Cốt truyện hiện đại 1 Cốt truyện tâm lý

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật truyện ngắn võ thị xuân hà (Trang 77 - 79)

1. Cốt truyện

1.2. Cốt truyện hiện đại 1 Cốt truyện tâm lý

1.2.1. Cốt truyện tâm lý

Con người hiện đại khơng chỉ có nhu cầu nhận thức về thế giới xung quanh mà cịn có một nhu cầu rất bức thiết khác là được tự nhận thức, được giãi bày những tâm tư, tình cảm của mình. Chính vì vậy, việc đi sâu vào thế giới tâm hồn nhân vật sẽ giúp văn học đương đại không những mở rộng được nội dung phản ánh mà còn làm tăng chiều sâu của tư tưởng. Điều này cũng dẫn đến việc ngày càng phổ biến kiểu cốt truyện tâm lí như nhà nghiên cứu Bích Thu đã nhận xét: “Truyện ngắn hơm nay ngày càng tăng cường cốt truyện bên trong, bộc lộ trạng thái tâm tưởng của nhân vật chính, giảm bớt cốt truyện miêu tả hành động bên ngoài. Cốt truyện với đầy đủ chi tiết, sự kiện khơng cịn chiếm giữ vai trò cơ bản mà lùi xuống hàng thứ yếu sau tính cách” (15, tr33 – 36). Đọc truyện ngắn của Võ Thị Xn Hà, ta thấy khơng ít tác phẩm có kiểu cốt truyện thiên về khai thác thế giới nội tâm của nhân vật như:

Dưới cơn gió thoảng, Người đàn bà và những con rối, Những trang bản thảo, Nhà có ba chị em,…

Trong truyện ngắn Dưới cơn gió thoảng, Xuân Hà chủ yếu đi vào khai thác những dòng tâm trạng của nữ nhân vật chính trong câu chuyện. Những tình tiết, chi tiết trong tác phẩm không được chú ý nhiều mà tác giả chú ý hơn đến việc đặt nhân vật vào các cảnh huống khác nhau để từ đó làm cho nhân

vật bộc lộ suy nghĩ. Chính cảnh huống người phụ nữ nhìn bầu trời xanh tuyệt đẹp khi mùa thu về rồi quyết định đi nghỉ một mình, những câu chuyện với chú bé đeo mặt nạ Đường Tăng, với người bảo vệ ở khu du lịch và đặc biệt là cảnh cô ngồi câu và nướng cá một mình trong đêm bên hồ đều có mục đích làm nền cho sự bộc lộ tâm trạng, sự thay đổi trong suy nghĩ, quan niệm của nhân vật về cuộc sống của mình: “Giá như bên ta là những người thân. Và một người đàn ơng đàng hồng sẽ dạy ta cách nướng cá thật ngon. Ta quả thật vẫn luôn là một sinh linh yếu ớt, vẫn luôn là người cần vô chừng một bếp lửa ấm cúng…”. Và đây cũng chính là tư tưởng mà tác phẩm muốn hướng tới người đọc, đó là sự khẳng định vai trị vơ cùng quan trọng của mái ấm gia đình với con người nói chung và mỗi người phụ nữ nói riêng.

Tương tự như Dưới cơn gió thoảng là Người đàn bà và những con rối. Ở truyện ngắn này trừ phần cuối tác phẩm với sự xuất hiện của người đàn ơng

trong mộng của nữ nhân vật thì hầu như khơng có sự kiện nào nổi bật. Hầu

hết câu chuyện là thể hiện sự mâu thuẫn ghê gớm trong tâm lí “Người đàn bà tốt nhất thế gian này”. Một mặt, “Nàng đếm từng bước chân anh đi khỏi mỗi sáng và thắp hương cầu khấn thần linh tổ tiên ban cho vợ chồng nàng sức khỏe và hạnh phúc” nhưng mặt khác “Nàng vẫn chờ đợi tiếng gõ cửa đầy quyến rũ” của một người đàn ông khác. Đây là niềm khát khao về một sự “phá phách” hay nổi loạn nhất thời để thoát khỏi cảm giác nhàm chán với cuộc sống hiện tại cùng người chồng mà thực ra nàng rất yêu thương. Hình ảnh cánh cửa trong câu chuyện trở đi trở lại rất nhiều lần như là một biểu tượng cho một thứ không gian đặc biệt ngăn cách người đàn bà vượt khỏi khn khổ gia đình để đến với cuộc sống tự do mà không bị sự ràng buộc bởi luân lí, đạo đức: “Và sau khi ai đó đã đi ra khỏi cửa, nàng đóng chặt cửa và tuột hết váy xoa nắn cơ thể như đang lên cơn sốt của mình. Rồi nàng lặng lẽ khóc…”. Cịn câu chuyện tưởng tượng của nàng về tính cách và số phận của hai con búp bê như là một sự ý thức về bản chất và kết cục của vấn đề nếu nàng cố thoát khỏi cuộc sống gia đình yên ấm trong thực tại để chạy theo những ảo mộng nhất thời. Chính vì thế mà “Lâu dần nàng đã trở lại với cuộc

sống bình thường”, “Nàng tự bằng lịng với cuộc sống của mình”. Có thể nói sự triển khai truyện theo dịng tâm tư nhân vật sẽ khiến cho mối liên kết giữa các sự kiện không thật chặt chẽ và câu chuyện khiến người đọc hấp dẫn bởi bị cuốn vào dòng tâm trạng của nhân vật nhiều hơn là sự phát triển cao trào của tình huống. Cách tổ chức cốt truyện này ta gặp trong khơng ít tác phẩm của Nam Cao và Thạch Lam.

Kiểu cốt truyện tâm lí hay thiên về yếu tố tâm lí là khá phổ biến trong sáng tác của Võ Thị Xuân Hà. Nguyên nhân quan trọng của hiện tượng này có lẽ bởi nhân vật chính trong phần nhiều sáng tác của chị là nữ. Xây dựng kiểu cốt truyện như vậy sẽ khiến nhân vật bộc lộ được chiều sâu tâm trạng và tính cách hơn để từ đó góp phần thể hiện tư tưởng của tác phẩm.

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật truyện ngắn võ thị xuân hà (Trang 77 - 79)