4. Giọng điệu nghệ thuật
4.2. Giọng điệu mỉa mai, giễu nhạ
Khác hẳn với kiểu giọng quan phương, trang trọng của văn học giai đoạn 1945 – 1975, trong văn học Việt Nam giai đoạn sau 1986 rất phổ biến kiểu giọng mỉa mai, giễu nhại. Hiện tượng này bắt nguồn từ nhu cầu phản ánh và phê phán những cái xấu xa, kệch cỡm vốn rất phổ biến trong xã hội. Đọc văn Võ Thị Xuân Hà, ta thấy không ít truyện có chất giọng này với sự thể hiện một cách đa dạng của nhà văn qua: cách miêu tả bối cảnh; cách xây dựng chân dung nhân vật; các chi tiết, tình huống trào phúng; giọng điệu và ngôn từ trần thuật.
Xuân Hà sinh ra ở Huế, nhưng cho đến bây giờ, phần lớn cuộc đời của nhà văn gắn bó với Hà Nội. Có thể nói đây chính là q hương thứ hai của chị. Viết về Hà Nội, nhà văn khơng giấu diếm tình cảm tha thiết với vùng đất này với cách thể hiện thật đa dạng. Có khi là những dịng văn đậm chất trữ tình khi nói về nét thơ mộng của mảnh đất ngàn năm văn hiến. Nhưng Hà Nội vẫn cịn đó khơng ít những tồn tại. Vì u nó nên Xn Hà khơng thể khơng đề cập. Ở một số tác phẩm, chị thẳng thắn nói lên sự nhốn nháo, tạp nham nhiều khi đến thành kệch cỡm của một vùng đơ thị vốn phát triển có phần tự phát hơn là được hoạch định, quản lí rõ ràng: “hàng vạn bản lậu ngoài chợ đĩa lậu chợ này mọc lên ngay giữa trung tâm thủ đô một bên là mấy trường phổ thơng và cơ quan cơng sở có tiếng một bên là những galery mỹ thuật rạp chiếu bóng đi lên tẹo nữa là rẽ đến đường có Ủy ban nhân dân thành phố uy nghiêm quên mất phía tay trái là hồ Gươm Rùa thiêng chợ đĩa lậu nằm chềnh ềnh ngay trên vỉa hè nằm bên trong những ngôi nhà tối om ngoắt ngoéo” (Q nhà khơng có bệnh phấn hoa). Người Hà Nội vốn rất tự hào về nguồn gốc “Người Tràng An” đầy văn hóa, thanh lịch trong cách nói năng, ứng xử,... Nhưng nếu ta vào các quán bia vốn bây giờ ở đâu cũng có, mà những nơi đó thì: “đơng nghẹt đàn ơng cởi trần đang ầm ào thứ âm thanh rỗng tuếch. Hai phần ba đám đàn ơng đó đang tung hơ chiến tích bất cần con mụ vợ ở nhà. Bốn phần năm đám đàn ơng đang hau háu nhìn theo mấy cái lưng hở của gái mười tám đôi mươi bất cần đời đi trên hè phố. Nắng làm bốn phần năm đám đàn ơng đó nhìn thấy da thịt tươi rói, men bia bốc cao trong những cái đầu u sầu, làm tăng vọt khả năng tiết dục qua miệng” (Đô hội). Cùng với rất nhiều
hiện tượng phản cảm mà các phương tiện truyền thống phản ánh gần đây, đọc những dòng văn này chúng ta mới hiểu vì sao chính quyền Hà Nội đang có kế hoạch xây dựng tiêu chí “Người Hà Nội thanh lịch, văn minh”!
Tạo dựng những tình huống, chi tiết hài hước cũng là một cách Xuân Hà hay sử dụng để phản ánh cuộc sống và qua đó bộc lộ quan điểm của mình. Đọc Đàn sẻ ri bay ngang rừng, ta không khỏi bật cười nhưng cũng thấy thật chua chát khi thấy những dịng văn sau đây: “Anh Nẫm tình nguyện vào bộ đội năm 17 tuổi. Cả cái làng ven phố nhà chồng tôi đến tiễn đưa, ca ngợi. Về sau này bố chồng tôi buôn lậu đủ thứ, vẫn được tha vì có con xung phong đi lính. Chẳng ai ngờ vì ơng bố tàn bạo mà anh Nẫm phải tìm cách đi khỏi nhà bằng được. Tơi căm tức nghĩ may mà hồi đó có đánh nhau, chứ im ắng như bây giờ, những đứa con chán cha mẹ chỉ có nước đi lang thang”. Nếu Đàn sẻ ri bay ngang rừng nói về những con người hi sinh cho đất nước thì Đơ hội lại
đề cập đến những người sẵn sàng rời bỏ quê hương để đến những nơi hứa hẹn cho mình một cuộc sống sung sướng, hạnh phúc. Sung sướng, hạnh phúc chưa thấy đâu mà với Nhan đó lại là bi kịch. Khơng một xu dính túi vì bị tên người tình đốn mạt lừa hết tiền, Nhan phải vào nhà thương làm phúc để bỏ đi cái thai với hắn. Để sống cô đã phải chấp nhận về ở và phục vụ nhu cầu sinh lí cho gã Henry vừa lùn vừa xấu. Thế nhưng hài hước hết chỗ nói là nhân vật vẫn tin rằng mình sẽ gặp được một người đàn ông trong mộng thật cao ráo, đẹp trai. Phần cuối truyện là chi tiết Nhan nghĩ về việc cô chị gái ở nhà sẽ nhờ thày cúng giúp mình gặp được người tình trong mộng, nhưng ngay sau đó là ý nghĩ về việc đêm nay cô sẽ lại phải hỏi gã Henry cái câu quen thuộc: “Mày trả tao bao nhiêu tiền đêm nay?”. Truyện Giữa bầy chó có đoạn nói về chi tiết lão hàng xóm bênh nhân vật “con Cả” bằng việc nửa đêm ném đá vào cổng sắt và cửa sổ nhà nhân vật “tơi”. Có hành động mã thượng như vậy hóa ra vì lão ta đã được “ngủ với con Cả, (nghe nói ngủ đủ ba chị em, trả tiền xông xênh cả ba)”. Ở truyện Ngàn xanh và gió có đoạn kể lão nhà báo – “cây viết có hạng” đang ngồi chõm chệ trên cái giường đơi cùng bồ nhưng lại gọi điện về cho vợ với những câu thể hiện hình ảnh của một người yêu vợ thương con hết mực.
Giọng điệu giễu nhại, hài hước còn được Xuân Hà thể hiện qua việc xây dựng các chân dung nhân vật với những nét hài hước, mâu thuẫn, kệch cỡm. Điều này có thể xuất hiện ở ngoại hình, suy nghĩ, nói năng và hành động của họ. Đọc truyện ngắn Đô hội, ta khơng chỉ thấy nhân vật Nhan là một hình tượng hài hước mà người chị của cơ cùng bà chủ qn bia cũng có những chi tiết gây cười khơng kém qua lời nói và suy nghĩ của mình. Đây là cái “liếc xéo” cùng sự bực bội của bà chủ quán đã hết tuổi xuân trước những ánh mắt hau háu mà đám khách của mình hướng vào mấy cơ tiếp viên trẻ ăn mặc lại mát mẻ: “Cứ thử để mấy cô nàng ấy sống độ mươi năm nữa xem, có được như cánh gái già này khơng?”. Cịn đây là ý nghĩ của chị cơ Nhan sau khi nói chuyện với ơng thầy bói qua điện thoại: “Nàng ngồi thừ ra trên bàn. Nhìn sâu vào cái máy điện thoại. Có thể thầy cúng nhìn thấy nàng đang khốc hờ một tấm khăn tắm lên người, cơ thể khơng có gì che đỡ, mặc dù thầy đang ở cách xa hàng mấy chục cây số. Ông ấy, như nhiều người nói có khả năng bay bổng đến những nơi xa để kiểm chứng những gì thuộc phạm vi ơng đang cầu cúng”. Với truyện Bên cạnh căn gác nhỏ nửa đêm, có lẽ khó có độc giả nào khơng bật cười trước vẻ mặt và đặc biệt là hành động rất trẻ con của tên hàng xóm ở tầng trên của nhân vật “tôi”: “Tôi ngồi bên trong nhà, bỗng nghe có tiếng nước xối từ trên mái. Nhảy lên xem, hóa ra thằng hàng xóm gầy nhẳng như con cú vọ đói đang vắt chim đái từ nhà hắn” và dù “đã có vợ và một con. Nhưng nom hắn ngờ nghệch giống như trẻ con chưa lớn, động tí là nhảy lên loi choi cãi nhau với vợ”.
Giọng điệu giễu nhại, hài hước không chỉ được Xuân Hà thể hiện qua việc xây dựng chân dung những nhân vật bình dân mà cịn hướng tới cả
những người có vai vế trong xã hội. Khang trong Ngàn xanh và gió là một gã “mặt rơi tai chuột”, yêu một nữ văn sĩ hơn mình gần hai mươi tuổi. Và đây là cách trang phục và hành động của người đàn bà ấy khi đi cùng chàng người yêu trẻ tuổi: “Chị Thủy quấn liền một lúc ba cái khăn, cái quấn cổ, cái trùm chỏm đầu, cái bịt quanh mặt và mũi, y như một bà già; mặc cái áo bông chần khơng phải hàng lụa óng ả mà là thứ vải thơ trần kiểu như bà già, leo lên xe Khang ngồi bám hai tay vào hông anh Khang hệt như bà mẹ già ngồi sau đứa con trai ngoan”. Văn sĩ thì như thế, cịn đạo diễn điện ảnh – những
người mà cơng chúng biết đến với vẻ ngồi thật hịa nhống thì sao? Đây là chân dung ơng đạo điễn nổi tiếng Đinh Việt Bá trong Mùa phim trường, một kẻ “bỏ học ngày xưa”, “hai vợ bốn năm con nhân tình”; ngơn từ thì chẳng khác hàng tơm hàng cá, tồn những “tao”, “mày”, “bâu”, “lở lói”, “bơi cứt cả đời không hết thối”,…; quan niệm nghệ thuật là “Chun mơn sáng tạo là cái thứ đếch gì nếu khơng làm ra xèng”; đối xử với cấp dưới thì vơ cùng đểu giả: “Gã thường xuyên nghĩ ra những chuyện đểu nhất cho cậu sinh viên mới ra trường giải quyết”, và một trong số đó là việc sai cậu phó đạo diễn tên Hồng đi làm mơi giới gái bao, mại dâm với các đại gia cho mấy cơ diễn
viên trẻ chưa có tiếng tăm nhưng lại thích ăn chơi đua địi. Võ Thị Xuân Hà đã từng đạt giải thưởng trong một cuộc thi sáng tác về vẻ đẹp của người chiến sĩ cơng an. Nhưng đó là với truyện Mặt trời ở lại, cịn trong tác phẩm
Giữa bầy chó là chân dung khác hẳn về một anh công an phường khi muốn
răn đe mấy kẻ xấu ở một khu xóm liều: “Anh ta đứng chống tay trước cửa nhà con Út, gióng giả: “Chúng mày mà động vào con đó, nó thiệt một thì chúng mày thiệt mười. Mẹ kiếp, đến cơng an bọn tao cịn ngán cái mác của nó, thế mà chúng mày dám chọc vào nó”. Nghe những câu nói này của anh cơng an ta chẳng thấy khác là mấy so với mụ nạ dòng đi cùng tên đàn ông mặt rất hầm hố trong truyện Bên cạnh căn ghác nhỏ nửa đêm: “Tiên sư chúng mày, để xe giữa lối chúng ơng đi thế à”.
Có thể thấy bất cứ hiện tượng hay con người nào có những biểu hiện phản cảm, kệch cỡm đều có thể trở thành đối tượng châm biếm của Xuân Hà. Nhưng có điều cần chú ý là giọng điệu hài hước trong văn chị thường không sâu cay, chua chát mà thiên về châm biếm nhẹ nhàng, qua đó giúp người đọc thấy được mặt trái của đối tượng và những điều nhà văn muốn nói. Chính điều này góp phần làm cho độc giả thấy văn của Xuân Hà gần gũi hơn.
Như trên đã nói, giọng điệu nghệ thuật có một vai trị rất quan trọng trong thế giới nghệ thuật của tác phẩm văn học cũng như với bản thân nhà văn. Bởi nó khơng chỉ giúp nhà văn một cách đắc lực trong việc chuyển tải những ý đồ tư tưởng nghệ thuật mà còn tạo nên nét riêng cho tác phẩm cũng như thể hiện phong cách độc đáo của nhà văn như M. Khrapchencô đã từng
nói: “cái quan trọng trong tài năng văn học (...) là tiếng nói của mình (...), là cái giọng riêng biệt của chính mình khơng thể tìm thấy trong cổ họng của bất kỳ một người nào khác”(16). Hiểu được điều này, lại vốn là một người ln có ý thức sáng tạo trong nghề cầm bút, nên có thể khẳng định Võ Thị Xuân Hà đã bước đầu tạo cho những sáng tác của mình một chất giọng riêng có sức dư ba trong lịng nhiều độc giả.