2. Không gian nghệ thuật
2.2. Không gian ảo
Bên cạnh những mảng không gian thực như trên, trong nhiều truyện ngắn của Võ Thị Xuân Hà như: Xóm đồi hoa, Bay lên miền xa thẳm, Vườn
hài nhi, Cái vạc vàng có địn khiêng bằng kim khí, Tiếng tiêu trên đỉnh núi Tượng, ta cịn thấy những vùng khơng gian đầy chất hư ảo và ẩn chứa những
ý nghĩa không kém phần sâu sắc.
Trong truyện Xóm đồi hoa, tác giả đã tưởng tượng ra một khung cảnh thiên nhiên thật mĩ lệ: một cái hồ có tên Ngọc Trai, trên bờ là “đám cỏ xanh mướt”, gần đó là “cây hồng lan cổ thụ cứ thêm nhánh dần. Vào mùa xuân, hoa lan nở vàng xanh xanh trên sườn ngọn đồi”, dưới gốc hoàng lan là “một vườn hoa mắt trâu”, “một khoanh hoa hồng”, “một vồng cúc xanh” được nữ nhân vật chính (vốn là một cơ gái điếm bị cùi đến lở loét mất một bàn chân và phiêu dạt đến nơi đây) trồng cho mình và những người thân. Sau đó, những người đến định cư mới lại trồng thêm rất nhiều hoa khi mỗi đứa bé
mới chào đời, và chúng cũng được đặt tên có đệm là Hoa. Rồi từ đó có cái xóm gọi là Đồi Hoa. Đặt trong bối cảnh câu chuyện lúc đó cả thế giới đang bị hoành hành bởi căn bệnh TIN chết người do gái điếm và những kẻ ăn chơi trụy lạc gây ra thì rõ ràng đây là ước mơ của nhà văn về một thế giới thanh sạch thực sự mà ở đó con người sống thật chan hịa, hạnh phúc: “Thế giới chúng ta ở vào thời khắc ấy cũng biến đổi và sạch sẽ hơn. Căn bệnh TIN đã biến mất, nhường chỗ cho những XÓM ĐỒI HOA và những cái hồ NGỌC TRAI ngự trị”.
Cũng nói về khát vọng của con người nhưng Bay lên miền xa thẳm lại là một khơng gian hồn tồn khác và tất nhiên ý nghĩa cũng khác biệt: “tầng thứ nhất là thiên đường đỏ, tầng thứ hai xanh lam,…cho tới tầng thứ bẩy thì là thiên đường đen. Trên tất cả là đấng Vĩ đại – Im lặng – Tận cùng”. Cộng với đó là hình ảnh con chim khổng lồ xuất hiện trên mái nhà Thủy khi cô đang tắm với những lời lẽ thuyết phục Thủy hãy nếm trải thử cảm giác với “thiên đường đen” thay vì ngày này qua ngày khác sống cuộc đời nhàm chán. Điều này khiến ta có thể thấy rằng khơng gian này chính là biểu tượng cho khát vọng đi đến tận cùng những gì tốt đẹp nhất mà đấng tạo hóa ban cho người phụ nữ. Nhưng nhà văn dường như cũng muốn nói nếu mỗi người phụ nữ khơng tỉnh táo để tự biết bằng lịng với thực tại thì họ sẽ dễ bị rơi vào tình cảnh thả mồi bắt bóng như nhân vật Thủy trong truyện ngắn này.
Cũng có những truyện như Vườn hài nhi, khơng gian ảo lại nhằm thể hiện thái độ của nhà văn trước một thực trạng xã hội đau lịng, đó là việc nạo phá thai tràn lan. Bối cảnh chính của câu chuyện là: “Trong vườn chuối rộng mênh mơng, gió lao xao thổi. Lũ trẻ ngồi vắt vẻo trên những búp chuối non. Thực ra chỉ khi có hương thì chúng mới nhất loạt ngồi dậy, nếm thử chút quà nhờ hương gửi tới. Bình thường đứa nào cũng nằm dài trong lịng đất chờ đêm tối bng xuống. Những đêm trăng sáng vằng vặc, chúng rủ nhau bay đến những ngơi nhà của mình, ngồi chầu hẫu ngồi cửa đợi mẹ”. Những đứa trẻ này khơng bình thường bởi chúng chính là linh hồn của những cái thai nhi không được cha mẹ chúng cho làm người nên đã vào cái bệnh viện gần đó. Vì
chưa được sống kiếp người trên dương gian mà đã phải chết nên linh hồn chúng khơng được siêu thốt. Chúng tụ tập nơi vườn chuối này, cũng là cái
nghĩa địa mà người lao công già tốt bụng ở bệnh viện chôn chúng. Sáng tạo
hình ảnh những linh hồn trẻ thơ, đứa thì mất tay, đứa lại nát đơi chân,…nhà văn bộc lộ sự đau xót vơ ngần cho linh hồn những đứa trẻ tội nghiệp sinh ra là người mà lại chẳng được hưởng kiếp người. Ngồi ra cịn là sự phẫn uất của nhà văn với thủ phạm – những người là cha, là mẹ nhưng lại vì nhiều lí do mà làm việc thất đức. Phẫn uất, nhưng kết thúc tác phẩm vẫn là sự vị tha: “Cả vườn chuối đêm đó nhiều ánh sao lọt vào. Những hài nhi quần áo lành lặn nắm tay nhau ca lên những khúc hát thiên thần. Chúng tin rằng cứ ca hát những khúc hát thiên thần thật nhiều thì số mệnh chúng sẽ được biến cải”. Lòng vị tha này của Xuân Hà vốn bắt nguồn từ một người cũng là phụ nữ, cũng là người mẹ, mà đã là người mẹ thì ai mà khơng có tình mẫu tử. Vì vậy nên nhà văn hiểu được cảnh ngộ và sự đau đớn của những người cùng giới khi phải đang tâm vứt bỏ cái mầm sống tội nghiệp trong cơ thể mình. Họ đáng trách nhưng cũng thật đáng thương.
2.3. Nhìn nhận vấn đề khơng gian nghệ thuật trong sáng tác của Võ Thị Xuân Hà ở mảng truyện ngắn có thể thấy sự đổi mới khá rõ ràng qua từng tập truyện. Nếu ở hơn mười năm đầu trong sự nghiệp sáng tác của chị (tính đến tập Truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà, xuất bản năm 2002) chủ yếu là không gian bối cảnh thiên nhiên và xã hội rộng lớn. Nhưng đến các tập truyện về sau này lại có thêm, hoặc được nhấn mạnh hơn ở một số kiểu không gian mới như không gian xứ Huế, không gian xứ người; hoặc cũng đề cập đến Hà Nội nhưng nhà văn chú ý hơn đến những không gian cụ thể ở phạm vi hẹp như những xóm trọ tồi tàn, các bệnh viện, vũ trường, và nhiều nhất là các quán cà – phê tranh nghệ thuật; thậm chí ở một số tác phẩm là kiểu không gian ảo,… Điều này khiến thế giới nghệ thuật trong truyện của chị phong phú, mới mẻ và hấp dẫn hơn. Và dù đề cập đến kiểu không gian nào thì bao giờ nhà văn cũng đặt nhân vật trong mối quan hệ với khơng gian, hồn cảnh để bộc lộ tâm
trạng, tính cách, số phận, do đó ấn tượng mà nhân vật để lại trong lịng độc giả cũng trở nên sâu sắc hơn.