Cảm hứng bi kịch

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật truyện ngắn võ thị xuân hà (Trang 28 - 39)

Thuật ngữ bi kịch - trong nghiên cứu văn học - thường được hiểu theo hai nghĩa: Nghĩa gốc của bi kịch là để chỉ một thể của loại hình kịch thường

được coi như là đối lập với hài kịch; từ nghĩa gốc như trên, bi kịch còn dùng

để chỉ một trạng thái của cảm hứng sáng tác - gọi là cảm hứng bi kịch - có thể có trong các loại hình tác phẩm văn học như thơ và truyện có chứa yếu tố bi

kịch . Tái hiện những mâu thuẫn bi kịch trong tác phẩm của mình, lí giải

chúng, điển hình hố chúng, nhà văn - qua cốt truyện tác phẩm - tô đậm những xúc cảm đau đớn của các nhân vật, làm gia tăng tính khốc liệt của các sự kiện diễn ra trong đời sống.

Cảm hứng bi kịch đã xuất hiện trong văn học thế giới từ lâu. Với riêng văn học Việt Nam, thời trung đại cảm hứng này đã manh nha xuất hiện, nhưng phải đến giai đoạn 1930 – 1945, với sự hoàn thiện của quá trình hiện đại hóa văn học dân tộc, cảm hứng bi kịch mới thực sự xuất hiện qua nhiều sáng tác của các nhà văn hiện thực phê phán. Do đặc thù của hoàn cảnh lịch sử mà văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 (Chỉ tính riêng bộ phận văn

học cách mạng) vắng bóng cảm hứng bi kịch. Phải đến giai đoạn sau 1975, đặc biệt là sau năm 1986, cảm hứng bị kịch mới thực sự trở thành một trong những cảm hứng chủ đạo của văn học nước nhà.

Trong dòng chảy của văn học nước nhà thời kì đổi mới, Võ Thị Xuân Hà cũng có khơng ít sáng tác mang đậm cảm hứng bi kịch. Giống như rất nhiều tác giả khác của thời kì này (Nguyễn Minh Châu – Nguời đàn bà trên

chuyến tàu tốc hành, Cỏ lau; Dương Hướng – Bến không chồng; Lê Lựu – Thời xa vắng), Xuân Hà trước tiên khai thác đề tài bi kịch của chiến tranh.

Truyện ngắn Đàn sẻ ri bay ngang rừng nằm trong số những tác phẩm đầu tiên của nhà văn viết về đề tài này. Ở tác phẩm này, trước tiên tác giả đề cập đến sự tàn khốc của chiến tranh với sinh mệnh con người. Điều đó được thể hiện qua không gian của thành cổ Quảng Trị. Dù đoàn làm phim trong câu truyện tái hiện lại cảnh chiến tranh với bom rơi đạn nổ khốc liệt đến mức khiến Diễm “khiếp đảm: như thể chiến tranh đang kề bên” nhưng theo như ơng trưởng đồn làm phim thì: “Thế này mới chỉ mơ tả được một phần mười”. Trong cảm nhận của nhân vật chính – Diễm – thành cổ Quảng Trị “là thành phố của những người chết”. Cơ có cảm nhận như vậy cũng phải thơi bởi ở đây có cái nghĩa trang rộng ngút ngàn. Nhưng những người xấu số được nằm trong nghĩa trang đó dù sao vẫn cịn là điều may mắn bởi còn biết bao những số phận bất hạnh khác đang nằm đâu đây “giữa bạt ngàn lau lách trong thành Cổ?”. Đó là những người như Nẫm (anh chồng của Diễm): “chân đạp đất mà đầu đội phải đạn”, hay như con trai bà cụ già mà vợ chồng Diễm gặp: “Nó chết khơng nhặt được một mảnh xương (…). Pháo dập, lẫn lộn hết vào đất cát”. Tuy nhiên, khi đề cập đến hậu quả to lớn của chiến tranh, âm hưởng của truyện vẫn khơng hồn tồn chỉ có bi kịch. Tác giả khẳng định sự mất mát của cuộc chiến là vô cùng to lớn nhưng sức sống của dân tộc ta là vĩnh hằng, sự hi sinh của những người chiến sĩ chính là đã góp phần đem lại cuộc sống hạnh phúc cho dân tộc: “Nhưng dòng Thạch Hãn vẫn lầm lụi chảy. Phù sa đỏ bầm. Có phải xương cốt của bao chàng trai ngã xuống trong cuộc chiến đã hóa thành phù sa?”.

Nếu Đàn sẻ ri bay ngang rừng hướng đến vấn đề tổn thất máu xương to lớn của những người trực tiếp tham gia cuộc chiến thì Ngọa Sinh lại đi vào vấn đề di chứng của chiến tranh. Đó là vấn đề hậu quả của việc nhiễm chất độc màu da cam. Thảm họa này trước tiên đến với những người trực tiếp tham gia cuộc chiến. Có người mất khả năng sinh con, có người sinh con được nhưng đó lại là những đứa trẻ dị hình. Trong tác phẩm, đọc đến đoạn người lính già đã từng tham gia cuộc chiến cầu khẩn nhân vật Hoan giúp mình có một đứa con thì có lẽ những độc giả chân chính khơng thể khơng xúc động. Nhưng thảm cảnh rõ nhất phải là ở nhân vật chính của truyện – Hoan. Bố cơ vốn là một người lính tham gia chiến tranh và từng tham chiến ở vùng quân Mỹ thả chất độc màu da cam. Việc Hoan có bị ảnh hưởng thực sự hay khơng thì qua truyện ta cũng chưa thể kết luận hoàn toàn bởi Hoan vẫn chưa làm hết các xét nghiệm. Nhưng những tai họa mà nhân vật gặp phải thật thê thảm. Cô sinh đứa con đầu nhưng thằng bé lại bị dị dạng và nó trở thành đối tượng để mỉa mai cay độc với những người hàng xóm nhẫn tâm. Đứa thứ hai lại là con gái nên gã chồng vốn là con trưởng lại mang nặng tư tưởng gia trưởng đã bỏ đi. Hoan sống trong nỗi bất hạnh của người phụ nữ bị chồng ruồng bỏ. Đau lòng hơn nữa là lời của gã chồng tàn tệ với Hoan: “Huân huy chương của bố cơ là cái đếch gì? Có gỡ được cái vơ phúc của nhà cơ khơng? Hn huy chương có tẩy rửa được cái ngọa quỷ trong cái nhà này không?”. Những câu nói kiểu như thế này xét ở một phương diện nào đó là sự phủ nhận những hi sinh to lớn của những người trực tiếp cầm súng nơi chiến trường để đất nước có ngày độc lập. Nó thật đáng lên án.

Ngồi nhân vật Hoan thì nếu ai đã từng đọc Ngọa sinh một lần hẳn không thể không bị ám ảnh bởi nhân vật thằng bé Vương – đứa con bất hạnh của chị. Đó là một đứa trẻ bị dị hình và cũng chỉ biết nói mỗi câu “Tao sẽ đập nát bét”. Nó khơng có trí tuệ và cũng chẳng có tính cách. Trong truyện nó cũng xuất hiện khơng nhiều. Nhưng khơng hẳn vì thế mà nhân vật này thiếu ý nghĩa. Tất nhiên, dụng ý trước hết của nhà văn là tố cáo hậu quả tàn khốc của chiến tranh. Nhưng khơng chỉ dừng có vậy. Hãy đọc những câu văn miêu tả

thái độ của nó khi hai chị em bị người làng mỉa mai độc địa: “Thằng Vương chồm lên như muốn vượt qua bốn bức rào cũi, giọng điên dại” ta thấy ẩn chứa sự phê phán nghiêm khắc của nhà văn với những con người vô tâm đã chà đạp lên nỗi đau của những đồng loại vốn đã quá đủ sự khốn khổ rồi. Nhưng khi được đứa em gái dỗ dành: “Anh có muốn được bố bế đi xem sông Thiên Đức chảy khơng? Anh có muốn đi cơng viên nước Hồ Tây ở Hà Nội khơng? Em muốn có bố để được bố đưa đi khắp nơi. Rồi em sẽ dạy chữ cho anh mà. Em hứa đấy” thì thằng Vương đỡ điên hơn rồi sau đó nó chỉ thầm thì cái câu “tao sẽ đập nát bét” trong cuống họng. Chi tiết này cho thấy những hình nhân như thằng Vương vẫn có phần người, vẫn là người và cũng cần được chăm sóc, nâng niu.

Vật chất với con người ở thời nào cũng quan trọng cả. Và thực tế, con người vất vả lao động chẳng qua nguyên nhân quan trọng nhất cũng để thỏa mãn nhu cầu này của mình mà thơi. Tuy nhiên, một khi đã q đề cao nó thì người ta dễ trở nên thực dụng, từ đó có thể dẫn đến những hậu quả khơn lường. Cho đến bây giờ, với những người Việt Nam đã từng trải qua thời bao cấp, dù công nhận nỗi khổ vì sự nghèo túng, nhưng đại đa số họ đều khẳng định một ưu điểm của thời kì này là mọi người sống với nhau tình cảm và trong sáng hơn. Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, đất nước phát triển về nhiều mặt, đời sống của người dân được nâng cao. Tuy vậy, mặt trái của nền kinh tế thị trường là lối sống thực dụng, quá đề cao vật chất. Và khi con người khơng kiểm sốt được mình sẽ dẫn đến khơng ít những bi kịch đau lòng. Đọc các sáng tác của Võ Thị Xn Hà, ta thấy khơng ít các tác phẩm đi vào chủ đề này.

Ở truyện Nhà có ba chị em, nhân vật Hồng chia tay người chồng thứ nhất vì anh ta khơng kiếm được nhiều tiền, tức không thể thỏa mãn nhu cầu vật chất của cô. Hồng lấy người người chồng thứ hai ở tận trong Nam cũng vì mong có một sự thay đổi. Nhưng sự thực thì cơ đã nhầm hồn tồn. Gã đàn ơng này cưới cơ chẳng qua vì muốn lấy về một nô lệ để hầu hạ cha mẹ và đứa em gái tâm thần. Vừa về đến nhà hắn Hồng đã bị thu hết tư trang, tiền bạc.

Đến đánh bức điện về nhà cho mẹ cũng bị cho là lãng phí, cơ chỉ được viết thư dưới sự kiểm soát của chồng. Mỗi khi Hồng ra ngồi nếu khơng bị chồng kiểm sốt thì là cơ em tâm thần của anh ta. Không chỉ là người hầu kẻ hạ cho nhà chồng, một thời gian sau Hồng bị gã chồng đẩy ra đường bắt đi kiếm tiền. Mỗi chiều khi cơ về “anh chồng đón ngay ở cổng lục lọi túi sách và thu hết số tiền kiếm được trong ngày”. Để có chút vốn riêng, Hồng phải gửi người bạn giữ hộ. Một thời gian sau, qua sự dẫn dắt của một người bạn, Hồng kiếm tiền ở vũ trường và đối tượng hướng tới của cô là những người đàn ông ngoại quốc. Gã chồng biết thế nhưng cũng mặc vì gã chỉ cần cơ kiếm được nhiều tiền cho mình thơi. Cuộc hơn nhân này thực sự khiến Hồng hối hận: “Nếu biết trước đời em khốn nạn thế, hồi xưa em đã chẳng bỏ thằng Hùng (…). Bây giờ thì khơng dừng lại được nữa rồi”. “Khơng dừng lại được” là bởi để thoát khỏi cuộc hôn nhân này Hồng lại phải dùng một cuộc hôn nhân khác với một người chồng ngoại quốc già hơn cô hai mươi ba tuổi. Cô phải vừa đi làm vừa học tiếng Anh để thực hiện ý định của mình.

Truyện Cây bồ kết nở hoa cũng nói về lối sống thực dụng của những người phụ nữ sẵn sàng chấp nhận những cuộc hôn nhân không hề xuất phát từ tình u với những ơng chồng già ngoại quốc để để có được cuộc sống nhàn hạ. Tuy nhiên, như trên đã nói, số phận cơ gái trong câu chuyện này cũng chẳng may mắn chút nào. Tình cảnh của cơ gái thật đáng thương nhưng khi ta đọc những dịng tâm sự sau đây của cơ thì quả thật cũng thấy cả sự đáng sợ nữa: “Con hứa sau đó sẽ lấy ơng ta nếu ơng ta cho con tiền để ra tịa. Sau này khi có chút vốn liếng mà ơng ta hào phóng cho, con sẽ lại ly lị với ơng ta”. Và cơ tính sẽ về Việt Nam, rồi lấy một người chồng tử tế. Người phụ nữ này phải tính tốn và làm như vậy bởi cô “ghê sợ một cuộc sống đạm bạc”. Nhưng liệu những tính tốn của cơ có thành sự thực khi mà đợi cô (và những người như

cô) ở nhà là anh lái xe (và những người cũng thực dụng như anh)? Chi tiết cuối tác phẩm có thể được hiểu là một lời cảnh tỉnh của nhà văn cho những người phụ nữ như nhân vật trong tác phẩm này.

Cũng như rất nhiều các cây bút nữ cùng thời và sau này như Nguyễn Thị Thu Huệ, Thùy Dương, Y Ban, Nguyễn Ngọc Tư, bi kịch của cuộc sống gia đình cũng là một đề tài được Võ Thị Xuân Hà rất quan tâm với một loạt các sáng tác như Nhà có ba chị em, Cây bồ kết nở hoa, Lúa và đất, Dưới cơn

gió thoảng, Ngọa sinh, Cái vạc vàng có địn khiêng bằng kim khí, Con đường vơ tận… Viết về vấn đề này, theo nhà văn, nguyên nhân đầu tiên là ở phía

những người chồng. Đó có thể là những người có cơng việc đàng hồng như nhân vật bác sĩ, chồng của Nghi, trong truyện Nhà có ba chị em. Nhưng vấn đề ở đây là trong khi người vợ của anh rất cần được yêu thương, được hưởng những lời vỗ về thì anh ta lại suốt ngày cắm cúi với công việc, đối xử lạnh nhạt với vợ. Với người đàn ông này, Nghi chỉ thực sự cần những khi anh ta muốn thỏa mãn nhu cầu sinh lí của cá nhân. Mà lúc đó thì anh ta cũng thật thơ bạo: “Một đêm chồng Nghi bỏ dở ca trực về nhà, chạm tay vào người vợ, chị bỗng rú lên hoảng hốt. Đáng lẽ anh phải lấy chăn ủ kín cho chị nhưng anh lại lột hết quần áo của chị ra một cách không thương tiếc”. Nhân vật người chồng thứ hai của Hồng (em gái Nghi) trong truyện ngắn này lại là một kẻ bệnh hoạn và thực dụng đến khơng cịn liêm sỉ khi coi vợ như con ở và công cụ kiếm tiền. Cịn người chồng của cơ Hoan trong truyện Ngọa Sinh lại một kẻ gia trưởng, thô lỗ. Cũng là kẻ gia trưởng, thô bạo nên người chồng trong truyện Vườn hài nhi coi vợ mình khơng hơn khơng kém chỉ là thứ để thỏa mãn nhu cầu sinh lý. Và khi làm chuyện này anh ta cũng chẳng thèm giữ gìn cho vợ. Hậu quả là đã hai mươi ba lần người vợ khốn khổ ấy phải đến bệnh viện phụ sản chịu đớn đau. Đã thế, gã khơng một lời động viên mà cịn nói những câu thật tàn nhẫn: “Cơ thế chó nào thế? Y như lợn lái. Cứ động vào là có chuyện. Quê mùa như cô chồng nào chịu được hả?”. Trong truyện Lúa và

đất, Đào vốn rất tần tảo, chịu thương chịu khó là thế nhưng nhà lúc nào cũng

túng thiếu bởi có một ơng chồng chẳng bao giờ chịu mó tay làm một việc gì. Đã thế anh ta lại cịn cờ bạc, nhà có con bị để cày ruộng và cũng là tài sản lớn duy nhất mà cũng đem đánh bạc nốt.

Nhưng nguyên nhân của bi kịch gia đình theo Võ Thị Xn Hà khơng chỉ bởi những người chồng, mà xét trong nhiều trường hợp đó là do lỗi của người vợ. Nhân vật Hồng của truyện Nhà có ba chị em và cơ gái trong truyện

Cây bồ kết nở hoa của tập Truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà khổ một phần chính

bởi do lối sống thực dụng của họ. Nếu không bỏ người chồng thứ nhất thì Hồng cũng sẽ khơng phải hối tiếc khi lập gia đình lần hai với một gã đàn ơng bệnh hoạn tận miền Nam. Cịn cơ gái trong truyện Cây bồ kết nở hoa cũng vì

khơng chịu được cuộc sống nghèo túng nơi q hương mình mà sẵn sàng chấp nhận cuộc hơn nhân khơng tình u với một người đàn ơng ngoại quốc xa xơi để rồi rơi vào tình cảnh dở khóc dở cười.

Với một cái nhìn đa diện, Võ Thị Xuân Hà cho người đọc thấy rằng nguyên nhân của những bi kịch gia đình thực chất khơng chỉ do lỗi ở người chồng hay người vợ mà yếu tố khách quan bên ngoài cũng là một tác nhân khơng nhỏ. Đó có thể là do hậu quả của chiến tranh mà cụ thể là chất độc màu da cam như trong truyện Ngọa Sinh, hoặc do cuộc sống quá nghèo khổ như ở truyện Con đường vơ tận và cịn rất nhiều nguyên nhân khác nữa.

Nói về vấn đề bi kịch gia đình, có lẽ vì là phụ nữ cho nên Võ Thị Xuân Hà nhấn mạnh đến nỗi khổ của những người vợ, người mẹ và những đứa trẻ tội nghiệp. Nếu gia đình khơng tan vỡ thì cũng là cảnh vợ chồng lục đục, nói chuyện mà cứ như chửi nhau (Con đường vô tận). Rồi là cuộc sống nghèo khổ với việc người vợ tần tảo sớm khuya nhưng gia đình vẫn cứ nghèo túng như nhân vật Hoan trong Lúa và đất. Còn hai chị em Nghi và Hồng trong truyện

Nhà có ba chị em cùng cô gái trong truyện Cây bồ kết nở hoa thì phải sống

cuộc sống gia đình mà như trong tù ngục. Người vợ trong truyện Vườn hài nhi thì phải chịu một bi kịch khác nhưng khơng kém phần đau khổ. Bà đã

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật truyện ngắn võ thị xuân hà (Trang 28 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w