Theo các tác giả của giáo trình Lí luận văn học: “Nhân vật văn học là khái niệm dùng để chỉ hình tượng các cá thể con người trong tác phẩm văn học - cái đã được nhà văn nhận thức, tái tạo, thể hiện bằng các phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ” (10, Tr78). Và nhân vật cũng khơng nhất thiết phải mang hình hài của con người mà có thể dưới hình hài của vật, mn thú, cỏ cây hay những sinh thể trong tưởng tượng. Với tác phẩm văn học, nhân vật có một vai trị đặc biệt quan trọng bởi “đó là hình thức cơ bản để qua đó văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng” (11, tr277). Cụ thể và quan trọng hơn nữa, nhân vật cịn có chức năng “khái quát những quy luật của cuộc sống con người, thể hiện những hiểu biết, những ước ao và kì vọng về con người. Nhà văn sáng tạo nhân vật là để thể hiện những cá nhân xã hội nhất định và quan niệm về các cá nhân đó. Nói cách khác, nhân vật là phương tiện khái quát các tính cách, số phận con người và các quan niệm về chúng” (11, tr279). Như vậy, có thể khẳng định rằng độc giả sẽ khơng chỉ thấy được một phần bức tranh cuộc sống vốn rất đa dạng mà còn hiểu được
cả những thế giới quan, nhân sinh quan của nhà văn thơng qua việc tìm hiểu, đánh giá nhân vật văn học.
Giai đoạn trước 1986, nhân vật trong văn học Việt Nam còn chịu ảnh hưởng sâu sắc của kiểu xây dựng nhân vật truyền thống. Nhân vật trong văn học Việt Nam nói chung và nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam nói riêng nhìn chung là kiểu nhân vật loại hình. Ở đây, con người trong văn học được nhìn chủ yếu ở góc độ con người cộng đồng, con người cơng dân với những nét tính cách nhìn chung đơn giản, xi chiều, hoặc tốt hoặc xấu rất rành mạch. Cũng vì đề cao chức năng phục vụ công cuộc kháng chiến, kiến quốc nên hình tượng nhân vật trung tâm giai đoạn này thường là người chiến sĩ, công nhân, nông dân,… Các tác phẩm văn học thời kì này chủ yếu mang khuynh hướng sử thi nên hình tượng nhân vật luôn hiện lên với tư thế con người của cộng đồng, con người xả thân vì nghĩa lớn. Cũng vì vậy mà con người trong văn học thời kì này “quen sống trong quần thể ít có dịp đối diện với chính mình” (15, tr 33-36).
Từ sau năm 1975 trở đi, nhất là từ Đại hội Đảng VI năm 1986, trong văn học Việt Nam đã có những biểu hiện đổi mới nhất định trong cách nhìn nhận về con người. Các nhà văn thời kì này dù đề cập đến những kiểu nhân vật cũ như người lính, người vợ, người mẹ, người nơng dân,…nhưng cách khai thác nhân vật đã trở nên đa chiều chứ không đơn giản như trước nữa. Nhân vật trong thời kì này được các tác giả khai thác một cách toàn diện cả về số phận, tính cách và được đặt trong hiện thực cuộc sống với đầy rẫy những bề bộn, trái ngang. Lúc này, thay vì cái nhìn giản đơn, phân định rạch rịi các giá trị trong cuộc sống như thiện ác, tốt xấu, bạn thù,… các nhà văn thể hiện một cái nhìn mới mang tính đa diện, phức hợp về hiện thực và số phận con người. Cảm hứng thế sự ngày càng chiếm ưu thế thay thế cho cảm hứng sử thi. Thay vì quan niệm con người sử thi thì bây giờ là kiểu quan niệm con người đời tư với đầy rẫy những góc khuất của nó mà trong đó có cả thiên thần lẫn ác quỷ, cao thượng lẫn thấp hèn, thật thà và gian trá mà ta thấy rất phổ biến trong các sáng tác của những cây bút gạo cội của thời kì này như Nguyễn
Minh Châu (Bức tranh, Khách ở quê ra, Phiên chợ Giát), Ma Văn Kháng (Đám cưới khơng có giấy giá thú, Mùa lá rụng trong vườn), Nguyễn Huy Thiệp (Kiếm Sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết),…
Hệ quả của sự đổi mới trong cách tiếp nhận cuộc sống và nhìn nhận con người của văn học Việt Nam giai đoạn sau 1975 là một hệ thống những kiểu loại nhân vật mới như: con người cô đơn, con người tha hóa, con người tự nhiên, con người tâm linh,… Chính điều này đã góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng cho nền văn học nước nhà.