạo nên bởi các cúc áo của các dân tộc…Tất cả những điều ấy dường như
đã thấm vào từng trang viết của Hà Lâm Kỳ một cách thật nhẹ nhàng và tinh tế biết bao
Hà Lâm Kỳ yêu thích làm thơ ngay từ khi học cấp III, năm 1971 ông thi
đỗ và trở thành sinh viên khoa Văn của trường Đại học Sư phạm Việt Bắc Trong những tháng ngày nóng bỏng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước,
Trang 26với nhiệt huyết của tuổi trẻ chàng sinh viên Hà Lâm Kỳ cùng nhiều sinh viên khoa Văn đã tự nguyện viết đơn bằng máu để xin nhập ngũ và đã được nhập ngũ ngày 30 tháng 5 năm 1972 Với tư cách là y tá, chàng thanh niên Hà Lâm
Kỳ đã đi chăm sóc sức khỏe cho đồng đội và cứu chữa nhiều chiến sĩ bị sốt rét nặng trên “đường Trường Sơn” Khi hòa bình lập lại, Hà Lâm Kỳ quay trở lại trường Đại học Sư phạm Việt Bắc để học tập Sau khi ra trường, Hà Lâm Kỳ đã gắn bó với quê hương, trực tiếp giảng dạy tại Trường Cao Đẳng Sư Phạm Yên Bái Đến năm 1982 ông chuyển về làm công tác Đoàn, là Phó Bí thư Tỉnh đoàn Hoàng Liên Sơn (cũ) Từ năm 1992- 1994, ông là chuyên viên tại Văn phòng Tỉnh ủy Yên Bái Từ năm 1994, ông là Phó Giám đốc Sở Văn hóa thông tin tỉnh Yên Bái
Hiện nay, nhà văn Hà Lâm Kỳ đang sống cùng gia đình tại thành phố Yên Bái Tuy tuổi đã khá cao, nhưng bằng nhiệt huyết với nghề, ông vẫn say
mê sáng tác, nghiên cứu, phê bình, sưu tầm văn hóa, văn nghệ dân gian các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc
1.2.2 Hành trình sáng tác
Nhà văn Hà Lâm Kỳ có bút danh là Vi Hà Tác giả từng chia sẻ: Bút danh ấy chính là sự kết hợp giữa họ Vi của người thầy đáng kính - nhà văn Vi Hồng (thầy giáo chủ nhiệm lớp đại học của tác giả) và họ Hà của chính bản thân mình Bút danh ấy nói lên sự trân trọng và lòng biết ơn sâu sắc của tác giả đối với người thầy đã dìu dắt, định hướng và rèn rũa cho sự nghiệp văn chương của Hà Lâm Kỳ Với chặng đường sáng tác hơn nửa thế kỷ, nhà văn Hà Lâm
Kỳ đã sở hữu một số lượng tác phẩm đáng kể ở nhiều thể loại: Thơ, truyện
ngắn, truyện vừa, truyện dài, tiểu thuyết, bút kí, nghiên cứu phê bình…
Vốn có niềm say mê văn chương từ nhỏ, từ ngày học cấp II, Hà Lâm Kỳ may mắn được thầy giáo Nguyễn Minh (thầy giáo từ Hà Nội lên) dạy văn Thấy Minh dạy rất hay nên đã tạo hứng thú học văn cho Hà Lâm Kỳ Lên cấp III, niềm say mê ấy lại càng được nhân lên khi Hà Lâm Kỳ được sự dìu dắt của người thầy Nguyễn Ngọc Quế Từ đây, Hà lâm Kỳ đã bắt đầu làm thơ, nhưng
Trang 27chỉ dám “viết cho mình đọc” Cho đến khi học Đại học Sư phạm Việt Bắc, được sự chỉ dạy của thầy giáo Vi Hồng, Hà Lâm Kỳ đã “bập bẹ những đoạn văn ngắn, rồi mạnh dạn đem đến nhờ thầy sửa giúp, thầy tận tình chỉ ra cái dở
mà chẳng hề chìa bút chữa” Năm 1972, khi Hà Lâm Kỳ cùng các sinh viên
khoa Văn lên đường nhập ngũ, trong ba lô ông lúc này luôn thường trực hai cuốn sổ, một cuốn sổ để làm thơ và một cuốn sổ để ghi chép những điều mình
đã từng trải nghiệm Giữa năm 1974, không khí vận tải vũ khí, lương thực, thực phẩm vào chiến trường qua đường Tây Nguyên đã công khai Hà Lâm kỳ chứng kiến cảnh ấy Lại làm Quân y phục vụ cho các sĩ quan trung, cao cấp chuẩn bị cho chiến dịch, thêm không gian Tây Nguyên có mùa mưa, khô rõ rệt,
Bộ Tư lệnh mặt trận lại chia Tây nguyên thành “hai cánh”: Cánh Bắc: Kom Tum, cánh Nam: Gia Lai và Buôn Mê Thuật Trong chiến tranh có thuật ngữ
“tung thâm”, được hiểu là đánh vào trong điểm Và tất cả ý đó đã được nhà thơ
gói gọn trong Bài thơ (viết dưới dạng ca dao) Vào mùa:
“Mùa mưa hai đứa hai nơi Mùa khô hai đứa hai trời xa nhau Vào mùa cùng một ước ao Được đi chiến dịch, được vào “tung thâm”
Bài thơ được đăng trên trang nhất của báo Tây Nguyên tháng 10 năm
1974 Đến tháng 3 năm 1975, báo Tây Nguyên đăng lại và đổi tên thành Ước
ao Có thể nói, thơ Hà lâm Kỳ không phải là sự sắp đặt các câu chữ cầu kỳ mà
cảm xúc tự nhiên bộc bạch thành lời Là người con của dân tộc Tày, Hà Lâm
Kỳ đã học tập được kinh nghiệm của những cây viết Lão Thành như Nông Quốc Chấn, Bàn Tài Đoàn, Hoàng Hạc hay lớp bạn văn đương đại như Mai Liễu, Lò Ngân Sủn, Dương Thuấn, Y Phương… song sự tiếp nhận vốn văn hóa truyền thống trong lời kể của bà, lời ru của mẹ cũng trở thành những nguồn thi
liệu phong phú cho các sáng tác thơ của Hà lâm kỳ.Với các tập thơ Xôn xao
rừng lá (1992), Ông tướng Bọ Ngựa (Tập thơ viết cho thiếu nhi- 2002), Lời riêng (2009), Hà Lâm Kỳ đã thể hiện một hồn thơ giản dị, mộc mạc mà vô
Trang 28cùng trong trẻo, chất chưa bao triết lý về cuộc sống, con người,thể hiện tình yêu với quê hương, đất nước, đặc biệt là với quê hương Đại Lịch thân yêu
Ngoài thể loại thơ, có lẽ nhà văn Hà Lâm Kỳ được nhắc đến nhiều bởi sự thành công ở thể loại truyện ngắn Tác phẩm đầu tay là truyện ngắn có tựa đề
Chú Cuội đi đâu Nhà văn chia sẻ về cơ sở cảm xúc để hình thành tác phẩm
này: Tối đó, rằm tháng Bảy trăng rất sáng, từ nhà riêng ở đầu đường Khe Sến, Yên Bái, Hà lâm Kỳ bất chợt nhìn thấy chú mèo con đùa chơi với hai cô con gái (Cháu Ngọc 4 tuổi, cháu Hằng 9 tuổi) ở ngoài hiên Ánh trăng, bóng người, bóng mèo in vào tường nhà, rồi in xuống sân, Hà lâm Kỳ chợt nghĩ có người,có mèo, có trăng nhưng thiếu…Chú Cuội Lúc này nhà văn liền viết phác thảo
truyện Chú Cuội đi đâu, hôm sau thêm thắt nhân vật Cún Bông, Thỏ Ngọc, anh
Dê, Trống Choai… cho phong phú, sinh động và giấu đi nhân vật người, đổi
tên Chú Cuội đi đâu thành Đi tìm chú Cuội cho mang tính cộng đồng hơn Tác
phẩm này đã mở đường cho sự nghiệp sáng tác truyện ngắn của Hà Lâm Kỳ
Năm 1997 Nhà xuất bản Thanh Niên đã in truyện Đi tìm chú Cuội trong cuốn
sáng tác đầu tay của tác giả trẻ
Với sự tâm huyết trong sáng tác, Hà Lâm Kỳ đã có những tác phẩm xuất
bản đầu tay gây được nhiều ấn tượng và sức vang đến người đọc Đi rừng là bài thơ đầu tiên được xuất bản trong sách in chung, tập Thơ bạn bè, Hội văn nghệ Hoàng Liên Sơn năm 1991 Tác phẩm Đi rừng được tặng thưởng trong cuộc
vận động sáng tác về đề tài lâm nghiệp giữa Trung ương Đoàn và Bộ lâm nghiệp năm 1986, được in trong nhiều tập thơ của Nhà xuất bản Giáo dục của Hội văn nghệ các Dân tộc thiểu số và bài thơ đã được nhạc sĩ Hoàng Xô yêu
mến và phổ nhạc Ở thể loại truyện ngắn, tác phẩm Con trai Bà chúa Nả là tập
truyện đầu tiên được Nhà xuất bản Trung ương (Kim Đồng) xuất bản, in trong tập Tuyển chon Truyện cho thiếu nhi miền núi 1995 Còn với thể loại truyện
vừa, Kỷ vật cuối cùng chính là tác phẩm đạt nhiều “ngôi vị” đầu tiên: Truyện
vừa (sách đứng tên Hà Lâm Kỳ) đầu tiên được xuất bản, do Nhà xuất bản Kim Đồng phát hành năm 1991 với số lượng 33.500 cuốn Tác phẩm được giải
Trang 29thưởng của Hội nhà văn năm 1992; giải C, giải thưởng về Văn học nghệ thuật 5 năm của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái Với ý nghĩa sâu sắc của nó, tác phẩm được đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông (lớp 9), được nhiều cơ quan báo chí, dựa vào cốt truyện làm phim phóng sự…và luôn là truyện dành được nhiều bình luận từ bạn đọc Từ khi truyện được xuất bản đã gây được ảnh hưởng đến cộng đồng một cách tích cực Nhân vật chính trong truyện (Hoàng Văn Thọ) là nhân vật có thực ngoài đời, được nhà nước trao tặng Anh hùng liệt
sỹ (1988), được xây dựng nhà thờ tại quê hương xã Đại Lịch (2011), trở thành tên của nhiều trường học trong tỉnh, và hơn thế, nhân vật đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác cho nhiều văn nghệ sĩ (ca khúc, kịch, mỹ thuật…)
Ngay từ cuối những năm 1970, ngay sau khi nhen nhóm ý thức sáng tác
từ thầy giáo chủ nhiệm - nhà văn Vi Hồng, Hà Lâm Kỳ đã đặt ra phương châm văn học cho mình Phương châm ấy gồm bốn từ: ĐI - HỌC - ĐỌC - VIẾT Bằng phương châm ấy, nhà văn luôn có ý thức tìm hiểu, ghi chép, sưu tầm những chất liệu của cuộc sống, những điều mình đã được trả nghiệm Để rồi tất
cả những chất liệu ấy được đưa vào trong các sáng tác của Hà Lâm Kỳ một cách thật khéo léo, giống như tác giả Hà Thị Hải Yến (Cháu ruột nhà văn) từng nhận xét: Hà Lâm Kỳ là người “thắp đèn gom nhặt chuyện quê” Tác giả luôn
có một thói quen là nghiền ngẫm ý tưởng trước khi sáng tác Nhà văn từng tâm sự: “Khi nghiền ngẫm kỹ rồi, tự nó hình thành cốt truyện, hình thành nội dung bài bút kí, bài ghi chép, bài nghiên cứu nào đó, đặt bút viết sẽ rất nhanh Có những ý tưởng tốt nhưng nghiền ngẫm không kỹ, khi viết thấy mắc, không thoát ra được, sáng tác đó, bài viết đó thất bại” [58] Và trước khi đến với sự đỉnh cao của sự thành công thì Hà Lâm Kỳ đã từng có nhiều bài bút kí, nghiên cứu, truyện ngắn thất bại vì lý do đó Nhưng với Hà Lâm Kỳ, mỗi lần thất bại lại là một lần khiến nhà văn trưởng thành hơn cả trong suy nghĩ và cách viết
Bài báo đầu tay của tác giả được công bố là bài Nghị lực được đăng trên Báo
Tiền phong số ra ngày 26/3/1978 Ngoài ra Hà Lâm Kỳ còn có những công
trình khảo cứu Văn hóa dân gian với các tác phẩm tiêu biểu như Mỗi nét hoa
Trang 30văn (2001) - đạt giải ba Hội Văn nghệ dân gian, Từng vuông thổ cẩm (2003), Lời bình sau cổ tích (2011), Một góc nhìn (2006), Minh Khương và tác phẩm, sưu tầm, dịch, nghiên cứu văn hóa Mông (2007) Ngoài ra ông còn viết cả thể
ký - ghi chép văn học với tác phẩm Gặp và ghi (2014)
Nhắc đến nhà văn Hà Lâm Kỳ là nhắc đến “nhà văn của thiếu nhi” Sở dĩ gọi như vậy bởi lẽ trong các sáng tác của Hà Lâm Kỳ, có một phần không nhỏ các sáng tác dành cho thiếu nhi Nhà văn chia sẻ rằng: Trong khoảng thời gian nhà văn giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh đoàn, đặc thù công việc đòi hỏi tác giả phải viết nhiều, đặc biệt là các sáng tác cho thiếu nhi Khi đó cảm hứng lịch sử được hình thành (dùng văn học để nói về lịch sử), điều này đã thúc giục sự ra
đời của tác phẩm đầu tiên: Kỷ vật cuối cùng (1991) Từ đó, mạch nguồn sáng
tác cho thiếu nhi được hình thành Các tác phẩm của ông luôn mang chất dân gian, dễ hiểu và hấp dẫn đối với trẻ thơ dân tộc thiểu số “Truyện của Hà Lâm
Kỳ mang đậm chất dân gian từ mỗi con người trong cuộc sống đời thường mà
ta bắt gặp khi trở thành nhân vật trong truyện của anh đều có cá tính bởi cách nghĩ,cách nói của người dân tộc thiểu số Lòng sao, viết vậy, văn Hà Lâm Kỳ như ngọn núi mà anh đã leo, như dòng suối mà anh đã tắm, không cầu kỳ tô vẽ nhưng người đọc vẫn bị cuốn hút bởi tình cảm sâu nặng của người viết đối với từng nhân vật” [2] Tác giả Hán Trung Châu cũng từng nhận xét: “Người đọc
dễ dàng nhận thấy ngay một điều là Hà Lâm Kỳ tập trung toàn bộ tư tưởng, tình cảm, tài năng và sức lực của mình để viết về thanh thiếu nhi và viết cho thanh thiếu nhi Nhân vật chính trong mọi tác phẩm phần lớn là những nhân vật ở vào
độ tuổi thiếu niên nhi đồng” [5] Đó là chú chim Cắng Cỏi có lòng thương yêu
người nghèo, đã nhiều lần lấy chộm cơm, bị Ngọc Hoàng đánh và đuổi đi Và khi xuống đến trần gian, phải làm con nuôi Bả Khó, chim Cắng Cỏi vẫn tiếp tục
làm những việc thiện để giúp đời, giúp người (trong Bả Khó đánh Trời) Hay
đó là A Ly không xuống chợ - một bé gái nhỏ dân tộc Mông phải chịu nhiều vất
vả, nhọc nhằn khi cha mẹ đều nghiện thuốc phiện, và nhà còn có đến bảy đứa
em A Ly đã nhiều lần nghĩ đến “cây lá ngon ngoài đồi”, nhưng nếu A Ly chết
Trang 31thì ai sẽ nuôi bố mẹ? ai sẽ nuôi các em thơ? Vậy là A Ly không nghĩ đến cây lá ngón nữa, mà tiếp tục đi lấy củi mang xuống chợ bán lấy tiền nuôi bố mẹ, nuôi
lũ em và cho con Mỷ, thằng Tỏa, thằng Sứa xuống Trường Thiếu nhi vùng cao
A Ly chính là một tấm gương sáng cho tất cả mọi người Ở tuổi đó, một đứa trẻ đáng ra phải được quan tâm, yêu thương, chăm sóc, được học hành nhưng A Ly thì không Vì hoàn cảnh gia đình, vì thương bố mẹ, thương các em nên A Ly đã chấp nhập vất vả, chịu thương chịu khó biết nhường nào Em vừa địu bó củi lên lưng, chùi nước mắt đi xuống chợ mà trong lòng vẫn đau đáu một niềm tin:
“Sớm muộn những cái cây độc ác trong vườn kia cũng sẽ bị nhổ bỏ đi thôi”
[21, tr 469] Đó là các em nhỏ Dần, Uyên, Lồng, Liên, Thiện, Thảo…lúc nào cũng ríu rít, luồn lách trong ngõ xóm, đồn trại, núi đồi như những chú Chim ri
núi Đó là đội du kích Thiếu niên Đại Lịch, Hoàng Văn Thọ và các bạn hoạt
động ngay trong lòng địch, nhưng vẫn vô cùng dũng cảm, mưu trí và kiên cường khiến cho bọn giặc Pháp và bọn tề ngụy mất ăn mất ngủ, góp công sức cho cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc, lập nhiều chiến công vẻ vang Đó còn là đội du kích gồm các thanh niên nam nữ dũng mãnh, tháo vát, thông
minh, luồn rừng vượt suối đẻ làm dậy lên những trận Gió Mù Căng Đó là
những Giàng Sáy Tu, Vàng Seo May, là những Lý Nủ Chư, Vừ Mỷ Say…trẻ trung, nhiệt huyết và đầy triển vọng Họ là hiện thân cho những thanh niên nam, nữ người Mông biết quy tụ cộng đồng, đoàn kết các dân tộc, quyết tâm đánh giạc để bảo vệ quê hương như lời đánh gái của Đại tướng Võ Nguyên Giáp năm 1997: Lúc bấy giờ, Mù Cang Chải có đội du kích người Mông của
Lý Nủ Chu hoạt động rất tích cực, đánh Pháp rất giỏi Trong sáng tác của Hà Lâm kỳ có một đội ngũ nhân vật thanh thiếu niên hùng mạnh, vững chãi trong cuộc kháng chiến chống bọn thực dân Pháp và bọn tay sai vùng Tây Bắc Các
em có một lòng yêu nước, yêu bản làng sắt son, sẵn sàng giúp đỡ và nghe theo
sự phân công của cán bộ, người chỉ huy để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình
Trong các sáng tác của mình, Hà Lâm Kỳ luôn gửi gắm một tình yêu quê hương tha thiết và sâu nặng Nhà văn Diệu Thuần viết: “Là một con người của
Trang 32núi rừng Tây Bắc, lớn lên trong tình yêu thương của quê hương, làng bản, Hà Lâm Kỳ gắn bó với dòng suối, con khe, với hương lúa thơm và những nếp nhà sàn Anh hiểu sâu sắc về đời sống tâm hồn của người dân miền núi, nhất là các
em bé dân tộc thiểu số… Những câu chuyện anh viết hầu hết đều bắt nguồn từ những điều rất gần gũi của cuộc sống đời thường Có thể nói rằng, sự nâng niu quý trọng và những trải nghiệm trong cuộc sống đã gắn bó Hà Lâm Kỳ với tuổi thơ vùng cao miền núi, anh hiểu sâu sắc vè con người được sinh ra và lớn lên từ những câu chuyện cổ tích, thần thoại, từ dòng suối mát trong và từ những gì thân thương nhất của núi rừng… Các tác phẩm của anh đều bắt nguồn từ những
kỉ niệm dù rất nhỏ nhưng không thể phai mờ trong cuộc đời nhà văn” [44]
Nhà văn Hà Lâm Kỳ có tâm sự: Tôi nhớ mãi khi về đón bố ra ở cùng, bố tôi
khóc nói: đi thì đi nhưng bố mẹ không bỏ làng đâu” Truyện dài Làng nhỏ của
tôi bắt mạch từ đấy Bố mẹ, chị dâu, chị gái, làng xóm bạn bè thuở chăn trâu cắt cỏ cứ lần lượt xuất hiện với tư cách nhân vật làng quê chân đất hài hòa cùng khe suối, chim thú, cây cỏ…Đó là những kỉ niệm về lần buộc vía cổ tay - tục lệ tâm linh của người Tày quê ông; lần đầu tiên đến lớp vỡ lòng, cảm xúc bỡ ngỡ nhưng thích thú, hóa hức; những đêm nằm nghe bà kể chuyện cổ tích rồi chìm vào giấc ngủ lúc nào không hay; những buổi lẽo đẽo theo mẹ lên nương tra bắp, trồng kiệu; đặc biệt là những hôm theo chúng bạn chơi trận giả, lên đồi hái quả, xuống suối bắt cá, đi bắt ong đất, ong giời nâu với những trận cười không dứt… qua lời kể của tác giả được tái hiện chân thực sinh động, tự nhiên gợi lên những cảm xúc thật trong lành, bình yên Không chỉ thế, nhà văn còn khéo léo
kể chuyện lịch sử quê mình Chuyện lịch sử làng Làn liên quan đến lãnh tướng Phạm Đình Yên và nhiều địa danh đến nay vẫn còn như khe Làn, khe Cái, khe Liền, khe Diễn…Đọc truyện dài “Làng nhỏ” người đọc còn bị cuốn hút bởi những đoạn văn miêu tả nên thơ Đó là khung cảnh miền núi thật thơ mộng, tươi đẹp, nhất là vào mùa xuân… Tất cả đã tái hiện một làng quê miền núi giàu bản sắc văn hóa, truyền thống lịch sử và sâu đậm hơn cả là tình yêu quê hương hồn hậu, tha thiết của những người con nơi làng quê ấy Nói như PGS TS Hà
Trang 33Minh Sơn - người luôn tự hào được sinh ra, lớn lên ở Làng nhỏ ấy thì nơi đó mãi là một ngôi làng nhỏ bé nơi rẻo cao mà có biết bao chuyện để nói, để viết -
viết vì trẻ em - hướng cho những công dân tương lai tự hào, tự tin về quê
hương mình, đất nước mình Ngoài ra, ông còn có rất nhiều tác phẩm cho thiếu
nhi, gửi gắm tình yêu với quê hương Yên Bái, nhắc nhở các thế hệ trẻ cần biết
yêu quý, trân trọng và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc: Quả
nhạc xòe của mẹ, Mèo con đi dự hội, Cái chổi bông, Đặt tên con cún đốm, Cánh cam kiêu sa, Bìm bịp kết bạn, Viên đá xanh, Suối làng, Con trai bà Chúa
Nả, những cuốn truyện tranh viết cho thiếu nhi như: Thần chết từ đâu đến, Tướng quân Nguyễn Quang Bích và căn cứ Nghĩa Lộ, Người thương binh ấy,
Áo chàm chân núi, Ông tướng Bọ ngựa…
Không chỉ là một nhà văn, Hà Lâm Kỳ còn là một cán bộ quản lý văn hóa Điều khiến ông trăn trở đó chính là làm sao để có thể lưu giữ, phát huy những nét đẹp văn hóa của dân tộc, bởi thế, nhà văn đã cho ra đời các bài
nghiên cứu như: Thủ tục lễ nghi đám tang người Thái đen Mườn Lò và bái
khấn đưa tiễn hồn về mường trời khi ông dự trại viết năm 2014, được Hội văn
nghệ dân gian nghiệm thu và tài trợ Ông tham gia biên soạn cùng nhiều tác giả
công trình: Văn hóa dân gian người Thái đen Mường Lò do Nguyễn Mạnh
Hùng chủ biên Hà Lâm Kỳ cũng tham gia viết kịch bản văn học cho một số bộ
phim Folklore như: Lễ hội tăm khảu mảu (1997), Lễ cưới của người Dao quần
trắng Yên bái (1998), Lễ thức đón mẹ lúa của người Khơ Mú (1999), Lễ hỏi cưới của người Thái đen Mường Lò (2001)…
Trong các sáng tác của Hà Lâm Kỳ, có một số tác phẩm đã đạt giải cao:
Kỷ vật cuối cùng (đạt giả Ba (không có giải Nhất) trong cuộc thi sáng tác về đề
tài thiếu nhi do Hội Nhà văn và Trung ương Đoàn tổ chức năm 1991); Chim ri
núi (đạt giải Nhất giải thưởng VHNT của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái năm
1994); Gió Mù Cang (Đạt giải Ba, giải thưởng VHNT tỉnh Yên Bái năm 1995); Quả nhạc xòe của mẹ (Đạt giải Ba do Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức năm 1996); Vượt rừng (đạt giải Khuyến khích
Trang 34do Hội Văn nghệ các dân tộc thiểu số Việt Nam trao tặng năm 2008); Mỗi nét
hoa văn (đạt giả Ba của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam 2005)
Hà Lâm Kỳ luôn mang trong mình một quan niệm sáng tác: Đi - học - đọc - viết Bởi ông hiểu rằng: Nghệ thuật là lao động một cách nghiêm túc Và chỉ có lao động nghệ thuật một cách chân thành, miệt mài và nghiêm túc thì mới có thể
có dược vị trí trong tâm thức người đọc Và Hà Lâm Kỳ đã có được chỗ đứng ấy bằng niềm say mê, sự nhiệt huyết, chân thành và tài năng của mình
1.2.3 Hà Lâm Kỳ trong dòng chảy văn học Tày
Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam thời kỳ hiện đại chủ yếu được hình thành và phát triển từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 Tuy xuất hiện chậm nhưng văn học dân tộc thiểu số hiện đại đã có những bước vận động mau
lẹ cả về đội ngũ sáng tác, về số lượng và chất lượng tác phẩm Có thể nói, cách mạng đã làm sống lại vốn văn học truyền thống của các dân tộc thiểu số Nhà nghiên cứu văn học dân tộc thiểu số Hà Văn Thư đã nhận xét: “Chế độ ta không những đã làm nảy nở những tài năng mới mà còn chú trọng khai thác những di sản VHNT quý báu của các dân tộc bấy lâu nay bị mai một dưới ách thực dân phong kiến… Vậy thì, những kết quả lao động nghệ thuật hàng nghìn năm, hàng trăm năm trước còn chắt chiu được qua bao nhiêu bão táp của thời gian cũng như những tinh hoa mới nảy nở đều cần được trân trọng” [46, tr 30] Hơn thế, cách mạng còn xây dựng nên một nền văn học mới với đội ngũ sáng tác ngày càng đông đảo, đại diện cho nhiều dân tộc khác nhau Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954), xuất hiện nhiều cây bút tiêu biểu như: Nông Minh Châu, Nông Quốc Chấn, Bàn Tài Đoàn, Nông Viết Toại, Cầm Biêu, Lương Quý Nhân, Hoàng Nó… Đến giai đoạn kháng chiến chống Mĩ và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc (1954 - 1975), xuất hiện thêm một số cây bút như: Vi Hồng, Triều Ân, Hoàng Hạc, Hoàng Đình Quý, Vy Thị Kim Bình, Mã Thế Vinh, Vương Trung, Vương Anh… Giai đoạn sau năm 1975 đến nay, bên cạnh những nhà văn lớp trước còn có rất nhiều những cây bút trẻ trung, tài hoa như: Mã A Lềnh, Lò Cao Nhum, Inrasara, Triệu Lam Châu, Y
Trang 35Phương, Lâm Quý, Cao Duy Sơn, Dương Thuấn, Pờ Sảo Mìn, Ma Trường Nguyên, Mai Liễu, Hơ Vê, Triệu Kim Văn, Bùi Thị Tuyết Mai… Tuy nhiên nếu nhìn từ góc độ của từng dân tộc, có thể thấy việc phân bố nhà văn giữa các dân tộc không đều nhau, trong đó các nhà văn thuộc dân tộc Tày chiếm số lượng nhiều hơn cả Có thể kể đến các nhà văn tiêu biểu như Nông Quốc Chấn, Nông Minh Châu, Triều Ân, Nông Viết Toại, Vi Hồng, Vi Thị Kim Bình, Y Phương, Dương Thuấn, Ma Trường Nguyên, Mai Liễu, Cao Duy Sơn, Hà Lâm
Kỳ, Lâm Ngọc Thụ, Hoàng An, Hoàng Hạc, Nông Ích Đạt, Bế Sĩ Uông, Bế Dôn, Dương Khâu Luông… Và vì thế, nền văn học Tày đã có sự đóng góp không nhỏ trong sự phát triển chung của nền văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại
Trong các truyện ngắn của mình, các nhà văn Tày đã phản ánh một cách chân thực và sinh động cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao trong các giai đoạn khác nhau của lịch sử Sáng tác của họ luôn gắn liền với sự vận động, sự đổi thay từng ngày, từng giờ của cuộc sống con người và thiên nhiên miền núi Từ những bài thơ sục sôi khí thế cách mạng của Nông Quốc
Chấn (Việt Bắc đánh giặc) cho đến những những tác phẩm ca ngợi cuộc sống mới, tràn đầy niềm vui, niềm tự hào, tin tưởng của Triều Ân (Quê ta, anh biết
chăng) Người đọc nhận thấy văn xuôi Vi Hồng đi sâu vào cội nguồn văn hóa
dân tộc, khơi gợi tình yêu thương con người, thể hiện sự trân trọng những vẻ đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc; Trong truyện ngắn Cao Duy Sơn (nhà văn cả đời “chỉ theo đuổi đề tài miền núi”) hiện lên bức tranh đời sống miền núi với đủ các gam màu sáng - tối, trắng - đen, với đủ các bộ phận người giàu - nghèo, tốt - xấu, hạnh phúc - bất hạnh, đủ các âm điệu vui - buồn, yêu thương - hờn giận… Là một nhà văn luôn có ý thức hòa trộn trong tác phẩm của mình cả hai yếu tố: truyền thống và hiện đại Tác phẩm của Cao Duy Sơn vừa xưa như
cổ tích nhưng lại vừa mang hơi thở của cuộc sống đương đại Ngòi bút nghệ thuật của Đoàn Lư thể hiện khát vọng chân chính của một trí thức vùng cao tiêu biểu, của một người nghệ sĩ đã tài, đó là giữ gìn và phát huy, quảng bá văn hóa
Trang 36truyền thống của dân tộc, tôn vinh và ngợi ca cái đẹp, cái thiện, khám phá những chân trời mới Điều độc đáo và mới lạ trong các sáng tác của nhà văn Hữu Tiến đó là không gian văn hóa Tày đã thấm đẫm trong từng trang, từng chữ, tự nhiên như dòng máu Tày đang chảy trong con người nhà văn Và ta bắt gặp sự nhiệt huyết, một tình yêu sâu đậm với thiên nhiên và con người vùng cao nơi Hà Lâm Kỳ - “nhà văn của nghĩa tình quê núi”… Tuy cách thể hiện khác nhau, nhưng về cơ bản họ đều gặp nhau ở sự nhiệt thành và lòng yêu quê hương tha thiết
Trong dòng chảy phong phú của văn học Tày, nhà văn Hà Lâm Kỳ đã chọn cho mình một lối đi riêng Dù không đậm màu sắc dân tộc như các sáng tác của Cao Duy Sơn, Hữu Tiến,… nhưng ngòi bút Hà Lâm Kỳ vẫn thể hiện được nét đẹp của thiên nhiên núi rừng vùng cao và tâm hồn trong sáng của người miền núi Hơn thế, sáng tác của Hà Lâm Kỳ đã tập trung ca ngợi vẻ đẹp
tâm hồn, sự dũng cảm của con người trong kháng chiến (Gió Mù Cang, Chim
Ri núi), đặc biệt là vẻ đẹp của sự trẻ trung, lãng mạn, yêu đời của những người
lính sinh viên trong kháng chiến chống Mĩ (Vượt rừng) Và điều quan trọng,
tạo nên dấu ấn riêng của Hà Lâm Kỳ trong dòng chảy văn học Tày, đó chính là mảng sáng tác cho thiếu nhi Với sự thấu hiểu, sự trân quý, bằng tình yêu thương của mình dành cho thế giới trẻ thơ, Hà Lâm Kỳ đã có những trang viết xuất sắc dành cho thiếu nhi, xứng đáng được mệnh danh là “nhà văn của thiếu nhi miền núi” Có thể nói: “sự nâng niu, quý trọng và những trải nghiệm trong cuộc sống đã gắn bó Hà Lâm Kỳ với tuổi thơ vùng cao miền núi Am hiểu sâu sắc về những con người được sinh ra và lớn lên từ những câu chuyện cổ tích, thần thoại, từ dòng suối mát trong và những gì thân thương nhất của núi rừng” [44] Điều đó tạo nên phong cách riêng trong sáng tác của Hà Lâm Kỳ mà người đọc khó có thể tìm thấy trong sáng tác của một nhà văn Tày nào khác
Đọc văn Hà Lâm Kỳ, người đọc còn nhận thấy: quê hương Yên Bái - mảnh đất anh hùng với biết bao chiến công, bao di tích lịch sử lần đầu tiên đi vào trang viết của một tác giả dân tộc Tày Đó là di tích trên đỉnh đèo Pha Đin,
Trang 37di tích kháng chiến đình làng Khe Liền, đi tích Lán gốc Hồng - nơi thành lập chi bộ Đại Lịch năm 1947, di tích chiến thắng Lũng Bũng…Đó còn là hình ảnh những nhân vật anh hùng có thật trong lịch sử kháng chiến như người anh hùng Hoàng Văn Thọ, Lý Nủ Chu, Giàng Sống Tu (Giàng Sáy Tu) Hay đó là sự ghi chép về cụ Trần Đình Khánh - người dân tộc Tày ở xã Việt Hồng huyện Trấn Yên (chiến khu cách mạng trước và trong Cách mạng tháng Tám), về ông Lương Văn Ích - một trong 34 chiến sĩ của Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân… Tất cả hiện lên một cách chân thực và rõ nét trong các sáng tác của nhà văn Hà Lâm Kỳ Bởi Hà Lâm Kỳ là một trong những nhà văn “có tiếng nói mới của nhiều cây bút thuộc thế hệ thứ hai, nhiệt tình, năng nổ, thiết tha với văn hóa quê hương, nặng lòng với cội nguồn dân tộc” [31, tr 66] Và chính điều đó đã khơi dậy trong tâm hồn mỗi người con vùng cao xưa và nay niềm tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương, với con người, với mảnh đất Yên Bái anh hùng
Tiểu kết chương 1
Có thể nói, thế giới nghệ thuật là một yếu tố quan trọng, không thể thiếu trong mỗi sáng tác truyện ngắn Để tạo nên thế giới nghệ thuật ấy, nhà văn cần chú ý đến việc xây dựng các mạch nguồn cảm hứng nghệ thuật, nhân vật, cốt truyện và đặc biệt là sự trau chuốt về ngôn ngữ Hà Lâm Kỳ - “nhà văn quê hương”, dù ở phương diện sáng tác hay nghiên cứu, phê bình, sưu tầm văn hóa dân gian dân tộc thiểu số, tác giả đều có những đóng góp vô cùng đáng quý Riêng ở mảng truyện ngắn, sự đóng góp của Hà Lâm Kỳ không chỉ được tính đếm ở số lượng tác phẩm mà còn là ở những điều ông đã dày công nghiên cứu, tìm tòi, khám phá Vì vậy, thế giới nghệ thuật truyện ngắn Hà Lâm Kỳ xứng đáng được nghiên cứu để thấy được vị trí của nó trong dòng chảy văn học dân tộc thiểu số nói riêng và Văn học Việt Nam hiện đại nói chung
Trang 38Chương 2 NHỮNG MẠCH NGUỒN CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT
TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA HÀ LÂM KỲ
2.1 Cảm hứng tự hào về thiên nhiên miền núi tươi đẹp và gắn bó với con người
Trong các trang viết của mỗi nhà văn, nhà thơ, có lẽ một điều không thể thiếu đó chính là hình ảnh quê hương, xứ sở Nó đã trở thành một phần linh hồn, một nguồn cảm hứng bất tận trong sáng tác của họ Tuy nhiên, điều đặc biệt ở chỗ quê hướng xứ sở ấy khi đi vào tác phẩm của các nhà văn lại mang một vẻ đẹp riêng, thần thái riêng Nếu không gian miền biển gợi lên trong cảm nhận của người đọc một sự bao la, khoáng đạt và vô tận thì không gian miền núi lại mang một vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ, bí ẩn nhưng cũng rất đỗi thơ mộng
và trữ tình Và vẻ đẹp nơi miền sơn cước ấy đã chiếm trọn được tình cảm của biết bao nhà văn miền xuôi tài hoa như Tô Hoài, Ma Văn Kháng… Nhưng trong sáng tác của các nhà văn dân tộc thiểu số, không gian ấy lại được hiện lên một cách giản dị, gần gũi, mộc mạc hơn Bởi chính họ là những người con được sinh ra, được lớn lên, được sống trọn trái tim mình với mảnh đất quê hương Hà Lâm Kỳ - “nhà văn quê hương”, một người con của Yên Bái đã tái hiện một cách sinh động và phong phú cảnh sắc của thiên nhiên vùng cao, đặc biệt là mảnh đất Đại Lịch yêu dấu, nơi được nhà văn gọi với một cái tên thật
gần gũi và thân thương: Làng nhỏ
2.1.1 Thiên nhiên miền núi tươi đẹp, phong phú
Đặc trưng của thiên nhiên vùng cao chính là vẻ hùng vĩ, tươi đẹp Nếu ngòi bút của nhà văn Mã A Lềnh miêu tả những cung đường, dốc cao, vực
thẳm trong Cảnh sắc Mường Hum, thì trong truyện ngắn của Hà Lâm Kỳ lại là
vẻ đẹp của những ngọn núi, những nếp nhà sàn quê hương từ cảm nhận của
chàng thanh niên ở tuổi mười lăm (Thọ) trong Kỷ vật cuối cùng: “Ôi ngọn núi
quê hương, Thọ sinh ra và lớn lên ở đất này, những nếp nhà sàn lấp ló dưới bóng cây vải, cây ngõa, mùa quả chín chim ở đâu bay về, suốt ngày kêu “pò
Trang 39ơi”, “pò ơi” rộn rã” [21, tr 66] Và mỗi độ xuân về, cảnh sắc ấy lại khiến tâm
trạng những người con nơi đây xao xuyến biết bao: “Mùa xuân Những cành hoa xoan khẳng khiu đã nhú nụ hồng Chiều rồi mà trời vẫn như ngày thu Thấp thoáng dưới chân đồi là những nếp nhà sàn, làn khói ngoằn ngoèo vượt lên trên mái cọ, lùm cây, tỏa ra thung lũng” [21, tr 70] Đó cũng là mùa mà người dân nơi đây hân hoan mở hội “lồng tồng” với những trò chơi dân gian như chơi đu, ném còn, tát yến, bắn nỏ, đua ngựa, múa xòe, hát lượn, hò lơ…
Nét hùng vĩ, tươi đẹp của cảnh sắc vùng cao ấy còn được tạo nên bởi hình ảnh những dòng suối của làng: “Từ đồng ruộng nhìn vào, những dòng khe
um tùm cây xanh trông thật sướng mắt Nước thác trên cao dội xuống làn đá rồi lại từ làn đá trong rừng tuôn ra đồng trong veo, mát lạnh”[21, tr 493] Đó là
“dòng khe um tùm cây, ào ào nước thác, dòng khe với những mạch ngầm chảy trong và ngọt chỉ hứng một lúc là đầy ắp ống bắng vác về…”[21, tr 494] Những câu văn mượt mà đã vẽ ra trước mắt bạn đọc một bức tranh thiên nhiên tươi mát với dòng khe có những thác nước được dội từ trên cao xuống, để rồi từ
đó nó tuôn ra những dòng nước thanh khiết, mát lành và đứng trước nó, con người có một cảm giác khoan khoái, dễ chịu biết nhường nào
Nếu Mã A Lềnh dành ngòi bút của mình khắc họa vẻ đẹp của dòng suối Mường Tiên, Cao Duy Sơn đắm say trong dòng thác Phja Bjooc đổ nước trắng xóa: “Triệu triệu những bụi nước từ dòng thác như tấm lưới khổng lồ tung lên trời cao, rồi trùm xuống vạn vật cách nó cả vài trăm thước” [34, tr 442], thì Hà
Lâm Kỳ lại dành trọn tình cảm của mình cho Suối làng yêu dấu Con suối ấy,
“đổ từ vách núi suốt ngày suốt tháng nghe rào rào” Trên đỉnh ngọn thác có cây
đa to cành lá xum xuê”, “thác cây đa chảy dốc và mạnh Thật lạ, hai bên sườn núi thì toàn là đất thịt chỉ có dõng khe là đá, những tảng đá đen đá làn to bằng cái bịch nước trong vắt, cá rứn, cá trê đồi lấp ló dưới ngách đá”[21, tr 439] Cũng có khi nó trở nên hiền hòa, thơ mộng: “Mùa khô, dòng suối trong vắt, êm đềm trôi vào các ngóc ngách của ruộng làng, phả hơi mát vào từng khóm lúa, từng gốc cam”[21, tr 491] Và bởi “mùa này không ai cày cấy nên con suối
Trang 40làng nước trong veo, từng hạt cát vàng vàng sẫm sẫm nằm ngâm mình đời này qua đời khác dưới làn nước trong vắt Những chú tôm rong bé tí bò đi bò lại, cả những chú tép, cú cá bống nhỏ con chả sợ gì người cứ lượn lượn đớp đớp vào
bàn chân trẻ con” [21, tr 410] Dưới ngòi bút của Hà Lâm Kỳ dường như
những con suối ấy trở nên đẹp đẽ, thơ mộng và gắn bó, thân thiện với cuộc sống con người nơi đây, nhất là với những chủ nhân nhí
Bên cạnh đó, thiên nhiên vùng cao mang nét hùng vĩ, tươi đẹp bởi đó còn
là thế giới của những loài hoa, bạt ngàn hoa: “Tháng giêng hai, sau những ngày mưa xuân, trời trở nên khô ráo, rừng bạt ngàn hoa, ven suối, dọc đường rồi quanh nhà, đủ cá loại hoa, hoa nào cũng thơm, hoa nào cũng hấp dẫn bởi màu sắc riêng” [21, tr 381] Và mỗi loài hoa lại mang một ý nghĩa riêng trong tâm thức của người dân miền núi “Hoa ban là thân phận của một người con gái Thái được trời hóa kiếp đấy con ạ, nên lúc nào hoa cũng trong trắng và mềm mại”[21, tr 387] Còn hoa gió, “tháng chạp ta hoa gió bắt đầu nở, “trắng đồi
những bàn tay úp, sương sa lóng lánh ống đài”, là loài hoa mà họ chọn để thờ,
loài hoa chứa đựng ý nghĩa tâm linh sâu sắc Chọn hoa gió, phải chọn “những
chùm có bầu to, nụ hồng, chỉ nhìn đã thấy thơm cả mắt mũi rồi” Sau đó họ
“ngả cây chuối ngự bằng bắp đùi, cắt ngang mấy khúc, mỗi khúc chỉ hai mươi phân, cắm hoa gió vào cái “bát” chuối ngự rồi đặt lên xó mà thờ tổ tiên bên họ nội, bên họ ngoại, đặt ở bàn thiên thờ trời, đặt ở bàn long mạch thờ đất, đặt cả ở ngoài miếu thờ thần núi rừng”[21, tr 388] Rõ ràng, hoa không chỉ thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn ẩn chứa cả tâm thức, nếp sống trọng tình nghĩa của con người miền núi
Ngoài hoa ban, hoa gió, thiên nhiên vùng núi cao còn ngập tràn vẻ đẹp của vô số loài hoa “như hoa coong, hoa gạo, hoa chuối rừng đỏ sẫm, hoa bươm bướm, hoa tàng lang cánh trắng tinh nhưng ống nụ lại xòe vàng như ngôi sao nhỏ xíu; hoa kè thì lại gần giống như hoa núc nác mà thơm ngát rừng, rồi hoa đùm đũm đỏ tươi, hoa mua hoa sim tím dịu dàng, hoa anh túc lung linh năm
sắc, hoa bồng bồng ngào ngạt” [21, tr 388] Một thiên nhiên được vẽ lên bởi vẻ