Thời gian hiện thực

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật truyện ngắn võ thị xuân hà (Trang 95 - 99)

3. Thời gian nghệ thuật

4.1.Thời gian hiện thực

Hiện thực cuộc sống là một đề tài yêu thích của Võ Thị Xuân Hà. Hướng ngòi bút vào mảng đề tài này, nhiều tác phẩm của nhà văn rất đậm chất hiện thực. Những bề bộn của đời sống ln có sự hấp dẫn đặc biệt tới cái nhìn của chị. Trong những tác phẩm này, thời gian hiện thực thường được miêu tả gắn với những số phận con người, những vùng không gian thôn quê, thị thành hay thậm chí là những khơng gian xứ người xa lạ.

Trong Xóm Đồi Hoa là những mốc thời điểm gắn với cuộc đời của nhân vật chính – cơ gái điếm: “Một lần có một ơng nào đó bảo mẹ cho cơ đi lao động cơng ích” và từ đó “Một năm đi đắp đê vài ba bận”. Nhưng “cơ gái nhỏ chỉ thích diện váy áo như chúng bạn cùng đắp đê mỗi khi họ đi tỉnh về” và thế là “Cô đồng ý đổi cái ấy với một gã trai. Gã cho cô một cái áo màu đỏ. Cịn thiếu cái váy. Cơ đổi tiếp cho một ông già. Cô đổi lần lượt để lấy được khá nhiều món. Tiến tới là lấy tiền. Sau thì dồn tiền để mua vàng”. Những mốc thời gian ở đây được miêu tả theo chiều hướng ngày càng gần nhau với nhịp độ nhanh đến mức ở đoạn cuối như diễn ra liên tiếp khơng cịn khoảng cách. Dịng thời gian hiện thực này góp phần thể hiện sự tha hóa nhanh chóng của nhân vật – từ một cơ bé xinh xắn, ngây thơ chỉ vì muốn chưng diện mà rồi trở thành gái điếm lúc nào khơng biết. Đó là q khứ của nhân vật, cịn bây giờ, trong cái ngày đặc biệt với cô Cùi thì các mốc thời gia lại cụ thể hơn nữa: “Một ngày đẹp trời” rồi “Bấy giờ nắng đã tắt”, “Lúc ấy chiều chạng vạng”, “Hơm đó cơ Cùi làm nền nhà hì hục đến nửa đêm” Rồi “Nửa đêm bà già chợt bảo..”, “Một lúc sau bà lại bảo”. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi này xảy ra biết bao nhiêu chuyện, đầu tiên là câu chuyện cuộc đời đau buồn mà bà già kể lại cho cô Cùi nghe, xen lẫn vào đó là niềm khát khao được làm mẹ của bà; rồi cuộc gặp gỡ của cơ Cùi với chàng chăn bị. Những điều này khiến cơ trong lịng “như có ngọn lửa rừng rực cháy sáng”. Ngọn lửa đó là khát khao một cuộc sống yên ấm hạnh phúc thực sự. Ngày hôm ấy kết thúc với cơ Cùi lúc “nửa đêm”, nhưng “nửa đêm” có nghĩa là trời đã sắp sáng. Và cùng với cái mốc thời gian bắt đầu bằng “Một ngày đẹp trời kia” là sự đánh dấu một trang mới đầy hứa hẹn trong cuộc đời của Cùi. Câu chuyện mang đậm tính nhân văn về lịng u thương con người, trân trọng những khát khao chính đáng của họ, kể cả với những người đã từng lầm lạc.

Sang sơng bạt gió là một trong những truyện ngắn của Võ Thị Xuân Hà

viết về cuộc sống nơng thơn. Nói đến đề tài này, nhà văn không đề cập đến nhịp sống chậm rãi của cuộc sống nơi làng quê mà chị nhấn mạnh đến sự tác động ghê gớm của cơn lốc đơ thị hóa. Cơn lốc này khơng chỉ làm thay đổi bộ

mặt của thôn quê với sự xuất hiện của những căn nhà biệt thự lúc nào cũng đóng kín cửa thay cho những căn nhà cũ kĩ của người nhà quê, mà còn là sự mai một của những làng nghề (trồng quất cảnh) và đặc biệt là những tệ nạn xã hội vốn tràn ngập ở thành phố nay được dịp hồnh hành ở nơng thơn mà nạn nhân chủ yếu là những người vốn trước đây quanh năm chân lấm tay bùn, nay “Mới bán được tí đất, họ ngỡ mình là tay triệu phú, bắt đầu học cách chơi sang”. Với việc xử lí nhịp điệu thời gian nhanh chóng, chỉ trong khoảng một trang truyện mà nhà văn đã cho ta thấy rất rõ những hậu quả đau lòng của một xu thế đơ thị hóa tự phát đang diễn ra ở khắp các vùng nông thôn trên đất nước Việt Nam.

Gắn với đời sống đô thị ta cũng thấy những khoảng thời gian khác nhau với cách xử lí linh hoạt của Xuân Hà. Trong khá nhiều truyện, thời gian được miêu tả với nhịp độ nhanh, gắn với những biến đổi của số phận, tính cách con người như: Kẻ đối đầu, Năm hai ngàn lẻ x…, Những kẻ lãng mạn, Thiên thần

nhỏ… Mỗi câu chuyện là một quãng đời của nhân vật nhưng thường chỉ được

gói gọn trong một số trang nhất định. Điểm chung là các nhân vật chính ở đây như Rơ (Kẻ đối đầu), Dân (Năm hai ngàn lẻ x…, Những kẻ lãng mạn), Phong (Thiên thần nhỏ) đều có xuất thân bần hàn nhưng vì mong muốn đổi đời đến mức khơng khơng làm chủ được lí trí mà dẫn đến làm nhiều việc trái lương tâm – Là đàn ông nhưng ba con người này đều chọn cách lừa dối những người phụ nữ nhẹ dạ để thỏa mãn nhu cầu vật chất. Ngồi nhân vật Phong là có chút dằn vặt trong một đêm cịn Rơ hay Dân đều làm những việc bỉ ổi với những người thương u mình thật sự mà khơng hề một chút đắn đo. Tóm lại, q trình tha hóa ở các nhân vật diễn ra hết sức nhanh chóng. Qua những câu chuyện này, nhà văn muốn phản ánh một thực trạng xã hội đang rất nhức nhối, đó là lối sống đặt đồng tiền lên trên tất cả của khơng ít người.

Bên cạnh nhịp thời gian gấp gáp của đời sống đơ thị ta cịn thấy trong một số truyện của Xuân Hà dịng thời gian trơi chậm. Kiểu thời gian này gắn với việc miêu tả những hoạt động bình thường hằng ngày. Đọc tác phẩm Bay lên miền xa thẳm ta thấy những dịng văn miêu tả cuộc sống của đơi vợ chồng

Thủy, Khang: “Khang tin vào những gì trước mắt. Sáng đạp xe đến cơ quan. Chiều đạp xe về nhà với vợ con. Không rượu. Không thuốc (…). Lắm khi Thủy đi làm nhỡ xe về muộn, Khang dẫn con tha thẩn nơi góc phố chờ cơ kỳ được. Anh và cơ ríu rít dắt nhau về, vừa ăn vừa kể cho nhau nghe những câu chuyện trong ngày. Sau đó, Khang chúi đầu xuống đống tài liệu dịch thêm. Thủy lôi len ra vừa đan vừa xem ti vi. Đan lại tháo. Tháo lại đan. Thỉnh thoảng Khang quay qua cù vợ một cái. Thủy cười rồi lại cúi xuống lẩm nhẩm mấy chiếc nách áo. 4 – 3 – 2 – 1 – 1 – 1. Ấy là vào những ngày bình thường của họ và thời tiết trên đài báo: ngày mai trời nắng nhẹ, nhiệt độ cao nhất từ ba mươi đến ba hai độ, thấp nhất từ hai mươi đến hai nhăm độ”. Bề ngoài, rõ ràng đây là một cặp vợ chồng hạnh phúc, một cảnh gia đình mà rất nhiều người phải mơ ước. Nhưng cách nhà văn miêu tả về nhân vật Khang chứng tỏ anh là một người chồng đơn giản và hiền lành từ suy nghĩ cho đến hành động. Cịn cuộc sống của gia đình anh có đầm ấm nhưng mọi thứ diễn ra đều đều, lặp lại như một quy luật ngày này qua ngày khác mà khơng hề có những bất ngờ, lãng mạn. Với những người Thủy – kiểu nhân vật nữ ta rất hay gặp trong sáng tác của Xuân Hà, những người mà: “rất tự tin nhưng cũng dễ bị cám dỗ, sống yên phận nhưng lại không chịu yên với số phận đã an bài” (22, tr357) – thì một người chồng và một cuộc sống như vậy không thể tránh được trong lịng có sự nhàm chán. Đó là lí giải vì sao sau đó Thủy nghe theo sự dụ dỗ của con chim khổng lồ mà theo nó để tìm đến nơi gọi là “Thiên đường đen” để biết được những cảm giác tận cùng của đời sống con người. Câu chuyện như là một sự lí giải cho sự phức tạp trong tâm hồn những người đàn bà, và quan niệm thế nào là cuộc sống gia đình hạnh phúc thực sự của Xuân Hà.

Đời sống của những người Việt nơi xứ người xa lạ là một đề tài được Xuân Hà khá quan tâm trong những năm gần đây: Ka – chi đậu trên mái nhà,

Một ngày mn đời, Trơi trong sương mù, Khơng khóc ở Seoul, Đơ hội. Gắn với những khơng gian viễn xứ này là cách xử lí linh hoạt về thời gian. Thời gian trong truyện ngắn Đơ hội chỉ có mấy ngày. Nhưng trong mấy ngày ấy biết bao chuyện đã xảy đến với Nhan, cô gái nghe theo lời người yêu là Việt

Kiều ở Mĩ mà theo sang để rồi bị hắn lừa hết tiền. Bị cảnh sát thẩm vấn thì Nhan cịn biết tên đàn ơng đốn mạt mà mình đã u thương và tin tưởng một cách mù qng kia đã có vợ, nó khơng chỉ lừa cơ mà cịn rất nhiều người khác nữa nên đang bị truy nã. Khơng một xu dính túi, Nhan phải bỏ cái thai của cơ với tên tình nhân khốn kiếp, sau đó là phải sống nhờ nhà một gã người Mĩ vừa lùn vừa xấu. Và mỗi đêm, trước khi đi ngủ cơ lại phải nói cái câu quen thuộc: “Mày trả tao bao nhiêu tiền đêm nay?”. Câu chuyện như một lời cảnh tỉnh sâu sắc với những ai nhẹ dạ trước những lời đường mật và có niềm tin ngây thơ về những thiên đường nơi xứ người, ở nơi mà mà họ nghĩ chỉ cần đến là có cuộc sống đầy đủ, sung sướng.

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật truyện ngắn võ thị xuân hà (Trang 95 - 99)