Thời gian tâm lý

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật truyện ngắn võ thị xuân hà (Trang 99 - 101)

3. Thời gian nghệ thuật

4.2. Thời gian tâm lý

Trong văn học hiện đại, thời gian tâm lí xuất hiện một cách phổ biến. Đó là kiểu thời gian được sắp xếp không theo trật tự trước sau thông thường, mà diễn biến của thời gian phụ thuộc vào tâm lí, tình cảm, suy nghĩ của nhân vật. Với một nhà văn nữ, lại chủ yếu xây dựng các hình tượng nữ nhân vật chính nên sự xuất hiện phổ biến của kiểu thời gian tâm lí trong truyện ngắn của Võ Thị Xuân Hà cũng là một điều dễ hiểu.

Phần cuối của thiên truyện ngắn Cà phê yêu dấu mang âm hưởng lãng mạn, trầm buồn là sự kiện nữ nhân vật chính gặp một người đàn ơng đặc biệt đang uống cà phê trong quán của mình. Và một loạt những từ ngữ miêu tả thời gian chỉ trong khoảng hai trang truyện ngắn ngủi: “Vào một buổi sáng”, “Anh đi rồi”, “Từ ngày đó”, “Một ngày, hai ngày”, rồi “Tơi mở quán từ sớm đến đêm khuya”. Đó là thời gian khắc khoải của tâm trạng đợi chờ của một người phụ nữ đa sầu đa cảm, rất khát khao hạnh phúc nhưng mãi bây giờ mới tìm thấy một nửa của mình trong một hồn cảnh cũng thật đặc biệt. Cách thể hiện tình cảm và sự đợi chờ của chị cũng thật ấn tượng: “Anh đi rồi, tôi nhấc phin cà phê của anh mang vào pha lại. Tôi chờ nước hai nhỏ xuống lưng tách rồi nhấp từng ngụm cà phê nước hai sánh vàng. Tôi tập uống từng ngụm đắng. Ngồi đúng chỗ người ấy vừa đứng lên”, “Tôi lôi cây ghi ta ra gảy (…) chiêu khách mà lịng khắc khoải”, “tơi ơm đàn tóc xõa vai, mắt mờ vì lệ nhìn

ra con đường trước qn”. Chính cách xử lí thời gian của tác giả đã khiến cho độc giả cảm nhận rõ hơn đến mức như hòa vào được nỗi niềm đợi chờ đến triền miên của nhân vật, từ đó mà xúc động, cảm thơng.

Cũng nói về tâm trạng đợi chờ là truyện ngắn Người đàn bà và những

con rối. Nhưng nếu nhân vật nữ trong Cà phê yêu dấu đợi chờ trong tâm trạng

khắc khoải thì nữ nhân vật trong câu chuyện này chờ đợi trong nỗi niềm khơng chỉ là khắc khoải mà có thêm sự bức bối đến vơ cùng khó chịu: “Ngày nào trong nàng cũng bừng lên dữ dội nỗi khát khao phá phách trong khoảng khắc đặt tay lên chốt cửa sau một tiếng gõ nào đó”. Góp phần diễn tả tâm trạng đó của nhân vật, dịng thời gian được miêu tả vô cùng chậm chạp với những tiếng động ở cửa, lúc thì tiếng “Lách cách! Lách cách! Lách cách!” của con mèo mà nàng cứ ngỡ như tiếng người gõ cửa, lúc thì tiếng “Cộc! Cộc!” đầy “dứt khốt và cả quyết” của chồng nàng. Có khi là tiếng gõ cửa của một người hành khất nào đó. Tóm lại, đó khơng phải là tiếng gõ cửa của người mà nàng đang chờ đợi, người mà đã gọi nàng là “Người đàn bà tốt nhất thế gian” thế mà giờ đây đang bỏ nàng lại một mình. Mỗi lần hi vọng rồi lại thất vọng đến não nề thêm: “Và sau khi ai đó đã đi khỏi cửa, nàng đóng chặt cửa và tuột hết váy xoa nắn cơ thể như đang lên cơn sốt của mình. Và nàng lặng lẽ khóc…”. Rõ ràng cách miêu tả thời gian như trên đã góp phần cho chúng ta cảm nhận một cách sâu sắc thế giới tâm hồn phức tạp của nữ nhân vật này, một kiểu nhân vật ta rất hay gặp trong các truyện ngắn của Xuân Hà.

Trong Vườn hài nhi, đoạn tả tâm trạng bà mẹ trong đêm sau khi phải

chiều ông chồng gia trưởng hồn tồn là những hồi ức. Và đó là những kỉ

niệm thật đau đớn: “Bà đếm. Một. Hai. Ba. Mười lăm. Hai mươi. Hai mươi mốt. Hình như tất cả là hai mươi mốt hay hai mươi hai bận”. Vậy những bận đó là chuyện gì xảy đến với bà? Rất giống nhau, mỗi bận đều “bà đã nằm trên cái bàn, dang chân ra, cái kéo đã thò ra thụt vào (…). Vẫn cơn đau và cuộc quằn quại đầy máu”. Nhịp điệu thời gian nhanh của những lần phá thai diễn ra trong quá khứ không chỉ làm nổi bật nỗi đau thể xác của người đàn bà mà quan trọng hơn là sự xót xa, hối hận vì chính mình đã tước đi sự sống của

những đứa con tội nghiệp. Tâm trạng ấy khơng chỉ có lúc bà thức mà cịn đi vào cả trong giấc mơ của người đàn bà khốn khổ này. Hình ảnh cái thành phố tồn trẻ con mà đứa nào cũng xanh xám, lại không nguyên vẹn: đứa nát chân, đứa thiếu tay,…xuất hiện trong giấc mơ của bà như là biểu hiện tột cùng của sự hối hận, niềm đau vơ bờ. Viết những dịng văn này, Xn Hà – cũng là một người phụ nữ, một người mẹ - đã thể hiện sự cảm thông sâu sắc với bi kịch của những người cùng giới với mình.

Khảo sát các sáng tác của Võ Thị Xuân Hà ở bốn tập truyện ngắn quan trọng nhất của chị (Truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà, Chuyện của con gái

người hát rong, Thế giới tối đen, Cái vạc vàng có địn khiêng bằng kim khí)

ta thấy kiểu thời gian xen lẫn giữa quá khứ và hiện tại chiếm đa số. Trong đó, khơng ít truyện, yếu tố hồi tưởng đóng vai trị chủ đạo cịn hiện tại chỉ là phụ hoặc đóng vai trị cái cớ cho hồi ức xuất hiện: Bí ẩn một dịng sơng, Đỉnh Tuấn mã, Khơng khóc ở Seoul, Thế giới tối đen,… Với cách xử lí thời gian như vậy, tác giả không chỉ nhằm phản ánh hiện thực, mà quan trọng hơn, việc đặt nhân vật trong mối quan hệ giữa quá khứ với hiện tại chính là một sự lí giải có tính biện chứng của nhà văn về bản chất cũng như sự phát triển tính cách của nhân vật.

Cùng với khơng gian nghệ thuật thì thời gian nghệ thuật trong tác phẩm có một vai trị vơ cùng quan trọng. Bởi đây chính là hai nhân tố khách quan cơ bản nhất cho sự tồn tại của mọi sự vật, hiện tượng và con người – đối tượng trung tâm mà các nhà văn hướng đến trong tác phẩm của mình. Việc nhà văn sáng tạo được các hình tượng khơng gian, thời gian đặc sắc chính là sự tự khẳng định được tài năng và phong cách của mình. Ý thức được như vậy, Võ Thị Xuân Hà luôn cố gắng làm mới những yếu tố này trong các sáng tác của chị. Vì thế, đọc văn chị, độc giả khơng chỉ ấn tượng với những hình tượng nhân vật độc đáo, giọng văn có hồn mà cịn là các kiểu khơng gian, thời gian nghệ thuật được sáng tạo hợp lí trong mỗi tác phẩm.

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật truyện ngắn võ thị xuân hà (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w