1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thế giới nghệ thuật truyện ngắn võ thị xuân hà

117 1,1K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 597,5 KB

Nội dung

Điềunày đã được ghi nhận qua khá nhiều giải thưởng mà chị được trao trong suốt những năm vừa qua: Tặng thưởng Cuộc thi truyện viết cho thiếu nhi, tập Chiếc hộp gia bảo NXB Kim Đồng - 199

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

1.1 Thế giới nghệ thuật là khái niệm chỉ tính chỉnh thể của sáng tác

nghệ thuật (một tác phẩm, một loại hình tác phẩm, sáng tác của một tác giả,một trào lưu) Bản thân nó nhấn mạnh rằng sáng tác nghệ thuật là một thế giớiriêng được sáng tạo ra theo các nguyên tắc tư tưởng, khác với thế giới thực tạivật chất hay thế giới tâm lí của con người, mặc dù nó phản ánh các thế giới

ấy Tìm hiểu tác phẩm văn học qua góc nhìn thế giới nghệ thuật sẽ tránh đượccách đánh giá theo lối đối chiếu giản đơn giữa các yếu tố hình tượng với cácyếu tố sự thực đời sống riêng lẻ, mà phải đánh giá trong chỉnh thể của tácphẩm, xem xét tính chân thực của tư tưởng chỉnh thể của tác phẩm so vớichỉnh thể hiện thực Hướng nghiên cứu này sẽ giúp chúng ta khám phá đượcmột cách toàn vẹn vẻ đẹp của tác phẩm văn chương từ nội dung và đặc biệt làhình thức nghệ thuật – thứ phân biệt nó với các loại hình nghệ thuật cũng nhưcác dạng văn bản ngôn từ khác

1.2 Văn học Việt Nam từ sau năm 1975, đặc biệt là từ Đại hội Đảng VI(1986) đã có những bước chuyển mình to lớn về mọi mặt Góp phần khôngnhỏ vào sự thành công này phải kể đến một đội ngũ ngày càng đông đảo cácnhà văn nữ Trong số họ có không ít người đã sống và sáng tác từ trước năm

1975 như: Dạ Ngân, Lê Minh Khuê,…Nhưng đặc biệt phải kể đến một sốlượng ngày càng lớn những cây bút nữ trưởng thành và sáng tác sau năm

1975, nhất là từ năm 1986 trở đi Có thể nhắc đến những cái tên nổi bật nhưNguyễn Thị Thu Huệ, Thùy Dương, Trầm Hương, Võ Thị Hảo, Võ Thị Xuân

Hà hay những tác giả còn rất trẻ sau này là Đỗ Hoàng Diệu, Nguyễn Ngọc

Tư, Di li, … Chính họ đã góp phần rất quan trọng cho những thành công củavăn học Việt Nam thời kỳ đổi mới với sự tìm tòi đổi mới không ngừng từ đềtài, chủ đề đến cách thức thể hiện

Trang 2

1.3 Võ Thị Xuân Hà hiện nay thuộc trong số những cây bút nữ tiêubiểu của văn học Việt Nam đương đại Dù mới chỉ xuất hiện trên văn đàn vàocuối những năm tám mươi của thế kỉ trước, nhưng với niềm đam mê vănchương cháy bỏng và một năng khiếu vốn có, hiện nay chị đã có một sự

nghiệp sáng tác khá dày dặn với hai cuốn tiểu thuyết đã xuất bản là Tường

Thành và Trong nước giá lạnh được dư luận đánh giá khá cao, một tập truyện

dài: Chuyện ở rừng sồi (NXB Trẻ - 1998, NXB Kim Đồng – 1999); nhưng đặc biệt phải kể đến hàng chục tập truyện ngắn của chị như: Vĩnh biệt giấc

mơ ngọt ngào (NXB Văn học – 1992), Bầy hươu nhảy múa (NXB Văn học –

1994), Cổ tích cho tuổi học trò (NXB Kim Đồng – 1994), Chiếc hộp gia bảo (NXB Kim Đồng – 1997), Kẻ đối đầu (NXB Hội nhà văn – 1998), Giá nhang

đèn và những chuyện khác (NXB Hà Nội – 1999), Màu vàng thần tiên ( NXB

Kim Đồng - 2001), Truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà (NXB Phụ nữ - 2002),

Chuyện của con gái người hát rong (NXB Hội nhà văn – 2006), Thế giới tối đen (NXB Phụ nữ - 2008), Cái vạc vàng có đòn khiêng bằng kim khí (NXB

Hội nhà văn – 2009), Tiếng gà gáy trong rừng hoa arui (NXB văn hóa –

Thông tin – 2010) Trong số này phải kể đến những tác phẩm đã được độc giả

và giới phê bình văn học đánh giá cao như các truyện ngắn Đàn sẻ ri bay

ngang rừng, Lúa hát, Hội đồng quản lí, Nhưng không chỉ dừng ở số lượng,

cộng với thái độ làm việc nghiêm túc, Võ Thị Xuân Hà đã ngày càng địnhhình cho mình một phong cách riêng nhưng vẫn có sự tìm tòi, đổi mới Điềunày đã được ghi nhận qua khá nhiều giải thưởng mà chị được trao trong suốt

những năm vừa qua: Tặng thưởng Cuộc thi truyện viết cho thiếu nhi, tập

Chiếc hộp gia bảo (NXB Kim Đồng - 1996), Giải sách hay của NXB Hội nhà

văn với tập Kẻ đối đầu (1998), giải nhất Truyện ngắn Báo Thiếu niên với truyện ngắn Bạn rừng (2001), giải khuyến khích của Hội nhà văn Việt Nam cho tiểu thuyết Tường Thành (2005), giải nhất Cuộc thi sáng tác truyện ngắn

và ký về Người chiến sĩ công an Hà Nội vì Thủ đô bình yên, vì nhân dân phục

vụ với truyện ngắn Mặt trời ở lại (2010), đặc biệt là giải B của Hội LHVHNT

Việt Nam với tập Truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà (2003) Ngoài ra còn phải kể

đến nhiều tác phẩm của Võ Thị Xuân Hà được chính chị chuyển thể sang thể

Trang 3

loại kịch bản điện ảnh và đã được ghi nhận với những giải thưởng: Giải CKịch bản điện ảnh của Hãng phim truyện Việt Nam (1997), giải khuyến khíchKịch bản điện ảnh 2000 của Cục điện ảnh Việt Nam (1999), giải khuyếnkhích Kịch bản điện ảnh của Cục điện ảnh (2002).

Như trên đã nói, ngoài một tập truyện dài và hai cuốn tiểu thuyết đãxuất bản, Võ Thị Xuân Hà chủ yếu sáng tác truyện ngắn Và cũng chính thểloại này đã đem lại thành công hơn cả cho chị (Với những giải thưởng như

đã nói ở trên) Ở Xuân Hà có cái đằm thắm, tinh tế của người phụ nữ gốcHuế, cái nhân hậu của một người vốn xuất thân là giáo viên, cái sắc sảo củamột nhà báo chuyên nghiệp, tầm bao quát, khả năng tổ chức nghệ thuật củamột nhà biên kịch điện ảnh, cộng với tài năng và tình yêu với nghề, tất cảnhững điều này đã góp phần tạo nên những trang viết ấn tượng, tạo được sựhấp dẫn của chị Đọc văn chị ta thấy một hiện thực cuộc sống bề bộn với sựtrộn lẫn của những gam màu sáng tối Điều chú ý nữa là những nội dung trênđược thể hiện bằng một văn phong vừa tinh tế, giản dị lại cũng không kémphần bạo liệt Cộng với đó là sự đổi mới không ngừng về đề tài, cảm hứnglẫn bút pháp,…Tất cả những điều này đã tạo nên một Võ Thị Xuân Hà vớinhững nét riêng khó lẫn trong dòng chảy chung của mảng truyện ngắn củavăn học nước nhà

Vì những lí do trên, người viết chọn đề tài Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà với mục đích tìm hiểu một cách tường tận hơn những

giá trị nghệ thuật trong truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà để phần nào thấy đượcnhững nét đặc sắc của cây bút này, qua đó ghi nhận sự đóng góp của chị chomảng truyện ngắn nói riêng và cho nền văn học nước nhà nói chung

2 Lịch sử vấn đề

Võ Thị Xuân Hà chính thức bước vào nghề với tập truyện ngắn Vĩnh

biệt giấc mơ ngọt ngào (NXB Văn học – 1992), cũng từ đây, dấu ấn sáng tác

của chị trong lòng độc giả và giới phê bình ngày càng rõ nét Điều này được

Trang 4

thể hiện qua một loạt các bài phê bình về truyện ngắn (cũng như các sáng tácnói chung) của chị trên các báo viết, báo mạng.

Cảm nhận về sáng tác của Võ Thị Xuân Hà, tác giả Hàn Thủy Giang

trong bài Võ Thị Xuân Hà – Người sống trên đất lặng lẽ (Vietbao.com,

10/2/2003) cho rằng một nguyên nhân quan trọng khiến cho truyện của chịhấp dẫn chính là dấu ấn chủ quan của tác giả trong sáng tác: “Nghĩ về chị tôi

cứ nghĩ đến một người sống trên đất mà như đi trên dây, tất nhiên không phảiđang làm xiếc Nếu đứng lại nhìn ngó xung quanh sẽ ngã lộn cổ Bởi vậy chị

cứ đi, đi một cách đầy chủ quan, vì nếu chị khách quan – đó sẽ là một cú ngã

Và có lẽ tôi yêu mến chị, yêu văn chị chính bởi vì nét chủ quan ấy” Cũngnhận xét về phong cách sáng tác của Xuân Hà, nhưng đi sâu hơn vào đặcđiểm nội dung, Hàn Thủy Giang khẳng định vẻ đẹp của lòng nhân hậu: “Cómột điều, tôi nghĩ, đã giúp văn của chị được người ta chú ý Đó là chị đã tìmđược cách thể hiện tình nhân ái qua những chi tiết nhỏ, tinh tế, những chi tiếtđôi khi nhiều người không chú ý tới”

Để tạo ấn tượng lâu dài trong lòng độc giả, một yếu tố quan trọng với

nhà văn là phải tạo được bầu không khí riêng trong sáng tác của mình Xét ở điểm này, nhà báo Thu Hà trong bài Mong được là chính mình (36, tr369) cho

rằng truyện của Võ Thị Xuân Hà mang một vẻ riêng thật đa dạng mà hấp dẫn:

“Đậm đà và duyên dáng, cay nghiệt và dịu dàng: trần trụi khắc nghiệt và mơmộng, hư ảo…”

Trong bài Võ Thị Xuân Hà: Viết để đỡ đau đớn hơn khi nhìn thực tế

(Vietbao.com, Tháng 8, 2003), tác giả Hiền Hòa đã nhấn mạnh ở truyện ngắnXuân Hà có một sự đa dạng với những chiều đối lập thật thú vị: “Những trangviết của chị cũng lóng lánh y hệt một thứ nhà gương mà người ta có thể nhậndiện đủ loại gương mặt mình, để rồi lúc thì bật cười, lúc lại sợ hãi” Và đi sâuhơn Hàn Thủy Giang, Hiền Hòa còn khẳng định: “Thế giới nhân vật của chịchủ yếu là những người đàn bà (…) Những người đàn bà của Võ Thị Xuân

Hà dù ngoan ngoãn hay vụng trộm, phá phách cũng đều có một đặc điểm

Trang 5

giữa thực tại và mộng tưởng Họ xáo trộn giữa cái tốt và cái xấu, đầy lòng vịtha nhưng cũng ích kỷ, rất tự tin nhưng cũng dễ bị cám dỗ Bởi họ bị ám ảnhbởi một quá khứ mông lung, một tương lai đầy bất trắc”

Cũng nói về hình tượng nhân vật phụ nữ trong sáng tác Võ Thị Xuân Hà,

tác giả Hà Phạm Phú trong bài Ngôi nhà gương của Võ Thị Xuân Hà (22) có

viết: “Những người đàn bà của Võ Thị Xuân Hà không có một làng quêchung rõ rệt, kẻ thì ở miền biển người thì ở miền rừng, người thì trong thànhphố Những người đàn bà ấy cười nói, đi đứng, yêu đương vụng trộm, sungsướng và căm giận không hiểu sao lại làm cho lòng ta xáo động, đánh thứcnỗi buồn chìm sâu và ngủ yên trong đáy tim mình từ bao năm, êm ái lan toả,thấm dần vào từng huyết quản” Và “Thế giới đàn bà của Hà là một thế giớiriêng, không lẫn vào ai Những người đàn bà của chị hình như cũng là sự xáotrộn giữa cái tốt và cái xấu, đầy lòng vị tha nhưng cũng ích kỷ, rất tự tinnhưng cũng dễ bị cám dỗ, sống yên phận nhưng lại không chịu yên với sốphận đã an bài Một người phụ nữ là một bí ẩn”

Nhà văn Võ Thị Xuân Hà từng khẳng định: “Trẻ thì phải có tính khai

phá, thử nghiệm” (Thể thao và Văn hóa, 16-10-2009) Nói về tuổi đời, chị quả

thực cũng không thể được gọi là trẻ nữa, nhưng nhiệt tình sáng tạo, tự làmmới mình thì lúc nào cũng hừng hực ở người phụ nữ này Điều đó đã đượcnhà phê bình văn học Hạnh Đỗ khẳng định khi đề cập đến một trong những

tác phẩm rất đáng chú ý trong văn nghiệp của Võ Thị Xuân Hà – Cà phê yêu

dấu Theo Hạnh Đỗ “Truyện ngắn này cũng mở đầu cho một giai đoạn sáng

tác mới của Võ Thị Xuân Hà: lời văn dễ thương, những câu chuyện nhẹnhõm, đời thường và lâng lâng những mối tình tưởng chỉ chạm nhẹ tay là vỡ.Tuy nhiên cũng là một giai đoạn sống và sáng tác kiệt lực với những tác phẩm

đa chiều về lối viết và có ma lực hấp dẫn người đọc, đôi truyện đến độ kỳ ảo,

hấp dẫn đến rùng mình (như chùm 3 phần của truyện ngắn Chuyện của con

gái người hát rong (24) Tuy vậy, sáng tạo nhưng Xuân Hà vẫn giữ được

những nét riêng vốn có của mình Về điểm này, dịch giả, nhà phê bình Cao

Trang 6

tính chất điềm đạm có phần trầm lắng như tôi đã đề cập lúc trước, và cách thểhiện, lối viết vẫn nhất quán ở các điểm: luôn tìm câu chuyện để kể, kể bằngcác hình thức suy lý, đi kèm nhiều nhận xét, và tìm cách sắp đặt các chi tiết.Việc sắp đặt này những khi thành công sẽ tạo được các hiệu ứng thẩm mỹ tốt

ở người đọc Hiện tượng này nổi bật ở một số truyện sau này như Chuyện của

con gái người hát rong, Không khóc ở Seoul, và đặc biệt thành công ở Đàn sẻ

ri bay ngang rừng Cuối cùng, Cao Việt Dũng khẳng định: “Đặc trưng cho

cách viết của Võ Thị Xuân Hà là một giọng văn điềm đạm, nhiều nhận xét, íttình cảm, đậm nét cay đắng”

Nhận xét về những tập truyện của Xuân Hà, tác giả Thủy Bình khi giới

thiệu tập Cái vạc vàng có đòn khiêng bằng kim khí của nhà văn có cho rằng:

“Nếu so với những Tường thành, Trong nước giá lạnh thì Cái vạc vàng có

đòn khiêng bằng kim khí dường như ít đời thường, lạ hơn, ma quái hơn Ngay

cả trong những mẩu chuyện có vẻ bề ngoài rất bình thường, rất đời sống,người ta vẫn cảm thấy đâu đó ý vị liêu trai, kỳ ảo Nhiều truyện phảng phất

hình ảnh nhà chùa, sư thầy và triết lý Phật giáo như Ngàn xanh và gió, Cái

vạc vàng có đòn khiêng bằng kim khí Có những truyện nhưng nhức trước

những mảnh đời thương tâm như Ngọa sinh, Đô hội, Mây giăng Có truyện

đi sâu vào đời sống tâm linh nhưng cũng có những mẩu ghi chép lại sự nhạtnhẽo của đời sống tinh thần con người trong thời đại thống trị của vật chất:

Xin lỗi em, Mùa xuân nghiêng” (http://www.ebookmore.com) Cũng trong bài

viết, theo Thủy Bình, ở tập truyện này, Xuân Hà đã thể hiện một phong cáchkhác lạ có sự sáng tạo so với chính mình: “Trong các tác phẩm trước, chị lýgiải nguyên nhân này bằng tham vọng, bằng sự xô đẩy của cuộc đời Nhưngtrong tập truyện ngắn này, nhà văn nhìn sâu vào những bí ẩn của thế giới tâmlinh, của những thế lực vô hình đeo bám đời sống con người Và thế giới tâmlinh chưa bao giờ là dễ lý giải”

Khi giới thiệu cuốn Thế giới tối đen của Võ Thị Xuân Hà, tác giả

Thanh Huyền nhận định về nghệ thuật: “Phần hấp dẫn của tập truyện là cách

Võ Thị Xuân Hà sử dụng ngôn từ kể chuyện và ngôn từ đối thoại Câu chữ

Trang 7

của chị ngắn gọn, nhiều thông tin, không hề có ý định làm văn” Còn về

phương diện nội dung chị cho rằng: “Phần sáng của thế giới tối đen đó chính

là những nhân cách người, những gì tốt đẹp còn sót lại sau những thăng trầmcủa cuộc sống Nhà văn không lạc quan hóa, không ảo tưởng hay biện giải gìcho những con người ít nhiều đã lầm lạc Nhưng chị nhận thấy rằng, họ vẫn

mong một công việc chân chính (Con đường vô tận), một mái ấm gia đình (Thiên thần nhỏ), một người con nối dõi (Cõi người) Và đó, ít nhất, đều là

những ước mơ hướng thiện” (http://evan.vnexpress.net)

Trẻ em là đề tài có sức thu hút rất lớn với Võ Thị Xuân Hà khi chị đã

có đến ba tập truyện ngắn Gần nhất là tập Tiếng gà gáy trong rừng hoa arui.

Trong phần giới thiệu về tập truyện này, tác giả Lê Huệ cho rằng một trongnhững điểm đáng chú ý hơn cả là ở “Cách kể chuyện tự nhiên, nhẹ nhàng, dễhiểu, cùng với cốt truyện giản đơn, và sự thấu hiểu cuộc sống nơi núi rừng,sông nước, đặc biệt là thấu hiểu tâm lí trẻ con của tác giả khiến cho nhữngcâu chuyện gần gũi, dễ thương như chính các nhân vật đó” (evan.Baomoi.com

- 28/07/2010)

Trong sự nghiệp sáng tác khá dày dặn của Võ Thị Xuân Hà, Lúa Hát là

một truyện ngắn tiêu biểu và gây được sự chú ý nhiều của giới phê bình vàđộc giả Nhận xét về thiên truyện này, nhà lý luận, phê bình Văn Giá có nói:

“Lúa Hát là một áng văn đẹp Câu chuyện về một phụ nữ nông dân chân chất

hồn hậu với gia đình của mình, với tục lệ của làng quê gắn bó với đồng lúa.Cuộc đời của họ dung dị như đất và lúa” Và theo Văn Giá, truyện ngắn nàyhấp dẫn không chỉ bởi sự trong sáng của nội dung mà còn bởi cái hồn riêng

mà Xuân Hà tạo ra cho tác phẩm: “Lúa Hát với không khí truyện và cách

dùng ngôn từ trong trẻo, đã tạo nên một tác phẩm về nông thôn Việt Namđiển hình.” Chính vì làm được điều này, nên theo quan điểm của nhà phêbình, tác giả họ Võ đã tạo nên một “kỳ tích”: “Nhiệm vụ của nhà văn là phải

làm đẹp cho câu chữ của dân tộc Võ Thị Xuân Hà, với Lúa Hát đã làm nên

được kỳ tích đó.” (18)

Trang 8

Còn nhà lý luận, phê bình sân khấu Trần Minh Phượng thì lại ấn tượngvới “chất Huế” trong sáng tác của Xuân Hà Và theo ông, điểm đặc sắc ấy thể

hiện rõ nhất qua chùm 3 phần của truyện Chuyện của con gái người hát rong Trần Minh Phượng cho rằng: “Khi đọc 3 truyện ngắn này, người đọc nhận ra

những tinh tế rất Huế trong văn chị Huế từ nếp nhà, đường phố, từ những cơnmưa dầm, từ lối nói… Nhưng điển hình nhất là chị đã phát hiện ra chất nghệ

sĩ dân gian trong hình ảnh cha và con người hát rong Câu chuyện nhân tìnhthế thái đằm sâu, dữ dội, khiến người đọc như thực sự đắm mình trong khônggian đa chiều mà chị đã lột tả qua những hình ảnh nhân vật và số phận bithương của họ” (18)

Cũng trong bài viết trên, nhà phê bình trẻ Cao Việt Dũng lại chú ý đến

truyện ngắn Đàn sẻ ri bay ngang rừng, một sáng tác thời kì đầu nhưng có lẽ

là có giá trị nhất tính đến nay trong sự nghiệp sáng tác của Võ Thị Xuân Hà.Theo Cao Việt Dũng, đây thực sự là một tác phẩm xuất sắc của tác giả và mộtđiểm khiến anh chú ý nhất đó là nghệ thuật sử dụng màu sắc của nhà văn: “Ởđây là sự tương phản giữa màu đỏ với các màu khác như màu xanh và màutrắng, như một ẩn dụ và sự báo trước không khí của toàn truyện Kết cấutruyện rất cổ điển, với sự lặp lại các cảnh, mỗi lần lặp lại có một dụng ý riêng,càng về cuối tốc độ và sự căng thẳng càng được đẩy cao lên, nhưng đến kếtcục lại buông xuống, chùng xuống với cảnh bắn chim sẻ được lặp lại” Chínhviệc sử dụng màu sắc trong sự tương phản như một ẩn dụ này đã góp phầnđem đến thành công cho tác phẩm

Có thể khẳng định, những ý kiến của các nhà phê bình, nghiên cứu vănhọc như đã dẫn ở trên đã đề cập đến rất nhiều phương diện đặc sắc trong tácphẩm của Võ Thị Xuân Hà Tuy nhiên, hầu hết các nhà phê bình, nghiên cứuvăn học trên mới chỉ đề cập đến một số khía cạnh hoặc một sáng tác cụ thểcủa nhà văn mà chưa có một công trình nghệ thuật nào nghiên cứu và hệthống được những đặc điểm nổi bật trong thế giới nghệ thuật truyện ngắn VõThị Xuân Hà hay đánh giá một cách tổng quát về sự nghiệp sáng tác của tácgiả này Đây chính là khoảng trống mà đề tài của người viết hướng tới Tuy

Trang 9

vậy, vẫn có thể khẳng định những bài viết đã nêu trên là những gợi ý rất quýbáu cho người viết trong quá trình thực hiện luận văn này.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính là Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Võ Thị

Xuân Hà với các vấn đề cơ bản: Cảm hứng nghệ thuật trong truyện ngắn Võ

Thị Xuân Hà, quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Võ ThịXuân Hà, một số đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là truyện ngắn của nhà văn Võ Thị Xuân

Hà Tuy nhiên, do riêng về mảng truyện ngắn, Võ Thị Xuân Hà đã có một

khối lượng lớn với hơn mười tập (Như đã liệt kê ở phần Lý do lựa chọn đề

tài) nên trong khuôn khổ chuyên luận này, người viết sẽ chỉ tập trung vào một

số tập truyện sau:

Truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà (NXB Phụ nữ - 2002).

Chuyện của con gái người hát rong (NXB Hội nhà văn – 2006).

Thế giới tối đen (NXB Phụ nữ - 2008).

Cái vạc vàng có đòn khiêng bằng kim khí (NXB Hội nhà văn – 2009)

Hơn nữa, để có một cái nhìn bao quát, trọn vẹn về thế giới nghệ thuậttrong truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà, người viết có liên hệ, so sánh với thể loạitiểu thuyết của nhà văn cũng như so sánh với truyện ngắn của một số các tácgiả cùng và khác thời

4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi chủ yếu sử dụng một số phươngpháp nghiên cứu sau đây:

4.1 Phương pháp thống kê, phân loại

Trang 10

Phương pháp này sẽ giúp việc tìm hiểu, phân loại các kiểu loại nhânvật, cốt truyện, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật khi nghiên cứu thếgiới nghệ thuật trong truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà.

4.2 Phương pháp phân tích, tổng hợp

Phương pháp này giúp cho việc nghiên cứu, tìm hiểu giá trị của cáchình tượng, sự kiện, chi tiết,…từ đó khái quát nên những đặc điểm chung vềgiá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật của các tác phẩm

4.3 Phương pháp lịch sử

Phương pháp này sẽ cho thấy những nét đặc trưng về nghệ thuật củatruyện ngắn Võ Thị Xuân Hà vừa có sự kế thừa so với truyền thống, nhưngcũng có nhiều cách tân để tạo nên dấu ấn riêng trong sáng tác của nhà văn

4.4 Phương pháp đối chiếu, so sánh

Phương pháp này nhằm làm nổi bật điểm chung và đặc biệt là điểmriêng, độc đáo trong truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà với các sáng tác của các tácgiả khác trong thời kỳ này về các mặt đề tài, chủ đề, nhân vật, không giannghệ thuật, thời gian nghệ thuật, giọng điệu nghệ thuật,…

5 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và thư mục tham khảo, nội dungluận văn gồm ba chương sau:

Chương I: Cảm hứng nghệ thuật trong truyện ngắn Võ Thị Xuân HàChương II: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà

Chương III: Một số phương diện nghệ thuật đặc sắc trong truyện ngắn

Võ Thị Xuân Hà

Chương I

Cảm hứng nghệ thuật trong truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà

Trang 11

1.Khái niệm cảm hứng nghệ thuật

Cảm hứng nghệ thuật, hay còn gọi là cảm hứng chủ đạo, là một khái

niệm đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử sáng tác và nghiên cứu, phê bình vănhọc của nhân loại Và cũng chính vì vậy mà có rất nhiều cách hiểu về thuật

ngữ này Theo Từ điển thuật ngữ văn học (7, tr38) thì cảm hứng chủ đạo

(Cảm hứng nghệ thuật) là “Trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốttác phẩm nghệ thuật, gắn liền với một tư tưởng xác định, một sự đánh giá nhấtđịnh, gây tác động đến cảm xúc của những người tiếp nhận tác phẩm” Sựđánh giá ở đây được thể hiện qua thái độ của tác giả khi ngợi ca cái tốt, cảmthông với sự bất hạnh, căm thù, phê phán, mỉa mai cái xấu Còn với Bê-lin-xki - nhà lý luận văn học Xô Viết – ông cũng đã nhận thức được vai trò quantrọng của cảm hứng nghệ thuật trong sáng tạo văn học nghệ thuật Ông coicảm hứng nghệ thuật là “điều kiện không thể thiếu được của việc tạo ra nhữngtác phẩm đích thực, bởi nó “biến sự chiếm lĩnh thuần tuý trí óc đối với tưtưởng thành tình yêu đối với tư tưởng, một tình yêu mạnh mẽ, một khát vọngnhiệt thành”(7, tr39) Có nghĩa là nhờ có cảm hứng nghệ thuật mà văn bảnngôn từ biến thành một tác phẩm nghệ thuật ngôn từ theo đúng nghĩa của nó,tức là ngoài tính hình tượng ra thì nó còn có những tư tưởng, xúc cảm thẩm

mỹ Đây chính là điều kiện tiên quyết phân biệt tác phẩm văn học với các vănbản ngôn từ thuần túy khác

Cũng như một số khái niệm khoa học khác, khái niệm cảm hứng nghệthuật có quá trình hình thành, phát triển và sự giới hạn nội hàm nhất định

“Thuật ngữ cảm hứng chủ đạo (cảm hứng nghệ thuật) lúc đầu chỉ yếu tố nhiệttình, say sưa diễn thuyết, sau chỉ trạng thái mê đắm khi xuất hiện tứ thơ Vềsau lý luận văn học xem cảm hứng chủ đạo là một yếu tố của bản thân nộidung nghệ thuật, của thái độ tư tưởng xúc cảm ở nghệ sĩ đối với thế giới được

mô tả” (7, tr39) Như vậy, cảm hứng chủ đạo đã ngày càng thâm nhập sâu vàothế giới nghệ thuật song song với quá trình điều chỉnh nhận thức của khoa học

Trang 12

lý luận văn học Cụ thể, cảm hứng nghệ thuật tối kỵ thể hiện thành nhữngphát ngôn trực tiếp trong tác phẩm mà nó chính là thứ tình cảm vô hình khiđộc giả bằng sự nhập tâm trọn vẹn vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm mànhận ra Tức, cảm hứng nghệ thuật có thể ẩn mình trong thế giới nhân vật, cốttruyện với hệ thống các sự kiện, chi tiết, qua thời gian nghệ thuật, không giannghệ thuật, ngôn ngữ trần thuật, hình tượng tác giả - người kể chuyện,…

Việc tìm hiểu cảm hứng nghệ thuật trong văn học nghệ thuật là mộttrong những hướng tiếp cận nội dung tư tưởng tác phẩm thường được các nhànghiên cứu, phê bình văn học cũng như rất nhiều độc giả vận dụng từ xưa đếnnay Song, từ việc tìm hiểu cảm hứng nghệ thuật đi đến những nhận xét vềmối quan hệ giữa nó với các yếu tố nội dung, hình thức tác phẩm, đến việcphát hiện sự biến đổi có tính quy luật của cảm hứng nghệ thuật giữa các chuỗitác phẩm, các bộ phận tác phẩm là một trong những hướng đi còn mới mẻ.Hơn nữa, đến nay, không ít người còn ngộ nhận, cảm hứng nghệ thuật chỉ cóvai trò quan trọng với mảng trữ tình (đặc biệt là thơ) Kỳ thực không phải vậy,đặc biệt với truyện ngắn, cảm hứng nghệ thuật cũng có một vai trò hết sứcquan trọng Bởi nếu tiểu thuyết thường phản ánh cả cuộc đời một con ngườivới rất nhiều sự kiện, biến cố, trong một không gian rộng lớn thì truyện ngắn,với đặc điểm dung lượng ngôn từ hạn chế của nó, thường chỉ nói đến một

khoảnh khắc, một lát cắt trong cuộc đời nhân vật Truyện càng ngắn thì đòi

hỏi tính cô đúc, dồn nén càng cao Vì vậy, cảm hứng nghệ thuật sẽ đóng vaitrò quan trọng để tạo nên một cấu trúc nghệ thuật hoàn chỉnh cả về nội dung

và nghệ thuật

2 Cảm hứng nghệ thuật trong văn học Việt Nam sau 1986

Như chúng ta đã biết, thời kỳ 1945-1975 là một giai đoạn đặc biệt củalịch sử dân tộc khi vận mệnh đất nước bị đặt trong tình thế vô cùng nguy cấp

Để cứu nước, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là thực hiện một cuộc

kháng chiến mang tính toàn dân, toàn diện và trường kỳ Văn học cũng là một mặt trận và nhà văn là nhà văn – chiến sĩ Vũ khí của nhà văn chính là ngọn

Trang 13

xoay chế độ/ Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền” Cũng vì những nguyênnhân này mà văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975 có những đặc điểm rấtriêng: Đó là một nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa,gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước; nền văn học hướng về đạichúng; nền văn học mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn Tómlại, nền văn học này tuyệt đối hóa vai trò, quyền lợi của cộng đồng Và cũng

vì vậy, cảm hứng sử thi đóng vai trò tuyệt đối Đọc sáng tác của các nhà văntrong thời kỳ này, ta sẽ thấy rất rõ điều đó

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộcchống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai giành được thắng lợi hoàn toàn, đất nướcthống nhất Nhưng hoàn cảnh thời bình này lại nảy sinh những vấn đề mới vôcùng phức tạp mà thời chiến tranh không có Bên cạnh đó, từ năm 1975 đến

1985, do hậu quả chiến tranh cùng sự khủng hoảng của hệ thống XHCN ởĐông Âu và Liên Xô nên đất nước ta lại gặp những khó khăn rất lớn mà chủyếu về mặt kinh tế Tình hình này đặt ra một yêu cầu cấp thiết là phải đổi mới

Nghị quyết của Đại hội VI (năm 1986) đã chỉ rõ đổi mới là nhu cầu bức thiết,

là vấn đề có ý nghĩa sống còn của dân tộc Từ năm 1986, với công cuộc đổi

mới do Đảng cộng sản lãnh đạo, kinh tế đất nước từng bước chuyển sang nềnkinh tế thị trường, văn hóa cũng có điều kiện tiếp xúc rộng rãi với nền vănhóa nhiều nước trên thế giới Hiện thực cuộc sống mới này là nguồn đề tài thú

vị để các nhà văn khám phá Hơn nữa, về mặt tư tưởng, họ lại được “cởi trói”

bởi Báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VI đã khẳngđịnh người nghệ sĩ được quyền và có nhiệm vụ “nhìn thẳng vào sự thật, đánhgiá đúng sự thật, nói rõ sự thật” Tất cả những yếu tố trên góp phần làm chovăn học Việt Nam thời kỳ này có sự đổi mới thật toàn diện: “Nhìn chung, văn

học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX đã vận động theo hướng dân

chủ hóa, mang tính nhân bản, nhân dân sâu sắc Văn học phát triển đa dạng

hơn về đề tài, chủ đề; phong phú và mới mẻ hơn về thủ pháp nghệ thuật Vănhọc giai đoạn này đã đề cao cá tính sáng tạo của nhà văn, đổi mới cách nhìnnhận, cách tiếp cận con người và hiện thực đời sống, đã khám phá con người

Trang 14

trong những mối quan hệ đa dạng và phức tạp, thể hiện con người ở nhiểuphương diện đời sống, kể cả đời sống tâm linh Cái mới của văn học giai đoạnnày là tính chất hướng nội, quan tâm nhiều hơn đến những số phận cá nhântrong hoàn cảnh phức tạp, đời thường”(9, tr17)

Riêng ở phương diện cảm hứng nghệ thuật, nếu văn học giai đoạn trướctập trung vào khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn với sự đề cao tínhcộng đồng thì văn học thời kì sau đổi mới lại tập trung vào một số cảm hứngchủ đạo như: cảm hứng bi kịch, cảm hứng thế sự, cảm hứng trào lộng, phêphán và cảm hứng triết luận

Sự xuất hiện của cảm hứng bi kịch là một nét mới hoàn toàn của vănhọc Việt Nam thời kỳ này so với giai đoạn 1945 - 1975 Như đã nói, đó là kếtquả của những điều kiện mới trong một hoàn cảnh thực sự khác trước Khaithác cảm hứng bi kịch, các nhà văn trước tiên chú ý đến hậu quả của chiếntranh Chiến tranh bây giờ không chỉ được nhìn ở phương diện chiến thắng,hào hùng mà còn là những tổn thất rất lớn về tính mạng cũng như tinh thần

của con người (Cỏ lau, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành – Nguyễn

Minh Châu) Không những vậy, bi kịch thời hậu chiến gắn với bi kịch tìnhyêu, hôn nhân, hạnh phúc gia đình cũng vô cùng khốc liệt Nó khiến nhữngcon người vốn đã đổ bao xương máu cho đất nước có ngày độc lập, hạnh phúc

mà giờ đây bước vào thời bình chính họ lại không có được một cuộc sốnghạnh phúc riêng tư cho xứng với bao hi sinh của họ vì dân tộc Đó là những

người phụ nữ trong Bến không chồng (Dương Hướng), anh Giang Minh Sài trong Thời xa vắng (Lê Lựu) hay cô Quỳ ở truyện Người đàn bà trên chuyến

tàu tốc hành (Nguyễn Minh Châu) vốn đã cống hiến rất nhiều cho cuộc kháng

chiến của dân tộc, mà giờ đây khi chiến tranh đã đi qua, chính họ lại phải đauđớn, trăn trở với chính cuộc sống riêng đầy bất hạnh của mình Không chỉchiến tranh mới tạo ra bi kịch mà cuộc sống đời thường vốn rất nhiều phứctạp và lắm nỗi đa đoan cũng là nguồn cơn cho bao nỗi khổ đau của con người

Có những người không chỉ gặp bi kịch trong hôn nhân mà còn là bi kịch trong

Trang 15

nghề nghiệp, trong quan hệ với cấp trên, đồng nghiệp như nhân vật Tự trong

tiểu thuyết Đám cưới không có giấy giá thú của Ma Văn Kháng.

Sau 1975, nhất là từ 1986 trở đi, cảm hứng thế sự là mảnh đất màu

mỡ cho các nhà văn Việt Nam khai thác Có điều này, bởi giờ đây văn họctập trung khai thác sâu con người cá nhân trong cuộc sống đời thường vớinhững mưu sinh khó nhọc, những toan tính nhiều khi rất nhỏ nhen, tủnmủn Và cũng chính từ đây làm nảy sinh những nghịch cảnh trái ngang màthật hài hước Điều này khiến cho con người được nhìn nhận một cáchchính xác và toàn diện hơn, thật hơn Nói như Nguyễn Minh Châu, bên

trong con người vừa có phần thiên thần lại vừa có cả phần ác quỷ Những điều này ta thấy rất rõ khi đọc các tác phẩm của Nguyễn Khải ( Lạc thời,

Nắng chiều, Một người Hà Nội,…), Nguyễn Huy Thiệp (Không có vua, Những người thợ xẻ,…), Nguyễn Minh Châu (Chiếc thuyền ngoài xa, Khách ở quê ra, Phiên chợ Giát).

Văn học giai đoạn 1945 – 1975 là văn học mang khuynh hướng sử thinên giọng điệu trang nghiêm, thành kính chiếm ưu thế Nhưng sau năm 1975,đặc biệt từ năm 1986 trở đi, cảm hứng trào lộng xuất hiện với mức độ ngàycàng đậm đặc Nguyên nhân của hiện tượng này là do tính dân chủ trong vănhọc đã được đề cao, các nhà văn có thể tự do thể hiện quan điểm cá nhân củamình về tất cả các vấn đề trong xã hội, trong đó có cả những vấn đề trước kia

bị coi là cấm kị, nhạy cảm Điều này đã được Nguyễn Khải, Nguyễn Huy

Thiệp, Lê Lựu hay Hồ Anh Thái thể hiện một cách đầy ấn tượng

Cảm hứng triết luận cũng được các nhà văn sau 1975 chú ý Có những

người bộc lộ trực tiếp điều này trong tác phẩm như Nguyễn Khải (Lạc thời,

Luật đời, Gặp gỡ cuối năm,…), còn nhiều nhà văn khác như Nguyễn Huy

Thiệp, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Thị Thu Huệ,… lại chọn cách thể hiệntrừu tượng, ẩn ý để người đọc cùng suy ngẫm

3 Cảm hứng nghệ thuật trong truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà

Trang 16

Như trên đã nói, Võ Thị Xuân Hà là một người có tình yêu văn chươngsâu sắc lại cộng thêm năng khiếu vốn có cùng sự tìm tòi, sáng tạo khôngngừng nên sáng tác của chị vừa mang phong cách riêng, nhưng cũng luôn đổimới và có sự đa dạng về lối viết Nói riêng về cảm hứng nghệ thuật, quanhững tác phẩm nổi bật của chị có thể thấy ở Xuân Hà vừa có những cảmhứng mang tính truyền thống của văn học cách mạng (cảm hứng lãng mạn) lạirất đậm những cảm hứng của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới (cảm hứng bikịch, cảm hứng thế sự, cảm hứng phê phán) Chính điều này đã góp phần tạonên một Võ Thị Xuân Hà luôn có sự mới mẻ và gây được niềm hứng thú chođộc giả với sáng tác của chị.

3.1 Cảm hứng thế sự trên tinh thần phê phán

Từ những năm 1980 trở lại đây, đặc biệt là sau năm 1986, công cuộcđổi mới tư duy trong đó có sự đổi mới ở lĩnh vực văn học nghệ thuật diễn

ra sôi nổi, các nhà văn được tự do trong việc nhìn nhận, đánh giá hiện thựctheo tinh thần đổi mới Bên cạnh việc ngợi ca, họ còn đi sâu phản ánh mộtcách chân thực những mặt trái, những tồn tại của xã hội và con người, thậmchí cả những mối quan hệ và những vấn đề vốn dĩ rất phức tạp của thế sự

Dĩ nhiên, việc phản ánh đó cũng không nằm ngoài chức năng của văn họcnghệ thuật, của vai trò nhà văn như Thạch Lam đã từng quan niệm: “Vănchương không phải đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên Đóphải là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà ta có thể tố cáo xã hội giảdối, tàn ác và làm cho lòng người thêm trong sạch, phong phú hơn” Xuấthiện từ cuối những năm tám mươi của thế kỉ trước, sáng tác của Võ ThịXuân Hà cũng không ở ngoài xu thế này

Như đã nói, ngoài viết văn, Xuân Hà còn là một nhà báo có uy tín vớihàng trăm bài báo mỗi năm cùng sự cộng tác với nhiều tờ báo lớn trong nước

Có lẽ, cái tư chất nhà báo ấy đã khiến cho chị có một cái nhìn thật sắc sảo, đachiều để thấy được bản chất của mỗi sự việc Cũng vì vậy, trong sáng tác của

nữ nhà văn này, ta thấy bên cạnh cảm hứng ngợi ca cuộc sống là sự phê phán,

có khi đến gay gắt đối với những tồn tại, những nghịch lí, những trái ngang

Trang 17

Từ năm 1986, nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường Ưu điểm củanền kinh tế này là điều không phải bàn cãi Nó đã đem đến sự thay da đổi thịtcho đất nước về kinh tế và mọi mặt của đời sống xã hội, mức sống của ngườidân được nâng lên Tuy nhiên, những hệ lụy, hậu quả của nó đem lại cũngkhông hề nhỏ.

Vì lợi ích kinh tế trước mắt, ở nhiều nơi, nhiều lúc người ta sẵn sàngđánh đổi bằng sự ô nhiễm môi trường, sự phá hủy những cảnh quan thiênnhiên mà hàng triệu năm mới có được Đây là một vấn đề rất đáng lo ngại màbáo chí và các phương tiện thông tin đại chúng thường xuyên phản ánh Dướicon mắt và bằng cách phản ánh một cách có nghệ thuật của nhà văn, Xuân Hà

cũng đề cập đến hiện tượng này qua Đá núi với một nỗi lòng đau xót như

chính bản thân mình đang bị mất từng phần cơ thể Cái núi Tượng ấy, theo lờinhân vật Trường, chính là “một tạo vật vĩ đại nhất của thiên nhiên” Ấy thế

mà giờ đây, chỉ vì nhu cầu lấy đá xây dựng, người ta sẵn sàng cho nổ mìn, rồihàng đoàn xe đêm ngày vào chở đá Trái núi đẹp đẽ là thế mà giờ đây chỉ còn

là “những vạt đá hoang trơ trọi” Và nhân vật ý thức một cách đau xót: “thế

hệ sau rồi phải gánh nợ cho mà xem”, bởi “không có thiên nhiên, cây cỏ thìcon người cũng không thể sống yên ổn được” Những trận lũ khủng khiếp với

sự thiệt hại ghê gớm về người và của trong những năm qua ở Việt Nam cũngnhư thế giới là một minh chứng sống động nhưng vô cùng đau xót cho sự vôtâm của con người với thiên nhiên

Nếu Đá núi đề cập đến vấn đề ô nhiễm môi trường, phá hủy cảnh quan thiên nhiên thì các truyện Nhà có ba chị em, Cây bồ kết nở hoa, Kẻ đối đầu,

Mùa phim trường,…lại được Võ Thị Xuân Hà tập trung vào việc phê phán lối

sống quá thực dụng của không ít người trong xã hội

Trong truyện Nhà có ba chị em, nhân vật cô út tên Hồng là một

người như thế Để có tiền, Hồng sẵn sàng vào sàn nhảy và đối tượng của cô

là những người phương Tây lắm tiền Và cũng để mong có cuộc sống nhàn

hạ, đầy đủ, Hồng sẵn sàng bỏ anh chồng bệnh hoạn, trốn mẹ và gia đình

Trang 18

xa xôi Điều đáng chú ý hơn nữa là lối sống thực dụng ấy không chỉ có ở

Hồng, mà nó cũng nhiễm ngay vào cô chị cả tên Phương Người đàn bà ấy

đã ba mươi chín tuổi mà chưa một lần lấy chồng Từ tính cách cho đếncách ăn mặc, lối sống, quan niệm sống ở chị ta đều rất khép mình, cổ lỗ.Vậy mà, khi tình cờ đọc được bức thư Hồng gửi cho Nghi (Người chị thứhai của Hồng) kể về cuộc sống nhàn hạ, đầy đủ cùng cái cơ ngơi đồ sộ màHồng được là bà chủ và cô cũng nói là đã tìm được một người đàn ôngphương Tây giàu có sẵn sàng cưới Nghi làm vợ (Nhưng Phương lại nghĩ đó

là bức thư Hồng gửi cho mình) thì Phương đã thay đổi hẳn Và thế là cáingười phụ nữ ba chín tuổi, tưởng như đã chẳng còn nghĩ gì đến tương lai,

nhưng lúc này đây, đã nảy sinh những ý nghĩ và hành động thật kỳ lạ: “Lấy

tây ư? Mình gần 40 rồi (…) Hình như bên tây họ thích da ngăm đen thìphải Nhưng mà chẳng biết tiếng nhau, làm sao yêu được? Chị Phương rasân ngửa cổ nhìn nắng Nắng chói chang xói vào mắt Rồi nhân lúc mẹ cònngủ, chị Phương cởi áo xống ra đứng giữa sân Chị cứ đứng dưới nắng nhưthế, thầm mong mình có làn da nâu tuyệt đẹp” Như vậy, nếu như lúc đầu,Phương còn phân vân, do dự “không biết tiếng, làm sao yêu được” thì chỉ

qua hành động sau đó, Phương đã quyết tâm lấy chồng Tây Ở Phương bắt

dầu có sự thay đổi, chạy theo những cám dỗ vật chất tầm thường

Cùng chủ đề với Nhà có ba chị em, Cây bồ kết nở hoa cũng nói về lối

sống thực dụng của những người phụ nữ sẵn sàng chấp nhận những cuộc hôn

nhân khập khiễng về tuổi tác với những ông chồng già ngoại quốc để để có được cuộc sống nhàn hạ Nhưng không được may mắn như cô Hồng (Nhà có

ba chị em), cô gái trong câu chuyện này thật bất hạnh bởi hóa ra cô lấy phải

một người chồng bệnh hoạn (anh ta bị gay và có bạn trai) Để có tiền về thăm gia đình, người phụ nữ này đã phải đánh đổi với một ông già giàu có Thật đáng thương cho tình cảnh của cô gái này nhưng cũng thật đáng sợ khi ta đọc

những dòng tâm sự sau đây: “Con hứa sau đó sẽ lấy ông ta nếu ông ta cho contiền để ra tòa Sau này khi có chút vốn liếng mà ông ta hào phóng cho, con sẽlại ly lị với ông ta” Và lúc đó cô tính sẽ về Việt Nam, sẽ lấy một người chồng

Trang 19

tử tế Người phụ nữ này phải tính toán và làm như vậy bởi cô “ghê sợ mộtcuộc sống đạm bạc” Theo quan điểm của cô gái này thì: “Đó không phải là sĩdiện mà là lòng tự trọng của thế hệ chúng con” Một lời ngụy biện cho thấy sựthay đổi trong tư duy, quan niệm sống thật đáng lo ngại của một bộ phận lớptrẻ hiện nay Đó là lối sống coi nhẹ tình cảm và những giá trị thiêng liêng củađời sống gia đình Người đọc như cảm nhận được một tâm sự sâu kín, một lờiphê phán âm thầm của nhà văn qua những nhân vật trên.

Tuy nhiên, với cái nhìn vừa đa chiều vừa đôn hậu, Xuân Hà giải thíchrằng sở dĩ những người phụ nữ trên trở nên quá thực dụng cũng một phần là

vì hoàn cảnh đưa đẩy Cô gái trong truyện Cây bồ kết nở hoa suy nghĩ và

hành động như vậy cũng bởi cuộc hôn nhân mà cô hằng hi vọng đã hoàn toàn

không như tính toán của cô Còn Hồng trong truyện Nhà có ba chị em, sở dĩ

phải kiếm tiền nơi sàn nhảy, phải lấy ông chồng già ngoại quốc cũng bởinhững bất hạnh trong cuộc sống riêng trước đó Đã có một đời chồng, cô lấymột người đàn ông khác với hi vọng làm lại cuộc đời Nhưng thật bất hạnhcho Hồng khi gã ta lấy cô về để làm con ở hầu hạ hắn và đứa em điên dại Vànữa, hắn coi cô chỉ như một công cụ kiếm tiền không hơn không kém khi cứmỗi chiều cô đi làm về là hắn nắn túi cô lột sạch tất cả những gì cô vất vảkiếm được trong một ngày Và để cô có nhiều tiền hơn đưa cho, cái gã đànông đốn mạt ấy cũng chẳng bận tâm khi biết người vợ của mình đã phải kiếmtiền bằng mọi giá Đề cập đến những điều này, tất nhiên Xuân Hà không có ý

định ủng hộ lối suy nghĩ, lối sống của những cô gái kia nhưng dù sao đây cũng là một sự cảm thông của nhà văn vốn đầy lòng trắc ẩn với những nhân

vật của mình

Ở truyện Kẻ đối đầu, ta bắt gặp hình tượng nhân vật Rô, một kẻ vốn

xuất thân bần hàn, lại không được học hành cẩn thận Để thoát khỏi cuộcsống nghèo khó, Rô không từ một thủ đoạn nào, từ những mánh khóe bánhàng để thu lãi lớn và thậm chí cặp bồ với bà giám đốc góa chồng (Trongkhi Rô giấu nhẹm mọi người chuyện tình cảm của mình với Uyên – một côgái trẻ trung, xinh đẹp - để dễ bề thực hiện mưu đồ) Từ đó, Rô thăng tiến

Trang 20

nhanh chóng về vị trí, rồi tiền bạc mà hắn moi được của bà giám đốc kháttình kia Âm mưa của Rô là khiến cho người đàn bà tội nghiệp đó sẽ vì quáyêu Rô mà giao toàn bộ gia sản của mình cho hắn Kế hoạch chuẩn bị

thành công thì Rô bị công an kinh tế bắt do những vi phạm trong lĩnh vực

kinh doanh Uyên hiểu rõ con người của Rô nên đã bỏ đi Ra tù, Rô cưới bàgiám dốc kia và trở thành một ông chủ giàu có Cái kết câu chuyện rất thực

chứ không phải theo kiểu cổ tích: ác giả ác báo Nó khiến người ta buồn vì

sự xuống cấp của đạo đức con người Cùng kiểu nhân vật như Rô ta có thể

kể đến Toàn trong Quạt tóc – Thùy Dương hay anh học trò nghèo ở truyện ngắn Ai chọn giùm tôi – Y Ban Xuân Hà, cũng như hai cây bút trên, với

ngòi bút tỉnh táo, cái nhìn đầy tính lí trí, đã phản ánh một cách chân thựcmột hiện tượng phổ biến trong xã hội hiện nay

Với Mùa phim trường, Võ Thị Xuân Hà đi sâu phơi bày những góc

khuất, những khoảng tối của ngành công nghiệp điện ảnh vốn nhìn bên ngoàithật hào nhoáng Qua ngòi bút vừa lạnh lùng lại không kém phần bạo liệt,những điều nhà văn nói không khỏi khiến nhiều người phải giật mình Đó làchuyện những cô diễn viên mới ra trường để có được vai diễn thì phải đánhđổi thân xác với những ông đạo diễn có nhân cách suy đồi Và để có tiềntrang trải cho sinh hoạt, cho mỹ phẩm, cho quần áo hàng hiệu, không ít trong

số họ đã trở thành gái gọi, gái bao cao cấp của các đại gia Còn chuyện trongnghề của riêng mấy ông đạo diễn cũng lắm thứ để nói Nếu là đạo diễn gạo

cội (nhân vật Việt Đinh Bá), thì phải thủ đoạn, phải mặt dày trước những sự soi mói, chửi bới của báo chí, dư luận Còn đạo diễn trẻ ư? Đến cái chân phó đạo diễn thì cũng cứ là làm kẻ loăng quăng hầu hạ, khoảng bốn mươi, năm mươi tuổi may ra mới được giao cho làm một cái phim còm và để rồi được

gọi là “đạo diễn trẻ đầy hứa hẹn” Thật mỉa mai nhưng đó cũng là một hiệnthực mà Xuân Hà với cái nhìn sắc sảo của một nhà báo cùng kinh nghiệm củamột người trong nghề (Chị là thành viên của Hội Điện ảnh Việt Nam) đúc kếtđược Có lẽ câu chuyện cũng là một lời lí giải vì sao hiện nay khán giả truyền

hình luôn bị tra tấn bởi những bộ phim mà chất lượng quá kém và đầy sạn.

Trang 21

Cùng chủ đề phản ánh sự tha hóa đạo đức của con người vì đồng tiền

như Mùa phim trường là các truyện Ngọa Sinh, Năm hai nghìn lẻ x Khi sinh thời, Bác Hồ đã từng nói với các cán bộ, nhân viên ngành y tế: Lương y

như từ mẫu Thực hiện lời dạy của Bác, ngay từ khi thành lập đến nay, ngành

y tế với các cán bộ, y bác sĩ đã lập được nhiều thành tích để đóng góp vào sựnghiệp kháng chiến và xây dựng đất nước, phục vụ nhân dân Tuy nhiên, từkhi nền kinh tế thị trường được thực hiện, ngoài rất nhiều mặt tích cực thì nócũng đem đến những mặt trái, trong đó có việc làm tha hóa một bộ phậnkhông nhỏ những y bác sĩ Họ vì không chống nổi sự cám dỗ của đồng tiền

mà đã làm những việc đi ngược với lương tâm nghề nghiệp Biểu hiện thườngthấy là thái độ trịch thượng, thiếu tôn trọng người bệnh và người nhà của họ

Đó còn là hiện tượng nhận phong bì của bệnh nhân hoặc gia đình họ Rồi

chuyện người của bệnh viện móc ngoặc với giới cò để có thêm thu nhập Trong Ngọa Sinh, Võ Thị Xuân Hà đề cập đến tất cả các hiện tượng này.

Trong câu chuyện, tạo ấn tượng sâu sắc nhất với độc giả có lẽ là hình tượng

nữ nhân vật chính – Hoan – một người phụ nữ đã bị chồng ruồng bỏ vì hậuquả của chất độc màu da cam do bố cô đi chiến trường để lại Hoan vẫn khaokhát có một cuộc sống gia đình yên ấm Nhưng để quyết định đi bước nữangười đàn bà tội nghiệp này muốn làm tất cả các xét nghiệm để chứng minhcho người cô sẽ cưới rằng cô hoàn toàn là một người phụ nữ bình thường.Tuy vậy, hành trình đến với bệnh viện để làm được điều này thật lắm giannan Khó khăn không phải chỉ ở việc phải đi xét nghiệm rất nhiều lần và tấtnhiên tốn rất nhiều tiền mà còn ở sự nhũng nhiễu của những người trong bệnhviện Qua truyện ngắn này nhà văn đã bộc lộ sự đồng cảm sâu sắc với Hoancùng rất nhiều các nhân vật bệnh nhân hoặc người nhà của họ vốn chỉ xuất

hiện thoáng qua trong tác phẩm Nếu Ngọa Sinh phản ánh sự tồn tại trong ngành y tế thì Năm hai ngàn lẻ x… lại phản ánh sự biến chất của không ít cán

bộ trong ngành tòa án Dõi theo câu chuyện của nhân vật Mai ta thấy đó là

các hiện tượng chạy chọt để được giảm án, để được ở nhà tù nào dễ chịu hơn,

rồi làm sao để nhanh được ra tù trước thời hạn,… Tất cả đều có thể làm đượcmiễn là có tiền và quen biết những người trong ngành hoặc nhờ sự mối lái của

Trang 22

các cò Tóm lại, cán cân công lý ở đây sẵn sàng bị làm nghiêng lệch bởi một

thứ nhỏ bé nhưng lại có sức nặng ghê gớm – đồng tiền

Đất nước đổi mới, kinh tế phát triển nhưng mặt trái của nó là sự phânhóa giàu nghèo ngày càng tăng, rồi những hiện tượng mang tính tệ nạn của xãhội như ly hôn, trẻ em lang thang nơi đầu đường xó chợ sống bằng móc túi,

cờ bạc bịp, rồi là điếm gái và cả điếm trai,…Tất cả những hiện tượng đaulòng này khiến Xuân Hà không thể bàng quan Chị đã viết nhiều tác phẩm về

đề tài này Một trong số đó là Con đường vô tận Ở truyện ngắn này, trước

tiên nhà văn đi vào phản ánh và cảnh tỉnh sự suy thoái đạo đức trong nhữngmối quan hệ tưởng như rất bền chặt, đó là quan hệ gia đình Cái gia đình được

nói đến ở đây gồm người chồng (Với biệt danh Đàn ông xương xẩu), người

vợ (Với biệt danh Thể loại béo ngậy) cùng đứa con Ở cùng với họ là cô em

vợ (Biệt danh Thể loại tóc tém) và đứa con mới đẻ nhưng đã bỏ chồng lang

thang theo anh chị Là vợ chồng mà khi nói chuyện họ như đang chửi nhau

Toàn những là mày, tao và những tiếng tục tĩu khác nữa Rồi gã đàn ông thối

nát kia lại còn có ý định chiếm đoạt cả người em vợ khốn khổ của hắn nữa.Cái gia đình ấy lại còn cầm đầu một lũ trẻ lang thang tứ chiếng Mỗi sáng bọnchúng được cho đi kiếm tiền bằng móc túi, cờ bạc bịp,…tối về nộp tiền cho

ông bà chủ, rồi được ăn cơm, được ngủ lăn lóc trong một cái lều hôi hám.

Nhưng đáng lo ngại hơn, qua cuộc bàn mưu tính kế của thằng Lam và con bé

ở Quảng Ninh, nhà văn đau xót chỉ ra rằng cái kết của những đứa trẻ ấy, nếu

không là nhà tù thì cũng là nhà nghỉ mà thôi Tương lai của chúng mịt mờ quả đúng như ẩn ý của tiêu đề tác phẩm: Con đường vô tận.

Bên cạnh chủ đề phê phán lối sống thực dụng của con người thì ở các

truyện Ngọa Sinh, Vườn hài nhi, Võ Thị Xuân Hà lại đề cập đến một vấn đề

đã, đang và sẽ còn rất gây nhức nhối trong xã hội ta hiện nay: hiện tượng nạophá thai Và tất nhiên qua đây, tác giả muốn nói đến những vấn đề lớn rộnghơn, đó là bi kịch gia đình, bi kịch số phận cá nhân, là thói gia trưởng, tưtưởng trọng nam khinh nữ,…Bằng trí tưởng tượng phong phú, với việc sửdụng nhuần nhuyễn thủ pháp sáng tạo cái kỳ ảo, nhà văn xây dựng một không

Trang 23

gian vườn chuối đậm chất liêu trai Nó vốn là nơi một ông lão người làm củabệnh viện phụ sản chôn những cái thai bị bỏ Và cứ mỗi khi đêm về, đặc biệt

là các đêm trăng, những linh hồn tội nghiệp kia lại tụ tập ở vườn chuối Đau

đớn và xúc động nhất là khi tác giả miêu tả sự khát mẹ của linh hồn đứa chị

cả Hằng đêm nó đợi mẹ, nhưng chỉ may mắn lắm khi mẹ nó ra đổ rác thì nóđược gặp để được quấn lấy chân mẹ Rồi hình ảnh thằng bé khác với một bêntay và chân bị nát bấy Theo nhà văn, thảm cảnh này là do hậu quả của những

mối tình trái ngang, hay do sự vô tâm đến tàn nhẫn của những ông chồng và

sự nhẫn nhục đến vừa đáng thương lẫn đáng trách của những người vợ Đó làtrường hợp của cặp vợ chồng được nói đến trong truyện Trong khu vườn ấy,

riêng họ có đến… hai mươi ba đứa con Rồi theo thống kê của bố con ông lão

lao công của bệnh viện, trong năm ấy (tất nhiên là chưa hết năm) đã có bảymươi tám cái hài nhi bị bỏ (chứ không phải bị hỏng) Những con số tưởngnhư khô khan này thật sự gây đau lòng cho bất cứ ai có lương tâm Là mộtnhà văn, một phụ nữ, một người mẹ, tất nhiên Xuân Hà rất đau xót trước thựctrạng này Việc tác giả miêu tả hình ảnh người mẹ thắp hương ở đầu tác phẩm

và đặc biệt là những giấc mơ khủng khiếp, những lời đau đớn khi mê sảng của

bà mẹ của hai mươi ba cái linh hồn hài nhi là một lời cảnh tỉnh sâu sắc về hậu

quả tinh thần mà những bậc cha mẹ nhẫn tâm sẽ phải gánh chịu sau này Họ

sẽ luôn phải sống trong sự dằn vặt của lương tâm vì hành động tàn nhẫn củamình Nhưng, ở một phương diện khác, nhà văn cũng bày tỏ lòng thương cảmsâu sắc của mình dành cho những linh hồn tội nghiệp kia bằng việc xây dựngcặp nhân vật cha con ông lão lao công của bệnh viện Công việc, cách ứng xử,suy nghĩ của họ về những linh hồn tội nghiệp kia thật cảm động Chính họ đãgóp phần nâng tầm cho tư tưởng nhân đạo đến mức nhân văn sâu sắc của tácphẩm Và cũng chính câu chuyện của cha con ông lão đã khiến cho tác phẩm

có một kết thúc giảm đi tính bi kịch

Cảm hứng thế sự là một nội dung chủ đạo của văn học Việt Nam sau

1975, đặc biệt là từ 1986 trở đi Nhắc đến dòng cảm hứng này là ta nhắc đếnnhững tên tuổi gạo cội của văn học nước nhà thời kì đổi mới như Nguyễn

Trang 24

Khải, Nguyễn Minh Châu, Lê Lựu, Nguyễn Huy Thiệp,… Võ Thị Xuân Hàxuất hiện muộn hơn và xét về tầm vóc có lẽ chị cũng chưa thể ngang hàng vớinhững tên tuổi trên Tuy nhiên, với tình yêu văn chương, lòng yêu cuộc sốngcùng khát khao sáng tạo của mình nên nhà văn vẫn xác định được cho bảnthân một chỗ đứng riêng khó lẫn trong dòng chảy chung của văn học nướcnhà thời kỳ đổi mới ở nội dung cảm hứng thế sự.

3.2 Cảm hứng lãng mạn

Thuật ngữ cảm hứng lãng mạn thể hiện ở cái tôi đầy tình cảm, cảm

xúc cuả nhà văn, nhà thơ Nó phát huy cao độ trí tưởng tượng, sử dụngrộng rãi những yêú tố cường điệu, những thủ pháp đối lập để tô đậm cái phithường, tạo nên ấn tượng mạnh mẽ về cái hùng vĩ và cái tuyệt mĩ Cảmhứng lãng mạn đã trở thành một nội dung chủ đạo của văn học Việt Nam từđầu thế kỉ XX Trước năm 1945, nhắc đến cảm hứng lãng mạn là nhắc đếntên tuổi của các nhà thơ của phong trào Thơ mới: Xuân Diệu, Thế Lữ, LưuTrọng Lư, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, hay những tác giả của nhóm Tự lựcvăn đoàn như Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam,… Thời kỳ 1945 – 1975,cảm hứng lãng mạn cũng là một nội dung chủ đạo của nền văn học cáchmạng Việt Nam với những tên tuổi nổi bật: Tố Hữu, Nguyên Ngọc –Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Minh Châu, Sau khiđất nước thống nhất, đặc biệt là sau 1986, dù cảm hứng thế sự và cảm hứng

bi kịch trở lại và chiếm ưu thế nhưng cảm hứng lãng mạn vẫn là một nộidung quan trọng của văn học Việt Nam

Trong sáng tác của Võ Thị Xuân Hà, cảm hứng lãng mạn cũng đóngmột vai trò quan trọng và có nét riêng khó lẫn Nếu cảm hứng hứng lãngmạn trong sáng tác của Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Huy Cận là cái tôi côđơn muốn thoát ly cuộc sống thực tại hay muốn tận hưởng những gì tốt đẹpnhất mà cuộc đời ban tặng; trong tác phẩm của Nhất Linh, Khái Hưng là sự

đề cao tình yêu, hôn nhân tự do đối lập với lễ giáo phong kiến; trong sángtác của các tác giả như Tố Hữu, Xuân Quỳnh, Nguyễn Minh Châu là niềm

Trang 25

lãng mạn có phạm vi nhỏ bé hơn nhưng vẫn không kém phần sâu sắc, đó là

ca ngợi tình yêu, những mối tình trong trẻo, mới chớm nở, có khi chỉ rấtthoảng qua nhưng có tác dụng nâng đỡ các nhân vật vượt qua những nặng

nề trong cuộc sống hằng ngày

Hai nhân vật chính trong truyện Lúa và đất là Đào và Điền Giữa họ

có một mối tình ngang trái nhưng trong sáng và đầy chất thơ Đào là ngườiphụ nữ mang vẻ đẹp dân dã: “Chị đẹp đôn hậu, không rực rỡ, hơi thô kệch

và không xáo trộn” Đào đã lập gia đình, có con Nhưng bất hạnh cho cô làngười chồng suốt ngày ăn không ngồi rồi và lại còn cờ bạc Mọi công việcgia đình, đồng áng đổ hết lên vai chị Vậy mà Đào vẫn nhẫn nhịn, chịuthương chịu khó Còn Điền, là một người có chí, ham học hỏi nên kinh tếkhá giả Tuy vậy, anh vẫn chưa lập gia đình bởi lúc nào cũng giữ mối tìnhvới Đào Điền không hề che dấu tình cảm của mình với Đào, nhưng cách thểhiện thật tế nhị và trong sáng Điền xưng “tôi”, gọi Đào là “chị Đào” hoặc cólúc chỉ gọi tên Trong truyện có kể hai lần họ tình cờ gặp nhau Lần thứ nhất,vào một buổi sáng sớm, Điền đã giúp Đào chỗ mạ mình cấy thừa Lần thứhai là khi Đào ra đồng với tâm trạng nặng trĩu vì nhà có con bò lại bị chồngbán mất Chi tiết Điền tặng Đào một bông hoa súng và “mỉm nụ cười mơhồ” sau khi nói về một cái tên khác của loài hoa này là một cách thể hiệntình cảm thật tế nhị Trước tình cảm của Điền, Đào luôn cố giữ một khoảngcách Điều đó được thể hiện qua ánh “mắt nhìn anh mơ hồ lạnh lạnh” tronglần cô gặp Điền trên đường ra đồng lúc sáng sớm Còn trong lần gặp Điền ởngoài đồng, chị cũng không để cuộc nói chuyện diễn ra quá lâu Tuy nhiên,trong lòng người phụ nữ ấy không phải không có sự rung động Chi tiết Đào

“đỏ rực mặt, kín đáo ngoảnh lơ chỗ khác” khi vô tình tay Điền chạm phảitay cô lúc anh cho mạ đã giúp ta thấy rõ điều đó Nhưng có điều, sự rungđộng này rất trong sáng, nó không làm người phụ nữ này thêm chán ngáncảnh gia đình hiện tại mà chỉ khiến cô có thêm nghị lực, tình yêu với cuộcsống đang có của bản thân: “Nhưng hình như có điều gì đó thật khó tả đangdâng lên trong chị khiến chị thấy yêu mảnh ruộng của mình tha thiết” Có

Trang 26

thể nói, nếu so sánh với nhiều nhân vật phụ nữ khác trong các truyện ngắncủa Võ Thị Xuân Hà thì Đào mang một nét riêng trong tính cách Đó là vẻđẹp của sự trong sáng, thuần hậu mang tính truyền thống của người phụ nữViệt Nam, trong khi phần nhiều “Những người đàn bà của chị (Võ Thị Xuân

Hà – NV) hình như cũng là sự xáo trộn giữa cái tốt và cái xấu, đầy lòng vịtha nhưng cũng ích kỷ, rất tự tin nhưng cũng dễ bị cám dỗ, sống yên phậnnhưng lại không chịu yên với số phận đã an bài” (22, tr357) Chính điều nàykhiến cho Đào có một vẻ đẹp riêng khó lẫn

Trong những sáng tác của Võ Thị Xuân Hà, truyện Cà phê yêu dấu có

một vị trí quan trọng Điểm nhấn của tác phẩm nằm ở phần cuối Nhân vậtchính – Ty – là một cô gái có hoàn cảnh riêng éo le Đã có tuổi nhưng vẫnchưa tìm thấy một nửa của mình Ty mở quán cà phê để có tiền đi du lịch Có

lẽ cô cũng tự thấy bằng lòng về cuộc sống hiện tại của một người cô đơn.Nhưng trái tim tưởng như đã chai sạn tình cảm ấy lại bỗng lạc nhịp khi mộtngày nọ trong quán xuất hiện “một người đàn ông trẻ ngồi uống cà phê lặng lẽ

ở một góc quán” Điều này khiến nữ nhân vật cảm thấy: “Như có điều gì lạlẫm dâng lên trong lồng ngực” Và rồi, khi người đàn ông đó đi thì “tôi nhấcphin cà phê của anh mang vào pha lại Tôi chờ nước hai nhỏ xuống lưng táchrồi nhấp từng ngụm cà phê nước hai sánh vàng Tôi tập uống từng ngụmđắng Ngồi đúng chỗ người ấy đứng lên Từ ngày đó, tôi đến quán sớm, chờngười ấy quay lại” Nhưng ngày lại ngày chờ đợi mòn mỏi mà “người ấy”

không quay lại, Ty ôm cây ghi ta hát bài Cà phê một mình để “chiêu khách

mà lòng khắc khoải” Câu chuyện kết thúc ở đó Mối tình đơn phương nhưngvẫn đẹp và có ý nghĩa Thực chất chính nó đã hâm nóng trái tim nữ nhân vật

để cô sống mà có mục đích hơn, có điều để đợi chờ và hi vọng

Mấy năm gần đây, những truyện lấy bối cảnh nước Hàn Quốc vàchuyện đời của những nhân vật người Việt sang đất nước này lao động hoặclập gia đình chiếm một số lượng không nhỏ trong các sáng tác của Võ ThịXuân Hà Cuộc sống mưu sinh nơi xứ người đầy vất vả và không ít hiểm nguyrình rập Điều đó đã được Xuân Hà đề cập đến ở nhiều tác phẩm Tuy nhiên,

Trang 27

không hẳn chỉ có bi quan, chỉ có những chuyện buồn Còn rất nhiều nhữngchuyện vui đầy tình người Một trong số đó là sự xuất hiện những mối tình

giữa người lao động Việt và người bản xứ, Ka chi đậu trên mái nhà là một

truyện như thế Nhân vật chính ở đây là một cô gái hai mươi nhăm tuổi tênĐằng Tất nhiên cũng vì hoàn cảnh gia đình mà cô mới phải sang nước HànQuốc Thời gian đầu, cuộc sống của Đằng nơi xứ người thật lắm nỗi vất vả.Nhưng rồi nhờ nghị lực của bản thân cùng với sự giúp đỡ của bạn bè màĐằng cũng dần vượt qua Và một niềm vui nữa đến với cô gái này đó là tìnhbạn với chàng trai vui tính, tốt bụng người Hàn Quốc, con ông chủ nhà máymay Chi tiết cô viết trong thư gửi cho bố mẹ: “Con và anh ấy hôm nay đãnhìn thấy cái tổ chim ka – chi kết bằng lá ưng – heng vàng rất đẹp trên máinhà” trong tiết mùa xuân là một ẩn dụ cho mối tình chớm nở nhưng hứa hẹn

sẽ rất đẹp nơi đôi bạn trẻ ấy Đây là một chi tiết lãng mạn, là điểm sáng lấplánh ngời lên bao hạnh phúc lứa đôi

Cũng nói về một mối tình lãng mạn nhưng Nơi dòng sông chảy qua có

điều đặc biệt hơn các truyện ngắn khác của Xuân Hà Tác phẩm kể về mốitình của một chàng trai tên Giang với cô giáo cũ, người hơn anh năm tuổi Tấtnhiên đây là mối tình đơn phương, thầm lặng Nó xuất phát từ niềm cảm mến,trân trọng của Giang với lòng nhân hậu, vị tha của cô giáo Hân Sau này, khi

đã trưởng thành, tình cảm trong sáng mang tính học trò ấy chuyển biến thànhtình yêu, một tình yêu thực sự của anh với cô Hân dù cô đã có gia đình Lẽ tấtnhiên, Giang sẽ chôn chặt mối tình đó trong lòng nếu cô Hân có một mái ấmgia đình hạnh phúc Nhưng cuộc sống gia đình của cô Hân thực sự bất hạnh

Cô không sinh được cho chồng một đứa con Với bản tính nhu mì, nhẫn nhịn,Hân chấp nhận để chồng mình quan hệ với một người phụ nữ khác Giang đãgặp riêng và có ý kiến với chồng cô Hân khi anh chứng kiến trực tiếp mốiquan hệ không chính đáng của ông ta Tuy nhiên, mục đích của Giang đã thất

bại vì những lí lẽ riêng của người đàn ông này Cũng trong thời gian này, Hân

quyết đem hai đứa trẻ bị bỏ rơi tại nhà chùa về nuôi Điều đó cũng có nghĩa là

cô chấp nhận vĩnh viễn bị người chồng bỏ rơi Phần cuối truyện, là cảnhGiang bơi thuyền ngược dòng sông mà “không còn vẻ thư sinh, không còn sựngập ngừng Con thuyền chở anh đang băng về phía Hân, lẫn trong lớp sương

Trang 28

mù mầu sữa nếp” Đó là sự quyết tâm của Giang vượt qua những do dự,những định kiến,…để đến với tình yêu thực sự của mình Hình ảnh “lớpsương mù mầu sữa nếp” là dự báo những khó khăn mà Giang sẽ gặp phải vớiquyết định của mình nhưng kết quả có thể là một cuộc sống thực sự hạnhphúc dành cho anh Cái kết thúc mở của truyện rõ ràng đem đến cho ngườiđọc nhiều suy ngẫm về những diễn biến tiếp theo của câu chuyện cũng nhưnhững giá trị thực sự của cuộc sống.

Điểm qua một số tác phẩm trên cũng có thể thấy cảm hứng lãng mạn

là một nội dung khá quan trọng trong sáng tác của Võ Thị Xuân Hà Đọcnhững trang truyện của chị, ta thấy toát lên vẻ đẹp của tình người, tình đời,của khát vọng hạnh phúc thật sáng trong Tình cảm thanh khiết đó là chỗdựa, niềm tin để con người tồn tại Chính những điều này đã góp phần nâng

đỡ tâm hồn mỗi con người, giúp chúng ta luôn khao khát, hướng tới mộtcuộc sống hoàn thiện, có ý nghĩa hơn

3.3 Cảm hứng bi kịch

Thuật ngữ bi kịch - trong nghiên cứu văn học - thường được hiểu theo

hai nghĩa: Nghĩa gốc của bi kịch là để chỉ một thể của loại hình kịch thườngđược coi như là đối lập với hài kịch; từ nghĩa gốc như trên, bi kịch còn dùng

để chỉ một trạng thái của cảm hứng sáng tác - gọi là cảm hứng bi kịch - có thể

có trong các loại hình tác phẩm văn học như thơ và truyện có chứa yếu tố bi

kịch Tái hiện những mâu thuẫn bi kịch trong tác phẩm của mình, lí giải

chúng, điển hình hoá chúng, nhà văn - qua cốt truyện tác phẩm - tô đậmnhững xúc cảm đau đớn của các nhân vật, làm gia tăng tính khốc liệt của các

sự kiện diễn ra trong đời sống

Cảm hứng bi kịch đã xuất hiện trong văn học thế giới từ lâu Với riêngvăn học Việt Nam, thời trung đại cảm hứng này đã manh nha xuất hiện,nhưng phải đến giai đoạn 1930 – 1945, với sự hoàn thiện của quá trình hiệnđại hóa văn học dân tộc, cảm hứng bi kịch mới thực sự xuất hiện qua nhiềusáng tác của các nhà văn hiện thực phê phán Do đặc thù của hoàn cảnh lịch

sử mà văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 (Chỉ tính riêng bộ phận văn

Trang 29

học cách mạng) vắng bóng cảm hứng bi kịch Phải đến giai đoạn sau 1975,đặc biệt là sau năm 1986, cảm hứng bị kịch mới thực sự trở thành một trongnhững cảm hứng chủ đạo của văn học nước nhà.

Trong dòng chảy của văn học nước nhà thời kì đổi mới, Võ Thị Xuân

Hà cũng có không ít sáng tác mang đậm cảm hứng bi kịch Giống như rất

nhiều tác giả khác của thời kì này (Nguyễn Minh Châu – Nguời đàn bà trên

chuyến tàu tốc hành, Cỏ lau; Dương Hướng – Bến không chồng; Lê Lựu – Thời xa vắng), Xuân Hà trước tiên khai thác đề tài bi kịch của chiến tranh.

Truyện ngắn Đàn sẻ ri bay ngang rừng nằm trong số những tác phẩm đầu tiên

của nhà văn viết về đề tài này Ở tác phẩm này, trước tiên tác giả đề cập đến

sự tàn khốc của chiến tranh với sinh mệnh con người Điều đó được thể hiệnqua không gian của thành cổ Quảng Trị Dù đoàn làm phim trong câu truyệntái hiện lại cảnh chiến tranh với bom rơi đạn nổ khốc liệt đến mức khiến Diễm

“khiếp đảm: như thể chiến tranh đang kề bên” nhưng theo như ông trưởngđoàn làm phim thì: “Thế này mới chỉ mô tả được một phần mười” Trong cảmnhận của nhân vật chính – Diễm – thành cổ Quảng Trị “là thành phố củanhững người chết” Cô có cảm nhận như vậy cũng phải thôi bởi ở đây có cáinghĩa trang rộng ngút ngàn Nhưng những người xấu số được nằm trong

nghĩa trang đó dù sao vẫn còn là điều may mắn bởi còn biết bao những số

phận bất hạnh khác đang nằm đâu đây “giữa bạt ngàn lau lách trong thànhCổ?” Đó là những người như Nẫm (anh chồng của Diễm): “chân đạp đất màđầu đội phải đạn”, hay như con trai bà cụ già mà vợ chồng Diễm gặp: “Nóchết không nhặt được một mảnh xương (…) Pháo dập, lẫn lộn hết vào đấtcát” Tuy nhiên, khi đề cập đến hậu quả to lớn của chiến tranh, âm hưởng củatruyện vẫn không hoàn toàn chỉ có bi kịch Tác giả khẳng định sự mất mát củacuộc chiến là vô cùng to lớn nhưng sức sống của dân tộc ta là vĩnh hằng, sự hisinh của những người chiến sĩ chính là đã góp phần đem lại cuộc sống hạnhphúc cho dân tộc: “Nhưng dòng Thạch Hãn vẫn lầm lụi chảy Phù sa đỏ bầm

Có phải xương cốt của bao chàng trai ngã xuống trong cuộc chiến đã hóathành phù sa?”

Trang 30

Nếu Đàn sẻ ri bay ngang rừng hướng đến vấn đề tổn thất máu xương to lớn của những người trực tiếp tham gia cuộc chiến thì Ngọa Sinh lại đi vào

vấn đề di chứng của chiến tranh Đó là vấn đề hậu quả của việc nhiễm chấtđộc màu da cam Thảm họa này trước tiên đến với những người trực tiếp thamgia cuộc chiến Có người mất khả năng sinh con, có người sinh con đượcnhưng đó lại là những đứa trẻ dị hình Trong tác phẩm, đọc đến đoạn ngườilính già đã từng tham gia cuộc chiến cầu khẩn nhân vật Hoan giúp mình cómột đứa con thì có lẽ những độc giả chân chính không thể không xúc động.Nhưng thảm cảnh rõ nhất phải là ở nhân vật chính của truyện – Hoan Bố côvốn là một người lính tham gia chiến tranh và từng tham chiến ở vùng quân

Mỹ thả chất độc màu da cam Việc Hoan có bị ảnh hưởng thực sự hay khôngthì qua truyện ta cũng chưa thể kết luận hoàn toàn bởi Hoan vẫn chưa làm hếtcác xét nghiệm Nhưng những tai họa mà nhân vật gặp phải thật thê thảm Côsinh đứa con đầu nhưng thằng bé lại bị dị dạng và nó trở thành đối tượng đểmỉa mai cay độc với những người hàng xóm nhẫn tâm Đứa thứ hai lại là congái nên gã chồng vốn là con trưởng lại mang nặng tư tưởng gia trưởng đã bỏ

đi Hoan sống trong nỗi bất hạnh của người phụ nữ bị chồng ruồng bỏ Đaulòng hơn nữa là lời của gã chồng tàn tệ với Hoan: “Huân huy chương của bố

cô là cái đếch gì? Có gỡ được cái vô phúc của nhà cô không? Huân huychương có tẩy rửa được cái ngọa quỷ trong cái nhà này không?” Những câunói kiểu như thế này xét ở một phương diện nào đó là sự phủ nhận những hisinh to lớn của những người trực tiếp cầm súng nơi chiến trường để đất nước

có ngày độc lập Nó thật đáng lên án

Ngoài nhân vật Hoan thì nếu ai đã từng đọc Ngọa sinh một lần hẳn

không thể không bị ám ảnh bởi nhân vật thằng bé Vương – đứa con bất hạnhcủa chị Đó là một đứa trẻ bị dị hình và cũng chỉ biết nói mỗi câu “Tao sẽ đậpnát bét” Nó không có trí tuệ và cũng chẳng có tính cách Trong truyện nócũng xuất hiện không nhiều Nhưng không hẳn vì thế mà nhân vật này thiếu ýnghĩa Tất nhiên, dụng ý trước hết của nhà văn là tố cáo hậu quả tàn khốc củachiến tranh Nhưng không chỉ dừng có vậy Hãy đọc những câu văn miêu tả

Trang 31

thái độ của nó khi hai chị em bị người làng mỉa mai độc địa: “Thằng Vươngchồm lên như muốn vượt qua bốn bức rào cũi, giọng điên dại” ta thấy ẩn chứa

sự phê phán nghiêm khắc của nhà văn với những con người vô tâm đã chàđạp lên nỗi đau của những đồng loại vốn đã quá đủ sự khốn khổ rồi Nhưngkhi được đứa em gái dỗ dành: “Anh có muốn được bố bế đi xem sông ThiênĐức chảy không? Anh có muốn đi công viên nước Hồ Tây ở Hà Nội không?

Em muốn có bố để được bố đưa đi khắp nơi Rồi em sẽ dạy chữ cho anh mà

Em hứa đấy” thì thằng Vương đỡ điên hơn rồi sau đó nó chỉ thầm thì cái câu

“tao sẽ đập nát bét” trong cuống họng Chi tiết này cho thấy những hình nhânnhư thằng Vương vẫn có phần người, vẫn là người và cũng cần được chămsóc, nâng niu

Vật chất với con người ở thời nào cũng quan trọng cả Và thực tế, conngười vất vả lao động chẳng qua nguyên nhân quan trọng nhất cũng để thỏamãn nhu cầu này của mình mà thôi Tuy nhiên, một khi đã quá đề cao nó thìngười ta dễ trở nên thực dụng, từ đó có thể dẫn đến những hậu quả khônlường Cho đến bây giờ, với những người Việt Nam đã từng trải qua thời baocấp, dù công nhận nỗi khổ vì sự nghèo túng, nhưng đại đa số họ đều khẳngđịnh một ưu điểm của thời kì này là mọi người sống với nhau tình cảm vàtrong sáng hơn Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, đất nước phát triển

về nhiều mặt, đời sống của người dân được nâng cao Tuy vậy, mặt trái củanền kinh tế thị trường là lối sống thực dụng, quá đề cao vật chất Và khi conngười không kiểm soát được mình sẽ dẫn đến không ít những bi kịch đaulòng Đọc các sáng tác của Võ Thị Xuân Hà, ta thấy không ít các tác phẩm đivào chủ đề này

Ở truyện Nhà có ba chị em, nhân vật Hồng chia tay người chồng thứ

nhất vì anh ta không kiếm được nhiều tiền, tức không thể thỏa mãn nhu cầuvật chất của cô Hồng lấy người người chồng thứ hai ở tận trong Nam cũng vìmong có một sự thay đổi Nhưng sự thực thì cô đã nhầm hoàn toàn Gã đàn

ông này cưới cô chẳng qua vì muốn lấy về một nô lệ để hầu hạ cha mẹ và đứa

em gái tâm thần Vừa về đến nhà hắn Hồng đã bị thu hết tư trang, tiền bạc

Trang 32

Đến đánh bức điện về nhà cho mẹ cũng bị cho là lãng phí, cô chỉ được viếtthư dưới sự kiểm soát của chồng Mỗi khi Hồng ra ngoài nếu không bị chồngkiểm soát thì là cô em tâm thần của anh ta Không chỉ là người hầu kẻ hạ chonhà chồng, một thời gian sau Hồng bị gã chồng đẩy ra đường bắt đi kiếm tiền.Mỗi chiều khi cô về “anh chồng đón ngay ở cổng lục lọi túi sách và thu hết sốtiền kiếm được trong ngày” Để có chút vốn riêng, Hồng phải gửi người bạngiữ hộ Một thời gian sau, qua sự dẫn dắt của một người bạn, Hồng kiếm tiền

ở vũ trường và đối tượng hướng tới của cô là những người đàn ông ngoạiquốc Gã chồng biết thế nhưng cũng mặc vì gã chỉ cần cô kiếm được nhiềutiền cho mình thôi Cuộc hôn nhân này thực sự khiến Hồng hối hận: “Nếu biếttrước đời em khốn nạn thế, hồi xưa em đã chẳng bỏ thằng Hùng (…) Bây giờthì không dừng lại được nữa rồi” “Không dừng lại được” là bởi để thoát khỏicuộc hôn nhân này Hồng lại phải dùng một cuộc hôn nhân khác với một

người chồng ngoại quốc già hơn cô hai mươi ba tuổi Cô phải vừa đi làm vừa

học tiếng Anh để thực hiện ý định của mình

Truyện Cây bồ kết nở hoa cũng nói về lối sống thực dụng của những

người phụ nữ sẵn sàng chấp nhận những cuộc hôn nhân không hề xuất phát từtình yêu với những ông chồng già ngoại quốc để để có được cuộc sống nhàn

hạ Tuy nhiên, như trên đã nói, số phận cô gái trong câu chuyện này cũngchẳng may mắn chút nào Tình cảnh của cô gái thật đáng thương nhưng khi tađọc những dòng tâm sự sau đây của cô thì quả thật cũng thấy cả sự đáng sợnữa: “Con hứa sau đó sẽ lấy ông ta nếu ông ta cho con tiền để ra tòa Sau nàykhi có chút vốn liếng mà ông ta hào phóng cho, con sẽ lại ly lị với ông ta” Và

cô tính sẽ về Việt Nam, rồi lấy một người chồng tử tế Người phụ nữ này phảitính toán và làm như vậy bởi cô “ghê sợ một cuộc sống đạm bạc” Nhưng liệu

những tính toán của cô có thành sự thực khi mà đợi cô (và những người như

cô) ở nhà là anh lái xe (và những người cũng thực dụng như anh)? Chi tiếtcuối tác phẩm có thể được hiểu là một lời cảnh tỉnh của nhà văn cho nhữngngười phụ nữ như nhân vật trong tác phẩm này

Trang 33

Cũng như rất nhiều các cây bút nữ cùng thời và sau này như NguyễnThị Thu Huệ, Thùy Dương, Y Ban, Nguyễn Ngọc Tư, bi kịch của cuộc sốnggia đình cũng là một đề tài được Võ Thị Xuân Hà rất quan tâm với một loạt

các sáng tác như Nhà có ba chị em, Cây bồ kết nở hoa, Lúa và đất, Dưới cơn

gió thoảng, Ngọa sinh, Cái vạc vàng có đòn khiêng bằng kim khí, Con đường

vô tận… Viết về vấn đề này, theo nhà văn, nguyên nhân đầu tiên là ở phía

những người chồng Đó có thể là những người có công việc đàng hoàng như

nhân vật bác sĩ, chồng của Nghi, trong truyện Nhà có ba chị em Nhưng vấn

đề ở đây là trong khi người vợ của anh rất cần được yêu thương, được hưởngnhững lời vỗ về thì anh ta lại suốt ngày cắm cúi với công việc, đối xử lạnhnhạt với vợ Với người đàn ông này, Nghi chỉ thực sự cần những khi anh tamuốn thỏa mãn nhu cầu sinh lí của cá nhân Mà lúc đó thì anh ta cũng thật thôbạo: “Một đêm chồng Nghi bỏ dở ca trực về nhà, chạm tay vào người vợ, chịbỗng rú lên hoảng hốt Đáng lẽ anh phải lấy chăn ủ kín cho chị nhưng anh lạilột hết quần áo của chị ra một cách không thương tiếc” Nhân vật người chồngthứ hai của Hồng (em gái Nghi) trong truyện ngắn này lại là một kẻ bệnhhoạn và thực dụng đến không còn liêm sỉ khi coi vợ như con ở và công cụ

kiếm tiền Còn người chồng của cô Hoan trong truyện Ngọa Sinh lại một kẻ

gia trưởng, thô lỗ Cũng là kẻ gia trưởng, thô bạo nên người chồng trong

truyện Vườn hài nhi coi vợ mình không hơn không kém chỉ là thứ để thỏa

mãn nhu cầu sinh lý Và khi làm chuyện này anh ta cũng chẳng thèm giữ gìncho vợ Hậu quả là đã hai mươi ba lần người vợ khốn khổ ấy phải đến bệnhviện phụ sản chịu đớn đau Đã thế, gã không một lời động viên mà còn nóinhững câu thật tàn nhẫn: “Cô thế chó nào thế? Y như lợn lái Cứ động vào là

có chuyện Quê mùa như cô chồng nào chịu được hả?” Trong truyện Lúa và

đất, Đào vốn rất tần tảo, chịu thương chịu khó là thế nhưng nhà lúc nào cũng

túng thiếu bởi có một ông chồng chẳng bao giờ chịu mó tay làm một việc gì

Đã thế anh ta lại còn cờ bạc, nhà có con bò để cày ruộng và cũng là tài sản lớnduy nhất mà cũng đem đánh bạc nốt

Trang 34

Nhưng nguyên nhân của bi kịch gia đình theo Võ Thị Xuân Hà khôngchỉ bởi những người chồng, mà xét trong nhiều trường hợp đó là do lỗi của

người vợ Nhân vật Hồng của truyện Nhà có ba chị em và cô gái trong truyện

Cây bồ kết nở hoa của tập Truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà khổ một phần chính

bởi do lối sống thực dụng của họ Nếu không bỏ người chồng thứ nhất thìHồng cũng sẽ không phải hối tiếc khi lập gia đình lần hai với một gã đàn ông

bệnh hoạn tận miền Nam Còn cô gái trong truyện Cây bồ kết nở hoa cũng vì

không chịu được cuộc sống nghèo túng nơi quê hương mình mà sẵn sàngchấp nhận cuộc hôn nhân không tình yêu với một người đàn ông ngoại quốc

xa xôi để rồi rơi vào tình cảnh dở khóc dở cười

Với một cái nhìn đa diện, Võ Thị Xuân Hà cho người đọc thấy rằngnguyên nhân của những bi kịch gia đình thực chất không chỉ do lỗi ở ngườichồng hay người vợ mà yếu tố khách quan bên ngoài cũng là một tác nhânkhông nhỏ Đó có thể là do hậu quả của chiến tranh mà cụ thể là chất độc màu

da cam như trong truyện Ngọa Sinh, hoặc do cuộc sống quá nghèo khổ như ở truyện Con đường vô tận và còn rất nhiều nguyên nhân khác nữa.

Nói về vấn đề bi kịch gia đình, có lẽ vì là phụ nữ cho nên Võ Thị Xuân

Hà nhấn mạnh đến nỗi khổ của những người vợ, người mẹ và những đứa trẻtội nghiệp Nếu gia đình không tan vỡ thì cũng là cảnh vợ chồng lục đục, nói

chuyện mà cứ như chửi nhau (Con đường vô tận) Rồi là cuộc sống nghèo khổ

với việc người vợ tần tảo sớm khuya nhưng gia đình vẫn cứ nghèo túng như

nhân vật Hoan trong Lúa và đất Còn hai chị em Nghi và Hồng trong truyện

Nhà có ba chị em cùng cô gái trong truyện Cây bồ kết nở hoa thì phải sống

cuộc sống gia đình mà như trong tù ngục Người vợ trong truyện Vườn hài

nhi thì phải chịu một bi kịch khác nhưng không kém phần đau khổ Bà đã

phải hai mươi ba lần chịu đau đớn ở bệnh viện phụ sản để chịu những “cơnđau xé và cuộc quằn quại” cho “đến khi bà gần ngất đi” Cái đau đớn về thểxác tuy khủng khiếp nhưng rồi nó sẽ chấm dứt, còn nỗi đau đớn về tinh thầnthì thật dai dẳng Đó là cảm giác tội lỗi của người mẹ này với những đứa con

bị bà tước đi quyền được sống Đọc những dòng văn sau đây chắc khó ai

Trang 35

không mủi lòng: “Bà lặn ngụp trong biển máu (…) Trời ơi, con có tội tình gì

mà phải chịu đau đớn thế này? Chúng nó rất nhiều Vậy mà con không làm gìđược Con không làm gì được Con ơi, các con hãy tha lỗi cho mẹ”

Nhưng hậu quả lớn hơn cả của bi kịch gia đình có lẽ là sự tan vỡ củamái ấm hạnh phúc và từ đó kéo theo những hệ lụy thật bi đát Nhân vật người

phụ nữ trong truyện Dưới cơn gió thoảng từ sau cuộc hôn nhân tan vỡ luôn

sống trong cảnh “Không hát không cười Nó lặng lẽ và khô héo Nó hằn học

với tất cả đám đàn ông đi qua ngõ” Còn Hoan trong truyện Ngọa Sinh có lẽ

còn đau khổ hơn Người chồng bỏ cô lại với hai đứa con nhỏ dại, một đứa lạitật nguyền Một mình cô phải cáng đáng tất cả công việc Cảnh hai đứa trẻ ởnhà (Trong khi mẹ chúng phải đi bệnh viện) với đứa em trông thằng anh trong

sự mỉa mai, đơm đặt của một số người hàng xóm ác khẩu thật quá đáng

thương Với nhân vật Nghi trong truyện Nhà có ba chị em thì lại khác những

người phụ nữ trên Vốn là một nhà báo, lại có sáng tác cả thơ, nên khi phảisống với một người chồng lạnh lẽo, vô cảm cô thấy như trong địa ngục VàNghi đã tìm đến một tình yêu ngoài hôn nhân với Giang để vơi bớt nỗi khổđau Nhưng ngay cái người tưởng như cô yêu và yêu cô nhất trên đời ấy rồicũng có nguy cơ sẽ rời bỏ Nghi Thất vọng cùng cực, nhân vật đã tìm đến cáichết Đề cập đến hậu quả của những bi kịch gia đình, Võ Thị Xuân Hà nhưmuốn nói: gia đình chính là thứ quý giá nhất, gần gũi nhất với cá nhân mỗicon người Mỗi chúng ta cần phải biết trân trọng nó, nếu không hậu quả sẽkhông thể lường hết được

Bên cạnh bi kịch gia đình thì bi kịch tình yêu cũng là một chủ đề mà

Võ Thị Xuân Hà quan tâm với những tác phẩm như Bí ẩn một dòng sông,

Định mệnh, Kẻ đối đầu, Trôi trong sương mù, Ngàn xanh và gió, Năm hai ngàn lẻ x…, Những kẻ lãng mạn, Xin lỗi em,…

Truyện Bí ẩn một dòng sông kể về mối tình rất đẹp giữa Hạ, một cô

giáo trẻ trung, xinh đẹp ở Hà Nội xung phong vào dạy tại một trường ở Huế,với Vịnh, một giáo viên người địa phương Tình cảm họ dành cho nhau thật

Trang 36

hiểu là mình yêu anh ấy vô cùng, yêu hơn tất cả những mối tình mơ mộng từtrước tới nay cộng lại Trước anh ấy mình trở nên bé nhỏ” Và khi được nhậntình yêu từ Vịnh thì: “Ôi mình muốn khóc vì đã yêu và được yêu lại Mình đã

ôm xiết anh trong vòng tay này, đã run lên trong lòng anh,…” Còn Vịnh, vốnban đầu chưa có mấy thiện cảm với Hạ nhưng ngay khi thấy cô cười lúc chụpảnh thì “Bất giác tôi thót tim Có thể từ giây phút nhìn thấy nụ cười của cô gái

ấy mà tôi phần nào bớt đi thói kiêu căng của mình” Và khi nhìn Hạ dưới ánhđèn sân khấu thì Vịnh đã phải trầm trồ, ngưỡng mộ trước vẻ đẹp thanh caocủa cô trong tà áo dài: “Hạ đẹp, càng đẹp hơn khi dưới ánh đèn sân khấu,trong tà áo trắng…” Có người nói rằng, một tình yêu thực sự thì phải trải quathử thách và vượt qua được nó Vịnh và Hạ cũng đã phải trải qua những ngàynhư vậy Vì lòng tự trọng bị tổn thương khi tình cờ nghe được những câu nóikhông hay của một số người họ hàng nhà Vịnh, Hạ đã quyết định về Hà Nộikhi hết thời hạn đi biệt phái Ngày Hạ dự định lên đường trời mưa rất lớn.Vịnh chạy như vô thức ra ga để tìm Hạ nhưng không gặp Hóa ra Hạ đang ởtrường để cứu cái thư viện bị ngập Họ gặp nhau và chỉ qua vài câu nói độcgỉa đã có thể tin rằng cả hai còn rất yêu nhau và sẽ vượt qua được thử thách.Nhưng tai họa đã đến khi hạnh phúc trọn vẹn tưởng đã trong tầm tay họ Mộtmái nhà không chịu được gió bão đã sụp xuống và cướp người con gái tuyệtvời ấy vĩnh viễn khỏi cuộc đời Vịnh Điều này khiến cho Vịnh mãi về sau khinhớ lại vẫn không nguôi dằn vặt bởi anh cứ cho rằng một phần do mình mà

Hạ đã phải chết

Trôi trong sương mù cũng nói về bi kịch của tình yêu nhưng là bi kịch

của một tình yêu đơn phương Hoàng Mai Sương Vân vốn là một tiểu thưcành vàng lá ngọc của một họ tộc nổi tiếng xứ cố đô Nàng có một sắc đẹpđến mê muội Một người con gái như vậy xét theo lẽ thường sẽ dễ dàng cóđược một cuộc sống hạnh phúc Nhưng với Vân thì lại không có được may

mắn ấy Đại thi hào Nguyễn Du đã từng viết trong Truyện Kiều: “Trời xanh

quen thói má hồng đánh ghen” Cũng giống như nàng Kiều, bất hạnh đến với

cô gái này như một tiền định Mười bốn tuổi, cô tình cờ gặp và yêu một người

Trang 37

đàn ông tên Thuận Nhưng có điều trớ trêu là người đàn ông ấy lại đã là linhmục Vì thế, dù ngay trong cái nhìn đầu tiên khi gặp Vân, cô đã nhận ra trongánh mắt của vị linh mục này có chất chứa tình cảm với mình, nhưng có lẽchúa đã chọn người đàn ông này trước cô rồi nên dù sau đó hai năm trời lẽođẽo theo cha Thuận mà Vân vẫn không giành được trái tim vị linh mục này,

kể cả khi cô nguyện hiến dâng sự trong trắng của mình Đau khổ, nên ngaysau đó, và từ đó cô tiểu thư cành vàng lá ngọc đã lao vào kiếp sống nổi loạn,kiếp sống xác thịt với bất cứ người đàn ông nào Sau này trên đất Mĩ, trongkhi linh mục Thuận trở thành cha xứ của một hạt thì Hoàng Mai Sương Vân

lại đang là một phạm nhân trong nhà tù Và dù đã là một đàn chị trong giới

giang hồ cũng như trong trại giam dành cho các nữ tù nhân này nhưng trongsâu thẳm trái tim người con gái bất hạnh ấy vẫn luôn có hình bóng người đànông mà cô biết sẽ không bao giờ có được

Nếu bi kịch của Vân (Trôi trong sương mù) là yêu mà không được đáp

lại thì bi kịch của không ít nhân vật trong nhiều truyện khác của Võ Thị Xuân

Hà lại là yêu rồi bị phụ bạc Trong truyện Xin lỗi em, Huyền yêu Cương bằng

một tình yêu nồng nàn và mỗi khi được đi bên anh cô cảm thấy thật hãnhdiện, hạnh phúc và càng hạnh phúc hơn trước những cử chỉ, hành động quantâm của Cương, vốn là một doanh nhân, với mình Nhưng cũng thật bất hạnhcho Huyền, bởi vốn xuất thân nghèo khó nên Cương lao vào kinh doanh vớikhát khao làm giàu, và cũng có lẽ vì khát khao quá lớn mà tâm hồn anh ta đãtrở nên chai sạn Cương không muốn vì Huyền mà mình mất quá nhiều thờigian Vì thế lời chia tay anh nói với cô như là một điều tất yếu Đau khổ,Huyền tìm đến rượu Nhưng vô ích Chi tiết cuối tác phẩm khi cậu quản lýđem chiếc túi Huyền bỏ quên đến cho Cương và anh ta dù biết nhưng đã cố ýnói: “Cái túi này à, đưa anh để làm gì? Từ sau khách để quên, không cần phảiđưa vào cho anh đâu nhé (…) Anh quá nhiều việc không để ý hết ba cáichuyện nhỏ này đâu” đã cho ta thấy hết sự trơ lỳ đến vô cảm của con ngườinày khi tâm hồn đã bị đồng tiền chi phối

Trang 38

Trong tình yêu, Cương dù là người tệ bạc nhưng dù sao anh ta cũng đã

nói thật với Huyền Nhân vật Mai trong các truyện Năm hai ngàn lẻ x…,và

Những kẻ lãng mạn gặp phải tình huống đau đớn hơn khi cô đã bị Dân, kẻ mà

mình cưu mang khi vừa ra tù, phụ bạc Trước đó, cuộc sống gia đình của Mai

đã rất bất hạnh Người chồng cũ của cô theo chính lời của anh ta thì đã quản lí

cô như “chăn kiến” (Một trò tiêu khiển của tù nhân trong ngục) Rồi vì làm ănphi pháp mà anh ta phải vào tù Những ngay đó Mai đã phải vất vả ngược

xuôi để chạy cho chồng Vào tù được mấy năm, hối hận và có lẽ cũng là vì

chán đời, chồng Mai đã nhờ Dân (lúc đó vừa mãn hạn tù) cầm bức thư đồng ý

li dị đến đưa cho Mai để giải thoát cho cô Người phụ nữ yếu mềm đang rất

cô đơn và khát khao hạnh phúc này sau đó lại không yêu Đạt, người đàn ông

đã yêu cô từ lâu, mà phải lòng Dân (lúc đó làm quản lý cho cửa hàng kinhdoanh của cô) Nhưng rồi bất hạnh lại ập đến Dù được Mai chiều chuộng

“hơn cả ông chồng ngày trước” nhưng với bản chất đểu giả Dân vẫn “bịt mắttôi (Mai - NV) để làm tiền tôi Lại còn môi giới cả gái bao nữa” Rồi anh ta bỏ

cô lại với cái thai bốn tháng Đau khổ cùng cực, người đàn bà ấy đi lang thang

như một người điên dại Cũng giống như truyện ngắn Ai chọn giùm tôi của Y

Ban, cốt truyện này không hề mới nhưng nó giúp người đọc hiểu rõ hơn mộtkiểu bi kịch với những người phụ nữ có hoàn cảnh éo le, họ khát khao hạnhphúc thực sự bằng chính con tim mình, nhưng có lẽ cũng vì để con tim chiphối quá nhiều mà họ lại dễ trở thành nạn nhân của những kẻ dối trá

Dù chỉ là điểm qua nhưng có thể thấy rằng cảm hứng bi kịch trongtruyện ngắn của Võ Thị Xuân Hà rất phong phú Cũng như nhiều cây bút

cùng thời khi viết về vấn đề này (Nguyễn Thị Thu Huệ - Hậu thiên đường,

Tân cảng; Y Ban – Nhân tình, Sau chớp là giông bão) nhà văn đã phản ánh

được những bề bộn, phức tạp của cuộc sống, hơn nữa còn là những góc khuấttrong cuộc đời, số phận của những cá nhân để từ đó đặt ra những vấn đềkhông kém phần bức thiết với cuộc sống Nhưng có điều đáng quý trong tưtưởng của Võ Thị Xuân Hà là dù phản ánh những vấn đề bi kịch nhưng tathấy ít sự bi quan Nói cách khác, Xuân Hà vẫn cho thấy những sự hi vọng và

Trang 39

nghị lực để con người có thể vượt qua những khó khăn trong cuộc đời Và ẩntrong mỗi câu chuyện về cuộc đời các nhân vật là sự cảm thông chân thành,sâu sắc của nhà văn với các nhân vật của mình (đặc biệt là các nhân vật nữ)

dù cho họ là nạn nhân hay chính là thủ phạm gây ra nỗi bất hạnh của cuộc đời

mình Rõ ràng, điểm sáng nhân hậu trên đã góp phần nâng tầm tư tưởng chomỗi tác phẩm của nữ văn sĩ gốc Huế này

Chương II

Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà

1 Nhân vật trong văn học Việt Nam giai đoạn trước và sau 1986

Theo các tác giả của giáo trình Lí luận văn học: “Nhân vật văn học là

khái niệm dùng để chỉ hình tượng các cá thể con người trong tác phẩm vănhọc - cái đã được nhà văn nhận thức, tái tạo, thể hiện bằng các phương tiệnriêng của nghệ thuật ngôn từ” (10, Tr78) Và nhân vật cũng không nhất thiếtphải mang hình hài của con người mà có thể dưới hình hài của vật, muônthú, cỏ cây hay những sinh thể trong tưởng tượng Với tác phẩm văn học,nhân vật có một vai trò đặc biệt quan trọng bởi “đó là hình thức cơ bản đểqua đó văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng” (11, tr277) Cụ thể vàquan trọng hơn nữa, nhân vật còn có chức năng “khái quát những quy luậtcủa cuộc sống con người, thể hiện những hiểu biết, những ước ao và kì vọng

về con người Nhà văn sáng tạo nhân vật là để thể hiện những cá nhân xã hộinhất định và quan niệm về các cá nhân đó Nói cách khác, nhân vật làphương tiện khái quát các tính cách, số phận con người và các quan niệm vềchúng” (11, tr279) Như vậy, có thể khẳng định rằng độc giả sẽ không chỉthấy được một phần bức tranh cuộc sống vốn rất đa dạng mà còn hiểu được

Trang 40

cả những thế giới quan, nhân sinh quan của nhà văn thông qua việc tìm hiểu,đánh giá nhân vật văn học.

Giai đoạn trước 1986, nhân vật trong văn học Việt Nam còn chịu ảnhhưởng sâu sắc của kiểu xây dựng nhân vật truyền thống Nhân vật trong vănhọc Việt Nam nói chung và nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam nói riêngnhìn chung là kiểu nhân vật loại hình Ở đây, con người trong văn học đượcnhìn chủ yếu ở góc độ con người cộng đồng, con người công dân với nhữngnét tính cách nhìn chung đơn giản, xuôi chiều, hoặc tốt hoặc xấu rất rànhmạch Cũng vì đề cao chức năng phục vụ công cuộc kháng chiến, kiến quốcnên hình tượng nhân vật trung tâm giai đoạn này thường là người chiến sĩ,công nhân, nông dân,… Các tác phẩm văn học thời kì này chủ yếu mangkhuynh hướng sử thi nên hình tượng nhân vật luôn hiện lên với tư thế conngười của cộng đồng, con người xả thân vì nghĩa lớn Cũng vì vậy mà conngười trong văn học thời kì này “quen sống trong quần thể ít có dịp đối diệnvới chính mình” (15, tr 33-36)

Từ sau năm 1975 trở đi, nhất là từ Đại hội Đảng VI năm 1986, trongvăn học Việt Nam đã có những biểu hiện đổi mới nhất định trong cách nhìnnhận về con người Các nhà văn thời kì này dù đề cập đến những kiểu nhânvật cũ như người lính, người vợ, người mẹ, người nông dân,…nhưng cáchkhai thác nhân vật đã trở nên đa chiều chứ không đơn giản như trước nữa.Nhân vật trong thời kì này được các tác giả khai thác một cách toàn diện cả về

số phận, tính cách và được đặt trong hiện thực cuộc sống với đầy rẫy những

bề bộn, trái ngang Lúc này, thay vì cái nhìn giản đơn, phân định rạch ròi cácgiá trị trong cuộc sống như thiện ác, tốt xấu, bạn thù,… các nhà văn thể hiệnmột cái nhìn mới mang tính đa diện, phức hợp về hiện thực và số phận conngười Cảm hứng thế sự ngày càng chiếm ưu thế thay thế cho cảm hứng sửthi Thay vì quan niệm con người sử thi thì bây giờ là kiểu quan niệm conngười đời tư với đầy rẫy những góc khuất của nó mà trong đó có cả thiên thầnlẫn ác quỷ, cao thượng lẫn thấp hèn, thật thà và gian trá mà ta thấy rất phổbiến trong các sáng tác của những cây bút gạo cội của thời kì này như Nguyễn

Ngày đăng: 27/05/2014, 10:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. M. B Khrapchenkô (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học, Lê Sơn – Nguyễn Minh dịch, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học
Tác giả: M. B Khrapchenkô
Nhà XB: NXB Tác phẩm mới
Năm: 1978
2. M. Bakhtin (1993), Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxky. Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn dịch, NXB Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxky
Tác giả: M. Bakhtin
Nhà XB: NXB Giáo Dục
Năm: 1993
3. M.Bakhtin (2003), Lý luận về thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh Cư dịch, NXB Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận về thi pháp tiểu thuyết
Tác giả: M.Bakhtin
Nhà XB: NXB Hội nhà văn
Năm: 2003
4. Nhiều tác giả (1995), Lí luận văn học. NXB GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: NXB GD
Năm: 1995
5. Viện Ngôn ngữ học. (2000). Từ điển tiếng Việt. NXB Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt
Tác giả: Viện Ngôn ngữ học
Nhà XB: NXB Đà Nẵng
Năm: 2000
6. Nguyễn Hữu Vui, Nguyễn Ngọc Long (Đồng chủ biên), (2005), Giáo trình triết học Mác-Lênin, NXB Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình triết học Mác-Lênin
Tác giả: Nguyễn Hữu Vui, Nguyễn Ngọc Long (Đồng chủ biên)
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2005
7. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (Chủ biên), (1999), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (Chủ biên)
Nhà XB: NXB ĐHQG Hà Nội
Năm: 1999
8. Phương Lựu (chủ biên), (2004), Lý luận văn học . NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học
Tác giả: Phương Lựu (chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2004
9. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên), (2009), Ngữ Văn 12, tập I. NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ Văn 12
Tác giả: Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên)
Nhà XB: NXBGD
Năm: 2009
10. Trần Đình Sử (Chủ biên), (2007), Giáo trình Lí luận văn học, Tập II, NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Lí luận văn học
Tác giả: Trần Đình Sử (Chủ biên)
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2007
11. Trần Đình Sử (2000), Lí luận và phê bình văn học, NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận và phê bình văn học
Tác giả: Trần Đình Sử
Nhà XB: NXBGD
Năm: 2000
12. Trần Đình Sử (1998), Dẫn luận thi pháp học. NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn luận thi pháp học
Tác giả: Trần Đình Sử
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1998
13. Hoàng Phê (Chủ biên), (2000), Từ điển Tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Phê (Chủ biên)
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 2000
14. Nguyễn Thái Hòa, (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, NXBGD.B. Bài viết, luận văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp của truyện
Tác giả: Nguyễn Thái Hòa
Nhà XB: NXBGD.B. Bài viết
Năm: 2000
15. Bích Thu (1996), Những thành tựu của truyện ngắn sau 1975, Văn học, số 9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những thành tựu của truyện ngắn sau 1975
Tác giả: Bích Thu
Năm: 1996
17. Lê Huệ (2010), Tiếng gà gáy trong rừng hoa arui, evan.Baomoi.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng gà gáy trong rừng hoa arui
Tác giả: Lê Huệ
Năm: 2010
18. Cao Việt Dũng (2009), Không gian đa chiều trong bút pháp Võ Thị Xuân Hà, Tonvinhvanhoadoc.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Không gian đa chiều trong bút pháp Võ Thị Xuân Hà
Tác giả: Cao Việt Dũng
Năm: 2009
19. Thủy Bình (2009), Cái vạc vàng có đòn khiêng bằng kim khí, http://www.ebookmore.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cái vạc vàng có đòn khiêng bằng kim khí
Tác giả: Thủy Bình
Năm: 2009
20. Hàn Thủy Giang (2003), Võ Thị Xuân Hà – Người sống trên đất lặng lẽ Vietbao.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Võ Thị Xuân Hà – Người sống trên đất lặng lẽ
Tác giả: Hàn Thủy Giang
Năm: 2003
21. Hiền Hòa (2003), Võ Thị Xuân Hà : Viết để đỡ đau đớn hơn khi nhìn thực tế, Vietbao.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Võ Thị Xuân Hà : Viết để đỡ đau đớn hơn khi nhìn thực tế
Tác giả: Hiền Hòa
Năm: 2003

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w