Văn học Việt Nam sau 1975, đặc biệt là từ sau 1986 đã có những bước phát triển đáng ghi nhận về nhiều mặt và ở tất cả các thể loại. Nói riêng về thể loại truyện ngắn, đã có rất nhiều tác giả thành công với sự ý thức rõ rệt trong việc làm mới các sáng tác của mình. Sự mới mẻ ấy khơng chỉ là sự đa dạng trong đề tài, cảm hứng sáng tác khi các nhà văn hướng ngịi bút của mình vào tất cả các mặt của cuộc sống vốn rất đa dạng, phong phú và cũng thật bề bộn, phức tạp mà còn bằng một kĩ thuật viết đầy sáng tạo.
Đóng góp vào sự thành cơng của mảng truyện ngắn của văn học nước nhà thời kì đổi mới phải kể đến một loạt những cây bút nữ mà Võ Thị Xuân Hà là một trường hợp tiêu biểu. Với một tình yêu cháy bỏng, một nghị lực phi thường cùng một quan niệm tích cực về nghề văn (“Trẻ thì phải có tính khai phá, thử nghiệm”), Xn Hà đã cống hiến cho độc giả một khối lượng hàng trăm tác phẩm, trong đó khơng ít là những sáng tác có giá trị nghệ thuật cao, được độc giả u thích và tìm đọc. Lí giải thành cơng này của Xn Hà, ngồi các yếu tố chủ quan như đã nói ở trên thì ta cần đặc biệt chú ý đến thế giới nghệ thuật trong sáng tác của chị qua những điểm cơ bản sau đây:
1. Cảm hứng sáng tác của Xuân Hà ở thể loại truyện ngắn vừa đa dạng lại rất gần gũi với hiện thực đời sống. Trong nhiều sáng tác của mình, nhà văn đi sâu phản ánh những mặt trái vốn tồn tại rất nhiều trong xã hội thời kì đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường trên tinh thần đấu tranh phê phán. Chiến tranh đã kết thúc, nền kinh tế mở cửa, đời sống nhân dân được nâng
cao rõ rệt, nhưng vẫn cịn đó những bi kịch cuộc đời thật chua xót, trái ngang. Với một trái tim nhân hậu, giàu lòng trắc ẩn, Xuân Hà đề cập đến vấn đề này một cách thật cảm động. Nhưng khơng chỉ có nỗi buồn, nước mắt, đọc văn của chị ta còn thấy những câu chuyện thật lãng mạn với những mối tình dù e ấp chưa nói lên lời, hay đang mặn nồng sâu sắc và cũng có thể đã chỉ là hồi niệm nhưng điểm chung là đều đem đến trong lòng mỗi độc giả những cảm xúc thánh thiện, sáng trong.
2. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Võ Thị Xuân Hà thật đa dạng như chính sự đa dạng của cảm hứng đề tài trong sáng tác của chị. Bên cạnh kiểu nhân vật truyền thống nhưng đã được làm mới qua ngòi bút của chị là sự xuất hiện của rất nhiều loại nhân vật khác như nhân vật cô đơn, bất hạnh; nhân vật tha hóa; nhân vật bản năng; nhân vật dị biệt. Chính thế giới nhân vật phong phú, đa dạng này đã giúp nhà văn vừa phản ánh được sự đa dạng, bộn bề của đời sống xã hội cũng như thế giới tâm hồn vốn dĩ rất phức tạp của con người.
3. Nghệ thuật truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà cũng có rất nhiều điểm đặc sắc. Cốt truyện với Xn Hà khơng chỉ có chức năng tạo nên sườn mạch của câu chuyện mà còn chuyển tải những ý đồ nghệ thuật của nhà văn qua tác phẩm. Vì vậy, bên cạnh kiểu cốt truyện truyền thống đã được sáng tạo ta còn gặp rất nhiều kiểu cốt truyện mới của văn học hiện đại được chị sử dụng thật nhuần nhuyễn như cốt truyện tâm lý, cốt truyện với kết cấu mở, cốt truyện đảo lộn thời gian tuyến tính. Dấu ấn sáng tạo của Xn Hà cịn thể hiện rõ trong cách nhà văn xây dựng thế giới không gian và thời gian nghệ thuật trong sáng tác của chị. Đọc văn chị độc giả sẽ rất ấn tượng với sự đa dạng của không gian: từ thành thị đến nông thôn; từ đồng bằng lên trung du, miền núi; từ miền Bắc đến miền Trung, miền Nam; từ trong nước đến nước ngồi; từ khơng gian hiện thực đến khơng gian ảo,… Trong đó, sâu đậm nhất có lẽ phải kể đến xứ Huế, nơi chơn nhau cắt rốn của chị và Hà Nội, quê hương thứ hai của Xuân Hà. Bên cạnh khơng gian nghệ thuật thì thời gian nghệ thuật cũng là một yếu tố đặc sắc trong sáng tác của Xuân Hà nhờ cách xử lí sáng tạo của
nhà văn. Trong văn chị, thời gian khơng chỉ đóng vai trị cho sự tồn tại ở tính chất vật lí của sự vật mà cịn là thời gian của tâm trạng. Nó cũng đóng vai trị thể hiện tư tưởng nghệ thuật của nhà văn. Giọng điệu nghệ thuật trong truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà vừa đa dạng lại thay đổi rất linh hoạt để phù hợp với nội dung phản ánh và ý đồ nghệ thuật của nhà văn. Nên đọc văn chị có lúc ta thấy kiểu giọng trữ tình khi thì ấm áp, khi lại thiết tha, rồi đau xót, day dứt, nghẹn ngào; có lúc lại là giọng mỉa mai, hài hước, giễu nhại. Tất cả những điểm trên đây đều góp phần tạo nên một sự đa dạng, mới mẻ cũng như tầm sâu sắc trong sáng tác của Xuân Hà và khiến cho văn chị hấp dẫn độc giả hơn.
Bên cạnh những ưu điểm trên, cũng có ý kiến cho rằng trong một số truyện ngắn của Võ Thị Xuân Hà cốt truyện còn đơn giản, tư tưởng chưa thật sâu sắc. Tuy nhiên, tựu chung lại, đọc văn Xuân Hà ta thấy một sự đa dạng về cảm hứng đề tài, sự phong phú của hình tượng nhân vật, sự linh hoạt với nghệ thuật thể hiện. Tất cả những điều này không chỉ làm nên một thế giới nghệ thuật đặc sắc trong sáng tác của chị mà cịn khiến cho Xn Hà có một vị trí đáng trân trọng trong nền văn học Việt Nam đương đại. Qua việc tìm hiểu thế giới nghệ thuật của truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà, người viết không chỉ muốn phác thảo phong cách của một nhà văn hiện đang được sự mến mộ của khơng ít bạn đọc mà cịn hi vọng những ý kiến của mình sẽ là những gợi ý có ý nghĩa cho việc tìm hiểu sâu hơn về cây bút nữ này nói riêng cũng như với các tác phẩm văn học đương đại của nước nhà nói chung.