1. Cốt truyện
1.2.2. Cốt truyện với kết cấu đảo lộn thời gian tuyến tính
Về cơ bản, cấu trúc của một văn bản tự sự gồm hai yếu tố chính là
chuyện và truyện. Chuyện là “sự việc được kể lại” (5) – nó sẽ diễn ra theo
trình tự thời gian trước sau. Cịn truyện, ở một phương diện nào đó là nội
dung được tổ chức một cách có nghệ thuật. Như vậy, nó khơng nhất thiết phải trình bày nội dung chuyện theo trình tự thời gian. Sự đa dạng trong cách trình bày nội dung chuyện của nhà văn trong tác phẩm văn học (Truyện) là nhằm những dụng ý nào đó gắn với tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm. Khơng ít truyện ngắn của Võ Thị Xn Hà, các sự kiện, biến cố, tình tiết được trình bày khơng theo trình tự thời gian tuyến tính. Ở đó, các yếu tố hiện tại, quá khứ, tương lai được đan cài, đảo lộn nhằm thể hiện những ý đồ nghệ thuật của nhà văn.
Khơng khóc ở Seoul kể về số phận bất hạnh của một cô gái nghèo Việt
Nam sang Hàn Quốc kiếm sống. Ngay vào đầu tác phẩm là hình ảnh nữ nhân vật lần về nhà sau khi bị tên chủ lao động hãm hiếp. Tiếp đó là sự hồi tưởng của nhân vật về quá khứ. Đọc những dòng hồi tưởng này của nhân vật ta biết cô đã từng sang nước Hàn hai lần và vì sao cơ gái tội nghiệp này lại bị tên chủ lao động lừa rồi cưỡng bức. Đoạn cuối của truyện lại quay về hiện tại, cô gái
có ý định đi tìm người đàn bà đã ở sân bay lần trước, người đàn bà mà bây giờ đã là vợ một tay chủ Hàn Quốc giàu có. Bây giờ “Giữa hai đùi cơ khi đó đã khơ khốc. Chỉ cịn hai hố mắt đen ngịm nhìn trừng trừng vào màn đêm Seoul”. Việc tác giả để chi tiết cô gái trở về nhà sau khi bị hãm hiếp lên đầu câu chuyện (với những câu văn gợi ấn tượng ghê tởm về tai họa mà cô vừa gặp phải: “Hai đùi cơ lạnh (…). Một dịng nước nhờ nhợ chảy xuống sàn”) là nhằm dụng ý nhấn mạnh nguy cơ bị cưỡng bức là một trong những điều đáng sợ nhất và ln rình rập những người phụ nữ Việt Nam yếu đuối, thân cô nơi xứ Hàn. Chi tiết vừa như một lời cảnh tỉnh vừa là nỗi đau của nữ nhà văn cho số phận đen bạc mà bất cứ cô gái Việt Nam nào cũng có thể gặp phải khi đi kiếm sống nơi xứ người.
Bay lên miền xa thẳm mở đầu bằng tình tiết người vợ là Thủy đang
nằm ở viện vì bị băng huyết, cịn chồng cơ – Khang, đang rất lo lắng chăm sóc vợ. Nếu là một người phụ nữ khác chắc sẽ rất cảm động trước những cử chỉ này của chồng thế nhưng với Thủy thì thật là lạ: “Thủy nhìn chồng mà như hướng về một cõi xa xăm nào đó”. Chi tiết này thật lạ lùng, nó khiến bất cứ độc giả nào đọc đến đây cũng phải thắc mắc. Và muốn giải tỏa thắc mắc ấy, tất nhiên là phải đọc tiếp câu chuyện. Trở về quá khứ, nhân vật người kể chuyện cho ta biết vợ chồng Thủy vốn có một gia đình thật hạnh phúc. Nhưng rồi sự xuất hiện đột ngột của một con chim lạ với những lời mời gọi thật hấp dẫn đã khiến Thủy nhiều lần bay theo nó để tới cõi thiên đường mơ ước. Chính điều này dần biến cơ trở thành một người khác, Thủy thấy người chồng của mình thật vơ vị. Quay lại hiện tại là hình ảnh Khang thất thểu đi trên phố như một kẻ điên dại vì vợ đã khơng cịn. Hình ảnh con chim khổng lồ xuất hiện trong truyện là một biểu tượng cho khát khao hạnh phúc tột cùng luôn tiềm ẩn trong mỗi người đàn bà theo quan niệm của nhà văn. Đây cũng là điều mà Hà Phạm Phú đã khẳng định: “Thế giới đàn bà của Hà là một thế giới riêng, không lẫn vào ai. Những người đàn bà của chị hình như cũng là sự xáo trộn giữa cái tốt và cái xấu, đầy lịng vị tha nhưng cũng ích kỷ, rất tự tin
nhưng cũng dễ bị cám dỗ, sống yên phận nhưng lại không chịu yên với số phận đã an bài. Một người phụ nữ là một bí ẩn” (22, tr357).
Cùng kiểu kết cấu trên cịn có thể kể đến các truyện ngắn như Xóm đồi
hoa, Bí ẩn một dịng sơng,… Nhìn chung, ít nhiều kiểu xây dựng cốt truyện
này đã góp phần làm tăng tính hấp dẫn cho câu chuyện bởi sự cuốn hút, gợi mở do chi tiết có vấn đề được đưa lên đầu tác phẩm.