1. Cốt truyện
1.1. Cốt truyện truyền thống
Cốt truyện truyền thống là kiểu cốt truyện đã được các nhà lí luận từ thời cổ đại khái quát với trình tự: Trình bày, thắt nút, phát triển, cao trào, mở
nút. Kiểu cốt truyện này tuy khơng mới nhưng nó tạo ra một kết cấu chặt chẽ
cho tác phẩm và dễ gây sự hấp dẫn cho độc giả. Các tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn của văn học đương đại Việt Nam hiện nay cũng có khơng ít trong số đó được xây dựng theo kiểu cốt truyện này. Tất nhiên, trong nhiều trường hợp, các nhà văn cũng đã có sự linh hoạt trong vận dụng để phù hợp với nội dung câu chuyện cũng như đem lại sự mới mẻ nhất định trong cách thể hiện.
Với kiểu cốt truyện truyền thống, Võ Thị Xuân Hà đã có sự vận dụng sáng tạo trong nhiều tác phẩm với những đề tài khác nhau. Có những truyện miêu tả toàn bộ cuộc đời, số phận nhân vật, có những truyện lại chỉ miêu tả một chặng đời của nhân vật, lại có truyện chỉ miêu tả một tình huống đặc sắc mà nhân vật trong tác phẩm gặp phải. Nhưng tất cả đều góp phần bộc lộ số phận hoặc tính cách nhân vật trong tác phẩm cũng như cái nhìn của nhà văn về cuộc đời và con người.
Truyện Bạn gái kể về cuộc đời đầy bất hạnh của nhân vật Diêu với các tình tiết như sau:
- Diêu và Thảnh là hai đứa trẻ thân thiết. Trong một lần chơi trốn tìm chúng đã hứa hẹn lớn lên sẽ cưới nhau. Rồi Thảnh theo bố đi làm ăn xa.
- Càng lớn Diêu càng xinh đẹp. Hết cấp ba, vì thèm vào đại học, Diêu đã phải chấp nhận đánh đổi cái quý giá nhất của đời con gái cho một lão tổ chức để lấy một bản lí lịch trong sạch.
- Căm thù đàn ơng, từ đó Diêu dùng nhan sắc của mình để để quyến rũ và lợi dụng những kẻ háo sắc.
- Thảnh trở về trong bộ dạng tiều tụy, Diêu bàng hồng xúc động. Những tên đàn ơng cũng chấm dứt theo đuổi cô.
- Ra trường, Diêu về dạy ở một thị xã và lấy một gã lái xe phóng đãng vì thấy mình khơng cịn xứng đáng với Thảnh.
- Diêu bị chồng đánh chết với cái thai trong bụng. Nghe đâu đó là của một người đàn ơng nghèo kiết.
Về cơ bản cốt truyện của Bạn gái được xây dựng theo kiểu truyền thống dù đôi chỗ vẫn có những đoạn hồi ức. Các tình tiết được xây dựng trong mối quan hệ logic, cái trước là tiền đề cho cái sau và dẫn đến kết thúc câu chuyện. Ở một phương diện nhất định, qua câu chuyện này nhà văn muốn nói đến quy luật nhân nào quả ấy. Có thể hiểu Diêu chính là thủ phạm của kết cục bất hạnh mà cô phải gánh chịu khi đã sống q bng thả vì khơng làm chủ được lý trí của mình dẫn đến để khát vọng đổi đời và lòng căm thù chi phối mọi suy nghĩ và hành động. Nhưng ở phương diện khác, Diêu chính là nạn nhân của hồn cảnh sống bất hạnh. Hồn cảnh sống ấy khiến cho cơ gái có một khát khao cao đẹp và chính đáng là được ngồi trên giảng đường đại học lại phải chấp nhận đánh mất sự trinh trắng của mình. Cái chết thảm thương của Diêu ở cuối tác phẩm vừa như một lời cảnh tỉnh với những người sống quá thực dụng, buông thả lại vừa như một lời ai ốn đầy xót thương cho những kiếp đời yếu đuối, tội nghiệp.
Không như Bạn gái, Kẻ đối đầu lại chỉ kể về một quãng đời của hai nhân vật chính của câu chuyện là Un và Rơ. Cốt truyện có thể tóm tắt với những tình tiết sau:
- Un và Rơ được phân cơng làm cùng một nhóm trong hãng mũ Phượng Hồng. Vẻ ngồi lạnh lùng của Rơ khiến Un khó chịu nhưng rồi lại khiến cô yêu Rô từ lúc nào không biết.
- Rô xin bỏ việc ở hãng, bà chủ góa chồng trẻ đẹp sai Un bảo Rơ ở lại. - Rơ bày tỏ tình cảm với Un nhưng nói cơ gắng đợi và cần giữ bí mật chuyện tình cảm cuả hai người. Uyên hạnh phúc, chờ đợi.
- Rô được bà chủ cất nhắc.
- Rô bị công an kinh tế bắt. Uyên biết rõ bộ mặt thật kẻ dùng tình lừa tiền nên đã bỏ đi.
- Ra tù, Rô và bà chủ góa cưới nhau và anh ta trở thành một ơng chủ giàu có.
Cốt truyện ngắn gọn nhưng các tình tiết lại khá li kì, nhiều bất ngờ khiến độc giả thấy hấp dẫn. Và không chỉ dừng lại ở tác dụng như vậy, qua câu chuyện này ta thấy Xuân Hà muốn phản ánh một hiện tượng xã hội rất đáng phải suy nghĩ. Đó là khơng ít kẻ sẵn sàng bất chấp thủ đoạn, kể cả những việc việc bỉ ổi nhất là dùng tình đổi tiền. Vì đồng tiền chúng có thể chà đạp lên tất cả, từ danh dự của bản thân cho đến tình yêu, một thứ tình cảm vốn rất cao đẹp của con người. Chi tiết kết thúc câu chuyện cho thấy đây là một hiện tượng cịn rất nhức nhối bởi những người như Rơ sẽ vẫn có đất sống, vậy có nghĩa là thứ bệnh dịch này vẫn có cơ hội để phát triển.
Phổ biến hơn cả ở loại cốt truyện truyền thống trong truyện ngắn của Xuân Hà là kiểu cốt truyện chỉ miêu tả một tình huống bất ngờ xảy ra với nhân vật nhưng nó lại có ý nghĩa rất lớn trong việc thể hiện tính cách của nhân vật cũng như những dụng ý nghệ thuật mà nhà văn muốn chuyển tải qua tác phẩm. Đô hội là một trường hợp điển hình. Truyện kể về một cơ gái trẻ Việt Nam tên là Nhan sang Mỹ theo người tình nhưng sang rồi mới biết đó là kẻ lừa đảo có hạng và cơ chỉ là một trong các nạn nhân của hắn. Cô gái bị cảnh sát Mỹ thẩm vấn vì nghi là đồng bọn của tên tình nhân đốn mạt kia. Khi được trả tự do thì Nhan đành phải đi phá cái thai trong bụng vì khơng có tiền để sống. Cơ nhờ người chị ở Việt Nam thuê thầy cúng cầu cho mình có thể tìm thấy người đàn ơng mà cơ ln thấy trong mộng. Nhưng Nhan chỉ gặp được một gã nghèo khó vừa lùn vừa xấu chấp nhận cưu mang cô khi cô phải phục vụ nhu cầu sinh lí cho hắn. Mỗi tối trước khi đi ngủ, người con gái này đều nói câu quen thuộc với gã đàn ông bản xứ kia: “Mày trả tao bao nhiêu tiền đêm nay?”. Tình huống éo le này có ý nghĩa cảnh tỉnh sâu sắc những cơ gái vì ham cuộc sống giàu sang nơi xứ người mà dễ bị lừa đảo để rồi rơi vào tình cảnh bi đát. Chi tiết Nhan luôn mơ thấy sẽ gặp người đàn ông hào hoa trong mộng nhưng rồi lại chỉ gặp gã Hen-ry vừa xấu lại nghèo
như một lời mỉa mai cho những ảo vọng mà khơng ít những cơ gái như Nhan trong thực tế vẫn có.
Song song với những tác phẩm đã nói ở trên, kiểu cốt truyện truyền thống còn được Xuân Hà thể hiện khá thành công ở một số tác phẩm khác như: Bí ẩn một dịng sơng, Chuyện của con gái người hát rong, Cõi người,
Đồng tiền sắc đỏ, Đường về. Tất nhiên do đặc thù của kiểu cốt truyện này nên
ý nghĩa triết lý hay tầm tư tưởng không phải quá sâu sắc nhưng nó cũng góp phần tạo nên tính hấp dẫn cho truyện ngắn của Võ Thị Xuân Hà với cái nhìn cuộc sống chân thực và giản dị.