Không gian thực

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật truyện ngắn võ thị xuân hà (Trang 85 - 92)

2. Không gian nghệ thuật

2.1.Không gian thực

Khung cảnh thiên nhiên là đối tượng miêu tả rất quan trọng trong truyện ngắn của Võ Thị Xuân Hà. Những trang viết của chị đem đến cho chúng ta thật nhiều bức tranh đa sắc màu, đầy sức sống. Có khi đó là những khơng gian sơng núi về đêm thật thơ mộng đến mức cảm giác như còn nhuốm màu nguyên sơ của thuở hồng hoang nào đó: “Cũng là những cây, những sông những núi. Những chú hươu đẫm mình dưới sương mù. Những đàn bướm ngủ đêm sã đôi cánh ướt trườn ra trên thảm cỏ, chẳng biết sợ loài thú ác” (Mây giăng); hay những cảnh chiều tà mang vẻ đẹp huyền diệu của núi rừng khi mùa xuân về: “Núi Tượng buổi chiều tà gió thổi ào ạt. Hồng hơn hắt nắng sáng trên những mỏm tai mèo ánh lung linh, huyền bí. Mùa xuân đang về tràn ngập. Những bông hoa đào hoa mận nở bung trên sườn núi” (Tiếng tiêu trên đỉnh núi Tượng). Mùa xuân về khiến đất trời như đổi mới, vạn vật lại đầy sinh lực: “Non xanh đang chuyển mình. Những chiếc lá khiêm nhường suốt mùa đơng hé mở dần dưới bầu trời. Một cây chuối rừng mọc nghiêng trên vách đá đã vội nở hoa, chẳng cần chờ mùa mới đến. Những bông hoa đỏ lập lèo như những bó đuốc trong hơi sương mờ bao phủ khắp núi non” (Đường về). Sự chuyển đổi của thiên nhiên vạn vật cũng là biểu tượng cho sự thay đổi số phận của nhân vật chính trong câu chuyện. Bây giờ, con Đường

về quê cũng chính là con đường đến với hạnh phúc mới của người phụ nữ sau

bao tháng ngày khổ đau.

Khi miêu tả khung cảnh thiên nhiên, có lẽ hình ảnh mà Xn Hà chú ý nhất là dịng sơng. Những dịng sơng cứ trở đi trở lại trong nhiều tác phẩm của chị như là một mơtip nghệ thuật. Có khi nó là biểu tượng cho nỗi đau, sự

mất mát to lớn vì chiến tranh, cho sức sống bền bỉ đáng tự hào của dân tộc: “Nhưng dòng Thạch Hãn vẫn lầm lụi chảy. Phù sa đỏ bầm. Có phải xương cốt của bao chàng trai ngã xuống trong cuộc chiến đã hóa thành phù sa?” (Đàn se

ri bay ngang rừng). Ở một số trường hợp khác dịng sơng lại là biểu tượng

cho ranh giới giữa thực tại nhiều éo le và bến bờ hạnh phúc. Đó là với nhân vật người vợ trong Ngược dòng. Còn việc nhân vật Linh chèo thuyền theo Giang, còn Giang chèo thuyền đón cơ Hân trong truyện ngắn Nơi dịng sơng

chảy qua như là thể hiện cho khát khao tìm đến được hạnh phúc thực sự của

con người. Khi nhà văn miêu tả: “Nước ào ạt chảy dưới đáy sâu lịng sơng. Những tia nắng vượt lên trước con thuyền như những búp tay nhỏ xíu vẫy gọi” phải chăng là để diễn tả quyết tâm hướng đến hạnh phúc thực sự của cơ giáo Hân? Trong Cổ tích cho tuổi học trị, khi cô giáo Hạnh đang mải mê giảng cho lũ trẻ nghe về lịch sử các triều đại trong khung cảnh “Con thuyền vẫn lướt nhẹ trên dịng sơng trong xanh. Những chú cá tinh nghịch rẽ nước đuổi theo những con sóng sau mạn thuyền” thì hình ảnh dịng sơng xanh biếc cũng chính là tình cảm trong sáng vơ ngần mà cậu học trị Phướn cũng như những đứa bạn của cậu dành cho cô giáo khi sắp chia tay.

Bên cạnh những bức tranh thiên nhiên kì thú thì Xn Hà cũng khơng quên hình ảnh chân thực, mộc mạc của cuộc sống làng quê. Nhắc đến những làng quê vùng Bắc Bộ không thể không nhắc đến những lễ hội dân gian: “Mười lăm cây nến cùng thắp sáng rực giữa ban ngày. Mười lăm cây nến nữa cùng thắp sáng rực lúc trăng lên. Rằm đầu năm, trăng e ấp ló ra khỏi búi tre làng. Lũ trẻ trâu buộc cờ vào đi chó quất cho chúng lồng ra giữa đường. Lũ chó vàng chó đen nhe hàm răng trắng nhởn tranh nhau những miếng thịt thừa, những khúc xương cả làng nhà nào nhà ấy cùng vứt ra một cách hào phóng. Làng trên xóm dưới lúc nhập nhoạng rằm tồn một màu hương lập lèo đỏ, mùi hương ngát khắp vùng, mùi thức ăn thơm sực. Lũ chó đi cờ tíu tít, sủa ơng ổng, đi chổng lên một màu đỏ” (Một ngày muôn đời). Cuộc sống nhộn nhịp, vui tươi và thật bình dị. Đọc những trang văn này có lẽ mỗi độc giả đã và đang gắn bó với thơn q hẳn khơng thể khơng dấy lên trong lịng những

xúc cảm bồi hồi với nơi chơn nhau cắt rốn của mình. Nhưng cũng thật đáng lo ngại khi những khơng gian thanh bình, n ả như vậy cũng khơng thốt khỏi cơn lốc của trào lưu đơ thị hóa. Khơng thể phủ nhận những điểm tích cực của xu thế này. Nhưng mặt trái của nó thì thật đáng phải suy nghĩ: “Đất trồng hoa sẽ bị co lại. Những chủ đất mới đang kéo về. Họ sẽ xây dựng những biệt thự có mái chóp màu đỏ hoặc xanh tím (…). Ngày càng nhiều người ở đâu kéo về định cư trên đất làng, cả đất phần trăm của xã. Quất đào lui dần vào ngõ ngách. Khơng cịn nhiều khơng khí và ánh nắng để hít thở nên vẻ đẹp của cây quả bị sa sút, quả chín khơng vàng ươm và đầy sức sống như trước. Chỉ cần nuôi trong nhà độ một tuần là quả sẽ rụng xuống hàng loạt” (Sang sơng bạt gió). Tiền đền bù và bán đất sẽ đem lại một cuộc sống vật chất khấm khá cho

người dân những nơi này, nhưng có điều sự thay đổi chóng mặt ấy sẽ khiến nhiều người nông dân vốn quanh năm chân lấm tay bùn không thể làm chủ được mình, khi: “Mới bán được tí đất, họ ngỡ mình là tay triệu phú, bắt đầu học cách chơi sang”. Và tất nhiên kèm theo cơn lốc đơ thị hóa là cơn lốc của những tệ nạn xã hội vốn đã rất nhiều ở nơi thị thành mà sức tàn phá của nó thì thật khủng khiếp: “Một cuộc chiến tranh tàn khốc cũng không thể vùi dập cuộc đời họ nhanh như những tàn thuốc trắng”.

Vốn có gốc gác xứ Huế và dù đã xa quê từ khi rất nhỏ nhưng tình cảm với nơi chơn nhau cắt rốn ở Xuân Hà khơng lúc nào ngi. Hình ảnh q hương luôn rất đậm nét trong nhiều sáng tác của chị. Có lúc nhà văn thấy thật tự hào về vẻ đẹp cùng sự đa dạng, độc đáo của thiên nhiên nơi đây: “Sông, biển, rừng, đồi, lăng tẩm, mưa nguồn chớp bể… Thích chi có nấy. Muốn biết nắng Huế thì đến Huế vào tháng bảy. Chao, nắng chi mà dữ dằn. Nhưng mồ hôi chưa kịp túa ra thì đã khơ rồi vì có gió biển. Muốn tắm mưa than thì chờ đến tháng mười ta. Mưa than thở cả ngày cả đêm, rồi mưa có màu than đen như than pha trong nước trời trêu ngươi xứ Huế” (Trôi trong sương mù). Cái kiểu mưa này đúng là đặc trưng của xứ Huế khi mà ta cũng bắt gặp nó trong thơ Bích Khê: “Trời mưa xứ Huế sao buồn thế!/Cứ kéo dài ra đến mấy ngày”. Cái hấp dẫn của Huế trong văn Xuân Hà khơng chỉ ở thiên nhiên mà cịn là ở

cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của con người, nhất là những cảnh như: “Phía bờ sơng, tiếng vạn chài đang tí tách vớt tơm, soi cát đổ lên bờ. Mùi tanh nồng của cua cá dưới lòng sơng, mùi thơm của những trái bắp non đang kì vào cốm, mùi hăng hắc của những bông điệp vàng rụng đầy bến bãi khiến lòng người chộn rộn xum vầy” (Chuyện của con gái người hát rong). Có lúc nhà văn thấy nhớ đến khắc khoải: “Cả giọng hò Huế. Cả tiếng cười của lũ trẻ vạn chài. Cả bóng hình thuyền rồng ngậm nước. Những tà áo dài đẹp dịu dàng” (Trơi trong sương mù). Như trên đã nói, những cơn mưa của xứ Huế có cái đặc trưng riêng của xứ này, nó dễ gợi cảm xúc. Nhưng ở một phương diện khác, nó đã gây bao tai họa cho người dân nơi đây: “Sau đó là lụt, là nỗi đau khổ tuyệt vọng phải cúng cho thủy thần chí ít mỗi mùa lụt một mạng người, là nỗi khắc khoải đợi chờ màu xanh cây cỏ” (Trôi trong sương mù). Nhưng dù q hương cịn nghèo đói và nhiều đau khổ thì vẫn phải nhớ, bởi: “Cái đau khổ và nghèo đói nhiều khi lạ lắm chị nờ. Nó khiến cho người ta thắt lòng lại khi hạnh phúc. Hạnh phúc đến thắt lòng mới là hạnh phúc thực sự” (Trôi

trong sương mù). Rõ ràng, phải là một người thật nặng lịng với q hương thì

Xn Hà mới có những dịng văn như vậy.

Đậm nét nhất trong truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà có lẽ phải kể đến những vùng không gian thị thành Hà Nội, vốn là nơi chị sống trong nhiều năm. Đọc văn chị ta thấy hình ảnh những xóm liều của dân ngụ cư, những nhà trọ tạm bợ tồn tại ngay giữa lòng Hà Nội phồn hoa xuất hiện khá nhiều trong các sáng tác thời gian gần đây như tiểu thuyết Tường thành và đặc biệt là tập Thế giới tối đen với các truyện: Thế giới tối đen, Giữa bầy chó, Đêm ở

hồ Hỏa Tước, Bên cạnh căn gác nhỏ nửa đêm. Qua những câu chuyện này, có lẽ những người chưa từng đến Hà Nội một lần khó có thể hình dung giữa nơi Thủ đơ hoa lệ lại vẫn có những khơng gian sống kiểu xóm liều, tức là

những nơi chưa có quy hoạch, khơng điện, khơng nước, những ngơi nhà xây tạm bợ lụp sụp. Ở đây, về đêm là thế giới của bóng tối và chuột bọ nhiều vơ kể. Hay những khu nhà trọ tồi tàn, mỗi phòng rộng chưa đến chục mét vuông, xây tạm bợ. Những không gian này là nơi sinh sống của những người

lao động cùng khổ, những kẻ thất cơ lỡ vận, những ả cave, những kẻ nghiện, những tay anh chị hay bọn đầu trộm đi cướp,… Tóm lại, đây là mảnh đất mà cái nghèo, cái ác thống trị, là mảnh đất lí tưởng cho các tệ nạn xã hội tồn tại và phát triển. Đề cập đến những vấn đề nhức nhối này bằng một ngịi bút tưởng lạnh lùng, vơ cảm nhưng thực chất lại ẩn chứa biết bao nỗi niềm của nhà văn họ Võ.

Kinh tế thị trường phát triển, bên cạnh những tác động tích cực của nó đến cuộc sống của người dân, thì những hệ lụy kéo theo cũng thật đáng lo ngại, nhất là ở vùng đô thị lớn như Hà Nội. Những chốn ăn chơi mọc lên nhan nhản. Nếu muốn được công nhận là dân chơi thứ thiệt thì phải vào sàn nhảy. Mà những chốn như thế này ở Hà Nội vơ cùng sẵn. Khi đã vào đó thì ở trên sàn là “những khn mặt kích động say sưa lắc người theo những điệu nhạc bốc lửa” (Mùa xuân nghiêng), cịn ở dưới, có nơi thì “Cả một dãy bar làm bằng gỗ tạp ken thật cứng những người là người. Nhân viên quầy bar mồ hôi túa ra như tắm. Tiếng ta tiếng tây xen nhau như mổ bị cạnh sơng. Những cơ gái mặc áo hai dây hở rốn hở cả cần sống lưng dưới. Mùi nước hoa đàn ông đàn bà trộn lẫn mùi mồ hơi tây ta. Tình u trộn lẫn gian dối. Nụ cười trộn lẫn đểu giả. Lũ trai gay nhìn nhau rủ nhau nhảy những khúc độc hành. Lũ đàn bà nạ dòng kiếm bồ tây nhớn nhác xê dịch hết góc này đến góc khác, chân khẳng khiu cong vênh đánh bộ đồ sooc trắng nhờn nhờn phơ màu da vàng đến kì hồi xn. Những ơng tây bà đầm quen đi chơi hoang đang nhảy loạn xị theo dàn nhạc đang chơi hết mình mẩy” (Mùa xn nghiêng); lại có chỗ: “những hàng vũ nữ và gái gọi đứng nhan nhản hai bên lối vào. Những gương mặt ăn chơi bốc lửa. Những mái tóc vàng hoe, đỏ sậm. Những cái móng tay dài và những thân hình đàn ơng uốn éo” (Đá núi). Cuộc sống thác loạn này gây ra những hậu quả ghê gớm cho nhiều gia đình và xã hội, đến mức nhân vật Thiều Tâm trong Một ngày mn đời nếu khơng cố gắng kìm mình đã bật ra câu hỏi với người cha xứ gốc Việt đáng kính mà cơ gặp trên đất Mĩ: “bên này người ta có đi hát karaoke? Có đi sàn nhảy tối ngày? Có uống bia thối trời thối đất như đàn ông con trai Việt đầu thế kỉ hai mốt khơng?”. Cịn nhân vật “tơi” trong

Giấc mơ thì đã hỏi thẳng vị sư thầy với giọng đầy uất ức: “khắp nơi đâu đâu

cũng thấy chuyện chơi bời của đàn ông, nào nhà hàng khách sạn, nào gái đứng đường, nào thuốc lắc, nào đỏ đen…đó có phải là cái mầu nhung huyền của cái thời hạ lai?”.

Bên cạnh những quán bia, vũ trường như vậy là những bệnh viện thật bức bối: “Khoa vô sinh đông nghẹt người. Người ta chen nhau chờ đến lượt mua biên lai khám bệnh. Đàn bà con gái khắp các ngõ ngách từ những miền miền đâu đó đổ về (…). Hơi hám. Thơm tho. Chua lt. Đài các. Tất cả đều mua được biên lai. Rồi nhẫn nại xếp số ngoài cửa các phòng khám theo từng nghi bệnh” (Ngọa sinh). Ở những nơi này, khẩu hiệu lương y như từ mẫu thật xa lạ: “Phía trong những cửa bán biên lai hỏi: khám gì? Ngồi cửa lễ phép xướng các nghi bệnh: Viêm. Nấm. Dính tử cung. Thụ thai ống nghiệm. Xét nghiệm máu. U Nang Buồng Trứng. Loãng Tinh,… Bên trong cửa hô: tiền. Ngồi cửa chân thành rối rít: dạ, tiền” (Ngọa sinh). Mà khơng chỉ có vậy, đây còn là mảnh đất màu mỡ cho sự sách nhiễu, làm tiền bệnh nhân và người nhà của họ bởi những y bác sĩ tha hóa nhân cách.

Khơng chỉ nhìn thấy những mặt trái của Hà Nội, đọc những trang văn của Võ Thị Xuân Hà thảng hoặc chúng ta cũng bắt gặp những khung cảnh nhộn nhịp của đất trời và con người khi xuân về: “Trên đường phố, trong chợ, bên những quầy hàng, mọi người đang hối hả đón chào năm mới. Những sắc mặt tươi rói, bận rộn. Hoa đào, hoa mai, hoa hồng, hoa cúc, kỳ lân, cẩm chướng…và những trái quất vàng ươm tràn qua mọi ngõ ngách như những vườn hoa di động. Mn sắc màu nhộn nhịp” (Gió ngừng thổi, mưa ngừng

rơi). Nhưng nhiều nhất là những không gian nhỏ hẹp và tĩnh lặng như các

quán cà phê tranh nghệ thuật vốn xuất hiện khá nhiều trong các truyện ngắn của chị giai đoạn những năm gần đây: “Hoa hồng mỗi bàn một bông. Cà phê phin đặc sánh giỏ xuống giọt một chỉ hợp với người thanh tao. Tranh sơn dầu bẩy bức treo trang nghiệm trên tường cùng ánh đèn sáng dịu, đủ để nhắc nhở khách bước vào đây hãy là người lịch lãm” (Cà phê yêu dấu). Và đặc biệt hơn nữa: “Quán cà phê nằm đối diện một mặt hồ nhỏ giữa lòng thành phố, lẫn

trong một khu tập thể”. Đây chính nơi thanh tĩnh đến mức lí tưởng để nhân vật tìm đến sự thư thái của tâm hồn. Nhưng đó cũng là biểu tượng cho sự cô quạnh, lạc nhịp của họ với cuộc sống phồn tạp xung quanh.

Trong một số sáng tác gần đây (Chủ yếu trong tập Chuyện của con gái người hát rong), Xuân Hà lại hướng ngòi bút tới cuộc đời, số phận của những

người Việt vì nhiều lí do khác nhau (có thể là đi du lịch, đi công tác hay đơn giản là đi lao động xuất khẩu,.v..v..) mà tới nơi xứ người xa lạ. Và cũng vì thế, khơng gian nghệ thuật trong sáng tác của nhà văn được mở rộng. Có khi ta bắt gặp những khung cảnh thật lãng mạn của xứ Hàn mà phần đông người Việt Nam mới được biết qua truyền hình: “Hai người đứng ở hành lang nhìn tuyết tan. Khi ấy những chú chim ka – chi đã về thật rồi. Chúng đang líu ríu làm tổ trên mái nhà. Thi thoảng một con ka – chi đực bay sang cành ưng – heng gần kề mái nhà bứt một cành lá vàng. Thi thoảng một con ka – chi cái uốn lượn khoe cặp chân xinh. Chúng chí chóe bận rộn thản nhiên. Mùa xuân đặt bước chân đầu tiên lên cành ưng – heng. Rồi bước lên mái nhà cổ phía bắc sơng Hàn Giang” (Ka – chi đậu trên mái nhà), hay “Mùa thu có lẽ là mùa đẹp nhất trong năm. Lá vàng rải thảm trên mọi góc phố. Lá vàng nhuộm sẫm núi Bắc Hàn. Như những chiếc thảm vàng lấm tấm. Rồi đến lá đỏ. Cả cánh rừng Bắc Hàn đỏ như những bức rèm xa – phia thả xuống lưng chừng trời” (Mùa

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật truyện ngắn võ thị xuân hà (Trang 85 - 92)