Nhân vật giàu lòng nhân hậu, vị tha

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật truyện ngắn võ thị xuân hà (Trang 42 - 49)

2. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà

2.1. Nhân vật giàu lòng nhân hậu, vị tha

Trước khi trở thành nhà văn, Xuân Hà đã từng là một cơ giáo dạy tốn gần mười năm. Có lẽ vì vậy mà hình tượng những người kỹ sư tâm hồn xuất hiện với tần suất khá dày trong các sáng tác của chị. Ở họ có rất

những con người ấy là họ đều rất yêu nghề, yêu trò và sẵn sàng chịu những thiệt thịi khơng nhỏ để tận tâm với sự nghiệp trồng người cao quý mà mình đã lựa chọn.

Truyện Bông hồng duy nhất gây ấn tượng với chúng ta qua hình tượng nhân vật bà giáo già đã nghỉ dạy từ lâu vì sức khỏe yếu rồi làm nghề bán vé số sống lần hồi qua ngày. Cuộc sống cứ thế trôi đi năm này qua năm khác, đến nỗi cũng chẳng còn ai nhớ rằng người phụ nữ này đã từng là một cô giáo. Nhưng dù vậy, phẩm chất, vẻ đẹp tâm hồn của một cô giáo ngày nào vẫn luôn hiện hữu trong con người bà, dù chỉ là qua những chi tiết tưởng như hết sức nhỏ nhặt. Bán vé số kiếm sống, nhưng nếu khách hàng là những đứa trẻ bao giờ bà cũng hỏi cặn kẽ xem tiền chúng mua xổ số là tiền ở đâu. Cuộc sống mưu sinh hằng ngày với bao nhọc nhằn, cay đắng nhưng mỗi ngày bà lại có một niềm an ủi, hay nói đúng hơn là niềm vui khi dừng chân ở cuối phố bên gốc cây bàng rợp mát với một lũ trẻ đáng u ln vây quanh nhổ tóc sâu cho bà. Và đặc biệt, ở đó có một đứa bé tật nguyền: vừa bị câm, chân lại teo một cái. Bà giáo kiên trì dạy nó viết chữ và vẽ, dù dạy mãi nó cũng chỉ viết được chữ a chữ o thôi. Việc làm của bà giản dị mà vơ cùng ý nghĩa bởi đó khơng chỉ là sự chia sẻ, cảm thông với một số phận trẻ thơ bất hạnh khơng nơi nương tựa mà cịn thể hiện sự quan tâm thiết thực đến tương lai của đứa bé, giúp nó hịa nhập với cộng đồng. Lòng thương trẻ và nghĩa cử cao đẹp của bà có giá trị thức tỉnh sâu sắc tình cảm của chúng ta, giúp chúng ta thấy rõ được sứ mệnh cao cả của nghề giáo. Và rồi, chính cậu học trò đặc biệt kia là người đã đem đến cho bà một niềm hạnh phúc dù nhỏ nhoi nhưng thật ý nghĩa. Trong ngày 20 tháng 11, cậu bé tật nguyền ấy đã bí mật đặt vào cái bình sứ nhỏ vốn trống rỗng trong suốt nhiều năm qua “một bông hồng bạch được bao trang trọng trong giấy bóng kính”, “và bên ngồi là nét chữ nguêch ngoạc thiếu nét của đứa trẻ mới tập viết: Kính – Tặng – Cơ”. Nét chữ ấy chính là tình cảm thơ mộc mà chân thành của cậu bé. Cịn bơng hồng thì tỏa “ra hương thơm ngào ngạt” hay đó chính là tình cảm nồng nàn của cậu bé tật nguyền với cơ giáo vơ cùng đáng kính của mình. Và chính

điều đó đã khiến “cả căn phịng như được tỏa sáng”. Ánh sáng kì diệu ấy chính là niềm hạnh phúc bất ngờ và đầy xúc động mà bà giáo già ấy nhận được. Câu chuyện đơn giản, nhưng cái kết thúc thật bất ngờ, cảm động. Qua đây, tác giả như muốn nói xã hội hãy biết trân trọng, nhớ ơn những nhà giáo, những người kỹ sư tâm hồn luôn lặng thầm hi sinh cho sự nghiệp trồng người cao quý. Họ xứng đáng được tri ân.

Với Mùa nước lên là hình ảnh một cô giáo trẻ từ Hà Nội vào dạy học ở một vùng quê sông nước miền Trung. Với nhiệt tình nghề nghiệp, khơng chỉ thực hiện tốt những giờ dạy trên lớp, cứ mỗi tối cô giáo Uyên lại tự chèo thuyền qua sông để đi dạy bổ túc cho lớp học của những trẻ em nghèo xóm vạn chài. Trong một lần gặp mưa bão, thuyền của Uyên đã bị đắm. Nhưng may mắn là cô lại được bé Thẻo, một học sinh ở lớp Uyên chủ nhiệm cứu. Thẻo vốn có gia cảnh khó khăn nên đang có ý định nghỉ học dù năm học đã bắt đầu khá lâu. Hiểu được gia cảnh của Thẻo, lại biết cô bé rất ham học nên mấy ngày sau cơ Un đã cùng học sinh trong lớp đến đón Thẻo đến trường. Hơn nữa, để bù đắp kiến thức cho Thẻo, cứ mỗi chiều cô giáo lại đạp xe đến dạy cho cơ học trị của mình. Câu chuyện giản dị nhưng cảm động về tình cảm giữa người chở đị và người qua sơng. Hành động Thẻo cứu cơ giáo là kết quả của tình thương, tình trị với thầy. Đây cũng là nét đẹp của tình cảm

uống nước nhớ nguồn trong truyền thống đạo lí của con người Việt Nam.

Uyên đưa Thẻo trở lại trường, bù đắp thêm kiến thức cho Thẻo không phải là sự trả ơn mà là tình yêu nghề, yêu trị của cơ giáo.

Cũng về hình ảnh người giáo viên tận tụy với nghề, ở truyện Nghề giáo là hình tượng cơ giáo Thùy. Cuộc sống của hai mẹ con Thùy rất chật vật bởi đồng lương giáo viên ít ỏi trong khi chồng lại đóng quân xa nhà. Để mưu sinh, cô cũng phải làm thêm. Nhưng nếu như nhiều đồng nghiệp khác mở lớp dạy thêm thì Thùy lại cảm thấy “Có cái gì đó vương vướng sạn sạn trong việc dạy thêm kiếm tiền”. Suy nghĩ của Thùy cho thấy sự áy náy về lương tâm, lòng tự trọng của nhà giáo trước sức ép của kinh tế. Và rồi, cô đã chọn một công việc chẳng giống ai: Sắm một chiếc xe hàng và đẩy đi bán dạo ở khắp

các phố. Và chính trong thời gian đẩy xe đi bán hàng thì Thùy gặp những đứa trẻ không cha mẹ, nhà cửa, sống vất vưởng với đủ thứ nghề không lương thiện. Nỗi bất hạnh nào của con người cũng đều đáng được chia sẻ nhưng khi nó giáng xuống đầu con trẻ thì người lớn chúng ta thấy xót thương hơn nhiều. Ám ảnh, đau lòng khi tâm hồn những đứa trẻ tội nghiệp đó sớm phải chịu đựng những nắng gió cuộc đời, Thùy đã có một quyết định mà hiếm người trong hồn cảnh của cơ dám nghĩ tới chứ chưa nói là dám làm: Cơ đưa chúng về nhà mình để chăm sóc, dạy học và chỉ cho những đứa trẻ ấy cách kiếm sống chính đáng. Khó khăn ban đầu Thùy gặp phải tất nhiên là nhiều nhưng với lịng u nghề, thương trẻ cơ cũng dần vượt qua bởi nhận được sự ủng hộ của lũ trẻ, người chồng và đơn vị của anh. Đáng mừng hơn nữa khi việc làm đầy nhân hậu của Thùy đã được chính quyền địa phương hiểu và họ đã mời một đồn làm phim về làm phóng sự để nêu gương điển hình về phong trào mở lớp học tình thương. Câu nói của Thùy với ơng chủ tịch phường và đồn làm phim khi tiễn họ ra về: “Xin các anh thương lấy các cháu, đùm bọc lấy các cháu. Riêng tơi, đừng đưa lên đài báo làm gì. Tơi chỉ là một cơ giáo bình thường, hết sức bình thường” cho thấy vẻ đẹp thật khiêm tốn, giản dị cùng sự nhân hậu của cô. Những việc làm của Thùy nhắc chúng ta nhiều về việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em, nhất là những đứa trẻ lang thang cơ nhỡ. Thùy chính là tấm lá chắn che chở cho những đứa trẻ bất hạnh, chúng như những chiếc lá non trên cành. Từ câu chuyện nhỏ bé này, nhà văn như muốn cất lên lời kêu gọi hãy cứu lấy trẻ em, hãy bảo vệ trẻ em. Xã hội hãy dành cho trẻ em những gì tốt đẹp, hãy cho trẻ em được cắp sách đến trường.

Hình ảnh những người giáo viên như Thùy, Uyên, bà giáo già hay như Hạ (Bí ẩn một dịng sơng), Tâm (Ngọc trong tim), Hạnh (Cổ tích cho tuổi học

trò) khiến chúng ta thêm u q, trân trọng hơn cơng lao, tấm lịng của

những người chở đị ln tận tâm với sự nghiệp trồng người cao quý.

Không chỉ những người giáo viên, mà hình ảnh người chiến sĩ cơng an cũng là một đối tượng để Võ Thị Xuân Hà thể hiện tình cảm ưu ái vì những đóng góp, hi sinh của họ cho cuộc sống hạnh phúc của nhân dân. Mặt trời ở

lại là một câu chuyện như thế. Nhân vật chính trong tác phẩm là một trung úy

của đội cảnh sát phòng cháy chữa cháy của Thủ đơ. Đó là một người chồng, người cha hết sức yêu vợ, thương con nhưng trên hết đó là một người chiến sĩ rất có trách nhiệm và tình u với cơng việc: “Cho dù gian nan và nguy hiểm, nhưng đây là một cơng việc mà anh u thích và tự hào”. Cũng vì tình u với cơng việc ấy mà anh sẵn sàng bất chấp nguy hiểm để hoàn thành nhiệm vụ. Sau vụ chữa cháy ở một trung tâm thương mại, người lính cứu hỏa đã ra đi nhưng ấn tượng về anh thì mãi mãi rực rỡ như vầng mặt trời ấm áp trong tâm trí vợ con, láng giềng và những người đã được anh cứu giúp.

Trong Đồng tiền sắc đỏ của Võ Thị Xuân Hà đã xây dựng một tình huống truyện thật hấp dẫn. Vào buổi chiều 30 tết, một người đàn ông lang thang không nhà cửa may mắn được một người đàn ông bất hạnh khác cho một đồng tiền mầu đỏ. Với anh ta, đồng tiền này có ý nghĩa vơ cùng. Nó quan trọng đến mức dù bụng đang đói cồn cào và “Nước miếng tứa ra từ kẽ chân răng” khi dừng lại bên một mẹt bánh chả nhưng anh lại quyết định bỏ đi. Rồi khi đứng bên hàng kẹo bột (nó tất nhiên rẻ hơn bánh chả nhiều) thì anh vẫn quyết không sử dụng đồng tiền quý giá ấy. Bởi anh tưởng tượng ra với số tiền ít ỏi này anh vẫn có thể tìm được một nhà trọ rẻ tiền, có cái gì đó cho vào miệng và đón xn sang. Nhưng một tình huống bất ngờ xảy ra làm thay đổi hồn tồn dự định của người đàn ơng này. Anh gặp một cô bé thật đáng thương. Cơ bé bán hoa nhưng hoa thì chẳng bán được mà tiền thì bị lấy cắp hết nên đang ngồi khóc vì khơng có tiền đem về cho mẹ. Đọc đến đây ta như thấy có phảng phất truyện Cô bé bán diêm của Andecxen. Nhưng nếu cô bé trong truyện cổ tích của nhà văn Đan Mạch phải gặp một kết thúc bất hạnh thì cơ bé trong câu chuyện này lại may mắn hơn. Khi biết nguồn cơn nỗi khổ của cô, người đàn ông kia đã quyết định dùng đồng tiền của mình mua hết số hoa của cơ bé. Có vẻ khó tin khi một người trong hồn cảnh ấy lại có hành động tốt như vậy. Tuy nhiên, lần theo diễn biến của tác phẩm, ta biết được trong sâu thẳm tâm hồn người đàn ơng ln tồn tại hình bóng của hai người phụ nữ mà chắc chắn anh rất yêu thương. Người thứ nhất là mẹ anh: “Mẹ giờ đây đã

tan thành cát bụi”, người thứ hai có thể là vợ, cũng có thể là người yêu của anh. Nhưng “người con gái có cái nơ đỏ đã xa lắc xa lơ trong đám sương mờ mịt của ký ức”. Chính những miền kí ức ấy đã khơi dậy lịng trắc ẩn nơi người đàn ơng bất hạnh này để rồi anh có một hành động thật hào hiệp. Tiêu đề của truyện là Đồng tiền sắc đỏ thật có ý nghĩa. Trong ngày cuối năm lạnh giá ấy, cái màu đỏ của đồng tiền khơng chỉ làm ấm lịng người lữ khách hào hiệp khi đã làm được một việc tốt mà nó cũng đem lại một cái tết vui vẻ cho mẹ con cô bé nghèo hiếu thảo kia. Truyện giản đơn nhưng mang ý nghĩa nhân văn thật sâu sắc. Nó là một minh chứng tiêu biểu cho truyền thống tương thân tương ái của người Việt Nam vốn sâu sắc từ ngàn xưa.

Cùng chủ đề ca ngợi những con người nhân ái, giàu lòng vị tha như

Đồng tiền sắc đỏ, Võ Thị Xn Hà cịn có những sáng tác khác như Giá nhang đèn, Hoa vu lan, Vườn hài nhi. Với Giá nhang đèn, Hoa vu lan, nhà

văn đi vào miêu tả và ca ngợi những bậc chân tu có tấm lịng nhân hậu. Đọc truyện Hoa vu lan, ta ấn tượng với hình tượng nhân vật sư Ân trụ trì chùa Mang. Vị chân tu tốt bụng ấy cho xây riêng trong ngôi chùa nhỏ một căn nhà gọi là Phúc ấm dành để cưu mang những đứa trẻ mồ côi và tạo điều kiện cho chúng được học tập, lao động để sau này có thể sống tự lập. Nếu nhân vật sư Ân tạo ấn tượng với độc giả bởi tấm lịng nhân hậu thì nhân vật sư ơng trong truyện ngắn Giá nhang đèn lại gây ấn tượng với độc giả khơng chỉ ở đức tính nhân hậu mà cịn là sự độ lượng, vị tha. Đức tính này của sư ơng thể hiện rõ nhất trong cách đối xử với cô bé Tiểu An trong chùa. Vì là một vị chân tu đắc đạo, hiểu đời nên sư ơng hiểu những tâm tư, tình cảm của một cô bé mới lớn (dù là ở chốn tu hành) nên ông luôn khuyên Tiểu An cần phải hịa mình vào dịng đời đặng hiểu đời. Ơng cũng rất độ lượng với những suy nghĩ và sai lầm rất trẻ con của Tiểu An bởi bậc chân tu này biết “Tiểu An là người có mọi điều trong trái tim yếu ớt của mình, mọi điều sắp xếp lộn xộn, nhưng trong trẻo như buổi sớm mai”. Cũng chính vì những điều này, cộng với một số việc làm khác nữa xuất phát từ lịng từ tâm nhưng sư ơng lại không được đa số mọi người hiểu và dẫn đến việc ông bị quỷ dữ hành hạ nơi địa ngục sau khi chết

bởi đám cháy. Tuy nhiên, vốn giầu lòng vị tha, dù bị kết tội oan mà sư ông không hề tranh cãi với lũ quỷ. Có lẽ chính những điều này đã thấu tận trời xanh nên khi kết thúc tác phẩm là việc sư ông, Tiểu An đều được đến nơi mình mong ước.

Ở truyện Vườn hài nhi, bên cạnh chất bi kịch khi tác giả phản ánh tình trạng nạo phá thai ở Việt Nam thì cuối truyện, người đọc cũng được an ủi đơi phần khi gặp hình ảnh nhân vật ơng già Kính, người lao cơng của bệnh viện phụ sản. Dù chỉ xuất hiện rất ít ở phần cuối tác phẩm qua câu chuyện ngắn ngủi với người con trai nhưng độc giả đã thấy ông là một người rất nhân hậu. Người đàn ông này đến với cái nghề mà mình đã chọn hồn tồn khơng phải vì tiền (Bằng chứng là sau bao nhiêu năm rồi mà nhà ơng vẫn rất nghèo) mà vì ơng thương những linh hồn bé bỏng, tội nghiệp. Già rồi nên ơng Kính cũng muốn được nghỉ ngơi nhưng lương tâm lại không cho phép khi ông nghĩ: “Tao không làm, để ai làm cũng không yên tâm. Nhỡ đâu bọn trẻ bị bỏ mặc”. Đã bao nhiêu năm rồi mà ông vẫn thấy sợ, nhưng đó là “sợ lũ trẻ khơng được yên ổn lại về trách móc tao”. Ơng cịn có nỗi băn khoăn về gia cảnh nghèo túng, nhưng băn khoăn là vì: “nhà mình nghèo quá. Lấy đâu ra gỗ tốt để lót cho chúng”. Rõ ràng là những ý nghĩ rất nhân hậu. Mà không chỉ nhân hậu, ơng Kính cịn rất giàu lịng vị tha với những quan niệm mang đậm triết lý của nhà Phật. Khi nghe anh con trai lo sợ những cây chuối sẽ “ăn” hết lũ trẻ và anh không muốn cho ai chặt chuối thì ơng nói: “Linh hồn cần phải có cây cỏ đưa lên thiên đường”, “Cây cỏ hoa trái của trời là dành cho con người. Khi lũ trẻ có được số mệnh, hơi thở của chúng sẽ hòa cùng vạn vật”. Và đặc biệt là câu nói sau đây: “Sau này bố già khơng kham nổi việc này, khơng con thì ai làm thay? Ai có thể chăm sóc chúng? Nhưng nếu con mà chăm sóc chúng thì đừng ốn lồi người. Con ốn họ thì lũ trẻ sẽ sinh thù hận. Con phải dạy cho chúng biết cách hát những bài ca của thiên thần. Khi ấy chúng sẽ có số mệnh”. Câu nói khiến cho mỗi người đọc phải suy nghĩ rất nhiều bởi dường như đó khơng chỉ là suy nghĩ của ơng mà còn là khát khao của những linh hồn

bé bỏng tội nghiệp muốn được siêu thoát cũng như ẩn chứa cả sự sám hối của cha mẹ chúng.

Ngoài một số truyện đã đề cập ở trên, hình tượng những con người

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật truyện ngắn võ thị xuân hà (Trang 42 - 49)