Giọng điệu trữ tình

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật truyện ngắn võ thị xuân hà (Trang 102 - 106)

4. Giọng điệu nghệ thuật

4.1.Giọng điệu trữ tình

Trữ tình là giọng điệu chủ đạo trong sáng tác của Võ Thị Xuân Hà, đặc biệt là ở những tác phẩm thuộc giai đoạn đầu của chị (Tính từ tập Truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà xuất bản năm 2002 về trước). Đọc những sáng tác của

giáo, Mùa nước lên, Ngọc trong tim, Cổ tích cho tuổi học trị,…); có lúc trữ

tình sâu lắng (Cà phê yêu dấu, Chuyện của con gái người hát rong,…), rồi đau đớn, xót xa (Ngọc trong tim, Bơng hồng duy nhất, Bạn gái, Nghề giáo,…) hoặc day dứt, nghẹn ngào (Vĩnh biệt giấc mơ ngọt ngào). Giọng điệu ấy thể hiện tập trung ở các yếu tố cơ bản như khung cảnh, hình tượng nhân vật, cốt truyện và ngơn ngữ nghệ thuật.

Xuân Hà gốc xứ Huế, nhưng do hồn cảnh gia đình mà từ rất nhỏ chị đã phải xa quê. Tuy vậy, hình ảnh q hương trong văn chị khơng lúc nào phai nhạt. Ta có thể kể đến một số lượng khá lớn những tác phẩm của chị có bối cảnh hoặc có bóng hình của xứ xở này: Bí ẩn một dịng sơng, Sương mù

trên thành phố, Ngược dịng, Mùa nước lên, Trơi trong sương mù, Chuyện của con gái người hát rong,… Đọc văn chị, ta rất hay gặp những hình ảnh đặc

trưng của xứ sở này như dịng sơng Hương thơ mộng “trôi êm đềm xanh thẳm, dịu dàng như một tà áo dài” (Bí ẩn một dịng sơng), núi Ngự Bình uy nghi, cầu Trường Tiền cổ kính, rồi là những khu phố cổ đặc trưng, những xóm vạn chài trên dịng Hương,… Và mỗi khi nhắc đến quê hương, dù trực tiếp hay gián tiếp, nhà văn cũng đều thể hiện tình cảm tha thiết với nơi chơn nhau cắt rốn của mình. Đó có khi là niềm tự hào về vẻ đẹp cùng sự đa dạng, độc đáo của thiên nhiên nơi đây: “Sông, biển, rừng, đồi, lăng tẩm, mưa nguồn chớp bể… Thích chi có nấy” (Trôi trong sương mù) hay vẻ đẹp thơ mộng đến huyền ảo của thành Huế: “Đứng ở xa nhìn về phía chiếc cầu lớn, từng lớp sương tắm nắng ban mai nom như những tấm voan hồng dính hàng hàng lớp lớp những hạt kim sa, dành điểm trang cho lâu đài của các tiên nữ. Vào buổi hồng hơn, sương mù nhuốm màu lam tím. Sương nhiều đến nỗi mọi thứ đều bồng bềnh mờ ảo” (Sương mù trên thành phố). Có lúc nhà văn thấy nhớ đến khắc khoải: “Cả giọng hò Huế. Cả tiếng cười của lũ trẻ vạn chài. Cả bóng hình thuyền rồng ngậm nước. Những tà áo dài đẹp dịu dàng” (Trôi trong

sương mù). Khơng nặng lịng một cách sâu sắc với q hương chắc chắn

Các nhân vật, đặc biệt là nhân vật chính trong truyện ngắn của Võ Thị Xuân Hà, phần nhiều là nữ. Có lẽ vì vậy mà nhân vật của chị chủ yếu là kiểu nhân vật tâm trạng chứ không phải nhân vật hành động. Ở nhiều trường hợp, nhà văn thường đặt nhân vật vào trong bầu khơng khí trữ tình để bộc lộ tâm trạng và tính cách. Đó có thể là những khung cảnh tĩnh lặng như một cái quán cà phê để nữ nhân vật trong Cà phê yêu dấu lánh xa cái phồn tạp của cuộc sống phố thị, để chờ đợi, khát khao một người đàn ông mà chị chỉ gặp một lần và cũng chưa hề nói một lời nào cả; một cái hồ về đêm vắng người với không khí se lạnh để người phụ nữ suy ngẫm về cuộc đời mình và từ đó thấy trỗi dậy nỗi khát khao tưởng đã đào sâu chơn chặt trong lịng về một người đàn ơng làm chỗ dựa cho mình trong cuộc đời (Dưới cơn gió thoảng); hay một căn phòng nhỏ trên một khu tập thể để một nữ nghệ sĩ đàn trompet gậm nhấm nỗi cô đơn (Đi qua mùa đơng giá lạnh). Nhưng cũng có khi là các mối quan hệ mang tính truyền thống của dân tộc: tình vợ chồng, tình anh em, tình thầy trị, tình yêu nam nữ, tình đồng hương,… Những mối quan hệ gắn bó ấy đã mang lại một bầu khơng khí trữ tình thật sâu sắc cho tác phẩm. Đó là những người giáo viên giàu lòng nhân hậu và đức hi sinh vì sự nghiệp trồng người cao quý (Nghề giáo, Mùa nước lên, Bông hồng duy nhất, Ngọc trong tim, Cổ tích cho

tuổi học trị). Là người chồng nặng lòng với người vợ đã khuất vốn xinh đẹp,

nhân hậu, tảo tần (Chuyện của con gái người hát rong). Là người vợ quanh năm đầu tắt mặt tối nhưng vẫn yêu chồng thương con, yêu những thửa ruộng của mình (Lúa hát). Hay những xúc cảm thánh thiện của hai người đồng hương tình cờ gặp nhau nơi nước Mĩ xa xôi (Trôi trong sương mù). Tất cả những điều này khiến cho truyện của chị có một khơng khí riêng thật khó lẫn.

Khơng chỉ thể hiện qua khung cảnh, cách xây dựng nhân vật, trong truyện ngắn của Võ Thị Xn Hà, giọng điệu trữ tình cịn thể hiện một cách rất đậm nét trong cách xây dựng cốt truyện. Như trên đã nói, Xuân Hà rất ít xây dựng kiểu nhân vật hành động mà chủ yếu là kiểu nhân vật nhân vật tâm trạng, cũng vì vậy mà cốt truyện trong rất nhiều sáng tác của chị không thiên về miêu tả các biến cố, sự kiện xảy đến với nhân vật. Mà nếu có, chúng chỉ

đóng vai trị làm nền cho nhân vật bộc lộ tâm trạng mà thôi. Kiểu cốt truyện tâm lí (Người đàn bà và những con rối, Dưới cơn gió thoảng, Cà phê yêu

dấu, Ka – chi đậu trên mái nhà,…), cốt truyện mà yếu tố hồi cố đóng vai trị

chủ đạo (Bí ẩn một dịng sơng, Bầy hươu nhảy múa, Chuyện của con gái

người hát rong, Ngôi sao chiếu mệnh,…) là rất phổ biến trong sáng tác của

chị. Nói cách khác, rất nhiều truyện ngắn của Xuân Hà là kiểu truyện ngắn trữ tình như của Thạch Lam.

Hệ thống ngơn từ trong sáng tác của Võ Thị Xuân Hà cũng rất tự nhiên và giàu tính biểu cảm. Chất chứa trong đó là những nỗi niềm, những suy tư về cuộc đời và con người với những biểu hiện thật đa dạng. Có khi là giọng ấm áp, đơn hậu khi nói về tình thầy trị: “Đêm về, lũ trẻ quây quần bên quanh mâm cơm do con Thắm, con Sao đảm nhiệm. Ồn ào và nghịch ngợm nhưng niềm hạnh phúc mà lũ trẻ được hưởng đã lây sang mẹ con Thùy, thậm chí cả ở những dịng chữ yêu thương mà Thùy gửi cho chồng” (Nghề giáo). Có khi là giọng trữ tình sâu lắng chất chứa biết bao tâm sự của một người đang rất cô đơn: “Tơi đâu biết có ngày mình đi bán cà phê. Đâu biết cà phê trở thành tri âm tri kỷ, làm chứng nhân cho một đoạn đường đi tìm hạnh ngộ của một đời người. Tơi chỉ đơn giản muốn thốt ra khỏi sự bức bối của một đời công chức, muốn có tiền để đi du lịch đó đây” (Cà phê yêu dấu). Nhưng có lúc lại chất chứa sự đau đớn, xót xa khi nghĩ về nỗi khổ của quê hương: “Sau đó là lụt, là nỗi đau khổ tuyệt vọng phải cúng cho thủy thần chí ít mỗi mùa lụt một mạng người, là nỗi khắc khoải đợi chờ màu xanh cây cỏ” (Trôi trong sương mù), hay sự bất hạnh của kiếp người sinh ra mà lại là đàn bà “Tơi ngồi xồi trên nền đất chùa, bấm đốt tay tự đếm. Nếu đàn ông sinh ra được làm đàn ơng rồi, thì phải tu tiếp để kiếp sau được làm đàn ông tiếp. Kiếp sau nữa được làm đàn ông tiếp. Rồi đàn bà cũng tu bao nhiêu kiếp để sau đó được làm đàn ơng. Sau đó, hạ giới sẽ hết đàn bà. Đàn bà Việt khi nhiều cũng là món hàng cho đàn ơng Việt tung hứng. Khi ít càng là món hàng đắt giá cho đàn ông Việt tung hứng. Một ngày nào đó, đàn bà Việt sẽ bay đi làm giọt mưa tung hứng cho những cái chum nhà người nơi xứ lạ. Ôi đàn bà! Ôi Vương phi Ỷ Lan! Ôi mẹ

tôi! Chị tôi! Tôi nữa! (Giấc mơ). Và có lúc cịn là sự day dứt nghẹn ngào khi nghĩ về những sai lầm của quá khứ: “Tôi bỗng nhận ra tình u của tơi, tình u của chúng ta thảy có nghĩa lí gì với nỗi đau khốn cùng kia. Tôi hiểu rằng với tôi, thời gian đã mất, rằng tôi chẳng thể nào vui sống cùng em. Tôi đã mất em từ lâu rồi” (Vĩnh biệt giấc mơ ngọt ngào).

Một điểm thú vị nữa ở hệ thống ngôn từ nghệ thuật của Xuân Hà là việc chị rất hay đưa những lời thơ, lời hát xen vào sự trần thuật trong sáng tác của mình. Chắc chắn phải là người rất yêu thơ và nhạc thì chị mới hiểu rõ được thế mạnh của hai thể loại trên trong việc tạo chất trữ tình cho tác phẩm. Xen vào những dòng trần thuật, những câu thơ, lời hát sẽ có tác dụng tạo ra một cái nền, một không gian đặc biệt để nhân vật bộc lộ tâm trạng và nhà văn thể hiện cảm xúc của mình. Đọc Gió ngừng thổi, mưa ngừng rơi, ta sẽ cảm nhận rõ hơn chất trữ tình của tác phẩm và đặc biệt là tâm trạng nuối tiếc của nhân vật “tơi” cho một tình u đẹp đến mức thánh thiện nay đã mất qua mấy câu thơ của Trần Tử Ngang được đưa vào: “Ai người trước đã qua/Ai người sau chưa đến/Ngẫm trời đất vơ cùng/Một mình tn dịng lệ”. Với Cà phê yêu

dấu, người đọc thấu hiểu hơn sự đồng cảm của tác giả với nỗi niềm đơn côi

của nhân vật trong không gian bé nhỏ là chiếc quán cà phê của mình qua mấy lời của nhạc phẩm Cà phê một mình: “Sáng nay cà phê một mình. Trời chợt lạnh như mùa đơng…”. Đọc Chuyện của con gái người hát rong, có lẽ rất nhiều độc giả sẽ được đắm chìm vào khơng khí buồn buồn của câu chuyện, tâm trạng nhiều khi da diết, đắng cay của nhân vật qua những lời bài hát được đưa vào xen với việc miêu tả tâm trạng nhân vật: “đến lượt tui nước mắt mờ cầm đàn. Tui cầm lòng để tha thiết khúc dang dở: “Ân tình kia bỗng như khói mờ, ngày tháng xưa nay còn đâu. Bao mộng xưa nay như giấc mơ, ôi giấc mơ tan trong ngỡ ngàng”. Không chỉ ở các sáng tác trên mà theo thống kê của người viết, chỉ riêng bốn tập truyện ngắn quan trọng nhất của Xuân Hà trong những năm gần đây đã có ít nhất 24/80 truyện có đặc điểm này. Điều đó góp phần tạo cho văn chị có một nét riêng khó lẫn với các cây bút khác hiện nay.

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật truyện ngắn võ thị xuân hà (Trang 102 - 106)